1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẾ ĐỘ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

96 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 509,17 KB

Nội dung

Ngay từ thuở khai sinh lập địa, lao động là hoạt động gắn liền với sự phát triển của loài người nói chung, nó bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đời sống của con người. Hoạt động lao động giúp tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội và mang lại những giá trị tinh thần làm phong phú thêm cho đời sống con người. Những thành tựu loài người đạt được cho tới ngày nay đều dựa trên hoạt động lao động. Tuy nhiên, con người làm thế nào để khiến cho quá trình lao động vừa có năng suất, vừa chất lượng và hiệu quả cao nhất có thể? Vấn đề không đơn thuần chỉ là chăm chỉ lao động và tận dụng tối đa sức lao động. Bởi vì sức lao động của con người là một loại hàng hóa đặc biệt, gắn liền với cá nhân NLĐ. Tuy nhiên, sức lao động không phải là vô tận, mà sẽ cạn kiệt nếu như không đủ thời gian để tái sản xuất lại sức lao động đã hao phí trước đó. Do vậy, việc đặt ra các quy định về TGLV, TGNN phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng lao động. Nhận thức được điều này, pháp luật lao động quốc tế cũng như pháp luật lao động của các quốc gia trên thế giới đều xác định được tầm quan trọng của các quy định về TGLV, TGNN cho NLĐ. Cũng như, tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới quyền lợi của NLĐ, trong đó có quyền được lao động và quyền được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng phổ biến và trở nên tinh vi hơn. Các vi phạm về TGLV, TGNN chủ yếu là vi phạm trong việc vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn, số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt xén TGNN của NLĐ, hiểu sai tinh thần của luật dẫn tới áp dụng sai v.v... Các hành vi vi phạm diễn ra ở cả khu vực nhà nước và tư nhân, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày v.v....Mặt khác, quy định hiện hành của luật lao động Việt Nam về TGLV, TGNN còn nhiều điểm khác biệt chưa phù hợp với pháp luật cũng như thông lệ quốc tế, điều này gây cản trở không nhỏ cho nhà đầu tư cũng như NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Quy định pháp luật chưa thật sự phù hợp cùng với những vi phạm về TGLV, TGNN đã khiến cho tính mạng, sức khỏe của NLĐ tiếp tục bị ảnh hưởng, tác động to lớn tới gia đình và xã hội, cản trở sự phát triển lành mạnh của các quan hệ xã hội. Đứng trước thực tế trên, cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc các quy định pháp luật lao động về TGLV và nghỉ ngơi qua các thời kỳ cùng với việc so sánh với các quy định về TGLV, TGNN ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Brunei và trên thế giới như Trung Quốc, Nhật, Úc cũng như so sánh dựa theo mức thu nhập bình quân của các nước như nhóm các nước phát triển (Nhật Bản và Singapore), nhóm các nước có thu nhập cao mới nổi (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia), nhóm các nước có thu nhập thấp (Ấn Độ, Philippines, Lào, Indonesia, Bangladesh) và nhóm các nước đang phát triển (Campuchia, Haiti, Mozambique). Đồng thời, đối tượng nghiên cứu của luận văn còn bao gồm các quy định về TGLV, TGNN tại một số doanh nghiệp trong thực tiễn hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra các đánh giá và hướng hoàn thiện cho các quy định về TGLV, TGNN tại Việt Nam, góp phần hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về TGLV, TGNN, làm giảm các cuộc đình công của NLĐ và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của NLĐ.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

NGƠI THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tếMã số chuyên ngành: 8 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ THÚY HƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi theo pháp luật lao động Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi

dưới sự hướng dẫn của TS GVCC Lê Thị Thúy Hương.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận vănnày, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn nàychưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơikhác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụngtrong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tạicác cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

Phạm Lý Thùy Hương

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi theo pháp luật lao động Việt Nam”, tôi xin chân thành cảm ơn sự

hướng dẫn khoa học của TS GVCC Lê Thị Thúy Hương.

Cảm ơn sự hỗ trợ của lãnh đạo các doanh nghiệp đã tạo điều kiệncho tôi được tiếp cận với thực tiễn hoạt động của đơn vị mình.

Cảm ơn các thầy cô của Khoa Sau đại học – Trường Đại học Mở TP.HCM đã hỗ trợ giảng dạy, hướng dẫn trong quá trình học và thực hiện luậnvăn.

Cảm ơn gia đình đã ủng hộ về mặt tinh thần cho tôi hoàn thành luậnvăn này.

Trang 4

TÓM TẮT

Ngay từ thuở khai sinh lập địa, lao động là hoạt động gắn liền với sựphát triển của loài người nói chung, nó bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đờisống của con người Hoạt động lao động giúp tạo ra của cải vật chất nuôisống con người, cải tạo xã hội và mang lại những giá trị tinh thần làmphong phú thêm cho đời sống con người Những thành tựu loài người đạtđược cho tới ngày nay đều dựa trên hoạt động lao động Tuy nhiên, conngười làm thế nào để khiến cho quá trình lao động vừa có năng suất, vừachất lượng và hiệu quả cao nhất có thể? Vấn đề không đơn thuần chỉ làchăm chỉ lao động và tận dụng tối đa sức lao động Bởi vì sức lao động củacon người là một loại hàng hóa đặc biệt, gắn liền với cá nhân NLĐ Tuynhiên, sức lao động không phải là vô tận, mà sẽ cạn kiệt nếu như không đủthời gian để tái sản xuất lại sức lao động đã hao phí trước đó Do vậy, việcđặt ra các quy định về TGLV, TGNN phù hợp có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với chất lượng lao động.

Nhận thức được điều này, pháp luật lao động quốc tế cũng như phápluật lao động của các quốc gia trên thế giới đều xác định được tầm quantrọng của các quy định về TGLV, TGNN cho NLĐ Cũng như, tại ViệtNam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới quyền lợi của NLĐ, trong đócó quyền được lao động và quyền được nghỉ ngơi

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng phổ biếnvà trở nên tinh vi hơn Các vi phạm về TGLV, TGNN chủ yếu là vi phạmtrong việc vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn, số giờ làm thêm vượt quámức cho phép, giảm và cắt xén TGNN của NLĐ, hiểu sai tinh thần của luậtdẫn tới áp dụng sai v.v Các hành vi vi phạm diễn ra ở cả khu vực nhànước và tư nhân, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều laođộng như các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày v.v Mặt khác, quyđịnh hiện hành của luật lao động Việt Nam về TGLV, TGNN còn nhiềuđiểm khác biệt chưa phù hợp với pháp luật cũng như thông lệ quốc tế, điều

Trang 5

này gây cản trở không nhỏ cho nhà đầu tư cũng như NLĐ nước ngoài làmviệc tại Việt Nam Quy định pháp luật chưa thật sự phù hợp cùng với nhữngvi phạm về TGLV, TGNN đã khiến cho tính mạng, sức khỏe của NLĐ tiếptục bị ảnh hưởng, tác động to lớn tới gia đình và xã hội, cản trở sự phát triểnlành mạnh của các quan hệ xã hội.

Đứng trước thực tế trên, cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ vàsâu sắc các quy định pháp luật lao động về TGLV và nghỉ ngơi qua các thờikỳ cùng với việc so sánh với các quy định về TGLV, TGNN ở một số nướctrong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia,Philippines, Brunei và trên thế giới như Trung Quốc, Nhật, Úc cũng như sosánh dựa theo mức thu nhập bình quân của các nước như nhóm các nướcphát triển (Nhật Bản và Singapore), nhóm các nước có thu nhập cao mớinổi (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia), nhóm các nước có thu nhập thấp(Ấn Độ, Philippines, Lào, Indonesia, Bangladesh) và nhóm các nước đangphát triển (Campuchia, Haiti, Mozambique) Đồng thời, đối tượng nghiêncứu của luận văn còn bao gồm các quy định về TGLV, TGNN tại một sốdoanh nghiệp trong thực tiễn hiện nay Từ đó, tác giả đưa ra các đánh giá vàhướng hoàn thiện cho các quy định về TGLV, TGNN tại Việt Nam, gópphần hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về TGLV, TGNN, làm giảmcác cuộc đình công của NLĐ và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp phápcủa NLĐ.

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

4 Câu hỏi nghiên cứu 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

8 Kết cấu của Luận văn 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 9

1.1 Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 9

1.2 Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi 11

1.2.1 Đối với người lao động 11

1.2.2 Đối với người sử dụng lao động 12

1.2.3 Đối với Nhà nước 13

1.3 Cơ sở của việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 13

1.4.2 Ở Việt Nam 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNGPHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 31

2.1 Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc 31

2.1.1 Thời giờ làm việc bình thường 31

2.1.2 Thời giờ làm việc rút ngắn 35

2.1.3 Thời giờ làm thêm 37

Trang 7

2.1.4 Thời giờ làm việc ban đêm 40

2.1.5 Thời giờ làm việc linh hoạt 41

2.2 Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi 42

2.2.1 Nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca 42

2.4.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc 49

2.4.2 Đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc 54

2.4.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi 57

2.4.4 Đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi 60

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀTHỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 64

3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi 64

3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về TGLV, TGNN 65

3.2.1 Hoàn thiện các quy định về TGLV, TGNN để phù hợp với pháp luật quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước 65

3.2.2 Tăng cường cơ chế đảm bảo thực thi các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 67

3.2.3 Tăng cường ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 68

3.2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi683.3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi 69

3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thời giờlàm việc, thời giờ nghỉ ngơi 72

3.4.1 Về phía Doanh nghiệp 72

3.4.2 Về phía Người lao động 74

Trang 8

KẾT LUẬN 77DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLLĐ Bộ Luật lao độngHC-NS Hành chính – Nhân sự

ILO International Labour Organization - Tổ chức Lao động Quốc tế

NQLĐ Nội quy lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao độngQHLĐ Quan hệ lao động

TGLV Thời giờ làm việcTGNN Thời giờ nghỉ ngơi

TƯTT Thỏa ước lao động tập thể

UN United Nations – Liên Hợp QuốcXHCN Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU1.Lý do lựa chọn đề tài

Hoạt động lao động là hoạt động bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đờisống của con người Lao động giúp tạo ra của cải vật chất nuôi sống conngười, cải tạo xã hội và mang lại những giá trị tinh thần làm phong phúthêm cho đời sống con người Những thành tựu loài người đạt được cho tớingày nay đều dựa trên hoạt động lao động Tuy nhiên, con người làm thếnào để khiến cho quá trình lao động vừa có năng suất, vừa chất lượng vàhiệu quả cao nhất có thể? Vấn đề không đơn thuần chỉ là chăm chỉ lao độngvà tận dụng tối đa sức lao động Bởi vì sức lao động của con người là một

Trang 11

loại hàng hóa đặc biệt, gắn liền với cá nhân NLĐ Nó không phải là vô tận,mà sẽ cạn kiệt nếu như không đủ thời gian để tái sản xuất lại sức lao độngđã hao phí trước đó Do vậy, việc đặt ra các quy định về TGLV, TGNN phùhợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng lao động.

Nhận thức được điều này, pháp luật lao động quốc tế cũng như phápluật lao động của các quốc gia trên thế giới đều xác định được tầm quantrọng của các quy định về TGLV,TGNN cho NLĐ Tại Việt Nam, Đảng vàNhà nước luôn quan tâm tới quyền lợi của NLĐ, trong đó có quyền đượclao động và quyền được nghỉ ngơi Hiến pháp năm 1959 lần đầu tiên ghinhận và bảo hộ cho quyền làm việc và quyền được nghỉ ngơi của NLĐ, cụ

thể: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm việc” (Điều30) và “Người lao động có quyền nghỉ ngơi Nhà nước quy định thời giờ

làm việc và chế độ nghỉ ngơi của công nhân và viên chức, mở rộng dầnnhững điều kiện vật chất về nghỉ ngơi và an dưỡng, để bảo đảm cho ngườilao động được hưởng quyền đó” (Điều 31) Hiến pháp hiện hành năm 2013

tiếp tục hoàn thiện cho các quyền này: “1 Công dân có quyền làm việc, lựa

chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc 2 Người làm công ăn lươngđược bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởnglương, chế độ nghỉ ngơi” (Điều 35) BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi

hành qua các thời kỳ đều dành một chương để quy định về TGLV, TGNN,xem đây là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vìnó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của NLĐ.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng phổ biếnvà trở nên tinh vi hơn Các vi phạm về TGLV, TGNN chủ yếu là vi phạmtrong việc vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn, số giờ làm thêm vượt quámức cho phép, giảm và cắt xén TGNN của NLĐ, hiểu sai tinh thần của luậtdẫn tới áp dụng sai v.v Các hành vi vi phạm diễn ra ở cả khu vực nhànước và tư nhân, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều laođộng như các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày v.v Mặt khác, quyđịnh hiện hành của luật lao động Việt Nam về TGLV, TGNN còn nhiều

Trang 12

điểm khác biệt chưa phù hợp với pháp luật cũng như thông lệ quốc tế, điềunày gây cản trở không nhỏ cho nhà đầu tư cũng như NLĐ nước ngoài làmviệc tại Việt Nam Quy định pháp luật chưa thật sự phù hợp cùng với nhữngvi phạm về TGLV, TGNN đã khiến cho tính mạng, sức khỏe của NLĐ tiếptục bị ảnh hưởng, tác động to lớn tới gia đình và xã hội, cản trở sự phát triểnlành mạnh của các quan hệ xã hội.

Đứng trước thực tế trên, cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ vàsâu sắc các quy định pháp luật lao động về TGLV và nghỉ ngơi qua các thờikỳ, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện cho các quy định về TGLV, TGNN tạiViệt Nam, góp phần hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về TGLV,TGNN, làm giảm các cuộc đình công của NLĐ và nhằm bảo vệ tốt hơn

quyền lợi hợp pháp của NLĐ Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Chế

độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo pháp luật lao động Việt Nam”

làm luận văn thạc sĩ của tôi với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêmlý luận về TGLV, TGNN và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt cácquy định pháp luật về TGLV, TGNN trên thực tế.

2.Tình hình nghiên cứu

Pháp luật về TGLV, TGNN là một trong những chế định quan trọngcủa pháp luật về lao động Trong thời gian qua, nghiên cứu về vấn đề nàycó thể kể tới một số công trình liên quan như sau:

Thời điểm từ năm 2012 trở về trước, (Thời điểm 2012 là thời điểmBLLĐ năm 2012 ra đời), đáng chú ý có một số công trình như sau:

(1) Đặng Xuân Lợi (2000), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơitheo Bộ luật lao động Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa luật – Đại họcQuốc Gia Hà Nội;

(2) Nguyễn Thị Thanh (2010), Pháp luật về thời giờ làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi, thực trạng và một số kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, Đạihọc Luật Hà Nội;

Trang 13

(3) Đỗ Thị Hằng (2009), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Quyđịnh pháp luật và thực tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh BắcGiang; Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội;

(4) Khuất Văn Trung (2012) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị, Luận văn thạc sỹ,Đại học quốc gia Hà Nội

(5) Ngoài ra còn có một số bài báo đăng trên các tạp chí.

Các công trình, bài viết và bài nghiên cứu từ trước năm 2012 chủyếu tập trung nghiên cứu làm rõ các quy định về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi theo quy định của pháp luật, nhất là các khóa luận tốt nghiệp củacác tác giả Đặng Xuân Lợi và Nguyễn Thị Thanh

Công trình của hai tác giả Nguyễn Thị Hằng và Khuất Văn Trungvới tầm vóc là những luận văn thạc sỹ đã đi sâu tìm hiểu về mặt lý luậnnhững quy định pháp luật về TGLV, TGNN tại Việt Nam, đồng thời chỉ rađược những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các quy định này trênthực tiễn, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quyđịnh pháp luật về TGLV, TGNN nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ.Luận văn “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Quy định pháp luật vàthực tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang” của tác giảNguyễn Thị Hằng ngoài việc nghiên cứu về quy định pháp luật, tại chương2 đã tập trung nghiên cứu thực tiễn thực hiện tại một số doanh nghiệp trênđịa bàn tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoànthiện hơn nữa các quy định pháp luật về TGLV, TGNN nhằm bảo vệ tốthơn quyền lợi của NLĐ

Công trình của tác giả Khuất Văn Trung đã đi sâu tìm hiểu về mặt lýluận những quy định pháp luật về TGLV, TGNN tại Việt Nam, nêu ra thựctrạng việc áp dụng pháp luật về TGLV, TGNN trên thực tế tại các doanhnghiệp trong phạm vi toàn quốc mà chủ yếu là các thành phố lớn, tập trungđông các doanh nghiệp và khu công nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện

Trang 14

Tất cả các công trình kể trên đều nghiên cứu dựa trên các quy địnhcủa BLLĐ năm 1994 và các văn bản hướng dẫn cho bộ luật này.

Từ năm 2012 cho đến nay, nghiên cứu về TGLV, TGNN trên đốitượng nghiên cứu là BLLĐ năm 2012 có thể kể đến như:

(5) Nguyễn Diệu Linh (2019) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi và thực tiễn thi hành tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triểnXây dựng 1 Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

(6) Dương Thị Hồng Nhung (2019) Pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi và thực tiễn thi hành tại Công ty Trách nhiệm hữu hạnXây dựng SAMWOO Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học LuậtHà Nội.

(7) Vũ Văn Luận (2018) Thực hiện Pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Luậnvăn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

(8) Nguyễn Hiền Phương (2019) Quy định về thời giờ làm việc, nghỉngơi và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

Ngoài ra, có thể kể đến một số bài đăng tạp chí của các tác giả:Nguyễn Hiền Phương với bài viết “Quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơivà kiến nghị sửa đổi, bổ sung” đăng trên tạp chí Luật học, số 12/2018; tácgiả Bùi Đức Nhưỡng – bài viết “Một số giải pháp hoàn thiện quy định vềlàm thêm giờ và TGNN trong giờ làm việc” (đăng trên Tạp chí An toàn vệsinh lao động số 4/2018) Đối với nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảocó thể kể đến các Giáo trình Luật lao động Việt Nam của các trường Đạihọc Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học KiểmSoát, Viện Đại học Mở Hà Nội…, sách chuyên khảo Bình luận những điểmmới của Bộ luật lao động năm 2019 (PGS.TS Trần Thúy Lâm, TS Đỗ ThịDung đồng chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật lao động nước Cộng hòaXHCN Việt Nam (TS Lưu Bình Nhưỡng chủ biên).

Có thể nói, từ năm 2012 trở lại đây, các công trình khoa học về laođộng có xu hướng tập trung nghiên cứu pháp luật về TGLV, TGNN trên

Trang 15

nền tảng thực tiễn thi hành tại một số doanh nghiệp Tác giả Nguyễn DiệuLinh tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về TGLV, TGNN tạiCông ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng 1 Hà Nội Tác giả DươngThị Hồng Nhung cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật vềTGLV, TGNN tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng SAMWOO ViệtNam Nội dung nghiên cứu dựa trên NQLĐ, TƯTT và thực tiễn áp dụng tạicông ty, không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về TGLV,TGNN qua các thời kỳ; đồng thời rất ít so sánh đối chiếu với các quy địnhcủa pháp luật nước ngoài

Tác giả chọn đề tài “Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơitheo pháp luật lao động Việt Nam” với vấn đề nghiên cứu là TGLV vàTGNN, nhưng trải dài qua các quy định của pháp luật lao động qua các thờikỳ từ trước đến nay, bao gồm cả BLLĐ năm 2019 có hiệu lực từ ngày01/01/2021, trên cơ sở so sánh đối chiếu với một số quy định của pháp luậtnước ngoài; chỉ ra thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp từ đó đưa rakiến nghị hoàn thiện cho chế định này là một vấn đề mới, mang tính lý luậnvà thực tiễn sâu sắc.

3.Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, luận văn hướng tới ba mục tiêu chính:

- Làm rõ lý luận về chế độ TGLV, TGNN tại Việt Nam, khái quáthóa các quy định pháp luật về TGLV, TGNN qua các thời kỳ.

- Phân tích thực trạng pháp luật về chế độ TGLV,TGNN nhằm đưara phân tích, đánh giá, đồng thời chỉ ra những bất cập, hạn chế trong thựctrạng pháp luật Mặt khác, chỉ ra thực tiễn áp dụng pháp luật về TGLV,TGNN tại một số doanh nghiệp.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quyđịnh pháp luật về TGLV, TGNN và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luậtnhằm mục đích bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ.

4.Câu hỏi nghiên cứu

Trang 16

Để đạt được ba mục tiêu trên, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứusau:

- Các khái niệm về TGLV, TGNN? Tại sao cần phải đặt ra các quyđịnh pháp luật về TGLV, TGNN? Pháp luật về TGLV, TGNN được hìnhthành và phát triển như thế nào?

- Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về TGLV, TGNN ởViệt Nam? Thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp hiện nay?

- Cần có những phương hướng, giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiệnpháp luật về TGLV, TGNN ở Việt Nam?

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về TGLV,TGNN trong pháp luật lao động, trong đó tập trung vào BLLĐ năm 2012cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành và BLLĐ năm 2019 có hiệu lực từngày 01/01/2021 trong mối quan hệ so sánh với các quy định về TGLV,TGNN của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào,Thái Lan, Malaysia, Philippines, Brunei và trên thế giới như Trung Quốc,Nhật, Úc cũng như tiến hành so sánh theo mức thu nhập bình quân của cácnước như nhóm các nước phát triển (Nhật Bản và Singapore), nhóm cácnước có thu nhập cao mới nổi (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia), nước cácnước có thu nhập thấp (Ấn Độ, Philippines, Lào, Indonesia, Bangladesh) vànhóm các nước đang phát triển (Campuchia, Haiti, Mozambique) Đồngthời, đối tượng nghiên cứu của luận văn còn bao gồm các quy định vềTGLV, TGNN tại một số doanh nghiệp trong thực tiễn hiện nay.

6.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng những phương phápcủa chủ nghĩa Mác- Lênin như phương pháp duy vật biện chứng, vận dụngtư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Namvề các định hướng chính sách về lao động nói chung trong từng giai đoạnphát triển của đất nước cũng như phát triển lực lượng lao động ở Việt Namtrong giai đoạn mới Việc nghiên cứu đề tài luôn đảm bảo tuân thủ mối

Trang 17

quan hệ biện chứng giữa các vấn đề, đảm bảo làm rõ các vấn đề giữanguyên nhân và kết quả, phân tích đầy đủ mối quan hệ giữa lý luận và thựctiễn.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác đan xen nhaunhư:

- Phương pháp duy vật lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc các quy địnhpháp luật về TGLV, TGNN để có cái nhìn đúng đắn về bản chất, sự cầnthiết phải phân định rõ các loại TGLV và TGNN, từ đó làm cơ sở để đưa ranhững ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành Phươngpháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 tại các phần nghiên cứu vềcác khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về TGLV, TGNNvà một số nội dung khác trong Chương 2.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh về thực trạng pháp luậtvà thực tiễn thi hành tại một số nước trên thế giới về TGLV, TGNN.Phương pháp này cũng được sử dụng trong cả ba chương, sau khi đưa racác quy định pháp luật, các số liệu, từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá trêncơ sở so sánh các nguồn dữ liệu mà tác giả thu thập được.

- Phương pháp diễn dịch và quy nạp được sử dụng phổ biến trong cảba chương, khi tìm kiếm để đưa ra các minh chứng cho đề tài, đặc biệt khiphân tích các nội dung về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành tại mộtsố doanh nghiệp từ đó đúc kết đưa ra các kết luận tại từng chương, mục.

7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tác giả chọn đề tài “Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

theo pháp luật lao động Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình với mong

muốn góp phần làm hoàn thiện, sâu sắc thêm lý luận về TGLV, TGNN, làmsáng tỏ sự phát triển của chế định này qua các thời kỳ Về thực tiễn, thôngqua việc nghiên cứu về thực tế áp dụng và đặt ra các quy định về TGLV,TGNN tại một số doanh nghiệp, luận văn mong muốn chỉ ra được một sốthực trạng từ đó đưa ra kiến nghị nhằm thực hiện tốt các quy định pháp luậtvề TGLV, TGNN trên thực tế.

Trang 18

8.Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dungchính của luận văn được kết cấu thành ba chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật vềchế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời giờ làmviệc, thời giờ nghỉ ngơi

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜIGIỜ NGHỈ NGƠI

1.1 Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

TGLV và TGNN không phải là một khái niệm xa lạ Chúng xuất hiện rất nhiềutrong đời sống hàng ngày, trong quá trình lao động, trong các tài liệu nghiên cứu cũngnhư trong các văn bản pháp lý quốc tế và văn bản pháp lý của Nhà nước Chính vì vậy, cónhiều góc độ tiếp cận nghiên cứu về hai khái niệm này như: góc độ kinh tế lao động, gócđộ khoa học luật lao động, góc độ sinh học

Một tài liệu nghiên cứu về TGLV và TGNN đã phân tích hai khái niệm này đồngthời dưới hai góc độ Theo đó, dưới góc độ khoa học kinh tế lao động, TGLV được hiểulà khoảng thời gian cần và đủ để NLĐ hoàn thành định mức lao động hoặc khối lượngcông việc được giao. 1 Trong khi TGNN chính là khoảng thời gian cần thiết để cho NLĐcó thể tái sản xuất lại sức lao động đã bị hao phí trong quá trình lao động trước đó, nhằmđảm bảo cho quá trình lao động đươc diễn ra liên tục Nói cách khác, hai khái niệm nàyđược xem xét dưới góc độ của việc tổ chức quá trình lao động

Trong khi đó, dưới góc độ của khoa học luật lao động, các khái niệm trên đượcxem xét ở khía cạnh như nguyên tắc mà các quy định của pháp luật lao động phải thểhiện; nội dung của quan hệ pháp luật lao động, chế định của luật lao động Ở khía cạnhlà nguyên tắc của luật lao động, hai khái niệm này góp phần cụ thể hóa cho quyền đượclao động và quyền được nghỉ ngơi của NLĐ, cũng là tiền đề cho việc thực hiện quyềnquản lý lao động của NSDLĐ Ở khía cạnh là nội dung trong quan hệ pháp luật, TGLVđược hiểu là khoảng thời gian do pháp luật quy định, NLĐ cần có mặt tại địa điểm làmviệc, thực hiện những công việc được giao theo thỏa thuận tại hợp đồng lao động TGNNlà khoảng thời gian mà NLĐ không phải thực hiện nghĩa vụ lao động và có toàn quyền sửdụng khoảng thời gian đó theo ý mình2.

1 Nguyễn Hiền Phương, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Đại học luật Hà Nội (2015), Nxb.Công an nhân dân,trang 399.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội Giáo trình luật lao động Việt Nam (2015), Nxb Công an nhân dân, trang 400.

Trang 20

Dưới góc độ khoa học pháp lý, trên bình diện quốc tế có một số Công ước,Khuyến nghị về TGLV và nghỉ ngơi như: Công ước Số 1 năm 1919 về Thời giờ Làmviệc (trong Công nghiệp), Công ước Số 30 năm 1930 về Thời giờ Làm việc (trongThương mại và Văn phòng), Khuyến nghị số 116 về Giảm Thời giờ Làm việc, Công ướcSố 47 năm 1935 về Tuần làm việc Bốn mươi Giờ

Trong đó, Công ước số 30 Thời giờ làm việc (trong Thương mại và Văn phòng)

1930 quy định rằng: “Đối với mục đích của Công ước này, thuật ngữ thời giờ làm việc có

nghĩa là thời gian trong đó người lao động làm thuê được đặt dưới sự sắp đặt của ngườisử dụng lao động; trong đó không bao gồm thời giờ nghỉ ngơi mà người lao động khôngnằm dưới sự sắp đặt của người sử dụng lao động.”3 (Điều 2).

Vấn đề TGNN không được bao hàm trong Công ước số 1, 30 và 47 Tuy nhiên,các văn bản mang tính ngành nghề như Công ước Số 153 năm 1979 về Thời giờ Làmviệc và Thời gian Nghỉ ngơi (cho ngành Vận tải đường bộ) và Khuyến nghị số 157 năm1977 về nhân viên điều dưỡng đã quy định thời giờ nghỉ bắt buộc.

Tại Việt Nam, các BLLĐ được ban hành vào các năm 1994, 2012 và mới đây lànăm 2019 đều không đưa ra khái niệm về TGLV, TGNN Thay vào đó, tại BLLĐ năm2012 và năm 2019 có đưa ra khái niệm và quy định về thời giờ làm việc bình thường,thời giờ làm việc ban đêm, thời gian làm thêm giờ, thời giờ làm việc rút ngắn, thời giờlàm việc linh hoạt Theo đó, luật quy định mức tối đa về thời gian làm việc mà các bêntrong QHLĐ phải tuân thủ, không được vượt quá Đối với TGNN, Luật lao động năm2012 và năm 2019 cũng đặt ra các quy định cụ thể về các loại TGNN: nghỉ trong giờ làmviệc, nghỉ chuyển ca, nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởnglương, nghỉ lễ, tết Với loại thời giờ này, pháp luật đưa ra mức thời gian tối thiểu màNLĐ được hưởng để nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe Hai khái niệm TGLV và TGNN mặcdù mang hai nội hàm đối lập nhưng thường kết hợp với nhau tạo thành một chế định độclập trong luật lao động.

3https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -ilo-hanoi/documents/publication/wcms_649225.pdf, truy cập ngày 14/9/2020.

Trang 21

Tóm lại, dù được nghiên cứu dưới góc độ nào thì mục đích chính của việc nghiêncứu là để tìm ra một mức hợp lý trong thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi nhằm tăngnăng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho NLĐ.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả đồng ý với khái niệm sau:

TGLV được hiểu là khoảng thời gian do pháp luật quy định, NLĐ cần có mặt tạiđịa điểm làm việc, thực hiện những công việc được giao theo thỏa thuận tại hợp đồng laođộng

TGNN là khoảng thời gian mà NLĐ không phải thực hiện nghĩa vụ lao động và cótoàn quyền sử dụng khoảng thời gian đó theo ý mình.

1.2 Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉngơi

Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của conngười Việc đặt ra các quy định pháp luật về TGLV, TGNN mang lại ý nghĩa rất lớn,không chỉ riêng đối với NLĐ, NSDLĐ mà với cả Nhà nước và xã hội.

1.2.1 Đối với người lao động

Đối với NLĐ, việc quy định TGLV, TGNN có ba ý nghĩa cơ bản.

Thứ nhất, bằng việc quy định quỹ thời giờ làm việc, pháp luật lao động đảm bảo

cho NLĐ có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động

Các quy định về TGLV có ý nghĩa là căn cứ, cơ sở để NLĐ thực hiện các nghĩa vụlao động đã cam kết với NSDLĐ Khi nắm được quy định khung tối đa về thời giờ làmviệc, NLĐ có thể chủ động để sắp xếp công việc phù hợp với điều kiện cá nhân, vừa đảmbảo năng suất chất lượng, hiệu quả công việc, vừa có điều kiện dành thời gian cho giađình, bản thân, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tham gia các hoạtđộng xã hội khác.

Thứ hai, các quy định về TGLV, TGNN là căn cứ quan trọng để NLĐ được hưởng

thụ các quyền lợi về lương, thưởng, các chế độ trợ cấp Pháp luật có quy định cụ thể vềthời gian làm việc bình thường, thời gian làm thêm, thời giờ làm việc ban đêm, làm việctrong các ngày nghỉ, ngày lễ, tết Với mỗi loại TGLV, do hao phí lao động bỏ ra là khác

Trang 22

nhau, mức lương thưởng cũng như các chế độ bồi dưỡng, trợ cấp trả cho NLĐ sẽ khácnhau.

Thứ ba, quy định TGLV, TGNN có ý nghĩa lớn trong bảo hộ lao động, đảm bảo

cho quyền nghỉ ngơi của NLĐ được thực hiện4.

Trong QHLĐ, NLĐ luôn là bên yếu thế hơn trong mối tương quan với NSDLĐ.Do sức ép của kinh tế thị trường, cũng như vì mục đích lợi nhuận, NSDLĐ thường có xuhướng khai thác triệt để sức lao động, mang lại lợi nhuận cao nhất Điều này vô hìnhchung ảnh hưởng rất lớn tới quyền được nghỉ ngơi của NLĐ, bất kể là do NLĐ tự nguyệnhay bị ép buộc phải làm thêm giờ vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể

Quy định TGLV, TGNN đã tạo ra hành lang pháp lý rất quan trọng nhằm bảo vệsức khỏe cho NLĐ, trong đó vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, không gây thiệthại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động cũng như khảnăng sáng tạo của NLĐ.

Các quy định về mức thời gian làm việc tối đa, mức TGNN tối thiểu hoặc quyđịnh về TGLV rút ngắn… chính là căn cứ pháp lý đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏecủa NLĐ, nhằm tránh sự lạm dụng sức lao động, góp phần tạo điều kiện cho NLĐ tái sảnxuất sức lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình laođộng

1.2.2 Đối với người sử dụng lao động

Thứ nhất, quy định pháp luật về TGLV, TGNN là một trong các căn cứ quan trọng

để NSDLĐ xây dựng bản kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và phù hợpnhất với doanh nghiệp Căn cứ vào khối lượng công việc cần hoàn thành, tổng quỹ thờigian cần thiết để hoàn thành công việc và số thời gian làm việc tối đa pháp luật cho phépvới mỗi NLĐ, NSDLĐ xây dựng ra định mức lao động cho các vị trí việc làm, xác địnhđược chi phí nhân công và có thể chủ động trong bố trí sử dụng lao động một cách linhhoạt, hợp lý, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, trang400.

Trang 23

Thứ hai, các quy định về TGLV, TGNN góp phần tạo ra cơ sở pháp lý cho

NSDLĐ thực hiện quyền quản lý, điều hành, cũng như giám sát lao động5 Quy định phápluật cùng với HĐLĐ, TƯTT và NQLĐ của công ty tạo ra ràng buộc pháp lý quan trọng,buộc NLĐ khi tham gia QHLĐ phải có nghĩa vụ tuân thủ theo sự điều hành, quản lý củaNSDLĐ, chịu sự giám sát của NSDLĐ, và đặc biệt nếu không thực hiện đúng, đủ cáccam kết, NLĐ phải chấp nhận các hình thức xử lý kỷ luật lao động do NSDLĐ đưa ra.

1.2.3 Đối với Nhà nước

Thứ nhất, việc đặt ra các quy định về thời giờ làm việc, TGNN thể hiện chức năng

quản lý của Nhà nước, cũng như mức độ quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực laođộng Thông qua các quy định pháp luật, Nhà nước điều chỉnh QHLĐ giữa NLĐ vàNSDLĐ theo định hướng của mình Các quy định về thời giờ làm việc, TGNN cũng làcăn cứ quan trọng để Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý, giám sát, kiểm tra cácQHLĐ diễn ra trên thực tế Việc kiểm tra, giám sát ngoài mục đích phát hiện sai phạmcòn góp phần kiểm tra tính hiệu quả của các quy định pháp luật về thời giờ làm việc,TGNN.

Thứ hai, quy định về TGLV, TGNN là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước giải

quyết các tranh chấp, bất đồng liên quan giữa các bên trong QHLĐ Khi có tranh chấpxảy ra, cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền dựa vào các quy định về TGLV,TGNN để giải thích cho các bên, thực hiện hòa giải hoặc đưa ra các phán quyết cho tranhchấp.

Thứ ba, các quy định về TGLV tối đa, TGNN tối thiểu của một quốc gia phần nào

cho thấy được mức độ phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia, cũng như tínhưu việt của chế độ xã hội Thực tiễn, càng ở những quốc gia phát triển, trình độ khoa họckĩ thuật cũng như năng suất lao động cao thì thời gian làm việc thường rút ngắn hơn sovới các nước đang phát triển.

5 Khuất Văn Trung (2012) Phápluật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiếnnghị, trang18.

Trang 24

1.3 Cơ sở của việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi1.3.1 Cơ sở sinh học

Về mặt sinh học, con người cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa lao động và nghỉngơi Bất kể là lao động với loại hình công việc nào, sử dụng trí óc hay cơ bắp, đều sẽlàm tiêu hao về trí não, thần kinh, cơ bắp, cảm giác , sức tập trung của con người sẽgiảm sút dần theo thời gian Chúng ta làm việc kém hiệu quả đi, mất nhiều thời gian hơnđể hoàn thành khối lượng công việc

Nghiên cứu cho thấy, não bộ con người chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi làm mộtcông việc trong 90 – 120 phút Sau đó chúng ta cần 20 – 30 phút nghỉ ngơi để quay lạilàm việc với hiệu quả cao nhất.

Nếu làm việc liên tục trong một thời gian dài (hơn 8 tiếng), không những năngsuất không cao mà còn dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác như: mệt mỏi, kiệt sức, thiếutập trung, dễ nổi cáu, stress, béo phì Làm việc trong thời gian dài không tỷ lệ thuận vớinăng suất công việc Hơn nữa, nếu thời gian làm việc dài con người sẽ đánh mất quỹ thờigian với gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

Như vậy, yêu cầu được nghỉ ngơi sau quá trình lao động là nhu cầu sinh lý tựnhiên của con người Từ đó đòi hỏi cần phải có sự bố trí thời giờ lao động và nghỉ ngơimột cách hợp lý, để vừa đảm bảo được hiệu quả lao động, vừa phù hợp với nhu cầu tựnhiên của con người6.

1.3.2 Cơ sở kinh tế - xã hội

Với một bước tính toán đơn giản, chúng ta đều nhận thấy rằng, với cùng một khốilượng công việc và nhân công, thời gian hoàn thành công việc dài hay ngắn là phụ thuộcchủ yếu vào năng suất lao động Nếu năng suất lao động cao, thời gian làm việc sẽ ngắnlại, và ngược lại, nếu năng suất lao động thấp, người ta sẽ mất nhiều thời gian lao độnghơn Thực tiễn quá trình lao động của con người đã cho thấy điều này Trước đây, vớinăng suất lao động thấp, trình độ khoa học – kỹ thuật chưa cao, TGLV của NLĐ kéo dàilên đến 14-16 giờ/ ngày Ngày nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học – kỹ thuật,máy móc hỗ trợ và dần thay thế cho lao động chân tay, năng suất lao động được tăng cao,

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật lao động Việt Nam, NXb Công an nhân dân, trang 402.

Trang 25

đời sống được cải thiện dẫn tới nhu cầu được giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi Tổchức Lao động quốc tế đã đưa ra khuyến nghị giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ/ ngày, vàhiện nay rất nhiều các quốc gia đã thực hiện theo, thậm chí một số quốc gia có số giờ làmthấp hơn nữa.7

1.3.3 Cơ sở pháp lý

Trên phương diện pháp luật quốc tế, NLĐ trên thế giới được hưởng khung TGLVdo các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (United Natuons - UN), Tổ chức lao độngquốc tế (International Labour Organization - ILO) đưa ra Quy định về thời gian làmviệc, ILO đã đưa ra nhiều công ước và khuyến nghị quan trọng, cụ thể là:

- Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ;

- Công ước số 3 (1930) quy định về ngày làm việc trong các xí nghiệp, trong các cơ sởthương mại, buôn bán 8 giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần;

- Công ước số 41 (1934) quy định về thời gian làm đêm bao gồm ít nhất 11 giờ liên tụctrong đó bao gồm một khoảng thời gian nằm giữa 22 giờ và 5 giờ sáng;

- Công ước số 47 (1935) về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần;

- Công ước số 46 (1948) giới hạn về thời giờ làm việc trong mỏ than của một côngnhân không được vượt quá 7 giờ 45 phút mỗi ngày, bao gồm cả thời gian công nhânbước vào thang máy để xuống mỏ và thời gian đi lên;

- Công ước số 89 (1948) về làm việc ban đêm của phụ nữ trong công nghiệp quy địnhkhông sử dụng phụ nữ làm việc vào ban đêm dù ở bất kỳ độ tuổi nào, trừ trong nhữngcơ sở chỉ sử dụng những thành viên trong gia đình (Điều 3) và trường hợp bất khảkháng, trường hợp dùng nguyên vật liệu đang tinh luyện có thể chóng biến chất nênphải làm việc ban đêm;

7 Đứng đầu trong danh sách các quốc gia làm việc ít nhất thế giới là Hà Lan Theo số liệu của tổ chức Hợp tác vàphát triển kinh tế thế giới (OECD), thời gian làm việc trong năm của người Hà Lan chỉ đạt 1.380 giờ (năm 2015 chỉcó 1.379 giờ), duy trì “ngôi vị” đất nước có thời gian làm việc ngắn nhất thế giới trong suốt 5 năm liên tục Như vậy,tính trung bình người dân Hà Lan chỉ làm việc không quá 29 tiếng đồng hồ mỗi tuần Nếu tính thêm ngày nghỉ, ngàycuối tuần và các dịp lễ Tết, thời gian làm việc mỗi ngày của họ chưa đầy 5 giờ đồng hồ Các nước tiếp theo là ĐanMạch 33 tiếng/ tuần; Na Uy cũng là 33 tiếng/tuần; Ireland 34 tiếng/ tuần; Đức, Thụy Sỹ và Bỉ là 35 tiếng/ tuần;Thụy Điển, Australia và Italy lần lượt xếp vị trí thứ 8,9,10 với 36 tiếng/tuần.

306397.html, truy cập ngày 22/9/2020.

Trang 26

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-gia-dinh/nguoi-lao-dong-nuoc-nao-co-thoi-gian-lam-viec-it-nhat-the-gioi-Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới quyền lợi của NLĐ nóichung, trong đó có quyền được lao động và quyền được nghỉ ngơi Hiến pháp năm 1959lần đầu tiên ghi nhận và bảo hộ cho quyền làm việc và quyền được nghỉ ngơi của NLĐ,

cụ thể: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm việc” (Điều 30) và“Người lao động có quyền nghỉ ngơi Nhà nước quy định thời giờ làm việc và chế độ

nghỉ ngơi của công nhân và viên chức, mở rộng dần những điều kiện vật chất về nghỉngơi và an dưỡng, để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó” (Điều 31).

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục hoàn thiện cho các quyền này: “1 Công dân có quyền làm

việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc 2 Người làm công ăn lương đượcbảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉngơi” (Điều 35) BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành qua các thời kỳ đều dành một

chương để quy định về thời giờ làm việc, TGNN, xem đây là một trong những quy địnhquan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm củaNLĐ Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị sử dụng lao động cụ thể hóa quyđịnh về TGLV,TGNN phù hợp với đơn vị mình.

1.4 Quá trình phát triển của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi1.4.1 Trên thế giới

Trên thế giới, cho đến đầu thế kỷ XIX, người nô lệ và người làm thuê vẫn phải laođộng không tính đến giờ giấc Tại Mỹ, hàng triệu công nhân bị bắt buộc làm việc mỗingày từ 14-18 giờ, phụ nữ lao động quần quật không kém gì nam giới, nhưng đồng lươngchỉ bằng một nửa nam giới và suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em cũng phải làm việc12 giờ/ngày.

Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, hàng trăm nghìn nhà máy mọc lêntrên khắp châu Âu và châu Mỹ Khi đó, vẫn không có luật nào liên quan đến việc vậnhành các nhà máy Do đó, các công việc và máy móc nguy hiểm được sử dụng thườngxuyên nhằm thu lợi nhuận cho các công ty đã gây ra không ít thương tích nghiêm trọngcho NLĐ Bên cạnh đó, rủi ro NLĐ bị tai nạn trong khi làm việc tăng lên khi phải làmviệc nhiều giờ liên tục - thường xuyên suốt đêm và có thể bị phạt nặng nếu mắc lỗi Ví dụ

Trang 27

như: Đi làm muộn có thể bị phạt nhiều tiền và có thể bị đánh đập Ngủ gật với máy có thểdẫn đến việc tai nạn mất một chi Để cải thiện môi trường lao động, lực lượng côngnhân đã liên kết lại và đấu tranh đòi cải thiện điều kiện lao động, giảm giờ làm.

Năm 1833, nước Anh công bố Luật Công xưởng - quy định đầu tiên trong số nhiềuhành vi giải quyết các điều kiện và giờ làm việc, quy định ngày làm việc 15 giờ đối vớilao động người lớn, 12 giờ đối với lao động 13 đến 18 tuổi, và không quá 9 giờ đối vớilao động từ 9 đến dưới 13 tuổi (tuần làm việc tối đa 48 giờ), đồng thời cấm sử dụng laođộng dưới 18 tuổi làm đêm8

Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế I họp tại Genève (Thụy Sĩ) tháng 9-1866, vấnđề đấu tranh đòi ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng Khẩu hiệu “Ngàylàm 8 giờ” sớm xuất hiện ở một số nơi của nước Anh - nơi có công nghiệp phát triển sớmnhất thế giới Và từ những yêu sách chính đáng đó của giai cấp công nhân nước Anh, dầndần lan sang các nước khác, như: Pháp, Mỹ và một số nước khác.

Năm 1886, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “ Từ

ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”.

Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo Hiệp ướcVersailles (Vécxây), điều lệ của tổ chức được thông qua với tôn chỉ mục đích và nhiệmvụ là khẩn thiết cải thiện điều kiện lao động, nâng cao mức sống trên toàn thế giới ILOđã góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ nhất là trong lĩnh vựcTGLV, TGNN.

Cho đến nay ILO đã thông qua một số các công ước quy định về TGLV,TGNNnhư sau:

Thứ nhất, các công ước về TGLV của ILO bao gồm:

- Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ;

- Công ước số 3 (1930) quy định về ngày làm việc trong các xí nghiệp, trong các cơ sởthương mại, buôn bán 8 giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần;

- Công ước số 41 (1934) quy định về thời gian làm đêm bao gồm ít nhất 11 giờ liên tụctrong đó bao gồm một khoảng thời gian nằm giữa 22 giờ và 5 giờ sáng;

8https://www.nationalarchives.gov.uk/education/resources/1833-factory-act/ truy cập ngày 22/9/2020.

Trang 28

- Công ước số 46 (1948) giới hạn về thời giờ làm việc trong mỏ than của một côngnhân không được vượt quá 7 giờ 45 phút mỗi ngày, bao gồm cả thời gian công nhânbước vào thang máy để xuống mỏ và thời gian đi lên;

- Công ước số 47 (1935) về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần;

- Công ước số 89 (1948) về làm việc ban đêm của phụ nữ trong công nghiệp quy địnhkhông sử dụng phụ nữ làm việc vào ban đêm dù ở bất kỳ độ tuổi nào, trừ một sốtrường hợp được liệt kê cụ thể;

- Công ước số 90 (1948) về làm việc ban đêm của thiếu niên trong công nghiệp quyđịnh không sử dụng thiếu niên dưới 18 tuổi làm việc vào ban đêm trong mọi cơ sởcông nghiệp, trừ trường hợp vì mục đích học việc và đào tạo nghề nghiệp đòi hỏiphải thực hiện liên tục (tuy nhiên vẫn phải đủ 16 tuổi trở lên).

Thứ hai, các công ước về TGNN của ILO bao gồm:

- Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công nghiệp;

- Công ước số 106 (1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong thương mại, vănphòng Theo đó, NLĐ phải được làm tối thiểu 1 ngày trong mỗi kỳ 7 ngày.

- Công ước số 135 (1970) Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, quy định vềsố ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy định nhưng không được dưới3 tuần làm việc cho một năm làm việc;

Có thể nói, đây là những văn bản pháp lý quan trọng ghi nhận về quyền làm việcvà quyền được nghỉ ngơi cho NLĐ Văn bản đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho phápluật quốc tế về việc bảo đảm TGLV, nghỉ ngơi, đồng thời thể hiện sự quan tâm đối vớiNLĐ.

1.4.2 Ở Việt Nam

Trong phần này, để thể hiện được quá trình hình thành và phát triển pháp luật vềTGLV,TGNN tại Việt Nam, tác giả sẽ chia thành 05 thời kỳ để phân tích gắn liền với cácthời kỳ phát triển của đất nước nói chung và những sự kiện chính trị lớn nói riêng, đó là:(i) Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: đây là thời kỳ sau Cách mạng tháng tám thànhcông xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vớinhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc; (ii) Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: thời

Trang 29

kỳ củng cố, xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH và tiếp tục đấu tranh để thống nhất nướcnhà; (iii) Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1994: thời kỳ thống nhất đất nước và bước đầuchuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường; (iv) Thời kỳ từ năm 1994đến năm 2011: thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước và chuyển đổi cơ chế kinh tế BLLĐnăm 1994 đánh dấu một bước tiến lớn trong lĩnh vực pháp luật lao động nói riêng vàpháp luật trong thời kỳ này nói chung và (v) Thời kỳ từ năm 2012 đến nay: thời kỳ nềnkinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và BLLĐ năm 2012 ra đời trên tinh thần kế thừa từBLLĐ năm 1994 và đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước ở thời kỳ mới, cụ thể:

1.4.2.1 Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954

Đầu năm 1946, sắc lệnh số 22/SL do Chủ tịch nước ban hành ngày 18/02/1946 làvăn bản đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành quy định về việc ấn địnhnhững ngày tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo Trong đó, nghỉ tết gồm có nghỉ tết dươnglịch (1 ngày) và tết âm lịch (4 ngày); Những ngày kỷ niệm lịch sử: Hai Bà Trưng (1ngày), Hùng Vương (1 ngày), Lê Thái Tổ (1 ngày), Lễ Lao động (1 ngày), Trần HưngĐạo (1 ngày), Việt Nam độc lập (1 ngày), Quang Trung (1 ngày); Những ngày lễ tôngiáo: Phật giáo (tổng 3 ngày), Gia Tô giáo (tổng 3 ngày) Tổng số ngày nghỉ lễ tết trongnăm là 18 ngày.

Tiếp theo đó, ngày 12/03/1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ban hành ra Sắclệnh số 29/SL về việc quy định những sự giao dịch về việc làm công, giữa các chủ nhânngười Việt nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt nam làm tại các xưởng kỹnghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do Sắc lệnh 29/SL là văn bản phápluật đầu tiên đề cập tới sự tự do, thỏa thuận lao động giữa chủ và thợ như sự thỏa thuậnvề mức lương, TGLV, TGNN nhưng không trái với quy định của pháp luật Nó được coilà một văn bản pháp luật đầy đủ và tiến bộ nhất lúc bấy giờ, tuy chỉ gồm 187 Điều, nhưngđã đề cập đến gần như toàn bộ những chế định thiết yếu của một Bộ luật Lao động Sắc

lệnh nêu rõ: “Thời hạn làm việc của công nhân, đàn ông hay đàn bà bất kỳ tuổi nào,

không được quá 48 giờ một tuần lễ” (Điều thứ 101), đối với những công việc làm dưới

hầm mỏ hoặc trong những xưởng kỹ nghệ có hại có sức khoẻ, thì giờ công nhân phải có

Trang 30

mặt ở nơi làm việc không được quá 45 giờ một tuần lễ (Điều thứ 102) Một điểm tiến bộnữa của Sắc lệnh 29/SL đó là việc quy định thời gian làm thêm giờ của NLĐ trong nhữngđiều kiện, hoàn cảnh cần thiết là không quá 100 giờ mỗi năm và được trả lương phụ cấp(Điều thứ 103).

Sắc lệnh 29/SL cũng quy định tương đối đầy đủ về các nhóm giờ làm việc và nghỉngơi (tiết thứ tư: làm đêm, tiết thứ năm: ngày nghỉ hàng tuần, tiết thứ sáu: nghỉ nhữngngày nghỉ lễ chính thức, tiết thứ bảy: lệ nghỉ của đàn bà đẻ và đàn bà cho con bú, tiết thứtám: nghỉ hàng năm, tiết thứ chín: lệ nghỉ của công nhân khi ốm đau), trong đó có thể kểđến một số quy định mang tính chất tiến bộ cho đến thời điểm hiện nay Chẳng hạn, sắclệnh nêu rõ, lao động nam dưới 18 tuổi và lao động nữ làm tại các xưởng kỹ nghệ, hầm

mỏ, thương điếm đều không được làm đêm (Điều thứ 106) “Thì giờ nghỉ đêm của công

nhân con trai dưới 18 tuổi và của đàn bà, con gái bất kỳ bao nhiêu tuổi, ít ra phải được11 giờ liền” (Điều thứ 107) Ngoài ra, “Mỗi tuần lễ công nhân phải được nghỉ 24 giờliền Tuy nhiên, lệ nghỉ hàng tuần của những công nhân các sở vận tải đường bộ, đườngthuỷ, đường hàng không, cùng là xe lửa, xe điện sẽ do nghị định riêng ấn định” (Điều thứ

112) Lao động nữ nghỉ thai sản được nghỉ 8 tuần lễ Khi đi làm lại có thể cho con bú tạinơi mình làm việc trong hạn một năm kể từ ngày sinh, được nghỉ 30 phút cho con bútrong giờ làm buổi sáng và 30 phút trong giờ làm buổi chiều (Điều thứ 121, 122).

Có thể nói, Sắc lệnh 29/SL là một văn bản mang nhiều giá trị tiến bộ, được ví nhưlà một BLLĐ đầu tiên của nước ta điều chỉnh mối quan hệ chủ nợ, mối quan hệ giữangười làm công ăn lương với NSDLĐ.

Trong giai đoạn sau đó, Chính phủ đã ban hành thêm Sắc lệnh 76/SL ngày 20tháng 5 năm 1950 ban hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5năm 1950 quy định chế độ cho công nhân giúp việc Chính phủ trong thời chiến Hai bảnsắc lệnh này đã điều chỉnh loại QHLĐ mới đó là QHLĐ trong khu vực Nhà nước Một sốquy định về TGLV và TGNN chú ý như: Mỗi năm công chức được nghỉ 15 ngày, lĩnh cảlương và các khoản phụ cấp Nếu trong ba năm liên tiếp không hưởng lễ nghỉ hàng nămsẽ được nghỉ 45 ngày, lĩnh cả lương và các khoản phụ cấp (Điều 72,74 Sắc lệnh 76/SL).Công nhân giúp việc cho Chính phủ làm việc 9 giờ/ ngày, Mỗi tuần công nhân được nghỉ

Trang 31

một ngày, nghỉ hàng năm 15 ngày Lao động nữ nghỉ thai sản 02 tháng, một tháng trướcvà một tháng sau ngày sinh đẻ được hưởng nguyên lương và phụ cấp9.

Mặc dù do hoàn cảnh chiến tranh nên việc áp dụng các văn bản trên rất hạn chế,nhưng chúng đã cắm một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của chế địnhTGLV,TGNN trong pháp luật lao động Việt Nam.

1.4.2.2 Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975

Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975 gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước của nhân dân ta Trải qua gần 21 năm, đây là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ vànhiều thách thức, ác liệt với nhiều giai đoạn đối phó với các kế hoạch, chiến lược khácnhau của đế quốc Mỹ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là trận quyếtchiến, chiến lược vĩ đại của quân và dân ta, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toànthắng đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ViệtNam, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược, non sông thống nhất Trong giai đoạn này,miền Bắc từ sau khi hòa bình đã bắt đầu chuyển sang cuộc cách mạng XHCN, trên tinhthần là muốn biến nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế XHCN với mục đích là dần xóabỏ các hình thức sở hữu phi XHCN, biến một nền kinh tế nhiều thành phần trở thành mộtnền kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.

Trên cơ sở đó, pháp luật lao động trong giai đoạn này chủ yếu điều chỉnh QHLĐtrong khu vực kinh tế Nhà nước Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định vềTGLV,TGNN có thể kể đến như:

- Thông tư số 05/LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại cácxí nghiệp quốc doanh và công trường

- Nghị định 184-NĐ/LB năm 1957 ban hành điều lệ tạm thời về hạn chế làm thêm giờ,thêm ban trong ngành đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện- Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Lao động ban hành

- Thông tư số 16/LĐTT ngày 1 tháng 9 năm 1957 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số05/LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955

9 Chương 4 Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950.

Trang 32

- Thông tư 23/LĐTT do Bộ Lao động ban hành ngày 20/11/1957 giải thích chế độ làmviệc của chị em có thai, có con mọn do Bộ Lao động ban hành.

- Thông tư 895/LĐTT ngày 10 tháng 7 năm 1959 giải thích về chế độ nghỉ hàng nămvà nghỉ về việc riêng

- Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 quy định những ngày lễ được nghỉcó lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép

- Thông tư số 8/LĐTT ngày 4 tháng 3 năm 1961 hướng dẫn thi hành Nghị định số28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ

- Quyết định số 118/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1963 quy định việc hội họp học tập củacán bộ công nhân viên chức nhà nước.

- Quyết định số 119/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1963 về một số biện pháp đảm bảo thờigian lao động của công nhân viên chức nhà nước

Ngoài ra, các Bộ cũng ban hành các Thông tư liên bộ giải thích, hướng dẫn hoặcquy định chi tiết các chế độ đãi ngộ công nhân viên chức như Thông tư số 05/TTLB ngày1 tháng 6 năm 1968 của liên Bộ Lao động và Bộ Y tế.

Về mức độ, pháp luật lao động giai đoạn này quy định cụ thể và chi tiết hơn giaiđoạn trước về TGLV và nghỉ ngơi, tuy nhiên do tập trung điều chỉnh đối tượng lao độngtrong khu vực Nhà nước nên dần bộc lộ các hạn chế

Đến ngày 06/5/1971, Bộ Lao động đã ban hành liên tiếp hai Thông tư số 05/LĐTTvà Thông tư số 06/LĐTT hướng dẫn về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của công nhânviên chức Hai văn bản này đã hệ thống hóa có sửa đổi những quy định mà các văn bảnpháp luật trước đã đề cập, bao quát toàn bộ chế độ TGLV, TGNN của cán bộ công nhânviên chức nhà nước.

1.4.2.3 Thời kỳ từ năm 1976 đến trước năm 1994

Đây là giai đoạn từ sau khi đất nước thống nhất hai miền Bắc – Nam đến trước khiban hành BLLĐ năm 1994 Sau khi thống nhất đất nước, đất nước bắt đầu bước sang giaiđoạn xây dựng và đổi mới đất nước Tuy nhiên, đất nước vừa trải qua hai cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hậu quả chiến tranh chưa kịp hàn

Trang 33

gắn thì lại liên tiếp bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, tuy không kéo dài nhưngđã gây tổn thất, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ đối ngoại.Tình hình thế giới cũng có nhiều biến đổi to lớn Hội nhập quốc tế trở thành vấn đề sốngcòn của mọi quốc gia, dân tộc Mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, tạo nên cúsốc chính trị chấn động nhân loại trong thế kỷ XX Trước bối cảnh đó, Đảng ta đã tỏ rõbản lĩnh của mình, chủ động khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới Đại hội VI củaĐảng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta, tạo ra đột phá lớn và toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội, làmxoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.

Về hệ thống văn bản pháp luật lao động trong giai đoạn này: Trong thời gian đầu của giai đoạn này chế độ TGLV, TGNN vẫn được thực hiện theo Thông tư 05 và Thông tư 06 được ban hành năm 1971 Hai Thông tư này đã quy định khá cụ thể thích ứng với tình hình kinh tế, xã hội lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển đổitừ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,thừa nhận và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển Điều này đã tạo ra vô số nhữngthay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn sau đó, trong đó có thể kể đếnQHLĐ Trong bối cảnh đó, các Thông tư 05 và 06 đã bộc lộ nhiều khuyết điểm Để điềuchỉnh QHLĐ trong tình hình mới, nhất là về TGLV và nghỉ ngơi, Nghị định 233 của Hộiđồng Bộ trưởng ra đời ngày 22/6/1990 ban hành quy chế hoạt động đối với các xí nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở nhất định cho sự phát triển của QHLĐ theo hướngmới Tuy nhiên, các văn bản pháp luật lao động thì nhiều nhưng chỉ áp dụng trong khuvực Nhà nước, nhiều văn bản không còn tính khả thi Đặc biệt, việc thiếu vắng văn bảnpháp lý mang tính hệ thống về lao động (Luật) dẫn đến sự kém hiệu quả trong quản lý vàđiều chỉnh các quan hệ xã hội về lao động Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải nhanh chóngban hành một văn bản pháp luật mới về lao động phù hợp với tình hình mới

Trang 34

1.4.2.4 Thời kỳ từ năm 1994 đến năm 2011

Đây là giai đoạn kể từ khi ban hành BLLĐ năm 1994 đến trước khi ban hànhBLLĐ năm 2012 Cụ thể, ngày 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ ViệtNam khóa IX, kỳ họp thứ V đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động và có hiệu lực ápdụng toàn quốc từ ngày 01/01/1995, trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật lao độngcủa nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay Đây là lần đầu tiên nước tacó BLLĐ hoàn chỉnh để thể chế hoá quan điểm, đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng XHCN của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hoá Hiến pháp năm1992 về các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực lao động, sử dụng và quản lý laođộng Chế định TGLV,TGNN là một chế định quan trọng của BLLĐ được quy định tạichương VII, trong đó chia thành 4 mục quy định về: TGLV,TGNN, Nghỉ về việc riêng,nghỉ không hưởng lương và Thời giờ làm việc và TGNN đối với người làm các công việccó tính chất đặc biệt

Liên quan đến TGLV và TGNN có các văn bản hướng dẫn, giải thích:

- Nghị định 195/CP ngày 31-12-1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Thông tư 7-LĐTBXH/TT năm 1995 hướng dẫn Bộ luật lao động năm 1994 và Nghịđịnh 195-CP-1994 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Bộ Lao động, Thươngbinh và Xã hội ban hành.

- Nghị định 10/1999/NĐ-CP ban hành ngày 01/03/1999 bổ sung Nghị định 195/CPhướng dẫn Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP năm 1994 Hướng dẫn Bộ luậtLao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Thông tư 15/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo Nghị định109/2002/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Ngoài ra, các Bộ đã ban hành thêm một số văn bản hướng dẫn, quy định TGLV vàTGNN đối với những lĩnh vực lao động đặc thù:

Trang 35

- Thông tư 23/1998/TT-BGTVT quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đốivới những người làm việc có tính chất độc hại đặc biệt trong vận tải đường sắt do BộGiao thông vận tải ban hành.

- Thông tư 14/1999/TT-BLĐTBXH thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia cônghàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành.- Thông tư 20/2001/TT-GTVT thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

đối với thuyền viên làm việc trên tàu vận tải đường biển do Bộ Giao thông vận tảiban hành.

- Thông tư 16/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia cônghàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.- Thông tư 31/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thờigiờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân do Bộ Khoahọc và Công nghệ ban hành.

- Thông tư 33/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ thời gian làm việc, nghỉ ngơiđối với người lao động làm công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theođơn đặt hàng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Thông tư 42/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc thù trong ngànhhàng không do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

BLLĐ năm 1994 ra đời đã cơ bản đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo hành langpháp lý cho các chủ thể thiết lập QHLĐ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củaNLĐ và NSDLĐ Tuy nhiên, Bộ luật lao động được ban hành trong thời kỳ nền kinh tếnước ta vừa mới chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; nhữngvấn đề chủ yếu của kinh tế thị trường nói chung, của thị trường lao động và QHLĐ nóiriêng mới chỉ ở giai đoạn ban đầu, chưa hoàn chỉnh

Từ năm 2002 đến 2011, Nhà nước tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cho các quy địnhlao động thông qua 03 lần sửa đổi BLLĐ vào các năm 2002, 2006 và 2007 Nội dung sửa

Trang 36

đổi về TGLV và nghỉ ngơi được sửa đổi vào các năm 2002 và 200710 Chính phủ và cácBộ đã ban hành một số nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luậtnhằm khắc phục những hạn chế nêu trên Tuy nhiên, trong phạm vi từng nghị định, từngthông tư, các vướng mắc mới chỉ được giải quyết theo từng chủ đề nhỏ, mang tính tìnhthế mà chưa xử lý được vấn đề mang tính đồng bộ, căn bản, logic, xuyên suốt qua cácchương trong BLLĐ.

Sau 15 năm thi hành, tình hình mọi mặt của đất nước đã có nhiều thay đổi nênBLLĐ cần được sửa đổi để kịp thời điều chỉnh thực tiễn phát sinh và thể chế hoá mụctiêu, quan điểm, định hướng xây dựng đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam được thểhiện qua các văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, lần thứ XI, Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiếnpháp năm 1992

1.4.2.5 Thời kỳ từ năm 2012 đến nay

BLLĐ năm 2012 được thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 thay thế BLLĐ năm1994 (đã qua 3 lần sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013, bao gồm 17Chương và 242 Điều Chế định về TGLV,TGNN được quy định tại Chương VII, có 14điều với những nội dung mới như sau:

- BLLĐ năm 2012 thống nhất một mốc chung để áp dụng trong cả nước về giờlàm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau (Điều 105) Đồng thời,BLLĐ năm 2012 cũng bổ sung quyền của NSDLĐ trong việc quy định làm việc theo giờhoặc ngày hoặc tuần để NSDLĐ chủ động xây dựng kế hoạch bố trí lao động phù hợp vớingành nghề cụ thể nhằm đạt năng suất cao NSDLĐ có quyền yêu cầu NLĐ làm thêmgiờ trong những trường hợp đặc biệt như: Thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảonhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy

10 Năm 2002 bổ sung nội dung về tổng thời gian làm thêm tối đa trong 1 năm Nếu như BLLĐ năm 1994 quy địnhNSDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm,thì nội dung sửa đổi năm 2002 bổ sung thêm nội dung: “trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không đượcquá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Namvà đại diện của người sử dụng lao động” Năm 2007 luật đưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nghỉ lễ hàng năm,nâng tổng số ngày nghỉ lễ trong một năm từ 8 lên 9 ngày.

Trang 37

định của pháp luật; thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản củacơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn,dịch bệnh và thảm họa (Điều 107).

- Về nghỉ trong giờ làm việc, BLLĐ năm 2012 bổ sung trường hợp nhữngngười làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định mà TGLVkhông quá 6 giờ trong một ngày thì thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất là 30 phút và tính vàogiờ làm việc Bổ sung thêm 01 ngày nghỉ tết Âm lịch từ 4 ngày lên 5 ngày, nâng tổng sốngày nghỉ lễ, tết trong một năm là 10 ngày và quy định mở rộng các trường hợp đượcnghỉ không hưởng lương của người lao động như: khi ông, bà nội ngoại, anh, chị, em ruộtchết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (Mục 3).

Cùng với sự ra đời của BLLĐ năm 2012, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hànhthêm một số văn bản quy định những lĩnh vực lao động đặc thù như:

- Thông tư 05/2012/TT-BGTVT quy định thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với thuyềnviên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành

- Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Thông tư 21/2015/TT-BGTVT Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơiđối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt doBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

- Thông tư 24/2015/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối vớingười lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thácdầu khí trên biển do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

- Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơiđối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia cônghàng theo đơn đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội banhành.

- Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơiđối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòngchống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Trang 38

Cho đến hết năm 2018, qua tổng kết 6 năm thi hành BLLĐ năm 2012, nhiều doanhnghiệp, tổ chức đại diện NSDLĐ và NLĐ, tổ chức công đoàn đã phản ánh nhiều vướngmắc, bất cập khi áp dụng các điều luật về một số nội dung trong đó có nội dung quy địnhvề TGLV, TGNN.11 Tại các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn đầu tư kinh doanh, nhiều ýkiến của cộng đồng doanh nghiệp đề nghị cần sớm được sửa đổi, bổ sung các quy định vềhợp đồng lao động, tiền lương, làm thêm giờ, tuyển dụng và quản lý lao động nhằm tạokhung pháp lý thông thoáng hơn, linh hoạt hơn cho doanh nghiệp về lao động để tạo điềukiện nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, do thời gian soạn thảo BLLĐ năm 2012 từ năm 2008 - tháng 5/2012cũng là thời gian mà Hiến pháp năm 2013 được soạn thảo, nội dung của BLLĐ năm 2012vẫn chưa thể chế hóa hết các nội dung của Hiến pháp liên quan đến quyền con người,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Do đó, BLLĐ năm 2012 cần được tiếp tục sửađổi để bổ sung các chế định mới nhằm thể chế hoá Hiến pháp năm 2013 về quyền conngười trong trong lĩnh vực lao động, QHLĐ và thị trường lao động và đảm bảo tính thốngnhất, sự phù hợp của hệ thống pháp luật Thứ ba, việc ban hành BLLĐ năm 2019 là cầnthiết, nhằm bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật lao động quốc gia với tiêu chuẩn laođộng quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện trong các khuôn khổ pháp lýquốc tế khác nhau.

BLLĐ năm 2019 ra đời gồm 17 chương, 220 điều, đã có nhiều sửa đổi, bổ sunglớn, quan trọng, mang tính lịch sử, đáp ứng các yêu cầu mới của việc quản trị thị trườnglao động và những yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế một cách sâu rộng Chếđịnh thời giờ làm việc, TGNN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện thông qua một số đổimới sau:

- Bổ sung thêm 01 ngày nghỉ Quốc khánh từ 1 lên 2 ngày, nâng tổng số ngày nghỉ lễ,tết trong một năm từ 10 ngày lên 11 ngày.

- Bổ sung thêm trường hợp bố nuôi chết và mẹ nuôi chết, NLĐ sẽ được nghỉ việc riêngvà hưởng nguyên lương: Đồng thời, BLLĐ 2019 cũng quy định rõ hơn các trường

11 Báo cáo tổng kết thi hành BLLĐ năm 2012, http://duthaovanban.molisa.gov.vn/detail.aspx?tab=2&vid=580 , truycập ngày 13/12/2020.

Trang 39

hợp NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương đã được quy định trướcđó tại BLLĐ năm 2012 như: Con kết hôn sẽ gồm con đẻ và con nuôi kết hôn; bố vợ,mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết sẽ bao gồm cả bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹnuôi của vợ hoặc chồng; con chết cũng sẽ bao gồm cả con đẻ hoặc con nuôi chết.- Thời gian nghỉ giữa giờ của NLĐ không được tính vào giờ làm việc NLĐ làm việc

theo TGLV bình thường từ 06 giờ trở lên trong ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30phút liên tục; trường hợp làm việc ban đêm được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liêntục và không tính vào giờ làm việc; trường hợp NLĐ làm việc theo ca thì thời giannghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc Như vậy, từ ngày 01/01/2021, thời giannghỉ giữa giờ chỉ được tính vào giờ làm việc đối với những NLĐ làm việc theo ca,còn đối với những người làm việc theo giờ bình thường thì sẽ không được tính (TheoBLLĐ năm 2012 thì thời gian nghỉ giữa giờ đối với người làm việc theo giờ bìnhthường vẫn được tính vào thời giờ làm việc).

- Tăng số giờ làm thêm theo tháng lên đến tối đa 40 giờ BLLĐ năm 2019 vẫn giữnguyên mức tối đa của thời giờ làm thêm trong năm là 200 giờ, nhưng cho phép giờlàm thêm tối đa theo tháng tăng từ 30 lên đến 40 giờ.

Để hướng dẫn cho BLLĐ năm 2019, Chính phủ đã ban hành thêm một số Nghị định:- Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động vàQHLĐ.

- Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vàtuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nướcngoài tại Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ lao động thương binh và xã hội cũng đã ban hành Thông tư10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn BLLĐ năm 2019 về nội dung của hợp đồng laođộng, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năngsinh sản, nuôi con.

Trang 40

Như vậy, BLLĐ kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1994 đến nay đã trải qua 5lần sửa đổi, bổ sung (kể cả 3 lần sửa đổi năm 2002, 2006 và 2007) cho phù hợp với điềukiện kinh tế - xã hội từng giai đoạn Mặc dù ra đời tương đối muộn nhưng các quy địnhcủa pháp luật lao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định TGLV, TGNNnói riêng đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện Các quy định về TGLV, TGNN đangngày càng khẳng định được vị thế và vai trò trong hoạt động điều chỉnh, định hướng cácquan hệ lao đông của nhà nước, mang lại ý nghĩa cho sự phát triển chung của toàn xã hội,góp phần không trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày đăng: 23/12/2022, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w