GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu, phạm vi, câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu tình trạng sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSX và ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ của các doanh nghiệp này.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm:
1 Nghiên cứu thực trạng sử dụng các thước đo HQHĐ.
2 Xác định ảnh hưởng của một số nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ của các DNSX Việt Nam.
3 Đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp góp phần thúc đẩy và hoàn thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.
Luận án sẽ lựa chọn các DNSX để nghiên cứu thực trạng các chỉ tiêu đo lường và đánh giá HQHĐ và ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN này Các DNSX sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên với quy mô khác nhau Do điều kiện khó khăn về nguồn lực, luận án chỉ tập trungnghiên cứu các DNSXVN trên địa bàn một số địa phương xung quanh Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận án sử dụng câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các thước đo HQHĐở mức độ nào?
(2) Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam?
(3) Các khuyến nghị và giải pháp nào cần thiết để góp phần thúc đẩy và hoàn thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất ViệtNam?
Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu của luận án được thực hiện theo sơ đồ sau:
cấu Kết của luận án
Luận án này được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Trong chương này luận án giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu của luận án.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC ĐO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp
đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp
Trong khoảng đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, xuất hiện nhiều nghi ngờ về sự phù hợp của KTQT truyền thống trong đó có các thước đo HQHĐ Nhiều ý kiến phê phán cho rằng KTQT truyền thống đã không còn phù hợp trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho các NQT trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi KTQT
Khía cạnh tài chính Mục tiêu Thước đo
Khía cạnh nhận thức và phát triểnMục tiêu Thước đo truyền thống chỉ tập trung vào việc cung cấp thông tin nội bộ, trong khi trên thị trường còn có cả khách hàng và đối thủ cạnh tranh tồn tại (Bhimani, 2010) Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi của môi trường kinh doanh cùng với sự xuất hiện của nhiều kỹ thuật và phương pháp quản trị mới đòi hỏi phải có hệ thống đo lường HQHĐ mới phù hợp thay thế cho hệ thống đo lường HQHĐ cũ phụ thuộc quá nhiều vào các thước đo tài chính.
Drury (1990) cho rằng hệ thống đo lường và kiểm soát kế toán truyền thống là không phù hợp trong môi trường sản xuất như vậy Đồng tình với quan điểm của Drury, Kaplan (1993) cho rằng môi trường kinh doanh thay đổi cùng với hàng loạt các phương pháp quản trị mới được áp dụng như quản lý chất lượng toàn diện, quản lý theo thời gian, tái cơ cấu quy trình kinh doanh, trao quyền cho nhân viên, dịch vụ tập trung vào khách hàng, sản xuất tích hợp máy tính, v.v… đòi hỏi phải có một hệ thống đo lường HQHĐ mới Ông cũng kêu gọi các nhà nghiên cứu KTQT chú trọng hơn vào lĩnh vực đo lường HQHĐ (Kaplan, 1993).
2.2.1 Các công trình nghiên cứu về mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động
Mặc dù không có nhiều công trình nghiên cứu riêng mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ, nhưng các nghiên cứu liên quan đến mức độ sử dụng và tầm quan trọng của các thước đo HQHĐ như là một thành phần của KTQT lại khá phổ biến Nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998), phát triển từ mô hình nghiên cứu của De Meyer (1989) và Miller (1992), các tác giả khảo sát mức độ áp dụng 42 phương pháp KTQT tại 140 DN sản xuất quy mô lớn tại Úc Trong nghiên cứu này, hệ thống đo lường HQHĐ là một trong 5 thành phần của hệ thống KTQT: hạch toán chi phí (product costing), lập kế hoạch (Planning practices), hỗ trợ ra quyết định (decision support), đo lường HQHĐ (Perfomance evaluation practices) và hỗ trợ chiến lược (Strategically-focused techniques) Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thước đo tài chính được các DN sử dụng chiếm tỷ lệ từ 96% đến 100%, trong khi các thước đo phi tài chính có tỷ lệ sử dụng thấp hơn 92% Thước đo có tỷ lệ sử dụng thấp nhất là thu nhập còn lại (60%) (Chenhall and Langfield-Smith 1998) Mặc dù chỉ ra được mức độ áp dụng cũng như những lợi ích thu được từ việc áp dụng các thước đo HQHĐ của các
DN quy mô lớn của Úc nhưng Chenhall và Langfield-Smith (1998) không chỉ ra được những nhân tố nào có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng các thước đo HQHĐ cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ áp dụng các thước đo HQHĐ trong các
DN (Chenhall and Langfield-Smith 1998).
Nghiên cứu của Pierce và O’Dea (1998) trong các DN Ireland cho thấy hai thước đo tài chính ROI và DCF (dòng tiền chiết khấu) có mức độ sử dụng trên mức trung bình (ROI; mean = 3.34) và (DCF; mean=3.06) Các thước đo phi tài chính bao gồm các thước đo tỷ lệ đơn hàng được thực hiện, xu hướng mức độ khiếu nại, lợi nhuận sản phẩm, đơn hàng trên mỗi khách hàng có mức sử dụng khá cao (Mean = 3.42) Tỷ lệ các doanh nghiệp trả lời thường xuyên sử dụng các thước đo phi tài chính vào khoảng 50% Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng BSC lại khá thấp Hơn 90% số người được hỏi trả lời là hiếm khi hoặc chưa bao giờ dùng công cụ này.
Dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên, Hoque (2004) nghiên cứu quan hệ giữa chiến lược kinh doanh, sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh với sự lựa chọn và sử dụng các thước đo HQHĐ của 52 doanh nghiệp New Zealand Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa chiến lược kinh doanh với việc lựa chọn và sử dụng các thước đo phi tài chính và HQHĐ của doanh nghiệp Mặt khác, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ đáng kể giữa sự không chắc chắn của môi trường với việc lựa chọn và sử dụng các thước đo hiệu quả phi tài chính và HQHĐ của doanh nghiệp Các thước đo phi tài chính được sử dụng cho nghiên cứu này gồm 13 thước đo được sắp xếp theo thứ tự mức độ sử dụng giảm dần như sau: hiệu quả vật liệu hoặc năng suất lao động; cải tiến hoặc cơ cấu lại quy trình; giới thiệu sản phẩm mới; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; sự hài lòng của khách hàng; giao hàng đúng hạn; mối quan hệ với nhà cung cấp; mối quan hệ tại nơi làm việc; sức khỏe và sự an toàn của công nhân; thị phần; chi phí sửa chữa sản phẩm; thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng và sự hài lòng của nhân viên (Hoque 2004) Mặc dù biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là các thước đo HQHĐ nhưng số lượng thước đo được sử dụng tương đối ít và các thước đo tài chính không được đề cập đến.
Thông qua nghiên cứu tình huống tại 7 công ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau: sản xuất, dịch vụ, bán lẻ, Kennerley và Neely (2002) đã nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy và rào cản tác động đến sự thay đổi các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp ở Anh Trong nghiên cứu này, các tác giả không chỉ ra cụ thể hệ thống đo lường HQHĐ gồm các thước đo nào mà chỉ nêu ra sự thay đổi của hệ thống đo lường HQHĐ bao gồm thay đổi từng thước đo (sử dụng thước đo mới, sửa đổi hay loại bỏ thước đo cũ), tập hợp các thước đo và các điều kiện hạ tầng để đảm bảo cho hệ thống đo lường HQHĐ có thể hoạt động được Các tác giả đã phát hiện ra ở mỗi công ty đều có các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự thay đổi của hệ thống đo lường HQHĐ khác nhau Các nhân tố thức đẩy được phát hiện bao gồm: sự ủng hộ của các nhà quản trị, nhu cầu đo lường và đánh giá chiến lược, sự truyền thống phù hợp đến nhân viên,phương pháp đo lường nhất quán, ứng dụng công nghệ thông tin, v.v… Bên cạnh đó rào cản của sự thay đổi là sự bảo thủ của nhà quản trị; thiếu quy trình hiệu quả, thiếu nguồn lực và nhân viên có kỹ năng, sự không linh hoạt của hệ thống và văn hóa không phù hợp (Kennerley and Neely 2002).
Tương tự nghiên cứu của Kennerley và Neely (2002), thông qua tài liệu, Bititci và cộng sự (2005) cũng nghiên cứu hệ thống đo lường HQHĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ để chỉ ra các đặc điểm ảnh hưởng đến hệ thống đo lường HQHĐ trong các doanh nghiệp này gồm: thiếu nhân lực, năng lực quản lý kém, thiếu nguồn tài trợ, phản ứng kém, thiếu kiến thức và quan niệm sai về đo lường HQHĐ.
Abdel-Maksoud et al (2005), nghiên cứu về việc sử dụng các thước đo phi tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất Ả rập Xê út Kết quả nghiên cứu cho thấy các thước đo "giao hàng đúng hạn" và "hiệu quả sử dụng tài sản" được sử dụng nhiều và được đánh giá là rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn.
Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Anh, Ý, Nhật Bản và Canada, Abdel-Maksoud et al (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố gồm cạnh tranh, công nghệ và các kỹ thuật quản trị áp dụng trong các doanh nghiệp với việc sử dụng các thước đo HQHĐ ở phân xưởng sản xuất Kết quả nghiên cứu cho thấy các thước đo liên quan đến khách hàng được sử dụng rộng rãi và rất quan trọng so với các thước đo phi tài chính khác trong các doanh nghiệp sản xuất ở các quốc gia này.
Ngoài các nghiên cứu về tình hình sử dụng các thước đo HQHĐ nói chung và thước đo HQHĐ phi tài chính nói riêng như các nghiên cứu của (Hoque 2004); Abdel- Maksoud et al (2005; 2008); Ahmad và cộng sự (2016), Một nghiên cứu tập trung vào Bảng điểm cân bằng (BSC) như nghiên cứu của Tymon et al (1998), Speckbacher
(2003), Abernethy et al (2004), Abernethy & Bouwens (2005), Ismail (2007), Trần Quốc Việt (2013), Vũ Thị Sen (2018).
Kết quả nghiên cứu của (Tymon et al., 1998) cho thấy các tổ chức phải đối mặt với sự không chắc chắn của môi trường có xu hướng sử dụng nhiều thước đo phi tài chính và các hệ thống đo lường HQHĐ cải tiến thường xuyên hơn như bảng điểm cân bằng (Tymon et al., 1998).
Nghiên cứu của Speckbacher (2003) đã chỉ ra tỷ lệ rất thấp (26%) các công ty Đức trong mẫu nghiên cứu sử dụng BSC Các công ty này không sử dụng phiên bản BSC đầy đủ mà chỉ là phiên bản bắt chước hoặc không hoàn chỉnh của BSC Ismail
(2007) báo cáo rằng BSC đã được sử dụng rộng rãi trong các công ty Ai Cập được khảo sát, nhưng mức độ sử dụng các thước đo đa chiều khá thấp.
XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Theo Hair và cộng sự (2007), thiết kế nghiên cứu cung cấp thông tin phù hợp nhất để giải quyết các câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, cần phải có ba thiết kế nghiên cứu riêng biệt: nghiên cứu khám phá; nghiên cứu mô tả; và nghiên cứu quan hệ nhân quả (Hair và cộng sự, 2014).
Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN Thông qua thảo luận và trao đổi ý kiến với các chuyên gia nhằm chọn lọc được các biến đưa vào mô hình nghiên cứu Nghiên cứu mô tả dùng để trả lời câu hỏi về thực trạng sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN Để trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN, các dữ liệu mô tả cũng được thu thập phục vụ cho phân tích và nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố trong mô hình với mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng chỉ tiêu đánh giá trong mô hình nghiên cứu Các chuyên gia được phỏng vấn gồm 10 người trong đó 5 người là giảng viên các trường đại học và 5 người là kế toán trưởng các doanh nghiệp Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia được đặt ra như sau:
Chuyên gia là giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ và thâm niên giảng dạy kế toán quản trị từ 5 năm trở lên.
Chuyên gia là kế toán trưởng các DN: có trình độ cử nhân trở lên, thời gian làm kế toán trong các DN từ 5 năm trở lên để có thể hiểu rõ về hệ thống đo lường HQHĐ và ảnh hưởng của việc sử dụng chúng.
Kết quả nghiên cứu định tính thu được như sau: a Lựa chọn các biến quan sát và thang đo cho biến phụ thuộc
Các thước đo HQHĐ (Performance Measurements)
Luận án sử dụng các thước đo HQHĐ đã được các tác giả Chenhall và Langfield- Smith (1998); Joshi (2001); Gomes et al Carlos, Mahmoud et al (2004); Abdel-Kader và Luther Abdel-Kader (2006); AbdelMaksoud et al (2008) và Ahmad
(2016)sử dụng cho cùng mục đích khảo sát Các thước đo HQHĐ dự kiến ban đầu gồm 31 các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính được chia thành 6 nhóm:
1 Các thước đo hiệu quả tài chính
2 Các thước đo khía cạnh khách hàng
3 Các thước đo khía cạnh nhân viên
4 Các thước đo khía cạnh quy trình nội bộ
5 Các thước đo khía cạnh chất lượng sản phẩm
6 Các thước đo đổi mới sản phẩm
Trong số các thước đo dự kiến sử dụng, các thước đo doanh thu và lợi nhuận được loại ra khỏi mô hình do các chuyên gia cho rằng các thước đo này doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng để lập báo cáo tài chính nên không chịu ảnh hưởng của các nhân tố Việc nghiên cứu ảnh hưởng đến các thước đo này không có ý nghĩa Do vậy, số lượng thước đo sử dụng trong nghiên cứu còn 29, số nhóm vẫn giữ nguyên.
Các thước đo còn lại được đưa vào bảng hỏi để phục vụ cho đánh giá tình hình sử dụng của các doanh nghiệp Liên quan đến một thước đo cụ thể, người trả lời sẽ được hỏi doanh nghiệp có sử dụng không Nếu sử dụng sẽ được hỏi để đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên Thang đo Likert 5 mức độ với 1- rất không đồng ý và 5- rất đồng ý để đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên mỗi thước đo trong công ty của người trả lời. b Lựa chọn các biến độc lập
Dựa theo lý thuyết ngẫu nhiên và các nghiên cứu trước đây, luận án đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu ban đầu 7 nhân tố gồm: cạnh tranh (áp lực cạnh tranh), quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, hình thức tổ chức công ty, mức độ phân quyền, sự tham gia của NQT cao nhất vào xây dựng hệ thống đo lường HQHĐ và bằng cấp chuyên môn kế toán Kết quả thảo luận với các chuyên gia về các nhân tố được sử dụng làm biến độc lập trong mô hình như sau: Áp lực cạnh tranh: Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp hàng ngày phải đối mặt với cạnh tranh Mặt khác, cạnh tranh cũng là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực hiệu quả từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến quản trị hiệu quả Đây là nguyên nhân dẫn đến phải tăng cường vận dụng các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và thông tin hỗ trợ quản trị Từ đó hệ thống đo lường HQHĐ phục vụ đánh giá và ra quyết định trong doanh nghiệp được quan tâm Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị đều sử dụng áp lực cạnh tranh/cạnh tranh là một biến độc lập trong nghiên cứu Do vậy, nghiên cứu này cũng sử dụng cạnh tranh là một biến độc lập để đánh giá ảnh hưởng của nó đến mức độ áp dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN.
Sự phân quyền: Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường tổ chức thành các bộ phận kinh doanh từ đó phát sinh nhu cầu thông tin để đánh giá hoạt động của các bộ phận Sự phân quyền thường gắn liền với nhu cầu kiểm soát và đánh giá HQHĐ của các nhà quản trị các cấp, do đó sự phân quyền có thể là một nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN.
Cấu trúc doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có cấu trúc khác nhau sẽ có cơ chế vận hành và đánh giá khác nhau, do vậy có thể sử dụng các thước đo HQHĐkhác nhau Các chuyên gia đều đồng ý và khuyên nên sử dụng cấu trúc doanh nghiệp là biến độc lập để nghiên cứu ảnh hưởng đến hệ thống đo lường HQHĐ Luận án lựa chọn 2 loại cấu trúc phổ biến cho nghiên cứu này là cấu trúc tổ chức chặt chẽ và cấu trúc tổ chức linh hoạt Trong đó các doanh nghiệp có cấu trúc tổ chức chặt chẽ là những doanh nghiệp quy định rõ chức năng và quy trình hoạt động của từng phòng ban Các doanh nghiệp có cấu trúc tổ chức linh hoạt là những doanh nghiệp không quy định chặt chẽ chức năng và quy trình hoạt động Chức năng và quy trình có thể thay đổi để phù hợp với từng dự án.
Quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có cơ cấu phức tạp và có nhiều hoạt động khác nhau đòi hỏi sự phân quyền quản trị và hệ thống đo lường HQHĐ các bộ phận Mặt khác, các doanh nghiệp lớn thường có nguồn lực tài chính mạnh hơn cho phép áp dụng các hệ thống đo lường HQHĐ phức tạp, tốn kém. Ngược lại, các doanh nghiệp quy mô nhỏ, cơ cấu đơn giản hơn nên nhu cầu thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp cũng thấp hơn Thêm vào đó, nguồn lực tài chính hạn chế trong các doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng cản trở việc sử dụng các thước đo phức tạp, tốn kém Do vậy, quy mô doanh nghiệp cũng là một nhân tố nên được nghiên cứu trong mô hình.
Thời gian hoạt động: Thời gian hoạt động tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm nghiên cứu Một số chuyên gia cho rằng, nhân tố này không thể hiện rõ mối quan hệ với mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ Doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài có thể thấy cần phải có hệ thống đo lường HQHĐ để cung cấp thông tin hỗ trợ ra đánh giá, khen thưởng và quyết định, nhưng cũng có thể nhà quản trị các doanh nghiệp này có nhiều kinh nghiệm nên bảo thủ hơn, ngại thay đổi, không muốn chấp nhận kiến thức và kỹ thuật mới nếu cảm thấy phức tạp và tốn kém Các doanh nghiệp mới thường dễ chấp nhận kiến thức và kỹ thuật mới nhưng lại bị nguồn lực hạn chế Hơn nữa, mặc dù doanh nghiệp mới thành lập nhưng các nhà quản trị có thể là những người đã có kinh nghiệm lâu năm từ các doanh nghiệp cũ chuyển sang. Các chuyên gia cho rằng dù thời gian hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sử dụng thước đo HQHĐhay không thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố này cũng không có ý nghĩa Do vậy, không nên đưa nhân tố này vào nghiên cứu trong mô hình.
Sự tham gia của NQT cao nhất vào hệ thống đo lường HQHĐ: Các nhà quản trị, đặc biệt là nhà quản trị cao nhất có hiểu biết về kế toán quản trị thường hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống đo lường HQHĐ và có nhu cầu thông tin phục vụ cho kiểm soát, đánh giá và khen thưởng thường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc áp dụng các công cụ KTQT Ngược lại, những nhà quản trị không có kiến thức về kế toán quản trị nói chung hoặc không hiểu hết vai trò của hệ thống đo lường HQHĐ trong quản trị doanh nghiệp thường lại ít quan tâm và lo ngại sự phức tạp và tốn kém khi áp dụng chúng Sự tham gia của nhà quản trị vào hệ thống đo lường HQHĐ nên được thể hiện bằng sự ủng hộ việc sử dụng các thước đo HQHĐ và nhu cầu sử dụng thước đo HQHĐ cho đánh giá và ra quyết định Do vậy, sự tham gia của nhà quản trị vào hệ thống đo lường HQHĐ được điều chỉnh thành sự ủng hộ của nhà quản trị cao nhất đối với đo lường HQHĐ.
Bằng cấp chuyên môn của nhân viên kế toán: Các chuyên gia đều cho rằng muốn áp dụng được các kỹ thuật và thước đo HQHĐ cần phải có con người hiểu biết và nắm vững các kỹ thuật và phương pháp này Bằng cấp chuyên môn của nhân viên kế toán thể hiện trình độ chuyên môn mà nhân viên kế toán được đào tạo Bằng cấp càng cao càng thể hiện nhân viên kế toán được đào tạo ở trình độ cao Trình độ nhân viên kế toán càng cao thì càng có cơ hội tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, bằng cấp chuyên môn chưa phản ánh thực chất kiến thức và sự hiểu biết của nhân viên kế toán về một lĩnh vực cụ thể Do đó, các chuyên gia khuyên nên sử dụng biến "sự hiểu biết của nhân viên kế toán về đo lường HQHĐ" sẽ phù hợp và thực chất hơn so với bằng cấp chuyên môn kế toán Trong đó sự hiểu biết bao gồm hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của đo lường HQHĐ trong quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng của mỗi thước đo đến hành vi của nhà quản trị, sự thành công của doanh nghiệp và khả năng thu thập, cung cấp thông tin để đo lường chỉ tiêu đánh giá.
Tóm tắt kết quả thảo luận với các chuyên gia về các biến độc lập được lựa chọn trong mô hình như sau:
Bảng 3.1 Tóm tắt kết quả thảo luận lựa chọn biến độc lập
Mô hình dự kiến Kết quả thảo luận với chuyên gia Biến độc lập Nghiên cứu gốc
Piercer & O’Dea (1998), Williams và Seaman (2001), Xiao (2006), Abdel- Kader và Luther (2008), Ahmad
(2012), Halbouni (2014), Al-Omiri và Drury (2007), Karanja (2013), v.v…
Chấp nhận Áp lực cạnh tranh
H và De Zoysa, A (1999), Luther và Longden (2001), Chenhall (2003), của Doan Ngoc Phi Anh (2012), Ahmad (2012)
Doan Ngoc Phi Anh (2012), Ahmad (2012) Điều chỉnh thành Sự phân quyền
Grover (1993), Lee & Yang (2011) Chấp nhận
Doan Ngoc Phi Anh (2012), Karanja (2013)
Sự tham gia của NQT cao nhất vào đo lường HQHĐ
Premkumar, (1995), Brown (2004), Ahmad (2012) Điều chỉnh thành sự ủng hộ của NQT cao nhất với đo lường HQHĐ
Bằng cấp chuyên môn của nhân viên kế toán
Halma và Laats (2002); Al-Omiri
(2003) và Ismail và King (2007), Allahyari và Ramazani (2011), Ahmad
(2012), Doan Ngoc Phi Anh (2102), Halbouni (2014) Điều chỉnh thành sự hiểu biết của nhân viên kế toán về đo lường HQHĐ
3.1.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
3.2.1 Đối tượng chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu Đối tượng chọn mẫu là các DNSXVN Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn các doanh nghiệp trong nhiều địa phương để khảo sát Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, các doanh nghiệp được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, xung quanh Hà Nội.
Phiếu khảo sát được sử dụng để thu thập các dữ liệu phục vụ cho mô tả và kiểm định các giả thuyết Các câu hỏi trong phiếu khảo sát tập trung nghiên cứu tình trạng sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN Ngoài ra, các câu hỏi trong phiếu khảo sát cũng phục vụ mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN Các phiếu khảo sát được mang đến trực tiếp tại công ty, gửi qua bưu điện hoặc khảo sát online thông qua website tại địa chỉ https://docs.google.com/forms Đây là cách thức thu thập dữ liệu tương đối phổ biến hiện nay trong nghiên cứu KTQT đã được các tác giả Drury (1993), Firth (1996), Chenhall và Langfield-Smith (1998), Haldma và Laats, 2002, Al-Omiri (2003) sử dụng Để tiện cho thu thập và xử lý dữ liệu, các phiếu khảo sát bằng giấy sau khi được trả lời cũng được điều tra viên nhập vào form trên ứng dụng tại địa chỉ https://docs.google.com/forms.
Với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp từ các trường đại học, nhiều phiếu khảo sát được gửi cho các kế toán viên là các cựu sinh viên kế toán hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trả lời khảo sát và một số điều tra viên là sinh viên năm cuối ngành kế toán đang thực tập tại các doanh nghiệp Các điều tra viên là sinh viên được tập huấn trước khi đến doanh nghiệp để hiểu rõ câu hỏi, nhận diện được các biến và thang đo nhằm hiểu và trả lời đúng các câu hỏi trong phiếu khảo sát.
Theo Hair và cộng sự (2014, p.100) để phân tích EFA, quy mô mẫu ít nhất phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát tối thiểu phải gấp 5 lần biến đo lường TheoNguyễn Đình Thọ (2013), để phục vụ phân tích nhân tố số mẫu khảo sát thu được cần phải lớn hơn hoặc bằng 50 + 8p Trong đó p là số lượng biến độc lập trong mô hình.Như vậy, với số biến độc lập là 6 trong mô hình, số phiếu khảo sát tối thiểu cần phải đạt được là 98 phiếu.
Theo Hair và cộng sự (2017), để phân tích bằng mô hình cấu trúc phương trình bình phương nhỏ nhất riêng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling
- PLS-SEM) cỡ mẫu tối thiểu phải bằng 10 lần số lượng chỉ báo lớn nhất được sử dụng để đo một cấu trúc độc lập hoặc bằng 10 lần số lượng lớn nhất của các đường dẫn cấu trúc hướng vào một cấu trúc phụ thuộc trong mô hình cấu trúc Theo quy tắc này, số chỉ báo lớn nhất để đo lường một cấu trúc độc lập là 4 (Cấu trúc chặt chẽ, cấu trúc linh hoạt và sự phân quyền) do vậy cỡ mẫu tối thiểu là 40 Nếu theo số đường dẫn từ các biến độc lập đến biến phụ thuộc là 7 thì cỡ mẫu phải là 70.
Tuy nhiên, theo Cohen (1992) để đạt mức ý nghĩa thống kê là 5% và sức mạnh thống kê 80% với R 2 = 0,1 thì cần số mẫu tối thiểu là 130.
Kết hợp cả 4 quy tắc trên, luận án đặt mục tiêu thu thập được từ 140-160 phiếu khảo sát Mẫu khảo sát sẽ bao gồm các DN khác nhau về quy mô, hình thức tổ chức và thành phần sở hữu Để thu thập đủ số mẫu cần thiết cho nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Với số lượng khoảng 450 phiếu gửi đi, tác giả hy vọng nhận được từ 150 đến 200 phiếu trả lời.
Trình tự nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1 Nghiên cứu tài liệu
Bước 2 Xác định các biến độc lập và xây dựng phiếu khảo sát
Bước 3 Gửi phiếu khảo sát kiểm định thử
Bước 4 Điều chỉnh phiếu khảo sát, tiến hành khảo sát chính thức
Bước 5 Làm sạch dữ liệu
Bước 6 Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 và SmartPLS 3
Hình 3.2 Các bước trong quá trình nghiên cứu
Bước 1 Nghiên cứu tài liệu
Mục đích của bước 1 là thông qua tài liệu để tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm có được kiến thức và sự hiểu biết về tình hình nghiên cứu thực trạng sử dụng các thước đo HQHĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ của các DN trong nước và thế giới Kết quả đạt được của bước này là thiết kế được mô hình nghiên cứu, xây dựng giả thuyết và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để nghiên cứu đề tài.
Bước 2 Xác định các biến độc lập, thang đo các biến và xây dựng phiếu khảo sát
Trên cơ sở kiến thức và sự hiểu biết thu được ở bước 1, tác giả đề xuất các biến độc lập để xác định các ảnh hưởng của chúng đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu được xây dựng ở bước 1 Từ mô hình, giả thuyết được xây dựng ở bước 1, tác giả xây dựng phiếu khảo sát gồm các câu hỏi và thang đo để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, kiểm định giả thuyết.
Theo mô hình lý thuyết được trình bày trong chương 2, có hai câu hỏi chính cần được trả lời là: (1) tình trạng sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN và (2) ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ được lựa chọn trong mô hình gồm: (a) quy mô doanh nghiệp; (b) áp lực cạnh tranh; (c) mức độ phân quyền; (d) cấu trúc doanh nghiệp; (e) Sự ủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ; (f) sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ Mỗi nhân tố này được đo lường bằng các thang đo riêng biệt như sau:
(a) Thang đo quy mô doanh nghiệp (X 1 )
Quy mô của DN có thể được đo bằng tổng doanh thu, tổng tài sản, số lượng nhân viên, cơ cấu tổ chức hoặc sự đổi mới công nghệ (Deros, 2006) Theo Chenhall (2003), có nhiều cách để ước lượng quy mô doanh nghiệp như lợi nhuận, doanh thu, tài sản, giá trị cổ phiếu và nhân viên Tuy nhiên, việc sử dụng các thước đo tài chính có thể khó khăn trong so sánh giữa các DN vì các DN có thể sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau Hầu hết các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên đều đo lường quy mô doanh nghiệp bằng số lượng nhân viên (Chenhall, 2003, tr.149) Phù hợp với nghiên cứu của Chenhall (2003), các nghiên cứu của Wijewardena, H và De Zoysa, A (1999), Wu, Boateng và Drury (2007) và Doan
(2012) đã sử dụng số lượng nhân viên để nghiên cứu về quy mô DN Tuy nhiên, một số tác giả khác như Ahmad (2012), ngoài sử dụng số lượng nhân viên còn sử dụng thêm chỉ tiêu doanh thu hàng năm để đánh giá quy mô của DN Theo Doan Ngoc Phi Anh (2012) do các công ty áp dụng các phương pháp kế toán khác nhau nên sử dụng thước đo tài chính như doanh thu, giá trị tài sản để đo lường quy mô sẽ không tin cậy.
Do vậy, sử dụng số lượng lao động trong doanh nghiệp làm thước đo quy mô là phù hợp Đồng ý với nhận định trên, để phản ánh quy mô của DN, luận án sử dụng số lượng lao động để đo lường quy mô của doanh nghiệp (Doan, 2012).
(b) Thang đo áp lực cạnh tranh (X 2 )
Thang đo áp lực cạnh tranh (gọi tắt là cạnh tranh) được đo lường theo cảm nhận của người trả lời về mức độ cạnh tranh mà DN phải đối mặt Các khía cạnh được sử dụng để đo lường áp lực cạnh tranh gồm: Cạnh tranh bán sản phẩm, dịch vụ trên thị trường; cạnh tranh mua vật liệu; cạnh tranh trong tuyển dụng lao động có tay nghề cao. Thang đo áp lực cạnh tranh được điều chỉnh từ Lee & Yang, (2011), Ahmad (2012), Doan (2012).
Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo Áp lực cạnh tranh (X2) COM1
Công ty phải cạnh tranh cao khi bán sản phẩm, dịch vụ ra thị trường Điều chỉnh từ Lee & Yang, (2011), Ahmad
COM2 Công ty phải cạnh tranh cao khi mua vật liệu
Công ty phải cạnh tranh cao trong tuyển dụng lao động có tay nghề cao
(c) Thang đo sự phân quyền (X 3 )
Sự phân quyền trong DN thể hiện ở việc các NQT cấp cao trao quyền cho các NQT cấp thấp hơn được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của họ Theo Garrison (2008), trong một tổ chức phân quyền, thẩm quyền ra quyết định được phân chia cho các cấp quản lý khác nhau thay vì chỉ tập trung cho cấp quản lý cao nhất Dựa trên nghiên cứu của Gordon và Narayanan (1984), Doan (2012), cho rằng thang đo sự phân quyền bao gồm thẩm quyền quyết định trong phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; tuyển dụng và sa thải nhân viên; mua sắm tài sản cố định; định giá và phân phối các sản phẩm/dịch vụ Lee & Yang (2011) đo lường sự phân quyền thể hiện bằng việc công ty được chia thành nhiều cấp quản lý, mỗi cấp quản lý đều được trao quyền kiểm soát, được ủy quyền ra quyết định và toàn quyền giải quyết các sự cố phát sinh tại bộ phận của mình Kế thừa kết quả nghiên cứu của Lee & Yang
(2011) và các tác giả trước đó, luận án sử dụng có điều chỉnh các thang đo đã được các tác giả trước đây sử dụng cho phù hợp với các DNSXVN Thang đo sự phân quyền trong các DN được đo lường bằng sự trao quyền kiểm soát, quyền ra quyết định, giải quyết sự cố của NQT cấp dưới và quyền kiểm soát công việc của cấp dưới.
Tên biến/Mã biến Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo
DEC1 Công ty chúng tôi chia thành nhiều cấp quản lý Điều chỉnh từ
DEC2 Mỗi cấp đều có quyền ra quyết định ở cấp mình DEC3 Nhân viên của công ty tôi có quyền khắc phục sự cố khi chúng xảy ra DEC4 Các nhóm làm việc trong công ty được trao quyền kiểm soát công việc của họ
(d) Thang đo cấu trúc doanh nghiệp (X 4 , X 5 )
Luận án sử dụng 2 loại cấu trúc doanh nghiệp: cấu trúc chặt chẽ và cấu trúc linh hoạt Thang đo cấu trúc doanh nghiệp được Grover (1993) phát triển từ thang đo của Hage (1978, 1980) Lee & Yang (2011) sử dụng thang đo của Grover (1993) xác định cấu trúc của các doanh nghiệp trong nghiên cứu.
Luận án kế thừa thang đo được Lee & Yang (2011) sử dụng để đo lường cấu trúc của các doanh nghiệp trong nghiên cứu 8 biến quan sát đại diện cho 2 loại cấu trúc được sử dụng Mỗi loại cấu trúc sử dụng 4 biến quan sát.
Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo
ORG1 Không khuyến khích mọi người đưa ra quyết định riêng Điều chỉnh từ
ORG2 Mọi người không được đưa ra các quy tắc riêng trong công việc.
ORG3 Các nhân viên liên tục bị kiểm tra vi phạm quy tắc.
Công ty đề ra các quy tắc và được áp dụng thường xuyên trong tất cả các quy trình và hoạt động.
Các bộ phận trong công ty thường xuyên phối hợp để thực hiện chung của các dự án.
ORG6 Chúng tôi thường xuyên chia sẻ thông tin giữa các bộ phận.
Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo
Việc trao đổi, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong công ty được khuyến khích.
Các dự án thường được bắt đầu thông qua sự tương tác chung giữa các bộ phận.
(e) Sự ủng hộ của nhà quản trị cao nhất đối với đo lường hiệu quả hoạt động (X 6 )
Mục đích của sử dụng các thước đo HQHĐ là cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị DN Do vậy, sử dụng các thước đo HQHĐ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhu cầu thông tin và sự ủng hộ của NQT cao nhất Sự ủng hộ của NQT cao nhất thể hiện ở sự coi trọng sử dụng các thước đo HQHĐ và sự quan tâm đến việc triển khai sử dụng các thước đo HQHĐ cũng như sự hỗ trợ và tạo đầy đủ điều kiện để sử dụng các thước đo HQHĐ trong doanh nghiệp Sự ủng hộ của nhà quản trị cao nhất đối với hệ thống đo lường HQHĐ được đo lường bằng 3 biến dựa trên thang đo được Ismail and King
(2007) sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá được nhà quản trị cao nhất coi là quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều chỉnh từ Grover (1993), Krumwiede, SUP2
Nhà quản trị cao nhất quan tâm đến việc áp dụng các chỉ tiêu đánh giá của doanh nghiệp.
Nhà quản trị cao nhất hỗ trợ đầy đủ các điều kiện để áp dụng các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động
(f) Thang đo sự hiểu biết của nhân viên kế toán về đo lường hiệu quả hoạt động (X 7 )
Sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ thể hiện bằng sự hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng và ảnh hưởng của mỗi thước đo đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngắn hạn, dài hạn và tác động đến hành vi của người đượcđánh giá và sự thành công của doanh nghiệp Ngoài ra, sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ còn bao gồm khả năng thiết kế hệ thống thông tin để có thể thu thập, cung cấp các thước đo cho người sử dụng Luận án sử dụng thang đo trong nghiên cứu của Lee & Yang (2011) sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án.
Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo
Nhân viên kế toán hiểu được vai trò của hệ thống đo lường HQHĐ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Điều chỉnh từ Ismail and King
Nhân viên kế toán hiểu được ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đánh giá đến hành vi của người được đánh giá
Nhân viên kế toán biết thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ cho đánh giá kết quả hoạt động.
Tổng hợp thang đo các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 3.2 Định nghĩa và cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Tên biến Định nghĩa Nguồn gốc
X1 Quy mô Quy mô doanh nghiệp Wijewardena, H và De Zoysa,
A (1999), Wu, Boateng và Drury (2007) và Doan (2012)
X2 Cạnh tranh Áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt Điều chỉnh từ Lee & Yang,
Sự phân quyền trong doanh nghiệp Điều chỉnh từ Lee & Yang
DN được tổ chức chặt chẽ, quy định rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận Điều chỉnh từ Grover (1993),Lee & Yang (2011)
Biến Tên biến Định nghĩa Nguồn gốc
DN không quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận mà thay đổi theo từng dự án Điều chỉnh từ Grover (1993), Lee & Yang (2011)
Sự ủng hộ của nhà quản trị cao nhất đối với đo lường HQHĐ Điều chỉnh từ Ismail and King (2007)
Sự hiểu biết của nhân viên kế toán về đo lường HQHĐ Điều chỉnh từ Ismail and King (2007)
Các thước đo hiệu quả hoạt động
Kết hợp và điều chỉnh từ Chenhall và Langfield-Smith (1998); Gosselin (2005); Abdel- Kader và Luther (2006); Abdel Maksoud et al (2008); Ahmad
Nguồn: Tác giả tổng hợp
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Số phiếu phát ra và gửi qua bưu điện, email (link và bản mềm phiếu khảo sát), thông qua các điều tra viên đến doanh nghiệp gặp kế toán trưởng, trưởng phòng hoặc nhân viên kế toán để phỏng vấn và điền vào phiếu khảo sát là gần 450 phiếu Số phiếu thu về là 171 phiếu, số phiếu sử dụng được sau khi làm sạch là 153 phiếu Tỷ lệ hồi đáp đạt gần 38,0% Tỷ lệ phiếu sử dụng được trên tổng số phiếu thu về là 89,4% Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 4.1 Nơi đóng trụ sở của các doanh nghiệp trả lời khảo sát
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Các công ty trả lời khảo sát (Bảng 4.1) có trụ sở tập trung chủ yếu ở Hà Nội (99 công ty, chiếm 64,7% Các tỉnh thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh mỗi tỉnh có từ 3-5 công ty trả lời khảo sát, chiếm từ 2,0 đến 3,3% Tổng số các doanh nghiệp trả lời thuộc các tỉnh này chiếm 27,5% Các công ty còn lại thuộc các tỉnh Hà Nam, Bắc Cạn, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai mỗi tỉnh có từ 1-2 công ty.
Quy mô của các DN trả lời khảo sát: Quy mô các DN trả lời khảo sát được phân loại dựa trên các tiêu chí số lượng lao động (Bảng 4.2) Các DN trả lời khảo sát có số lượng lao động dưới 50 người đông nhất với 71 DN (45,4%), tiếp theo là các DN có số lao động từ 51 đến 100 người (40 DN) chiếm 26,1% Số DN có số lượng lao động từ 101 đến 300 người là 25 DN, chiếm 16,3% 6 DN trả lời khảo sát có số lao động từ 301 đến 500 người, chiếm 3,9% Số doanh nghiệp sử dụng trên 500 lao động trả lời khảo sát là 11 DN, chiếm 7,2%, trong đó có các doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 đến 3.000 lao động như các công ty sau:
Bảng 4.2 Số lượng lao động trong các doanh nghiệp trả lời khảo sát Số lao động
Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả
- Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam-chi nhánh tuyển Tằng Lỏong (lào Cai) sử dụng trên 3.000 lao động.
- Công ty cổ phần May Minh Anh (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) sử dụng khoảng 2.500 lao động,
- Công ty cổ phần LIHATRA (Hà Nội) hoạt động trong lĩnh vực dệt, may sử dụng hơn 1.200 lao động,
- Công ty cổ phần xây dựng HHP (Hải Phòng) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất cấu kiện vật liệu xây dựng và đóng tàu sử dụng khoảng 1500 lao động.
- Công ty TH True Milk hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất và chế biến sữa sử dụng khoảng 1.000 lao động
- Công ty tuyển than Cửa Ông (Quảng Ninh) hoạt động trong lĩnh vực sàng tuyển than sử dụng gần 4.000 lao động
- Công ty TNHH Sanico Việt Nam (Ninh Bình) là công ty 100% vốn Hàn Quốc sản xuất, gia công linh kiện điện tử sử dụng khoảng 3.000 lao động.
Về số người trả lời khảo sát: Số người trả lời khảo sát chủ yếu là nhân viên kế toán với 117 người, chiếm 76,5% Số lượng kế toán trưởng trả lời khảo sát là 10 người, chiếm 6,5% Số người trả lời ít nhất là giám đốc (Tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc), 3 người, chiếm tỷ lệ 2,0% Những người trả lời khác bao gồm trưởng/phó phòng ban chuyên môn không thuộc phòng kế toán là 20 người, chiếm 13% số người trả lời.
Bảng 4.3 Người trả lời khảo sát
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát tình hình và mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
Sử dụng chức năng phân tích tần suất của phần mềm SPSS20 để thực hiện thống kê mô tả thực trạng áp dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN, đề tài thu được các kết quả phân tích thống kê như sau:
Bảng 4.4 Tình trạng sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động
Không sử dụng Có sử dụng
3 Tỷ lệ tăng doanh thu 21,0 13,7 132 86,3
4 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 22,0 14,4 131 85,6
5 Tỷ lệ hài lòng của khách hàng 25,0 16,3 128 83,7
6 Thời gian giao hàng đúng hạn 26,0 17,0 127 83,0
8 Số lượng khách hàng mới 29,0 19,0 124 81,0
9 Tỷ lệ lợi nhuận thực tế/dự toán 30,0 19,6 123 80,4
10 Chi phí sửa chữa, bảo hành 34,0 22,2 119 77,8
12 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) 37,0 24,2 116 75,8
13 Tỷ lệ doanh thu từ khách hàng mới 39,0 25,5 114 74,5
14 Sự hài lòng của nhân viên 39,0 25,5 114 74,5
15 Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm mới 44,0 28,8 109 71,2
Không sử dụng Có sử dụng
16 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) 45,0 29,4 108 70,6
17 Số sản phẩm mới được giới thiệu 46,0 30,1 107 69,9
18 Thời gian sản phẩm mới ra thị trường 50,0 32,7 103 67,3
19 Chi phí đào tạo nhân viên 51,0 33,3 102 66,7
21 Lợi tức đầu tư (ROI) 56,0 36,6 97 63,4
22 Số lượng khiếu nại của khách hàng 64,0 41,8 89 58,2
24 Tỷ lệ sản phẩm hỏng 70,0 45,8 83 54,2
25 Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại 71,0 46,4 82 53,6
26 Số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn 72,0 47,1 81 52,9
27 Số giờ/số lần hỏng máy 72,0 47,1 81 52,9
28 Tỷ lệ nhân viên bỏ việc 82,0 53,6 71 46,4
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Hệ thống đánh giá kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính Kết quả khảo sát và sắp xếp tỷ lệ sử dụng các thước đo HQHĐ theo thứ tự giảm dần cho thấy 3 thước đo có tỷ lệ sử dụng cao trên 85% là: Năng suất lao động (88,2%), Thời gian sản xuất (88,2%), Tỷ lệ tăng doanh thu (86,3%), Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (85,6%).
Nhóm có tỷ lệ sử dụng trên 80% là các thước đo: Tỷ lệ hài lòng của khách hàng (83,7%), Thời gian giao hàng đúng hạn (83,0%), Dòng tiền (81,0%), Số lượng khách hàng mới (81,0%), Tỷ lệ lợi nhuận thực tế/dự toán (80,4%).
Như vậy có thể thấy, ngoài quan tâm đến các thước đo tài chính như sự tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận, các DNSX Việt Nam cũng chú ý nhiều đến các thước đo phi tài chính như năng suất lao động, thời gian sản xuất, sự hài lòng của khách hàng, thời gian giao hàng và mở rộng thị phần qua thước đo số lượng khách hàng mới Một số thước đo phi tài chính khác cũng được các doanh nghiệp sử dụng tuy nhiên tỷ lệ còn thấp.
Các thước đo có tỷ lệ sử dụng thấp là: Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại (53,6%), Số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn (52,9%), Số giờ/số lần hỏng máy (52,9%), Tỷ lệ nhân viên bỏ việc (46,4%), Số vụ tai nạn (41,8%) Như vậy, các thước đo có tỷ lệ sử dụng thấp đều là các thước đo phi tài chính và liên quan đến quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
So với kết quả nghiên cứu của Thái Anh Tuấn (2019) tỷ lệ sử dụng các thước đo tài chính và phi tài chính trong nghiên cứu này cao hơn khá nhiều Ngoài tỷ lệ tăng trưởng doanh thu được sử dụng trên 50%, các thước đo tài chính trong nghiên cứu của Thái Anh Tuấn chỉ đạt trên 40% và dưới 50% Cụ thể tỷ lệ sử dụng một số thước đo tài chính trong nghiên cứu của Thái Anh Tuấn (2019): Lợi tức đầu tư (43,5%), Tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán (41,9%), Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (52,4%), Dòng tiền (43,9%).
Tỷ lệ sử dụng các thước đo phi tài chính: Tỷ lệ khách hàng khiếu nại (20,4%), Tỷ lệ khách hàng hài lòng (26,8%), Thời gian giao hàng đúng hạn (29,5%), Thời gian sản xuất/ thi công (28,6%), Tỷ lệ sản phẩm hỏng (22,0) (Thái Anh Tuấn, 2019).
Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng các thước đo phi tài chính đạt tỷ lệ cao tương đương với tỷ lệ sử dụng các thước đo phi tài chính trong nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998) là 92% Tỷ lệ sử dụng các thước đo phi tài chính trong các doanh nghiệp Ấn Độ là 53% (Joshi, 2001) và trong các doanh nghiệp Malaysia từ 22 đến 80% trong nghiên cứu của Ahmad (2012) Trong nghiên cứu này, thước đo thời gian giao hàng đúng hạn có tỷ lệ sử dụng cao nhất (gần 80%), tiếp sau là tỷ lệ sử dụng chỉ tiêu khách hàng khiếu nại là 61% (Ahmad,
2012) Tại Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng ROI trong các doanh nghiệp liên doanh là 83% và trong doanh nghiệp nhà nước là 68% (Wu, 2003).
Thông kê mô tả các biến phản ánh tình hình sử dụng các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp trả lời khảo sát, thu được kết quả trong bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5 Thống kê mô tả mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam
Mã Thước đo N Minimum Maximum Mean Std
PM1 Tỷ lệ tăng doanh thu 153 1,00 5,00 4,0980 ,80102
PM3 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 153 1,00 5,00 4,1569 ,79569
PM4 Tỷ lệ lợi nhuận thực tế/dự toán 153 1,00 5,00 4,0000 ,83509
PM5 Lợi tức đầu tư (ROI) 153 1,00 5,00 3,6863 ,98989
PM6 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) 153 1,00 5,00 3,7843 ,95931
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH
PM8 Tỷ lệ hài lòng của khách hàng 153 1,00 5,00 4,0458 ,87614 PM9 Số lượng khiếu nại của khách hàng 153 1,00 5,00 3,4248 1,15675 PM10 Thời gian giao hàng đúng hạn 153 1,00 5,00 4,0261 ,95247
PM11 Số lượng khách hàng mới 153 1,00 5,00 3,9935 ,81513
PM12 Tỷ lệ doanh thu từ khách hàng mới 153 1,00 5,00 3,8562 ,94185
PM13 Tỷ lệ nhân viên bỏ việc 153 1,00 5,00 3,3137 1,09707
PM14 Chi phí đào tạo nhân viên 153 1,00 5,00 3,7124 ,88610
PM15 Sự hài lòng của nhân viên 153 1,00 5,00 3,8627 ,86647
PM16 Số vụ tai nạn 153 1,00 5,00 3,1438 1,18886
PM17 Số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn 153 1,00 5,00 3,4379 1,06888
PM18 Tỷ lệ phế liệu/phế phẩm 153 1,00 5,00 3,6601 1,02060
Mã Thước đo N Minimum Maximum Mean Std
PM19 Năng suất lao động 153 1,00 5,00 4,1699 ,75036
PM20 Thời gian sản xuất 153 1,00 5,00 4,1634 ,73858
PM21 Thời gian ngừng việc 153 1,00 5,00 3,4641 1,07622
PM22 Số giờ/số lần hỏng máy 153 1,00 5,00 3,4379 1,11113
PM23 Tỷ lệ sản phẩm hỏng 153 1,00 5,00 3,4967 1,04582
PM24 Chi phí chất lượng 152 1,00 5,00 4,1908 ,74348
PM25 Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại 153 1,00 5,00 3,4837 1,05820
PM26 Chi phí sửa chữa, bảo hành 153 1,00 5,00 3,9804 ,79032
Số lượng sản phẩm mới được giới thiệu
Thời gian sản phẩm mới ra thị trường
PM29 Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm 153 1,00 5,00 3,8105 ,91588
Nguồn: phân tích từ kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả thống kê mô tả cho thấy một số thước đo được người trả lời đồng ý với mức độ sử dụng thường xuyên khá cao (mean > 4,0) như các thước đo tỷ lệ tăng doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ giao hàng đúng hạn, năng suất lao động, thời gian sản xuất Các thước đo có mức độ sử dụng thấp hơn (mean < 3,5) gồm: Số vụ tai nạn, tỷ lệ nhân viên bỏ việc, số lượng khách hàng khiếu nại, số giờ/số lần hỏng máy, số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn, thời gian ngừng việc, tỷ lệ sản phẩm bị trả lại và tỷ lệ sản phẩm hỏng Các thước đo còn lại có giá trị trung bình nằm giữa hai nhóm trên (3,5 < mean < 4,0).
Như vậy, có thể thấy các doanh nghiệp sản xuất quan tâm nhiều hơn đến năng suất lao động, thời gian sản xuất, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng nhưng lại ít chú ý đến số lượng sản phẩm bị trả lại, số lần hỏng máy, tỷ lệ nhân viên bỏ việc và các thông tin liên quan đến tai nạn lao động.