1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Vai trò của toà án quốc tế trong giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế " pdf

10 653 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 207,49 KB

Nội dung

Tuy nhiên, chưa bao giờ có quan điểm đưa ra cho rằng vì tranh chấp được chuyển cho Toà án quốc tế chỉ là một khía cạnh của tranh chấp chính trị cho nên Toà phải từ chối giải quyết nh

Trang 1

vò thÞ mai liªn * ranh chấp quốc tế là một hiện tượng xã

hội nảy sinh lâu đời từ khi các quốc gia

hình thành và có quan hệ với nhau Trong

tiến trình lịch sử của loài người, việc sử

dụng biện pháp vũ lực như chiến tranh để

giải quyết bất đồng là một hiện tượng phổ

biến Từ khi Hội quốc liên được thành lập,

Pháp viện thường trực quốc tế được lập ra với

tư cách là cơ quan tài phán của Hội, bên cạnh

các biện pháp hoà bình như đàm phán, môi

giới, trung gian, điều tra, hoà giải, trọng tài các

quốc gia có thể giải quyết tranh chấp bằng biện

pháp toà án Toà án quốc tế của Liên hợp quốc

- tổ chức được thành lập sau Chiến tranh thế

giới thứ II với mục tiêu cơ bản là duy trì hoà

bình và an ninh quốc tế, được xem là bước

phát triển cao nhất của hình thức giải quyết

tranh chấp này

Trong những năm qua, Toà án quốc tế đã

khẳng định được vai trò là cơ quan tài phán

toàn cầu trong việc giải quyết hòa bình các

tranh chấp giữa các quốc gia; có nhiều đóng

góp cho việc thực thi sứ mệnh gìn giữ hòa

bình và an ninh quốc tế của Liên hợp quốc

Trên cơ sở giới thiệu khái quát về thẩm

quyền của Toà án quốc tế, bài viết này sẽ tập

trung phân tích và đánh giá vai trò của cơ

quan tài phán này trong việc giải quyết hòa

bình các tranh chấp quốc tế trong lịch sử 60

năm tồn tại và phát triển của Tòa án nói

riêng và Liên hợp quốc nói chung

I TÒA ÁN QUỐC TẾ - CƠ QUAN TÀI PHÁN CHÍNH CỦA LIÊN HỢP QUỐC Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc

quy định: “Toà án quốc tế là cơ quan tài

phán chính của Liên hợp quốc Toà án hoạt

động phù hợp với một quy chế, được xây

dựng trên cơ sở Quy chế Pháp viện thường trực quốc tế Quy chế của Toà án công lí quốc tế kèm theo Hiến chương này là một bộ phận hợp thành của Hiến chương

Ngày 12/11/1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 3232 (XXIX)

về đánh giá lại vai trò của Toà án quốc tế, tiếp tục khẳng định Toà án là một cơ quan chính của Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế

Trước hết, Toà án quốc tế có thẩm quyền giải quyết hoà bình các tranh chấp pháp lí giữa các quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc

tế Theo quy định của Toà án, một tranh

chấp pháp lí là “sự bất đồng trên một điểm

của luật hay sự kiện, một sự đối kháng, một

sự đối lập nhau giữa các lập luận pháp lí hoặc quyền lợi ” Thực tế, “tranh chấp pháp

lí là tranh chấp có thể giải quyết bằng việc

T

* Vụ pháp luật và điều ước quốc tế

Bộ ngoại giao

Trang 2

áp dụng những nguyên tắc, quy phạm của

luật pháp quốc tế và bản thân nó không liên

quan đến động cơ chính trị giữa các quốc

gia”.(1) Các tranh chấp pháp lí mà Toà án

quốc tế có thẩm quyền giải quyết bao gồm:

“a Giải thích điều ước b Các vấn đề của

luật pháp quốc tế c Sự vi phạm nghĩa vụ

quốc tế d Tính chất và mức độ bồi thường

đối với việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế”

(khoản 2 Điều 36 Quy chế của Toà)

Mặc dù đã được khẳng định rõ trong

Quy chế, vẫn còn có những ý kiến khác nhau

về việc liệu Toà án quốc tế có thẩm quyền

giải quyết một tranh chấp mang cả tính chất

pháp lí và chính trị hay không Liên quan

đến vấn đề này, trong vụ Các nhân viên

ngoại giao và lãnh sự Mĩ ở Teheran, Toà án

quốc tế đã nhấn mạnh rằng: “Các tranh chấp

pháp lí giữa các quốc gia có chủ quyền rất

có khả năng xảy ra trong bối cảnh chính trị

và thường hình thành một yếu tố của những

vấn đề chính trị kéo dài và rộng lớn giữa các

quốc gia Tuy nhiên, chưa bao giờ có quan

điểm đưa ra cho rằng vì tranh chấp được

chuyển cho Toà án quốc tế chỉ là một khía

cạnh của tranh chấp chính trị cho nên Toà

phải từ chối giải quyết những vấn đề pháp lí

bất đồng giữa các quốc gia có liên quan”.(2)

Như thế, ngay cả đối với một tranh chấp

được chuyển cho Toà án quốc tế mà một bên

cho là mang tính chính trị và vì thế nằm

ngoài thẩm quyền xét xử của mình, Toà án

vẫn xác nhận có thẩm quyền xét xử nếu thấy

có tranh chấp về khía cạnh pháp lí trong vụ

việc đó Trong vụ các hoạt động quân sự và

bán quân sự tại Nicaragua và chống lại

Nicaragua năm 1985,(3) Toà án đã bác bỏ

việc Mĩ phủ nhận thẩm quyền xét xử của Toà đối với vụ việc với lí do xung đột ở Trung Mĩ không phải là tranh chấp pháp lí

mà là một vấn đề chính trị Quan điểm của

đa số các thẩm phán trong vụ này là Toà án

có thể xác nhận những vấn đề về thực tế và luật pháp mà Toà án quốc tế có thẩm quyền giải quyết bất chấp nguồn gốc và hệ quả chính trị của một tranh chấp đặc biệt nào Tuy nhiên, khác với các toà trọng tài, Toà án châu Âu (Toà Luxembourg), Toà án nhân quyền châu Âu (Toà Strasbourg), Toà

án quốc tế không giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hay các tự nhiên nhân Chỉ có các quốc gia mới có quyền kiện ra Toà án quốc tế để giải quyết các tranh chấp pháp lí giữa họ Liên hợp quốc cũng như tất cả các tổ chức chuyên môn không được quyền sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp này Các quốc gia thành viên của Hiến chương Liên hợp quốc “trên

thực tế” (ipso facto) trở thành thành viên của

Quy chế Toà án quốc tế, do vậy thành viên Liên hợp quốc là các quốc gia đầu tiên được

sử dụng cơ chế của Toà để giải quyết tranh chấp Các quốc gia không phải là thành viên

có thể tham dự vào quá trình giải quyết tranh chấp trước Toà với tư cách bên nguyên, bên

bị hay bên can dự với điều kiện thoả mãn các yêu cầu do Đại hội đồng đề ra trong từng trường hợp cụ thể trên cơ sở các khuyến nghị của Hội đồng bảo an

Bên cạnh đó, Toà án quốc tế có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn về các vấn đề pháp lí mà Đại hội đồng, Hội đồng bảo an cũng như các cơ quan chuyên môn khác của Liên hợp quốc (17 cơ quan) được phép của

Trang 3

Đại hội đồng yêu cầu (theo Điều 65 Quy chế

Toà án quốc tế) Đại hội đồng hay Hội đồng

bảo an có thể yêu cầu Toà đưa ra ý kiến tư

vấn về bất kì vấn đề pháp lí nào Các cơ

quan khác của Liên hợp quốc bất kì lúc nào

được Đại hội đồng cho phép đều được quyền

yêu cầu tư vấn về bất kì vấn đề pháp lí nảy

sinh trong phạm vi hoạt động của mình

(Điều 106 Quy chế Toà án quốc tế)

Để đánh giá được vai trò của Toà án

quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp

quốc tế, trước hết cần phải nhìn vào hiệu quả

thực hiện chức năng thứ nhất của Toà trong

lịch sử hoạt động 60 năm qua

II VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN QUỐC TẾ

TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT HOÀ BÌNH

CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ

Trong 60 năm qua, rất nhiều tranh chấp

pháp lí mang tính chất đối kháng

(contentious disputes) đã được các quốc gia

đưa ra trước Toà án quốc tế dưới hai hình

thức: Thông qua một thoả thuận đặc biệt

(compromis) hoặc trên cơ sở công nhận

trước thẩm quyền bắt buộc của Toà

1 Toà án quốc tế giải quyết tranh

chấp pháp lí giữa các quốc gia trên cơ sở

một thoả thuận đặc biệt (compromis)

Khoản 1 Điều 40 Quy chế Toà án quốc

tế quy định: “Mọi vụ việc được đưa ra trước

Toà, tuỳ theo từng trường hợp, thông qua

việc gửi một thoả thuận đặc biệt hoặc một

đơn kiện đến thư kí Toà; trong cả hai trường

hợp, đối tượng tranh chấp và các bên tranh

chấp phải được chỉ rõ

Theo quy định trên, thẩm quyền xét xử

của Toà trước tiên được xác định thông qua

một thoả thuận đặc biệt được kí giữa các

quốc gia liên quan khi tranh chấp đã nảy sinh còn gọi là compromis Đây là văn bản thể hiện sự tự nguyện giữa hai hay nhiều quốc gia cùng đồng ý đưa tranh chấp ra trước Toà án quốc tế để phân xử Thoả thuận đặc biệt compromis không chỉ xác lập thẩm quyền của Toà án quốc tế mà còn phải chỉ rõ đối tượng cũng như giới hạn các vấn đề pháp

lí mà Toà cần giải quyết Thoả thuận còn có thể quy định luật mà Toà sẽ áp dụng để giải quyết tranh chấp mặc dù Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế đã chỉ ra các nguồn của luật pháp quốc tế mà Toà có thể sử dụng Bản compromis điển hình trong lịch sử của Toà

là thoả thuận đặc biệt trong vụ thềm lục địa biển Bắc trong đó Đức, Đan Mạch và Hà Lan đã thoả thuận:

(1) Toà án quốc tế được yêu cầu để trả lời câu hỏi sau: các nguyên tắc và quy định nào của luật quốc tế được áp dụng để phân định các khu vực trên thềm lục địa Biển Bắc giữa các bên…

(2) Chính phủ các nước… sẽ phân định thềm lục địa Biển Bắc giữa các bên thông qua thoả thuận phù hợp với phán quyết mà

Toà án quốc tế đưa ra

Đối với trường hợp tranh chấp được đưa

ra Toà án quốc tế theo hình thức này, Toà án quốc tế sẽ hoạt động giống như một cơ quan trọng tài quốc tế công (public international arbitration) theo đó thẩm quyền của Toà được xác lập theo từng vụ việc, trên cơ sở một thoả thuận đặc biệt (ad hoc) giữa các bên khi tranh chấp đã nảy sinh Thực tế cho thấy, các phán quyết có hiệu quả nhất của Toà án quốc tế chính là các phán quyết trong các vụ việc được đưa ra Toà theo hình thức

Trang 4

thoả thuận compromis Điều này xuất phát từ

một nguyên nhân khách quan đó là tại thời

điểm tranh chấp xảy ra, sau khi cân nhắc lợi

ích của mình trong hoàn cảnh cụ thể đó, các

bên mới tự nguyện đưa tranh chấp ra trước

Toà để tìm kiếm câu trả chính thức cho vấn

đề pháp lí mà hai bên đang tranh cãi vì vậy

phán quyết của Toà thường được tôn trọng

đầy đủ Mặt khác, khi các bên cùng thoả

thuận đưa tranh chấp ra Toà, hai bên ở vị trí

bình đẳng với nhau (không có nguyên đơn,

bị đơn) và đều chủ động chuẩn bị “hầu toà”

Yếu tố tâm lí này là một trong những yếu tố

quan trọng đối với phản ứng sau này của mỗi

bên đối với phán quyết cuối cùng của Toà

Tuy nhiên, trên thực tế, các bên tranh chấp ít

khi sử dụng thoả thuận đặc biệt đối với các

vấn đề nhạy cảm hoặc được dư luận trong

nước quan tâm đặc biệt vào các thời điểm

chính trị đặc biệt

Có thể coi vụ các quần đảo Minquiers và

Ecrehos là ví dụ tiêu biểu cho phương thức

hoạt động như một cơ quan trọng tài của Toà

án quốc tế Bằng thoả thuận đặc biệt ngày

29/12/1950, Anh và Pháp đã gửi đến Toà án

quốc tế câu hỏi như sau: “Toà án quốc tế

được yêu cầu để xác định chủ quyền đối với

các đảo và bãi đá (theo đó Toà có thể tiến

hành quy thuộc) thuộc nhóm đảo Minquiers

và Ecrehos lần lượt thuộc về Vương quốc

Anh hay Cộng hoà Pháp”.(4) Quần đảo

Minquiers và Ecrehos nằm giữa đảo Jersey

của Anh và bờ biển Normandie của Pháp

Do từ lâu các đảo này không có giá trị gì đặc

biệt nên chủ quyền đối với chúng chưa bao

giờ được quy thuộc một cách thực sự Khi

hai nước tiến hành phân định thềm lục địa,

vấn đề nước nào sở hữu các quần đảo này lại trở nên đặc biệt quan trọng Không thể đạt được thoả thuận thông qua đàm phán ngoại giao, Anh và Pháp đã quyết định đưa vấn đề

ra Toà án quốc tế

Khi xem xét kĩ bối cảnh của tranh chấp này ta có thể nhận thấy nguyên do vì sao các vấn đề tương tự như trường hợp này thường được các bên tình nguyện đưa ra giải quyết tại Toà án quốc tế Thứ nhất, vụ Minquiers

và Ecrehos là một tranh chấp mà việc giải quyết vấn đề pháp lí sẽ quyết định câu trả lời cuối cùng Phán quyết cuối cùng của Toà chủ yếu dựa trên giá trị pháp lí của các bằng chứng của việc thực thi chủ quyền theo đó đối với quần đảo Ecrehos: “Dựa trên tính

thuyết phục của các đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Ecrehos dưới góc độ các dữ kiện đã xem xét ở trên, Toà thấy rằng vào

đầu thế kỉ XIII nhóm đảo Ecrehos đã được

xem là một bộ phận không tách rời của quần

đảo Channel do vua Anh chiếm giữ… Hơn

nữa Toà còn thấy rằng phần lớn thời gian trong thế kỉ XIX và XX, chính quyền Anh đã thực hiện chức năng nhà nước đối với nhóm

đảo này Trong khi đó, chính phủ Pháp đã

không có bằng chứng cho thấy Pháp có danh nghĩa hợp pháp đối với nhóm đảo này Trong bối cảnh như vậy, Toà có thể kết luận rằng chủ quyền đối với nhóm đảo Ecrehos thuộc về vương quốc Anh”.(5) Thứ hai, tính chất của tranh chấp Minquiers và Ecrehos còn cho thấy việc giải quyết tranh chấp này không quan trọng đối với cả Anh và Pháp đến mức một phán quyết đi ngược lại với mong muốn của mỗi bên sẽ trở thành điều không thể chấp nhận được về mặt chính trị

Trang 5

Rất ít người dân Anh và Pháp từng biết hoặc

tại thời điểm đó biết được các đảo Minquers

và Ecrehos nằm ở đâu Cả chính phủ Anh và

Pháp đều có thể chấp nhận các phản ứng

chính trị nếu nhận được một phán quyết

không thuận

Có thể nói, yếu tố “vấn đề pháp lí mang

tính chất quyết định và hệ quả chính trị

không nghiêm trọng” là đặc trưng của rất

nhiều tranh chấp được đưa ra giải quyết tại

Toà án quốc tế theo hình thức thoả thuận đặc

biệt compromis Trong những năm qua, Toà

cũng đã thụ lí giải quyết nhiều tranh chấp

mang tính chất tương tự khác như vụ Lotus

giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kì liên quan đến tính

hợp pháp của thủ tục tố tụng Thổ Nhĩ Kì đối

với một vụ va chạm tầu ở biển cả, vụ các

khoản nợ của Brazil giữa Pháp và Brazil về

phương thức hợp pháp để trả lại một số

khoản nợ nhà nước và vụ chủ quyền đối với

một phần biên giới đất liền giữa Bỉ và Hà

Lan.(6) Trong những tranh chấp này, dù Toà

có thực hiện tốt hay không vai trò của một

cơ quan trọng tài, tỉ lệ thành công của các

phán quyết là rất cao

Tính chất của một cơ quan trọng tài

còn được thể hiện trong thủ tục lựa chọn

thẩm phán ac hoc và thành lập các toà rút

gọn thành phần theo yêu cầu của các bên

tranh chấp Thông thường, chỉ có biện

pháp trọng tài mới cho phép các bên lựa

chọn thẩm phán hoặc đề nghị thành lập toà

theo yêu cầu của mình Ở đây, Quy chế

Toà án quốc tế mở ra cho các bên khả năng

lựa chọn các thẩm phán ac hoc hay đề nghị

Toà thành lập các toà rút gọn thành phần

theo yêu cầu của mình

Việc cử thẩm phán ad hoc được tiến

hành trong trường hợp một bên tranh chấp không có trong thành phần của Toà một thẩm phán mang quốc tịch nước mình Khoản 2 Điều 31 Quy chế Toà án quốc tế

quy định: “Nếu trong thành phần có mặt xét

xử của Toà có một thẩm phán mang quốc tịch của một bên thì bên kia có thể cử một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia vào việc xét xử với tư cách một thẩm phán Người đó phải được ưu tiên lựa chọn trong những người được đưa ra ứng cử như

đã nêu ở Điều 4 và 5” Quy chế cũng trù

định khả năng thứ hai: “Nếu trong thành

phần có mặt xét xử của Toà không có thẩm phán nào có quốc tịch của các bên thì mỗi bên có thể đề cử một thẩm phán như đã nêu

ở khoản 2 của Điều này.” Quy định này

đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước Toà nhưng không loại trừ trường hợp cả hai bên hoặc một bên không sử dụng khả năng cho phép này

Khoản 2 Điều 26 Quy chế còn quy định khả năng thành lập toà rút gọn thành phần đối với từng vụ việc Trong trường hợp này, thành phần của toà được xác định trên cơ sở

sự chấp thuận của các bên Vụ việc đầu tiên

áp dụng phương thức này là vụ vịnh Maine giữa Canada và Mĩ năm 1982 Sau đó, hàng loạt các toà rút gọn thành phần được thành lập cho các vụ tranh chấp biên giới Burkina Faso/Mali năm 1985, Elettronica Sicula năm

1987, tranh chấp biên giới đất liền, đảo, biển

El Salvador/Honduras - Nicaragua năm

1990 Trong cả bốn trường hợp, thành phần của Toà bao gồm 5 thẩm phán Trong vụ vịnh Maine, Toà có bốn thẩm phán được bầu

Trang 6

và Canada cử một thẩm phán ac hoc

Trong vụ tranh chấp biên giới Burkina

Faso/Mali, mỗi bên cử một thẩm phán ac

hoc cùng ngồi với ba thẩm phán của Toà

Trong vụ Elettronica Sicula, toà rút gọn

có hai thẩm phán có quốc tịch của các bên

tranh chấp Cuối cùng, trong vụ tranh

chấp biên giới đất liền, đảo, biển El

Salvador/Honduras - Nicaragua, mỗi bên

cử một thẩm phán ac hoc của mình

Có thể nói, việc kết hợp thành công

tính chất của một cơ quan trọng tài trong

thủ tục giải quyết tranh chấp là một trong

những yếu tố hấp dẫn các quốc gia đưa

tranh chấp ra giải quyết tại Toà án quốc tế

và góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết

tranh chấp tại Toà

2 Toà án quốc tế giải quyết tranh

chấp giữa các quốc gia trên cơ sở công

nhận trước thẩm quyền bắt buộc của Toà

Khi thẩm quyền của Toà án quốc tế được

xác lập trên cơ sở thẩm quyền bắt buộc, hoạt

động của Toà được nhìn nhận “tương tự”

như một toà án quốc gia thông thường ở đó

các bên tranh chấp là đối tượng xét xử của

Toà mà không có sự chấp thuận của các bên

tại thời điểm đó Tuy nhiên, thẩm quyền bắt

buộc của Toà chỉ có thể xác lập khi các quốc

gia đã tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền

của Toà Khoản 2 Điều 36 Quy chế Toà án

quốc tế quy định: “Các nước thành viên của

Quy chế này bất kì lúc nào cũng có thể tuyên

bố rằng họ thừa nhận bắt buộc, hoàn toàn

hiệu lực (ipso facto) và không cần một thoả

thuận đặc biệt nào, đối với một nước khác

bất kì cũng chấp nhận một nghĩa vụ như vậy,

thẩm quyền xét xử của Toà án đối với tất cả

các tranh chấp pháp lí có liên quan đến: a) Giải thích điều ước; b) Các vấn đề của luật pháp quốc tế; c) Sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế; d) Tính chất và mức độ bồi thường đối với việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế

Như vậy, theo cơ chế này, khi cả hai quốc gia tranh chấp đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Toà và các tuyên bố này của họ đồng thời có cùng phạm vi hiệu lực đối với tranh chấp như vậy thì có thể coi là Toà có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó Cơ chế này cho phép các quốc gia có thể viện dẫn sự giúp đỡ của Toà để phân giải tranh chấp với một quốc gia khác có cùng lập trường đối với thẩm quyền của Toà Nói cách khác, trong trường hợp một quốc gia chấp nhận trước thẩm quyền tài phán của Toà thì bất kì một quốc gia nào khác chấp nhận một nghĩa vụ như vậy đều có thể khởi kiện chống lại quốc gia đó

Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền bắt buộc của Toà hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia Các quốc gia có toàn quyền tự do lựa chọn thời điểm, nội dung, điều kiện chấp thuận trước quyền tài phán của Toà Từ khi thành lập đến nay

đã có 59 quốc gia chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của Toà trong đó Tuyên bố do Đại diện thường trực của Thụy Điển tại Liên hợp quốc đưa ra ngày 06/04/1957 được xem là một ví dụ tiêu biểu:

“Thay mặt Chính phủ hoàng gia Thụy Điển, tôi tuyên bố rằng Chính phủ hoàng gia

Thụy Điển chấp nhận bắt buộc, hoàn toàn hiệu lực (ipso facto) và không cần một thoả thuận đặc biệt nào, đối với một nước khác

Trang 7

bất kì cũng chấp nhận một nghĩa vụ như vậy,

thẩm quyền xét xử của Toà án quốc tế, theo

quy định tại khoản 2 Điều 36 của Quy chế

Toà, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày

06/04/1957 Nghĩa vụ này được mặc nhiên

gia hạn từng giai đoạn 5 năm tiếp theo trừ

khi có thông báo bãi bỏ được đưa ra ít nhất

sáu tháng trước khi hết hạn mỗi giai đoạn 5

năm bất kì Nghĩa vụ nói trên chỉ được chấp

nhận đối với các tranh chấp có thể nảy sinh

trong các tình huống hoặc sự kiện sau ngày

06/04/1947

Đa số các quốc gia khi chấp nhận trước

thẩm quyền bắt buộc của Toà thường gắn

liền với các điều kiện hoặc đưa ra một số bảo

lưu nhất định Tuyên bố của Mĩ ngày

14/8/1946 thừa nhận thẩm quyền của Toà

nhưng loại trừ đối với: “Các tranh chấp liên

quan đến những vấn đề hoàn toàn thuộc

thẩm quyền quốc gia của Hợp chủng quốc

Hoa Kì như đã được Hợp chủng quốc Hoa

Kì ấn định ”.(7) Có quan điểm cho rằng

những bảo lưu này phần nào mâu thuẫn với

khoản 6 Điều 36 Quy chế, trong đó quy

định trong trường hợp tranh chấp về quyền

xét xử được đưa đến Toà án thì vấn đề đó sẽ

được Toà xác định và giải quyết.(8) Nó cũng

tạo điều kiện cho các quốc gia đối kháng

vận dụng cơ chế điều kiện có đi có lại để

bác bỏ thẩm quyền của Toà mà phía bên kia

viện dẫn

Với điều kiện cả hai bên tranh chấp cùng

phải chấp nhận trước thẩm quyền của Toà và

tình trạng bảo lưu của bên nguyên đơn có thể

được bên bị đơn sử dụng để ngăn cản vụ

việc được đưa ra xét xử, còn rất ít cơ hội để

cơ chế công nhận thẩm quyền bắt buộc của

Toà có thể vận hành một cách hiệu quả Trong vụ các món nợ của Na Uy, Toà đã

tuyên bố: “Ý chí chung của các bên, cơ sở

thẩm quyền của Toà tồn tại trong giới hạn rất hẹp do bảo lưu của Pháp chỉ định”.(9) Toà thừa nhận rằng Na Uy, dựa trên cùng

cơ sở, trong cùng điều kiện như Pháp, có quyền loại bỏ khỏi thẩm quyền bắt buộc của Toà các tranh chấp mà Na Uy cho rằng chúng hoàn toàn thuộc thẩm quyền quốc gia của mình

Một số quốc gia từng công nhận thẩm quyền của Toà theo quy định tại khoản 2 Điều

36 sau đó đã rút lại sự công nhận của mình Pháp đã rút tuyên bố đơn phương của mình từ năm 1974 sau khi Toà thụ lí giải quyết vụ kiện các vụ thử vũ khí hạt nhân do Australia và New Zeland đứng nguyên đơn Mĩ rút khỏi cơ chế này sau khi bị xử thua trong vụ các hành động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua và chống lại Nicaragua năm 1986

Bên cạnh cơ chế công nhận trước thẩm quyền của Toà án quốc tế thông qua một tuyên bố đơn phương, thẩm quyền của Toà còn có thể được xác lập trong các điều ước quốc tế Điều 36 khoản 1 Quy chế khẳng định: “Toà có thẩm quyền tiến hành xét xử

tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra cũng như tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các

điều ước và các công ước đang có hiệu lực”

Trên thực tế, điều khoản liên quan đến lựa chọn thẩm quyền xét xử của Toà án quốc tế thường xuất hiện trong các điều ước quốc tế với mục đích chính không phải để giải quyết mọi tranh chấp mà chỉ nhằm giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh từ việc

Trang 8

giải thích hay áp dụng các điều ước đó Có

điều ước quy định chung rằng khi có tranh

chấp các bên sẽ áp dụng các biện pháp hoà

bình để giải quyết trong đó có Toà án quốc

tế Cũng có điều ước quy định rõ các bên có

nghĩa vụ sử dụng Toà án quốc tế trong

trường hợp có tranh chấp Khi tranh chấp

xảy ra, tuỳ theo quy định tại mỗi điều ước,

một bên có thể đơn phương kiện ra trước toà

hoặc các bên có thể cùng kí một thoả thuận

đưa vụ việc ra toà phân xử, tuy nhiên đa số

rơi vào trường hợp thứ nhất Trong vụ kiện

liên quan đến nhân viên ngoại giao và lãnh

sự Mĩ tại Teheran năm 1979, phía Mĩ đã

kiện Iran ra trước Toà với lập luận thẩm

quyền của Toà được xác lập trên cơ sở các

Công ước Viên năm 1961 và năm 1963 về

quan hệ ngoại giao và lãnh sự cũng như

Hiệp ước hữu nghị, quan hệ kinh tế và các

quyền lãnh sự kí năm 1955 giữa hai quốc

gia Trong vụ Lockerbie, cơ sở để đưa tranh

chấp ra toà là điều khoản quy định thủ tục

giải quyết tranh chấp trong Công ước

Montréal về trừng trị các hành động bất hợp

pháp chống lại an toàn hàng không dân

dụng ngày 23/9/1971

Thực tiễn hoạt động của Toà cho thấy,

dù thẩm quyền bắt buộc của Toà được xác

lập trên cơ sở khoản 1 hay khoản 2 của Điều

36 Quy chế Toà án quốc tế, Toà không thực

sự đảm đương một cách có hiệu quả vai trò

giải quyết các tranh chấp quốc tế Khác với

trường hợp tranh chấp được đưa ra Toà theo

thoả thuận đặc biệt của các bên, các vụ việc

được đưa ra Toà theo hình thức thẩm quyền

bắt buộc thường gặp phải sự phản đối của

một bên, bên bị đơn khó có thể chấp nhận thi

hành một phán quyết bất lợi của Toà cũng như thực hiện các biện pháp mà Toà sử dụng

để đảm bảo thi hành phán quyết Trong những trường hợp như vậy, Toà không muốn đưa ra một phán quyết mà Toà cho rằng sẽ không hiệu quả và thay vào đó Toà thường vận dụng “các vấn đề kĩ thuật” để tránh các vấn đề nhạy cảm về chính trị Trong vụ Tây Nam Phi, hai nước thành viên cũ của Hội quốc liên là Liberia và Ethiopia yêu cầu Toà

án kết luận rằng Nam Phi đã vi phạm các nghĩa vụ pháp lí dưới danh nghĩa quốc gia quản thác do Hội quốc liên giao phó Toà án không đưa ra kết luận cụ thể mà cho rằng Nam Phi không có nghĩa vụ phải trả lời về các hành vi của mình với tư cách quốc gia quản thác đối với các quốc gia thành viên, ngay cả khi là thành viên cũ của Hội quốc liên, Liberia và Ethiopia không có “quyền và lợi ích trong vấn đề này” Trong vụ các vụ thử vũ khí hạt nhân, Australia và New Zeland lập luận rằng Toà cần kết luận việc Pháp tiến hành thử vũ khí hạt nhân tại Nam Thái Bình Dương là không phù hợp với luật pháp quốc tế Tuy nhiên, trên cơ sở viện dẫn tuyên bố của Pháp về ý định tiến hành các vụ thử ngầm dưới đất, Toà kết luận rằng đơn kiện của Australia và New Zeland không còn đối tượng và do vậy Toà không còn thẩm quyền đưa ra phán quyết trong vụ việc này III HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ TẠI TOÀ ÁN QUỐC TẾ TRONG 60 NĂM QUA

Với hai hình thức thụ lí tranh chấp như

đã phân tích ở trên, từ năm 1946 đến năm

2005, Toà đã tiếp nhận trên 100 vụ kiện và

đã đưa ra 90 phán quyết liên quan đến nhiều

Trang 9

vấn đề như biên giới đất liền, phân định biển,

quy thuộc chủ quyền lãnh thổ, không sử dụng

vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ

của các quốc gia, quan hệ ngoại giao, lãnh sự,

quyền tị nạn, quyền qua lại trong luật biển và

các quyền lợi kinh tế… Đối với một cơ quan

tài phán chính của Liên hợp quốc, số lượng

tranh chấp đưa ra Toà trong khoảng thời gian

60 năm như vậy không phải là lớn Trong số

các tranh chấp nêu trên, khoảng 50% được

đưa ra Toà theo thoả thuận đặc biệt giữa các

quốc gia, số còn lại được toà thụ lí trên cơ sở

công nhận trước thẩm quyền bắt buộc của

Toà Hiện nay, còn khoảng hơn 10 tranh chấp

đang chờ giải quyết tại Toà

Số lượng các tranh chấp chuyển đến cho

Toà án quốc tế cũng khác nhau theo các giai

đoạn Nếu trong thập niên 40 và 50, công việc

của Toà án có nhịp độ tương đối, giải quyết

trung bình 2-3 vụ việc một năm thì đến thập

niên 60, số tranh chấp chuyển đến toà giảm

xuống còn một vụ việc Có năm không có vụ

việc nào Chỉ sau khi Đại hội đồng Liên hợp

quốc đưa việc xem xét lại vai trò của Toà án

quốc tế vào chương trình nghị sự và thông

qua nghị quyết liên quan đến Toà án quốc tế

ngày 12/11/1974, số tranh chấp chuyển đến

Toà giải quyết mới tăng dần lên Từ năm

1975 đến nay, có khoảng 60 tranh chấp được

đưa đến Toà Trong năm 1999, đã có 16 vụ

việc được Toà tiếp nhận

Nếu xét trên khía cạnh số lượng các tranh

chấp được giải quyết tại Toà án quốc tế, có

thể thấy hoạt động của Toà chưa tương xứng

với vai trò của một cơ quan tư pháp mang

tính toàn cầu Điều này xuất phát từ các

nguyên nhân thuộc về bản thân Toà cũng như

từ phía các quốc gia Về phía các quốc gia, một thực tế là các quốc gia thường “ngần ngại” khi đưa tranh chấp ra Toà án quốc tế giải quyết Với nguyên tắc chủ quyền quốc gia, các quốc gia có toàn quyền quyết định có chuyển tranh chấp cho Toà án quốc tế giải quyết hay không và nếu chuyển thì chuyển tranh chấp loại gì Các phân tích ở phần trên cho thấy, các quốc gia không muốn đưa ra trước Toà án quốc tế các tranh chấp liên quan đến các lợi ích quốc gia quan trọng vì không muốn bị ràng buộc bởi một phán quyết của bên thứ ba không liên quan đến tranh chấp Đồng thời, nếu một quốc gia bị đưa ra Toà với tư cách bị đơn thì quốc gia đó thường tìm cách bác bỏ thẩm quyền của Toà hoặc không xuất hiện trước Toà Việc tham gia các thủ tục tố tụng tại Toà án quốc tế cùng với các yêu cầu thuê luật sư bào chữa, tập hợp chứng cứ… cũng đòi hỏi chi phí tốn kém mà các nước kém phát triển và đang phát triển khó lòng kham nổi nếu vụ kiện kéo dài Quỹ đặc biệt của Liên hợp quốc được lập ra để hỗ trợ các quốc gia khó khăn song chỉ giới hạn ở các quốc gia đã thừa nhận thẩm quyền của Toà thông qua thoả thuận đặc biệt

Về phía Toà án quốc tế, vấn đề lớn nhất đặt ra đối với một toà án có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên quan đến lợi ích quốc gia là vấn đề lòng tin Việc Toà có xét

xử công bằng và thực chất hay không quyết định việc các quốc gia tin tưởng đưa ra giải quyết tranh chấp tại Toà Thực tế cho thấy, sau kết luận của Toà trong vụ Tây Nam Phi năm 1966, uy tín của Toà phần nào giảm sút

do vậy số tranh chấp chuyển đến toà trong

Trang 10

những năm cuối thập kỉ 60 giảm dần

Mặc dù còn một số điểm khiếm khuyết

song nếu xét theo khía cạnh chủ thể và đối

tượng của các tranh chấp được đưa ra giải

quyết tại Toà thì có thể thấy rằng Toà án quốc

tế xứng đáng với tên gọi Toà án thế giới.(10)

Các quốc gia đã đưa tranh chấp ra Toà có mặt

cả ở bốn châu lục từ châu Âu (Anh, Pháp, Hà

Lan, Bỉ, Đan Mạch…), châu Mĩ (Mĩ,

Nicaragua, El Salvador, Honduras, Peru,

Colombia…), châu Phi (Nam Phi, Senegal…)

đến châu Đại dương (Australia, New Zeland)

Tranh chấp chuyển cho Toà giải quyết không

chỉ là giữa các quốc gia ở cùng châu lục mà

còn giữa các quốc gia ở các lục địa khác

nhau Trong những năm gần đây, ngày càng

có nhiều các quốc gia đang phát triển đưa

tranh chấp ra toà giải quyết Điều đó cho thấy

Toà án quốc tế đã tạo được sự thay đổi tích

cực về hình ảnh của mình đối với các nước

thế giới thứ ba

Ngoài ra, Toà án quốc tế còn đóng vai trò

hỗ trợ cho các biện pháp hoà bình giải quyết

các tranh chấp quốc tế khác Toà án có thể ra

phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp tiếp

tục đàm phán để đi đến giải pháp công bằng

và lâu dài cho các bên

Đánh giá chung, Toà án quốc tế đóng một

vai trò rất quan trọng trong đời sống luật pháp

quốc tế, cụ thể là trong vấn đề giải quyết hoà

bình các tranh chấp quốc tế Để tăng cường

vai trò của Toà án quốc tế, cần phải xác định

đúng vị thế của Toà án quốc tế trong bối cảnh

hiện nay khi nguyên tắc chủ quyền quốc gia

vẫn đang là nguyên tắc cơ bản của luật pháp

quốc tế Vì vậy, không thể đòi hỏi tranh chấp

nào giữa các quốc gia, dù đơn giản hay phức

tạp, cũng phải chuyển đến cho Toà án quốc tế

để giải quyết mà bản thân Toà án quốc tế và các quốc gia cần phải có sự phối hợp cần thiết

để khai thác một cách hiệu quả cơ quan xét

xử toàn cầu này Toà án quốc tế có thể tiến hành cải cách, đơn giản hoá các thủ tục, linh hoạt hơn trong việc đề ra danh mục các loại tranh chấp có thể đưa ra Toà án quốc tế Bên cạnh đó, cũng cần mở ra khả năng để các quốc gia hỏi ý kiến tư vấn tại Toà và biện pháp này có thể tiến hành song song với các biện pháp hoà bình trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế khác Trong trường hợp

đó, ý kiến tư vấn của Toà sẽ hỗ trợ cho các bên tranh chấp tìm ra giải pháp công bằng và lâu dài Về phía các quốc gia, cần có các chuyên gia am hiểu về Toà án quốc tế để đứng ra cố vấn trong các vấn đề liên quan đến Toà án quốc tế cũng như đánh gia đúng tầm quan trọng của Toà án quốc tế trong việc duy trì luật pháp quốc tế và bảo vệ hoà bình an ninh quốc tế./

(1) Malcom N.Shaw, International Law, Cambridge University Press 1991, p.631

(2) Thomas M.Frank, Fairness in the International Legal and Institutional System// Recueil des Cours

1993, p 321

(3) Summaries of ICJ Reports 1948-1991, p.160 (4) ICJ Reports 1953, p.47

(5) ICJ Reports 1969, p.68

(6) ICJ Reports 196, p.209

(7) Bảo lưu này thường được gọi là Điều khoản bổ sung Connolly

(8) Nguyên tắc la compétence de la compétence (9) Certain Norvergian Loans, ICJ Reports 1957, p.23

(10) Nhiều học giả, luật gia nổi tiếng như Shabtain Rosenne, D.J Haris… gọi Toà án quốc tế là Toà án thế giới (World Court)

Ngày đăng: 24/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w