Giải pháp trong vấn đề quảnlý

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận “Vai trò của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta” pptx (Trang 34 - 38)

B. NỘI DUNG

3.4.Giải pháp trong vấn đề quảnlý

3.4.1. Xác định đúng phương hướng ca cơ chế qun lý

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì (khoá VII) đã xác định “đưa đất nước chuyển dần sang một thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá”. Coi đó là nhiệm vụ trung tâm trong thời gian tới. Phương hướng và nội dung của cơ chế quản lý mới đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong giai đoạn nàylà: “Đa dạng có định hướng”. Đa dạng hướng phát triển ngành, có định hướng ngành mũi nhọn. Đa dạng công nghệ, có lựa chọn công nghệ thích hợp, hiện đại. Đa dạng vùng phát triển, có định hướng vùng trọng điểm

Với những định hướng như vậy Nhà nước phải có những biện pháp để

khuyến khích và thúc đẩy quản lý quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá. Nhà nước cần có chính sách tài trợ cho một số lĩnh vực, mặt hàng, sản phẩm khuyến khích hoặc đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội. Việc tài trợ này không cần phân biệt thành phần kinh tế, thành phần nào làm được thì hưởng ưu

các thành kinh tế, vùng kinh tế tạo điều kiện phát huy đầy đủ năng lực và vị trí của các thành phần kinh tế. Trong điều kiện hiện nay muốn sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thành công và phát triền bền vững thì mọi thành phần kinh tế phải

được hoạt động một cách bình đẳng, có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao. Điều này cần được thể hiện trong việc hoạch định các chính sách của Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc hai mặt: Đối xử giống nhau đối với mọi thành phần kinh tế để đảm bảo công bằng theo chiều ngang và đối xử khác nhau đối với các thành phần để đảm bảo công bằng theo chiều dọc.

Phân định rõ chức năng và quan hệ phân công phối hợp giữa các cơ quan các đơn vị với nhau. Xác định cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị công chức trong thực hiện công việc, nhiệm vụ. Xác định rõ những bộ phận chỉ đạo điều hoà tổng hợp ở các cơ quan quản lý tổng hợp. Ví dụ như ở văn phòng chính phủ, văn phòng uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và nhất là trong chỉ đạo điều hoà quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải chỉđạo phối hợp chặt chẽ hoạt động của các đơn vị liên quan, thực hiện nghiêm ngặt quy định thi công một lần.

Tạo điều kiện giao lưu quốc tế rộng rãi cho mọi đối tượng, trong khuôn khổ

pháp luật mà Nhà nước quy định. Quan hệ giao lưu quốc tế cần mở rộng trước hết là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ và vốn. Cùng với các biện pháp về kỹ thuật công nghệ, về kinh tế tổ chức, các biện pháp để thực hiện một cơ chế

quản lý chặt chẽ có hiệu quả nêu trên sẽ có tác dụng tạo thuận lợi cho việc triển khai công nghiệp hoá hiện đại hoá theo đúng những mục tiêu đã đề ra và đạt kết quả tốt. Tính đồng bộ của các biện pháp là một yêu cầu cần được nhấn mạnh đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết thoả đáng đề phát huy cao nhất hiệu lực của các biện pháp quản lý.

3.4.2. Xây dng h thng lut kinh tế

Nhà nước pháp quyền trước tiên phải được thể hiện ở những bộ luật đồng bộ, đầy đủ và khoa học sau đó là việc thực hiện pháp luật trên thực tế một cách nghiêm minh bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn cho mọi công dân trước pháp luật.

Kinh tế thị trường gắn liền với Nhà nước pháp quyền và Nhà nước sẽ quản lý chủ yếu bằng pháp luật. Kinh tế thị trường lành mạnh chỉ có thể hoạt động trong khuôn khổ luật pháp. Đây là công cụ cực kỳ quan trọng tạo nên hành lang năng

động và có trật tự cho các chủ thể kinh doanh. Theo hướng đó Nhà nước cần phải dày công tạo dựng, bổ xung, hoàn chỉnh, chống đặc quyền hành chính bình đẳng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. Trước hết ban hành luật kinh doanh chuyển từ nguyên tắc “xin phép” sang nguyên tắc “được làm cái mà luật không cấm”. Theo từng nấc thang của kinh tế thị trường mà có thể chế hoá các quan hệ kinh tế. Trước mắt cần hoàn chỉnh bổ sung các luật liên quan đến tư cách pháp nhân như

bổ sung và sửa đổi luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty ban hành, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, các luật liên quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh. Nâng pháp lệnh ngân hàng thành luật, luật đất đai, bổ sung sửa đổi luật thuế, các luật liên quan đến hậu quả sản xuất kinh doanh như luật phá sản, thất nghiệp hiểm kinh doanh.

Để có thể làm được việc này Nhà nước cần phải thực hiện các nguyên tắc và quan điểm sau:

Trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, chúng ta phải đối mặt với một khó khăn lớn là phải tạo lập một hệ thống pháp luật trong đó cơ chế pháp lý của nó phản ánh đa dạng của các chủ thể kinh doanh và lợi ích kinh doanh. Nhưng lại phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật đó phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích kinh doanh và công bằng xã hội. Một mô hình như thế chưa từng tồntại trên thực tế, chưa kể đến quan hệ kinh tế thị trường cũng chỉ mới bước đầu phát sinh ở nước ta và pháp luật chỉ mới bắt đầu biết đến nó. Vì vậy việc hoàn thiện một cách nóng vội, muốn có đầy đủ ngay một hệ thống pháp luật ban hành dưới hình thức pháp luật cao sẽ không tránh khỏi những nhược điểm thiếu sót. Việc hoàn thiện pháp luật kinh tế phải được tiến hành từng bước vững chắc, có chương trình, trật tự ưu tiên sau khi pháp luật được ban hành và đưa vào

điều chỉnh trong thực tế thì việc sửa đổi bổ sung pháp luật là một khâu quan trọng của hoạt động luật pháp phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta mới bắt đầu hình thành các quan hệ kinh tế

chưa ổn định. Vì vậy cần thiết phải sửa đổi bổ sung thường xuyên. Mặt khác đặc biệt quan trọng là phải siết chặt kiểm tra thực hiện luật. Tiến hành thường xuyên việc tổ chức tổ chức kiểm nghiệm lại hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật

đã ban hành là vấn đề quan trọng nhằm giúp cho việc sửa đổi bổ sung kịp thời đáp

ứng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hiệu lực. Điều cần hết sức tránh là ở chỗ

một văn bản mớ ban hành chưa thực thi thì đã có ngay một quyết định hoãn hoặc xoá bỏ nó như thời gian qua.

Trong nền kinh tế thị trường quyền tự do kinh doanh là trung tâm, mục tiêu

động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Tuy nhiên tự do kinh doanh không có nghĩa là vô chính phủ, là vô hạn mà nó được thực hiện trong sự tôn trọng lợi ích của xã hội, của nhân dân, của các chủ thể kinh doanh khác. Pháp luật không thể là những quy định hạn chế quyền tự do kinh doanh mà phải tạo tiền đề pháp lý cho sự ổn định các quan hệ kinh doanh làm cho mọi thành phần kinh tế, mỗi doanh nghiệp và công dân yên tâm huy động mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm năng kinh tế vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy pháp luật về kinh tế phải rất rộng về nhiều phương diện và các bộ phận hợp thành.

Luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân được Quốc hội ban hành vào ngày 21/12/1990 và có hiệu lực từ ngày15/4/1992 nhưng cho đến nay việc thi hành hai luật này còn nhiều lúng túng lắm phiền hà bởi vì không một cơ quan có trách nhiệm nào của Nhà nước có văn bản hướng dẫn quy trình xét duyệt cho phép thành lập công ty doanh nghiệp tư nhân theo luật định vậy cần nhanh chóng sửa đổi luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân trên những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế

thị trường. Cần nhanh chong xây dựng và ban hành luật phá sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quá trình ra đời hoạt động kinh doanh thì tất yếu có quá trình phá sản nếu không được chấp nhận. Do đó cần phải có quy định rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Kết luận

Trong thời đại ngày nay việc nâng cao vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước là xu hướng khách quan đối với mọi quốc gia không phân biệt thể chế chính trị. Ngày nay không có một Nhà nước nào đứng ngoài đời sống kinh tế, không có một nền kinh tế thị trường nào hoạt động thuần tuý mà ở những mức độ khác nhau đều có sự can thiệp của Nhà nước. Nhà nước không còn được quan niệm giản đơn là người giữ trật tự, làm trọng tài mà Nhà nước nằm trong cơ cầu kinh tế, điều tiết từ

bên trong nền kinh tế. Mọi quốc gia các trường hợp kinh tế phát triển thành công hay suy thoái, giàu hay nghèo, ổn định hay rối loạn đều tìm thấy nguyên nhân chủ

yếu ở vai trò kinh tế của Nhà nước. Vì thế chuyển sang kinh tế thị trường chỉ là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều kiện cần còn điều kiện đủ phải là vai trò kinh tế của Nhà nước. Do vậy việc chuyển nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, là con đường đúng đắn nhất mà

Đảng và Nhà nước ta đã chọn để đưa đất nước tiến lên sánh vai cùng cường quốc năm châu như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn: “ cơ chế mới với nhiều thách thức mới do đó hơn bao giờ hết cần thiết phải có vai trò kinh tế của Nhà nước để đảm bảo cho sự phát triển là hiệu quả nhất và giữ vững được định hướng xã hội chủ

nghĩa mà chúng ta đã xác định bằng mồ hôi và xương máu trong suốt hai cuộc chiến tranh trường kì. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước trong quản lý vĩ mô như cải cách chính sách tài chính, chuyển giao công nghệ, thương mại thuế quan để phát huy các tiềm năng trong nước cũng như thu hút được vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài đồng thời phát triển nguồn nhân lực phát huy nhân tố con người tiếp nhận được tri thức, thành tựu khoa học hiệnđại của thế giới để có thể cải tiến công nghệ và từng bước tiến tới sáng tạo công nghệ mới nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, đạt được yêu cầu tăng trưởng nhanh, ổn định, vững chắc.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Tuấn Anh - Vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế.

- NXB Khoa học xã hội 1999. 2. Kinh tế học của D.Beed tập 1 chương IV.

3. Ngô Đình Giao - Suy nghĩ về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta 1996. 4. Nguyễn Duy Hùng - Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong kinh tế thị

trường - Kinh nghiêm các nước ASEAN.

5. Phạm ích Khiêm - Nguyễn Đình Phan - Công nghiệp hoá hiện đại hoá Việt Nam và các nước trong khu vực. - NXB Thống kê - 1994.

6. Võ Đại Lược - Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới. - NXB Khoa học xã hội 1996. 7. Công nghiệp hoá hiện đại hoá Việt Nam đến năm 2000.

- NXB Khoa học xã hội 1996. 8. Những xu hướng phát triển của thế giới và sự lựa chọn mô hình công nghiệp ở

nước ta. - NXB Khoa học xã hội1994.

9. Võ Đại Lượng - Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế. Kinh nghiệm ASEAN và Việt Nam. - NXB Khoa học xã hội 1993.

1o. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.

- NXB Sự thật - 1987. 11. Văn kiện đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.

- NXB Sự thật - 1991. 12. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.

- NXB Sự thật - 1996. 13. Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin (tập II).

- NXB giáo dục - 1998. 14.Paul. Samuellson: Kinh tế học, tập 1 chương III.

15.Tạp chí Quản lý Nhà nước. 16. Tạp chí Thương mại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận “Vai trò của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta” pptx (Trang 34 - 38)