Đại học Thủ Dầu Một Khoa Sư Tiểu luận kết thúc học phần Đề tài: Quá trình bành trướng lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ ở thế kỉ XIII GVHD: ThS Lê Thị Bích Ngọc Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Kiệt Lớp: D15LSVN01 MSSV: 1521402180014 Năm 2017 Lời mở đầu Lịch sử nhân loại đã sản sinh hàng trăm đế chế khác ngự trị trái đất suốt chiều dài lịch sử Bất cứ đế chế nào từng nổi lên và hưng thịnh đều những nguyên nhân khách quan và tiềm ẩn yếu tố chủ quan để rồi tất cả các đế chế đó đều có thời vinh quang và có tầm ảnh hưởng theo cách riêng của mình Nhưng nếu xét nhiều tiêu chí thì sẽ có một số đế chế nổi bật lên hẳn vì chúng rất mạnh và có tầm ảnh hưởng một phạm vi rộng lớn của lịch sử nên xứng đáng được gọi là vĩ đại nhất Đế quốc Mông Cô hay cụm từ Vó ngựa thảo nguyên, cái tên không còn xa đối với tất cả mọi người thế giới bởi những kì công mà người Mông Cổ đã làm nên thời kì trung đại, đặc biệt ở thế kỉ XIII Từ những người thuộc nhiều nhóm bộ lạc ở đất nước Mông Cổ bé nhỏ sau trãi qua nhiều thời kì, nhiều trận chiến lớn, nhỏ từ châu Á sang cả châu Âu (đánh bại những quốc gia to lớn, có dân số đông mình rất nhiều) mang tầm ảnh hưởng đến cả tương lai của cả nhân loại để rồi hình thành nên một đế quốc có diện tích lãnh thổ nối liền lớn nhất lịch sử nhân loại Để làm nên kì tích phi thường đó, chắc hẳn phải hội tụ rất nhiều yếu tố (con người, tư chiến thuật, vũ khí, ) cả chủ quan lẫn khách quan Bài nghiên cứu này sẽ làm rõ những vấn đề đó, và nghĩ đề tài “Quá trình bành trướng lãnh thổ của Đế chế Mông Cổ ở thế kỉ XIII” sẽ cung cấp được những thông tin, kiến thức cho các bạn thích khám phá, thích tìm hiểu lịch sử thế giới; qua đó góp phần bổ sung vào kho tư liệu lịch sử Mục lục Trang Lời đầu .2 mở Phần 1: Sự hình thành nhà nước Mông Cổ 1.1 Tình hình Mông Cổ trước nhà nước đời 1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 1.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội, dân cư 1.1.3 Tình hình chính trị 1.2 Sự thành lập nhà nước Mông Cổ .5 Phần 2: Quá trình bành trướng của đế quốc Mông Cổ ở thế kỉ XIII .7 2.1 Quá trình bành trướng lãnh thổ 2.1.1 Những cuộc chiến tranh xâm lược thời Thành Cát Tư Hãn 2.1.2 Những c̣c chinh phục thời Ơgơđây, Mơng Ca, và Hớt Tất Liệt 2.2 Sự phân liệt của Đế quốc Mông Cổ 10 2.3 Những yếu tố làm nên chiến công vĩ đại của Đế quốc Mông Cổ 1 Phần 3: Ý nghĩa, tác động của công cuộc bành trướng lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ ở thế kỉ XIII 13 3.1 Ý nghĩa 13 3.2 Tác động 14 Kết luận 15 Danh mục hình ảnh 16 Tài liệu tham khảo 18 Phần 1: Sự hình thành nhà nước Mông Cổ 1.1 Tình hình Mông Cổ trước nhà nước đời 1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Mông Cổ là vùng lãnh thổ nằm ở Trung Á – châu Á, phía Bắc giáp Nam Nga, Tây Nam giáp Tây Tạng, phía Nam giáp nước Tây Hạ, Đông Nam giáp nước Kim Địa hình Mông Cổ chủ yếu là các thảo nguyên và sa mạc (đặc biệt là kiểu sa mạc Gobi) với thời tiết vô cùng khắc nghiệt 1.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội, dân cư Người Mông Cổ (Mongols) có lẽ là hậu duệ hoặc một nhánh của người Hung Nô Lúc đầu sống ở vùng thảo nguyên ở thượng lưu sông Amur (Hắc Long Giang) và vùng Hồ Baikal (tức là vùng đông bắc nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ ngày nay) Cư dân Mông Cổ tổ chức thành những công xã du mục, sinh hoạt chủ yếu của họ là chăn nuôi ngựa, súc vật có sừng, cừu, đó súc vật là của chung, đồng thời mỗi bộ lạc đều có khu vực chăn nuôi tương đối ổn định Dần dần chế độ tư hữu đời, hiện tượng phân hóa tài sản phát triển dẫn đến sự phân chia giai cấp 1.1.3 Tình hình chính trị Tình hình chính trị rối ren, thế kỉ VIII người Mông Cổ lần lượt bị phụ thuộc người Đột Quyết và người Hồi Hột Sau đó người Mông Cổ thương xuyên bị tấn công bởi triều đại Liêu (TK XI) sau đó là triều Kim (TK XII) Đến cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIII, thường xuyên xãy các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc 1.2 Sự thành lập nhà nước Mông Cổ Sự thành lập nhà nước Mông Cổ gắn liền với tên tuổi của Têmusin tức là Thành Cát Tư Hãn Têmusin (1155-1227) xuất thân một gia đình quý tộc thị tộc, cha tên là Yêxugây Batua vốn là thủ lĩnh bộ tộc Taisiút Năm 1164 Yêxugây bị bộ lạc Tác Ta đầu độc chết, vì vậy liên minh bộ lạc Taisiút tan rã, mỗi bộ lạc một nơi, gia tộc Yêxugây tiếp đó còn gặp nhiều hoạn nạn phải sống cảnh nghèo khổ Têmusin bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách liên kết với bạn của cha mình là Kêraít (một thủ lĩnh ở địa phương được nhà Kim phong tước Hãn Vương vào năm 1197) và người anh em kết nghĩa thuở nhỏ là Jamuga, tập hợp lại lực lượng trước của mình Trước hết, Têmusin đánh bại bộ lạc Merơkit, thẳng tay tàn sát cư dân của bộ lạc này Tiếp đó, Têmusin cắt đứt quan hệ với Jamuga, lôi kéo nhiều thị tộc vốn lệ thuộc Jamuga về theo mình, đó thế lực càng thêm mạnh Năm 1189, Têmusin được giới quý tộc thị tộc bầu làm Khan và nguyện trung thành, cống hiến hết sức mình cho Têmusin Tiếp đó, Têmusin lần lượt đánh bại các bộ lạc khác, đến năm 1205, tất cả các bộ lạc ở Mông Cổ đều phải thuần phục Têmusin và với những phẩm chất cá nhân và ý chí mạnh mẽ, Têmusin cuối cùng đã thống nhất được các bộ lạc một hệ thống nhất, một nét đặc trưng vĩ đại của Mông Cổ, là đất nước có lịch sử lâu đời của những cảnh huynh đệ tương tàn và gian khó về kinh tế Năm 1206, các thủ lĩnh bộ lạc họp đại hội (khurintai) tại một điểm bên bờ sơng Ơnơn, q hương của Têmusin Đại hợi này bầu Têmusin làm Khan lớn nhất (Đại hãn), gọi là Singhít Khan tức Thành Cát Tư Hãn Sự kiện đó đánh dấu nhà nước Mông Cổ chính thức thành lập Để tổ chức bộ máy hành chính vững mạnh và để thưởng công cho tầng lớp quý tộc, Thành Cát Tư Hãn đã đem khu vực chăn nuôi và mục dân phong cho họ, đó đã tạo thành một hệ thống gọi là nôyan vạn hộ, nôyan thiên hộ, nôyan bách hộ Các danh hiệu quý tộc và chức vụ ấy đều cha truyền nối Đơn vị hành chính nhỏ nhất là thập hộ mà người đứng đầu là chọn số 10 hộ ấy Tổ chức hành chính này đồng thời cũng là tổ chức quân sự Với chính sách toàn dân là lính, trai cứ đến 15 tuổi là phải gia nhập quân đội và được biên chế vào các tổ chức Như vậy, các nôyan vạn hộ, thiên hộ, bách hộ, vừa là lãnh chúa, vừa là các quan hành chính địa phương, vừa là các cấp chỉ huy quân đội Do vậy, tổ chức nhà nước Mông Cổ thời ấy là sự kết hợp làm một giữa chính trị và quân sự Ngoài các đội quân của vạn hộ, thiên hộ và bách hộ ra, Thành Cát Tư Hãn còn tổ chức một đội quân tiên phong gồm 1000 dũng sĩ và một đội cận vệ gồm những trai tráng khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và hết sức trung thành Thành Cát Tư Hãn còn thành lập một quan tư pháp và ban bố một bộ luật để bảo vệ nền thống trị của giai cấp quý tộc và làm căng cứ để ràng buộc và trừng phát nhân dân Mông Cổ lúc bấy giờ vốn chưa có chữ Khi hàng phục được bộ lạc Naiman, Thành Cát Tư Hãn bắt được một người Duy Ngô Nhĩ rồi sai người này dùng chữ cái Duy Ngô Nhĩ phiên âm tiếng Mông Cổ để dạy cho em quý tộc Tuy vậy, bản thân Thành Cát Tư Hãn không biết chữ Sau thành lập nhà nước phong kiến, người Mông Cổ đã tiến thẳng từ xã hội thị tộc lên xã hội phong kiến Song chế độ phong kiến ở Mông Cổ có một đặc điểm là không phải dựa sở kinh tế nông nghiệp mà xây dựng nền kinh tế chăn nuôi, bởi vậy đối tượng bóc lột chủ yếu không phải là nông dân mà là mục dân Mục dân bị gắn liền với đất đai của chủ, không được tự tiện dời từ nơi này sang nơi khác, nếu vi phạm sẽ bị xử tử Tuy quan hệ phong kiến giữ địa vị chủ đạo, quá trình chiến tranh thống nhất Mông Cổ, số cư dân bị biến thành nô lệ rất nhiều, vì vậy quan hệ nô lệ vẫn còn tồn tại ở mức độ đáng kể, đồng thời tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn giữ lại khá nhiều Phần 2: Quá trình bành trướng của đế quốc Mông Cổ ở thế kỉ XIII 2.1 Quá trình bành trướng lãnh thổ Để mở rộng phạm vi lãnh thổ của mình, sau thành lập nước Mông Cổ thống nhất, Thành Cát Tư Hãn đã động viên toàn bộ lực lượng để tiến hành các cuộc chinh phục đến tận miền xa xôi ở châu Á và châu Âu gây kinh động thế giới lúc bấy giờ 2.1.1 Những cuộc chiến tranh xâm lược thời Thành Cát Tư Hãn Ngay từ 1205, Mông Cổ đã từng tấn công Tây Hạ Sau thành lập nước, mưu mô xâm lược của Thành Cát Tư Hãn trước tiên là nhằm vào hai nước láng giềng: Tây Hạ và Kim Năm 1209, Mông Cổ đánh bại Tây Hạ Không chống cự nổi, Tây Hạ phải nộp gái xin hòa Người Mông Cổ bắt nhân dân Tây Hạ phải vót tên, làm thuẫn và nộp lạc đà cho mình để chuẩn bị đánh Kim Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn đem quân ồ ạt tấn công vào nước Kim Đến năm 1214, quân Mông Cổ đã chiếm được rất nhiều đất đai của người Kim rồi bao vây Trung Đô (Bắc Kinh) Nhà Kim phải xin hòa với điều kiện phải gả công chúa cho Thành Cát Tư Hãn (lúc này đã 59 tuổi) và phải nộp nhiều vàng lụa, trai gái và ngựa để làm của hồi môn Tuy Mông Cổ đã rút quân, để tránh xa sự uy hiếp của Mông Cổ, vua Kim dời đô xuống Biện Lương Cho rằng vua Kim thiếu chân thành, mùa thu năm đó, Thành Cát Tư Hãn lại tấn công một lần nữa, toàn bộ lãnh thổ ở phía bắc Hoàng Hà của nước Kim bị nhập vào bản đồ Mông Cổ Năm 1216, Thành Cát Tư Hãn cử một viên tướng của mình ở lại đóng giữ đất đai đã chiếm được, còn mình thì đem quân trở về Mông Cổ để chuẩn bị cho cuộc chinh phục mới Lúc bấy giờ ở phía tây Mông Cổ có nước Tây Liêu dòng dõi vua nước Liêu lập nên từ năm 1124 Năm 1218, Thành Cát Tư Hãn sai Giêbê đem vạn quân tấn công và tiêu diệt được Tây Liêu Từ đấy, cương giới của Mông Cổ sát liền với nước Khôrezmơ, một quốc gia người Tuyếc lập nên ở Trung Á vào thế kỉ XII Năm 1218, một đội buôn của Mông Cổ gồm 450 người, với 500 lạc đà chở đầy vàng bạc, da thú và hàng hóa quý sang Trung Á nuôn bán Khi vừa mới đến Khôrezmơ đội buôn này bị quân đóng giữ ở nghi là gián điệp, nên giết gần hết, chỉ còn một người sống sót chạy về báo tin Việc đó trở thành ngòi lửa của cuộc tấn công á liệt, thảm khốc của người Mông Cổ đối với Khôrezmơ Mùa thu năm 1219, Thành Cát Tư Hãn đem 20 vạn quân mở cuộc tấn công ào ạt vào nước Khôrezmơ Chỉ sau mấy tháng, quân Mông Cổ đã chiếm được nhiều thành trì và đất đai của nước này Vua Khôrezmơ là Mohamed chạy dài đến một hòn đảo nhỏ ở Lí Hải, sau bị bệnh và mất ở (1220) Hoàng tử Giêlan Átđin lên nối ngôi, chỉnh đốn lực lượng để bảo vệ thành Uốcghensơ kinh đô cũ của Khôrezmơ Quân Mông Cổ tấn công Uốcghensơ và sau tháng bao vây thì chiếm được thành này Sau hạ được thành, trừ một số thợ thủ công, phụ nữ và trẻ em bị bắt làm nô lệ, còn đại bộ phận cư dân, người thị bị giết, người thì bị quân xâm lăng cuồng bạo phá đê sông Amu Đaria để nước tràn vào thành cho chết đuối Trong thành Uốcghensơ bị quân Mông Cổ vây đánh, một số tướng lĩnh định giết Giêlan Átđin, nên ông phải đem theo 300 tướng sĩ thân tính chạy trốn đến Hôraxan Bị Thành Cát Tư Hãn truy đuổi, Giêlan Átđin phải chạy sang Ấn Độ Quân Mông Cổ lại truy kích đến tận Ấn Độ, và một trận giao chiến tại bờ sông Ấn, Giêlan Átđin thua to, phải bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bơi qua sông chạy đến vùng ngoại Cápcadơ Nước Khôrezmơ diệt vong Năm 1220, Quân Mông Cổ tràn vào Adécbaidan rồi đóng quân tại đó chờ cho mùa đông qua Năm 1222, Giêbê và Xubutai xâm nhập Grudia rồi vượt núi Cápcadơ tiến lên phía bắc Năm 1223, tại chiến dịch bờ sông Canca, quân Mông Cổ đánh bại vạn liên quân Nga Tướng lĩnh Mông Cổ bắt trói các vương công Nga, bắc ván lên đầu họ rồi ngồi lên đó để ăn mừng chiến thắng Sau đó, quân Mông Cổ trở về phía đông Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn lại tấn công Tây Hạ, hủy diệt nhiều thành phố rồi tiến quân vây kinh đô Thấy không thể chống cự được nổi, vua Tây Hạ xin hàng và xin một tháng sau nộp thành Nhưng trước kì hạn đó một hôm, ngày 25-08-1227, Thành Cát Tư Hãn băng hà Trước lúc lâm chung, Thành Cát Tư Hãn dặn phải đợi tới lúc vua Tây Hạ nộp thành, bắt giết rồi mới được phát tang Thế là chỉ vòng vài chục năm, bằng những cuộc chiến tranh thần tốc, ồ ạt, hủy diệt, Thành Cát Tư Hãn đã dựng nên một đế quốc rộng lớn, bắc đến hồ Baican, nam đến Hoàng Hà, đông đến sông Tùng Hoa, tây đến Lí Hải, bao gồm nam Xiberi, bắc Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại Cápcadơ Khi còn sống, Thành Cát Tư Hãn đã chia đất đai của đế quốc cho người trai của mình: Con trưởng Giôsi được vùng từ sông Irơtưsơ về phía tây; Con thứ hai Sagatai được vùng đất cũ của Tây Liêu bao gồm Tân Cương ngày và mợt phần Trung Á; Con thứ ba Ơgơđây được miền tây Mông Cổ; Con út Tôlui theo tập quán Mông Cổ được thừa kế đất của cha từ lưu vực sơng Ơnơn về phía đơng 2.1.2 Những c̣c chinh phục thời Ơgơđây, Mơng Ca, và Hớt Tất Liệt Sau Thành Cát Tư Hãn chết, vì chưa triệu tập được hội nghị quý tộc (khurintai) nên Tôlui tạm thời nắm quyền trị nước Năm 1229, Hội nghị quý tộc cơng nhận Ơgơđây kế ngơi đại hãn theo di chúc của Thành Cát Tư Hãn, đồng thời Hội nghị này còn bàn kế hoạch tấn công nước Kim, Nam Tống, Triều Tiên, Ba Tư và Tây Âu Năm 1230, Ơgơđây, Tôlui cùng với mình là Mông Ca đem quân đánh nước Kim, mở màn cho cuộc trường chinh mới Năm 1232, theo di chúc của Thành Cát Tư Mãn, Ôgôđây cử sứ giả đến Nam Tống lôi kéo Nam Tống cùng đánh Kim và giao hẹn rằng sau thắng lợi sẽ giao đất phía nam Hoàng Hà cho Nam Tống Năm 1233, quân Mông Cổ liên tiếp chiếm được nhiều châu của Kim rồi bao vây Biện Kinh Vua Kim phải chạy đến Thá Châu Đến lúc ấy, Nam Tống mới đưa vạn quân đến phối hợp Năm 1234, quân Mông Cổ và Nam Tống vây Thái Châu, vua Kim tự tử, nước Kim diệt vong Đồng thời với việc đánh nước Kim, năm 1231, Mông Cổ bắt đầu tấn công Cao Li Quân Mông Cổ đánh đến kinh đô Khai Thành, vua Cao Li xin giảng hòa với điều kiện phải nộp nhiều lễ vật và phải để cho Mông Cổ đặt 72 Đaruhasi (quan thủ trấn) ở các nơi trọng yếu Năm 1232, vì Cao Li giết một số Đaruhasi và tỏ thái độ chống lại, Mông Cổ tấn công Cao Li một lần nữa Do tinh thần kháng chiến của nhân dân Cao Li nên mãi đến năm 1253, Mông Cổ mới thuần phục được nước này Năm 1236, dưới sự chỉ huy của Batu (con trai của Giôsi), 15 vạn quân Mông Cổ ồ ạt tiến sang phía tây Mùa đông năm 1237, quân Mông Cổ tấn công Nga, đến cuối năm 1238, quân Mông Cổ đã chiếm được nhiều công quốc ở Nga, đó có Matxcơva Đến cuối năm 1240, quân Mông Cổ chiếm và tàn phá thành Kiép cổ kính Năm 1241, quân Mông Cổ chia làm hai đạo để tấn công Hunggari và Ba Lan, vua Hunggari bỏ chạy Đầu năm1242, quân Mông Cổ truy kích vua Hunggari đến bờ biển Nam Tư gần Vênêxia Cả châu Âu chấn động Ở Đức người ta cầu nguyện: “Xin chúa cứu vớt chúng thoát khỏi thịnh nộ của Tác Ta” Còn giáo hoàng La Mã Grêgoa IX thì hô hào tổ chức quân Thập tự để chống lại quân Mông Cổ Tuy giành được thắng lợi liên tiếp, lực lượng Mông Cổ cũng bị hao tổn không đủ sức tiến sâu vào châu Âu, bởi vậy năm 1242, Batu phải quay về hướng đông, đóng quân tại vùng sông Vônga Do cuộc chinh phục của Batu, đất phong của Giôsi được mở rộng và lập thành hãn q́c Kim trướng Trong đó, năm 1241, Ơgơđây chết Sau năm tranh giành đại hãn, năm 1246, Hợi nghị quý tợc cử Guyúc – Ơgơđây lên kế đại hãn Hai năm sau, Guyúc chết, việc tranh lại xãy ra, đến năm 1251, Mông Ca, Tôlui được cử lên làm đại hãn Sau lên ngôi, Mông Ca lại tiếp tục tổ chức những cuộc viễn chinh xâm lược mà mục tiêu là Nam Tống và Tây Á Năm 1252, Mông Ca sai em mình là Hubilai dẫn một cánh quân tiến xuống Tứ Xuyên rồi tiến xuống Vân Nam diệt nước Đại Lí (1253) Ngay năm ấy, Hubilai sai Uriangkhađa tấn công Thổ Phồn, còn bản thân mình trở về bắc Năm 1254, Thổ phồn phải thuần phục Đầu năm 1258, Uriangkhađa tấp công Đại Việt thất bại Sau đó không lâu, Mông Ca, Hubilai chia quân thành hai mũi tấn công xuống miền Tứ Xuyên, Hồ Bắc của Trung Quốc Năm 1259, Mông Ca tử trận, Hubilai tạm dừng cuộc chinh phục Nam Tống, kéo quân về Bắc để tranh Năm 1271, Hubilai chiến thắng cuộc tranh giành quyền lực, sau đó ông đổi danh xưng thành Hoàng đế, đặt tên nước là Nguyên Năm 1274, Hubilai lại đem quân chinh phục Nam Tống Năm 1276, triều đình Nam Tống đầu hàng, lực lượng còn lại tiếp tục kháng chiến đến năm 1279 thì hoàn toàn thất bại Ở hướng tây, năm 1253, Hulagu đem quân tấn công vùng Tây Á Năm 1258, quân Mông Cổ chiếm được Bátđa, Calipha Arập là An Muxtaxin bị bỏ vô một cái túi rồi cho ngựa xéo chết Vương triều A Bát của Arập diệt vong Tiếp đó quân Mông Cổ đánh sang Xiri, Ai Cập, năm 1260 bị quân Ai Cập đánh bại nên phải dừng lại Trên lãnh thổ chinh phục được ở Tây Á, Hulagu lập nên một quốc gia của người Mông Cổ gọi là quốc gia của triều Hulagu 10 Thế là, vòng nữa thế kỉ, vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành Á Âu, gây nên những thảm họa chiến tranh vô cùng khủng khiếp Kết quả là người Mông Cổ đã lập nên một đế quốc rộng bao la từ Thái Bình Dương đến tận Bắc Hải 2.2 Sự phân liệt của Đế quốc Mông Cổ Đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ đầu đã chứa đựng những yếu tố của sự phân liệt Do sự phân chia của Thành Cát Tư Hãn và kết quả của những cuộc chinh phục tiếp theo Khi Hubilai lên đại hãn, những vùng đất được phong của họ hàng đã biến thành những nước độc lập, không còn chịu sự khống chế của đại hãn nữa Ở những vùng đất mà các quốc gia mới lập của Mông Cổ dần chịu nhiều ảnh hưởng của người bản địa (văn hoá, tôn giáo, ) Như vậy, sự phân tán về chính trị, khác về văn hóa, tôn giáo, nên quan hệ giữa các quốc gia người Mông Cổ lập nên ngày càng xa xôi, và đến đầu thế kỉ XIV, họ không thừa nhận chính quyền đại hãn nữa Cũng vì vậy, từ thập kỉ 60 của thế kỉ XIII, lịch sử các nước Kim trướng, Ilơ, Sagatai không thuộc vào lịch sử Mông Cổ nữa, mà mỗi nước có lịch sử riêng của mình, còn lịch sử của Đế quốc Nguyên thì gắn liền với lịch sử Trung Quốc 2.3 Những yếu tố làm nên chiến công vĩ đại của Đế quốc Mông Cổ Từ những vùng đất hoang tàn, qua nhiều thập kỷ, người Mông Cổ đã xây dựng nên một đế chế bất khả chiến bại Xét về dân số, Mông Cổ chỉ là một nước nhỏ, họ đã làm rung chuyển thế giới cách 800 năm nhờ những thủ lĩnh xuất chúng với một đạo kỵ binh thiện chiến giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và có tầm nhìn thay đổi thế giới Mông Cổ xây dựng lực lượng quân đội rất chuyên nghiệp, sáng tạo và học hỏi cái mới Các tướng quân thời đó thực sự là những kỹ sư bậc thầy, sử dụng mọi công nghệ từng xuất hiện lịch sử loài người, những đế chế khác cố chấp và không chặt chẽ liên kết chiến đấu 11 Người Mông Cổ nổi tiếng với những chiến thuật chiến đấu hiệu quả Binh lính được rèn luyện qua nhiều trận chiến từ quy mô nhỏ đến lớn Thành tích chiến đấu của đội quân Mông Cổ thời kỳ đỉnh cao dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn thậm chí còn được đánh giá cao chiến tích của các chỉ huy nổi tiếng Alexander Đại Đế hay Hannibal Barca thời Cộng hòa La Mã Lối đánh của người Mông Cổ có hai điểm nổi bật, đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả thua rồi đột ngột tấn công Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch mất tinh thần, rối loạn Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã thất trận trước chiến thuật thứ hai Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng cho vùng đất cao nguyên này Người Mông Cổ sử dụng nhiều loại vũ khí khác Họ chế tạo kiếm lưỡi cong giúp binh lính dễ dàng xử lý chiến đấu ngựa cũng bộ Bên cạnh kiếm thì chùy, búa, dao găm và đặc biệt là cung tên cũng được sử dụng rộng rãi Trong sử sách, khả sáng tạo và sử dụng tên bắn của người Mông Cổ đã được công nhận Mông Cổ nổi tiếng với loại tên còi (một loại mũi tên rỗng tạo âm tiếng huýt), chủ yếu được người thủ lĩnh sử dụng để hiệu trận mạc 12 Phần 3: Ý nghĩa, tác động của công cuộc bành trướng lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ ở thế kỉ XIII 3.1 Ý nghĩa Về chính trị – quân sự: Trong lịch sử đã ghi nhận quân Mông là một những đội quân man rợ và thiện chiến nhất Điều này là đúng Họ rất tàn bạo ở chiến trường, đối với kẻ thù không nhượng bộ và thường cướp bóc giết người những chuyến hành quân Tuy nhiên sau chinh phục được, đối với những thành phố, quốc gia thuộc quyền họ lại có những chính sách khá hợp lý Người Mông Cổ cho rằng họ phải chấp nhận những thói quen và tôn trọng sự khác biệt nên thường không có sự bức ép thay đổi về tôn giáo hay thói quen văn hóa quan trọng Những chính sách cai trị tích cực giảm thuế cũng được áp dụng Điều này cho thấy dù xâm chiếm không có nghĩa học làm lụi tàn những nền văn hóa tốt đẹp mà theo nghĩ họ đã làm nó phát triển một cách gián tiếp Một điều khá quan trọng mà ta có thể nhận là hệ thống liên lạc (bưu chính) của họ rất đặc biệt, mang một ý nghĩa to lớn đến các quốc gia mà họ xâm lược Một tin tức được đảm bảo được truyền 200km/ngày, vì thế họ nắm bắt tình hình rất nhanh, chính xác để kịp đưa 13 các kế sách Chính điều này cũng đã làm các mối quan hệ giữa các quốc gia kề Mông Cổ có thể bị chuyển biến bất ngờ Thành Cát Tư Hãn đã cho thấy tài hiếm có của mình qua tầm nhìn, tài thao lược hiếm có để dẫn dắt một đất nước ban đầu bị lệ thuộc vào nhà Kim thành một đế quốc hùng mạnh mà sau đó người từ châu Á đến châu Âu chỉ cần nghe tiếng vó ngựa đều rùng mình kinh sợ Đế quốc Mông Cổ đã làm nên kỳ tích mà nhiều người không tưởng Ví dụ nhiều cường quốc gặp vấn đề việc thực hiện các cuộc xâm lược vào mùa đông ngựa chiến của đội quân Mông Cổ có thể di chuyển qua các dòng sông băng mà không cần cầu đường hay quân đội Mông Cổ có thể tác chiến hiệu quả ở những vùng đất lạnh giá Siberia cũng vùng đất nóng bức Arabia Quân đội Mông Cổ đã bổ sung vào binh sách rất nhiều cách đánh mới, hiệu quả mà nhiều đế quốc sau này cõ thể áp dụng Về kinh tế: Con đường tơ lụa: Sau sự sụp đổ của nhà Đường ở Trung Quốc, đường tơ lụa không còn là khu vực trao đổi hàng hóa tấp nập trước Tuy nhiên, với sự hùng mạnh của Đế quốc Nguyên Mông, một lần nữa nó được vực dậy và thịnh vượng trở lại Người Mông Cổ có được nguồn thu nhập rất lớn từ đường huyền thoại này, phần lớn lộ phí đều rơi thẳng vào túi tiền của họ Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng đường này để giao thương đến châu Âu mà còn sử dụng nó để chinh phục thế giới Trong thời gian cai trị tuyến đường quan trọng này, Mông Cổ đã có những chính sách phù hợp để trì và kích thích phát triển thương mại giữa hai đại lục Á - Âu Về văn hóa – tôn giáo: Người Mông Cổ đối xử bình đẳng với hầu hết tôn giáo, điển hình là sự bảo trợ cho nhiều tôn giáo cùng một lúc Trong thời kỳ Thành Cát Tư Hãn nắm quyền, hầu mọi tôn giáo đều có những người cải đạo, từ Phật giáo tới Cơ đốc 14 Kết luận Đất nước Mông Cổ nói riêng và châu Á nói chung đã sản sinh một những danh tướng kiệt xuất nhất lịch sử nhân loại Thành Cát Tư Hãn Người đã gieo rắc nỗi khiếp sợ khắp Châu Âu, khiến cho những kẻ vốn tự coi mình là cái nôi của nền văn minh nhân loại, là "chủng tộc thượng đẳng" có quyền thống trị thế giới bị tổn thương nghiêm trọng Trong cuộc đời câm quân của mình, Thành Cát Tư Hãn phát động vô số cuộc chinh phạt nhằm vào Đông Á, Trung Đông, Châu Âu Trong thời kỳ hoàng kim cùa mình, vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành khắp lục địa Á Âu bao la rộng lớn, giẫm nát không biết thành quách được coi là "bất khả xâm phạm" của các cường quốc lúc bấy giờ Vào thời kỳ cực thịnh, diện tích của Đế Chế Mông Cổ đạt tới 33 triệu km vuông Tức bằng gấp đôi diện tích quốc gia rộng lớn nhất thế giới hiện là nước Nga 15 Vó ngựa của ông đã giẫm nát thành Roma vĩ đại, thành Kiev phồn thịnh, khiến những sa hoàng nước Nga (vốn tự coi mình là vua của các vị vua) phải khiếp đảm Lãnh thổ Mông Cổ liên tục được bành trướng mở rộng từ mọi hướng từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc Đạp đổ hệ thống quan hệ quốc tế thời bấy giờ, xác lập nên một trật tự mới Ngày nay, đến bất kì nơi đâu đất nước Mông Cổ, không không biết thời kì hào hùng này, người dân tự hào về điều đó,được thể hiện qua các câu chuyện, các bộ bí thư hay tượng của Thành Cát Tư Hãn ở khắp mọi nơi, Tuy nhiên, tất cả điều đó không thể làm lu mờ một chuyện, đó là sự bạo của các đội quân Mông Cổ Danh mục hình ảnh 16 Hình 1.1 Vị trí của Mông Cô ở thế kỉ XII Hình 1.2 Giao chiến quân Mông Cô quân Kim chiến dịch Dã Hồ Lĩnh năm 1211, diễn ở khu vực thuộc Trương Gia Khẩu 17 Hình 1.3 Tranh mô tả Trận Legnica năm 1241, diễn ở khu vực thuộc Ba Lan, quân Mông Cô liên quân châu Âu Hình 1.4 Bức tranh tái một trận đánh của quân Mông Cô 18 Tài liệu tham khảo Nguyễn Gia Phu – Nguyễn Văn Ánh – Đỗ Đình Hãng – Trần Văn La, Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Vĩnh Phúc, 2009 Đặng Vũ Nhuế, Phương đông – Phương tây, phiếm luận, Paris, 2004 Hình ảnh từ Google.com 19 ... Sự thành lập nhà nước Mông Cổ .5 Phần 2: Quá trình bành trướng của đế quốc Mông Cổ ở thế kỉ XIII .7 2.1 Quá trình bành trướng lãnh thổ 2.1.1 Những... tại ở mức độ đáng kể, đồng thời tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn giữ lại khá nhiều Phần 2: Quá trình bành trướng của đế quốc Mông Cổ ở thế kỉ XIII 2.1 Quá trình. .. ? ?Quá trình bành trướng lãnh thổ của Đế chế Mông Cổ ở thế kỉ XIII? ?? sẽ cung cấp được những thông tin, kiến thức cho các bạn thích khám phá, thích tìm hiểu lịch sử thế