Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quyền lợi của người tiêu dùng cho thấy: hiện nay quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm nhiều, nhất là vấn đề được cung cấp thông tin về hàng hóa từ phía thương nhân. Từ đó, tác giả thấy rằng việc người tiêu dùng cần phải biết các thông tin về hàng hóa, dịch vụ; thông tin liên quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ từ các thương nhân là quan trọng và cần thiết; quyền của người tiêu dùng cần phải được bảo vệ mọi lúc, mọi nơi. Xuất phát từ lý do đó, luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; nêu rõ những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số thực trạng về trách nhiệm của thương nhấn trong việc cung cấp thông tin trực tiếp về hàng hóa, dịch; thông tin có liên quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ để qua đó cho thấy giữa quy định của pháp luật và thực tiễn có sự chồng chéo nhau, mâu thuẫn nhau làm cho quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng, thậm chí bị xâm phạm. Qua đó, tác giả nêu lên những bất cập và đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin được hoàn thiện hơn, quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo hơn..
Lý do lựa chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường nước ta phát triển mạnh mẽ, các tổ chức, cá nhân kinh doanh nói chung, thương nhân nói riêng mỗi năm mỗi tăng từ đó số lượng hàng hóa, dịch vụ xuất hiện ở thị trường ngày càng nhiều, người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hóa và sử dụng dịch vụ phục vụ cho nhu cầu cá nhân mình Tuy nhiên, do các thương nhân trong quá trình kinh doanh luôn đặt lợi nhuận lên trên hết nên chất lượng hàng hóa, dịch vụ càng ngày kém chất lượng; tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường; giá cả hàng hóa, dịch vụ lên xuống không theo quy định; người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ít khi biết được nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, giá cả, bảo hành, hướng dẫn sử dụng, những cảnh báo về hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng….Điều đó làm cho người tiêu dùng băn khoăn rất lớn, bởi không biết lựa chọn hàng hóa, dịch vụ nào có chất lượng để phục vụ tốt cho nhu cầu cuộc sống gia đình mình, cũng như sức khỏe của bản thân và mọi người trong gia đình được đảm bảo
Mặc dù Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được ban hành, có hiệu lực; các văn bản có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được ban hành nhiều để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, tuy nhiên thực tế hiện nay quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm rất nhiều, nhất là trong việc cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, chẳng hạn như: các thương nhân bất chấp pháp luật tạo ra các hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, làm giả hàng hóa để bán cho người tiêu dùng kiếm lợi nhuận cao, nhập hàng hóa từ nơi khác vào không có nhãn hiệu, không cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng biết trước khi thiết lập quan hệ mua- bán; việc thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước còn chưa nghiêm túc, công tác kiểm tra – giám sát hàng hóa, dịch vụ chưa đảm bảo….
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng luôn được xem là đối tượng quan trọng, vì nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đối với thương nhân thì người tiêu dùng cũng là nguồn lực và động lực cho sự phát triển kinh doanh của thương nhân đó Tuy nhiên, do việc thiếu thông tin về hàng hóa, dịch vụ nên trong quan hệ mua - bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì người mua (người tiêu dùng) luôn được xem là bên yếu thế, cần phải được bảo vệ; quyền của người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ bị xâm phạm rất lớn, cần phải được quan tâm đúng mức, có biện pháp bảo vệ kịp thời, mọi lúc, mọi nơi và xem là cấp bách. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chế tài, giám sát….để cân bằng hài hòa lợi ích trong mối quan hệ tiêu dùng này, để quyền lợi người tiêu dùng luôn đảm bảo, họ có thể an tâm mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ cần thiết mà không phải sợ gì cả.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên và với mong muốn cho pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực thi có hiệu quả trong thực tế cuộc sống, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật kinh tế của mình
Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin từ các thương nhân được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu , điển hình như:
- Đề tài của Trịnh Văn Hưng (2017): Trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt nam; luận văn thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật kinh tế của
Viện Đại học Mở Hà Nội Nội dung tác giả nêu khái quát về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nêu thực trạng ở Việt nam và đưa ra giải pháp hoàn thiện
- Đề tài của Mai Văn Phương (2018): Trách nhiệm của thương nhân trong kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt nam; luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế của Đại học Luật - Đại học Huế Nội dung tác giả đề cập đến một số vấn đề lý luận và pháp luật điều chỉnh trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ đối với người tiêu dùng Qua đó, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực thi trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ đối với người tiêu dùng.
- Đề tài của Đinh Thành Trung (2019): Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật Việt nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ Luật Luật kinh tế của Học viện khoa học xã hội Nội dung tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Qua đó, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật ở Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
- Đề tài của Võ Thị Hạnh (2018): Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt nam, luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Luật kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội Nội dung tác giả nêu lý luận của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại Qua đó, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật ở Việt nam và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực quảng cáo thương mại
- Đề tài của Tống Phước Long (2018): Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử ; luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật
Luật kinh tế của Trường Đại học Luật – Đại học Huế Nội dung tác giả nêu lý luận của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử Qua đó, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật ở Việt nam và định hướng các giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
- Đề tài của Đinh Ngọc Dũng (2018): pháp luật về khuyến mại qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng; luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Luật kinh tế của Trường Đại học Luật – Đại học Huế Nội dung tác giả nêu cơ sở lý luận và pháp luật về khuyến mại Qua đó, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn về khuyến mại ở Thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng
Bên cạnh đó, còn một số bài, tin tức được đăng tải trên các phương tiện thông tin truyền thông, điển hình như: Nội dung “Siết kiểm tra xuất xứ, nhãn hàng hóa nhập khẩu” (được đăng tải ngày 21/5/2019 trên địa chỉ tapchitaichinh.vn/taichinhphapluat), Nội dung “Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (đăng trên báo pháp luật ngày 22/12/2019), Nội dung "Bàn về quy định mới về nhãn hàng hóa” (được đăng tải ngày 26/7/2017 trên trang
Hanoimoi.vn/tintuc/kinhte), Nội dung “Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng” (được đăng tải ngày 11/8/2015 trên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp của tác giả Luật Dương Gia); Nội dung “Trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (được đăng tải ngày 11/3/2015 trên trang tin của
Bộ công thương Việt nam) ……
Qua nghiên cứu các tài liệu, bài viết, luận văn thạc sĩ đi trước cho thấy: có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền lợi của người tiêu dùng như: vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong an toàn vệ sinh thực phẩm, trong khuyến mại, trong xuất xứ hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa….tuy nhiên vấn đề quy định trách nhiệm của thương nhân nói riêng trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu Do vậy, tác giả mong muốn qua đề tài sẽ có nhiều giải pháp quan trọng nhằm giúp cho quyền lợi người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin được đảm bảo, không bị xâm phạm.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng của các thương nhân, tác giả mong muốn qua đề tài này sẽ đạt các mục đích như sau:
- Khẳng định việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất quan trọng, cần thiết trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Qua lý luận và thực tiễn để cho thấy rằng vai trò của người tiêu dùng trong việc biết các thông tin về hàng hóa, dịch vụ; thông tin liên quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ từ các thương nhân là quan trọng, quyền của người tiêu dùng cần phải được bảo vệ mọi lúc, mọi nơi Đồng thời, tác giả sẽ đưa ra một số thực trạng về trách nhiệm cung cấp thông tin trực tiếp về hàng hóa, dịch; thông tin có liên quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ để qua đó cho thấy giữa quy định của pháp luật và thực tiễn có sự chồng chéo nhau, mâu thuẫn nhau làm cho quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng, thậm chí bị xâm phạm Qua đó, tác giả sẽ nêu lên những bất cập và đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng trong cung cấp thông tin được hoàn thiện hơn, quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo hơn
Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Quy định của pháp luật về thương nhân, người tiêu dùng, trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng như thế nào?
Câu 2: Thực trạng về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng hiện nay ra sao?
Câu 3: Bất cập của pháp luật, hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích luật viết: phân tích làm rõ các khái niệm, những quy định của pháp luật hiện hành về thương nhân, người tiêu dùng, trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng…., qua đó chỉ ra những bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: phân tích các quy phạm pháp luật và so sánh giữa các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
- Các phương pháp khác như: nghiên cứu lý luận qua sách, báo, bài viết, sưu tầm số liệu thống kê, báo cáo kết quả của các cơ quan có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… qua đó đánh giá thực trạng, bất cập, đề xuất giải pháp hoàn thiện
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1- Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng của các thương nhân Qua đó, làm rõ thêm về những quy định chưa hợp lý trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) và Luật thương mại (2005), việc thực thi pháp luật còn yếu kém đã làm cho quyền lợi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, xâm phạm nhiều Từ đó, đề ra các giải pháp giúp cho pháp luật nước ta về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong cung cấp thông tin được thực thi có hiệu quả hơn, hoàn thiện hơn, giúp cho quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo, không để bị xem là bên yếu thế trong quan hệ mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
7 2- Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu cho các nhà nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân kinh doanh nói chung, thương nhân nói riêng và mọi người nếu như quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong việc được cung cấp thông tin từ các thương nhân
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 02 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
Trong chương này, tác giả nêu khái quát về thương nhân, khái niệm và đặc điểm của người tiêu dùng; khái niệm về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; nêu các hình thức cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt nam về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng trong giai đoạn trước năm 2010 và giai đoạn từ năm 2010 đến nay Đồng thời, tác giả nêu lên quy định của pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ như: Trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giao dịch; trách nhiệm cung cấp thông tin về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung; trách nhiệm cung cấp thông tin về hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch Nêu quy định của pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ như: trách nhiệm thông tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; thông tin về nhãn, giá hàng hoá, dịch vụ; thông tin về khả năng ảnh hưởng của hàng hoá, dịch vụ; trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành
Chương 2: Thực trạng, bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
Chương này, tác giả nêu lên thực trạng trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch như: về nội dung giao dịch, về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung, thông tin về hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thực trạng trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ như: về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; về nhãn hàng hóa, giá hàng hóa, dịch vụ; về khả năng ảnh hưởng của hàng hoá, dịch vụ; về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa,dịch vụ có bảo hành Phân tích những bất cập của pháp luật đối với quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của thương nhân liên quan đến giao dịch; về trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG
Cơ sở lý luận về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin
1.1.1 Khái quát về thương nhân
Thương nhân là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thương mại và đây cũng được coi là chủ thể chủ yếu của Luật thương mại Khái niệm thương nhân luôn được xác định trong pháp luật của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, mỗi quốc gia đều có những phương pháp định nghĩa khác nhau về thương nhân
• Theo Luật thương mại Pháp 1807 - Bộ luật thương mại đầu tiên được pháp điển hóa trên thế giới thì “Thương nhân là những người thực hiện các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình” 1 Như vậy, Luật thương mại Pháp định nghĩa thương nhân theo bản chất của chủ thể Luật Pháp không quy định về trách nhiệm đăng ký kinh doanh mà chỉ quy định về loại hành vi thương mại mà chủ thể thực hiện để được coi là thương nhân Ngoài việc thực hiện nhiều hành vi thương mại, chủ thể cần đáp ứng được điều kiện về những hành vi đó như “lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình” Chỉ khi thực hiện các hành vi thương mại một cách thường xuyên, lâu dài mang tính chất nghề nghiệp (tức hoạt động kinh doanh mang tính ổn định, lâu dài, có sinh lời mang lại nguồn thu nhập chính cho chủ thể) thì chủ thể thực hiện hành vi đó mới được coi là thương nhân 2
1 Điều 1, Luật thương mại Pháp năm 1907
2 Lê Thị Phương Thảo (2017), Chế định thương nhân ỏ Việt nam, luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr 12
• Bộ Luật thương mại Đức – một trong những bộ luật thương mại tiêu biểu trên thế giới đại diện cho họ pháp luật La Mã - Đức quy định về thương nhân có phần phức tạp hơn Thương nhân là những người hành nghề kinh doanh 3 Hành nghề kinh doanh là bất kì cơ sở hành nghề nào mang lại lợi nhuận, ngoại trừ các doanh nghiệp mà căn cứ theo tính chất, phạm vi của nó không đòi hỏi phải thiết lập cơ sở để hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp hành nghề mà cơ sở hoạt động của nó chưa phải là hành nghề kinh doanh theo quy định trên vẫn được coi là hành nghề thương mại theo định nghĩa của Bộ luật này nếu hãng của doanh nghiệp có đăng ký trong danh bạ thương mại Khi đã đăng ký thì việc xóa tên của hãng cũ có thể xảy ra theo đơn đề nghị của doanh nghiệp, trong trường hợp không có cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Bộ luật thương mại Khi một hãng đã đăng ký trong danh bạ thương mại thì không thể bị ai đó dựa vào việc đăng ký để cáo buộc rằng cơ sở ngành nghề trực thuộc hãng không phải là cơ sở hành nghề thương mại 4 Các quy định đối với thương nhân cũng được áp dụng cho các công ty thương mại 5 Như vậy, theo Bộ luật thương mại Đức thì thương nhân là người thực hiện một cách tự chủ hoạt động ngành nghề kinh doanh, nhằm mục đích thu lợi nhuận Tuy nhiên, công việc kinh doanh phải đạt phạm vi giao dịch và đòi hỏi một mức độ tổ chức doanh nghiệp nhất định (như thiết lập cơ sở hoạt động kinh doanh) Điều này không có ở những người kinh doanh nhỏ lẻ, với họ luật thương mại không có hiệu lực áp dụng Tuy nhiên, những người này vẫn có thể tự nguyện nhận được tự cách thương nhân khi đăng ký trong danh bạ thương mại Đối với các công ty đối vốn và hợp tác xã thì bắt buộc phải dựa vào hình thức pháp lý là các thương gia
Tóm lại, luật thương mại của các nước theo họ Pháp luật La Mã - Đức quan niệm công ty thương mại là các thương nhân bởi hình thức Theo đó, bất kỳ một thực thể có cơ sở để hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có tên hãng được đăng kí trong danh bạ thương mại hoặc những người kinh doanh nhỏ lẻ đăng ký tên trong
3 Khoản 2, Điều 1, Bộ luật thương mại Đức năm 1897
4 Điều 5, Bộ luật thương mại Đức năm 1897
5 Khoản 1, Điều 6, Bộ luật thương mại Đức năm 1897 danh bạ thương mại sẽ đều được coi là thương nhân và được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại
• Theo pháp luật Hoa Kỳ - khái niệm “thương nhân” được định nghĩa trong
Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ -1990 Theo bộ luật này, có 3 loại hình thương nhân chủ yếu là: cá nhân kinh doanh, công ty đối nhân và công ty đối vốn Nhìn chung, thương nhân trong luật Hoa Kỳ bao gồm một nhóm người thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng hóa như những công việc thường xuyên lâu dài của họ Luật thương mại Hoa Kỳ không điều chỉnh với các loại hàng hóa là bất động sản và dịch vụ mà chỉ điều chỉnh với các loại hàng hóa động sản 6
• Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về thương nhân từ những văn bản pháp luật về thương mại đầu tiên là Luật thương mại 1997 và sau đó là Luật thương mại 2005 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định về thương nhân như sau: “Thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên” 7 Sau quá trình sửa đổi, Luật thương mại 2005 định nghĩa lại về khái niệm thương nhân như sau:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” 8 Từ quy định trên, có thể thấy Luật thương mại Việt Nam đang định nghĩa thương nhân theo kiểu hình thức Theo đó, các chủ thể chỉ được công nhận là thương nhân khi đáp ứng đủ yêu cầu về hình thức như “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân có đăng ký kinh doanh ” Tư cách thương nhân được xác định dựa theo việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không căn cứ vào hoạt động thương mại do chủ thể kinh doanh thực hiện
Tóm lại, các quốc gia trên thế giới hiện nay có những cách thức định nghĩa về thương nhân rất khác nhau Mỗi cách thức định nghĩa sẽ đem đến những ưu điểm và nhược điểm nhất định Với cách định nghĩa thương nhân theo bản chất
6 Lê Thị Phương Thảo (2017), Chế định thương nhân ỏ Việt nam, luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr 14
7 Khoản 6, Điều 5, Luật thương mại năm 1997
8 Điều 6, Luật thương mai năm 2005 hành vi thương mại, các quốc gia này cần xác định rõ căn cứ để nhận biết hành vi thương mại trong rất nhiều loại hành vi được các thương nhân thực hiện trong đời sống kinh tế xã hội Bên cạnh đó, với các quốc gia xác định tư cách thương nhân bằng hình thức đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc nhận biết tổ chức nào là thương nhân là một vấn đề tương đối phức tạp
Thương nhân ngày nay có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Có nhiều cách thức phân loại thương nhân khác nhau tùy theo mục đích của sự phân loại.
Thứ nhất, căn cứ theo tư cách pháp lý có thể phân loại thành: thương nhân có tư cách pháp nhân và thương nhân không có tư cách pháp nhân.
* Thương nhân có tư cách pháp nhân gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 9
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ
02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân; có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 10
- Công ty cổ phần: là doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 11
- Công ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó: phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 12
9 Khoản 1, 2, Điều 74, Luật doanh nghiệp năm 2020
10 Khoản 1, 2, Điều 46, Luật doanh nghiệp năm 2020
1111 Khoản 1, 2, Điều 111, Luật doanh nghiệp năm 2020
12 Khoản 1, 2, Điều 177, Luật doanh nghiệp năm 2020
- Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã 13
- Liên hiệp hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã 14
* Thương nhân không có tư cách pháp nhân gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ 15
Quy định của pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
Với mục đích tìm kiếm nhiều khách hàng để thu nhiều lợi nhuận, thương nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh đã thiết lập nhiều mối quan hệ khác nhau, vì thế sẽ phát sinh nhiều trách nhiệm khác nhau như: trách nhiệm cung cấp thông tin, trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến giao dịch, trách nhiệm bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, …trong đó có trách nhiệm đối với người tiêu dùng Trách nhiệm này thể hiện ở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác Tuy nhiên, ở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 chỉ quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng mà không nêu ra khái niệm về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng Trách nhiệm của thương nhân được thể hiện ở nội dung: trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch; trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ.
60 Điều 12, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
61 Điều 21, Điều 22, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
62 Điều 23, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
63 Khoản 2, Điều 41, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
64 Điểm a, khoản 1, Điều 30 ,Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
1.2.1 Trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch
Trong quá trình giao kết hợp đồng với người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng biết những thông tin có liên quan đến giao dịch như: về nội dung giao dịch; về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung; về hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch.
1.2.1.1 Trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giao dịch
Trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thì người tiêu dùng có quyền được biết những thông tin về nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ 65 Đây là quyền của người tiêu dùng được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, đồng thời cũng là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Nội dung của giao dịch là tổng hợp các điều, khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong giao dịch, những điều khoản này sẽ xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch Theo đó, để cho người tiêu dùng biết được các nội dung giao dịch đã thỏa thuận thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về hình thức giao dịch đã giao kết với người tiêu dùng Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
2010, hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự; trong trường hợp có cách hiểu khác nhau về hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng 66
Giao dịch đó có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Nếu giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu; nếu giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết Đồng thời,
65 Khoản 2, Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
66 Điều 14, Điều 15 ,Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 người tiêu dùng cũng cần được biết các điều khoản trong giao dịch không có hiệu lực Vì thế, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng biết về một số trường hợp điều khoản, điều kiện giao dịch không có hiệu lực như: Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng; Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau; Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý 67
1.2.1.2 Trách nhiệm cung cấp thông tin về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung
Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch 68 , để người tiêu dùng có thể nghiên cứu, thỏa thuận, lựa chọn trước khi ký hợp đồng giao dịch Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do thương nhân soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng; điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do thương nhân công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải được lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện: Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12; Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau 69
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết các thương nhân khi giao kết hợp đồng với người tiêu dùng thường sử dụng hợp đồng mẫu và các điều kiện giao dịch chung vì một mặt nó giảm chi phí cho thương nhân, mặt khác nó đảm bảo an
67 Điều 16, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
68 Khoản 6, Điều 12, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
69 Điều 7, Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiêt Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 toàn về mặt pháp lý cho thương nhân hơn – bên soạn thảo hợp đồng mẫu, đưa ra điều kiện giao dịch chung Điều đó, sẽ tạo ra sự mất cân bằng trong quan hệ giao dịch, gây bất lợi cho người tiêu dùng vì thực chất người tiêu dùng khó có thể được thỏa thuận các điều khoản chung và điều khoản trong hợp đồng mẫu Vì thế, cần có sự kiểm soát từ phía cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm soát đăng ký và thực hiện hợp đồng mẫu và các điều kiện giao dịch chung nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng:
Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự 70 Vì thế, hình thức của hợp đồng được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự năm 2015 Khi giao dịch, hai bên được tự do thương lượng, thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng, đến khi thống nhất sẽ tiến hành ký kết hợp đồng Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cũng ghi nhận hợp đồng theo mẫu – hợp đồng do một bên soạn thảo sẵn, có nêu các điều khoản chung để bên kia trả lời, dạng hợp đồng mẫu này thường do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo khi giao kết với người tiêu dùng Khi soạn hợp đồng mẫu như thế, thương nhân thường soạn sẵn những điều kiện và điều khoản có lợi cho mình, điều này sẽ làm cho người tiêu dùng rơi vào tình trạng yếu thế hơn, bởi vì khi chấp nhận giao kết hợp đồng theo mẫu thì người tiêu dùng phải chấp nhận toàn bộ các điều khoản theo mẫu mà tổ chức, cá nhân đưa ra; không có cơ hội để thỏa thuận, bàn bạc các điều khoản với tổ chức, cá nhân Chính vì thế, cần phải có sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - bên yếu thế trong giao dịch liên quan đến hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì có 09 danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung 71 Trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì tổ chức, cá
70 Điều 14,Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
71 Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký theo quy định; Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành theo quy định 72
Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng Còn đối với điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên – thường là bên thương nhân - công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng – người tiêu dùng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó Ngoài ra, Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, chính do tính đặc thù trên mà trước khi đưa ra vào áp dụng Hợp đồng mẫu và Điều kiện giao dịch chung bắt buộc phải tiến hành đăng ký Việc đăng ký này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ do tất cả những ngành nghề phải đăng ký đa phần là những ngành nghề thiết yếu được nhiều người sử dụng Thông qua việc chấp thuận về việc đăng ký này cũng giúp nhà nước kiểm soát được giá cung cấp dịch vụ của các đơn vị, cũng như điều chỉnh được các hành vi của đơn vị cung cấp nhằm kiểm soát rủi ro cho người sử dụng các dịch vụ này.
THỰC TRẠNG, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG
Đối với trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến giao dịch
Pháp luật quy định khá nhiều trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng những thông tin liên quan đến giao dịch nhưng thực tế việc áp dụng những quy định pháp luật đó vào thực tiễn cuộc sống còn nhiều vấn đề cần quan tâm Tác giả xin nêu lên thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch: về nội dung giao dịch; về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; về hóa đơn, chứng từ liên quan đến giao dịch Qua đó, tác giả nêu lên những bất cập của pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện giúp cho quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo hơn.
2.1.1 Đối với trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giao dịch
2.1.1.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật
Theo Cục quản lý cạnh tranh thì trong năm 2019, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận và giải quyết 568 đơn khiếu nại của người tiêu dùng qua các phương thức như: email, bưu điện và gửi trực tiếp (80% đơn khiếu nại được gửi qua phương thức email) Nhóm hành vi có tỷ lệ khiếu nại cao liên quan đến các nội dung về giao kết hợp đồng (chiếm tỷ lệ 20%) Người tiêu dùng khiếu nại về việc doanh nghiệp không tạo điều kiện để người tiêu dùng tìm hiểu và nghiên cứu nội dung hợp đồng trước khi ký; không tư vấn đầy đủ thông tin về hợp đồng trước khi ký; không gửi bản sao hợp đồng để người tiêu dùng lưu trữ sau khi ký; nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn ban đầu… 97
97 Theo Cục quản lý cạnh tranh (2019),”Tình hình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trong năm 2019, nguồn: https://phienbancu.vcca.gov.vn/NewsDetail.aspx?lg=1&CateID'2&ID@84
Hay theo thông tin gần đây nhất, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng đưa ra một số vụ việc khiếu nại điển hình diễn ra trong năm 2019 để người tiêu dùng phòng tránh như:
Vụ việc 1: Mua hàng qua sàn thương mại điện tử Người tiêu dùng khiếu nại việc mua hàng trên sàn thương mại điện tử nhưng khi nhận hàng không đúng như nội dung quảng cáo Khi liên hệ, người tiêu dùng được sàn thương mại điện tử giải thích giao dịch này nằm ngoài hệ thống của Lazada nên không được hưởng chính sách trả hàng - hoàn tiền Người tiêu dùng rất bức xúc do trước đó đã có người liên hệ nói đúng tên, địa chỉ, số điện thoại, sản phẩm để thông báo giao hàng.
Vụ việc 2: vụ việc có dấu hiệu lừa đảo từ nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử Cụ thể, sau khi tiếp nhận đơn hàng, nhà bán hàng sẽ tự ý hủy đơn hàng, sau đó tự liên hệ với người tiêu dùng để giao một sản phẩm khác Sàn thương mại điện tử cho biết, trong những trường hợp trên, mã đơn hàng giao đến người tiêu dùng không giống với mã đơn hàng trên sàn thương mại điện tử, đơn vị vận chuyển cũng không phải đơn vị vân chuyển liên kết của sàn thương mại điện tử Trong trường hợp này, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng, chỉ nhận hàng khi trạng thái đơn hàng trên trang web là "đang giao hàng", không nhận hàng khi trạng thái đơn hàng là "đã hủy", "đang lấy hàng" ; Mã đơn hàng trên gói hàng phải khớp với mã đơn hàng trên trang web/email xác nhận đặt hàng; Phải kiểm tra xem đơn vị vận chuyển có đúng là đơn vị được sàn thương mại điện tử liên kết hay không; Kiểm tra xem hình ảnh vận đơn trên kiện hàng có đúng mẫu do sàn thương mại điện tử phát hành hay không Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần lưu ý xem xét kỹ nhà bán hàng trước khi đặt mua (các phản hồi của người mua trước; cửa hàng tư vấn tận tình, không hối thúc; giá cả không quá thấp so với thị trường
Vụ việc 3, hiện nay một số công ty tài chính, công ty cầm đồ có liên kết với công ty tư vấn dịch vụ kết nối Người tiêu dùng không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ mặc dù người tiêu dùng đã nhiều lần thông báo về việc không liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp.
Một số vụ việc, đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin liên hệ của người tiêu dùng, của người thân của người tiêu dùng để đăng tải công khai trên các mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực trả nợ cho người tiêu dùng Đặc biệt, trong thời gian gần đây, có một số vụ việc người tiêu dùng thực hiện giao dịch tại các trang web cho vay trực tuyến, đã thanh toán xong khoản vay nhưng sau một thời gian bị nhiều đối tượng liên hệ để đe dọa, gây áp lực trả tiếp khoản vay đã trả.
Cục khuyến cáo, người dân ưu tiên thực hiện giao dịch vay tại các công ty tài chính, ngân hàng đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay bởi Ngân hàng nhà nước Trường hợp cần thiết khi thực hiện vay tại các mô hình cho vay trực tuyến thì nên lựa chọn các công ty có website cụ thể, thông tin rõ ràng, đầy đủ (địa chỉ công ty, số điện thoại, email liên hệ…) Hiện có một số công ty sử dụng địa chỉ giả, địa chỉ tại nước ngoài, số điện thoại liên hệ thu cước đắt (5.000đ/phút) …nhằm gây khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình liên hệ Và phải tham khảo các thông tin trên mạng Internet, hỏi người thân, bạn bè để có thêm thông tin tham khảo về công ty cung cấp dịch vụ Khi thực hiện vay, cần lưu ý việc yêu cầu cung cấp hợp đồng để tìm hiểu trước khi ký và lưu trữ sau khi ký kết.
Trong lĩnh vực du lịch, hiện nay có trường hợp người tiêu dùng khiếu nại công ty đu lịch không ký kết hợp đồng tour với người tiêu dùng dù người tiêu dùng yêu cầu từ ban đầu Công ty cam kết đã hoàn thiện xong mọi thủ tục liên quan đến visa cho khách hợp pháp để nhập cảnh vào nước du lịch để người tiêu dùng nộp đủ 100% phí tour Tuy nhiên, 1 ngày trước giờ khởi hành, công ty thông báo visa của 1/2 thành viên trong đoàn không được cấp do yếu tố an ninh và yêu cầu khách còn lại bắt buộc phải đi theo lịch trình đã đăng ký ban đầu Với trường hợp người tiêu dùng bị từ chối cấp visa, Công ty chỉ hoàn tiền visa chứ không hoàn tiền chi phí tour Với những trường hợp này, sau khi có khiếu nại, Cục đã vào cuộc xem xét giải quyết và công ty đã phải đồng ý bồi hoàn 100% chi phí tour của cả 2 khách.
Tuy nhiên, từ đó Cục cạnh tranh và người tiêu dùng cũng khuyến nghị người tiêu dùng phải đề nghị ký hợp đồng với các điều khoản chi tiết để ràng buộc trách nhiệm các bên, đồng thời, có căn cứ khi giải quyết tranh chấp phát sinh Và lựa chọn công ty tổ chức tour du lịch uy tín, có năng lực và kinh nghiệm 98
Qua các vụ việc nêu trên cho thấy, mặc dù pháp luật quy định rất nhiều trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin về nội dung giao dịch cho người tiêu dùng biết nhưng trong quá trình thực hiện thì thương nhân đã vi phạm trách nhiệm này nhiều, bằng cách này hay cách khác, bất chấp pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng nhằm mục đích lợi nhuận cho mình.
2.1.1.2 Bất cập của pháp luật
Trong thời gian qua, việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm thông tin về nội dung giao dịch cũng còn bất cập như:
Thứ nhất , vẫn còn một số tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cho người tiêu dùng chưa chính xác về chất lượng hàng hóa, dịch vụ; cung cấp thông tin về chủ thể của giao dịch chưa đầy đủ, không rõ ràng làm cho người tiêu dùng hiểu lầm khi quyết định chọn hàng hóa, dịch vụ; tình trạng hàng hóa được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông với hàng hóa thực tế có sự khác xa, thậm chí trái ngược nhau, từ đó làm cho người tiêu dùng có tâm lý không nên chọn mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông mà chỉ nên mua hàng hóa mà thực tế mình nhìn thấy ở ngoài thị trường; hay việc giá giới thiệu trên các phương tiện truyền thông thường thấp hơn giá thực tế mà người tiêu dùng trả cho thương nhân….
Thứ hai , về hình thức giao dịch với người tiêu dùng , quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 còn nêu chung chung, chưa cụ thể (chỉ nêu trường hợp giao dịch bằng văn bản,bằng điện tử…thì ngôn ngữ sử dụng ra sao, cần cho người tiêu dùng xem trước…), chưa nêu rõ trường hợp nào bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, trường hợp nào có thể giao dịch bằng lời nói, cử chỉ…từ đó để thuận tiện cho việc giao dịch được nhanh gọn thì thương nhân thường ít sử dụng hình thức văn bản mà chủ yếu qua lời nói, cử chỉ; chỉ sử dụng văn bản khi giao dịch
98 Theo báo cáo năm 2019 của Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng ở lĩnh vực ngân hàng, tài chính, du lịch….Cũng có trường hợp thương nhân ký bằng văn bản với người tiêu dùng nhưng cũng chỉ hình thức (ví dụ như khi người tiêu dùng mua tivi, tủ lạnh tại Điện máy xanh thì Điện máy xanh cũng gởi cho người tiêu dùng hợp đồng nhưng trong đó người tiêu dùng không phải ký tên vào đó)….