tổng thư kí Liên hợp quốc thường xuyên trình lên Đại hội đồng các báo cáo về vấn đề này, trong đó điểm lại tình hình khủng bố quốc tế và thực tiễn của quốc gia trong việc ban hành các vă
Trang 1ThS ph¹m tr−êng giang *
TrÇn Lª Ph−¬ng
iện nay, khủng bố quốc tế đã trở thành
một thách thức to lớn đối với tất cả các
quốc gia trên thế giới Trong vài thập kỉ gần
đây, các hoạt động khủng bố trên thế giới
ngày càng gia tăng với tính chất phức tạp,
hình thức đa dạng gây hậu quả nặng nề cho
nhiều quốc gia, tác động trực tiếp đến an
ninh trong khu vực và trên thế giới Những
vụ khủng bố như vụ 11/9 tại Mĩ, vụ đánh
bom xe lửa tại Tây Ban Nha (11/3/2004), vụ
bắt cóc con tin tại Liên bang Nga (tháng
9/2004) và gần đây là những vụ khủng bố tại
Anh, Ai Cập (tháng 7/2005) đã gây ra thiệt
hại vô cùng nghiêm trọng và để lại kí ức
kinh hoàng cho cộng đồng quốc tế
Ngay từ những năm 60 của thế kỉ XX
khủng bố quốc tế trở thành một thách thức
lớn đối với cộng đồng quốc tế Vì thế, vấn đề
chống khủng bố quốc tế từ lâu đã được các
quốc gia thảo luận tại nhiều diễn đàn khác
nhau, cả đa phương lẫn song phương Ngày
nay, sự liên kết giữa các tổ chức khủng bố
cùng với việc các nhóm khủng bố đang ráo
riết chuẩn bị những phương thức khủng bố
mới (như khủng bố bằng hạt nhân, khủng bố
sinh học, khủng bố hóa học, khủng bố tin
học/mạng ) và mục tiêu của khủng bố chủ
yếu nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sinh và
thường dân vô tội đã làm khủng bố trở thành
vấn đề mang tính toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế mà không quốc gia hay nhóm quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được Khủng bố quốc tế đi ngược lại những mục tiêu mà Liên hợp quốc theo đuổi Do đó, sự tham gia của Liên hợp quốc trong cuộc chiến chống khủng bố quốc
tế là điều tất yếu Với tư cách là tổ chức quốc
tế lớn nhất, có uy tín và quyền năng trên phạm vi toàn cầu, Liên hợp quốc có vai trò ngày càng to lớn trong lĩnh vực này
1 Liên hợp quốc và vấn đề loại trừ khủng bố
Năm 1972 vấn đề chống khủng bố quốc
tế lần đầu tiên được đưa vào Chương trình nghị sự của Đại hội đồng khoá 27 của Liên hợp quốc và Đại hội đồng đã giao đề mục này cho Uỷ ban pháp lí (thường gọi là Uỷ ban VI) thảo luận Kể từ đó, hầu như hàng năm đề mục chống khủng bố quốc tế luôn luôn được Đại hội đồng xem xét, thảo luận tổng thư kí Liên hợp quốc thường xuyên trình lên Đại hội đồng các báo cáo về vấn đề này, trong đó điểm lại tình hình khủng bố quốc tế và thực tiễn của quốc gia trong việc ban hành các văn bản pháp quy, thực hiện các biện pháp chống khủng bố cũng như hợp
H
* Vụ pháp luật và điều ước quốc tế
Bộ ngoại giao
Trang 2tác chống nạn khủng bố Trên cơ sở thảo
luận tại Uỷ ban pháp lí và theo đề nghị của
Uỷ ban này, các khoá họp thường niên của
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lần lượt
thông qua các nghị quyết về các biện pháp
chống khủng bố quốc tế và ngày
09/12/1994 Đại hội đồng khoá 49 đã thông
qua Tuyên bố về các biện pháp loại trừ
khủng bố quốc tế
Điều đáng nhấn mạnh là tại diễn đàn
Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế không chỉ
lên án khủng bố và khẳng định quyết tâm
chống khủng bố quốc tế mà thực sự đã bắt
tay vào xây dựng các quy phạm pháp lí quốc
tế để điều chỉnh việc hợp tác trong lĩnh vực
chống khủng bố Ngày 14/12/1973, Đại hội
đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước
1973 về ngăn ngừa và trừng trị các hành vi
phạm tội chống lại những người được hưởng
sự bảo hộ quốc tế, kể cả các nhà ngoại giao
Công ước đã có hiệu lực từ ngày 20/2/1977
và tính đến nay đã có 107 quốc gia trở thành
thành viên của Công ước này Ngày
15/2/1976, Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua Nghị quyết số 31/103 thành lập
Ủy ban Ad hoc để soạn thảo Công ước quốc
tế về chống bắt cóc con tin Tại phiên họp
toàn thể lần thứ 105 vào ngày 17/10/1979,
Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 34 ra Nghị
quyết 34/146 thông qua Công ước chống bắt
cóc con tin do Ủy ban Ad hoc chuẩn bị Phù
hợp với các quy định của Công ước, Công
ước đã có hiệu lực từ ngày 03/6/1983
Vào cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI,
Liên hợp quốc tiếp tục tăng cường các nỗ lực
trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế Tại
khoá họp lần thứ 51 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1996, một ủy ban Ad hoc được tổ chức để soạn thảo Công ước quốc tế
về trừng trị nạn khủng bố bằng bom, Công ước trừng trị các hành động khủng bố bằng hạt nhân và các biện pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lí toàn diện chống khủng bố quốc
tế Thành phần của Ủy ban Ad hoc này gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc Hoạt động của Ủy ban này đã dẫn đến việc Liên hợp quốc thông qua được
2 Công ước mới về chống khủng bố quốc tế
Cụ thể là vào ngày 12/01/1998, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước trừng trị những hành động khủng bố bằng bom và vào ngày 09/12/1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 55 lại thông qua Công ước về trừng trị những hành vi tài trợ cho các hoạt động khủng bố Gần đây nhất, ngày 13/4/2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về trừng trị những hành động khủng bố bằng hạt nhân
Khi nói về những đóng góp của Liên hợp quốc trong việc đấu tranh chống khủng bố quốc tế, không thể không nhắc đến những nỗ lực và cố gắng to lớn của các tổ chức chuyên môn Liên hợp quốc như Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế
và Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế trong việc thúc đẩy để các quốc gia kí kết 8 điều ước quốc tế đa phương khác về chống khủng bố quốc tế Đó là Công ước Tôkiô năm 1963, Công ước Lahaye năm 1970, Công ước Môngtơrêan năm 1971 về chống khủng bố đối với hàng không dân dụng quốc
tế, Công ước năm 1988 về bảo vệ an toàn vật
Trang 3liệu hạt nhân, Công ước năm 1988 về ngăn
ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an
toàn hàng hải và hai nghị định thư liên quan
Sự tham gia và những nỗ lực của Liên
hợp quốc trong cuộc chiến chống khủng bố
như nêu trên là rất đáng kể Song phải đến
sau sự kiện khủng bố 11/9, khi Hội đồng bảo
an Liên hợp quốc chính thức tuyên bố coi
khủng bố quốc tế là nguy cơ đe dọa hòa
bình, an ninh quốc tế và trực tiếp tham gia
vào cuộc chiến chống khủng bố thì vai trò
của Liên hợp quốc mới thực sự trở nên quan
trọng, xuất phát từ chức năng và quyền hạn
của Hội đồng bảo an được quy định tại Hiến
chương Liên hợp quốc.(1) Kể từ đó đến nay,
Hội đồng bảo an đã thông qua nhiều nghị
quyết quan trọng về chống khủng bố cũng
như thành lập một số ủy ban, cơ chế chuyên
trách về chống khủng bố như các nghị quyết
1373, 1267, 1455 các ủy ban 1267, Ủy ban
chống khủng bố (sẽ được trình bày chi tiết
hơn ở các phần sau)
2 Liên hợp quốc đang thể hiện vai trò
của mình như thế nào
1 Xây dựng chiến lược về chống khủng bố
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu
thực hiện tốt vai trò trung tâm, điều phối
trong cuộc chiến chống khủng bố, Liên hợp
quốc đã và đang nỗ lực đưa ra chiến lược về
chống khủng bố quốc tế Báo cáo của nhóm
chuyên gia cao cấp do Tổng thư kí lập ra đã
xác định 5 nhân tố cơ bản của chiến lược
chống khủng bố quốc tế Nhân dịp tham gia
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về dân chủ,
khủng bố và an ninh (tổ chức tại Tây Ban
Nha ngày/10/3/2005 kỉ niệm 1 năm vụ đánh
bom Mađrít), Tổng thư kí Liên hợp quốc Kôphi Anan đã có bài phát biểu mang tựa
đề “Chiến lược toàn cầu về chống khủng bố” một lần nữa khẳng định lại năm nhân tố này, đó là: khuyên ngăn những nhóm chống đối không chọn khủng bố như biện pháp thực hiện mục tiêu của mình; ngăn cản những kẻ khủng bố tiếp cận những phương tiện thực hiện tấn công; kiềm chế các quốc gia hỗ trợ cho khủng bố; tăng cường năng lực ngăn ngừa khủng bố của các quốc gia và bảo vệ các quyền con người trong cuộc
chiến chống khủng bố
Tuy đề xuất nêu trên chưa chính thức được Liên hợp quốc chấp nhận và cũng cần có thời gian để nghiên cứu và thông qua, có thể thấy đây là nỗ lực lớn của Tổng thư kí Liên hợp quốc và nhóm chuyên gia cao cấp Trong thời gian tới, đặc biệt trong các khóa họp của Đại hội đồng 60, chiến lược này sẽ được Đại hội đồng xem xét và chắc chắn sẽ nhận được phản hồi tích cực Đề xuất này sẽ đóng góp lớn vào việc hình thành chiến lược chung của Liên hợp quốc về chống khủng bố
2 Xây dựng khuôn khổ pháp lí quốc tế về chống khủng bố
Cho đến nay, có thể thấy đã xuất hiện hệ thống pháp lí quốc tế khá đầy đủ (ngày càng được bổ sung và hoàn thiện) làm cơ sở cho cuộc đấu tranh này, đó là hệ thống 13 công ước đa phương về chống khủng bố quốc tế được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của nó (như
Tổ chức hàng không dân dụng - ICAO, Tổ chức hàng hải quốc tế - IMO và Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế - IAEA) và
Trang 4các nghị quyết có liên quan của Đại hội đồng
Liên hợp quốc về chống khủng bố Ngoài ra,
Đại hội đồng Liên hợp quốc đang nỗ lực
hoàn tất và thông qua Công ước toàn diện về
chống khủng bố trong đó có định nghĩa pháp
lí về khủng bố quốc tế nhằm tạo khuôn khổ
pháp lí quốc tế hoàn thiện hơn cho cuộc đấu
tranh chống khủng bố quốc tế
Các công ước hiện hành đã quy định rõ
các nghĩa vụ của các bên kí kết như ngăn
ngừa các hoạt động khủng bố, bắt giữ kẻ
phạm tội, truy cứu trách nhiệm kẻ phạm tội,
dẫn độ kẻ phạm tội cho quốc gia liên quan để
truy cứu trách nhiệm hình sự, trợ giúp về tố
tụng hình sự và cung cấp thông tin liên quan
đến khủng bố quốc tế
Các công ước hiện hành về chống khủng
bố đòi hỏi các quốc gia tiến hành những biện
pháp cần thiết để ngăn ngừa các hành động
lập kế hoạch và chuẩn bị trên lãnh thổ của
mình nhằm tiến tới thực hiện các hoạt động
khủng bố ở trong hoặc ở ngoài lãnh thổ nước
đó Theo đó, các quốc gia cấm các hoạt động
bất hợp pháp của các cá nhân, tổ chức nhằm
khuyến khích, kích động, tổ chức, tài trợ
hoặc tham gia các hành vi khủng bố; cũng
như trao đổi thông tin, phối hợp các biện
pháp hành chính hoặc các biện pháp khác để
ngăn ngừa việc phạm tội.(2)
Theo quy định của các công ước, các
quốc gia phải coi các hoạt động khủng bố
nêu trong các công ước liên quan là tội hình
sự theo pháp luật của nước mình và các tội
ác đó phải bị trừng trị một cách thích đáng
tương xứng với tính chất nghiêm trọng của
các tội ác này Các đối tượng phải bị trừng trị
bao gồm: Những kẻ âm mưu thực hiện hoặc thực hiện các hành vi khủng bố đã được các công ước xác định; những kẻ tham gia vào các tội ác này; những kẻ tổ chức, chỉ đạo những kẻ khủng bố
Các quốc gia thành viên các công ước liên quan có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện quyền tài phán của mình khi hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ của mình hoặc khi hành vi phạm tội xảy
ra trên tàu mang cờ nước mình hoặc tàu đó được đăng lí theo pháp luật nước mình khi
kẻ phạm tội là công dân nước mình hoặc là tội phạm xảy ra đối với công dân nước mình, cũng như chống lại các cơ sở của chính phủ, nhà nước mình, kể cả các cơ sở
ở nước ngoài như các đại sứ quán, tổng lãnh
sự quán v.v Khi kẻ phạm tội hoặc kẻ bị tình nghi phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ của mình thì quốc gia đó có nghĩa vụ bắt giữ các đối tượng đó Trong trường hợp
họ không bắt giữ thì phải bảo đảm sự có mặt của các đối tượng này theo các quy định pháp luật nước mình.(3)
Tuy nhiên, khi bắt giữ các đối tượng nói trên, các quốc gia bắt giữ phải bảo đảm để người bị bắt giữ được liên lạc ngay lập tức với cơ quan đại diện của nước mình Các quốc gia cũng phải thông báo cho quốc gia
có công dân bị bắt giữ biết về việc bắt giữ, kết quả điều tra sơ bộ và dự kiến có thực hiện quyền tài phán hay không
Các quốc gia bắt giữ có trách nhiệm truy cứu trách nhiệm hình sự kẻ phạm tội hoặc dẫn độ cho quốc gia liên quan để truy cứu trách nhiệm hình sự, bất kể là tội phạm xảy ra
Trang 5ở trong hay ngoài lãnh thổ nước mình Theo
đó, có thể thấy các công ước hiện hành về
chống khủng bố dành cho các quốc gia quyền
lựa chọn giữa việc truy cứu trách nhiệm hình
sự kẻ khủng bố và việc dẫn độ kẻ khủng bố
cho quốc gia khác Việc truy cứu trách nhiệm
hình sự những kẻ phạm tội không hẳn chỉ phụ
thuộc vào việc tội phạm đó có xảy ra trên lãnh
thổ của mình hay không
Khi một quốc gia nào đó không truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với kẻ phạm tội
khủng bố thì họ có nghĩa vụ phải dẫn độ kẻ
phạm tội cho các nước liên quan xét xử Tuy
nhiên, việc dẫn độ phải tuân thủ các quy định
liên quan của quốc gia được yêu cầu cũng
như quy định của các điều ước về dẫn độ
giữa quốc gia yêu cầu và được yêu cầu
Trong trường hợp giữa quốc gia được yêu
cầu hoặc quốc gia bắt giữ và quốc gia yêu
cầu dẫn độ không có hiệp định về dẫn độ thì
công ước liên quan có thể được coi là cơ sở
pháp lí của việc dẫn độ Thủ tục và trình tự
dẫn độ kẻ phạm tội sẽ được tiến hành theo
quy định pháp luật của nước bắt giữ
Sau khi đã tiến hành các biện pháp nêu
trên (bắt giữ, truy tố, xét xử hoặc dẫn độ kẻ
phạm tội khủng bố) các quốc gia tham gia
các công ước có nghĩa vụ thông báo cho
Tổng thư kí Liên hợp quốc (nếu liên quan
đến các Công ước năm 1973 về ngăn ngừa
các hành vi phạm tội chống lại những người
được hưởng sự bảo hộ quốc tế, Công ước
năm 1979 chống bắt cóc con tin, Công ước
năm 1998 trừng trị đánh bom khủng bố và
Công ước năm 2000 về trừng trị việc tài trợ
khủng bố) hoặc thông báo cho ICAO, Hội
đồng ICAO khi liên quan đến các Công ước Tôkiô 1963, Công ước Lahaye 1970, Công ước Môngtơrêan 1971 và Công ước 1991 đánh dấu chất nổ dẻo; hoặc thông báo cho IMO khi liên quan đến Công ước 1899 an toàn hàng hải và Nghị định thư 1899 an toàn các dàn cố định trên thềm lục địa về các tình tiết của hành vi phạm tội, các biện pháp đã áp dụng đối với kẻ phạm tội, kết quả của việc dẫn độ hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Về cơ chế giải quyết các tranh chấp giữa các bên kí kết, các công ước về chống khủng
bố nhấn mạnh việc thương lượng để giải quyết Các công ước cũng mở ra khả năng các bên kí kết sử dụng các phương thức hoà bình khác là trọng tài và Toà án quốc tế Lahaye (ICJ) nếu phương thức thương lượng không đem lại kết quả Theo quy định tương ứng của các công ước này thì chỉ cần một bên kí kết có tranh chấp đề nghị là có thể bắt đầu thủ tục giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài và nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu mà các bên tranh chấp không tổ chức được trọng tài thì một bên nào
đó cũng có thể đưa ra Toà án quốc tế Lahaye (ICJ) để giải quyết Tuy nhiên, Công ước
1979 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân có quy định khác, cụ thể là nếu qua thời hạn 6 tháng mà các bên không thỏa thuận được trọng tài thì cũng chưa đưa ra Toà án quốc tế Lahaye giải quyết mà đề nghị Chánh án Toà
án quốc tế Lahaye hoặc Tổng thư kí Liên hợp quốc cử một hoặc nhiều trọng tài (Điều 17) Trong trường hợp đề nghị của các bên
có xung đột, chẳng hạn một bên đề nghị Tổng thư kí Liên hợp quốc nhưng bên khác
Trang 6lại đề nghị Chánh án Toà án quốc tế Lahaye
cử người thì đề nghị gửi cho Tổng thư kí
Liên hợp quốc được ưu tiên
Ở một mức độ nào đó, có thể thấy việc
một bên tranh chấp được quyền đưa tranh
chấp ra trọng tài quốc tế hoặc Toà án quốc tế
giải quyết khi các bên tranh chấp khác chưa
đồng ý là không phù hợp với nguyên tắc bình
đẳng giữa các quốc gia Nếu quy định đó
mang tính bắt buộc thì nhiều quốc gia sẽ
không tham gia vào các công ước chống
khủng bố hiện hành và như vậy ý nghĩa của
các công ước này sẽ bị hạn chế rất nhiều Để
tránh tình huống như vậy nảy sinh, các công
ước hiện hành về chống khủng bố đều dành
cho các quốc gia kí kết quyền bảo lưu về thủ
tục giải quyết tranh chấp nói trên Đây là
quy định linh hoạt của các công ước này
Bên cạnh hệ thống 13 công ước quốc tế
như đã nêu trên, các nghị quyết về chống
khủng bố của Đại hội đồng và Hội đồng bảo
an Liên hợp quốc cũng là một phần quan
trọng tạo cơ sở pháp lí quốc tế về chống
khủng bố Những nghị quyết của Liên hợp
quốc, đặc biệt là các nghị quyết của Hội
đồng bảo an đều lên án mạnh mẽ chủ nghĩa
khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện,
kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp
quốc áp dụng các biện pháp cần thiết và tích
cực hợp tác với nhau để ngăn ngừa và loại
bỏ chủ nghĩa khủng bố Những nghị quyết
của Hội đồng bảo an rất có ý nghĩa trong
cuộc chiến chống khủng bố, trong số này,
phải nhắc đến các nghị quyết 1373, 1267,
1445, 1566… Trong khi nghị quyết 1373 đã
đề ra các biện pháp pháp lí chung, những
nghị quyết khác quy định cụ thể hơn về các biện pháp cần thực hiện để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế4
Nghị quyết 1373 (năm 2001) đã đề ra một loạt các biện pháp nhằm ngăn ngừa và trừng trị việc tài trợ cho các hoạt động khủng
bố cũng như việc thực hiện các hành động khủng bố Nghị quyết yêu cầu các quốc gia phải hình sự hoá các hành vi cung cấp nguồn tài chính cho khủng bố, không dung túng, chứa chấp những kẻ khủng bố, tiến hành các bước cần thiết để ngăn ngừa việc thực hiện các hành động khủng bố và hỗ trợ các quốc gia khác trong việc điều tra hình sự cũng như việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến hành vi tài trợ khủng bố… Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác quốc tế thông qua các thoả thuận song phương và đa phương để ngăn ngừa và trừng trị bọn tội phạm khủng bố, gia nhập các điều ước quốc
tế về khủng bố và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế này
Như đã nêu trên, các nghị quyết khác quy định các biện pháp cụ thể về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố Nghị quyết 1267 (năm 1999) đã thành lập Uỷ ban giám sát và cơ chế trừng phạt Taliban và Al Qaeda gồm những nội dung chính sau: Phát hiện và cung cấp thông tin về các cá nhân, nhóm khủng bố
và trình lên Hội đồng bảo an xem xét đưa vào danh sách các phần tử khủng bố của Liên hợp quốc; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa chuyển tiền, phong toả tài sản; áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các phần tử khủng bố xuất nhập cảnh Nghị
Trang 7quyết 1445 (năm 2003) đã quyết định tăng
cường các biện pháp này và yêu cầu các
quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực
hiện các nội dung đã được Nghị quyết 1267
đề ra đồng thời nộp báo cáo về việc thực
hiện những biện pháp nêu trên Nghị quyết
1566 (2004) thành lập nhóm làm việc để
xem xét, khuyến nghị lên Hội đồng bảo an
các biện pháp thực tế áp đặt đối với các cá
nhân, nhóm thực thể dính líu đến các hoạt
động khủng bố
3 Xây dựng cơ chế, bảo đảm thực thi
các biện pháp chống khủng bố và hỗ trợ các
quốc gia
Hiện nay, có thể nói những hoạt động
liên quan đến chống khủng bố trong khuôn
khổ Liên hợp quốc nhìn chung thuộc 3 nhóm
sau: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an và Tổng
thư kí Trong khuôn khổ Đại hội đồng, kể từ
năm 1972, chống khủng bố là đề mục được
Ủy ban chuyên trách thuộc Ủy ban VI thảo
luận thường xuyên Nội dung thảo luận của
Ủy ban này chủ yếu tập trung vào việc xây
dựng các công ước về chống khủng bố Hội
đồng bảo an hoạt động rất tích cực về vấn đề
này và đã ra nhiều nghị quyết về chống
khủng bố như đã nêu trên đây Bên cạnh đó,
các nghị quyết của Hội đồng bảo an cũng đã
thành lập một số cơ chế liên quan đến chống
khủng bố như Ủy ban chống khủng bố, Ủy
ban 1267, Nhóm làm việc 1566 Những cơ
chế này được thành lập do một nghị quyết
tương ứng của Hội đồng bảo an và đảm
nhiệm một nhiệm vụ riêng biệt (ví dụ: Ủy
ban chống khủng bố bảo đảm và trợ giúp các
quốc gia thực hiện Nghị quyết 1373, Ủy ban
1267 có nhiệm vụ trừng trị Al Qaeda và các phần tử liên quan.) Trong thời gian qua, những cơ chế này đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.(4) Bên cạnh những hoạt động của Đại hội đồng và Hội đồng bảo an, Tổng thư kí cũng đã thành lập nhóm chuyên gia cao cấp
để xây dựng báo cáo đánh giá tình hình khủng bố và đề ra những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong cuộc chiến chống khủng bố
Những cơ chế nêu trên, đặc biệt là những
cơ chế trong khuôn khổ Hội đồng bảo an đều nhấn mạnh việc các quốc gia thành viên thực hiện nghiêm chỉnh những nghĩa vụ của mình theo các công ước và nghị quyết về chống khủng bố Thông qua báo cáo của các quốc gia, những cơ chế này đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ, năng lực chống khủng bố của các quốc gia, từ đó có yêu cầu hay đề nghị
hỗ trợ thích hợp Trong thời gian qua, Ủy ban chống khủng bố đã thăm một số nước như Thái Lan, Anbani, Ấn Độ để xác định nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, tiếp tục xây dựng các “thực tiễn tốt nhất” về chống tài trợ cho khủng bố Ủy ban 1267 cũng đã thảo luận với một số nước, đi thăm một số nước (Đức, Thổ Nhĩ Kì ) liên quan đến vấn đề đấu tranh chống lại mạng lưới Al Qaeda Những kết quả này, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng rất đáng khích lệ và có tác dụng rất tích cực, thể hiện được vai trò ngày càng tăng của Liên hợp quốc trong cuộc chiến chống khủng bố
3 Một số nhận xét
Như đã trình bày trong các phần trên, nỗ lực của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của nó trong thời gian qua đã
Trang 8tạo nên cơ sở pháp lí vững chắc cho việc đấu
tranh chống khủng bố quốc tế Một đặc thù
của khủng bố quốc tế là không chỉ bó hẹp
trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia đơn
lẻ, do đó nếu thiếu sự phối hợp và hợp tác
của các quốc gia khác thì hoạt động chống
khủng bố do từng quốc gia tiến hành cũng
khó đạt được mục tiêu đề ra Điều đó đòi hỏi
các biện pháp chống khủng bố quốc tế phải
được thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối
hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các quốc
gia với nhau Trong cuộc đấu tranh này với
tư cách là tổ chức toàn cầu lớn nhất thực
hiện chức năng duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế, Liên hợp quốc có một vai trò hết sức
quan trọng Rõ ràng là ngoài Liên hợp quốc
ra, khó tìm được cơ chế quốc tế hoặc một tổ
chức quốc tế khác có đủ uy tín và điều kiện
để giữ vị trí chủ đạo trong việc tập hợp lực
lượng đấu tranh với nạn khủng bố quốc tế ở
cấp độ toàn cầu
Tuy nhiên, để thực hiện thành công vai
trò trung tâm điều phối của mình trong cuộc
đấu tranh loại trừ khủng bố quốc tế, Liên hợp
quốc (và các quốc gia thành viên) cần sớm
thống nhất được chiến lược về chống khủng
bố, trong đó cần chú ý thích đáng đến việc
giải quyết những nguyên nhân sâu xa của
khủng bố quốc tế như chênh lệch phát triển,
bất công, đói nghèo, chiếm đóng của nước
ngoài hoàn thiện cơ sở pháp lí quốc tế về
chống khủng bố mà điều quan trọng trong
thời gian tới là việc hoàn thiện và thông qua
Công ước toàn diện về chống khủng bố,
trong đó xây dựng thành công định nghĩa
pháp lí về khủng bố quốc tế; từng bước hoàn
thiện cơ chế riêng, thống nhất về chống khủng bố, bảo đảm sự phối hợp tốt giữa các
cơ quan của Liên hợp quốc (như Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Tổng thư kí) và các
cơ quan chuyên môn (như IAEA, IMO ) cũng như sự tham gia và đóng góp của các quốc gia thành viên Bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng cần có biện pháp hỗ trợ các quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong việc tăng cường năng lực chống khủng bố của mình Và một nguyên tắc cần tôn trọng là tất cả những hoạt động chống khủng bố cần được tiến hành phù hợp luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc./
(1) Theo các điều 24, 25 và 39 Hiến chương LHQ, HĐBA được trao trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (thay mặt LHQ); HĐBA xác định có sự đe dọa, phá hoại hòa bình và đưa ra kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế; các nghị quyết của HĐBA có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các quốc gia thành viên
(2) Điều 4 Công ước 1979 chống bắt cóc con tin, Điều 12 Công ước 1988 ngăn ngừa các hành vi phạm pháp chống lại an toàn hàng hải, Điều 15 Công ước
1998 về trừng trị khủng bố bằng bom, Điều 18 Công ước năm 2000 về trừng trị việc tài trợ khủng bố (3) Khoản 2 Điều 13 Công ước Tôkiô 1963, khoản 1 Điều 6 Công ước Lahaye 1970, khoản 1 Điều 6 Công ước Môngtơrêan 1971, khoản 1 Điều 6 Công ước 1973, khoản 1 Điều 6 Công ước 1979 chống bắt cóc con tin, Điều 9 Công ước 1980 về an toàn vật liệu hạt nhân, Điều
7 Công ước 1988 trừng trị các hành vi phi pháp chống lại
an toàn hàng hải, khoản 1 Điều 7 Công ước 1998 về trừng trị việc khủng bố bằng bom và khoản 1 Điều 9 Công ước trừng trị việc tài trợ khủng bố
(4) Phát biểu của các quốc gia tại Phiên họp ngày 20/4/2005 của HĐBA về công việc của các ủy ban này