TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Ở nội dung này trình bày bối cảnh ra đời luận án: Bối cảnh học thuật cũng như thực tiễn, từ đó nêu bật lý do chọn đề tài và ý nghĩa của nghiên cứu.
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết của luận án
Theo định nghĩa của OECD (2008), đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại đầu tư xuyên biên giới với mục tiêu thành lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp mà được cư trú trong nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ thứ 21, chẳng những ở các nước công nghiệp phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển Nhiều nghiên cứu khoa học lý giải về vai trò đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nước xuất khẩu vốn: Đối với nhà đầu tư nhằm để tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn hơn ở các thị trường nước ngoài (Agarwal, 1980; Moosa, 2002) hoặc để thực hiện sự đa dạng hóa hoạt động đầu tư (Tobin, 1958; Markowitz, 1959; Moosa, 2002) hoặc được tác động bởi sản lượng đầu ra và quy mô thị trường nước tiếp nhận vốn (Balassa, 1966; Moore 1993; Wang & Swain, 1995) Bằng việc đánh giá động cơ đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản, Kreinin và cộng sự (1999) kết luận rằng “sự bảo vệ thị phần là một hành động có động cơ quan trọng nhất cho FDI” Đối với nước tiếp nhận vốn, OECD (2002) chỉ ra FDI tạo nên hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, hỗ trợ đầu tư nguồn nhân lực, đóng góp hội nhập thương mại quốc tế của quốc gia, giúp tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh và gia tăng sự phát triển của doanh nghiệp Tất cả điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn và được xem như một giải pháp hữu hiệu giúp tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển Theo Grossman và Helpman (1991), Hermes và Lensink (2003) đều chỉ ra rằng FDI đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư Johnson
(2005) trong nghiên cứu về sự tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, kết luận FDI tác động đến nước tiếp nhận, đặc biệt là nhóm các nước đang phát triển chủ yếu qua hình thức vốn vật chất và công nghệ, trong đó, công nghệ là nhân tố chủ yếu. Theo Kemp (1962) giải thích sự di chuyển vốn là do sự khác biệt về năng suất biên. Vốn di chuyển từ nơi có năng suất biên thấp sang nơi có năng suất biên cao hơn Lý thuyết của Kemp (1962) dựa trên giả định thị trường hoàn hảo, không có rủi ro nên lợi nhuận là biến số duy nhất của quyết định đầu tư Do đó, một quốc gia có vốn dồi dào thì có mức lợi nhuận biên về vốn thấp hơn quốc gia khan hiếm vốn Tuy nhiên, lý thuyết này chưa giải thích được lý do bên cạnh dòng vốn di chuyển vào thì dòng vốn còn di chuyển ra khỏi một quốc gia và hơn nữa, tại sao những nước thiếu vốn, công nghệ chưa cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, các doanh nghiệp lại đầu tư trực tiếp ra nước ngoài? Vậy nguyên nhân nào tác động đến đầu tư trực tiếp từ các nước đang phát triển?.
Theo UNCTAD (2006) và Dunning (2006), có sự khác biệt về các nguyên nhân tác động đến các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước đã phát triển và các nước đang phát triển Đó cũng chính là chủ đề thu hút nghiên cứu của các tác giả trên thế giới thời gian gần đây.
Tính đến nay, đã có nhiều công trình lý thuyết giải thích về nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài như: lý thuyết giả sử thị trường hiệu quả, lý thuyết giả sử thị trường không hiệu quả, lý thuyết quốc tế hóa, lý thuyết lựa chọn địa điểm Theo “Lý thuyết giả sử thị trường hiệu quả”, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài để tìm kiếm tỷ suất thu hồi khác nhau ở các thị trường (Agarwal, 1980; Moosa, 2002) hoặc để thực hiện sự đa dạng hóa (Tobin, 1958; Markowitz, 1959; Moosa, 2002) hoặc được tác động bởi sản lượng đầu ra và quy mô thị trường nước tiếp nhận vốn (Balassa, 1966; Moore, 1993; Wang & Swain,
1995) Với Lý thuyết lựa chọn địa điểm thì cho rằng, FDI tồn tại do sự không di động của một số nhân tố sản xuất quốc tế như là lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên… (Horst, 1972; Wheeler & Moody, 1992) Với mục đích nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu lập luận, vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu của mình. Bên cạnh việc nghiên cứu về các nhân tố nội tại doanh nghiệp, có rất nhiều công trình nghiên cứu xem xét sự tác động của nhân tố bên ngoài tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Deng, 2004; Gammeltoft, 2008; Masron & Shahbudin, 2010; Lu & cộng sự, 2011; Goh & Wong, 2011) Trong đó, có 2 hướng nghiên cứu đã và đang diễn ra, đó là các nghiên cứu tập trung xem xét các nhân tố thúc đẩy từ trong nước (Yang, 2003; Kyrkilis & Pantelidis, 2003; Kayam, 2009; Masron & cộng sự, 2010; Wei & Alon, 2010; Yao & cộng sự, 2010; Lu & cộng sự, 2011; Lou & Wang, 2012; Wu & Chen, 2014; Saad, 2014) hoặc tập trung vào các nhân tố thu hút của thị trường nước tiếp nhận vốn (Dunning, 1977, 1988, 1993, 2002; Zhang & Zuk, 1998; Buckley & cộng sự, 2007; Duanmu & Guney, 2009; Anil & cộng sự (2011); Cuyvers & cộng sự (2011); Zhang & Daly (2011); Quer & cộng sự (2012); Gill (2014); Yilmaz & cộng sự, 2014).
Theo hướng nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy từ trong nước, các nhà nghiên cứu cho rằng, động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp quyết định đầu tư sang nước ngoài có thể là do thị trường trong nước không còn hấp dẫn (UNCTAD, 2006; Kayam, 2009; Masron & Shahbudin, 2010; Lu & cộng sự, 2011, Lou & Wang,
2012), chi phí hoạt động kinh doanh trong nước quá cao (Andreff, 2003; Kayam, 2009; Masron & Shahbudin 2010), nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt hoặc khó để tiếp cận (UNCTAD, 2006; Masron & Shahbudin, 2010; Yao & cộng sự, 2010). Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp FDI có thể thuận lợi đầu tư ra nước ngoài đòi hỏi sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ trong nước trong việc đưa ra các quy định, chính sách hỗ trợ đầu tư (Aykut & Ratha, 2004; UNCTAD, 2006; Yao & cộng sự, 2010;Masron & Shahbudin, 2010; Lu & cộng sự, 2011; Lou & Wang, 2012; Stoian,2013).
Theo hướng nghiên cứu tập trung vào các nhân tố thu hút, các nhà nghiên cứu lập luận rằng, các doanh nghiệp quyết định đầu tư sang nước ngoài có thể xuất phát từ việc nhận ra sự hấp dẫn của thị trường ở nước dự định đầu tư (Balassa, 1966; Dunning, 1988 & 2002; Wheeler & Mody, 1992; Moore, 1993; Wang & Swain, 1995; Markusen & Venables, 1998, 2000; UNCTAD, 2006; Buckley và cộng sự, 2007; Duanmu & Guney, 2009; Cuyvers & cộng sự, 2011; Anil & cộng sự, 2011; Gill, 2014; Lee & cộng sự, 2016; Mourao, 2017), chi phí để hoạt động kinh doanh thấp (Dunning, 1988 & 2002; MacCarthy & Atthirawong, 2003; UNCTAD, 2006; Anıl & cộng sự, 2011), nguồn tài nguyên dồi dào hoặc dễ tiếp cận (Dunning, 1988, 2002; Anil & cộng sự, 2011), có vị trí địa lý gần gũi hoặc có sự tương đồng về văn hóa (Anil & cộng sự, 2014), cơ sở hạ tầng cho kinh doanh (Dunning, 1988 & 2002; Wheeler & Moody, 1992, Zhang & Zuk, 1998, Na & Lightfoot, 2006), sự hỗ trợ kinh doanh của chính phủ nước sở tại (Dunning, 1988 & 2002Anil & cộng sự, 2014; Buckley & cộng sự, 2007; Dunning, 1988 & 2002) hoặc do sự hội nhập kinh tế quốc tế tốt (Dunning, 1988 & 2002; Anil & cộng sự, 2011).
Ngoài ra, Aykut và Ratha (2004), UNCTAD (2006) đã tổng hợp và kiến nghị có 2 nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy tác động đến FDI Tuy nhiên trong nghiên cứu của Aykut và Ratha (2004) và báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD (2006) mới chỉ dừng lại ở tổng kết các nghiên cứu rời rạc về các nhân tố thu hút ở nước nhập khẩu vốn và thúc đẩy từ nước xuất khẩu vốn tác động đến FDI Và đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về sự phối hợp đánh giá và lượng hóa cả hai nhóm nhân tố trên tác động đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp ra nước ngoài, đặc biệt từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Công bố mới đây nhất bởi Li và cộng sự (2018) về việc đánh giá sự khác nhau trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư nước ngoài từ doanh nghiệp giữa các nước đã và đang phát triển Các tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống hoá thông qua đánh giá 84 bài báo nghiên cứu về FDI bởi các tạp chí uy tín nhất thế giới trong vòng 36 năm qua, mốc thời điểm xuất phát kể từ khi mô hình OLI củaDunning (1980) được giới thiệu đến năm 2016 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có thể phân loại các nghiên cứu theo hai nhóm nhân tố tác động đến FDI Thứ nhất, hướng nghiên cứu theo nhóm nhân tố ngoại vi (External factors), có thể như là các nhân tố xuất phát từ trong nước chủ đầu tư hoặc các nhân tố từ nước tiếp nhận vốn, ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương (Sub-national) Thứ hai, hướng nghiên cứu theo nhóm nhân tố nội vi (Internal factors), là các nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp như lợi thế công nghệ sở hữu, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế Ngoài ra, Li và cộng sự (2018) cũng kêu gọi cần có thêm những phương pháp nghiên cứu mới và nâng cao hơn để tăng độ tin cậy so với các phương pháp mà các nghiên cứu được tổng kết trong bài báo này đã được sử dụng trong 36 năm qua như phân tích hồi quy, phân tích tương quan, phân tích phương sai ANOVA, MANOVA Nhóm tác giả cũng khuyến nghị hướng nghiên cứu mới nên đánh giá đồng thời cả 3 thành phần tác động đến FDI gồm: góc độ nội bộ doanh nghiệp (hình thức sở hữu, loại FDI…), góc độ nhà quản trị và bối cảnh quyết định lựa chọn địa điểm (các nhân tố thuộc về nước đầu tư, các nhân tố thuộc về nước tiếp nhận vốn, địa phương, tiểu vùng, mạng lưới).
Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu này đề xuất kiểm định sự tác động đồng thời hai nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy FDI tác động đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp từ một quốc gia đang phát triển Đây chính là điểm trống về mặt học thuật mà luận án kỳ vọng sẽ giải quyết.
1.1.2 Bối cảnh thực tiễn của luận án
Không nằm ngoài xu thế đầu tư của các nước trên thế giới, ngay năm 1989 mặc dù Việt Nam chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhưng đã có dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài với 1318 dự án và hơn 22 tỷ USD, số vốn đầu tư trung bình/dự án gần 17 triệu USD (Tổng cục thống kê, 2018) Ngành nghề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam rất đa dạng gồm: Bưu chính viễn thông, khai thác dầu khí, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, kho vận, bệnh viện, nông lâm, sản xuất sữa… có những dự án vài trăm ngàn USD, nhưng cũng có dự án cả tỷ USD Nhiều tập đoàn đầu tư ra nước ngoài thành công như Viettel, tổng doanh thu từ đầu tư ra nước ngoài lũy kế đến hết năm 2016 của tập đoàn này là 6,5 tỷ USD, riêng năm 2016 đạt 1,4 tỷ USD Viettel cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất hiện nay có doanh thu từ thị trường nước ngoài trên 1 tỷ USD/năm, tính lũy kế kể từ khi đầu tư ra nước ngoài đến hết tháng 6 - 2017, Tập đoàn này đã thu về lợi nhuận hơn 520 triệu USD (Huy Ngọc, 2017) Nhìn chung FDI từ Việt Nam liên tục tăng qua các năm, nhưng thể hiện không ổn định, có năm tăng có năm giảm về số dự án lẫn vốn đăng ký đầu tư.
Trong số hơn 30 quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư từ Việt Nam, tính đến hết năm
2017, Vương quốc Campuchia là quốc gia xếp thứ 2 về tổng số dự án với 168 dự án (chiếm tỷ trọng 16,05%) và thứ 3 về vốn đầu tư với hơn 2,7 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 13,7%).
Năm 2017, VN và Campuchia kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong chiều dài lịch sử này, quan hệ kinh tế - chính trị - quân sự giữa 2 nước láng giềng luôn phát triển theo chiều rộng và sâu Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là nhà đầu tư lớn thứ 5 trong các nhà đầu tư nước ngoài vào Campuchia (sau Trung Quốc, Anh, Singapore, Campuchia), kết quả này thể hiện chưa tương xứng với tiềm năng, quan hệ 2 nước Vì vậy, cần có các nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Campuchia, để từ đó góp phần thúc đẩy đầu tư trực tiếp Việt Nam sang Campuchia nói riêng và ra nước ngoài nói chung trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó nghiên cứu các doanh nghiệp Việt Nam có đăng ký xin phép đầu tư trực tiếp sang Vương Quốc Campuchia bởi Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam) và có đăng ký, được cấp phép đầu tư bởi Hội đồng phát triển đầu tư Campuchia (CDC) và các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào Campuchia.
- Thời gian nghiên cứu từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi thống nhất đất nước (1975): từ năm 1989 đến năm 2017.
- Thời gian ứng dụng của kết quả nghiên cứu: các hàm ý chính sách và quản trị từ kết quả nghiên cứu của luận án kỳ vọng sẽ được áp dụng từ năm 2020 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án
Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án theo phương thức nghiên cứu hỗn hợp gắn kết (Embedded Design) trong đó nghiên cứu định lượng làm chính (Creswell, 2014), được sơ đồ hóa như sau: ĐỊNH LƯỢNG
Sơ đồ 1.1 Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án
Các phương pháp nghiên cứu, quy trình xây dựng thang đo, quy trình chọn mẫu sẽ được trình bày chi tiết ở Chương ba của luận án Trong chương này, có thể khái quát các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật phân tích, xử lý dữ liệu như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Với phương pháp này, luận án sử dụng những phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu + Phương pháp GT (Grounded Theory): GT là phương pháp được sử dụng để xây dựng lý thuyết khoa học dựa trên dữ liệu thông qua việc thu thập, phân tích một cách hệ thống trong suốt quá trình nghiên cứu Trong quá trình xây dựng lý thuyết, việc thu thập, phân tích dữ liệu và ngay cả lý thuyết được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Strauss & Corbin, 1998) Luận án sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu tổng quan các lý thuyết, cơ sở lý luận liên quan đến FDI.
+ Phương pháp phân tích tài liệu (Documents and Records Analysis) Nghiên cứu về tài liệu và sự ghi chép có sẵn là phương pháp nghiên cứu thông qua các từ ngữ (text) đã được viết, đánh máy trong các tài liệu hay các bản ghi chép. Documents and records có thể là những bức thư, nhật ký cá nhân, các ghi chép của một công ty hay tài liệu chính thức của nhà nước như các báo cáo, các văn bản luật.
Nó cũng bao gồm các ấn phẩm truyền thông (media accounts), như chương trình truyền hình, báo chí, tạp chí; thậm chí các nội dung thư điện tử, trang web… Nó còn có thể bao gồm các tự truyện (Berg, 2001) Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Campuchia thông qua các báo cáo, thống kê từ các cơ quan hữu quan hai nước Việt Nam – Campuchia; các báo cáo của các tổ chức quốc tế về môi trường đầu tư của Campuchia; các văn bản Luật liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Campuchia.
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử Theo Berg (2001), phương pháp nghiên cứu lịch sử là sự kiểm tra các yếu tố từ lịch sử Từ nhận thức của khoa học xã hội, lịch sử là sự tường thuật của những sự kiện hay chuỗi các sự kiện trong quá khứ. Phương pháp nghiên cứu lịch sử được thực hiện với nhiều lý do như: để trả lời cho những câu hỏi mà những phương pháp thu thập thông tin khác không trả lời được; để tìm kiếm thực tiễn hay mối quan hệ các sự kiện từ quá khứ và mối liên hệ của chúng đến hiện tại; để đánh giá những hoạt động trong quá khứ và thành công của các cá nhân, tổ chức; và để hỗ trợ cho sự hiểu biết về văn hóa con người Phương pháp này luận án sử dụng nhằm so sánh kết quả FDI của Việt Nam ra nước ngoài nói chung và sang Campuchia nói riêng qua các năm theo các sự kiện lịch sử, để tìm ra được xu hướng, những điểm khác biệt, nhằm tìm kiếm nguyên nhân lý giải cho sự khác biệt đó.
+ Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn đơn giản là đàm thoại có mục đích (Berg, 2001) Trong đó, luận án sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh, bổ sung thang đo các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Phương pháp này, tác giả còn sử dụng để làm rõ thêm các nhân tố thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Campuchia cũng như các khó khăn các doanh nghiệp đang đối mặt khi đầu tư tại Campuchia Trong đó nghiên cứu này được thực hiện thông qua phỏng vấn tay đôi với các lãnh đạo doanh nghiệp đang, có ý định đầu tư trực tiếp sang Campuchia, các chuyên gia có kiến thức, am hiểu về hoạt động FDI của Việt Nam.
+ Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng trong nghiên cứu định tính nghĩa là quan sát bằng mắt (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Phương pháp này được thực hiện bởi chính tác giả để đánh giá môi trường đầu tư Campuchia, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để có sự cảm nhận của tác giả khi đứng ở góc độ nhà đầu tư.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng trong đánh giá, điều chỉnh thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết chính thức Phương pháp này gồm các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha Trong đánh giá độ tin cậy thang đo nhiều nhà nghiên cứu đồng tình sử dụng hệ số Alpha của tác giả Cronbach (1951) theo (Churchill, 1979; Nunnally & Bernstein, 1994; Devellis, 2003; Hair & cộng sự,
2009, 2014; Creswell, 2014) Phương pháp này được tác giả sử dụng để đánh giá độ tin cậy thang đo trong bước nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis - EFA) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng phổ biến trong đánh giá giá trị của thang đo (Churchill, 1979; Nunnally & Bernstein, 1994; Hair & cộng sự, 2009, 2014) Phương pháp này luận án sử dụng nhằm đánh giá giá trị thang đo ở bước nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức, nhằm làm sạch thang đo cũng như khám phá nhóm các nhân tố.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) Để kiểm định xem kết quả các nhóm nhân tố phù hợp với lý thuyết hay không, các nhà nghiên cứu sử dụng một trong những phương pháp đó là CFA (Steenkamp & Van Trijp, 1991; Hair & cộng sự, 2009, 2014) Vì vậy, phương pháp CFA được tác giả sử dụng nhằm để kiểm định thang đo trong bước nghiên cứu định lượng chính thức.
+ Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling - SEM) Một số nhà nghiên cứu khuyến nghị sử dụng phương pháp phân tích SEM để kiểm định độ thích ứng của mô hình lý thuyết với giả thuyết (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Hair & cộng sự, 2009, 2014) Nên phương pháp phân tích SEM được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức nhằm mục đích kiểm định mô hình lý thuyết với giả thuyết đặt ra.
+ Phương pháp phân tích Bootstrap Trong nghiên cứu định lượng bằng lấy mẫu, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhà khoa học không lặp lại nghiên cứu bằng mẫu khác (Anderson & Gerbing, 1988) Thay vào đó, phương pháp Bootstrap được sử dụng nghĩa là lấy mẫu lại có thay thế trong đó đám đông cũng là mẫu ban đầu (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Hair & cộng sự, 2009,
2014) Vì thế, phương pháp Bootstrap được sử dụng trong bước nghiên cứu định lượng chính thức nhằm mục đích ước lại mô hình lý thuyết lấy lại mẫu nghiên cứu để tiếp kiệm thời gian và chi phí.
Đóng góp dự kiến của luận án nghiên cứu
1.5.1 Đóng góp về lý thuyết
- Thứ nhất, luận án nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình, khung phân tích nghiên cứu đồng thời các nhân tố thúc đẩy (Push Factors) và nhân tố thu hút (Pull Factors) tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một nước có nền kinh tế đang phát triển sang một nước đang phát triển khác theo quan điểm ra quyết định của các doanh nghiệp nước đầu tư.
- Thứ hai, luận án nghiên cứu là tài liệu phục vụ cho giảng dạy, cũng như nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh doanh quốc tế.
1.5.2 Đóng góp về thực tiễn
Về đóng góp thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ gợi mở những hàm ý quản trị cho các nhà quản lý các doanh nghiệp đang và có ý định đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như cho các nhà lập chính sách ở các cơ quan quản lý liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, luận án nghiên cứu giúp các doanh nghiệp Việt Nam chưa hoặc dự định đầu tư ra nước ngoài có được những thông tin, đánh giá để ra quyết định đầu tư sang Campuchia nói riêng và nước ngoài nói chung.
- Thứ hai, luận án nghiên cứu như “tiếng nói” của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư trực tiếp tại Campuchia, giúp cơ quan hữu quan 2 nước Việt Nam -
Campuchia hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia thời gian qua, góp phần đưa ra những chính sách, kiến nghị để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia nói riêng, ra nước ngoài nói chung nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
- Thứ ba, hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu của luận án nếu được cơ quan hữu quan của Việt Nam thực hiện sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế - chính trị Việt Nam – Campuchia nói riêng và với quốc tế nói chung.
Điểm mới của luận án nghiên cứu
Một luận án Tiến sĩ phải có đóng góp mới về mặt lý thuyết Theo yêu cầu đó, luận án nghiên cứu có những điểm mới như sau so với công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã có về FDI Kết quả của luận án nghiên cứu đã xây dựng và đề xuất khung nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp của các nước đang phát triển Khung nghiên cứu này bao gồm việc phân tích đồng thời sự tác động của các nhóm nhân tố thúc đẩy từ nước xuất khẩu vốn và nhóm nhân tố thu hút từ nước nhập khẩu vốn đối với quyết định FDI của các doanh nghiệp thông qua phân tích CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
Bố cục của luận án
Luận án nghiên cứu bao gồm 5 chương theo trình tự với các nội dung chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan về luận án nghiên cứu Chương này trình bày bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài của luận án, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, điểm mới – đóng góp của luận án nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương này trình bày những khái niệm chung về FDI, các lý thuyết nền về FDI, các công trình thực nghiệm nghiên cứu về các nhân tố tác động đến FDI, thực trạng OFDI của Việt Nam thời gian qua Qua đó, chương này trình bày khoảng trống nghiên cứu, giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan cở sở lý thuyết cũng như đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu ở Chương 2, Chương này trình bày thiết kế nghiên cứu gồm: Phương pháp, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, quy trình xây dựng - bổ sung - điều chỉnh thang đo, kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính và định lượng.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu chính thức Chương này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính thức gồm mô tả đặc điểm dữ liệu, mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả EFA (phân tích nhân tố khám phá), phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM; phân tích so sánh sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khảo sát và phân tích định tính chính thức để đối chiếu, lý giải thêm cho kết quả nghiên cứu định lượng.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu.
Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu, hàm ý về lý thuyết, chính sách, quản trị, nêu những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
Giới thiệu chung chương hai Để xác định được khoảng trống nghiên cứu về mặt học thuật cũng như đề xuất được mô hình giả thuyết nghiên cứu, tác giả thực hiện nghiên cứu chương hai nhằm tổng kết các lý thuyết liên quan đến FDI như các khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân hình thành FDI dựa trên quan điểm công trình nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm trong nước và quốc tế Trên cơ sở đó, chương này bao gồm nội dung xây dựng mô hình giả thuyết nghiên cứu liên quan đến luận án.
Khái niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tên tiếng Anh là Foreign Direct Investment – viết tắt là FDI hay Direct Foreign Investment - viết tắt là DFI.
Theo tài liệu Định nghĩa chuẩn mực về FDI của OECD (2008), khi nói về đầu tư trực tiếp nước ngoài, người ta cũng có thể xem xét theo một trong hai hướng, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào (Inward Foreign Direct Investment, viết tắt là IFDI) và đầu tư trực tiếp nước ngoài đi ra (Outward Foreign Direct Investment hay Foreign Direct Investment Abroad, viết tắt là OFDI) Đầu tư trực tiếp đi vào hay đi ra phụ thuộc vào việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư với quốc gia báo cáo Trong đó OFDI là hoạt động FDI mà hướng ảnh hưởng là đi ra (Outward) đối với quốc gia báo cáo và tương tự đối với IFDI, hướng ảnh hưởng là đi vào (Inward) đối với quốc gia báo cáo Vì thế khi nghiên cứu về IFDI hay OFDI, các nhà nghiên cứu thường sử dụng lý thuyết nền tảng về FDI, dùng chung cho cả IFDI và OFDI, chỉ khác nhau ở hướng báo cáo (Direction) Do vậy trong luận án này, tác giả đôi khi dùng các thuật ngữ “FDI từ Việt Nam” hay “FDI của các doanh nghiệp Việt Nam/Việt Nam sang nước ngoài” đều có ý nghĩa như nhau để chỉ OFDI của Việt Nam.
Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Tài liệu Cán cân thanh toán (năm 1993) của IMF định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một sự đầu tư được làm để thu được lợi nhuận lâu dài dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là có một tiếng nói trọng lượng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp”.
Theo Báo cáo hoạt động đầu tư thế giới của Liên Hiệp Quốc (United Nations) năm 1999 định nghĩa Đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một sự đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi tức lâu dài và sự kiểm soát của một chủ thể trong một nền kinh tế (chủ thể ở đây có thể là nhà đầu tư cá thể ở nước ngoài hoặc công ty mẹ”.
Theo tài liệu Định nghĩa chuẩn mực về FDI của OECD (2008): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại đầu tư xuyên biên giới được thực hiện bởi một công dân trong một nền kinh tế (Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài) với mục tiêu thành lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài) mà được cư trú trong một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài Động cơ của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là mối quan hệ dài hạn mang tính chiến lược với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài để đảm bảo mức độ ảnh hưởng có ý nghĩa bởi họ trong hoạt động quản trị doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Lợi ích dài hạn được minh chứng khi nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất là 10% quyền được biểu quyết của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp.
Theo Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2008): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư”.
Trong Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, không định nghĩa về FDI, mà khái niệm FDI chỉ có thể được hiểu thông qua kết hợp 2 khái niệm được Luật quy định tại Điều 3, đó là: đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư và đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Tóm lại, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư bỏ vốn và các tài sản hợp pháp khác vào một quốc gia khác quốc tịch nhà đầu tư để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư đó Đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư thì FDI ở đây được gọi là FDI đi vào (IFDI), đối với quốc gia xuất khẩu vốn thì được gọi là FDI đi ra (OFDI).
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của FDI Đầu tư nước ngoài đã được biết đến rộng rãi trong thế kỷ 19, tuy nhiên hình thức chủ yếu vẫn là đầu tư tài chính, điển hình như các hoạt động cho vay của Vương Quốc Anh đối với các nước khác trong việc phát triển kinh tế Theo Godley
(1999), trước năm 1890, các hình thức thâm nhập thị trường của các nhà kinh doanh nước ngoài vào Anh chủ yếu là trong lĩnh vực mua bán hàng hóa tiêu dùng hay thương mại; sau năm này, mới xuất hiện các hình thức thâm nhập thông qua sản xuất hàng hóa hay FDI.
Sang thế kỷ 20, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, FDI trên thế giới bắt đầu tăng trưởng bởi hai nguyên nhân Nguyên nhân thứ nhất, do sự cải tiến trong lĩnh vực vận tải và thông tin làm cho việc kiểm soát các khoảng cách tốt hơn.
Nguyên nhân thứ hai, do nhu cầu vốn đối với các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản từ
Mỹ để tái thiết đất nước do những tổn thất của chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ đó cho đến nay, mặc dù có những lúc FDI toàn cầu sụt giảm, nhưng nhìn chung gia tăng, đặc biệt sau thập niên 90 của thế kỷ 20, với những làn sóng M&A của các công ty đa quốc gia cùng với quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng, sự giảm đi các rào cản đối với FDI nhưng các thỏa thuận tự do hóa dòng vốn của các quốc gia, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các hoạt động xúc tiến FDI làm cho FDI ngày càng gia tăng (UNCTAD, 2000).
Các lý thuyết liên quan đến nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tính đến nay, có nhiều lý thuyết nghiên cứu về các nguyên nhân hay động cơ hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên chưa có sự thống nhất tuyệt đối của các tác giả trên thế giới về các lý thuyết giải thích FDI, đó cũng là khoảng trống nghiên cứu về FDI cho đến hiện nay.
Theo Kojima và Ozawa (1984), Kojima (1973, 1975, 1985, Moosa, 2002) có hai hướng chính để giải thích FDI đó là hướng tiếp cận lý thuyết theo kinh tế vĩ mô (Macro-economic theoretic approach) hay còn gọi là tiếp cận theo hướng thâm dụng nhân tố và hướng tiếp cận lý thuyết theo kinh tế vi mô (Micro-economic theoretic approach) hay tiếp cận theo kinh doanh quốc tế ở góc độ doanh nghiệp. Ở góc độ tiếp cận lý thuyết theo kinh tế vĩ mô, theo Dunning (2002), những lý thuyết đầu tiên đặt nền tảng cho giải thích FDI dưới góc độ chuyên môn hóa sản xuất quốc tế đã được đề cập theo quan điểm của Trường phái trọng thương, trong tác phẩm Lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith (1776) và lý thuyết Lợi thế so sánh của David Ricardo (1817) Theo lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, một quốc gia sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà với cùng một nguồn lực sản xuất (vốn, lao động), quốc gia đó sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn quốc gia khác. Lợi thế tuyệt đối là nguồn gốc để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa và trao đổi các mặt hàng Tuy nhiên học thuyết chưa giải thích được tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối (hoặc bất lợi thế thế tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng Bổ sung và khắc phục hạn chế trong việc giải thích về chuyên môn hóa sản xuất của Adam Smith, David Ricardo đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh trong đó các quốc gia ngay cả bất lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng thì vẫn có thể có lợi thông qua trao đổi dựa trên lợi thế so sánh Nói cách khác theo lý thuyết Lợi thế so sánh, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao một cách tương đối so với quốc gia kia Cả hai lý thuyết trên giải thích về sự chuyên môn sản xuất quốc tế hay thương mại quốc tế dựa trên giả định hai quốc gia, hai sản phẩm, và các nhân tố sản xuất được tự do di chuyển trong nước một cách hoàn hảo, hay FDI sẽ không tồn tại trong một thế giới có sự cạnh tranh hoàn hảo (Kindleberger, 1969) Theo Kojima và Ozawa (1984), hướng tiếp cận lý thuyết theo kinh tế vĩ mô, tiêu biểu như: Lý thuyết chi phí tiền tệ (Aliber, 1970), Lý thuyết các bước phát triển đầu tư (Dunning, 1981, 2002), Lý thuyết lợi thế so sánh động (Kojima, 1973 & 1975) Theo Lý thuyết về chi phí tiền tệ của Aliber (1970) đã đưa ra một giả thuyết và cố gắng giải thích FDI trong việc xem xét mức độ mạnh tương quan của các đồng tiền khác nhau Giả thuyết này lập luận rằng các công ty ở các quốc gia có đồng tiền mạnh sẽ đầu tư ra nước ngoài, trong khi đó các công ty ở các quốc gia có đồng tiền yếu sẽ không có khuynh hướng như vậy Giả thuyết này dựa trên cơ sở mối quan hệ thị trường vốn, rủi ro tỷ giá hối đoái và sự tham chiếu thị trường cho việc nắm giữ tài sản định giá bởi đồng tiền mạnh Aliber kiến nghị rằng một MNC ở nước có đồng tiền mạnh, dựa trên danh tiếng đó có thể vay với lãi suất thấp hơn công ty địa phương ở nước có đồng tiền yếu, bởi vì ông cho rằng dòng thu nhập ở quốc gia có đồng tiền yếu được liên hệ với rủi ro tỷ giá hối đoái Giả thuyết của Aliber có thể được kiểm định bởi mối quan hệ giữa giá trị của đồng tiền và dòng chảy vốn FDI.
Mặt khác, hướng tiếp cận kinh doanh quốc tế là hướng nghiên cứu tập trung vào hành vi của các công ty đa quốc gia (Kojima & Ozawa, 1984; Moosa, 2002; Dunning & Lundan, 2008) Theo hướng này, FDI có thể được giải thích bởi các giả thuyết (lý thuyết) sau: giả thuyết thị trường hiệu quả, giả thuyết thị trường không hiệu quả Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài để tìm kiếm tỷ suất thu hồi khác nhau ở các thị trường (Agarwal, 1980); hoặc để thực hiện sự đa dạng hóa (Tobin, 1958; Markowitz, 1959) hoặc được tác động bởi sản lượng đầu ra và quy mô thị trường nước tiếp nhận vốn (Balassa, 1966; Moore, 1993, Wang & Swain, 1995) Tiếp theo giả thuyết thị trường không hiệu quả bao gồm các giả thuyết: giả thuyết tổ chức công nghiệp, giả thuyết quốc tế hóa, giả thuyết địa điểm, giả thuyết chiết trung, giả thuyết vòng đời sản phẩm, giả thuyết về sự phản ứng lại tình trạng phi độc quyền và hành vi, giả thuyết thương mại mới,giả thuyết về thể chế.
Theo giả thuyết tổ chức công nghiệp (Hymer, 1960/1976), để vượt qua được với doanh nghiệp nước sở tại, doanh nghiệp FDI phải có một số ưu thế để có thể bù lại những chi phí phụ trội đó Ưu thế có thể là sức mạnh độc quyền ở một số mặt như ưu thế theo quy mô, kiến thức, sự khác biệt của sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm, công nghệ, mạng lưới và kỹ năng tiếp thị, khả năng tiếp cận với những nguồn vốn rẻ.
Theo giả thuyết quốc tế hóa, FDI phát sinh từ những nỗ lực của các công ty để thay thế các giao dịch thị trường bằng các giao dịch nội bộ nhằm giảm chi phí (Coase, 1937; Hennart, 1977; Teece, 1985; Rugman & Brewer, 2001) Buckley và Casson (1976), Martin (1991) đề nghị rằng nếu thị trường trong các sản phẩm trung gian là không hoàn hảo, các công ty có động cơ để bỏ qua chúng bằng cách tạo ra thị trường nội bộ, như vậy mà các hoạt động liên kết bởi các thị trường mang lại sự sở hữu và kiểm soát.
Buckley và Casson (2000) giới thiệu một mô hình đầu vào của thị trường mà có 3 đặc trưng rõ rệt Đầu tiên, nó dựa trên phân tích hệ thống mà xoay quanh tất cả mô hình nhân tố đầu vào chính của thị trường Thứ hai, nó phân biệt giữa sản xuất và phân phối Thứ ba, mô hình sẽ thực hiện sự tương tác chiến lược giữa đầu vào và sự cạnh tranh trên chính nước nhận đầu tư sau đó đầu vào sẽ được thực hiện. Đối với giả thuyết địa điểm, FDI tồn tại bởi sự không di động của một số nhân tố sản xuất quốc tế, như là lao động hay là những nguồn tài nguyên thiên nhiên (Horst, 1972; Wheeler & Moody, 1992).
Aharoni (1966) với giả thuyết hành vi và Knickerbocker (1973) với giả thuyết thị trường phi độc quyền, đã kiến nghị rằng, trong một môi trường phi độc quyền,FDI bởi một công ty xảy ra khi những công ty đang dẫn dắt trong ngành công nghiệp trong việc cố gắng duy trì thị phần Knickerbocker cũng kiến nghị rằng sự phản ứng lại tình trạng phi độc quyền gia tăng với mức độ tập trung hóa và giảm dần với sự đa dạng hóa sản phẩm Dựa trên cơ sở dữ liệu của các hoạt động FDI khu vực sản xuất của 187 công ty MNCs của Mỹ, Knickerbocker tìm ra rằng những công ty phi độc quyền cố gắng phản công lại bất kỳ lợi thế nào mà các công ty đầu tiên có thể thực hiện được từ hoạt động FDI của họ để cân bằng sự cạnh tranh Ông ấy kết luận rằng sự tập trung ngành càng gia tăng gây nên sự phản ứng phi độc quyền trong lĩnh vực FDI.
Vernon (1966) đưa ra Lý thuyết vòng đời sản phẩm, trong đó giải thích sự mở rộng của các MNCs của Mỹ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai Theo giả thuyết này thì một sản phẩm sẽ đi qua một vòng đời từ bắt đầu, tăng trưởng, suy thoái và mất đi, kết quả là một quá trình của các giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái Các giai đoạn chi tiết như sau: giai đoạn 1, giai đoạn sản xuất ban đầu sẽ được thực hiện tại nước chủ nhà để gần gũi với khách hàng quen thuộc và bởi vì cần thiết cho sự điều phối hiệu quả giữa R&D và các đơn vị sản xuất. Trong suốt giai đoạn này của vòng đời sản phẩm đường cầu cho sản phẩm mới là không co giãn về giá, và vì thế công ty sáng tạo có thể chịu một giá cả cao tương quan, khi thời gian qua đi, sản phẩm được cải thiện, dựa trên sự phản hồi của khách hàng, đến thời điểm này, nhu cầu đến từ khách hàng sống ở nước chủ nhà Tiếp theo đến giai đoạn thứ hai, được đánh dấu bởi sự trưởng thành và xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia có mức thu nhập cao nhất vì nhu cầu nhiều, đây là các nước phát triển Khi nhu cầu này tiếp tục và sự cạnh tranh nổi lên, các công ty sáng tạo sẽ phải sử dụng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ngoài để đáp ứng nhu cầu địa phương Ở giai đoạn này, quốc gia chủ nhà là một nhà xuất khẩu của sản phẩm, trong khi những nước ngoài là những nhà nhập khẩu Đến giai đoạn thứ ba, được đặc trưng bởi tiêu chuẩn hóa hoàn toàn của sản phẩm và quá trình sản xuất, điều mà không còn là sự sở hữu riêng biệt của công ty sáng tạo, giai đoạn này sự cạnh tranh về giá cả từ áp lực các nhà sản xuất buộc các công ty sáng tạo phải đầu tư ở nước đang phát triển, tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh Nước chủ nhà bắt đầu nhập khẩu sản phẩm từ sản phẩm nội địa và công ty nước ngoài Nước chủ nhà trở thành một nhà nhập khẩu ròng, trong khi các nước ngoài là những nhà xuất khẩu ròng.
Trong lý thuyết chiết trung (Electic theory), Dunning (1981, 1988, 2002) vàDunning & Lundan (2008), giải thích hoạt động FDI bởi mô hình OLI trên cơ sở tổng hợp các giả thuyết tổ chức công nghiệp, giả thuyết quốc tế hóa, giả thuyết lựa chọn địa điểm Thuyết chiết trung nhằm trả lời cho câu hỏi theo sau: trước tiên, nếu có nhu cầu về hàng hóa cụ thể trong một quốc gia cụ thể, tại sao không đáp ứng bởi công ty địa phương để sản xuất hàng hóa đó, hay là được đáp ứng bởi công ty xuất khẩu từ bên ngoài?; thứ hai, giả sử sử rằng một công ty muốn mở rộng quy mô hoạt động, tại sao nó không thông qua kênh phân phối khác? Những kênh phân phối khác bao gồm như sau: (i) sản xuất ở nước chủ nhà và xuất khẩu ra nước ngoài; (ii) mở rộng một công ty mới ở nước chủ nhà; (iii) thực hiện đầu tư theo danh mục ở nước ngoài; và (iv) cấp phép công nghệ của nó cho công ty nước ngoài thực hiện sản xuất Dường như câu trả lời cho những câu hỏi đó là các chi nhánh ở nước ngoài có thể không cạnh tranh bởi những nhà cung cấp khác ở thị trường nước ngoài, và vì thế FDI đem lại nhiều lợi nhuận hơn những phương tiện mở rộng khác; thứ ba, tại sao đây là tình huống? Tóm lại, theo lý thuyết chiết trung, 3 điều kiện ắt hẳn phải được thỏa mãn nếu một công ty tham gia vào FDI Đầu tiên, nó ắt hẳn phải có lợi thế cạnh tranh hơn công ty khác, được gia tăng từ việc sở hữu những tài sản vô hình Chúng được gọi là lợi thế sở hữu, bao gồm những thứ như là quyền đối với công nghệ, sức mạnh độc quyền và quy mô, khả năng tiếp cận nguyên liệu gốc, tài chính chi phí rẻ Thứ hai, nó có nhiều lợi ích cho công ty để sử dụng những lợi thế hơn là việc bán hay cho thuê chúng Những điều đó là lợi thế quốc hóa mà tham chiếu cho công ty lựa chọn việc mở rộng trong công ty hay bởi bán quyền đối với những phương tiện mở rộng cho công ty khác Thứ ba, nó ắt hẳn là có nhiều lợi nhuận hơn để sử dụng những lợi thế đó trong việc kết hợp với một số nhân tố đầu vào tối thiểu được lựa chọn địa điểm ở nước ngoài Nếu không có tình huống này, thì xuất khẩu sẽ được thực hiện Ngoài ra, lý thuyết chiết trung kiến nghị rằng tất cả hình thức FDI có thể được giải thích bởi sự tham chiếu các điều kiện của nó Nhận ra rằng những lợi thế gia tăng từ sở hữu riêng, quốc tế hóa và địa điểm có thể thay đổi qua thời gian và chấp nhận nếu những đặc trưng cụ thể của quốc gia là những nhân tố then chốt quyết định FDI, nó có lẽ là có giá trị đối với việc phát sinh kinh nghiệm của một nước này đối với một nước khác.
Theo Dunning (1981, 1988, 2002), mô hình OLI nghĩa là doanh nghiệp sẽ tận dụng lợi thế sở hữu (Owner specific advantages) thông qua lợi thế quốc tế hóa (Internalization specific advantages) để khai thác lợi thế địa điểm (Location specific advantages) Trong đó lợi thế địa điểm là những lợi thế ưu đãi được tạo bởi môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước chủ đầu tư (Home country) và nước đón nhận vốn đầu tư (Host country) nhưng chủ yếu là ở nước đón nhận vốn đầu tư.
Thêm vào đó, theo Dunning (1988, 2002), các nhân tố thu hút thuộc về lợi thế địa điểm tác động đối với quyết định nhà đầu tư bao gồm: thị trường, rào cản đối với thương mại, chi phí và những nhân tố thuộc về môi trường đầu tư Trong đó nhân tố thị trường được đánh giá thông qua các biến: quy mô, tốc độ tăng trưởng của thị trường tiếp nhận vốn, khả năng duy trì thị phần, khả năng xuất khẩu về công ty mẹ cũng như các thị trường lân cận, sự gần gũi và thỏa mãn nhu cầu đối với khách hàng Rào cản về thương mại bao gồm mức độ hàng rào đối với thương mại, mức độ ưu đãi đối với khách hàng địa phương cho những sản phẩm địa phương. Nhân tố chi phí bao gồm sự tiếp cận nguồn cung ứng, mức độ sẵn có lao động, nguyên liệu, công nghệ/vốn, các chi phí lao động, vận tải, thông tin thấp, chi phí giao dịch tài chính, và các chi phí khác liên quan đến chính phủ Nhân tố môi trường đầu tư bao gồm: thái độ chung của chính phủ, dân chúng đối với nhà đầu tư nước ngoài, sự ổn định chính trị, sự giới hạn đối với sở hữu nước ngoài, quy định và sự ổn định của tỷ giá hối đoái, cấu trúc thuế và mối quan hệ thân thiện với các quốc gia.
Theo giả thuyết thương mại mới (New theory of trade), Markusen và Venables
(1998, 2000) cho rằng FDI bởi các công ty sẽ gia tăng tương quan với quy mô của nước tiếp nhận vốn (GDP) hay giá trị xuất khẩu; ngoài ra FDI còn có mối tương quan mật thiết với chi phí vận chuyển, hay với các rào cản thương mại (thuế quan), cũng như các nhân tố sản xuất.
Gần đây, một số tác giả khác nghiên cứu về FDI theo hướng tiếp cận về thể chế (Institutional approach) Theo Bénassy Quéré và cộng sự (2007) và Cleeve
(2008), mức độ thuận lợi thành lập công ty mới, mức độ tham nhũng thấp, tính minh bạch cao, luật pháp về hợp đồng, hiệu quả sự thực thi của tòa án, sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản là những nhân tố quyết định trong thu hút FDI Ngoài ra, theo Choromides (2015), các nhân tố như thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, mức độ mở cửa thị trường (tự do thương mại, đầu tư) có ý nghĩa tích cực đối với FDI đi vào quốc gia Hy Lạp Muhammad Azam và cộng sự (2011) với nghiên cứu tương tự như trên cũng chỉ ra rằng chất lượng thể chế và chính sách kinh tế vĩ mô tốt đóng vai trò chính trong việc thu hút vốn FDI vào 7 nước khu vực Nam Á.
Ngoài ra, còn có một số lý thuyết khác giải thích về nguyên nhân hình thành về đầu tư trực tiếp nước ngoài như:
Theo Lý thuyết tài trợ nội bộ, tài trợ nội bộ ở đây được liên hệ với sự hợp nhất lợi nhuận được làm ra của một chi nhánh ở nước ngoài – bởi MNCs Giả thuyết này được xây dựng bởi Barlow và Wender (1955), lý giải việc MNCs giao nguồn lực tân tiến nhất đối với đầu tư trực tiếp ban đầu của họ, trong khi đó việc mở rộng này được tài trợ bởi lợi nhuận tái đầu tư thu được bởi hoạt động tại nước nhận đầu tư Điều này thể hiện rằng mối liên hệ tích cực giữa dòng ngân lưu nội bộ và hoạt động đầu tư, bởi vì sự tài trợ nội bộ có chi phí thấp hơn Theo Froot và Stein
(1991), một trong những lý do tại sao tài trợ bên ngoài tốn kém hơn so với tài trợ nội bộ là thông tin không hoàn hảo trong thị trường vốn Giả thuyết có vẻ là thích hợp hơn để giải thích tại sao vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển (ít nhất) hai lý do: (i) sự hiện diện của các hạn chế về sự dịch chuyển vốn, và (ii) cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính thô sơ và không hiệu quả Hartman (1985) đưa ra một sự giải thích dựa trên thuế là lý do tại sao các công ty đa quốc gia thích tài trợ nội bộ Ông lập luận rằng, bởi vì thu nhập chuyển về nước và không thu nhập của công ty con thường là nguồn gốc của nghĩa vụ thuế của nước chủ đầu tư, thuế thu nhập tác động đến vốn đầu tư nước ngoài rất khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu chuyển vốn từ công ty con về công ty mẹ - MNCs Do đó, một công ty tài trợ vốn đầu tư nước ngoài sẽ xem xét thu nhập nước ngoài có thể chuyển về nhiều nhất có thể Đó là quay trở lại, yêu cầu của một công ty nước ngoài được thiết lập tại các điểm mà tại đó mong muốn FDI chỉ làm cạn kiệt thu nhập của nước ngoài Kết quả là, Hartman rút ra một sự phân biệt giữa dự án nước ngoài trưởng thành và chưa trưởng thành (hoặc các dự án khai thác và các chi nhánh), sau này phụ thuộc vào sự tài trợ của các công ty đa quốc gia mà không thực hiện thêm bất kỳ việc chuyển tiền nào Agarwal (1980) kết luận rằng có một số hỗ trợ thực nghiệm cho giả thuyết này với ý nghĩa rằng FDI được xác định một phần bởi dòng vốn phát sinh từ nội bộ các chi nhánh của MNCs ở nước ngoài.
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đối với quốc gia xuất khẩu vốn (Home country)
- FDI có tác động tích cực lên xuất khẩu, điều này được giải thích bằng việc các dự án đầu tư ra nước ngoài cần nguồn cung cấp hàng hóa trong nước hay đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường (Kim, 2000).
- FDI có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế (GDP) của nước đầu tư (Herzer, 2010).
- FDI còn giúp tạo ra việc làm cho nước đầu tư, trường hợp này đúng với các nước có nền kinh tế mới nổi (Masso & cộng sự, 2007).
- FDI giúp khai thác tài nguyên của nước khác để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hay bù đắp vào tài nguyên quốc gia mình thiếu hụt (Buckley & cộng sự, 2007).
- FDI còn giúp cho quốc gia nâng cao được năng suất lao động thông qua tìm kiếm tài sản sáng tạo, kỹ năng quản lý, công nghệ nước ngoài (UNCTAD, 2006).
- Ngoài ra, FDI còn được xem là một hoạt động kinh tế chính trị của nước đầu tư để kết nối, gắn chặt ảnh hưởng của mình lên nước tiếp nhận đầu tư.
Đối với quốc gia nhập khẩu vốn (Host country)
Vai trò của FDI thực sự ở nước nhận đầu tư có thể xét trên nhiều phương diện kinh tế, xã hội, chính trị ở nước nhận đầu tư Theo Moosa (2002), đã tổng kết vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư như sau:
- FDI góp phần lấp đầy khoảng cách giữa đầu tư và tiết kiệm ở các nước nhận đầu tư như: FDI bởi các MNCs vào những dự án cụ thể có thể lôi kéo sự tham gia (đầu tư) của các MNCs khác vào dự án như thế, và vì vậy làm gia tăng quy mô vốn đầu tư; nhiều hoạt động thu hút các dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA từ các nước đầu tư; cùng với những chính sách thu hút đầu tư ở nước sở tại, tạo điều kiện cho các dự án FDI huy động vốn từ tiết kiệm nội địa Từ đó FDI có tác động tích cực đối với cán cân thanh toán của nước nhận đầu tư, điều mà đã được chứng minh đúng trong ngắn hạn.
- FDI có ảnh hưởng hỗ trợ lên sản lượng đầu ra và sự tăng trưởng: Các dự án FDI góp phần bổ sung vào hoạt động sản xuất, thương mại của một quốc gia, điều này sẽ làm gia tăng sản lượng đầu ra và đẩy mạnh tăng trưởng; FDI đóng góp tạo ra sự thúc đẩy khoa học công nghệ nội địa vì thế góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung; FDI sản xuất với năng suất cao hơn các dự án đầu tư nội địa, vì vậy đòi hỏi ở Host country phải có lượng dự trữ tối thiểu về nguồn vốn nhân lực chất lượng cao Vì thế FDI buộc các host country phải có những chính sách đào tạo nâng cao chất lượng lao động từ đó nâng cao năng suất trung bình; FDI làm gia tăng tổng vốn đầu tư của nền kinh tế bởi tỷ lệ gia tăng % vốn nhiều hơn các công ty nội địa.
- FDI đối với lao động và tiền lương: FDI có thể gia tăng việc sử dụng lao động một cách trực tiếp, bằng cách thiết lập các dự án đầu tư mới, hay một cách gián tiếp thông qua thúc đẩy lao động trong khâu phân phối sản phẩm; FDI có thể duy trì lực lượng lao động thông qua M&A, tái cấu trúc doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
- Ngoài ra, sự mở rộng của những chi nhánh FDI giúp hiết lập mối liên hệ với những nhà cung cấp địa phương để có nguyên nhiên liệu, linh kiện tại chỗ, qua đó nâng cao trình độ sản xuất ở nước tiếp nhận vốn, đực biệt đối với các quốc gia đang phát triển, trình độ sản xuất thấp.
Đối với nhà đầu tư.
Như đã đề cập ở mục nguyên nhân hình thành FDI, theo Dunning (2002), Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2008), đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể giúp các nhà đầu tư như sau:
- Phát huy, tận dụng lợi thế của nước mình về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ, cũng như kỹ thuật sản xuất, marketing… để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Giúp các doanh nghiệp nước đầu tư mở rộng, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, lợi nhuận bởi các phương thức “chuyển giá”.
- Đa dạng hóa rủi ro trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
- Hạ thấp chi phí sản xuất, kinh doanh vì khai thác vùng sản xuất, nguyên liệu hoặc tiếp cận thị trường tiêu thụ nước ngoài.
- Vượt qua được các rào cản bảo hộ thương mại của nước ngoài.
- Tham gia trực tiếp quản trị và kiểm soát dự án đầu tư mà họ bỏ vốn theo cách có lợi nhất.
- Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào quá trình giám sát và đóng góp vào việc thực thi các chính sách mở cửa kinh tế theo các thỏa thuận thương mại và đầu tư song và đa phương của nước nhập khẩu vốn.
Ưu và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tuy FDI có ý nghĩa không chỉ đối quốc gia/công ty đi đầu tư mà còn đối với quốc gia/doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư nhưng FDI có cả ưu và nhược điểm Cụ thể như dưới đây (Võ Thanh Thu & Ngô Thị Ngọc Huyền, 2008):
- Về phía nước xuất khẩu vốn (Home country)
- Gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vì phát huy, tận dụng được lợi thế của nước mình về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ, cũng như kỹ thuật sản xuất, marketing…
- Chiếm lĩnh, bao phủ thị trường quốc tế.
- Đa dạng hóa rủi ro trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
- Khai thác nguồn lực nước ngoài do tiếp cận được các thị trường cung cấp nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Vượt qua được các rào cản bảo hộ thương mại của nước ngoài.
- Tham gia quá trình trực tiếp quản lý dòng vốn và kiểm soát dự án đầu tư
- Về phía nước nhập khẩu vốn (Host country)
+ FDI không giới hạn tỷ phần vốn đầu tư của các nhà đầu tư nên qua đó thu hút được nhiều vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Tận dụng được tác động “tràn” từ công nghệ mới, hiện đại và khoa học quản lý từ các dự án đầu tư nước ngoài.
+ FDI giúp cho nước nhập khẩu vốn có thể khai thác triệt để những ưu thế về nguồn tài nguyên, lao động…
+ FDI khuyến khích sự đổi mới và nâng cao năng lực cạnh của các doanh nghiệp trong nước do họ phải cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài để tồn tại Điều này góp phần tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và kinh tế phát triển. + FDI còn giúp tạo ra việc làm, cải thiện thu nhập của người lao động.
+ FDI giúp các nước nhập khẩu vốn liên tục cải tiến chính sách quản lý kinh tế để thu hút vốn, và hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế - tài chính toàn cầu.
- Đối với nước xuất khẩu vốn
+ Nhà đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn nếu đầu tư vào những nơi bất ổn về kinh tế, chính trị.
- Đối với nước nhập khẩu vốn
+ FDI có thể tac động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, chính trị của nước tiếp nhận vốn nếu họ thu hút “FDI không sạch” và trở thành “bãi rác công nghệ”.
+ Các doanh nghiệp trong nước dễ bị thua thiệt, thâu tóm hoặc kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh bởi nhà đầu tư nước ngoài do không đủ vốn, trình độ quản lý.
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nhận thức của chủ đầu tư và nước xuất khẩu vốn
Theo Moosa (2002), FDI có thể được phân loại từ nhận thức của nhà đầu tư hoặc từ nước nhận đầu tư/nước nhập khẩu vốn (Host country).
- Đứng ở góc độ nhận thức của nhà đầu tư thì FDI được phân chia thành 3 loại: FDI hàng ngang, FDI hàng dọc, FDI hỗn hợp Ba loại FDI này được hiểu như sau:
+ FDI hàng ngang (Horizontal FDI): được hiểu là dạng FDI được thực hiện nhằm tạo ra sự mở rộng hàng ngang để sản xuất ra những loại hàng hóa giống nhau hoặc tương tự ở thị trường nước ngoài (nước nhận đầu tư) như ở nước đầu tư.
+ FDI hàng dọc (Vertical FDI): được thực hiện cho mục đích khai thác nguyên liệu thô từ nước nhận đầu tư hoặc để trở nên gần hơn đối với người tiêu dùng thông qua sự sáp nhập các kênh phân phối Ví dụ như trước đây, các nhà sản xuất xe hơi Mỹ gặp khó khăn khi tiếp thị ô tô của họ đối với thị trường Nhật Bản bởi vì hầu hết những nhà buôn bán ô tô Nhật Bản đều có mối quan hệ khắng khít với những nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, và làm cho việc xúc tiến ô tô nước ngoài gặp khó khăn tại nước này Để vượt qua vấn đề đó, những nhà sản xuất ô tô Mỹ đã thực hiện chiến lược là thiết lập hệ thống các nhà bán buôn ô tô Mỹ để thiết lập mạng lưới quan hệ của chính họ ở Nhật Bản để tiếp thị ô tô của mình.
+ FDI hỗn hợp (Conglomerate FDI): là loại FDI kết hợp 2 loại trên.
- Ngoài ra theo Chen & Ku (2000, Moosa, 2002) FDI còn có thể được phân chia thành 2 loại: FDI mở rộng (Expansionary FDI) và FDI bảo hộ (Defensive FDI). + FDI mở rộng: là loại FDI nhằm khai thác lợi thế đặc biệt của công ty ở nước được đầu tư Loại FDI này tăng thêm lợi ích đối với việc đóng góp vào sự tăng trưởng doanh số bán hàng bởi sự đầu tư của nhà máy ở nước chủ nhà và nước ngoài Và cũng theo nghiên cứu của Chen & Ku thì loại FDI này chịu ảnh hưởng lớn bởi các lợi thế đặc biệt của công ty như là: quy mô, năng lực nghiên cứu và phát triển, lợi nhuận, và động cơ của những yêu cầu về công nghệ.
+ FDI bảo hộ: là loại FDI tìm kiếm nhân công giá rẻ ở nước được đầu tư với mục tiêu hạ thấp chi phí sản xuất và mối quan hệ bởi những mạng lưới sản xuất.
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nhận thức của nước tiếp nhận vốn đầu tư
Trên quan điểm nhận thức của nước tiếp nhận vốn, FDI có thể phân chia thành 3 loại:
FDI thay thế nhập khẩu (Import - substituting FDI): là loại FDI mà bao gồm việc sản xuất hàng hóa mà trước đó những hàng hóa này được nhập khẩu bởi nước nhận đầu tư, và điểm đáng lưu ý là nhập khẩu từ nước nhận đầu tư và xuất khẩu bởi nước đang đầu tư ngày giảm dần Loại FDI này được quyết định bởi quy mô thị trường nước nhận đầu tư, chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại.
FDI gia tăng xuất khẩu (Export - increasing FDI): được khuyến khích bởi sự tìm kiếm nguồn lực mới cho đầu vào, như nguyên liệu thô hay hàng hóa trung gian.Loại FDI này gia tăng xuất khẩu mà trong đó nước nhận đầu tư sẽ gia tăng sự xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian của nước họ sang các nước đang đầu tư và các nước khác.
FDI được định hướng bởi chính phủ (Government initiated FDI): FDI được khởi động từ chính phủ trong một số trường hợp như chính phủ cần giảm sự thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế…
- Còn theo quan điểm của Kojima (1973, 1975, 1985, Imad A.Moosa, 2002) FDI có thể được phân chia theo hai loại như sau:
FDI khuyến khích thương mại (Trade – oriented FDI): là loại FDI mà có thể tạo ra cầu vượt trội cho nhập khẩu và cung vượt trội cho xuất khẩu.
FDI không khuyến khích thương mại (Anti - trade oriented FDI): là loại FDI tạo ra hiệu quả ngược đối với thương mại.
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức tổ chức dự án đầu tư
Theo Luật đầu tư Việt Nam (2005), Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2008), có các hình thức tổ chức dự án FDI sau đây:
- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise): là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia tiếp nhận vốn, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- Hình thức liên doanh đầu tư (Joint – Venture Enterprise): là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp (một công ty trên cơ sở góp ý của hai bên hoặc nhiều bên nước xuất khẩu vốn và nước tiếp nhận vốn).
- Hình thức đầu tư theo hợp đồng: là hình thức bên đầu tư nước ngoài của nước xuất khẩu vốn ký kết hợp đồng với đối tác bên nước tiếp nhận vốn cùng tổ chức kinh doanh tại nước tiếp nhận vốn và không thành lập pháp nhân mới.
- Đầu tư phát triển kinh doanh: là hình thức đầu tư mà dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại nước tiếp nhận vốn nhằm các mục đích:
+ Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh.
+ Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
- Hình thức đầu tư thông qua mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, hoặc thực hiện việc mua lại hoặc sáp nhập doanh nghiệp ở nước tiếp nhận vốn trong đó số cổ phần, vốn góp có thể chi phối kiểm soát công ty tại nước nhập khẩu vốn.
- Ngoài ra theo Nguyễn Thị Hường (2011), FDI có thể được thực hiện theo hình thứcBOT, BTO hay BT Trong đó, B – Building nghĩa là xây dựng, O – Operating– nghĩa là khai thác và T – Transfering nghĩa là chuyển giao.
Xu hướng FDI trên thế giới những năm gần đây
Theo báo cáo đầu tư thế giới (WORLD INVESTMENT REPORT) của UNCTAD
(2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018), FDI toàn cầu những năm gần đây có xu hướng như sau:
+ FDI toàn cầu có xu hướng giảm dần, chủ yếu là từ sự sụt giảm FDI ở các nước có nền kinh tế phát triển.
• Tỷ suất thu hồi giảm là một nguyên nhân chính cho sự suy giảm đầu tư Tỷ suất thu hồi trung bình toàn cầu hiện ở mức 6,7%, giảm từ mức 8,1% năm
2012 Lợi tức đầu tư đang suy giảm ở tất cả các khu vực, với sự sụt giảm mạnh nhất ở châu Phi và châu Mỹ Latinh và Caribê Lợi nhuận thấp hơn có thể ảnh hưởng đến triển vọng FDI trong dài hạn.
+ FDI vào các nước có nền kinh tế đang phát triển vẫn ổn định, dù không tăng FDI đóng góp nhiều nhất trong tổng số vốn vào các nước đang phát triển.
+ Hoạt động FDI thấp hơn trên tất cả các lĩnh vực Giá trị M & A đã giảm trong những ngành sản xuất và dịch vụ, chính yếu Sự sụt giảm đối với các dự án cấp mới tập trung trong lĩnh vực dịch vụ Tuy nhiên, trong năm năm qua, các dự án cấp mới trong lĩnh vực sản suất luôn thấp hơn so với năm năm giai đoạn trước đó Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngành công nghiệp.
+ Các dòng vốn khác như đầu tư danh mục hay tín dụng quốc tế vẫn gia tăng.
+ Nhiều quốc gia tiếp tục những nỗ lực chính sách nhằm mục tiêu thu hút FDI.Trong năm 2017, 65 nước và lãnh thổ thực hiện ít nhất 126 công cụ chính sách, trong đó 84% chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư Họ tạo điều kiện thâm nhập thuận lợi trong những ngành vận tải, năng lượng và sản xuất Họ thúc đẩy và tạo thuận lợi đầu tư thông qua đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng như hình thành những đặc khu kinh tế.
+ Gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia có lập trường chỉ trích đối với đầu tư nước ngoài Các hạn chế hoặc quy định đầu tư mới trong năm 2017 (2018) chủ yếu phản ánh mối quan tâm về an ninh quốc gia và quyền sở hữu nước ngoài và tài nguyên thiên nhiên Một số quốc gia đã tăng cường theo dõi các dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tài sản chiến lược và các công ty công nghệ Thêm vào đó, một số quốc gia đang xem xét thắt chặt thủ tục sàng lọc đầu tư.
+ Các thỏa thuận đầu tư quốc tế mới ngày càng giảm Cụ thể, số lượng thỏa thuận đầu tư quốc tế ký kết năm 2017 (18) thấp nhất kể từ năm 1983.
+ Số lượng khiếu nại giải quyết tranh chấp Nhà nước với nhà đầu tư duy trì ở mức cao Trong năm 2017, ít nhất 65 trường hợp khiếu nại, dẫn đến tổng số trường hợp được biết đến 855 Vào cuối năm 2017, 60% trường hợp chiến thắng tranh chấp về phía nhà đầu tư về mặt giá trị.
+ Các nền kinh tế mới nổi là những cường quốc mới về FDI
Nền kinh tế đang phát triển tăng thêm tầm quan trọng của họ bao gồm cả là nước nhận FDI và nước đầu tư FDI.
- Sự nổi lên của các TNCs nhà nước.
Các công ty này có hơn 8.500 chi nhánh nước ngoài đang mở rộng nhanh trên toàn cầu, mang lại cho họ tiếp xúc với một số lượng lớn các nước nhập khẩu vốn đầu tư. Theo thống kê có 19 các công ty đa quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước trong tổng số
100 công ty đa quốc gia quy mô lớn nhất trên thế giới.
Các chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài
2.7.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường đầu tư a Khái niệm về môi trường đầu tư
Có nhiều tài liệu viết về môi trường đầu tư Theo tài liệu “A Better Investment
Climate for Every one” của Ngân hàng thế giới (2005), thì môi trường đầu tư là
“tập hợp những nhân tố thuộc về địa điểm có thể làm gia tăng cơ hội và khuyến khích cho các công ty đầu tư một cách hiệu quả, tạo ra việc làm và mở rộng hoạt động”.
Ngoài ra theo Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2008): “môi trường đầu tư tốt là môi trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư (có thể thông qua phương pháp cho điểm để lựa chọn môi trường đầu tư)”
Tóm lại, theo tác giả, môi trường đầu tư là các nhân tố thuộc về địa điểm của quốc gia tiếp nhận vốn mà tác động, chi phối hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân bỏ vốn vào nơi đó.
Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường đầu tư có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư cũng như các quốc gia đi đầu tư hoặc tiếp nhận vốn (bao gồm các cấp quản lý về mặt Nhà nước liên quan đến đầu tư) (Võ Thanh Thu & Ngô Thị Ngọc Huyền,
2008) Nội dung này được trình bày cụ thể ở các mục tiếp theo sau. b Ý nghĩa nghiên cứu môi trường đầu tư đối với cấp quản lý vĩ mô
- Thứ nhất, nghiên cứu môi trường đầu tư giúp đề xuất các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư, làm tăng sức thu hút và cạnh tranh so với các nơi khác.
- Thứ hai, nghiên cứu để tạo ra tính bền vững của hoạt động đầu tư và nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững. c Ý nghĩa nghiên cứu môi trường đầu tư đối với doanh nghiệp đầu tư
Nghiên cứu môi trường đầu tư giúp các doanh nghiệp:
- Thứ nhất, xác định được môi trường đầu tư lý tưởng để bỏ vốn
- Thứ hai, chủ động đề xuất giải pháp để hạn chế những tác động không thuận lợi của môi trường đầu tư đối với doanh nghiệp.
- Thứ ba, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền ở nước nhập khẩu vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
- Thứ tư, có thể giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư phổ biến
Trên thế giới có nhiều tổ chức, chuyên gia đưa ra các phương pháp, chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư Trong phạm vi của luận án, tác giả liệt kê những phương pháp và chỉ tiêu chủ yếu mà trong đó có đề cập đến môi trường đầu tư của Campuchia. a Kết quả khảo sát Đánh giá môi trường đầu tư của Ngân hàng thế giới
Kết quả khảo sát môi trường đầu tư từ các doanh nghiệp (The Enterprise Survey) được Ngân hàng thế giới thực hiện bắt đầu từ năm 2001.
Giới thiệu về kết quả khảo sát:
- Kết quả khảo sát tập trung vào những nhân tố xoay quanh môi trường kinh doanh bao gồm: Cơ sở hạ tầng, thương mại, tài chính, các quy định và thuế, cấp phép kinh doanh, tham nhũng, tội phạm và những chi phí không chính thức, năng lực sáng tạo quốc gia, lao động và nhận thức về những trắc trở khi tiến hành kinh doanh Qua đó, kết quả này sẽ nói lên những nhân tố nào đang thuận lợi hay hạn chế đối với môi trường kinh doanh của từng quốc gia; quốc gia nào có môi trường kinh doanh triển vọng hoặc không triển vọng đối với doanh nghiệp.
- Phương pháp đánh giá bao gồm phương pháp định tính (phỏng vấn trực tiếp) và phương pháp định lượng.
- Đối tượng khảo sát: là những doanh nghiệp lĩnh vực phi nông nghiệp. b Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng thế giới (EDBI)
Giới thiệu về chỉ số:
Chỉ số thuận lợi kinh doanh EBDI là viết tắt của cụm từ The ease of doing business index, là chỉ số được đề ra bởi Ngân hàng thế giới và được công bố hàng năm trong báo cáo Thực hiện kinh doanh (Doing Business Report) Chỉ số này được thực hiện từ năm 2002 và xếp hạng các nền kinh tế từ 1 đến 190 Thứ hạng cao chỉ ra rằng các quy tắc cho kinh doanh tốt hơn, đơn giản hơn và bảo vệ quyền sở hữu mạnh hơn.
- Chỉ số này ngoài việc đánh giá về những quy tắc của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn giúp cho chính phủ các nước nhận thức để giảm các chi phí, các quy định/thủ tục phức tạp liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Thứ hạng của một quốc gia được đánh giá dựa trên giá trị trung bình của 10 chỉ số và đo lường bởi 31 biến quan sát (năm 2014) Thang đo cao nhất 100 điểm (thuận lợi nhất), thang đo thấp nhất 0 điểm (ít thuận lợi nhất) (Chi tiết tại bảng 2.1).
- Đối tượng khảo sát: là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh ở thành phố lớn nhất của từng Quốc gia.
Bảng 2.1 Bảng giải thích các biến đo lường 10 tiêu chí của chỉ số thuận lợi kinh doanh
- Yêu cầu vốn pháp định tối thiểu
2 Xin giấy phép xây dựng
- Chi phí của việc xác minh và cấp giấy phép kinh doanh (xây dựng công nghiệp)
- Chi phí khi đăng ký sử dụng điện
- Chi phí khi đăng ký các tài sản là bất động sản thương mại như đất đai thực.
5 Tiếp cận tín dụng - Chỉ số hiệu lực của các quy định luật pháp
-Chỉ số công khai thông tin tín dụng
6 Bảo vệ nhà đầu tư
- Trách nhiệm pháp lý của người quản lý doanh nghiệp và các đại cổ đông
- Các khoản thuế phải nộp
- Thời gian tiêu tốn cho thủ tục hành chính trong thanh toán thuế
- Chứng từ cho xuất khẩu
- Thời gian cần thiết để thực hiện cho mỗi thương vụ xuất khẩu
- Chi phí cần thiết để thực hiện cho mỗi thương vụ xuất khẩu
- Chứng từ cho nhập khẩu
- Thời gian cần thiết để thực hiện cho mỗi thương vụ nhập khẩu
- Chi phí cần thiết để thực hiện cho mỗi thương vụ nhập khẩu
- Chi phí để giải quyết các tranh chấp thương mại
10 Xử lý vấn đề mất khả năng thanh toán
Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2014 c Kết quả xếp hạng cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới
Giới thiệu về chỉ số:
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global competitiveness index, viết tắt là GCI) được Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) công bố hàng năm, công bố lần đầu vào năm 1979 Chỉ số này nhằm đo lường khuynh hướng của các thể chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời và những mức giới hạn về trạng thái thịnh vượng kinh tế GCI được trích dẫn rất rộng rãi cũng như được sử dụng trong nhiều tài liệu cho nhiều nghiên cứu hàn lâm cũng như nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín.
Phương pháp đo lường của chỉ số:
- Xếp hạng năng lực cạnh tranh dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố và kết quả lấy từ khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế.
- Chỉ số được đo lường thông qua 12 thành phần của năng lực cạnh tranh quốc gia. Bao gồm: Thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, giáo dục sơ cấp và sức khỏe, đào tạo và giáo dục bậc cao, sự hiệu quả của thị trường hàng hóa, sự hiệu quả của thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, sự sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường, sự tinh tế kinh doanh, sự sáng tạo. d Chỉ số tự do kinh tế thế giới
Giới thiệu về chỉ số:
Chỉ số tự do kinh tế (Economics freedom of the world index - EFW) được xây dựng và công bố bởi Viện Fraser – một tổ chức giáo dục và nghiên cứu chính sách công độc lập của Canada.
Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.8.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy từ quốc gia đầu tư
Như đã trình bày ở mục 2.2, theo quan điểm tiếp cận lý thuyết FDI tác giả đã lựa chọn, FDI có thể được hình thành bởi các nhân tố tác động từ trong nước xuất khẩu vốn (Home country) hoặc xuất phát từ các nhân tố thu hút từ thị trường nước ngoài (Host country) hoặc cả hai nhóm nhân tố Dưới góc độ, các nhân tố thúc đẩy từ trong nước chủ đầu tư (Home country) tác động đến FDI và chọn lọc theo thời gian, điển hình có những công trình nghiên cứu sau đây:
Kyrkilis và Pantelidis (2003), thực hiện nghiên cứu kiểm định các yếu tố kinh tế vĩ mô từ nước chủ nhà tác động đến OFDI với các biến phụ thuộc gồm: thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, lãi suất, công nghệ, vốn nguồn nhân lực, mức độ mở cửa nền kinh tế Mô hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian (Time series) từ 5 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và 4 quốc gia không thuộc Liên minh Châu Âu Kết quả chỉ ra rằng mô hình có khả năng giải thích tương đối tốt hơn cho trường hợp các nước thành viên EU so với trường hợp không là thành viên EU. GNP thực đã được chứng minh là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất của FDI ra nước ngoài Quy mô thị trường trong nước có mối quan hệ cùng chiều với FDI từ các nước thành viên EU nhưng ngược lại với FDI từ Hàn Quốc, Singapore Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến FDI ra nước ngoài, tuy nhiên tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến FDI từ Đức, Ý, Hà Lan, Anh và Hàn Quốc nhưng tác động ngượi lại với FDI từ Pháp, Singapore, Brazil Ngoài ra, lãi suất chỉ có có ý nghĩa tích cực đối với FDI từ Pháp và Đức Quốc gia Châu Âu phát triển tập trung vào FDI thâm dụng nguồn nhân lực, trong khi các quốc gia không phải thành viên EU tập trung vào FDI thâm dụng công nghệ Nhìn chung, kết quả kiểm chứng rằng vị thế FDI ra nước ngoài của quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm của các quốc gia và mức độ thâm dụng nguồn lực có ý nghĩa khác nhau.
Yang (2003) với luận án nghiên cứu mô hình mạng lưới của FDI, theo đó tác giả đưa ra ý tưởng mạng lưới vào việc ứng dụng phân tích kinh tế để lý giải cho hoạt động OFDI của Trung Quốc Phương pháp nghiên cứu của công trình chủ yếu là mô tả và diễn giải bằng phân tích định tính Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài có thể được giải thích bởi chi phí giao dịch và chi phí quản trị hoạt động tổ chức kinh doanh.
Kayam (2009), thực hiện nghiên cứu kiểm định giả thuyết có mối quan hệ hay không và mức độ quan hệ như thế nào giữa biến phụ thuộc là OFDI với các biến độc lập gồm: FDI đi vào, quy mô kinh tế trong nước (GDP), mức độ sử dụng vốn GDP/capital, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, mức độ lạm phát trong nước (CPI), trình độ kỹ năng của lao động (tỷ lệ lao động/tổng dân số), mức độ phát triển của hạ tầng (số lượng điện thoại/1000 người), mức độ phát triển và điều kiện sống (chỉ số sức khỏe), mức độ quan liêu, sự bền vững của chính phủ, danh mục kêu gọi đầu tư (investment profile) Hàm hồi quy được Kayam đề xuất như sau: OFDI it =f (IFDI it , GDP it , GDPpc it , EXP it , IMP it , CPI it , EMP it , POP it , CELL it , HEALTH it , BUREAUCRACY it , GOVERN it , INVEST it ) Phương pháp nghiên cứu của Kayam là sử dụng mô hình hồi quy cố định hiệu ứng (Fixed effect models) với dữ liệu bảng
(Panel data) của mẫu gồm 65 quốc gia đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi, trong đó 12 quốc gia Châu Phi, 16 quốc gia Châu Mỹ, 23 quốc gia Châu Á và 14 nước có nền kinh tế chuyển đổi Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: FDI đi vào các nước có nền kinh tế chuyển đổi có ảnh hưởng tích cực đối với FDI đi ra; Mức độ cạnh tranh trong thị trường nội địa thông qua các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các công ty ở Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á; GDP tác động tích cực lên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia ngoại trừ Châu Phi thì ngược lại; tỷ lệ GDP/vốn không có ảnh hưởng đối với sự dịch chuyển vốn ra nước ngoài của Châu Mỹ, Châu Á, nhưng có tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế chuyển đổi; xuất khẩu có tác động tích cực lên OFDI đối với các nước Châu Á, nhưng có tác động ngược lại đối với các nước thuộc Châu Mỹ La tinh; nhập khẩu có tác động tích cực lên OFDI đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi; tỷ lệ lao động/dân số có hiệu quả ngược lên OFDI đối với các nước ở Châu Phi và Châu Á; cơ sở hạ tầng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Châu Á và có tác động tích cực; lạm phát có ý nghĩa tiêu cực lên OFDI; trình độ phát triển, được đo lường bởi chỉ số sức khỏe, có tác động tiêu cực lên OFDI của các nước Châu Mỹ và nền kinh tế chuyển đổi; rủi ro đầu tư và sự bất ổn của của Chính phủ tác động tiêu cực đối với OFDI từ Châu Á.
Masron và Shahbudin (2010) thực hiện nghiên cứu đánh giá các nhân tố thúc đẩy các công ty đa quốc gia từ Malaysia và Thái Lan đầu tư ra nước ngoài Nghiên cứu lấy dữ liệu thứ cấp từ giai đoạn từ 1980 đến 2006 Bốn nhân tố thúc đẩy được tác giả đề xuất đó là điều kiện thị trường (Market conditions), chi phí sản xuất (Costs of production), điều kiện kinh doanh trong nước (Domestic business conditions) và chính sách của chính phủ nước chủ đầu tư (home government policies) Hàm hồi quy tổng quát được tác giả trình bày như sau:
OFDIt = f(MCONDt, COSTt, DBCt, GOVPOLt) Hàm hồi quy trên được tác giả ước lượng thông qua mô hình như sau:
OFDIt = f(GDPt, LCt, IFDIt, OPENt)
Trong đó GDP đại diện cho tổng sản phẩm quốc nội, LC đại diện cho chi phí lao động, IFDI đại diện cho vốn FDI đi vào, OPEN đại diện cho mức độ mở cửa của quốc gia được đo lường bằng giá trị xuất khẩu/GDP Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Điều kiện thị trường trong nước đóng vai trò quan trọng nhất trong cả hai nền kinh tế; đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào ảnh hưởng tích cực đến dịch chuyển vốn ra nước ngoài của cả 2 nước; chi phí lao động tương quan có ảnh hưởng ngược chiều với vốn đầu tư ra nước ngoài của cả 2 quốc gia; mức độ mở cửa có ý nghĩa tích cực với dịch chuyển vốn ra nước ngoài của cả 2 quốc gia.
Wei và Alon (2010), thực hiện nghiên cứu kiểm định các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến quyết định FDI từ Trung Quốc Các tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu hồi quy, với mô hình nghiên cứu bao gồm LnOFDI = α + β1*LnPATENTS + β2*LnGNP + β3*LnEXRATE + β4*LnEXPORTS + β5*LnIMPORTS + β6*LnINTERATE + β7*LnFR Trong đó, PATENTS là số phát minh/sáng chế được đăng ký ở Trung Quốc, GNP là thu nhập quốc dân ròng của Trung Quốc, EXRATE là tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và Nhân dân tệ, EXPORTS là giá trị xuất khẩu hàng năm, IMPORTS là giá trị nhập khẩu hàng năm, INTERATE là tỷ lệ lãi suất của Trung Quốc, FR là lượng dự trữ ngoại hối đến cuối năm của Trung Quốc, dữ liệu thống kê thu thập từ năm 1987 - 2006 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: lượng nhập khẩu và trữ lượng ngoại hối có tác động thúc đẩy FDI từ Trung Quốc, số lượng sáng chế và tỷ giá hối đoái, lãi suất có tác động ngược lại, thu nhập quốc dân và xuất khẩu có tác động ngược chiều nhưng không có ý nghĩa. Yao và cộng sự (2010), đã nghiên cứu để kiểm chứng hai giả thuyết đó là: có hay không việc các công ty lớn (tập đoàn Nhà nước) của Trung Quốc kinh doanh ra toàn cầu như là một chiến lược toàn cầu hóa nâng cao sức mạnh quốc gia và sự bảo hộ của Nhà nước Trung Quốc đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống đơn Kết quả, nghiên cứu chỉ ra rằng những tập đoàn Nhà nước Trung Quốc được khuyến khích đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài thông qua việc được tài trợ bởi sự độc quyền nội địa và sự dễ dàng trong tiếp cận nguồn vốn Các doanh nghiệp này được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn nguyên liệu như quặng sắt, dầu mỏ hay những sản phẩm khoáng sản khác để đảm bảo an ninh nguyên liệu trong nước Nhà nước và các tập đoàn Nhà nước sẵn sàng hợp tác cùng nhau để đạt được mục tiêu xã hội và riêng tư Các tập đoàn được tiếp cận nguồn vốn với chi phí vay thấp, điều kiện dễ dàng thông qua hệ thống ngân hàng Nhà nước Trung Quốc.
Lou và Wang (2012), đã kiểm nghiệm các nhân tố thúc đẩy từ trong nước tác động đến FDI của doanh nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy thông qua khảo sát 153 doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, FDI từ các doanh nghiệp Trung Quốc được thúc đẩy bởi áp lực cạnh tranh và quy mô thị trường trong nước, các quy định kinh doanh ngày càng khó khăn ở trong nước, tiến trình quốc tế hóa và trình độ phát triển kinh doanh.
Lu và cộng sự (2011) đã kiểm nghiệm bằng mô hình cấu trúc tuyến tính với
883 công ty thuộc 7 tỉnh ở Trung Quốc tham gia trả lời bảng khảo sát Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng, có 3 yếu tố tác động đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc Đó là nguồn lực bản thân doanh nghiệp, thị trường trong nước và sự hỗ trợ của chính phủ trong nước Trong đó, sự hỗ trợ của chính phủ là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Bằng việc sử dụng mô hình Harzard với dữ liệu quan sát gồm 921 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn từ năm 1996 - 2000, Wu và Chen (2014) đã chỉ ra rằng mức độ phát triển thể chế của nước chủ nhà có quan hệ tích cực với sự mở rộng ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc Ngoài ra, sự bất ổn về thể chế có ảnh hưởng hạn chế đối với FDI của các công ty Trung Quốc. Mức độ sở hữu cao của Nhà nước làm suy yếu sự tác động tích cực của thể chế lên sự mở rộng ra nước ngoài của các doanh nghiệp nước chủ đầu tư.
Saad (2014) nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy từ trong nước đối với FDI của Malaysia, thông qua thực hiện hồi quy logarit theo chuỗi dữ liệu thời gian từ 1981 -
2011 Hàm hồi quy ước lượng như sau: LOFDIt = β1EXCRt + β2EXPORTSt + β3GDPt + β4IFDIt + β5NGRESt + β6PATENTSt + β7PYt + εt Trong đó, biến phụ thuộc OFDI được đo lường bởi vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; các biến độc lập được đo lường bởi (tỷ giá hối đoái, giá trị xuất khẩu, GDP, FDI đi vào Malaysia đại diện cho áp lực cạnh tranh, mức độ sẵn có của lực lượng lao động trong nước) Kết quả nghiên cứu nhóm tác giả chỉ ra rằng: quy mô thị trường trong nước, vốn FDI đi vào, mức độ sẵn có lực lượng lao động trong nước, tỷ giá hối đoái, giá trị xuất khẩu đều tác động có ý nghĩa với FDI từ Malaysia.
Fan và cộng sự (2018) sử dụng mô hình hồi quy cố định hiệu ứng tác động của các biến kinh tế vĩ mô Dữ liệu nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê của các doanh nghiệp Trung Quốc có đầu tư ra nước ngoài từ năm 1998 - 2013 Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả khẳng định rằng sự gia tăng chi phí lao động thông qua sự gia tăng tiền lương tối thiểu và những quy định sản xuất kinh doanh nghiêm ngặt trong nước đã thúc đẩy các công ty Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2.8.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố thu hút tác động đến đầu tư trực tiếp từ phía quốc gia tiếp nhận đầu tư
Zhang và Zuk (1998) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến FDI trong lĩnh vực sản xuất của Hồng Kông sang Trung Quốc Đại lục, với 268 bảng câu hỏi khảo sát gởi đến các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc Thông qua kết quả nghiên cứu, các tác giả chỉ ra rằng, FDI từ Hồng Kông sang Trung Quốc nhằm ba mục tiêu: tìm kiếm hiệu quả, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm thị trường Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến quyết định FDI của Hồng Kông sang Trung Quốc bao gồm: chi phí lao động và chi phí thuê đất rẻ, môi trường chính trị ổn định, chính sách khuyến khích đầu tư và tỷ suất thu hồi cao của Trung Quốc, sự gần gũi về địa lý, ngôn ngữ, chính trị, các thỏa thuận ưu đãi song phương, cơ sở hạ tầng tốt.
Xác định khoảng trống nghiên cứu
Xác định khoảng trống nghiên cứu hay còn gọi là xác định vấn đề nghiên cứu.Theo Kothari (2004), một vấn đề nghiên cứu đề cập đến một số khó khăn trong kinh nghiệm của nhà nghiên cứu trong bối cảnh lý thuyết hay tình huống thực tiễn và nhà nghiên cứu muốn thực hiện giải pháp cho chúng Nguyễn Đình Thọ (2011), để xác định vấn đề nghiên cứu người ta có thể dựa trên các hướng: (1) dựa chính vào lý thuyết, (2) kết hợp khoảng trống giữa lý thuyết và thị trường (tình huống thực tiễn),
(3) dựa vào lý thuyết và phương pháp Trên cơ sở, tổng quan các nghiên cứu (Research review) gồm tổng kết các lý thuyết nền (Background theorical review) và tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm (Empirical study) kết hợp với đánh giá chung về bối cảnh đầu tư trực tiếp các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài nói chung và sang Campuchia nói riêng (Chi tiết trình bày ở Chương 1 và phụ lục 9), tác giả đã xác định khoảng trống cho đề tài nghiên cứu như sau:
2.9.1 Khoảng trống về lý thuyết
- Các công trình khoa học mang tính học thuật mà tác giả nghiên cứu tiếp cận chưa đồng thời nghiên cứu: các nhân tố thúc đẩy từ nước xuất khẩu vốn và các nhân tố thu hút từ nước nhập khẩu vốn tác động đồng thời thế nào đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
- Các nghiên cứu đi trước cũng chưa có sự kết hợp khảo sát và sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp định lượng) thông qua phương pháp CFA và SEM để lượng hóa và giải thích đồng thời các nhân tố thúc đẩy và các nhân tố thu hút tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2.9.2 Khoảng trống về thực nghiệm
- Các công trình nghiên cứu trong nước chưa làm rõ đặc trưng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Campuchia nhìn ở góc độ kết hợp các nhân tố tác động từ phía Việt Nam (các nhân tố thúc đẩy) và nhân tố tác động từ phía Campuchia (các nhân tố thu hút) đối với dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó góp phần làm rõ đặc trưng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một nước đang phát triển sang một nước đang phát triển khác.
Đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.10.1 Cơ sở đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng kết các lý thuyết liên quan đến FDI và thực trạng FDI của doanh nghiệp Việt Nam sang nước ngoài nói chung và sang Campuchia nói riêng thời gian qua (Chi tiết trình bày ở Phụ lục 9), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các doanh nghiệp Việt Nam Mô hình này bao gồm: nhóm thứ nhất, các nhân tố thu hút từ nước tiếp nhận vốn (Pull Factors) và nhóm thứ 2, các nhân tố thúc đẩy từ trong nước chủ đầu tư (Push Factors) và quyết định FDI được đánh giá bởi 3 động cơ: tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm nguồn lực.
2.10.2 Mối quan hệ giữa nhóm các nhân tố thúc đẩy từ nước chủ nhà với quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp xuất khẩu vốn Đối với các nước đang phát triển, trước tiên, FDI từ một doanh nghiệp được thúc đẩy bởi các nhóm nhân tố từ trong nước (nhóm nhân tố thúc đẩy) Cũng tương tự như kết quả tổng kết của UNCTAD (2006), nhóm nhân tố này được tác giả luận án đề xuất bao gồm nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường, nhân tố Thể chế liên quan đến đầu tư, nhân tố Yếu tố sản xuất - kinh doanh Chi tiết các nhân tố được trình bày sau đây:
Kinh tế vĩ mô và thị trường
Trong nhiều quốc gia đang phát triển, sự giới hạn bởi quy mô thị trường trong nước cũng như cơ hội mở rộng kinh doanh bị hạn chế sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài (UNCTAD, 2006) Vì vậy, quy mô và mức độ cạnh tranh thị trường trong nước là những nhân tố tác động thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (UNCTAD, 2006; Kayam, 2009; Masron & Shahbudin, 2010; Lu & cộng sự, 2011, Lou & Wang, 2012) Ngoài ra, các yếu tố thuộc về vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lãi suất mà qua đó được điều tiết bởi chính sách của chính phủ có sự tác động trong việc thúc đẩy FDI ở một số quốc gia (Kyrkilis & Pantelidis, 2003) Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái và lãi suất quan hệ ngược chiều với FDI từ Trung Quốc (Wei & Alon, 2010) Từ sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu của 2 nhóm tác giả trên, tác giả luận án sẽ làm rõ, điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ.
Yếu tố sản xuất, kinh doanh
Các nhân tố như sự gia tăng chi phí đầu vào (gồm chi phí sử dụng lao động) hay khan hiếm tài nguyên trong nước cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài (Horst, 1972; Petrochilos, 1989; Wheeler & Moody, 1992; Dunning, 1988 & 2002; UNCTAD, 2006; Masron & Shahbudin, 2010) Theo Andreff (2003), các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi đầu tư sang các nước láng giềng và tìm kiếm hiệu quả vì tiền lương và các chi phí đầu vào khác ở nước họ ngày càng cao; các doanh nghiệp từ Nga và Azerbaijan đầu tư nhiều ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên thiên nhiên Tiền lương gia tăng trong nước thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng được khẳng định lại trong nghiên cứu của Fan và cộng sự (2018) Ngoài ra, Yao và cộng sự (2010) khẳng định rằng, FDI của các doanh nghiệp Trung Quốc được khuyến khích và thu hút bởi nguyên liệu thô như quặng sắt, dầu mỏ hay khoáng sản khác.
Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư
Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ nước chủ đầu tư là những nhân tố quan trọng trong quyết định FDI (UNCTAD, 2006; Yao & cộng sự, 2010) Các chính sách này bao gồm những quy định, thủ tục về cấp phép đầu tư ra nước ngoài cũng như những chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư ra nước ngoài của nước chủ đầu tư (Aykut & Ratha, 2004) Lu và cộng sự (2011), khẳng định rằng FDI từ Trung Quốc dù với động cơ tìm kiếm thị trường hay khai thác tài sản chiến lược đều nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ thông qua chính sách của chính phủ nước chủ nhà bao gồm sự tạo điều kiện thuận lợi về những quy định, thủ tục đầu tư ra nước ngoài và các khuyến khích hỗ trợ như thuế, cho vay đầu tư ra nước ngoài với lãi suất ưu đãi Kết quả nghiên cứu tương tự, Stoian (2013), khẳng định rằng chính sách khuyến khích của chính phủ nước chủ nhà là nhân tố giải thích mạnh mẽ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các MNCs từ các quốc gia đang phát triển và mới nổi Ngoài ra, những quy định sản xuất, kinh doanh ngày càng khắt khe trong nước chủ nhà cũng là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Lou & Wang,2012).
2.10.3 Mối quan hệ giữa nhóm các nhân tố thu hút từ phía nước tiếp nhận vốn FDI với quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp xuất khẩu vốn
Bên cạnh nhóm nhân tố thúc đẩy từ trong nước tác động đến FDI, thì nhóm nhân tố thu hút thuộc nước tiếp nhận vốn cũng tác động đến FDI đi vào một quốc gia Đối với nhóm nhân tố này, tác giả luận án đề xuất bao gồm các nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường, nhân tố Yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhân tố Cơ sở hạ tầng, nhân tố Văn hóa - địa lý - chính trị, nhân tố Thể chế liên quan đến đầu tư Chi tiết các nhân tố được trình bày sau đây:
Kinh tế vĩ mô và thị trường
Trước tiên, FDI được thu hút bởi đặc điểm thị trường nước tiếp nhận vốn, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư tìm kiếm thị trường tiêu thụ gồm: Quy mô thị trường và tốc độ phát triển thị trường, áp lực cạnh tranh của thị trường đó thấp giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng chiếm lĩnh và gia tăng thị phần (Balassa, 1966; Dunning, 1988 & 2002; Wheeler & Mody, 1992; Moore, 1993; Wang & Swain, 1995; Markusen & Venables, 1998, 2000; UNCTAD, 2006; Buckley & cộng sự, 2007; Duanmu & Guney, 2009; Cuyvers & cộng sự, 2011; Anil & cộng sự, 2011; Gill, 2014; Lee & cộng sự, 2016; Mourao, 2017) Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn được thu hút bởi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái ổn định (UNCTAD 2006; Azam & cộng sự, 2011; Cuyvers & cộng sự, 2011; Anil & cộng sự, 2011; Lee & cộng sự 2016).
Yếu tố sản xuất - kinh doanh
Nhân tố này bao gồm yếu tố thuộc về Chi phí và mức độ sẵn có của nguồn lực Cụ thể như sau:
Các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài dù với động cơ tìm kiếm thị trường hay tìm kiếm nguồn lực sản xuất đều quan tâm đến nhân tố chi phí Đối với họ, chi phí đầu vào rẻ và chất lượng tạo nên sự thu hút đối với FDI (Dunning, 1988
& 2002; UNCTAD, 2006; Anıl & cộng sự, 2011) Chi phí bao gồm những chi phí sử dụng lao động, sử dụng nhân sự quản lý, chi phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên
(Horst, 1972; Dunning, 1988 & 2002; Petrochilos, 1989; Wheeler & Moody, 1992; Zhang & Zuk, 1998, Yean & cộng sự, 2015), chi phí liên quan đến triển khai dự án như xin cấp giấy phép kinh doanh, đầu tư (Dunning, 1988 & 2002; MacCarthy & Atthirawong, 2003).
Nguồn tài nguyên là những nhân tố sản xuất có thể sử dụng được bao gồm khoáng sản, nguyên liệu thô và nguồn lao động (Todaro & Smith, 2012).
Theo lý thuyết địa điểm, các nhân tố như lao động và nguồn tài nguyên là những nhân tố không di động (Horst, 1972; Wheeler & Moody, 1992; Petrochilos, 1989; H.Dunning, 1988; UNCTAD, 2006) Coskun (2001) cũng tìm ra rằng yếu tố đầu vào bao gồm mức độ sẵn có và giá rẻ của tài nguyên là yếu tố thu hút FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ Mức độ có sẵn của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thu hút quan trọng FDI từ Trung Quốc vào các nước Châu Phi (Mourao, 2017).
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện hỗ trợ cho hoạt động kinh tế và thị trường, chẳng hạn như giao thông vận tải, truyền thông và mạng lưới phân phối, các tiện ích, nước, hệ thống thoát nước và hệ thống cung cấp năng lượng (Todaro & Smith, 2012) Cơ sở hạ tầng gồm cơ sở hạ tầng vật chất/kỹ thuật (Physical infrastructure) và cơ sở hạ tầng xã hội (Social infrastructure) Trong đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông cầu đường, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước, hạ tầng tài chính – ngân hàng; hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm những hạ tầng liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, y tế, vui chơi-giải trí (Dunning, 1988 & 2002; Wheeler & Moody, 1992; Todaro & Smith, 2012; Võ Thanh Thu & Ngô Thị Ngọc Huyền, 2008) Cơ sở hạ tầng tốt giúp cho các công ty đang đầu tư hạ thấp được chi phí (Todaro & Smith, 2012) Schneider và Frey (1985) cũng cho rằng cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quyết định đến FDI, nhân tố này cũng được khẳng định lại trong nghiên cứu của Zhang và Zuk (1998) Trong một nghiên cứu khác Na và Lightfoot (2006), cũng chứng minh rằng cơ sở hạ tầng gồm chất lượng hạ tầng đường sắt và đường cao tốc ảnh hưởng đến quyết định FDI vào các địa phương của Trung Quốc Coskun (2001) cũng khẳng định rằng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng tài chính và giáo dục là ba trong những nhân tố quan trọng quyết định đến FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Quy định chính sách liên quan đến đầu tư
Môi trường thể chế của một quốc gia phụ thuộc vào hiệu quả và hành vi của cả bên có liên quan khu vực công và tư Trong khuôn khổ pháp lý và hành chính, các cá nhân, các công ty và chính phủ tương tác sẽ xác định chất lượng của các tổ chức công của một quốc gia và có mang lại sức mạnh về khả năng cạnh tranh và tăng trưởng Môi trường thể chế sẽ tác động đến quyết định đầu tư và tổ chức sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong những cách mà xã hội phân phối lợi ích và chịu các chi phí của chiến lược và chính sách phát triển (Schwab & cộng sự, 2017).
Theo Bénassy Quéré và cộng sự (2007) và Cleeve (2008), mức độ thuận lợi thành lập công ty mới, tính minh bạch cao, pháp luật về hợp đồng, hiệu quả sự thực thi của tòa án, sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản là những nhân tố thuộc về thể chế quyết định trong thu hút FDI Ngoài ra, theo Choromides (2015), các nhân tố như thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp thấp cũng như mức độ mở cửa thị trường (tự do thương mại, đầu tư) có ý nghĩa tích cực đối với FDI đi vào quốc gia Hy Lạp Azam và cộng sự (2011) với nghiên cứu tương tự như trên cũng chỉ ra rằng chất lượng thể chế tốt đóng vai trò chính trong việc thu hút vốn FDI vào 7 nước khu vực Nam Á.
Văn hóa, địa lý, sự ổn định chính trị
Văn hóa và địa lý giữa nước tiếp nhận vốn với nước đầu tư vốn giúp thu hút dòng vốn FDI đi vào (Dunning, 1988 & 2002; Buckley & cộng sự, 2007) Văn hóa thuộc nước tiếp nhận vốn bao gồm sự khác biệt hay tương đồng về những giá trị, tập quán, ngôn ng và thái độ của cộng đồng đối với đầu tư nước ngoài (Dunning, 1988
Tóm tắt chương hai
Chương hai đã trình bày cơ sở lý thuyết cũng như cơ sở thực tiễn về FDI để từ đó giúp tác giả luận án xác định được khoảng trống nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu ở đây của các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đó là một mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI từ một quốc gia đang phát triển này sang một quốc gia đang phát triển khác (như trường hợp FDI của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia) bằng cách đánh giá đồng thời sự tác động của nhóm nhân tố thúc đẩy và thu hút đối với quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, mô hình giả thuyết nghiên cứu đề xuất gồm 8 nhân tố thuộc nhóm thúc đẩy và thu hút tác động đồng thời đến FDI của doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia như đã trình bày chi tiết tại mục 2.10 Chương ba tiếp theo sẽ trình bày thiết kế và phương pháp nghiên cứu và một số kết quả nghiên cứu định tính,định lượng sơ bộ để xây dựng và điều chỉnh thang đo nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Theo Chalmers (1999): “Khoa học đến từ những sự thật Khoa học dựa trên những gì chúng ta có thể thấy, nghe, chạm được nó hơn là những ý kiến cá nhân hay tưởng tượng mơ hồ” Như vậy, người ta có thể hiểu khoa học là phải phản ánh sự thật chứ không phải là kết quả của sự suy diễn không có cơ sở, mơ hồ, không thực tế.
Ngoài ra theo Babie (2013) và Lê Văn Huy và Trương Trần Trâm Anh (2012):
“Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống; là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích hay dự báo các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan” Vì vậy, trước khi thực hiện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cũng như tác giả không ngoại lệ sẽ xác định phương pháp luận nghiên cứu cho luận án của mình.
Phương pháp luận nghiên cứu (Research methodology) là cách thức giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống Khi chúng ta nói đến phương pháp luận nghiên cứu, chúng ta không chỉ nói đến phương pháp nghiên cứu mà còn đề cập đến sự logic đằng sau những phương pháp mà chúng ta sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu của chúng ta và giải thích tại sao chúng ta sử dụng phương pháp hay kỹ thuật này mà không phải phương pháp hay kỹ thuật khác để mà các kết quả của nghiên cứu được đánh giá bởi chính mình hoặc những nhà nghiên cứu khác (Korathi, 2004).
Trên cơ sở lý thuyết - mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Chương 2), mô hình nghiên cứu của tác giả không phải tách rời riêng biệt khi nghiên cứu từng nhóm nhân tố tác động đến quyết định FDI của các doanh nghiệp Việt Nam, mà là nghiên cứu đồng thời sự tác động của 2 nhóm nhân tố trong một mô hình Vì vậy, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết trong đó nghiên cứu định lượng làm chính Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết là phương pháp nghiên cứu mà trong đó một phương pháp (định tính hay định lượng) là chính, phương pháp còn lại gắn vào phương pháp chính (Nguyễn Đình Thọ, 2011; Creswell & Plano Clark, 2011; Creswell, 2014) Và sau đó, tác giả xây dựng và đánh giá thang đo theo quy trình của Churchill (1979). Trước khi thực hiện một cách chi tiết các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ thực hiện khái quát về quy trình nghiên cứu Trong đó, một quy trình nghiên cứu bao gồm hàng loạt các hành động hoặc các bước cần thiết để thực hiện có hiệu quả nghiên cứu và trình tự mong muốn của các bước này (Kothari, 2004).
Từ nhận thức về phương pháp luận nghiên cứu như đã đề cập ở trên, tác giả thực hiện quy trình nghiên cứu qua 4 bước: nghiên cứu sơ bộ định tính, nghiên cứu sơ bộ định lượng, nghiên cứu định lượng chính thức và cuối cùng là nghiên cứu định tính chính thức.
Một quy trình nghiên cứu sẽ không có ý nghĩa nếu như nhà nghiên cứu không gắn với quá trình xây dựng và điều chỉnh thang đo Nếu dùng sai phương pháp,công cụ đo lường xem như kết quả nghiên cứu không có ý nghĩa hay chất lượng nghiên cứu kém (Churchill, 1979) Vì vậy, trên thực tế các nhà nghiên cứu thường đồng nhất quy trình nghiên cứu với quy trình xây dựng và điều chỉnh thang đo trong các nghiên cứu của mình (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Xây dựng thang đo là quá trình thiết kế và đánh giá một tập các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu cần đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hiện nay, trên thế giới, có nhiều quy trình xây dựng thang đo, điển hình như:
Churchill (1979) đề xuất quy trình xây dựng thang đo gồm 8 bước: (1) Xác định nội dung khái niệm dựa vào nghiên cứu lý thuyết, (2) Xây dựng tập biến quan sát thông qua nhiều phương pháp như nghiên cứu lý thuyết, khảo sát kinh nghiệm, thảo luận nhóm… (3) Thu thập dữ liệu, (4) Làm sạch thang đo bằng phương pháp đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha hay phân tích nhân tố khám phá – EFA, (5) Tiếp tục thu thập dữ liệu, (6) Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, (7) Đánh giá giá trị của thang đo bằng phương pháp Multitrait – Multimethod – Đa khái niệm, đa phương pháp – viết tắt là MTMM, (8) Xây dựng chuẩn thang đo/khái niệm nghiên cứu.
Ngoài ra, theo Nguyễn Đình Thọ (2007, 2011) dựa vào Churchill (1979) và Steenkamp và Van Trijp (1991) đưa ra quy trình đánh giá thang đo, trong đó, thay cho bước (7) như đã đề cập ở trên, Nguyễn Đình Thọ (2007, 2011) đề xuất thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling).
Kế thừa hai quy trình xây dựng thang đo trên, tác giả sử dụng quy trình từ bước 1 đến bước 7 của tác giả Nguyễn Đình Thọ (2007, 2011) và để giải thích thêm cho các nhân tố tác động đến OFDI của Việt Nam từ kết quả định lượng, tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu nhằm thảo luận thêm về kết quả nghiên cứu định lượng.
Quy trình nghiên cứu cũng như quy trình xây dựng và điều chỉnh thang đo của luận án nghiên cứu có thể được khái quát hóa qua sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu cụ thể trải qua các bước như sau:
Bước 1 Nghiên cứu sơ bộ định tính Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả xác định sơ bộ các nhân tố giả thuyết tác động đến quyết định FDI từ Việt Nam, tiếp theo tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua phỏng vấn một số chuyên gia, nhà quản lý có vai trò quyết định đối với FDI của doanh nghiệp Việt Nam để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo Từ đó thang đo nháp 1 được hình thành.
Bước 2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng Sau khi có thang đo nháp 1, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ định lượng, khảo sát với mẫu có kích thước (N= 120). Các thang đo được đánh giá thông qua độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, và giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) Kết quả này sẽ hình thành thang đo nháp 2 để đưa vào khảo sát chính thức ở bước 3.
Bước 3 Nghiên cứu chính thức định lượng Bước này, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu có kích thước (N= 489) Trong bước này, tác giả thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’alpha và đánh giá giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA), tiếp theo kiểm định thang đo đồng thời đánh giá mức độ phù hợp mô hình thông qua phương pháp CFA (Confirmatory factor analysis) và kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết thông qua phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural equation analysis).
Bước 4: Nghiên cứu chính thức định tính Sau khi có kết quả kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết, tác giả thực hiện nghiên cứu đối chiếu lại thông qua phỏng vấn sâu và trực tiếp đại diện của Hội đồng phát triển đầu tư Campuchia (Cơ quan thẩm định và cấp giấy phép đầu tư vào Campuchia) và một số nhà quản trị,nghiên cứu viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy về kinh doanh quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, để làm rõ, bổ sung cho kết quả nghiên cứu định lượng chính thức Bước này còn để giúp tác giả có được gợi ý về hàm ý quản trị cũng như giải pháp để đẩy mạnh FDI từ Việt Nam ra nước ngoài.
Phỏng vấn chuyên gia Thang đo nháp ban đầu
N= 120 Đánh giá giá trị thang đo với EFA
NC sơ bộ định lượng Đánh giá độ tin cậy thang đo
N = 489 Đánh giá giá trị thang đo với EFA
NC định lượng chính thức Đánh giá độ tin cậy thang đo Thang đo chính thức
Kiểm định thang đo với CFA
Kiểm định độ thích hợp mô hình, trọng số CFA, độ tin cậy tổng hợp, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, phân biệt
Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khảo sát
Hệ số KMO, hệ số biến thiên Communalities, hệ số tải nhân tố
Hệ số Cronbach's Alpha, tương quan
Hệ số KMO, hệ số biến thiên Communalities, hệ số tải nhân tố
Hệ số Cronbach's Alpha, tương quan biến tổng
Phân tích thực trạng OFDI
Tra cứu nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm Đá nh gi á sơ bộ th an g
Xâ y dự ng th an g
NC định tính chính thức
Kiểm tra độ thích hợp mô hình, giá trị liên hệ lý thuyết, giả thuyết, ước lượng mô hình với Phân tích mô hình cấu trúc SEM Đá nh gi á ch ín h th ức th an
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu và đánh giá thang đo của luận án
Hàm ý chính sách, quản trị
Phương pháp chọn mẫu và thu thập, xử lý dữ liệu
- Phương pháp chọn mẫu cho bước nghiên cứu sơ bộ định tính
Nghiên cứu định tính được các nhà nghiên cứu sử dụng nhằm khám phá ra đặc điểm, cấu trúc hiện tượng, sự vật với thái độ “mở” trong quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra lý thuyết khoa học Vì vậy, chọn mẫu trong nghiên cứu định tính không giống như chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng, mặc dù mục đích cuối cùng của chọn mẫu là để nói lên tính khái quát hóa (Silverman, 2001) Ngoài ra, các dự án nghiên cứu định tính được thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu, vì vậy mẫu trong nghiên cứu định tính không được chọn theo phương pháp xác suất mà chọn theo mục đích xây dựng lý thuyết gọi là chọn mẫu theo mục đích (Purposive sampling) hay chọn mẫu lý thuyết (Theoretical sampling) (Silverman, 2001; Nguyễn Đình Thọ, 2011) Cũng theo Nguyễn Đình Thọ (2011), qui trình chọn mẫu lý thuyết được tiến hành như sau: Nhà nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu thứ 1 (tạm ký hiệu: đối tượng là ĐT) ở đây là ĐT1, sau đó nhà nghiên cứu thảo luận với ĐT1 để thu thập dữ liệu cho xây dựng lý thuyết Tiếp theo nhà nghiên cứu chọn đối tượng thứ 2 (ĐT2) để thu thập dữ liệu và nhà nghiên cứu phát hiện ĐT2 có một số thông tin có ý nghĩa cho xây dựng lý thuyết nhưng khác với ĐT1 Vì vậy nhà nghiên cứu tiếp tục với ĐT3 Tương tự như với ĐT2, nhà nghiên cứu phát hiện thêm một số thông tin khác với ĐT1 và ĐT2 (dĩ nhiên có một số thông tin trùng trong phương án trả lời của các đối tượng) Quá trình cứ tiếp tục như trên, cho đến khi đối tượng nghiên cứu nào mà nhà nghiên cứu không phát hiện có thêm điều gì với các đối tượng nghiên cứu trước đó thì đối tượng nghiên cứu sau cùng này gọi là đối tượng nghiên cứu bão hòa hay điểm bão hòa, nghĩa là không có thông tin gì mới cho các đối tượng nghiên cứu tiếp theo nếu tiếp tục thực hiện khai thác Đến đây, nhà nghiên cứu có thể xác định quy mô mẫu lý thuyết.
Trên cơ sở đó, đối với mẫu định tính, tác giả luận án chọn mẫu gồm các nhà quản trị viên có quyền/tham gia vào việc ra quyết định FDI và các chuyên gia có nghiên cứu chuyên sâu về OFDI của Việt Nam.
- Phương pháp chọn mẫu cho bước nghiên cứu định lượng sơ bộ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tính đến hết năm 2016 có 1188 dự án sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên có những dự án đã, đang còn hiệu lực và những dự án đã hết hiệu lực Trong đó, Campuchia là quốc gia xếp thứ hai về thu hút dự án và thứ ba vốn FDI từ Việt Nam, Campuchia cũng là nước láng giềng và có truyền thống quan hệ lâu năm với Việt Nam, mặt khác kết quả từ luận án nghiên cứu còn đưa ra gợi ý về mặt chính sách nhà nước cho Chính phủ Việt Nam để tăng cường quan hệ kinh tế chính trị với Campuchia nên tác giả chọn Campuchia là quốc gia mục tiêu nghiên cứu.
Thêm vào đó, do sự không đầy đủ thông tin về dữ liệu FDI chi tiết từ Việt Nam, nên tác giả lựa chọn phương pháp khảo sát với dữ liệu sơ cấp để nghiên cứu. Ngoài ra, một trong những đặc điểm của FDI là dài hạn vì vậy, trong quá trình chọn mẫu tác giả cố gắng chọn những nhà quản trị của các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư lâu dài, nghiêm túc tại Campuchia để có được sự đánh giá sâu sắc hơn về các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của họ Theo Babbie (2013), phương pháp chọn mẫu phi xác suất được lựa chọn trong những trường hợp mà mẫu nghiên cứu không có sẵn danh sách hoặc chọn mẫu theo xác suất sẽ không phù hợp mặc dù vẫn có thể thực hiện được Vì vậy, khi thực hiện khảo sát, tác giả khảo sát đối với các quản trị viên của những dự án đã và đang đầu tư nên tác giả lựa chọn các phương pháp chọn mẫu phi xác suất gồm chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán đoán và phát triển mầm Cũng vì lý do nêu trên đối với đặc trưng của hoạt động FDI, tác giả khảo sát thêm số doanh nghiệp có ý định (đã, đang khảo sát, nghiên cứu đầu tư sang Campuchia, đầu tư ra nước ngoài nói chung) để tăng tính đại diện của mẫu nghiên cứu.
Trên thế giới, chưa có nhiều nguyên tắc thống nhất về quy mô mẫu cho nghiên cứu định lượng sơ bộ Theo Stopher (2012), quy mô mẫu cho khảo sát sơ bộ định lượng không nên nhỏ hơn 30 và theo Dillman (2000) cũng kiến nghị quy mô mẫu cho khảo sát sơ bộ định lượng nên từ 100 – 200 đơn vị Do đó, tác giả chọn quy mô mẫu cho bước nghiên cứu định lượng sơ bộ này là 120 doanh nghiệp.
- Phương pháp chọn mẫu cho bước nghiên cứu định lượng chính thức Đặc điểm mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức cũng giống như trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và với phương pháp chọn mẫu thuận tiện Ngoài ra kích thước (quy mô) mẫu khảo sát phải thỏa các điều kiện của các phương pháp phân tích định lượng trong toàn bộ nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM Trong phân tích EFA, quy mô mẫu tối thiểu là 50 quan sát và tỷ lệ chấp nhận được là 5 quan sát/1 biến (Hair và cộng sự,
2009) Trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), Hair và cộng sự (2009) khuyến nghị với số nhóm nhân tố lớn hơn 6 thì kích thước mẫu sẽ trên 500, với số nhóm nhân tố bằng hoặc nhỏ hơn 5 thì kích thước mẫu tối thiểu 100 – 150 và đòi hỏi hệ số biến thiên communalities cao (> 0,6) Tuy nhiên, quy mô mẫu bao nhiêu là lớn thì đến hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối bởi các nhà nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011) Vì vậy, trong bước nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả thực hiện nghiên cứu với quy mô mẫu có kích thước gồm 489 doanh nghiệp (sau khi đã loại bỏ các doanh nghiệp trả lời không chính xác, sẽ được giải thích kỹ hơn ở các nội dung sau).
- Phương pháp chọn mẫu cho bước nghiên cứu định tính chính thức
Như đã đề cập ở trên về ý nghĩa của nghiên cứu định tính, nhằm làm sáng tỏ hơn cũng như khẳng định lại kết quả nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với phỏng vấn sâu ý kiến chuyên gia với mẫu có kích thước N = 10.
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu cho bước nghiên cứu định tính sơ bộ
Một trong những đặc trưng của nghiên cứu định tính khác biệt với nghiên cứu định lượng đó là thu thập dữ liệu không giới hạn đối với một công cụ khảo sát nào hay một tập biến quan sát nào và thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính là một quá trình đóng – mở mà để đạt được tất cả thông tin gắn với ngữ cảnh liên quan đến chủ đề nghiên cứu (Silverman & Marvasti, 2008) Sau đó, nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá tất cả các nguồn dữ liệu để có thể thấu hiểu vấn đề nghiên cứu, rồi phân loại thành các nội dung nghiên cứu (Creswell & Plano Clark, 2011) Trong bước nghiên cứu định tính, có nhiều phương pháp (công cụ) thu thập và nguồn dữ liệu khác nhau như: phỏng vấn, quan sát, tài liệu có sẵn (Strauss & Corbin, 1998; Berg, 2001; Silverman, 2001, 2014) Ở bước nghiên cứu định tính sơ bộ này, tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn bán chuẩn hóa (Semistandardized interview) với dàn bài thảo luận mở Phương pháp phỏng vấn bán chuẩn hóa là phương pháp phỏng vấn mà trong đó phỏng vấn viên hỏi các đáp viên với các câu hỏi định trước, tuy nhiên các đáp viên được tự do trả lời theo ý mình (Berg, 2001) và trong quá trình phỏng vấn đáp viên và phỏng viên cùng trao đổi xây dựng lý thuyết (Silverman,
2014) Tác giả lựa chọn phương pháp này còn bởi lẽ nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hướng còn mới ở Việt Nam, mặc khác hầu như các đáp viên tham gia vào là những người có quyền/liên quan đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp của họ ra nước ngoài, họ là những người làm thực tiễn nên cần có tác giả song hành để định hướng, khơi gợi ý tưởng phù hợp với lý thuyết cho họ Về đặc điểm các đáp viên sẽ được tác giả trình bày chi tiết ở nội dung kết quả phân tích nghiên cứu định tính sơ bộ Ngoài ra các cuộc phỏng vấn được tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp tay đôi với các đáp viên, địa điểm phỏng vấn diễn ra ở quán cà phê với không khí thoải mái hoặc tại nhà riêng của đáp viên Thời gian phỏng vấn từ tháng 8 – 12/2014.
- Phương pháp thu thập dữ liệu cho bước nghiên cứu định lượng sơ bộ
Thiết kế để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là thiết kế khảo sát và thiết kế thử nghiệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011; Balnaves & Caputi, 2001) Với luận án nghiên cứu, tác giả sử dụng thiết kế khảo sát.
Quá trình thu thập dữ liệu từ tháng 03/2015 – 12/2015: tác giả phát ra 150 phiếu khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp tại Diễn đàn Kinh tế VN – Campuchia
2015 tại Phnompenh, thu về được 135 phiếu đạt yêu cầu, trong đó sử dụng kết quả
120 phiếu để phân tích kết quả định lượng sơ bộ Ở giai đoạn này, tác giả trực tiếp khảo sát các nhà quản trị có quyền ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp của họ trong đầu tư, xuất khẩu sang Campuchia Ngoài ra, tác giả nhờ các nhà quản trị này giới thiệu đến nhà quản trị khác để khảo sát.
- Phương pháp thu thập dữ liệu cho bước nghiên cứu định lượng chính thức.
Thu thập dữ liệu chính thức được thực hiện thông qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ 1/2016 – 09/2016: Để thực hiện thu thập dữ liệu giai đoạn này, tác giả vừa trực tiếp khảo sát tại Diễn đàn thương mại, đầu tư Việt Nam – Campuchia 2016, vừa thông qua phỏng vấn viên Tác giả phát ra 275 phiếu và thu về được 248 phiếu đạt yêu cầu.
Trong đó, tác giả tự khảo sát và thu về được 125 phiếu trả lời bởi doanh nghiệp Đối với phỏng vấn viên, tác giả khảo sát thông qua các cựu sinh viên, sinh viên năm cuối chuyên ngành Thương mại quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế của Khoa Thương mại, Đại học Tài chính - Marketing làm phỏng vấn viên Các sinh viên đã học qua các học phần Kinh doanh quốc tế, Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế và đang làm việc hoặc thực tập tại doanh nghiệp với các đề tài đầu tư nước ngoài, nghiệp vụ xuất nhập khẩu mới được chọn Các sinh viên được tác giả luận án huấn luyện tập trung về phương pháp khảo sát tại cơ sở 2C, đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình (cơ sở 2, Đại học Tài chính – Marketing) trong tháng 1/2016 Sau đó, các sinh viên sẽ khảo sát chính doanh nghiệp mình làm việc/thực tập Các phiếu khảo sát sinh viên phát ra 150 phiếu, thu về và gạn lọc được 123 phiếu đạt yêu cầu.
- Giai đoạn 2: từ tháng 2 - 8/2017: tác giả tiếp tục khảo sát 250 doanh nghiệp. Tổng số phiếu khảo sát và thu về đạt yêu cầu ở giai đoạn này là 241 phiếu, được đưa vào trong phân tích chính thức.
Thang đo khái niệm nghiên cứu
Mức độ đánh giá thang đo
Vì luận án nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu để đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trong đó sử dụng phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua công cụ thu thập dữ liệu là khảo sát nên các thang đo này được đánh giá theo thang đo các mức độ Zhang và Zuk (1998), sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các yếu tố với mức độ ảnh hưởng đến FDI của Hồng Kông vào Trung Quốc, với (1) - ít quan trọng nhất, (2) - không quan trọng, (3) - bình thường/trung lập, (4) - quan trọng, (5) - hầu như quan trọng Anil và cộng sự
(2011) cũng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định OFDI của các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, từ (1) - không quan trọng và
(5) - quan trọng chính Lu và cộng sự (2011), khi đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố về nguồn lực, về ngành và thể chế đến động cơ đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, đã sử dụng thang đo 5 mức độ, với (1) - không quan trọng và (5) - rất quan trọng Trên cơ sở kế thừa phương pháp lựa chọn mức độ đánh giá của các tác giả đi trước, nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (1) - Hoàn toàn không quan trọng, (2) - Không quan trọng, (3) – Trung lập, (4) – Quan trọng, (5) – Hoàn toàn quan trọng.
3.3.1 Thang đo nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy từ phía nước xuất khẩu vốn 3.3.1.1 Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường từ phía nước xuất khẩu vốn
Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường từ phía nước xuất khẩu vốn được ký hiệu là KTVN Thang đo này ban đầu bao gồm 2 biến quan sát, ký hiệu từ KTVN1 đến KTVN2 Các biến quan sát này dựa vào thang đo của Lou và Wang (2012). Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu định tính, các chuyên gia cho rằng Chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất của VN hay thay đổi là một trong những lý do thúc đẩy họ đầu tư ra nước ngoài (biến quan sát này thêm vào đặt tên là KTVN3) Biến thứ ba này được làm rõ hơn và điểu chỉnh từ kết quả nghiên cứu trước đó về mối liên hệ không rõ ràng giữa tỷ giá, lãi suất trong nước thúc đẩy hay hạn chế OFDI bởi các tác giả trước đó (Kyrkilis & Pantelidis, 2003; Wei & Alon, 2010) Chi tiết được trình bày ở Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường từ phía nước xuất khẩu vốn
Ký hiệu Tên biến quan sát Cơ sở của thang đo
KTVN1 Áp lực cạnh tranh tại thị trường VN gia tăng Lou & Wang (2012)
KTVN2 Quy mô thị trường Việt Nam không đủ lớn để doanh nghiệp đạt lợi thế kinh tế nhờ quy mô
KTVN3 Chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất của
VN hay thay đổi bất lợi cho nhà đầu tư Kết quả phỏng vấn chuyên gia
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3.1.2 Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh từ phía nước xuất khẩu vốn
Thang đo Yếu tố sản xuất - kinh doanh được ký hiệu là CPVN Sự gia tăng chi phí của yếu tố sản xuất đầu vào có thể bởi sự mở rộng kinh tế nhanh chóng ở trong nước hoặc do sự khan hiếm nguồn lực (Wheeler & Moody, 1992; Horst, 1972; Andreff, 2003; UNCTAD, 2006) Vì vậy, thang đo này bao gồm những biến đo lường chi phí và những biến đo lường mức độ khan hiếm/sẵn có của nguồn lực.
Từ đó, thang đo yếu tố sản xuất - kinh doanh được đo lường thông qua 7 biến quan sát ký hiệu là CPVN1 đến CPVN7 Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài từ Châu Á/Châu Phi được thúc đẩy bởi tỷ lệ lao động/dân số trong nước và những quốc gia này chủ yếu là những lao động phổ thông (Kayam, 2009) Yếu tố sản xuất thông qua mức độ sẵn có của lực lượng lao động cũng là nhân tố thúc đẩy FDI từ Malaysia (Saad, 2014) Các biến quan sát này sử dụng thang đo của (Andreff, 2003; Saad, 2014) Chi tiết được trình bày ở Bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2 Thang đo yếu tố sản xuất kinh doanh từ phía nước xuất khẩu vốn
Ký hiệu Tên biến quan sát Cơ sở của thang đo
CPVN1 Chi phí sử dụng lao động ở VN ngày càng cao Andreff, 2003
CPVN2 Chi phí vận tải ở VN ngày càng cao Andreff, 2003
CPVN3 Chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng ở VN ngày càng cao Andreff, 2003
CPVN4 Chi phí sử dụng đất ở Việt Nam ngày càng cao Andreff, 2003
CPVN5 Mức độ sẵn có của tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam ngày càng ít Andreff, 2003 CPVN6 Mức độ sẵn có của quỹ đất để sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng ít Andreff, 2003 CPVN7 Mức độ sẵn có của lực lượng lao động phổ thông ở Việt Nam ngày càng ít Saad, 2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3.1.3 Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư từ phía nước xuất khẩu vốn
Thang đo này ký hiệu là QCVN Thang đo này bao gồm 3 biến quan sát, được ký hiệu từ QC1 đến QC3 Các biến quan sát này sử dụng thang đo của (Lu & cộng sự, 2011; Lou & Wang, 2012; Stoian, 2013) Chi tiết được trình bày ở Bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3 Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư
Ký hiệu Tên biến quan sát Cơ sở của thang đo
QCVN1 Quy định, thủ tục về cấp phép đầu tư ra nước ngoài của
Việt Nam ngày càng thuận tiện Lu & cộng sự, 2011
QCVN2 Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt với Campuchia của Việt Nam ngày càng cải thiện Stoian, 2013
QCVN3 Quy định về khai thác tài nguyên của Việt Nam ngày càng tăng Lou & Wang, 2012
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3.2 Thang đo nghiên cứu các nhân tố thu hút từ phía nước nhập khẩu vốn 3.3.2.1 Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường của nước nhập khẩu vốn
Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường của Campuchia được ký hiệu là KTC. Thang đo này bao gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ KTC1 đến KTC5 Các biến quan sát này dựa vào thang đo của (Dunning, 1988 & 2002; Zhang & Daly, 2011) Chi tiết được trình bày ở Bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.4 Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường
Ký hiệu Tên biến quan sát Cơ sở của thang đo
KTC1 Quy mô thị trường Campuchia đủ lớn cho DN đầu tư vào Dunning, 1988 & 2002
KTC2 Áp lực cạnh tranh của thị trường
KTC3 Tốc độ tăng trưởng của thị trường
KTC4 Campuchia được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan của các nước khác so với
VN (GSP, Thuế NK=0) Dunning, 1988 & 2002
KTC5 Kinh tế vĩ mô của Campuchia ít biến động Zhang & Daly, 2011
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3.2.2 Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh của nước nhập khẩu vốn
Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh của nước nhập khẩu vốn được ký hiệu là CPC Thang đo này gồm 7 biến quan sát, ký hiệu từ CPC1 đến CPC7 Các biến quan sát này dựa vào thang đo của Dunning (1988 & 2002) Chi tiết được trình bày ở Bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5 Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh của nước nhập khẩu vốn
Ký hiệu Tên biến quan sát Cơ sở của thang đo
CPC1 Chi phí sử dụng lao động ở Campuchia thấp Dunning, 1988 & 2002 CPC2 Chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng ở Campuchia thấp Dunning, 1988 & 2002
CPC3 Chi phí khai thác tài nguyên ở Campuchia thấp Dunning, 1988 & 2002
Chi phí triển khai dự án dự án ở Campuchia thấp (bao gồm xin giấy phép, thủ tục hành chính)
CPC5 Mức độ sẵn có của tài nguyên thiên nhiên ở
CPC6 Mức độ sẵn có của quỹ đất để sản xuất, kinh doanh ở Campuchia dồi dào Dunning, 1988 & 2002 CPC7 Mức độ sẵn có lực lượng lao động phổ thông ở Campuchia dồi dào Dunning, 1988 & 2002
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3.2.3 Thang đo Cơ sở hạ tầng của nước nhập khẩu vốn
Thang đo cơ sở hạ tầng của nước nhập khẩu vốn ký hiệu là HTC Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng trong quyết định FDI vào một quốc gia (Schneider & Frey, 1985; Dunning, 1988 & 2002) Bằng chứng thực nghiệm sự tác động của cơ sở hạ tầng trong thu hút FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ, FDI vào Trung Quốc đã được khẳng định trong các nghiên cứu điển hình như Coskun (2001), Na và Lightfoot (2006). Ngoài ra, Zhang và Zuk (1998) cũng tìm ra rằng hệ thống giao thông kết nối Hồng Kông với Trung Quốc cũng là nhân tố thu hút FDI bởi các doanh nghiệp Hồng Kông đầu tư vào Trung Quốc hay hệ thống giao thông nối liền các địa điểm đầu tư thuộc quốc gia rộng lớn như Trung Quốc cũng là nhân tố thu hút nhà đầu tư (Na & Lightfoot, 2006) Do vậy, thang đo này bao gồm 8 biến quan sát từ HTC1 đến HTC8 Các biến quan sát này sử dụng thang đo của (Dunning, 1988 & 2002; Zhang
& Zuk, 1998) Chi tiết được trình bày ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6 Thang đo Cơ sở hạ tầng
Ký hiệu Tên biến quan sát Cơ sở của thang đo
HTC1 Hệ thống giao thông (cầu, cảng đường, bến bãi, xe cộ ) của Campuchia thuận tiện Dunning, 1988 & 2002
HTC2 Hệ thống giao thông nối liền VN và
Campuchia thuận tiện (thủy, bộ, hàng không ) Zhang & Zuk, 1998
HTC3 Hệ thống hạ tầng khu công nghiệp/khu chế xuất của Campuchia đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư Dunning, 1988 & 2002
HTC4 Hệ thống thông tin, internet của Campuchia đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư Dunning, 1988 & 2002
HTC5 Hệ thống cung cấp điện, nước của Campuchia đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư Dunning, 1988 & 2002
HTC6 Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, giải trí đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư Dunning, 1988 & 2002
HTC7 Hệ thống cung cấp dịch vụ giáo dục, quản trị đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư Dunning, 1988 & 2002
HTC8 Hệ thống tài chính ngân hàng ở Cammpuchia đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư Dunning, 1988 & 2002
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3.2.4 Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư của nước nhập khẩu vốn
Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư được ký hiệu là QCC. Thang đo này bao gồm 3 biến quan sát, được ký hiệu từ QCC1 đến QCC3 Các biến quan sát này sử dụng thang đo của (Zhang & Zuk, 1998; Bénassy - Quéré & cộng sự, 2007; Anil & cộng sự, 2011) Chi tiết được trình bày ở Bảng 3.7.
Bảng 3.7 Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư
Ký hiệu Tên biến quan sát Cơ sở của thang đo
QCC1 Quy định về khai thác tài nguyên của
Campuchia thấp Anil & cộng sự, 2011
QCC2 Quy định, thủ tục về cấp phép đầu tư của
Campuchia dễ dàng Bénassy Quéré & cộng sự (2007)
QCC3 Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư nước ngoài đi vào của Campuchia nhiều Zhang & Zuk, 1998
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3.2.5 Thang đo Văn hóa, địa lý, chính trị của nước nhập khẩu vốn
Thang đo Văn hóa, địa lý, chính trị được ký hiệu là VDC Thang đo này bao gồm 8 biến quan sát, được ký hiệu từ VDC1 đến VDC8 Các biến quan sát này sử dụng thang đo của (Dunning, 1988 & 2002; Zhang & Zuk, 1998; MacCarthy & Atthirawong, 2003; Bénassy - Quéré & cộng sự, 2007; Cuyvers & cộng sự, 2011; Godinez & Liu, 2015) Chi tiết được trình bày ở Bảng 3.8.
Bảng 3.8 Thang đo Văn hóa, địa lý, chính trị
Ký hiệu Tên biến quan sát Cơ sở của thang đo
VDC1 Campuchia và Việt Nam có vị trí địa lý gần nhau Cuyvers & cộng sự, 2011
VDC2 Campuchia và Việt Nam có quan hệ chính trị thân thiết Zhang & Zuk, 1998 VDC3 Thái độ, tôn giáo tín ngưỡng của hai nước tương đồng MacCarthy & Atthirawong,
2003 VDC4 Văn hóa và ẩm thực hai nước tương đồng Zhang & Zuk, 1998
VDC5 Chính trị của Campuchia ổn định Zhang & Zuk, 1998
VDC6 Chính phủ ở Campuchia ổn định Godinez & Liu, 2015
VDC7 Người Việt Nam ở Campuchia được chào đón khi đầu tư Dunning, 1988 & 2002 VDC8 Tình trạng tham nhũng của
Campuchia ít Bénassy - Quéré & cộng sự,
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3.3 Thang đo Quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài
Điều chỉnh thang đo thông qua kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu khám phá định tính sơ bộ, về mặt phương pháp không giới hạn quy mô mẫu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu sẽ dừng lại khi câu trả lời của đáp viên sau cùng trùng lắp với các đáp viên trước đó Ở bước nghiên cứu này, tác giả phỏng vấn đến quản trị viên thứ 6 thì ý tưởng của các quản trị viên bão hòa, vì vậy đến đây tác giả dừng lại Trong đó các đối tượng tham gia nghiên cứu là những người có quyền trong việc ra quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp họ (Việt
Nam) sang Campuchia Đặc điểm cụ thể của các đối tượng tham gia nghiên cứu như sau:
Bảng 3.9 Mô tả đặc trưng các đáp viên trong nghiên cứu định tính sơ bộ
TT Mã hóa Chức vụ Tên tổ chức
Mô tả công việc liên quan đến hoạt động đầu tư tại Campuchia Đặc điểm của dự án đầu tư tại Campuchia
Liên hiệp hợp tác xã Sài Gòn Coop Đánh giá cơ hội đầu tư, ra quyết định đầu tư trực tiếp của vào thị trường Campuchia
Kinh doanh bán lẻ, siêu thị.
Ngân hàng Quân đội (MB Bank)
Ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh tín dụng của MB Bank tại Campuchia
Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, cho vay ngắn trung và dài hạn; các dịch vụ liên quan đến ngoại hối, tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu chứng từ thương mại, trái phiếu.
CT TNHH chế biến bột mỳ Mê Kông
Thực hiện các hoạt động xúc tiến, bán hàng tại thị trường Campuchia.
Chi nhánh đầu tư thương mại tại Campuchia
CTCP Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương
Thực hiện lập, thẩm định tiền khả thi, khả thi, xin giấy phép đầu tư dự án
Thực hiện trồng, khai thác mũ cao su để đưa về bán lại cho Việt Nam, nước ngoài.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành
Dong Nai Aphivath Caout Chouc Company Điều hành toàn bộ dự án trồng sản xuất cao su tại Campuchia
Trồng, lấy mủ cao su
Chuyên gia Giám đốc Marketing
CTCP Phân Bón Bình Điền
Quản trị các hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng chiến lược thâm nhập
Xuất khẩu, mở rộng mạng lưới phân phối phân bón sang Campuchia.
- Theo chuyên gia CG1, Hợp tác xã thương mại Sài Gòn (Saigon Coop) xem xét đầu tư sang Campuchia vì xuất phát từ những lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn củaViệt Nam (như chính sách tài chính – tiền tệ hay thay đổi) từ đó có thể ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, thêm vào đó việc hội nhập vào “sân chơi toàn cầu” Việt Nam ngày càng nới lỏng những quy định hạn chế cho các trung tâm,chuỗi cửa hàng bán lẻ nước ngoài thâm nhập càng tạo cho thị trường bán lẻ ViệtNam nhiều áp lực cạnh tranh Vì vậy Saigon Coop ngoài việc phải cạnh tranh, giữ thị phần trong nước, mặt khác phải tìm kiếm, vươn ra thị trường nước ngoài Và việc chọn Campuchia là thị trường đầu tư vì Campuchia có vị trí địa lý, văn hóa gần với Việt Nam; tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, chính sách mở cửa với bên ngoài thông qua các hoạt động ký kết các hiệp định, tham gia các tổ chức quốc tế.
- Cũng cùng quan điểm như trên, Ngân hàng quân đội (MB Bank), cũng là một trong
5 ngân hàng Việt Nam có mặt ở Campuchia, và hiện nay MB Bank cũng đang mở rộng (tăng vốn) đầu tư tại Campuchia (chuyên gia CG2, cho biết) MB Bank đầu tư vào Campuchia vì thị trường này nhu cầu tín dụng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là việc các công ty cao su Việt Nam đang và sẽ tăng đầu tư vào đây (chẳng hạn các dự án trồng cây cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam).
- Đồng tình với sự thu hút về thị trường nói trên, theo chuyên gia CG3, Giám Đốc Kinh doanh của Công ty TNHH Bột Mỳ Mê Kông còn cho biết thêm, công ty ông đầu tư vào Campuchia vì ở đây có sẵn nguồn nguyên liệu, chi phí nhân công thấp, địa lý gần Việt Nam, nên có thể sản xuất tại đây rồi vận chuyển đưa về bán cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
- Ngoài ra theo chuyên gia CG6, các chính sách khuyến khích của Nhà nước Việt Nam như dự án đầu tư sang Campuchia được vay vốn với lãi suất ưu đãi bởi các ngân hàng Việt Nam tại Campuchia cũng thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư sang nước này Ngoài ra đầu tư sang Campuchia còn giúp doanh nghiệp từng bước hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới do Campuchia được hưởng nhiều ưu đãi của các hiệp định, ưu đãi thương mại như cơ chế GSP (chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập).
- Theo chuyên gia CG4, Giám đốc Tài chính CTCP Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương, các dự án trồng cao su của công ty ông sang Campuchia phải mất hơn 1 năm, thậm chí 2 năm kể từ khi nộp hồ sơ xin phép đầu tư ra nước ngoài mới được cấp giấy phép Trong khi đó, các doanh nghiệp của Việt Nam chỉ mất khoảng hơn 1 tháng là đã có giấy phép đầu tư bởi Nhà nước Campuchia Và hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đều xin giấy phép ở Campuchia trước rồi mới được cấp phép bởi Cục đầu tư nước ngoài Việt Nam Lý giải tại sao lại như vậy, chuyên gia CG4 cho biết thêm, theo Luật đầu tư (2005) của Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài với những dự án trên 15 tỷ đồng, các doanh nghiệp phải nộp bản Giải trình dự án đầu tư (Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư), mà báo cáo này chỉ có ý nghĩa khi dự án đầu tư của doanh nghiệp phải chắc chắn được đồng ý (cấp phép) của Campuchia, ví dụ như Campuchia đồng ý giao đất bao nhiêu héc ta cho dự án, vị trí ở đâu…, sau đó Cục đầu tư nước ngoài mới có cơ sở để thẩm định dự án đầu tư. Cũng theo chuyên gia CG4: “Khi xin được giấy chứng nhận đầu tư vào các dự án
(rừng) ở Campuchia là xem như xong không phải lo các quy định về khai thác tài nguyên, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng một số quy định về khai thác tài nguyên cơ bản (như phải bảo tồn rừng đặc dụng…”.
Theo chuyên gia CG5, công ty của ông quyết định đầu tư vào Campuchia vì ở đây có sẵn đất nông nghiệp, chi phí thuê đất cũng như chi phí nhân công rẻ so với Việt Nam.
Từ kết quả khảo sát sơ bộ định tính, xuất hiện 1 biến quan sát tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia (chưa được thống nhất theo lý thuyết về FDI) đó là: Chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất của VN hay thay đổi bất lợi cho nhà đầu tư (tác giả xếp vào nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường của Việt Nam - đặt tên biến là KTVN3).
Như vậy sau khi điều chỉnh thang đo thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ,nghiên cứu ban đầu có tất cả 47 biến quan sát.
Phân tích kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng
Như đã được đề cập ở trên, các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu lý thuyết, sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của Việt Nam thông qua nghiên cứu định tính Bước tiếp theo các thang đo sẽ được đánh giá sơ bộ thông qua đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo để loại bỏ các thang đo không phù hợp, trước khi áp dụng thực hiện ở bước phân tích kết quả định lượng chính thức.
3.5.1 Phân tích kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Độ tin cậy thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, trong đó các biến có hệ số tương quan biến tổng (Item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Bernstein, 1994; Hair & cộng sự, 2009 & 2014; Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Trước tiên, kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả 47 biến quan sát là 0,85 (lớn hơn 0,6) nên tất cả các biến quan sát đạt độ tin cậy đưa vào phân tích.
Bảng 3.10 Kết quả Cronbach’s Alpha tổng quát trong phân tích định lượng sơ bộ
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS
Tiếp theo tác giả đánh giá lần lượt độ tin cậy cho từng nhóm thang đo thành
3.5.1.1 Kết quả đánh giá tin cậy thang đo các nhóm nhân tố thúc đẩy từ Việt
Qua kết quả xử lý dữ liệu (Phụ lục 6.1), thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường của Việt Nam có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,835, hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0,666, nên cả 3 biến quan sát của thang đo này đều tin cậy để đưa vào các bước phân tích tiếp theo.
Phân tích với quy trình tương tự, biến CPVN7 trong thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh của Việt Nam có hệ số tương quan biến tổng (0,247) nhỏ hơn mức cho phép 0,3 nên biến này bị loại trong phân tích tiếp theo, sau khi loại biến này, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này tăng lên và đạt 0,902.
Với thang đo Quy định - chính sách của Việt Nam, thang đo này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,866, hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0,697, nên cả 3 biến quan sát của thang đo này đều tin cậy để đưa vào các bước phân tích tiếp theo.
3.5.1.2 Kết quả đánh giá tin cậy thang đo các nhóm nhân tố thu hút từ
Theo kết quả xử lý dữ liệu (Phụ lục 6.1), biến quan sát KTC5 có hệ số tương quan biến tổng là 0,113 (nhỏ hơn 0,3) nên biến này bị loại và sau khi loại bỏ biến này, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường của Campuchia tăng lên từ 0,773 đạt 0,856.
Phân tích quy trình tương tự đối với thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh của Campuchia, biến CPC2 có hệ số tương quan biến tổng là - 0,016 nên biến này bị loại và sau khi loại bỏ biến, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này đạt 0,907. Đối với thang đo Cơ sở hạ tầng của Campuchia, biến HTC3 và HTC7 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là -0,103 và 0,038 nên hai biến này bị loại Sau khi loại bỏ hai biến, thang đo Cơ sở hạ tầng có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,885.
Tiếp theo, thang đo Quy định chính sách của Campuchia đều đạt, với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này đạt 0,87 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0,732. Đối với thang đo Văn hóa, địa lý, chính trị của Campuchia, 2 biến quan sát VDC3 và VDC7 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là -0,153 và -0,01 nên 2 biến này bị loại khỏi thang đo Sau khi loại bỏ biến, thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,912.
Cuối cùng thang đo Quyết định FDI, có hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 và hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này đạt 0,826 nên thang đo này đạt yêu cầu.
Tóm lại, qua quá trình phân tích độ tin cậy thang đo, có 7 biến quan sát bị loại khỏi thang đo là CPVN7, KTC5, CPC2, HTC3, HTC7, VDC3, VDC7 Sau khi loại bỏ biến, hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng theo sau:
Bảng 3.11 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thành phần trong định lượng sơ bộ
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Kinh tế vĩ mô và thị trường của Việt Nam: α = 0,835
Yếu tố sản xuất kinh doanh của Việt Nam: α = 0,902
Quy định - chính sách liên quan đến đầu tư của Campuchia: α = 0,866
Kinh tế vĩ mô và thị trường của Campuchia: α = 0,856
Yếu tố sản xuất kinh doanh của Campuchia: α = 0,907
Quy định - chính sách liên quan đến đầu tư của Campuchia: α = 0,87
Cơ sở hạ tầng của Campuchia: α = 0,885
Văn hóa, địa lý, chính trị: α = 0,912
THANG ĐO QUYẾT ĐỊNH FDI: α = 0,826
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS
3.5.2 Phân tích kết quả đánh giá giá trị thang đo
Tiếp theo phần đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả kiểm tra giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA Trong phân tích EFA, các thang đo sẽ có giá trị khi thỏa mãn các điều kiện là hệ số KMO lớn hơn 0,5 và tập 40 biến quan sát cùng với quy mô mẫu 120 quan sát thì trọng số tải nhân tố lớn hơn 0,5 (Hair & cộng sự, 2009, 2014) Ngoài ra, theo Steven (2009), một tập biến quan sát khoảng 40 biến sẽ yêu cầu hệ số biến thiên (Communalities) của từng biến quan sát quanh 0,4.
Theo Churchill (1979), một số nhà nghiên cứu khi thực hiện EFA để đánh giá giá trị thang đo ở bước nghiên cứu sơ bộ để làm sạch dữ liệu sẽ không cần điều hướng thang đo mà việc điều hướng thang đo (Dimension) có thể được thực hiện theo lý thuyết hoặc theo kinh nghiệm Vì vậy ở bước này, tác giả luận án chỉ kiểm tra xem các thang đo có giá trị hay không chứ không thực hiện điều hướng các thang đo.
Kết quả xử lý dữ liệu với EFA, cho thấy hệ số KMO đạt giá trị 0,731 lớn hơn0,5, tổng phương sai trích đạt 72,653% (lớn hơn 50%) nên các thang đo đủ điều kiện phân tích nhân tố.
Bảng 3.12 Hệ số KMO và Bartlett's Test trong phân tích EFA thuộc nghiên cứu sơ bộ
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,731
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS Ngoài ra theo kết quả ở Bảng 3.13, tất cả các biến quan sát có giá trị hệ số biến thiên (Communalites) lớn hơn 0,4, trong đó biến HT1 là biến có giá trị biến thiên thấp nhất trong tất cả các biến với 0,594.
Bảng 3.13 Kết quả hệ số Communalities trong phân tích EFA thuộc nghiên cứu sơ bộ
Biến quan sát Initial Extraction Biến quan sát Initial Extraction
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS
Tóm tắt chương ba
Chương ba của luận án đã trình bày chi tiết về thiết kế nghiên cứu, quy trình cũng như phương pháp nghiên cứu nhằm xây dựng và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ với 6 chuyên gia,tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu nghiên cứu 120 quan sát thông qua đánh giá độ tin cậy thang đo với Cronbach’s Alpha và giá trị thang đo vớiEFA, có 7 biến quan sát độc lập được loại khỏi mô hình nghiên cứu gồm CPVN7,KTC5, CPC2, HTC3, HTC7, VDC3, VDC7, còn lại tập 40 biến sẽ được đưa vào thực hiện ở bước nghiên cứu định lượng và định tính chính thức ở chương bốn.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu
Mẫu khảo sát bao gồm 489 quan sát, trong đó các doanh nghiệp đã, đang đầu tư trực tiếp tại Campuchia có 75 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 15,33%; các doanh nghiệp chưa đầu tư nhưng đã, đang có hoạt động kinh doanh, khảo sát thị trường Campuchia thông qua các hình thức xuất nhập khẩu, đấu thầu, dịch vụ với Campuchia gồm 414 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 84,66% Chi tiết, mẫu khảo sát ở bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ( Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS )
Hình thức thâm nhập thị trường
FDI Các hình thức khác FDI
Số lượng (Doanh nghiệp) % theo hàng % theo cột
1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã đầu tư sang Campuchia 168 dự án (bao gồm các dự án đã đăng ký và thực hiện) chứ không phải 168 công ty Chỉ xét riêng, trường hợp của Tập đoàn Cao su Việt Nam đã có 18 dự án trồng cao su của các công ty thành viên đầu tư sang Campuchia, và đặc biệt có nhà quản trị thuộc Tập đoàn làm giám đốc 2 dự án trong số này tại Campuchia Vì vậy thực tế số liệu thống kê chính thức số nhà đầu tư theo Tổng cục thống kê Việt Nam chính thức sang Campuchia sẽ ít hơn con số dự án đầu tư Vậy nên có thể nói số mẫu khảo sát gồm
75 nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia đảm bảo được tính đại diện cho các nhà đầu tư (chiếm tỷ trọng trên 50%) Bên cạnh đó, như đã trình bày tại mục 3.2 (Phương pháp chọn mẫu và thu thập, xử lý dữ liệu), trong số 75 nhà đầu tư này, tác giả đã cố gắng thực hiện khảo sát những nhà đầu tư lâu năm, bền vững và có đầu tư vốn lớn nhất của Việt Nam tại Campuchia như: Tập đoàn sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Metfone (Thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel), Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Đầu tư và phát triển tại Campuchia, Công ty Phân bón Bình Điền, CTCP Đầu tư và phát triển Cao su Đông Dương, một số công ty thành viên đầu tư dự án thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam tại Campuchia Qua đó, cho thấy mẫu khảo sát 75 nhà đầu tư không chỉ đảm bảo tính đại diện về phần vốn cho các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia mà còn đại diện cho sự am hiểu về thị trường Campuchia của các nhà đầu tư này. Đối với đặc điểm của 414 doanh nghiệp thâm nhập thị trường Campuchia nhưng không thông qua hình thức FDI, đây là những doanh nghiệp đã, đang có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và nghiên cứu thị trườngCampuchia mới được tác giả chọn khảo sát Mặt khác, đã trình bày ở Chương 2(mục “Mối quan hệ giữa động cơ đầu tư với việc ra quyết định đầu tư”), các học giả trên thế giới đều đi đến kết luận rằng các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư ra nước ngoài để nhằm đáp ứng động cơ mục tiêu đầu tư, hay nói cách khác động cơ mục tiêu đầu tư sẽ dẫn đến quyết định đầu tư Vì vậy, tác giả luận án cho rằng các doanh nghiệp đã, đang thâm nhập thị trường Campuchia chưa thông qua hình thứcFDI, khi quyết định đầu tư cũng sẽ đánh giá xem các động cơ mục tiêu đầu tư có đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp hay không Vì vậy, việc đưa thêm vào mẫu khảo sát 414 doanh nghiệp loại này sẽ có ý nghĩa về mặt thống kê và tăng thêm tính đại diện Ngoài ra, ắt hẳn sẽ có sự khác nhau trong đánh giá giữa nhóm nhà đầu tư và nhóm dự định đầu tư ở một số nhân tố tác động, tác giả luận án sẽ làm rõ thông qua phân tích trị trung bình trong đánh giá của các đối tượng khảo sát cũng như phân tích định tính chính thức thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia nghiên cứu và doanh nghiệp.
Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Theo kết quả thống kê mô tả như Bảng 4.2 dưới đây, giá trị trung bình của tất cả các biến quan sát xoay quanh 3, mặt khác giá trị Skewness và Kurtosis nhỏ hơn
0, cho thấy chuỗi dữ liệu nghiên cứu có đồ thị phân phối lệch trái và mức độ tập trung đều về 2 bên nên có sự biến động nhẹ giữa giá trị trung bình, giá trị lớn nhất,giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn.
Bảng 4.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu chính thức (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS)
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Skewness Std Error Kurtosis Std Error
Đánh giá chung về độ tin cậy và giá trị thang đo
Độ tin cậy thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng ≥ 0,3 (Nunnally & Bernstein, 1994; Hair & cộng sự 2009, 2014; Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả chung Cronbach’s Alpha của tập 40 biến quan sát là 0,928 (lớn hơn 0,6) nên thang đo của 40 biến quan sát đạt tin cậy để phân tích tiếp theo.
Bảng 4.3 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha tổng quát trong nghiên cứu định lượng chính thức
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từSPSS Theo Bảng 4.4, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần đều có giá trị lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát có giá trị lớn hơn 0,3, ngoại trừ biến CPC4 có hệ số tương quan biến tổng 0,277 nên biến này bị loại, còn lại 39 biến được đưa vào phân tích giá trị thang đo ở bước tiếp theo trong phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s Alpha trong phân tích định lượng chính thức
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
NHÓM THANG ĐO THÚC ĐẨY TỪ VIỆT NAM Kinh tế vĩ mô và thị trường của Việt Nam: α = 0,701
Yếu tố sản xuất kinh doanh của Việt Nam: α = 0,8
Quy định - chính sách liên quan đến đầu tư của Việt Nam: α = 0,697
NHÓM THANG ĐO THU HÚT TỪ CAMPUCHIA Kinh tế vĩ mô và thị trường của Campuchia: α = 0,785
Yếu tố sản xuất kinh doanh của Campuchia: α = 0,767
Quy định - chính sách liên quan đến đầu tư của Campuchia: α = 0,752
Cơ sở hạ tầng của Campuchia: α = 0,778
Văn hóa, địa lý, chính trị của Campuchia: α = 0,798
THANG ĐO QUYẾT ĐỊNH FDI: α = 0,695
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS
Phân tích giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá
Theo quy mô mẫu nghiên cứu, các biến có trọng số (Factor Loading) nhỏ hơn 0,3 và chênh lệch trọng số nhỏ hơn 0,3 sẽ tiếp tục bị loại (Hair & cộng sự, 2009,
2014) Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Components với phép quay Varimax Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥50% (Nunnaly
Kết quả phân tích EFA lần thứ nhất
Kết quả xử lý dữ liệu với EFA lần thứ nhất với 39 biến quan sát sau khi kiểm tra độ tin cậy, cho thấy giá trị sig < 0,05 và hệ số KMO là 0,926 (>0,5), nên dữ liệu đủ điều kiện để phân tích nhân tố (Hair & cộng sự, 2009).
Bảng 4.5 Hệ số KMO và Bartlett's Test trong phân tích EFA lần 1 trong nghiên cứu chính thức
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,926
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từSPSS Với một tập biến quan sát gồm 39 biến quan sát độc lập sẽ yêu cầu hệ số biến thiên (Communalities) quanh 0,4 (Steven, 2009) Dựa vào bảng hệ số biến thiên
(Communalities) (Bảng 4.5.), hầu hết các biến quan sát đều có giá trị Communalies lớn hơn 0,4 nên thỏa điều kiện, có 2 biến HTC6 và VDC4 có hệ số biến thiên (Communalities) lần lượt là 0,392 và 0,343 nhỏ hơn 0,4.
Bảng 4.6 Kết quả hệ số Communalities trong phân tích EFA lần 1 thuộc nghiên cứu chính thức
Nguyên gốc Trích xuất Nguyên gốc Trích xuất
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS)
Tiếp theo, dựa vào kết quả ma trận xoay nhân tố ở Bảng 4.7, cho thấy 2 biếnHTC6 và VDC4 đều không đạt được giá trị hội tụ nên bị loại Sau khi phân tích nhân tố lần thứ nhất, có 9 nhóm nhân tố gồm 37 biến quan sát đạt giá trị hội tụ, sẽ được phân tích nhân tố lần hai để kiểm chứng lại lần nữa.
Bảng 4.7 Kết quả ma trận xoay nhân tố trong phân tích EFA lần 1 thuộc nghiên cứu chính thức
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS
Bảng 4.8 Hệ số KMO và Bartlett's Test trong phân tích EFA lần 2 thuộc nghiên cứu chính thức
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,922 Bartlett's Test of Sphericity
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS Theo kết quả ở Bảng 4.8, hệ số KMO trong phân tích nhân tố lần 2 đạt giá trị 0,922 (> 0,5) và giá trị sig nhỏ hơn 0,05 nên các biến quan sát đủ điều kiện trong phân tích nhân tố lần hai.
Dựa vào kết quả giá trị hệ số Communalities ở Bảng 4.9, các biến quan sát đều đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, nên tất cả các biến quan sát này được đánh giá trong bảng kết quả hệ số tải nhân tố trong bảng ma trận xoay nhân tố tiếp theo ở Bảng 4.10.
Bảng 4.9 Kết quả hệ số Communalities trong phân tích EFA lần 2 thuộc nghiên cứu chính thức
Theo kết quả hệ số tải nhân tố ở Bảng 4.10, 37 biến quan sát được gom lại thành 9 nhóm nhân tố tại eigenvalue với tổng phương sai trích là 58,73% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu Từng nhóm nhân tố bao gồm các biến quan sát như sau:
Nhóm nhân tố 1 - (Yếu tố sản xuất, kinh doanh của Việt Nam – ký hiệu là CPVN) gồm 6 biến quan sát: CPVN1, CPVN2, CPVN3, CPVN4 và CPVN5, CPVN6.
Nhóm nhân tố 2 - (Văn hóa, địa lý, chính trị của Campuchia - ký hiệu là VDC) gồm 5 biến quan sát: VDC1, VDC2, VDC5, VDC6, VDC8.
Nhóm nhân tố 3 - (Cơ sở hạ tầng của Campuchia - ký hiệu là HTC) gồm 5 biến quan sát: HTC1, HTC2, HTC4, HTC5, HTC8.
Nhóm nhân tố 4 - (Yếu tố sản xuất, kinh doanh của Campuchia– ký hiệu là CPC) gồm 5 biến quan sát: CPC1, CPC3, CPC5, CPC6, CPC7.
Nhóm nhân tố 5 - (Kinh tế vĩ mô và thị trường Campuchia - ký hiệu là KTC) gồm 4 biến quan sát: KTC1, KTC2, KTC3, KTC4.
Nhóm nhân tố 6 - (Quy định chính sách liên quan đến đầu tư của Campuchia - ký hiệu là QCC) gồm 3 biến quan sát: QCC1, QCC2, QCC3.
Nhóm nhân tố 7 - (Kinh tế vĩ mô và thị trường Việt Nam- ký hiệu là KTVN) gồm 3 biến quan sát: KTVN1, KTVN2, KTVN3.
Nhóm nhân tố 8 - (Quy định chính sách liên quan đến đầu tư của Việt Nam- ký hiệu là QCVN) gồm 3 biến quan sát: QCVN1, QCVN2, QCVN3.
Nhóm nhân tố 9 - (Quyết định đầu tư của DN - ký hiệu là QĐFDI) gồm 3 biến quan sát: TKTT, TKNL, TKHQ.
Bảng 4.10 Kết quả ma trận xoay nhân tố trong phân tích EFA lần 2 thuộc nghiên cứu chính thức
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS
Phân tích kết quả khẳng định các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp của DNVN sang Campuchia
tư trực tiếp của DNVN sang Campuchia
Tiếp theo, nhằm kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu, tác giả thực hiện phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thông qua phần mềm AMOS 20.
Với phương pháp EFA, giúp cho nhà nghiên cứu khám phá dữ liệu nghiên cứu sẽ bao gồm bao nhiêu nhóm nhân tố cần thiết tốt nhất để đại diện cho dữ liệu. Tuy nhiên, đặc trưng của EFA là các nhóm nhân tố được rút ra từ kết quả thống kê chứ không phải từ lý thuyết (Hair & cộng sự, 2009, 2014) Nên để kiểm định xem kết quả các nhóm nhân tố phù hợp với lý thuyết hay không, các nhà nghiên cứu sử dụng một trong những phương pháp đó là CFA (Hair & cộng sự, 2009, 2014). Thêm vào đó, CFA cho phép nhà nghiên cứu kiểm định cấu trúc thang đo lường như mối quan hệ giữa một khái niệm với một khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Steenkamp & Van Trijp, 1991) Mặt khác, với CFA, nhà nghiên cứu có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như trong phương pháp truyền thống MTMM (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Trong phân tích CFA, một mô hình được gọi là phù hợp với dữ liệu thị trường nếu phép kiểm định Chi - bình phương có giá trị p lớn hơn 5%, tuy nhiên Chi - bình phương lại phụ thuộc vào kích thước mẫu nên thay vào đó mô hình được đánh giá phù hợp thông qua: chỉ số TLI (Tucker & Lewis Index) và chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index) có giá trị từ 0,9 đến 1,0, chỉ số Chi - bình phương điều chỉnh theo bậc tự do CMIN/df có giá trị nhỏ hơn 2, chỉ số RMSEA (Root mean square error approximation) có giá trị nhỏ hơn 0,8 (Hair & cộng sự,
2009, 2014; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Ngoài ra để kiểm định giá trị thang đo, người ta đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau: (1) Hệ số tin cậy tổng hợp (Composite reliability), (2) Tổng phương sai trích (Variance extracted), (3) Tính đơn hướng (Unidimensionality), (4) Giá trị hội tụ (Convergent validity), (5) Giá trị phân biệt (Discriminant validity) và (6) Giá trị liên hệ lý thuyết (Nomological validity) Trong đó, các chỉ tiêu từ 1 đến 5 được đánh giá trong mô hình thang đo (thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA), chỉ tiêu (6) được đánh giá trong mô hình lý thuyết (thông qua phân tích cấu trúc tuyến tính SEM) (Anderson & Gerbing, 1988; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011) Theo Hair và cộng sự (2009, 2014), trong phân tích CFA, giá trị hội tụ đạt yêu cầu khi có hệ số tải nhân tố (Factor loadings) lớn hơn 0,5, tốt hơn nữa là 0,7 hoặc cao hơn; cùng với phương sai trích trung bình (Average variance extracted, viết tắt là AVE) lớn hơn 0,5; và chỉ số độ tin cậy tổng hợp - (Construct/ Composite reliability), viết tắt là C.R) có giá trị 0,6 - 0,7 chấp nhận được, lớn hơn 0,7 càng tốt. Tuy nhiên, theo Fornell và Larcker (1981), nếu phương sai trích trung bình nhỏ hơn 0,5 thì chỉ số độ tin cậy tổng hợp C.R lớn hơn 0,6 là chấp nhận được.
4.5.1 Phân tích kết quả kiểm định chung về mức độ phù hợp của mô hình
Theo kết quả phân tích CFA chuẩn hóa như Hình 4.1, cho thấy giá trị CMIN/df là 1,151 nhỏ hơn 2 (đạt yêu cầu), chỉ số TLI bằng 0,982 và chỉ số CFI bằng 0,984 (lớn hơn 0,9 và nhỏ hơn 1), chỉ số RMSEA bằng 0,018 (nhỏ hơn 0,8), tất cả đều đạt yêu cầu Qua đó, kết luận rằng mô hình hoàn toàn phù hợp với dữ liệu.
4.5.2 Phân tích kết quả kiểm định giá trị hội tụ của thang đo
Dựa theo kết quả EFA lần hai, tác giả đã rút ra được 9 nhóm nhân tố Theo Bảng 4.11, cho thấy hệ số tải nhân tố chưa chuẩn hóa của các thang đo khá cao, ngoài ra theo kết quả phân tích CFA (chuẩn hóa) ở Bảng 4.12 và Hình 4.1, tất cả các thang đo thành phần đều có trọng số ước lượng lớn hơn 0,5; trong đó thấp nhất là biến CPVN5 thuộc thang đo CPVN có trọng số 0,553 Bên cạnh đó, giá trị tới hạn (t- value) ở Bảng 4.11 và 4.15, cho thấy giá trị cao hơn rất nhiều so với 1,96 và giá trị
P ở trong bảng ký hiệu (***), nên kết luận rằng kết quả ước lượng đạt mức ý nghĩa thống kê rất cao với mức ý nghĩa trên 99% (theo Schumacker & Lomax, 2010).
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng thang đo chưa chuẩn hóa Ước lượng S.E Critical Value
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Bảng 4.12 Kết quả ước lượng thang đo đã chuẩn hóa Ước lượng
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Ngoài ra theo kết quả tính toán phương sai trích trung bình (AVE) và chỉ số tin cậy tổng hợp C.R của từng thang đo như bảng dưới đây, cho thấy: phương sai trích của tất cả các thang đo đều lớn hơn 40%, thang đo QCC có giá trị AVE lớn nhất với 50,62%, mặt khác tất cả thang đo đều có chỉ số tin cậy tổng hợp C.R lớn hơn 60%, tối thiểu là thang đo KTVN có giá trị chỉ số C.R đạt 63,83% Từ đó, khẳng định rằng tất cả các thang đo đều đạt được giá trị hội tụ.
Bảng 4.13 Giá trị phương sai trích trung bình - AVE và chỉ số tin cậy tổng hợp - C.R của các thang đo
Thang đo Chỉ số AVE (%) Chỉ số tin cậy tổng hợp C.R (%)
Nguồn: Tính toán từ kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
4.5.3 Phân tích kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm Để kiểm định giá trị phân biệt trong phân tích CFA, các nhà khoa học sử dụng mô hình tới hạn (Saturated model) Mô hình tới hạn là mô hình mà trong đó,các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau (Anderson & Gerbing, 1988;Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Hình 4.1 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Theo kết quả mô hình đo lường tới hạn ở Hình 4.1 và bảng 4.14, Phụ lục 6.5b, 6.5c và 6.5d, cho thấy giá trị các hệ số tương quan và sai số đo lường giữa các khái niệm đều lớn hơn 0 và khác 1 Ngoài ra, giá trị tới hạn (t-value) của các sai số đo lường (Bảng 4.15) đều lớn hơn rất nhiều so với 1,96, nên xác suất sai lệch nhỏ hơn 1% (theo Schumacker & Lomax, 2010) qua đó kết luận rằng các khái niệm nghiên cứu đều đạt giá trị phân biệt và độ tin cậy cao cũng như đạt được tính đơn hướng.
Bảng 4.14 Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đo lường tới hạn Ước lượng CPVN < > VDC ,529
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Bảng 4.15 Phương sai sai số và khái niệm nghiên cứu do ML ước lượng trong mô hình đo lường tới hạn Ước lượng S.E.
Critical Value (t- value) P Label Ước lượng S.E.
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Phân tích kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Như đã trình bày trong Chương 2, mô hình nghiên cứu lý thuyết của luận án gồm 3 giả thuyết nghiên cứu đó là xem xét mối quan hệ giữa nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy (Giả thuyết H1), tiếp đến là đánh giá sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (Giả thuyết H2 và H3) Quyết định đầu tư này được đánh giá bởi
3 biến quan sát trên cơ sở tìm kiếm mục tiêu là tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm nguồn lực Nhóm các nhân tố thúc đẩy (Push Factors) và nhóm các nhân tố thu hút (Pull Factors) là nhóm nhân tố độc lập, nhân tố quyết định đầu tư FDI là nhân tố phụ thuộc.
Với mục tiêu nghiên cứu đó, phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định giả thuyết H1, H2 và H3 Quy trình phân tích tương tự như kiểm định thang đo nghiên cứu ở trên, phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) được sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình Lý do, phương pháp ML được chọn để ước lượng vì dựa theo kết quả phân phối (ở Bảng 4.2) của các biến quan sát có các Kurtoses và Skewnesses nằm trong khoảng [-1, +1] (Muthén & Kaplan, 1985) Ngoài ra vì quy mô mẫu nghiên cứu là 489 (quy mô mẫu không lớn) nên tác giả sử dụng phương pháp Bootstrap với mẫu 1000 để kiểm tra độ tin cậy của các ước lượng (Schumacker & Lomax, 2010).
4.6.1 Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H1
Giả thuyết H1 được phát biểu như sau: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa
Nhóm nhân tố thu hút từ thị trường nước ngoài với nhóm nhân tố thúc đẩy từ trong nước đối với hoạt động FDI của các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả phân tích như ở Hình 4.2 cho thấy, mô hình có 518 bậc tự do, chi bình phương có giá trị 591,593 với p là 0,013; Chi bình phương trên bậc tự do là 1,143(nhỏ hơn 2), các chỉ số đo lường mức độ phù hợp khác của mô hình có giá trị khá cao, trong đó chỉ số GFI đạt 0,934, TLI đạt 0,984, CFI đạt 0,986 (gần bằng 1),RMSEA đạt 0,017 (nhỏ hơn 0,8) Qua đó, kết luận rằng mô hình này hoàn toàn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Hình 4.2 Kết quả mối quan hệ tương quan giữa nhóm nhân tố thu hút và nhóm nhân tố thúc đẩy
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Ngoài ra, dựa vào Bảng 4.16 và 4.17, với kết quả ước lượng các tham số chính trong mô hình phân tích cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa (vì p=0,000
PULL ,334 ,045 7,447 ***
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Bảng 4.19 Kết quả ước lượng tương quan của nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy Ước lượng PUSH < > PULL 1,044
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
4.6.2 Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H2 và H3
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu chính thức
Như đã trình bày ở nội dung lý thuyết liên quan đến FDI, quyết định FDI có thể được khuyến khích bởi nhóm nhân tố trong nước hoặc nhóm nhân tố thu hút từ nước ngoài Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu chính của luận án này là đánh giá sự tác động đồng thời của các nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (cũng là kiểm định giả thuyết H2 và H3) Nên nội dung này, tác giả luận án sử dụng mô hình SEM để kiểm định và đo lường sự tác động đồng thời của 2 nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy với phương pháp ước lượng ML Ngoài ra, theo Muthén và Kaplan (1985), nếu có sự tương quan lớn (lớn hơn 0,5) thì sự tương quan này sẽ làm biến dạng phương pháp ước lượng ML, các giá trị Chi bình phương cũng như độ lệch chuẩn Như vậy, dựa theo hệ số tương quan rất cao của nhóm nhân tố thúc đẩy và nhóm nhân tố thu hút (kiểm định giả thuyết H1 ở trên) nên tác giả luận án loại bỏ mối quan hệ tương quan của 2 nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy trong kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính
1 Hiện tượng Heywood là hiện tượng trong mô hình nghiên cứu xuất hiện kết quả phương sai sai số đo lường có giá trị âm, sẽ tạo ra mô hình đạt kết quả/giải pháp không đúng (Hair & cộng sự, 2009,2014).
SEM dưới đây Tuy nhiên 2 nhóm nhân tố này đều có mối quan hệ trong sự tác động đồng thời đến quyết định FDI của các doanh nghiệp Vì vậy mô hình SEM dưới đây sẽ đánh giá đồng thời giả thuyết H2 và H3.
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính như ở Hình 4.3 cho thấy, mô hình có 619 bậc tự do, chi bình phương có giá trị 1057 với p là 0,000; chi bình phương trên bậc tự do là 1,709 (nhỏ hơn 2), các chỉ số đo lường mức độ phù hợp khác của mô hình có giá trị khá cao, trong đó chỉ số GFI đạt 0,905, TLI đạt 0,915, CFI đạt 0,921 (gần bằng 1), RMSEA đạt 0,038 (nhỏ hơn 0,8) Qua đó, kết luận rằng mô hình này hoàn toàn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Hình 4.3 Kết quả mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Kết quả kiểm định giả thuyết H2 và H3
Như đã trình bày ở chương 2, giả thuyết H2 và H3 được phát biểu như sau:
Giả thuyết (H2) Nhóm yếu tố thúc đẩy từ Việt Nam ảnh hưởng có ý nghĩa tích cực đối với quyết định FDI của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài.
Kết quả ước lượng cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài từ nhóm nhân tố thúc đẩy, thể hiện thông qua hệ số ước lượng là 0,331 với sai lệch chuẩn 0,097, với mức ý nghĩa thống kê p= 0,000 (Bảng 4.20 & Bảng 4.21) Mặt khác dựa theo giá trị phương sai của sai số đo lường đều lớn hơn 0 (không gặp hiện tượng Heywood) và giá trị tới hạn (t-value) rất cao với giá trị thấp nhất đạt 4,458 (lớn hơn 1,96) tại phụ lục 6.6b, 6.6d, cho thấy mô hình đạt được mức ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%. Như vậy giả thuyết H2 được chấp nhận đồng nghĩa nhóm nhân tố thúc đẩy là nguyên nhân tác động đến sự dịch chuyển vốn FDI của các doanh nghiệp Việt Nam. Giả thuyết (H3) Nhóm yếu tố thu hút từ phía Campuchia ảnh hưởng có ý nghĩa tích cực đối với quyết định FDI của các doanh nghiệp Việt Nam sang quốc gia này.
Tương tự, dựa vào kết quả ước lượng ở Bảng 4.20, 4.21, cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa tích cực trong việc thu hút các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài từ nhóm nhân tố thu hút từ nước tiếp nhận vốn (Campuchia), thể hiện thông qua hệ số ước lượng là 0,57 với sai lệch chuẩn 0,101 và với mức ý nghĩa thống kê p= 0,000 Kết quả này cũng không gặp hiện tượng Heywood, và đạt độ tin cậy rất cao thông qua giá trị của sai số đo lường và giá trị tới hạn (t-value) (phụ lục 6.6b, 6.6d) Như vậy giả thuyết H3 được chấp nhận hay nhóm nhân tố thu hút tác động đến quyết định FDI của các doanh nghiệp đầu tư vào.
Ngoài ra, dựa vào trọng số ước lượng, có thể kết luận rằng nhóm nhân tố thu hút từ nước tiếp nhận vốn tác động nhiều hơn đến quyết định FDI so với nhóm nhân tố thúc đẩy từ nước xuất khẩu vốn.
Bảng 4.20 Kết quả hệ số ước lượng từ mô hình nghiên cứu chính thức
(chưa chuẩn hóa) Ước lượng S.E C.R P Label
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Bảng 4.21 Kết quả hệ số ước lượng từ mô hình nghiên cứu chính thức (chuẩn hóa) Ước lượng QĐFDI < - PUSH ,331 QĐFDI < - PULL ,573
TKTT < - QĐFDI ,621 TKNL < - QĐFDI ,652 TKHQ < - QĐFDI ,598
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
4.6.3 Ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
Như đã trình bày ở mục 4.6., tác giả sử dụng phương pháp Bootstrap với số mẫu lặp lại 1000 để đánh giá lại tham số ước lượng của mô hình.
Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức
Như đã trình bày ở nội dung phương pháp nghiên cứu, ở nội dung này, tác giả luận án thực hiện nghiên cứu định tính không phải nhằm mục đích điều chỉnh hay khám phá thang đo mà nhằm có thêm những ý kiến chuyên sâu, thảo luận rõ hơn và đối chiếu kết quả nghiên cứu định tính với kết quả nghiên cứu định lượng chính thức Kết quả nghiên cứu này sẽ diễn giải cho các kết quả nghiên cứu định lượng chính thức được chấp nhận và các kết quả đã bị bác bỏ Ngoài ra nội dung nghiên cứu này còn nhằm khám phá thêm các khó khăn đang cản trở hoạt động FDI của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, để từ đó tác giả có thêm cơ sở để đề xuất hàm ý nghiên cứu và giải pháp để thúc đẩy FDI doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Chính vì vậy, đặc điểm mẫu trong bước nghiên cứu này là những chuyên gia, nhà quản trị doanh nghiệp rất am hiểu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cả về thực tiễn lẫn lý thuyết (Chi tiết tại bảng 4.25 và phụ lục 10)
Bảng 4.24 Bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu được chấp nhận và bác bỏ từ nghiên cứu định lượng chính thức
Nhóm nhân tố thúc đẩy Nhóm nhân tố thu hút
KTVN1, KTVN2, KTVN3; KTC1, KTC2, KTC3, KTC4; CPVN1, CPVN2, CPVN3, CPC1, CPC3, CPC5, CPC6, Các kết quả được chấp CPVN4, CPVN5, CPVN6; CPC6, CPC7; HTC1, HTC2, nhận QCVN1, QCVN2, QCVN3; HTC4, HTC5, HTC8; QCC1,
QCC2, QCC3; VDC1, VDC2, VDC5, VDC6, VDC8.
Các kết quả bị bác bỏ CPC4, HTC6, VDC4
Bảng 4.25 Mô tả đặc trưng các đáp viên phỏng vấn chuyên gia
TT Mã hóa Chức vụ Tên tổ chức Mô tả công việc/chuyên môn liên quan đến hoạt động đầu tư tại Campuchia
Phó Trưởng ban Thẩm định và cấp phép dự án đầu tư
Hội đồng phát triển Campuchia (CDC)
- Phụ trách thẩm định, cấp giấy phép đầu tư nước ngoài vào Campuchia.
2 CG8 Đại diện kinh tế
Tổng hội Campuchia gốc Việt tại Phnom- penh
- Cầu nối liên lạc doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia.
- Cung cấp các thông tin xúc tiến thương mại, đầu tư của Campuchia cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tham gia hỗ trợ các chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Campuchia.
Chuyên gia cao cấp Giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM
- Chuyên gia về Đầu tư nước ngoài.
- Tác giả luận án nghiên cứu: “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, bảo vệ năm 2010, ĐH Kinh tế Tp.HCM
Chuyên gia cao cấp Giảng viên Đại học Kinh tế Luật, ĐH Quốc gia Tp.HCM
- Chuyên gia về Tài chính, Đầu tư quốc tế.
Chuyên gia Marketing Giảng viên ĐH Tài chính - Marketing
- Tham gia phiên dịch, xúc tiến thương mại, hợp tác song phương Việt Nam - Campuchia.
- Tác giả luận án nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN tại thị trường Campuchia đến năm 2020”, bảo vệ năm 2011, ĐH Kinh tế Tp.HCM
- Điều hành hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế của CTCP Sa Giang, Chi Nhánh Hồ Chí Minh
7 CG13 Chủ doanh nghiệp DNTN Hiếu Lệ
- Quản trị toàn bộ hoạt động doanh nghiệp: trồng, khai thác lúa mì để nhập khẩu về cung cấp cho các doanh nghiệp làm thức ăn thủy sản ở Việt Nam
8 CG2 Phó Giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB Bank)
- Ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh tín dụng của MB Bank tại Campuchia
9 CG14 Phó Tổng giám đốc
- Điều hành hoạt động kinh doanh viễn thông của Công ty Metfone tại Campuchia.
- Tham gia thành lập, tư vấn hoạt động kinh doanh Nhà máy Angkor Milk tại Campuchia.
4.7.1 Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với kết quả nghiên cứu định lượng được chấp nhận
Theo chuyên gia CG12: “Trình độ khoa học công nghệ của Campuchia rất lạc hậu, và hầu như họ không có gì sau Giải phóng năm 1979, hàng hóa chủ yếu do thương nhân Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam cung ứng, cái họ có chỉ là đất đai, và sức lao động nên doanh nghiệp buôn bán gì cũng được” Qua đó có thể cho thấy rằng thị trường Campuchia có tiềm năng lớn để các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, sản xuất, kinh doanh Nhận định này hoàn toàn phù hợp với nhóm nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường của Campuchia (làm rõ thêm cho các biến KTC1, KTC2).
Theo quan điểm của chuyên gia CG8, khoảng cách thủ đô Phnompenh và Tp.HCM chỉ khoảng 230 km nên vị trí địa lý khá gần để các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh (giải thích rõ hơn cho biến VDC1), ngoài ra đường xá giao thông nối liền Việt Nam và Campuchia ngày càng được cải thiện nên vận chuyển hàng hóa, đầu tư của doanh nghiệp hai nước càng thuận lợi hơn, chẳng hạn chỉ mất khoảng 5 giờ đồng hồ để ngồi xe từ Tp.HCM đến thủ đô Phnompenh (giải thích rõ hơn cho biến HTC2).
Ngoài ra, cùng quan điểm với chuyên gia CG10, chuyên gia CG15 cho biết, việc Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập ngày 31/12/2015 (AEC), giúp cho việc tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại thuận tiện hơn (Giải thích thêm cho biến VDC2, 2 nước nằm trong khối ASEAN), chẳng hạn xe Container vận chuyển hàng hóa chạy từ Việt Nam sang 25 tỉnh thành Campuchia giờ đây không cần sang xe, chuyển tải tại cửa khẩu như trước kia nữa, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận tải, kiểm tra, bốc xếp hàng hóa cho các doanh nghiệp.
4.7.2 Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với kết quả nghiên cứu định lượng bị bác bỏ Đồng quan điểm với chuyên gia CG9, chuyên gia CG7 cũng khẳng định rằng thủ tục cấp phép đầu tư vào Campuchia dễ dàng nhưng các thủ tục hành chính, các khoản thuế phí khi triển khai dự án đầu tư chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp FDI, chẳng hạn như một doanh nghiệp cao su khi đầu tư sang Campuchia theo quy định phải xây, hoặc sắp xếp chỗ ở cho công nhân, tuy nhiên chính phủ Campuchia sẽ thu thêm 20% khoản tiền trên số tiền sắp xếp chỗ ở cho công nhân mà công ty trả, chi phí mua gạo, thực phẩm cấp thêm cho công nhân người Campuchia, khoản tiền này Campuchia gọi là thuế Free benefits (tác giả tạm dịch là thuế tiện ích đối với người lao động) (Giải thích bổ trợ thêm cho biến QCC1 và loại bỏ biến CPC4).
Ngoài ra theo chuyên gia CG15, chi phí ăn uống cho người lao động tại Campuchia khá đắt đỏ, Angkor Milk hiện chi trả tương đương 1,3USD cho một suất ăn cho người lao động tại nhà máy và công ty cũng phải nộp thêm thuế Free benefits bằng 20% trên 1,3USD Điều này nghĩa là thủ tục cấp phép FDI của Campuchia dễ dàng nhưng khi triển khai dự án doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn khác và làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo chuyên gia CG13: “Văn hóa của người dân Campuchia bản chất là văn hóa tiểu nông/văn hóa cộng đồng, họ chỉ nghĩ trong ngắn hạn hơn là dài hạn, họ trung thành với những cái đã có/những điều họ đã tin tưởng do được xây dựng qua nhiều thế hệ” Ngoài ra, chuyên gia CG11 cho biết thêm “có lẽ xuất phát từ lịch sử thời kỳ chế độ Pol Pot – buổi sáng có thể sống, buổi chiều có thể bị xử tử mà người dân Campuchia không sống tiết kiệm, có bao nhiêu xài bấy nhiêu, mức thu nhập trung bình thấp hơn Việt Nam nhưng nhiều người chấp nhận bỏ nhiều tiền để mua hàng nhập khẩu miễn là chất lượng tốt (từ Mỹ, Thái Lan)” Qua những ý kiến như trên, có thể thấy rằng Campuchia và Việt Nam có những nét chung nhưng cũng có những nét riêng về văn hóa (Giải thích thêm cho các biến đã bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu từ kết quả xử lý dữ liệu VDC4).
Theo chuyên gia CG8, hoạt động khám chữa bệnh ở Campuchia không tốt,điển hình như chất lượng y - bác sỹ kém, chi phí khám bệnh cao và bác sỹ thường gợi ý bệnh nhân về phòng khám tư của mình để chữa trị nhưng bệnh tình lại không thuyên giảm vì vậy nhiều người dân Campuchia thường sang Việt Nam để khám, chữa bệnh (Điều này, giải thích rõ thêm cho kết quả định lượng loại bỏ biến HTC6 khỏi mô hình nghiên cứu).
4.7.3 Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với các khó khăn, cản trở hoạt động FDI của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia
Làm rõ thêm cho các khó khăn mà các doanh nghiệp FDI đang gặp phải khi đầu tư tại Campuchia, chuyên gia CG7 cho biết biểu thuế nhập khẩu cho các nguyên vật liệu đặc chuẩn phục vụ sản xuất của Campuchia còn rất chung chung, chưa có quy định ưu đãi rõ ràng; hàng rào thuế quan tại các đường biên, cảng sông, cảng biển chưa minh bạch, đồng nhất; ngoài ra, Campuchia cũng chưa có chính sách để hỗ trợ và thu hút nhân tài.
Theo chuyên gia CG11, ngôn ngữ Campuchia và Việt Nam khác nhau rất nhiều điều này làm hạn chế cho việc giao tiếp bằng tiếng Campuchia đối với các nhân sự Việt Nam khi làm việc tại nước này Bổ sung thêm quan điểm với chuyên gia CG1, chuyên gia CG2 cho biết thêm:“Nhiều doanh nghiệp Việt Nam được đối tác Campuchia dẫn tới các sở ban ngành Campuchia, cứ tưởng là dự án được thông qua – bảo đảm bởi quan chức này/nọ nhưng thực chất các đối tác chỉ nói với các quan chức Campuchia rằng có doanh nghiệp Việt Nam sang đây tìm kiếm cơ hội làm ăn…” Từ đó có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam do không hiểu ngôn ngữ nên bị đối tác phía Campuchia lừa Kết quả này củng cố cho việc tác giả ngay từ đầu đã không đưa biến tương đồng ngôn ngữ vào trong thang đo nghiên cứu vì đó là yếu tố cản trở chứ không phải thu hút. Đặc điểm văn hóa cũng ảnh hưởng đến tình trạng nhảy việc tại Campuchia. Chuyên gia CG2, đưa ra cho biết ngân hàng của ông từng nhiều lần bị mất nhân sự do ngân hàng khác trả lương thu hút cao hơn ngân hàng của ông 10 USD.
Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát
Để đánh giá sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát (nhóm các nhà đầu tư và nhóm các hình thức thâm nhập thị trường khác FDI), tác giả thực hiện kiểm định trị trung bình các mẫu độc lập theo phương pháp Independent - Samples T-Test Sở dĩ phương pháp kiểm định này được chọn bởi đây là phương pháp kiểm định cho phép kiểm định trị trung bình của các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư giữa 2 nhóm độc lập (nhóm thứ nhất đối tượng các nhà đầu tư FDI và nhóm thứ hai, các hình thức thâm nhập thị trường khác gồm xuất nhập khẩu, đấu thầu…) (Ho, 2006 & 2014; Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
4.8.1 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố thúc đẩy từ Việt Nam đến quyết định đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát
Theo kết quả kiểm định ở bảng 4.26 dưới đây, các giá trị sig của kiểm định Levene của tất cả các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố thúc đẩy đầu tư từ Việt Nam đều lớn hơn 0,5 nên theo lý thuyết thống kê (Ho, 2006, 2014; Hoàng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), phương sai đánh giá các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố thúc đẩy đầu tư là không khác nhau giữa nhóm nhà đầu tư và các doanh nghiệp chưa đầu tư FDI Tiếp theo dựa vào giá trị Sig.(2-tailed) ở phần Equal variances assumed trong Bảng này, tất cả các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn0,5, nên có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố thúc đẩy đầu tư giữa hai nhóm đối tượng khảo sát là các nhà đầu tư và các doanh nghiệp chưa thực hiện đầu tư.
Bảng 4.26 Kết quả điểm định sự khác biệt trong đánh giá về các nhân tố thúc đẩy giữa các nhóm đối tượng khảo sát
Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means
F Sig t df Sig (2- tailed) Mean
95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS Mặt khác dựa vào bảng thống kê mô tả trị trung bình các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố thúc đẩy giữa các nhóm đối tượng khảo sát (Bảng 4.27), cho thấy các doanh nghiệp đã/đang đầu tư sang Campuchia đánh giá cao hơn ở hầu hết các nhân tố tác động so với các doanh nghiệp chưa đầu tư Tuy nhiên, sự khác nhau này không đáng kể như đã kết quả phân tích ở trên.
Bảng 4.27 Kết quả thống kê mô tả trị trung bình của nhóm nhân tố thúc đẩy với nhóm các đối tượng khảo sát
HTTN N Trung bình Độ lệch chuẩn Std Error Mean
Các hình thức khác FDI 414 3,0845 1,18100 ,05804
Các hình thức khác FDI 414 2,9903 1,19316 ,05864
Các hình thức khác FDI 414 3,1957 1,19031 ,05850
Các hình thức khác FDI 414 3,0242 1,21109 ,05952
Các hình thức khác FDI 414 3,2295 1,18424 ,05820
Các hình thức khác FDI 414 3,1618 1,17907 ,05795
Các hình thức khác FDI 414 3,1135 1,24062 ,06097
Các hình thức khác FDI 414 3,0725 1,23883 ,06088
Các hình thức khác FDI 414 3,1522 1,17625 ,05781
Các hình thức khác FDI 414 3,1329 1,13677 ,05587
Các hình thức khác FDI 414 3,0749 1,25519 ,06169
Các hình thức khác FDI 414 3,1329 1,18882 ,05843
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS
4.8.2 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố thu hút từ Campuchia đến quyết định đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát Đối với đánh giá về nhóm nhân tố thu hút từ thị trường Campuchia, dựa vào kết quả sig của cột Levene’s Test (bảng 4.28), cho thấy có phương sai khác biệt ở các biến quan sát HTC1, HTC4, QCC2 giữa nhóm nhà đầu tư và nhóm doanh nghiệp thâm nhập thị trường Campuchia bằng hình thức khác Tham chiếu giá trị sig (2-tailed), một số biến quan sát có giá trị Sig nhỏ hơn 0,05 gồm CPC6 (0,006),QCC3 (0,017), VDC1 (0,031), qua đó cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá 3 nhân tố này giữa các nhóm nhà đầu tư và nhóm doanh nghiệp thâm nhập thị trường Campuchia bằng hình thức khác.
Bảng 4.28 Kết quả điểm định sự khác biệt trong đánh giá về các nhân tố thu hút giữa các nhóm đối tượng khảo sát
Levene's Test for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS Liên hệ sự khác biệt về đánh giá của 3 biến quan sát ở trên (CPC6, QCC3, VDC1) với giá trị trung bình ở bảng 4.29 dưới đây, có thể nhận xét rằng nhóm đối tượng khảo sát là các nhà đầu tư đánh giá khá cao về mức độ đồng tình của 3 biến quan sát thu hút từ thị trường Campuchia so với nhóm các doanh nghiệp chưa đầu tư trực tiếp vào thị trường này Thêm vào đó, nhóm các đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp chưa đầu tư đánh giá 3 biến quan sát (CPC6, QCC3, VDC1) ở mức bình thường Qua đó cho thấy, các doanh nghiệp đã đầu tư có cái nhìn lạc quan hơn với các doanh nghiệp chưa đầu tư Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu các chuyên gia.
Bảng 4.29 Kết quả thống kê mô tả trị trung bình của nhóm nhân tố thu hút với nhóm các đối tượng khảo sát (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ
Tóm tắt chương bốn
Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu chính thức của luận án Nội dung cụ thể bao gồm việc đánh giá mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được quyết định bởi cả nhóm nhân tố thúc đẩy và nhóm nhân tố thu hút Trong đó, nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường gồm (Áp lực cạnh tranh tại thị trường VN gia tăng, Quy mô thị trường Việt Nam không đủ lớn để nhà đầu tư đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, Chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất của VN hay thay đổi bất lợi cho nhà đầu tư), tiếp theo Nhân tố Yếu tố sản xuất kinh doanh có chi phí cao và ngày càng thiếu thúc đẩy nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài; thêm vào đó Quy định chính sách liên quan đến đầu tư của Việt Nam gồm (Quy định, thủ tục về cấp phép đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng thuận tiện, Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt với Campuchia của Việt Nam ngày càng cải thiện) cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đối với nhóm nhân tố tác động thu hút từ phía nước tiếp nhận, nhân tố Văn hóa địa lý gồm (Campuchia và Việt Nam có vị trí địa lý gần nhau; Campuchia và Việt Nam có quan hệ chính trị thân thiết; Chính trị - Chính phủ của Campuchia ổn định; Tham nhũng của Campuchia ít); nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường gồm (Quy mô thị trường Campuchia đủ lớn cho DN mở rộng đầu tư ra nước ngoài, Áp lực cạnh tranh của thị trường Campuchia thấp, Tốc độ tăng trưởng của thị trường Campuchia nhanh, Môi trường kinh tế vĩ mô của Campuchia ổn định), Cơ sở hạ tầng (Hệ thống giao thông (cầu, cảng, đường, bến bãi, xe cộ ) của Campuchia thuận tiện; Hệ thống giao thông nối liền VN và Campuchia thuận tiện (thủy, bộ, hàng không ); Hệ thống thông tin, internet của Campuchia đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư, Hệ thống cung cấp điện, nước của Campuchia đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư), và nhân tố Quy định chính sách liên quan đến đầu tư (Quy định, thủ tục về cấp phép đầu tư của Campuchia dễ dàng, Quy định về khai thác tài nguyên của Campuchia thấp, Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư nước ngoài đi vào của Campuchia nhiều).
Kết quả nghiên cứu định tính chính thức thông qua thảo luận tay đôi, phỏng vấn sâu các chuyên gia, đã giúp khẳng định và lý giải cho trường hợp các nhân tố bị loại bỏ khỏi mô hình các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư, cũng như làm rõ thêm nguyên nhân sâu xa cho các nhân tố tác động.
Thêm vào đó, chương này cũng phân tích để tìm ra sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố tác động giữa nhóm các nhà đầu tư và nhóm các doanh nghiệp chưa đầu tư.
Từ kết quả chương bốn sẽ làm nền tảng cho việc đề xuất hàm ý về mặt lý thuyết, chính sách và quản trị ở chương năm tiếp theo.