1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG của KIỂM SOÁT nội bộ tới HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM yết TRÊN

228 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Kiểm Soát Nội Bộ Tới Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Phan Thị Thanh Loan
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán, Kiểm Toán Và Phân Tích
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 905,49 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.4.1. tượng Đối nghiên cứu (0)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Kết cấu của Luận án (16)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN tác động của KIỂM SOÁT NỘI BỘ tới HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP (18)
    • 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án (18)
      • 2.1.1. Các công trình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính (19)
      • 2.1.2. Các công trình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu phi tài chính (26)
      • 2.1.3 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả (27)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết (28)
      • 2.2.1. thuyết Lý đại diện (Agency Theory) (0)
      • 2.2.2. thuyết Lý đối phó ngẫu nhiên (Contingency Theory) (0)
      • 2.2.3. thuyết Lý các bên liên quan (Stakeholder Theory) (0)
    • 2.3. Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp . 23 (34)
      • 2.3.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ (34)
      • 2.3.2. Hiệu quả hoạt động và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động (43)
      • 2.3.3 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (50)
    • 2.4. Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ (55)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (60)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (60)
    • 3.2. Nguồn dữ liệu (60)
    • 3.3. Nghiên cứu định tính (61)
      • 3.3.1. Nghiên cứu tài liệu (61)
      • 3.3.2. ý kiến Hỏi chuyên gia (0)
    • 3.4. Nghiên cứu định lượng (69)
      • 3.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu (69)
      • 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (69)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu (70)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU thực trạng tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (73)
    • 4.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ (73)
      • 4.1.1. Đặc điểm của ngành chế biến thực phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập (73)
      • 4.1.2. ro Rủi đối với ngành chế biến thực phẩm Việt Nam (0)
    • 4.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (84)
      • 4.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (84)
      • 4.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (95)
      • 4.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (98)
      • 4.2.4. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (107)
      • 4.2.5. Thực trạng giám sát tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (111)
    • 4.3. Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (112)
      • 4.3.1. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (112)
      • 4.4.1. Ưu điểm của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam (128)
      • 4.4.2. Nhược điểm của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam (131)
  • CHƯƠNG 5 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (137)
    • 5.1. Xu thế phát triển của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 125 (137)
    • 5.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (139)
      • 5.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát (139)
      • 5.2.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro (142)
      • 5.2.3. Hoàn thiện các hoạt động kiểm soát (146)
      • 5.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông (150)
      • 5.2.5. Hoàn thiện giám sát (156)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (159)
  • KẾT LUẬN (162)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh rủi ro ngày càng gia tăng và phức tạp, kiểm soát nội bộ (KSNB) là một vấn đề rất được quan tâm bởi những nhà quản lý và cả các kiểm toán viên Trên thế giới, KSNB được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kiểm toán (Victor Z.Brink and Herbert Witt, 1941; Laura F Spira, Michael Page, 2003; Jayanthi Krishnan, 2005; ), quản trị doanh nghiệp,… Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và công nghệ tiến bộ nhanh, sự yếu kém trong đánh giá rủi ro, quy trình kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, góp phần làm gia tăng rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức (mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu tin cậy của thông tin) Các nghiên cứu về KSNB do đó được thực hiện với hướng tiếp cận mới về kiểm soát rủi ro cho tổ chức KSNB với các thành phần được liên kết chặt chẽ với nhau, cùng thực hiện mục tiêu đối phó với các rủi ro sẽ hỗ trợ cho tổ chức đạt được mục tiêu Có kiểm soát được rủi ro, các đơn vị mới có thể nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.

Tại Việt Nam, KSNB là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm khá nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng KSNB trong một đơn vị cụ thể ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau Các nghiên cứu trước về KSNB còn tồn tại một số khoảng trống sau: (1) Hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên khuôn khổ báo cáo của COSO để đánh giá thực trạng KSNB một ngành hoặc đơn vị cụ thể bằng phương pháp định tính, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện KSNB tại các đơn vị Đa phần các tác giả chưa phân tích KSNB theo quan điểm hiện đại để giúp nhà quản lý kiểm soát rủi ro nhằm gia tăng hiệu quả và phát triển bền vững cho doanh nghiệp (2) Gần đây đã có một số tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng, sử dụng mô hình lượng hóa ảnh hưởng của tổ chức KSNB tới chất lượng thông tin kế toán tài chính, tổ chức KSNB chi phí sản xuất tới hiệu quả tài chính, ảnh hưởng của chất lượng KSNB tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp và ảnh hưởng của KSNB tới tính hữu hiệu của KSNB tại một số ngành công nghiệp cụ thể (Nguyễn Thị Tố Tâm, 2014; Chu Thị Thu Thủy, 2016; Đặng Thúy Anh, 2017; Phạm Thị Bích Thu, 2018) Trong lĩnh vực ngân hàng, việc nghiên cứu KSNB được thực hiện nhiều và chủ yếu hướng đến tác động của các thành phần KSNB đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đến các mục tiêu kiểm soát của ngân hàng (Salehi, 2013; Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng,

2016) Với những khoảng trống nghiên cứu trên, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đo lường tác động của các yếu tố KSNB đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) – đo lường qua các thước đo tài chính và phi tài chính của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm (CBTP) niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đưa ra những khuyến nghị thích hợp giúp các doanh nghiệp hoàn thiện KSNB, nâng cao HQHĐ.

Ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định ngành công nghiệp CBTP được lựa chọn đầu tiên trong ba nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Theo đó, định hướng của ngành là phát triển theo hướng hiện đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới; chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu trên các thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngành CBTP của Việt Nam là ngành công nghiệp dùng nguyên liệu nông nghiệp (nông sản, thuỷ sản) do đó, ngành giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, qua đó cải thiện đời sống cho người nông dân Đồng thời ngành còn có vai trò tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ, khả năng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp từ đó giúp đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp CBTP Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức và rủi ro, cụ thể như sau:

 Rủi ro về nguyên vật liệu: Sản xuất của ngành còn bấp bênh do phụ thuộc vào khả năng được mùa của nguyên vật liệu trong nước, hoặc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Nhiều nhà máy do thiếu nguyên liệu nên không hoạt động hết công suất (như nhà máy đường), hoặc phải sử dụng nguyên liệu nhập ngoại do nguyên liệu trong nước không đủ để đáp ứng (như nhà máy chế biến thuỷ sản, bánh kẹo, hạt điều, ) nên làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh Tiêu biểu, ngành sữa phải nhập khẩu tới 75% nguyên liệu từ nước ngoài, còn dầu ăn phải nhập khẩu 90%

 Rủi ro cần kiểm soát về công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm: Công nghệ sản xuất lạc hậu, không đồng bộ khiến các sản phẩm không đảm bảo chất lượng cao, khó xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu; rủi ro trong việc tuân thủ các quy định về y tế, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng Điều này đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý cần quan tâm chú trọng đến đổi mới, đầu tư cho công nghệ, máy móc sản xuất, giám sát chặt chẽ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.

 Rủi ro về thị trường tiêu thụ: Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, Việt

Nam đã ký kết và tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) Do đó, đối với thị trường nội địa, sản phẩm của doanh nghiệp CBTP chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm nhập ngoại ngày càng nhiều, phong phú về mẫu mã, chủng loại và chất lượng Trong khi đó, thị trường nước ngoài cũng rất khó khăn, để xuất khẩu được các sản phẩm của doanh nghiệp CBTP buộc phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hết sức khắt khe về chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó là các quy định về thuế quan, tỷ giá, Do đó, các doanh nghiệp CBTP cần đặc biệt quan tâm đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tìm hiểu rõ các quy định xuất khẩu sang các thị trường khác nhau.

 Rủi ro về thị hiếu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng khắt khe nhất là với các sản phẩm tiêu dùng, ăn uống; không chỉ đòi hỏi đảm bảo về chất lượng nói chung mà cần đa dạng và phù hợp với nhu cầu sử dùng, nhu cầu sức khoẻ của các đối tượng khác nhau Chính vì vậy, các doanh nghiệp CBTP phải kiểm soát, nắm bắt kịp thời các thay đổi, xu hướng tiêu dùng hiện nay để điều chỉnh hoạt động CBTP cho phù hợp. Đứng trước những rủi ro và thách thức lớn đó, các nhà quản lý cần có KSNB hữu hiệu, có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với các rủi ro để nâng cao năng lực, HQHĐ từ đó đạt được chiến lược phát triển của doanh nghiệp và của ngành Với doanh nghiệp niêm yết, áp lực về HQHĐ lại càng lớn do lợi nhuận là yếu tố quyết định khả năng tiếp tục niêm yết, và lợi nhuận cũng là đòi hỏi của đông đảo các cổ đông Vì vậy, tác giả đề xuất nghiên cứu tác động của KSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu này sẽ chú trọng nghiên cứu KSNB theo quan điểm mới - chú trọng đến kiểm soát rủi ro, xem xét ảnh hưởng của KSNB đến HQHĐ tại doanh nghiệp CBTP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Do vậy, với hướng nghiên cứu này tác giả tin tưởng rằng sẽ có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn về KSNB cho các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng và ngành CBTP Việt Nam nói chung để nâng cao HQHĐ trong nền kinh tế hội nhập.

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của KSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó xem xét đưa ra những khuyến nghị thích hợp về KSNB nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao HQHĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Do đó, tác giả đã cụ thể hóa mục tiêu chung thành các mục tiêu cụ thể như sau:

 Nghiên cứu đặc điểm của ngành CBTP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng đến KSNB.

 Tìm hiểu thực trạng KSNB của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

 Xem xét tác động của các yếu tố KSNB đối với HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

 Đề xuất các khuyến nghị/ biện pháp nhằm hoàn thiện KSNB, giúp các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nâng cao HQHĐ.

Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

 Câu hỏi 1: Ngành CBTP Việt Nam có những đặc điểm gì?

 Câu hỏi 2: Có những rủi ro nào mà các doanh nghiệp CBTP Việt Nam đang gặp phải trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay?

 Câu hỏi 3: Thực trạng KSNB của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?

 Câu hỏi 4: Các yếu tố KSNB trong các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tác động tích cực đến tỷ suất ROA của đơn vị không?

 Câu hỏi 5: Các yếu tố KSNB trong các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tác động tích cực đến tỷ suất ROE của đơn vị không?

 Câu hỏi 6: Các yếu tố KSNB trong các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tác động tích cực đến HQHĐ – khía cạnh cạnh tranh không?

 Câu hỏi 7: Nhóm giải pháp nào cần đưa ra cho KSNB để nâng cao HQHĐ cho các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tác động của các yếu tố của KSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 Về thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu KSNB và thông tin về HQHĐ của các công ty CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2016 - 2018.

 Về không gian: Ngành CBTP bao gồm ba phân ngành là chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản Tính đến năm 2018, có 41 doanh nghiệp CBTP Việt Nam niêm yết trên 2 sàn giao dịch HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) và HoSE (Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh). Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu với toàn bộ các doanh nghiệp CBTP Việt Nam niêm yết trên 2 sàn giao dịch HNX và HoSE nói trên.

 Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tác động của các yếu tố củaKSNB đối với HQHĐ được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu tài chính như ROA,ROE và phi tài chính ở khía cạnh cạnh tranh Nội dung KSNB của doanh nghiệp trong nghiên cứu này cũng được tác giả tập trung đánh giá gắn với mục tiêu HQHĐ của doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết cấu của Luận án

Kết cấu của Luận án được chia thành 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 5: Một số ý kiến đề xuất hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết về khía cạnh học thuật và thực tiễn của hướng nghiên cứu - KSNB của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng trình bày được mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của KSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó xem xét đưa ra những khuyến nghị thích hợp về KSNB giúp doanh nghiệp nâng cao HQHĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay Từ mục tiêu tổng quát này tác giả đã đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn và dựa vào đó đề xuất các câu hỏi nghiên cứu tương ứng.

Cũng trong chương này, tác giả xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể của luận án về mặt nội dung, không gian và thời gian Đối tượng nghiên cứu là: tác động giữa KSNB và HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Phần cuối của chương tác giả đưa ra kết cấu của luận án với 5 chương.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN tác động của KIỂM SOÁT NỘI BỘ tới HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

KSNB luôn được coi là quan trọng bởi vai trò cũng như mục tiêu không chỉ đối với tính trung thực của báo cáo tài chính, sự tuân thủ các quy định pháp luật mà cả sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị Do đó đã có rất nhiều nghiên cứu về KSNB gắn với các mục tiêu khác nhau của tổ chức.

Doyle, Ge và McVey (2007) đã chỉ ra rằng KSNB trong các công ty càng yếu kém thì chất lượng các khoản dồn tích cũng sẽ giảm xuống Điều này cũng được Lu

(2010) chứng minh trong nghiên cứu thực nghiệm tại Canada và Zahra Lashgari

(2015) chỉ ra tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran từ năm 2008 đến năm 2013 - chất lượng các khoản dồn tích có mối liên hệ chặt chẽ với sự yếu kém của KSNB và phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp môi trường thông tin và nguồn thông tin. Trong nghiên cứu “Kiểm soát nội bộ yếu kém và Chi phí vốn” của Ogneva và cộng sự

(2007) cũng đã chứng minh có mối quan hệ trực tiếp giữa sự yếu kém của KSNB và chi phí vốn của các công ty ở Hoa Kỳ KSNB càng yếu, các nhà đầu tư và chủ nợ không hài lòng và chi phí vốn về vốn chủ sở hữu của cổ đông càng cao Dumitrascu Mihaela và Savulescu Iulian (2012) khi phân tích hiệu quả của KSNB trong các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bucharest – Rumani đã chỉ ra rằng KSNB hiệu quả sẽ dẫn đến việc trình bày báo cáo tài chính hợp lý và do đó làm tăng niềm tin của các bên liên quan vào báo cáo tài chính Ở Đức, nghiên cứu của Brown (2008) cho thấy KSNB hiệu quả giúp nâng cao chất lượng các khoản thu nhập của đơn vị, hay Nerissa (2014) cũng chỉ ra KSNB và quản lý rủi ro hiệu quả sẽ giúp tăng chất lượng kế toán của công ty Hay như ở Mỹ, khi quy định việc báo cáo KSNB của ban quản lý và kiểm toán viên năm 2001, K Chalmers (2019) đã xem xét về KSNB tại các doanh nghiệp và khẳng định: chất lượng KSNB của đơn vị có ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin tài chính Nghiên cứu của Yong Zhang (2014) ở Trung Quốc lại cho biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ có KSNB hữu hiệu có thể giúp đơn vị nhận được sự tin tưởng nhiều hơn của các nhà cung cấp và nhận được lượng tài trợ tín dụng thương mại lớn hơn, từ đó giúp giảm thiểu khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa KSNB và HQHĐ của doanh nghiệp cũng được nhiều nghiên cứu đề cập DeFond và Jiambalvo (1991) nhận xét trong các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng các sai phạm trên báo cáo tài chính có liên quan chặt chẽ với kết quả hoạt động của đơn vị; KSNB tốt dự kiến sẽ tăng cường HQHĐ của công ty Watts (1999) cũng chỉ ra rằng KSNB là cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu tài chính và kinh tế của đơn vị, giúp nâng cao hiệu quả tài chính Cũng theo Krishnan (2005) việc áp dụng đúng các thủ tục, chính sách KSNB sẽ cải thiện hiệu quả của tổ chức Có một mối quan hệ tích cực giữa KSNB và HQHĐ của doanh nghiệp (theo nghiên cứu tại Sri Lanka của Wijewardena, 2004) và KSNB là chìa khóa giúp tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trật tự và hiệu quả (Garcia, nghiên cứu ở Châu Âu, 2004) Và những đánh giá này được làm rõ hơn trong rất nhiều nghiên cứu sau đó.

2.1.1 Các công trình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính

Mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả tài chính là một nội dung được nhiều tác giả nghiên cứu, bởi ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp thường là hiệu quả tài chính. Hiệu quả tài chính thường được phản ánh thông qua lợi nhuận, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, Các thước đo được sử dụng khác nhau tuỳ vào đặc điểm của tổ chức cũng như mục đích nghiên cứu của các tác giả. Ở khối các đơn vị công thì có nghiên cứu của Mawanda (2008) với nghiên cứu về “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ và hiệu quả tài chính trong trường đại học ở

Uganda – Trường hợp trường đại học Uganda Marytrs”, đã cho thấy KSNB thích hợp sẽ giúp hiệu quả tài chính của tổ chức được cải thiện, đồng thời gia tăng sự tin cậy của báo cáo, tăng cường trách nhiệm quản lý Cũng trong nghiên cứu này, Mawanda đã chỉ ra KSNB (đo lường bằng môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ và các hoạt động kiểm soát) có liên quan đến hiệu quả tài chính của một trường đại học (đo lường bằng tính thanh khoản, trách nhiệm tài chính và báo cáo tài chính) Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, việc đo lường các biến còn hạn chế: biến môi trường kiểm soát chưa đề cập đến yếu tố cơ cấu tổ chức, biến trách nhiệm tài chính không có thang đo cụ thể, Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ đề cập đến mối tương quan nói chung của KSNB và hoạt động tài chính mà chưa chỉ ra được mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố của KSNB đến hoạt động tài chính của trường đại học.

Một nghiên cứu khác của tác giả Muraleetharan P (2011) về “Ảnh hưởng của

Kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của tổ chức – Trường hợp các tổ chức công cộng và tư nhân ở Jaffna” đã hình thành giả thiết và mô hình để kiểm tra xem liệu hệ thống KSNB có dẫn đến tăng hiệu quả tài chính của các tổ chức hay không?

KSNB (được xem xét đặc trưng bởi 5 yếu tố: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát) và hiệu quả tài chính (được đặc trưng bởi lợi nhuận, tính thanh khoản của tổ chức) có mối tương quan và KSNB có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của tổ chức Tác giả đã tiến hành thu thập thông qua bảng câu hỏi, quan sát và phỏng vấn 181 cá nhân được lựa chọn từ những nhân viên làm việc trong các văn phòng; sau đó đo lường các biến trên bằng phương pháp phân tích thống kê hồi quy Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có mối quan hệ tích cực của đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát và giám sát đến hiệu quả tài chính của các đơn vị.

Gần đây cũng có nghiên cứu của Rafiqa Irahayu Rosman (2018) ở Malaysia. Nghiên cứu này đã chỉ ra có ảnh hưởng đáng kể của KSNB (đo lường qua các yếu tố môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, giám sát) đến sự đóng góp vào ngân sách và HQHĐ của các tổ chức phi lợi nhuận ở Malaysia (đo lường theo khía cạnh tài chính và phi tài chính).

Khắc phục hạn chế và kế thừa những thang đo các biến trong nghiên cứu trên của Mawanda (2008), Muhammad Hanif (2015), Lukmon Lawal (2018) đã xem xét KSNB trong lĩnh vực Ngân hàng Nghiên cứu “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của các Ngân hàng: trường hợp các ngân hàng ở Pakistan” của Muhammad đã đánh giá tác động của 3 yếu tố là: Môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ và các hoạt động kiểm soát lên hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở thành phố Ishamabad ở Pakistan Với dữ liệu thu được bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện từ 130/150 nhân viên ngân hàng, tiến hành phân tích SPSS, Hanif đã đo lường được ảnh hưởng của các nhân tố KSNB đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng (Môi trường kiểm soát β = 231, Kiểm toán nội bộ β = 127, hoạt động kiểm soát β = 594) Tác giả kết luận rằng KSNB đáng tin cậy và hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả tài chính của đơn vị, cùng với đó làm giảm tỷ lệ trộm cắp và thiệt hại do những sai sót gây ra Đầu tư mạnh cho KSNB sẽ giúp giảm gian lận Nghiên cứu khảo sát thực nghiệm của Lukmon (2018) cũng đã chỉ ra có tác động tích cực từ 5 yếu tố của KSNB là môi trường kiểm soát, mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kiểm soát, việc đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông và giám sát đến HQHĐ của các ngân hàng tài chính ở Nigeria, từ đó khuyến nghị các đơn vị này cải thiện KSNB để tăng cường hiệu quả tài chính tốt hơn.

Và gần đây nhất, Sahabi Ibrahim & cộng sự (2017) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính: Trường hợp các tổ chức y tế ở vùng Tây Bắc Ghana” đã sử dụng mô hình hồi quy với mẫu nghiên cứu là 50 người thuộc 5 tổ chức y tế lớn trong vùng và khẳng định được có mối quan hệ tích cực giữa

KSNB với hiệu quả tài chính Đặc biệt trong 5 yếu tố của KSNB thì 3 yếu tố là hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ và giám sát có ảnh hưởng đáng kể nhất Tác giả cũng nhấn mạnh các tổ chức y tế cần đầu tư vào KSNB để cải thiện hiệu quả tài chính của đơn vị.

Còn với các doanh nghiệp tư nhân, nghiên cứu của Mwakimasinde Mary và cộng sự (2014) về “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của các

Công ty mía ở Kenya” lại xem xét KSNB (với đặc trưng bởi 4 yếu tố là môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và các hoạt động kiểm soát) có tác động tích cực tới hiệu suất tài chính của đơn vị (đặc trưng bởi chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm, khả năng đạt được mục tiêu và lợi nhuận) Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ việc điều tra bảng hỏi với 9 công ty mía ở Kenya, và dữ liệu thứ cấp chiết xuất từ các báo cáo hàng năm, các ấn phẩm và tài liệu liên quan Các dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS Nghiên cứu đã cho thấy một ảnh hưởng đáng kể tích cực của KSNB đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp mía và do đó điều cần thiết cho các công ty mía ở Kenya là cần cải thiện KSNB của đơn vị.

Cùng thời điểm 2014 và ở Kenya nhưng Nyakundi & cộng sự lại nghiên cứu ở một khía cạnh khác của KSNB trong mối liên hệ với hiệu quả tài chính Nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết đại diện (Agency Theory) được xem như một lý thuyết nổi bật và được trích dẫn phổ biến về hoạt động kiểm soát Lý thuyết này được phát triển bởi Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976.

Nội dung lý thuyết tập trung vào mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện -agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty Các cổ đông trong lý thuyết đại diện kỳ vọng các đại diện hành động và ra các quyết định vì lợi ích của cổ đông Ngược lại, các đại diện trong thực tế có thể luôn đưa ra quyết định vì các lợi ích lớn nhất của cổ đông. Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông (đa số và thiểu số, kiểm soát và không kiểm soát, cá nhân và tổ chức) và các thành viên HĐQT (điều hành và không điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụ thuộc) (Nhâm Phong Tuân, Nguyễn Anh Tuấn 2013) Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức.

Lý thuyết đại diện cũng đảm bảo giải quyết 2 vấn đề xảy ra trong mối quan hệ đại diện – 2 rắc rối điển hình thường gặp, đó là: vấn đề đại diện (mục tiêu của người chủ và người đại diện không bị mâu thuẫn - agency problem), và vấn đề chia sẻ rủi ro (bên chủ và bên đại diện thống nhất phương pháp đối phó - giải quyết với các rủi ro).

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.

Sự hiện diện của lý thuyết này đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực kế toán (Ronen & Balachandran,1995; Watts

& Zimmerman, 1983) tài chính (Fama, 1980; Fama & Jensen, 1983; Jensen, 1986). Kathleen (1989) đã đánh giá về lý thuyết đại diện, xem xét những đóng góp của nó đối với lý thuyết tổ chức và nhấn mạnh rằng “lý thuyết đại diện cung cấp cái nhìn sâu sắc về hệ thống thông tin, sự không chắc chắn của kết quả, động cơ và rủi ro và là một quan điểm có giá trị thực nghiệm”; đồng thời tác giả khuyến nghị kết hợp quan điểm đại diện trong các nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến cơ cấu hợp tác Lý thuyết đại diện được tác giả vận dụng vào trong luận án nhằm giải thích cho việc thiết lập và duy trì KSNB thích hợp trong đơn vị sẽ giúp cải thiện xung đột giữa người được uỷ nhiệm đại diện và người uỷ nhiệm, có tác động tích cực đến HQHĐ của doanh nghiệp.Eisenhardt (1989) nhấn mạnh rằng một hệ thống quản trị thích hợp có thể làm giảm xung đột giữa các cơ quan Và Gillan (2006), Rezaee (2007) cũng khẳng định quản trị doanh nghiệp giúp hài hoà lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp Cơ chế quản trị doanh nghiệp có thể được chia thành các cơ chế quản trị nội bộ và quản trị bên ngoài Và KSNB là một trong những cơ chế quản trị nội bộ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn sự xung đột lợi ích, quản lý và chia sẻ các rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Aman& Nguyen, 2008; Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng, 2018) Long Wu (2019) trong một nghiên cứu đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc trong năm 2007-2015, đã dựa trên lý thuyết đại diện và chứng minh được rằng việc cải thiện chất lượng công bố thông tin của các công ty và xây dựng một thể chế cân bằng, KSNB tốt có thể giúp giảm chi phí đại diện và gia tăng giá trị của công ty Brahmadev Panda (2017) cũng đã chỉ ra các yếu tố cơ cấu sở hữu, quyền sở hữu điều hành và cơ chế quản trị như cơ cấu hội đồng quản trị có thể giảm thiểu chi phí đại diện, hữu ích trong việc kiểm soát xung đột giữa các cơ quan và chi phí của nó Lý thuyết đại diện cũng đã được sử dụng để làm sáng tỏ và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về sự ảnh hưởng của các yếu tố thông tin kế toán, thông tin thị trường đến HQHĐ của ngân hàng ở các quốc gia Ả Rập thuộc Hợp đồng hợp tác vùng vịnh (Musa Darayseh, 2018).

Hơn nữa, luận án nghiên cứu với nhóm đối tượng là các doanh nghiệp niêm yết do đó lý thuyết đại diện sẽ rất phù hợp Các cổ đông là những chủ sở hữu, đã giao trách nhiệm điều hành công ty hàng ngày cho ban giám đốc, người đóng vai trò là đại diện của họ và do đó rất cần KSNB mạnh mẽ để đảm bảo cổ đông và các lợi ích của các bên liên quan được bảo vệ thích đáng.

2.2.2 Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên (Contingency Theory)

Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên là một lý thuyết về quản lý cho rằng không có cách nào tốt nhất để tổ chức, lãnh đạo một công ty hoặc để đưa ra quyết định Thay vào đó, quá trình hành động tối ưu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố tình huống bên trong và bên ngoài Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên đề cao vai trò và tầm ảnh hưởng của các yếu tố tình huống tới hoạt động của các doanh nghiệp (Lawrence và Lorsch, 1967), đưa ra giả thuyết về mối quan hệ có điều kiện giữa hai hoặc nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc (Drazin & Van de Ven, 1985) Lý thuyết này cũng giải thích các mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và kết quả trên cơ sở phân tích hành vi, hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời lý giải những yếu tố tình huống cụ thể, như môi trường, công nghệ, kinh nghiệm và quy mô, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trên (Học thuyết doanh nghiệp, 2018).

Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên được vận dụng trong nhiều nghiên cứu thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán Covin và Slevin (1989) đã tiếp cận lý thuyết đối phó ngẫu nhiên khi nghiên cứu cách thức mà môi trường, cấu trúc, định hướng kinh doanh và chiến lược ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ Fisher (1998) cũng dựa lý thuyết đối phó ngẫu nhiên và chỉ ra rằng việc thiết kế và sử dụng hệ thống kiểm soát phụ thuộc vào bối cảnh của tổ chức Hệ thống kiểm soát phù hợp với các biến số ngẫu nhiên sẽ dẫn đến tăng HQHĐ cho tổ chức Hay gần đây, Fei Deng (2013) cũng tiếp cận nghiên cứu dựa trên lý thuyết này và đề xuất rằng HQHĐ của tổ chức là hệ quả của sự phù hợp giữa một nhóm các yếu tố ngẫu nhiên, ví dụ: cơ cấu, con người, công nghệ, chiến lược và văn hóa.

Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết đối phó ngẫu nhiên được chọn làm nền tảng của khung KSNB của COSO và lý thuyết này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu gần đây vận dụng như Reid & Smith, 2000; Abushaiba & Zainuddin, 2012; Ninlaphay

& Ngamtampong, 2013, Donaldson (2001) cũng đã tiếp cận với lý thuyết này khá sớm gắn với lý thuyết hành vi tổ chức Tác giả xây dựng ba yếu tố trong mô hình nghiên cứu áp dụng trong KSNB là: (1) có sự kết nối giữa các đặc điểm đối phó ngẫu nhiên và cấu trúc KSNB, (2) đặc điểm đối phó ngẫu nhiên xác định cấu trúc KSNB,

(3) có sự phù hợp về mức độ của cấu trúc KSNB với mỗi cấp độ của đặc tính đối phó ngẫu nhiên (Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng, 2018) Đặc biệt, khi xem xét về khía cạnh hiệu quả của tổ chức, lý thuyết này đã được sử dụng rõ nét Nicolaou (2000), Haldma & Laats (2002) đã sử dụng lý thuyết đối phó ngẫu nhiên để xác định tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán Gordon, Loeb và Tseng (2009) đã chỉ ra lý thuyết có ý nghĩa tích cực khi xem xét mối quan hệ giữa quản lý rủi ro doanh nghiệp và HQHĐ Hay trong khía cạnh hiệu quả của KSNB, Jokipii (2010) đã sử dụng lý thuyết đối phó ngẫu nhiên để khám phá tính hữu hiệu của KSNB Thông qua khảo sát 741 công ty ở Phần Lan, xem xét mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn: quy mô của công ty, mức độ không chắc chắn về môi trường, cơ cấu tổ chức và chiến lược với cấu trúc KSNB (xem xét qua 5 thành phần của KSNB), nghiên cứu đã chỉ ra 2 yếu tố là mức độ không chắc chắn về môi trường và chiến lược có những ảnh hưởng đáng kể về mặt thống kê đối với cấu trúc KSNB Các công ty cần điều chỉnh cấu trúc KSNB của mình để đối phó với sự không chắc chắn về môi trường và đạt được hiệu quả kiểm soát.

Do đó, các nghiên cứu trên đã chỉ ra ảnh hưởng của lý thuyết đối phó ngẫu nhiên trong mối quan hệ với việc đạt được hiệu quả của đơn vị Lý thuyết này cung cấp một cách tiếp cận nghiên cứu về KSNB và hiệu quả của các mục tiêu KSNB Tác giả vận dụng lý thuyết trong luận án với dự đoán rằng mục tiêu HQHĐ của doanh nghiệp phụ thuộc vào các biến số phù hợp khác nhau.

Ngoài ra, tiếp cận theo lý thuyết đối phó ngẫu nhiên có thể giúp giải thích cho sự đa dạng của KSNB trong thực tế KSNB rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng nó cũng có thể thay đổi Tác giả vận dụng lý thuyết này trong luận án để giải thích cho việc nghiên cứu và xây dựng KSNB cho các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau Không có một mô hình chung nào có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành trong nền kinh tế Trong khuôn khổ về KSNB của COSO 1992 cũng đã khẳng định yêu cầu của KSNB là khác nhau do các đặc điểm của tổ chức như quy mô công ty, văn hóa, triết lý quản trị, mục tiêu, môi trường hoạt động, và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý thuyết dự phòng - “Mỗi doanh nghiệp lựa chọn hệ thống kiểm soát phù hợp nhất bằng cách xem xét các đặc điểm đối phó ngẫu nhiên” (Chenhall, 2003) Do đó, các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán với đặc điểm về ngành đặc thù, rủi ro khác biệt sẽ cần phải xây dựng và duy trì KSNB khác với các ngành nghề khác.

2.2.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Lý thuyết các bên liên quan được ra đời vào năm 1984, ghi nhận bởi Richard Edward Freeman với sự xuất bản của tác phẩm “Chiến lược quản trị - Phương pháp tiếp cận các bên liên quan” Freeman đã cung cấp một cách tiếp cận chiến lược của các bên liên quan về quản lý tổ chức và đạo đức kinh doanh - đề cập đến các đạo đức và giá trị trong việc quản lý một tổ chức. Ý tưởng chính của Freeman là xây dựng một khuôn khổ để đáp ứng các mối quan tâm của các nhà quản lý trước những bất ổn và thay đổi của môi trường kinh doanh, xác định và mô hình hóa các nhóm là các bên liên quan của một tổ chức, đồng thời mô tả và đề xuất các phương pháp mà ban lãnh đạo có thể quan tâm đúng mức đến lợi ích của các nhóm đó Ông đã nhận định rằng “Thế kỷ 21 là “Quản lý cho các bên liên quan” Nhiệm vụ của các nhà điều hành là tạo ra càng nhiều giá trị càng tốt cho các bên liên quan mà không cần dùng đến sự đánh đổi Các công ty vĩ đại tồn tại lâu dài bởi vì họ quản lý để có được cùng lợi ích với các bên liên quan” (Stakeholder theory, 2018).

Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 23

2.3.1 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ

2.3.1.1 Bản chất và vai trò của kiểm soát nội bộ

Bản chất của kiểm soát nội bộ

Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về KSNB Có quan điểm cho rằng KSNB là công cụ để nhà quản lý ngăn ngừa gian lận, bao gồm cả biển thủ tài sản và trình bày sai trên báo cáo tài chính Cũng có quan điểm khác là KSNB có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các chu trình, nghiệp vụ phát sinh trong đơn vị và giúp đơn vị tuân thủ luật lệ, quy định Dưới đây là một vài định nghĩa đã được sử dụng phổ biến. Định nghĩa theo báo cáo của tổ chức COSO hiện hành (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission, 2013) có thể coi là định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ”.

Bên cạnh đó là một số định nghĩa được thể hiện trong các công bố của các tổ chức nghề nghiệp như: Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (AICPA) năm 1958 định nghĩa KSNB: “KSNB bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản có của họ, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài”

Tại Việt Nam, theo chuẩn mực kiểm toán VAS 315 được Bộ Tài chính ban hành năm 2012 đưa ra định nghĩa mới về KSNB, theo đó: “ KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong sự đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của KSNB. Định nghĩa theo ISA 315 của Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of Accountants – IFAC) như sau: “KSNB là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo.

Hệ thống KSNB trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu một cách chắc chắn theo trình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy”.

Nói chung, KSNB dù được định nghĩa như thế nào thì về bản chất, nó vẫn bao gồm các đặc điểm chung như sau:

- KSNB là tập hợp các quy tắc, quy định, thủ tục được đặt ra trong việc thực hiện các quy trình hoạt động,

- KSNB được con người thiết kế và vận hành bởi chính các thành viên trong tổ chức,

- KSNB được đặt ra nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu mà tổ chức đặt ra,

- Các mục tiêu kiểm soát cần đạt được bao gồm các mục tiêu về: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý; đảm bảo HQHĐ và năng lực quản lý.

Vai trò của kiểm soát nội bộ

Từ khái niệm và mục tiêu có thể thấy được vai trò cơ bản của KSNB là:

- Đảm bảo HQHĐ và hiệu năng quản lí của tổ chức.

- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, lãng phí làm tăng giá thành sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm).

- Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt.

- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính.

- Đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức tuân theo nội quy của tổ chức và theo quy định của luật pháp.

- Ngoài ra còn đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ.

2.3.1.2 Các yếu tố của kiểm soát nội bộ

Theo báo cáo của COSO, KSNB bao gồm 5 bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát Gắn với 5 bộ phận này là 17 nguyên tắc liên quan đến cách thức tổ chức KSNB (COSO 2013).

Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành KSNB trong một đơn vị Hội đồng quản trị và nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và duy trì một môi trường kiểm soát hữu hiệu, đáp ứng các nguyên tắc sau:

(1) Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính chính trực và các giá trị đạo đức

Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cần có quan điểm đúng đắn trong việc xây dựng các giá trị của đơn vị - phản ánh thông qua sứ mạng và các giá trị cốt lõi, các chuẩn mực/ quy tắc ứng xử, các chính sách ban hành, thái độ và cách xử lý sai phạm, Bản thân các nhà quản lý và Hội đồng quản trị trong các hành động thường ngày của mình luôn thực hiện tốt các hành vi đạo đức, có trách nhiệm và xử lý kịp thời các sai phạm sẽ truyền tải thông điệp rõ ràng về việc tôn trọng tính trung thực cho toàn bộ đơn vị Và ngược lại, bất cứ hành động không hợp lý nào từ phía các nhà quản lý cấp cao cũng có thể là động cơ dẫn đến hành vi vi phạm của nhân viên trong đơn vị.

Các tiêu chuẩn ứng xử cần được thiết lập trong đơn vị nhằm hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc hàng ngày của họ cũng như trở thành thước đo để đánh giá sự tuân thủ tính chính trực và các giá trị đạo đức của tất cả các cá nhân Việc đánh giá có thể được thực hiện bởi các nhà quản lý hoặc bộ phận độc lập dưới nhiều hình thức khác nhau như trong các cuộc họp cán bộ nhân viên công ty, đường dây nóng, hòm thư,

(2) Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành KSNB tại đơn vị.

Trong đơn vị, các nhà quản lý chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành KSNB thì Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát và chất vấn nhà quản lý về các quyết định hay hành động của họ, gồm cả trách nhiệm liên quan đến thiết kế và vận hành KSNB hữu hiệu tại đơn vị.

Về nguyên tắc, Hội đồng quản trị phải độc lập với nhà quản lý; các thành viên Hội đồng quản trị cần có những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện chức năng giám sát như: phải trung thực, có khả năng lãnh đạo, hiểu biết về hệ thống pháp luật, có tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề, Với các công ty niêm yết, các thành viên hội đồng quản trị độc lập là rất quan trọng Theo quy định tại Nghị định71/2017/NĐ-CP, công ty đại chúng phải đáp ứng tối thiểu 1/3 tổng số thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập Các thành viên hội đồng quản trị độc lập có cách thức hoạt động tương đối độc lập, do đó sẽ có những đánh giá khách quan, mang tính phản biện trước các quyết định của ban lãnh đạo công ty, sẽ gia tăng hiệu quả giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo công ty, từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, vì lợi ích của công ty, chứ không phải vì lợi ích của một nhóm cổ đông hay nhà đầu tư.

(3) Dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng cơ cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị.

Tuỳ thuộc vào quy mô và hoạt động của từng đơn vị mà Hội đồng quản trị và các nhà quản lý thực hiện việc cơ cấu tổ chức và các cấp bậc báo cáo cần thiết nhằm đảm bảo trách nhiệm được thực hiện và truyền thông thông suốt trong đơn vị.

Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ

CBTP là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm Ngành công nghiệp CBTP thuộc nhóm công nghiệp sản xuất được gọi là chế biến nông sản hoặc công nghiệp chế biến nông sản, gồm một số ngành chính như: Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, bảo quản và chế biến thủy sản, bảo quản và chế biến rau quả, bảo quản và chế biến lượng thực, sản xuất mía đường – bánh kẹo, chế biến trà - cà phê, đồ hộp thịt, cá, rau quả,

Một trong những đặc điểm nổi bật của ngành đó là hoạt động chế biến rất đa dạng và phức tạp, từ nguyên liệu thô đến chế biến và cho ra thành phẩm là một quy trình trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, điển hình như ngành chế biến thủy sản Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh thuỷ sản - bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ.

Hình 2.1: Chuỗi giá trị ngành thủy sản

(Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam)

Cấu trúc hoạt động của ngành CBTP thường được xem xét qua ba khâu: hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra.

Cung ứng nguyên liệu chế biến

Hoạt động sản xuất, chế biến

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc hoạt động ngành chế biến thực phẩm

Cả ba khâu hoạt động của doanh nghiệp trong ngành có liên quan mật thiết với với các chủ thể bên ngoài của ngành, từ đó chúng hình thành hoạt động và đặc trưng cho ngành, cụ thể:

 Đầu tiên là vấn đề nguyên vật liệu đầu vào: Đặc điểm cụ thể của ngành nằm ở bản chất sinh học của nguyên liệu thô như thuỷ sản, thịt, rau quả, , chúng đều là một phần không thể thiếu của các sinh vật sống và do đó rất dễ hỏng và cần các điều kiện bảo quản khác nhau Như nguyên liệu thuỷ sản là các động vật thủy sinh, được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản; nguyên liệu của ngành chế biến thịt là các sản phẩm thịt của động vật như trâu, bò, lợn, cừu, gia súc khác và các loại gia cầm, nguyên liệu của ngành chế biến rau quả là các loại rau quả tươi, Bên cạnh đó, nguyên liệu nông nghiệp cũng thường theo mùa và chịu sự tác động từ những thay đổi về địa lý, môi trường và khí hậu, cộng với các bệnh và chất gây ô nhiễm Chính những điều này tạo ra các rủi ro lớn cho doanh nghiệp Nếu nguyên liệu không được duy trì và đảm bảo đủ về số lượng cũng như chất lượng thì không thể tiến hành sản xuất Nếu chất lượng nguyên vật liệu kém, sản phẩm làm ra cũng sẽ không đảm bảo chất lượng tốt nhất, gây thiệt hại về uy tín của doanh nghiệp.

Nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành CBTP Do đó, vấn đề đặt ra đối với KSNB của doanh nghiệp CBTP là rủi ro nguyên vật liệu và cần kiểm soát cung ứng nguyên liệu đầu vào - về chất lượng, giá cả và số lượng Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần kiểm soát không chỉ khi tiếp nhận nguyên vật liệu mà cả khi lựa chọn nhà cung cấp, hướng dẫn nhà cung cấp tuân thủ đúng quy trình nuôi trồng, xác định nguồn gốc rõ ràng.

Hơn nữa, với ngành CBTP, việc sử dụng nguyên liệu có chất lượng tốt không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn là cơ sở để “tạo niềm tin cho khách hàng” Việc sử dụng các nguyên liệu chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và có các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thể hiện việc doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe, lợi ích của khách hàng, từ đó tạo ra niềm tin để khách hàng an tâm lựa chọn sản phẩm.

 Thứ hai là yếu tố quy trình và công nghệ sản xuất, bảo quản: Công đoạn này cũng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm Trong ngành CBTP bao gồm những ngành có quy trình đơn giản và ít thao tác và cả những ngành có hoạt động sơ chế, chế biến cần công nghệ hiện đại, và cũng có thể cần nhiều lao động và / hoặc đầu tư vốn lớn Tiêu biểu như ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản: dựa trên kỹ thuật chế biến thì ngành hiện có một số kỹ thuật phổ biến như: kỹ thuật chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp, thủy sản khô, ăn liền, chế biến nước mắm (Nguyễn Thị Thu Phương, 2016). quy tình công nghệ chế biến từ tiếp nhận, rửa, phân loại, sơ chế, xử lý, kiểm tra, bao gói, cấp đông đều ảnh hưởng đến chi phí/giá thành Ngoài ra, có thể có những yêu cầu chất lượng sản phẩm khác nhau cho các đơn đặt hàng khác nhau, dẫn đến sự phức tạp trong chi phí và việc xác định chi phí cho từng loại sản phẩm cuối cùng khó đảm bảo tính chính xác Do đó, công tác thiết kế và tiến hành kiểm soát quy trình, chi phí cũng cần chặt chẽ Hơn nữa, do đặc thù sản phẩm của ngành là các thực phẩm được sử dụng rộng rãi trong đời sống, các vấn đề ô nhiễm và hư hỏng trong CBTP có thể dẫn đến các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng đáng kể Do vậy, các doanh nghiệp CBTP cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm, sử dụng các hệ thống kiểm soát như phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) hay phân tích mô hình sai lỗi và ảnh hưởng (FMEA - Failure Mode, Effects and Criticity Analysis) để giảm nguy cơ gây hại, Việc đổi mới, quản lý từ người công nhân đến dây chuyền sản xuất, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề cần được các doanh nghiệp CBTP quan tâm.

Bên cạnh đó, bảo quản và kiểm soát đối với hàng tồn kho cũng là vấn đề cần đặc biệt chú ý đối với các doanh nghiệp CBTP Bởi lẽ, nhiều thực phẩm chỉ tồn tại được một khoảng thời gian ngắn do có hạn sử dụng và doanh nghiệp cần có hệ thống cảnh báo để kiểm soát, tránh tình trạng hàng xuống cấp hoặc có nguy cơ bị tồn khi vào mùa hoặc khan hiếm khi hết mùa Ngoài ra cũng để đảm bảo chất lượng cho hàng hoá, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều cho các thiết bị bảo quản và tài sản cố định Do vậy, kiểm soát vật chất ở kho, điều kiện bảo quản ở kho cũng như điều kiện vận chuyển hàng hoá cũng rất cần được chú trọng, nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng vẫn duy trì chất lượng tốt nhất.

 Thứ ba là vấn đề đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp: Sản phẩm của ngành CBTP tiêu thụ ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ phía người tiêu dùng, từ mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng đến thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của các nhóm đối tượng khác nhau, một số sản phẩm có tính chất mùa vụ như bánh kẹo, Đối với thị trường nội địa, các sản phẩm của ngành CBTP chịu sự cạnh tranh rất gay gắt với hàng ngoại nhập cả về giá và chất lượng Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, khi các nước đang tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại như Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới thì các doanh nghiệp CBTP sẽ chịu tác động trực tiếp từ những thay đổi chính sách của nhà nước cũng như biến động của thị trường hàng hoá quốc tế Đặc biệt như các sản phẩm bánh kẹo, sữa, thịt, thức ăn chăn nuôi, đường, chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm nước ngoài Ví dụ như các nước ở Châu Âu rất có lợi thế về các sản phẩm thịt (sản phẩm đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, không có dịch bệnh, lại nằm ở phân khúc chất lượng cao, hảo hạng, an toàn), các sản phẩm sữa (có ưu thế về chất lượng, dinh dưỡng và độ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng), Đối với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp CBTP lại phải đối mặt với những thách thức, vấn đề hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sẽ ngặt nghèo.

Ví dụ như đối với hàng hóa là thực phẩm muốn được nhập khẩu vào Châu Âu: Nhiều trường hợp phải là xuất xứ thuần túy (nuôi, trồng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn trên lãnh thổ nước xuất khẩu); có thêm các hạn chế liên quan tới tỷ trọng một số thành phần (đường, nguyên liệu từ động vật…) Hay như tại các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, các sản phẩm thuỷ sản phải đảm bảo các yêu cầu về việc thực hiện quy định chống lại nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Ngoài ra, thị trường Châu Âu cũng rất coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, bảo vệ môi trường.

Do đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời những thay đổi, xu hướng tiêu dùng, hướng đến kiểm soát rủi ro từ tỷ giá, thuế quan; về khía cạnh thông tin truyền thông, doanh nghiệp cần đảm bảo vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quảng bá,xúc tiến thương mại.

Trong chương 2, tác giả đã tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về KSNB và HQHĐ của các doanh nghiệp để thấy được

Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cũng đã làm rõ những cơ sở lý luận về KSNB cụ thể: Tác giả đã hệ thống hóa những lý luận chung về KSNB như chỉ rõ bản chất và vai trò của KSNB trong doanh nghiệp cũng như trình bày chi tiết 5 yếu tố của KSNB là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hệ thống thông tin và truyền thông, Các hoạt động kiểm soát, Giám sát Đồng thời, tác giả đã trình bày lý luận chung về HQHĐ của các doanh nghiệp theo cách tiếp cận mục tiêu và tiếp cận theo hệ thống. Tác giả cũng đã tổng hợp các chỉ tiêu đo lường HQHĐ, bao gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, đề cập đến vai trò của HQHĐ đối với các đối tượng quan tâm trong nền kinh tế.

Ngoài ra, trong chương 2 tác giả cũng trình bày về mối quan hệ giữa KSNB vàHQHĐ của các doanh nghiệp cũng như phân tích được những đặc điểm của các doanh nghiệp CBTP có ảnh hưởng đến KSNB.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Với mục tiêu tìm hiểu về KSNB và nghiên cứu tác động của KSNB tới HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán, từ đó có thể đưa ra được các đề xuất hoàn thiện KSNB, giúp đơn vị nâng cao HQHĐ, tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo quy trình sau:

Trước tiên, tác giả xác định nền tảng lý thuyết và những cơ sở lý luận liên quan đến đối tượng nghiên cứu Đó là những lý luận về KSNB và HQHĐ trong doanh nghiệp Đồng thời, kế thừa từ kết quả của các nghiên cứu trước, luận án đánh giá KSNB qua năm yếu tố là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, giám sát Đối với HQHĐ của doanh nghiệp, tác giả lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính là ROA, ROE, chỉ tiêu đo lường phi tài chính HQHĐ ở khía cạnh cạnh tranh, bao gồm khả năng gia tăng thị phần, giành được vị trí tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường và vững vàng trước sức ép của đối thủ cạnh tranh Cũng dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của KSNB tới HQHĐ của doanh nghiệp.

Tiếp theo, tác giả thực hiện việc khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu từ doanh nghiệp Dữ liệu sẽ được tổng hợp và xử lý qua phần mềm SPSS.

Với những thông tin thu thập được từ doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá về thực trạng KSNB của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Đồng thời, thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã đánh giá được tác động của các yếu tố của KSNB đến HQHĐ của doanh nghiệp Phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, cũng như xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố KSNB tới HQHĐ.

Nguồn dữ liệu

Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

(1) Tiến hành hỏi ý kiến một số chuyên gia về KSNB.

(2) Thông tin được thu thập từ các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua phiếu phỏng vấn định lượng Nhóm đối tượng trả lời phiếu phỏng vấn định lượng là các chủ doanh nghiệp, giám đốc, trưởng /phó các bộ phận – là những người liên quan đến KSNB.

Sở dĩ, tác giả lựa chọn nhóm doanh nghiệp niêm yết (niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh) để thu thập dữ liệu vì KSNB rất quan trọng và báo cáo về KSNB là yêu cầu bắt buộc với các công ty niêm yết Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp niêm yết, áp lực về HQHĐ lại càng lớn do lợi nhuận là yếu tố quyết định khả năng tiếp tục niêm yết và lợi nhuận cũng là đòi hỏi của đông đảo các cổ đông.

(1) Thu thập thông tin từ việc nghiên cứu các tài liệu, các báo cáo tổng kết của Tổng Cục thống kê, hiệp hội ngành CBTP, hệ thống các văn bản, quy chế, quy định tại các công ty ban hành để vận hành KSNB.

(2) Dựa vào thông tin và số liệu trên báo cáo tài chính theo năm đã được kiểm toán, báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

(3) Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước.

Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng là: phân tích và tổng hợp thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu Tác giả tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và tổng quát hóa cơ sở lý luận về:

- KSNB và các yếu tố cấu thành KSNB

- HQHĐ và hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ của doanh nghiệp

- Tác động giữa KSNB và HQHĐ của doanh nghiệp

Từ đó, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu (dự kiến) dưới đây, đồng thời xác định các biến trong mô hình, các giả thuyết nghiên cứu cũng như chỉ tiêu đo lường cho từng đối tượng nghiên cứu.

Tổng tài sản, Số năm hoạt động, Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu

Hiệu quả hoạt động (ROA, ROE, Hiệu quả khía cạnh cạnh tranh của doanh nghiệp)

Môi trường kiểm soát Đánh giá rủi ro Các hoạt động kiểm soát

Thông tin và truyền thông

Hình 3.1: Mô hình lý thuyết

 Biến phụ thuộc - HQHĐ được xem xét qua hai nhóm thước đo:

- Nhóm thước đo tài chính: Đối với các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mục tiêu lợi nhuận rất quan trọng Do đó, tác giả lựa chọn sử dụng cách đo lường HQHĐ thông qua hiệu quả tài chính bằng các chỉ tiêu tài chính truyền thống theo cách tiếp cận mục tiêu của tổ chức như: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA – thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản đầu tư của doanh nghiệp), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp) Đây cũng chính là những chỉ tiêu then chốt phản ánh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (Cochran, 1977, Hart & Ahuja 1996, Liargovas

& Skandalis, 2008) và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước đây khi xem xét mối quan hệ giữa KSNB và HQHĐ của đơn vị (Al-Thuneibet,Ali A, 2015; Florio &

Leoni, 2017; Lai, 2017; Jiayi Chen, 2018; Chu Thị Thu Thuỷ, 2014; Đặng Thuý Anh,

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu

- Nhóm thước đo phi tài chính: Để đánh giá đầy đủ về HQHĐ của doanh nghiệp thì tác giả dựa trên cách tiếp cận hệ thống, xem xét HQHĐ qua tất cả các khía cạnh như hiệu quả kinh tế, khách hàng và cạnh tranh Tuy nhiên, do giới hạn về điều kiện thực hiện mà trong nghiên cứu này, tác giả chỉ sử dụng nhóm chỉ tiêu phi tài chính đo lường về cạnh tranh (gia tăng thị phần, mở rộng thị trường, giành được vị trí tốt hơn đối thủ cạnh tranh trên thị trường, vững vàng trước sức ép của đối thủ cạnh tranh) Các chỉ tiêu này được kế thừa từ nghiên cứu của Cavusgil và Zou (1994), Constantine và các cộng sự (2009), Nguyễn Thị Thu Mai (2012), Chu Thị Thu Thuỷ (2014) Sở dĩ tác giả lựa chọn nhóm thước đo phi tài chính trên vì: trước hết, trong các nghiên cứu trước thước đo này đã được kiểm chứng, hơn nữa, nếu xét ở khía cạnh kinh tế - quan tâm đến mục tiêu về lợi nhuận thì tác giả cũng đã lựa chọn tỷ suất ROA, ROE ở thước đo tài chính để xem xét Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ chịu sự cạnh tranh rất gay gắt nên tác giả lựa chọn nhóm chỉ tiêu ở khía cạnh cạnh tranh để đánh giá HQHĐ được toàn diện hơn.

 Các biến độc lập: Trong nghiên cứu này, các biến độc lập được xác định dựa trên các nội dung theo 5 thành phần KSNB trong khuôn khổ báo cáo COSO năm 1992, được cập nhật chi tiết thành 17 nguyên tắc KSNB năm 2013, có sự trao đổi và tham khảo ý kiến các chuyên gia về KSNB Sở dĩ tác giả lựa chọn các nguyên tắc trong báo cáo COSO làm nền tảng chính để đưa các chỉ báo cho các biến độc lập vì đây là báo cáo đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, rất nhiều các nghiên cứu đã sử dụng thành công và chỉ ra rằng các yếu tố này có tác động đến HQHĐ của đơn vị (Muraleetharan P., 2011; Sahabi Ibrahim, 2017; Lukmon, 2018; Chu Thị Thu Thuỷ, 2014; Đặng Thuý Anh, 2016; Nguyễn Tuấn, 2018) Hơn nữa, thiết kế và vận hành KSNB trước tiên phải dựa trên việc hiểu và xác định đúng các nguyên tắc của KSNB, từ đó mới vận dụng các nguyên tắc một cách hiệu quả Việc sử dụng khuôn khổ thích hợp làm cơ sở đánh giá bởi nó hoàn toàn không có sự thiên vị; giúp đạt được sự đánh giá toàn diện và có cấu trúc mà không bỏ sót các khía cạnh quan trọng của KSNB. Năm yếu tố của KSNB giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu HQHĐ là: Môi trường kiểm soát phải khoa học, quy trình đánh giá rủi ro phù hợp, thiết lập một hệ thống thông tin và truyền thông tốt cùng các hoạt động kiểm soát và giám sát liên tục, hiệu quả.

- Môi trường kiểm soát (CE): Môi trường kiểm soát bao gồm các chuẩn mực, quy trình và cấu trúc thiết lập cơ sở cho vận hành của KSNB trong doanh nghiệp Đây là yếu tố nền tảng chi phối ý thức kiểm soát của các nhân viên trong đơn vị Doanh nghiệp thiết lập được một môi trường kiểm soát khoa học khi mà tất cả nhân viên hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình, cũng như tuân thủ tốt các chuẩn mực, quy định làm việc, các quy tắc đạo đức, ứng xử Các tiêu chí về CE cũng như câu hỏi khảo sát được xây dựng chủ yếu dựa trên nghiên cứu báo cáo của COSO (2013), cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Tiêu chí đo lường Môi trường kiểm soát

Tên biến Mã hóa Biến quan sát

CE1 Tính trung thực và các giá trị đạo đức

HĐQT và các nhà quản lý cấp cao của công ty có quan điểm đúng đắn về trong việc xây dựng các giá trị đạo đức và thể hiện thông qua phong cách điều hành.

CE2 Sự tham gia của Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị độc lập với nhà quản lý và có các kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện chức năng giám sát.

CE3 Cơ cấu tổ chức

Ban điều hành của công ty thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp và các cấp bậc báo cáo cần thiết cũng như phân định trách nhiệm quyền hạn và đưa ra các giới hạn về quyền lực cho từng cá nhân hoặc nhóm người được uỷ quyền trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

CE4 Các chính sách và thông lệ về nhân sự

Chính sách và thực tế về nguồn nhân lực của đơn vị phù hợp

CE5 Trách nhiệm giải trình

Nhà quản lý của đơn vị đưa ra rõ ràng các hướng dẫn về rủi ro mà đơn vị đối mặt và chỉ ra cá nhân chịu trách nhiệm giải trình

- Đánh giá rủi ro (RA): Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp đều phát sinh rủi ro ở tất cả các cấp độ trong đơn vị Thực tế không có cách nào triệt tiêu rủi ro và nhà quản lý phải quyết định một cách thận trọng mức độ chấp nhận rủi ro, cố gắng duy trì rủi ro trong mức độ này, hiểu được ngưỡng chịu đựng tối đa cho từng loại rủi ro Theo đó, thiết lập đánh giá rủi ro trong đơn vị cần tuân thủ 4 nguyên tắc cũng là các tiêu chỉ đo lường dưới đây Các tiêu chí cũng như câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên nghiên cứu báo cáo của COSO (2013), bao gồm:

Bảng 3.2: Tiêu chí đo lường Đánh giá rủi ro

Tên biến Mã hóa Biến quan sát Đánh giá rủi ro

RA1 Xác định mục tiêu rõ ràng

Công ty đã xác định các nhóm mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

RA2 Nhận dạng chính xác rủi ro

Công ty thực hiện nhận dạng rủi ro xảy ra ở các cấp và có các biện pháp phân tích, phản ứng với rủi ro phù hợp.

Tên biến Mã hóa Biến quan sát

RA3 Phân tích rõ ràng rủi ro

Ban điều hành của công ty tập trung nhận diện rủi ro do gian lận gây ra.

RA4 Quản trị sự thay đổi

Công ty có xác định và báo cáo những thông tin về những thay đổi có thể tác động đáng kể đến khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị.

- Hoạt động kiểm soát (CA): Các hoạt động kiểm soát được thiết lập bởi các chính sách, quy trình kiểm soát và thủ tục kiểm soát giúp đảm bảo những yêu cầu của nhà quản lý được thực hiện Nó tồn tại ở mọi cấp độ tổ chức trong đơn vị, ở các giai đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh Về bản chất, các hoạt động kiểm soát có thể mang tính phòng ngừa hoặc nhằm phát hiện ra gian lận Các tiêu chí về hoạt động kiểm soát hiệu quả cũng như câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên nghiên cứu báo cáo của COSO (2013), như sau:

Bảng 3.3: Tiêu chí đo lường Hoạt động kiểm soát

Tên biến Mã hóa Biến quan sát

CA1 Xây dựng hoạt động kiểm soát để giảm thiêủ rủi ro Đơn vị xem xét đặc điểm riêng và xây dựng các hoạt động kiểm soát cho từng quy trình kinh doanh.

CA2 Lựa chọn xây dựng các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ

Ban điều hành của công ty đã xây dựng và triển khai các hoạt động kiểm soát đối với hạ tầng công nghệ, với việc bảo mật, đầu tư, phát triển và bảo trì công nghệ

CA3 Triển khai hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát

Nhà quản lý của công ty đã thiết lập và thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát một cách kịp thời để triển khai chỉ thị của mình.

Nghiên cứu định lượng

Tổng thể nghiên cứu : Các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các công ty cổ phần có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán Trong đó, tác giả chủ yếu xem xét ở Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) và Hà Nội (HNX) - đây là 2 sàn giao dịch chứng khoán lớn, uy tín, các công ty niêm yết trên 2 sàn này đều đảm bảo chặt chẽ các quy định niêm yết về quy mô, hoạt động kinh doanh, Theo thông tin tác giả tổng hợp từ 2 sàn giao dịch này thì tính đến năm 2018 có 41 công ty CBTP niêm yết.

Mẫu nghiên cứu: Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu, tác giả thực hiện nghiên cứu với toàn bộ tổng thể - 41 doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HNX và HoSE).

3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Xây dựng phiếu điều tra

Nội dung phiếu điều tra được trình bày gồm 3 phần với kết cấu như sau:

 Phần 1 bao gồm những thông tin chung về doanh nghiệp

 Phần 2 là các thông tin về KSNB của doanh nghiệp Thông qua tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (Lý thuyết KSNB của COSO, Zhou et al (2013), Fadzil et al (2005), Đặng Thuý Anh (2016)), tác giả đã đưa ra các câu hỏi liên quan đến năm yếu tố của KSNB là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin & truyền thông và Giám sát Các nội dung này sẽ là cơ sở để tác giả thu thập thông tin và đánh giá về thực trạng KSNB của các doanh nghiệp.

 Phần 3 là các câu hỏi về HQHĐ và KSNB của doanh nghiệp HQHĐ được xem xét thông qua các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Tuy nhiên một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như lợi nhuận, tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, tác giả đã tiến thành tổng hợp từ các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp niêm yết đã công khai hàng năm Các thông tin này sẽ là cơ sở để tác giả đánh giá tác động của các yếu tố KSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các câu hỏi đo lường những chỉ tiêu nói trên ở phần 2 và 3 được tác giả thực hiện dựa trên việc nghiên cứu tài liệu, kế thừa từ các nghiên cứu trước và hỏi ý kiến chuyên gia Ở phần 3, thang đo sử dụng là thang đo Likert từ 1 đến 5 (từ rất không đồng ý đến rất đồng ý).

 Gửi và thu thập phiếu điều tra được trả lời

Sau khi hoàn thiện nội dung, tác giả thiết kế phiếu điều tra và các phiếu này gửi qua mail cho các đối tượng khảo sát bao gồm: Giám đốc / Phó giám đốc nhà máy/công ty, Trưởng, phó phòng/ bộ phận, một số nhân viên của các công ty CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – đây đều là những người trực tiếp tham gia quản lý điều hành và hiểu biết về KSNB của đơn vị.

Khảo sát được tiến hành trong vòng hơn một tháng, từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 năm 2019 Tác giả thu về được đầy đủ số phiếu từ 41 doanh nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu Thông tin về đối tượng đã trả lời phiếu điều tra như sau:

Bảng 3.6: Thông tin về đối tượng trả lời phiếu khảo sát Đối tượng trả lời phiếu điều tra Số lượng phiếu

Trưởng, phó phòng hoặc trưởng, phó bộ phận 15 36,59 % Giám đốc hoặc phó giám đốc nhà máy/công ty 8 19,5 %

Số năm làm việc tại công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) 3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi nhận lại được các phiếu khảo sát, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu theo trình tự sau:

Từ các phiếu khảo sát thu thập được, tác giả kiểm tra thông tin để đảm bảo sự phù hợp và thực hiện.

Mã hóa dữ liệu: Việc mã hóa dữ liệu được thực hiện bằng cách mã hóa câu hỏi theo từng nội dung nghiên cứu, mã hóa thang đo cho từng câu hỏi.

Nhập dữ liệu: sử dụng Microsoft Excel để nhập dữ liệu.

- Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

- Đánh giá độ tin cậy trong thang đo bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s Apha.

- Tiến hành kiểm tra hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

- Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQHĐ của doanh nghiệp.

Trong chương 3, tác giả đã trình bày một số nội dung cụ thể liên quan đến nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu tác động của KSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu tổng quan, hỏi ý kiến chuyên gia Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng phương pháp khảo sát, phương pháp hồi quy tương quan.

Dựa trên cơ sở lý luận trước đó về KSNB và HQHĐ của doanh nghiệp, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết về tác động của KSNB và các yếu tố của KSNB đến HQHĐ đơn vị Đồng thời, tác giả mô tả chi tiết các biến trong mô hình cũng như thang đo đo lường các biến này Cũng từ đây, tác giả xác định được các giả thuyết nghiên cứu cần được kiểm định từ mô hình.

Bên cạnh đó, chương 3 cũng trình bày cụ thể phương pháp thu thập dữ liệu của tác giả: từ việc xây dựng phiếu điều ra và thực hiện khảo sát Các bước xử lý dữ liệu cũng được tác giả tổng hợp và trình bày, bao gồm: nhập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, đánh giá thang đo, phân tích hồi quy.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU thực trạng tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ

4.1.1 Đặc điểm của ngành chế biến thực phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ - Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp CBTP bao gồm: “Các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật Nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp, các hoạt động tạo ra các phụ phẩm có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Ngành này cũng gồm: Các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống”.

Bảng 4.1: Ngành công nghiệp CBTP trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 Tên ngành

C CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

10 Sản xuất, chế biến thực phẩm

101 1010 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

10101 Giết mổ gia súc, gia cầm

10102 Chế biến và bảo quản thịt

10109 Chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt

102 1020 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

10201 Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh

10202 Chế biến và bảo quản thủy sản khô

10203 Chế biến và bảo quản nước mắm

10209 Chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 Tên ngành sản

103 1030 Chế biến và bảo quản rau quả

10301 Sản xuất nước ép từ rau quả

10309 Chế biến và bảo quản rau quả khác

104 1040 Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

10401 Sản xuất dầu, mỡ động vật

10402 Sản xuất dầu, bơ thực vật

105 1050 10500 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

106 Xay xát và sản xuất bột

1061 Xay xát và sản xuất bột thô

1062 10620 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

107 Sản xuất thực phẩm khác

1071 10710 Sản xuất các loại bánh từ bột

1073 10730 Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo

1074 10740 Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự

1075 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

10751 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt

10752 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản

10759 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác

1079 10790 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

108 1080 10800 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

(Nguồn: Quyết định 27/2018/QĐ – TTg)

Trong số các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản chiếm số lượng đáng kể (19/41 doanh nghiệp) Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam được xếp vào một trong các quốc gia có khả năng và năng lực cạnh tranh cao trong ngành thủy sản Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,23 tỷ USD (Tổng cục thuỷ sản, 2019) Có thể thấy, với vai trò là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu tiếp tục tăng cao sẽ là cơ hội cho ngành thủy sản thế giới nói chung và ngành thủy sản Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó, ngành chế biến sữa, bánh kẹo cũng được đánh giá là các ngành có tốc độ tăng trưởng cao Tuy nhiên, ngành công nghiệp mía đường nước ta hiện nay lại đang gặp những khó khăn lớn Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2017- 2018, cả nước sản xuất được 1,47 triệu tấn đường Niên vụ 2018-2019 chỉ còn 1,17 triệu tấn, với diện tích trồng mía giảm 30% - 60% so với các năm trước và có 17/30 nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu Nguyên nhân được VSSA xác định, chủ yếu do tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường không được ngăn chặn hiệu quả.

Ngành CBTP sử dụng phần lớn nguyên liệu do ngành nông nghiệp và thủy sản cung cấp để sản xuất thành những sản phẩm công nghiệp có giá trị Do đó, ngành có những đặc điểm nổi bật sau:

Đặc điểm về nguyên liệu của ngành: Đối với ngành CBTP, nguyên vật liệu – yếu tố chính của quá trình chế biến, sản xuất của các ngành thường không ổn định, nguyên liệu mang tính đặc thù Như đối với ngành chế biến thuỷ sản: với lợi thế nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài nên rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, do đó nguồn nguyên liệu cho ngành lớn và ổn định, các sản phẩm thủy sản đa dạng, phong phú Chính tiềm năng từ phát triển diện tích nuôi biển, nuôi sinh thái các giống loài thủy hải sản sẽ tạo ra nguồn cung lớn cho các doanh nghiệp chế biến Tuy nhiên, nguyên liệu hải sản mang tính mùa vụ, với nguồn từ khai thác thì nguyên liệu thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư cho khâu bảo quản còn quá ít, thô sơ như chủ yếu bảo quản bằng đá, ướp muối, rất ít phương tiện đánh bắt có hầm bảo quản Đặc biệt về mùa nóng các loại hải sản thường bị xuống cấp nhanh chóng, giá trị thất thoát sau thu hoạch lớn (khoảng 30%). Đối với một số ngành khác như chế biến sữa, bánh kẹo, rau quả thì nguyên liệu từ thị trường trong nước không đáp ứng đủ, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu lượng nguyên vật liệu khá lớn: như nhập sữa tươi với kim ngạch 865,5 triệu USD

(60%), nhập dầu động thực vật với 761,1 triệu USD (75%), nhập lúa mì 994 triệu USD, nhập rau quả 1,55 tỷ USD (Thế Vinh, 2018) Nguyên liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác Trong đó, Việt Nam nhập khẩu hầu hết lượng bột mì nên giá bột mì trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá lúa mì thế giới Chi phí đường chiếm khoảng từ 40% - 60% chi phí sản xuất kẹo và khoảng 20% chi phí sản xuất bánh; trong khi đó lượng đường sản xuất trong nước không đủ cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo chủ yếu vẫn phải nhập khẩu một lượng đường tương đối lớn từ các nước khác như Ấn Độ, Australia Ngoài ra ngành còn phải nhập khẩu hương liệu và 1 số chất phụ gia… Chính vì vậy giá thành các sản phẩm bánh kẹo chịu sự ảnh hưởng lớn của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới.

Sự lệ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu đã gây áp lực lên giá thành cũng như lợi nhuận của ngành khi có bất cứ biến động về tăng giá và tỷ giá hối đoái Bên cạnh đó, điều này cũng có thể dẫn đến rủi ro về thời gian, khi nguyên liệu nhập khẩu không ổn định, thì sản xuất sẽ bị ngừng trệ, hoặc doanh nghiệp mua quá nhiều nguyên liệu dự trữ vừa làm tăng chi phí bảo quản vừa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hay như ngành chế biến, sản xuất đường - đặc điểm của nguyên liệu chế biến thường là nguyên liệu tươi, cồng kềnh, khó bảo quản, không dự trữ được lâu, gieo trồng và thu hoạch mang tính thời vụ nhất định Trong khi đó nhu cầu của doanh nghiệp chế biến đường là: sản xuất liên tục, nguyên liệu tươi, thu hoạch xong phải đưa vào chế biến ngay, nếu để lâu chất lượng sẽ giảm Mía sau khi thu hoạch cứ một ngày để lâu lại trên bãi chất lượng mía giảm 0,03 trữ đường, nếu để quá thời hạn cho phép thì đường sẽ biến chất không ra được sản phẩm đường, mà ra một sản phẩm khác, thậm chí còn làm hỏng một lô mía khác (Vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản,2019) Mặt khác trồng mía sau mỗi năm mới cho thu hoạch nếu không có chính sách hợp lý nông dân sẽ bỏ trồng mía mà chuyển trồng cây hoa màu khác như cây ngô, khoai, sắn, cao su Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm khoảng 30 - 60% Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp, điều này khiến giá đường Việt Nam tăng cao, khó cạnh tranh với đường Thái Lan, Ấn Độ Do đó vấn đề nguyên vật liệu của ngành thường không ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sản xuất của doanh nghiệp.

Đặc điểm về sử dụng công nghệ thiết bị chế biến.

Trong lĩnh vực CBTP, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn phải được đặt lên hàng đầu, vì vậy đầu tư công nghệ hiện đại là một yếu tố để khẳng định chất lượng và thương hiệu.

Hiện nay, công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt trình độ tiên tiến, có khả năng đáp ứng yêu cầu quốc tế Các doanh nghiệp chế biến thủy sản có quy mô lớn cũng đã áp dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành, tăng giá bán các sản phẩm thủy sản xuất khẩu Các công ty có quy mô lớn và sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu cao tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long – nơi có nguồn nguyên liệu phong phú, như Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng Vương… Mặt khác, công đoạn chế biến cũng gắn liền với trình độ của nguồn nhân lực tham gia vào công đoạn chế biến Ngành thủy sản là ngành cần lực lượng lao động lớn Tuy nhiên, thực trạng lao động trong ngành thường không ổn định, vì cần tuân thủ các quy định chặt chẽ về lao động như vấn đề an toàn lao động, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh lao động, cấm lao động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em,…

Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp ngày càng được quan tâm đầu tư khá hiện đại và đồng đều để làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài Hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm có quy mô lớn, có thương hiệu như Kinh Đô, Hải Hà, Bibica, Tràng An,… đều trang bị những máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như Hàn Quốc, Đan mạch, Anh, Nhật…Nhiều doanh nghiệp đường có tiềm lực lớn trong nước đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại để phát triển nhà máy, giúp đẩy cao năng suất, chất lượng sản phẩm đường như công ty Cổ phần Mía đường Sơn La đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để phát triển dây chuyền theo công nghệ mới và lắp đặt thêm thiết bị sản xuất đường tinh luyện cao cấp RE; công ty Mía đường Tuy Hòa cũng đã chi đến 700 tỷ đồng đầu tư hệ thống sản xuất hiện đại gồm máy ép thế hệ mới, công nghệ bốc hơi màng rơi… nâng công suất từ 1.200 tấn mía/ngày lên 3.200 tấn mía/ngày (Thanh Phong, 2019) Hay trong ngành sữa, Vinamilk trong giai đoạn gần đây đã đầu tư hơn 6.500 tỉ đồng từ nguồn vốn tự có để hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan được lắp đặt cùng với các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ (Nguyễn Linh, 2016).

Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của ngành CBTP

Sự phát triển của ngành CBTP - bánh kẹo, mía đường, sữa, cà phê hay các sản phẩm từ thuỷ sản, thịt tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị hiếu của người tiêu dùng.Các sản phẩm hướng đến thị trường nội địa và xuất khẩu Ngành chế biến thuỷ sản năm 2018, xuất khẩu thủy sản sang 161 thị trường so với năm 2017 có 167 thị trường Ba “thị trường tỷ đô” gồm Mỹ, EU, Nhật Bản có sự cách biệt đáng kể hơn so với năm trước (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2018).

Các sản phẩm của ngành CBTP ngày càng đa dạng về chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên, thị trường trong nước đang bị cạnh tranh gay gắt Như với các sản phẩm thuỷ sản thì thị trường trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Điều này là do thói quen tiêu dùng của người dân là dùng đồ tươi sống, hầu hết các loại cá nước ngọt tươi đều được tiêu thụ tại thị trường trong nước trong khi thế mạnh của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản là các sản phẩm đông lạnh xuất khẩu Ngành bánh kẹo thì bánh kẹo ngoại ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, mía đường thì giá mía nhập khẩu rẻ hơn nhiều giá trong nước,

Bên cạnh đó, sản phẩm từ CBTP như bánh kẹo, sữa, thịt, rau quả, tôm, cá, thường có thời hạn sử dụng nhất định, quá trình bảo quản và vận chuyển có thể tác động đến chất lượng sản phẩm Các công ty trong ngành sản xuất CBTP vì vậy luôn phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo liên tục đổi mới, đa dạng hóa các loại sản phẩm vừa đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Có thể thấy, với những đặc trưng về nguyên liệu, quy trình công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ, sản xuất của các doanh nghiệp CBTP Việt Nam hiện nay luôn phải đối mặt với không ít những rủi ro, thách thức Và các doanh nghiệp cần xác định rõ những rủi ro đó thì mới có thể thiết lập được KSNB thích hợp giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu Dưới đây tác giả trình bày về những rủi ro đối với ngành CBTP Việt Nam có ảnh hưởng đến KSNB của các đơn vị trong ngành.

4.1.2 Rủi ro đối với ngành chế biến thực phẩm Việt Nam

(1) Rủi ro về nguyên liệu – yếu tố đầu vào cho hoạt động của ngành

Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Hiện nay, các doanh nghiệp CBTP đang đối mặt với một rủi ro rất lớn từ việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất Không có đủ nguyên liệu, sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, các nhà máy hoạt động dưới công suất, giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu, doanh thu của các đơn vị.

Thực trạng kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 Tính chính trực và các giá trị đạo đức

Trong các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hầu hết các nhà quản lý đều cho thấy đơn vị có quan điểm và mục tiêu kinh doanh rõ ràng.

Nổi bật lên là một số công ty theo mô hình tập đoàn như: 2 tập đoàn thuộc nhóm ngành thuỷ sản – Công ty cổ phần Hùng Vương và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, nhóm thực phẩm khác có Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An, Tập đoàn Masan, và tập đoàn Kinh đô đều thể hiện được quan điểm đúng đắn trong việc xây dựng các giá trị của đơn vị Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có những cách thể hiện khác nhau. Như Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn có tuyên bố về sứ mệnh và giá trị cốt lõi trong kinh doanh của doanh nghiệp mình rất rõ ràng: sứ mệnh của công ty là “Khẳng định vị thế và phát triển tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản bền vững trên thế giới thông qua cải cách liên tục, bảo vệ môi trường và cải thiện hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh”, Giá trị cốt lõi của công ty thể hiện ở 5C: “Cam kết – Cải tiến – Cống hiến – Chia sẻ - Chuyên nghiệp” Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An lại thể hiện qua việc tuyên bố về tầm nhìn, các giá trị của công ty cũng như truyền tải những thông điệp đến các cổ đông của mình Tập đoàn Masan thì đưa ra các chiến lược “đặt người tiêu dùng làm trọng tâm” Việc xác định các giá trị cốt lõi (Cùng nhau thịnh vượng (Win-win), Chính trực, Khả năng lãnh đạo và Phát triển bền vững) giúp công ty đi đúng hướng một cách bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội Đặc biệt, tại công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hoà đã ban hành “Bộ quy chế ứng xử” Bộ Quy chế xác định các chuẩn mực cụ thể của quy tắc giao tiếp, ứng xử, cam kết đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng như giao tiếp với các bên liên quan (Đồng nghiệp, Khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp ) từ các thành viên lãnh đạo cấp cao là Hội đồng quản trị đến những cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty Các lãnh đạo cấp cao của Công ty được kỳ vọng không những hiểu thấu và tuân thủ quy chế ứng xử mà còn thể hiện với tư cách của một người định hướng mẫu mực.

Bên cạnh đó, một số công ty có quy mô vừa nhưng cũng đã xây dựng được cho mình tầm nhìn và sứ mệnh cụ thể như Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu và Công ty cổ phần Trang Đặc biệt Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu còn thể hiện được văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc và cá tính riêng, hướng tới sự chuyên nghiệp “Văn hóa Hùng Hậu bao gồm: Harmony - Đồng thuận để hoàn thành mục tiêu,

House - Mỗi cán bộ nhân viên là một thành viên trong ngôi nhà Hùng Hậu, Heart - Mỗi thành viên trong Ngôi nhà Hùng Hậu đều có trái tim chân thành biết yêu thương và chia sẻ những khó khăn với cộng đồng xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thể hiện được đầy đủ quan điểm và mục tiêu kinh doanh thông qua tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh hay xây dựng những giá trị riêng của đơn vị Theo báo cáo thường niên của các công ty, 10 trong số 17

Công ty chế biến thuỷ sản có cho thấy định hướng phát triển thông qua các mục tiêu kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp, chiến lược trung và dài hạn cũng như mục tiêu đối với môi trường, xã hội cộng đồng Chiến lược phát triển trung và dài hạn của các công ty này cũng thường khác nhau do tiềm lực, quy mô và định hướng phát triển của mỗi công ty là khác nhau, nhưng hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đối với môi trường, xã hội và cộng đồng mà các công ty hướng tới là giống nhau: Bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp/ chấp hành tốt quy trình xử lý nước thải/ thực hiện tốt công tác xã hội từ thiện Còn lại là các doanh nghiệp với chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh khá sơ sài, không cụ thể (như Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu, Công ty cổ phần Chế biến thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền, Công ty cổ phần Thủy sản số 4, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản).

Cũng theo kết quả khảo sát, chỉ có khoảng 17% (7/41) doanh nghiệp trả lời có quy định chuẩn mực hành vi đạo đức trong đơn vị, còn 82,9% ý kiến là không áp dụng. Đồng thời tất cả 41 doanh nghiệp được hỏi đều không áp dụng việc đào tạo hàng năm cũng như sử dụng những tình huống về đạo đức để hướng cho nhân viên về các chuẩn mực hành vi đạo đức đúng đắn Điều này cho thấy, việc ban hành thành những quy định cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức để nhân viên nắm được cũng như hướng dẫn họ thực hiện tại các doanh nghiệp CBTP niêm yết Việt Nam còn khá hạn chế.

Bên cạnh đó, đặc thù về quản lý ở hầu hết các doanh nghiệp CBTP niêm yết có nhiều điểm tích cực cho thấy sự coi trọng vai trò của kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động của đơn vị Các nhà quản lý luôn chú trọng đến các công cụ quản lý hiện đại, tổ chức và ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, lao động như tại Công Ty cổ Phần Thuỷ Sản Mekong đã thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, HACCP; tại Công ty cổ phần Hùng Vương đáp ứng các yêu cầu chất lượng : Global Gap, HACCP, BRC, IFS, GMP, ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, HALAL, , tại Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, BRC, ISO 9001, ISO 14001, BSCI,…

Các quy chế hoạt động của công ty, quy chế quản trị, quy chế tài chính đã được quan tâm xây dựng làm nền tảng cho việc triển khai các hoạt động kiểm soát như kiểm soát tình hình mua hàng – thanh toán, kiểm soát tình hình bán hàng – thu tiền, kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm soát tình hình lao động Việc ban hành các quy chế kiểm soát cho thấy cam kết và nỗ lực của các nhà quản lý trong việc xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu, nhằm ngăn ngừa khả năng rủi ro có thể xảy ra 97,6% ý kiến cho biết các nhà lãnh đạo đơn vị có hiểu biết về KSNB và xem nó là quan trọng; bản thân các nhà quản lý cũng luôn nghiêm túc tuân thủ các quy định do mình đặt ra để tạo một hiệu ứng tốt đối với người lao động 39/41 doanh nghiệp (95,1%) nhận định lãnh đạo cao cấp của các đơn vị gương mẫu để nhân viên noi theo các hành vi về đạo đức Các mục tiêu kiểm soát hướng tới như kiểm soát chất lượng, kinh doanh có đạo đức được các nhà quản lý nỗ lực truyền tải tới người lao động thông qua các cuộc họp, qua các kênh thông tin,… 37/41 đơn vị (90,2%) cho rằng các nhà quản lý có thường xuyên truyền tải những hành vi tốt/xấu tới nhân viên trong đơn vị và 82,9% ý kiến đồng ý rằng các nhân viên trong công ty hiểu một cách đầy đủ và rõ ràng về những hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận Như tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang nhà quản lý thực hiện thường xuyên tuyên truyền ý thức tiết kiệm điện cho cán bộ công nhân viên trong các cuộc họp tổ đội hàng tháng, các chương trình đào tạo cho công nhân, hay tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho nhân viên bằng việc lắp đặt các bảng nội quy về sử dụng tiết kiệm điện trong văn phòng và nhà xưởng Tuy nhiên, chỉ có 14,6% doanh nghiệp được hỏi cho biết công ty có biện pháp kỷ luật đối với việc vi phạm những chuẩn mực hành vi đạo đức, 85,4% ý kiến trả lời không.

Bên cạnh đó, quan điểm và thái độ của nhà quản lý còn thể hiện ở cách nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định, phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro có ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị Rủi ro mà các doanh nghiệp CBTP gặp phải rất đa dạng: rủi ro do thiếu hụt nguyên vật liệu, rủi ro do sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chất lượng, rủi ro do biến động nguồn nhân lực, rủi ro về môi trường,… Tuy nhiên, hiện nay các nhà quản lý doanh nghiệp đang quan tâm đến kiểm soát các rủi ro khác nhau Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang chủ yếu hướng đến rủi ro chống bán phá giá, các rào cản kinh tế kỹ thuật khắt khe từ các nước nhập khẩu và vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi Trong khi đó một số đơn vị như Công ty cổ phần Chế biến thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền, Công ty cổ phầnNông nghiệp Hùng Hậu, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta,… quan tâm nhiều hơn đến rủi ro từ nền kinh tế thế giới, tỷ giá, vấn đề vệ sinh thực phẩm, nguồn nguyên liệu Có đơn vị như Công ty cổ phần Trang lại đề cao vấn đề rủi ro tín dụng, nguồn vốn vay, lãi suất ngân hàng, và việc tiếp cận khách hàng mới,… Có thể thấy các nhà quản lý có quan tâm đến rủi ro nhưng chưa đầy đủ, toàn diện.Điều này chi phối đến quan điểm, nhận thức của nhà quản lý về tầm quan trọng trong việc nhận diện các mục tiêu kiểm soát, từ đó thiết kế các thủ tục kiểm soát thích hợp để hạn chế rủi ro.

 Sự tham gia của Ban quản trị

Tại các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vai trò của Ban quản trị đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua sự hiện diện của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Đây là mô hình quản trị truyền thống của các hầu hết các công ty Cổ phần tại Việt Nam đang áp dụng (trừ công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hoà (TTC Biên Hoà) đã chuyển đổi sang áp dụng mô hình quản trị một cấp – không có ban kiểm soát).

Hiện nay, tại các công ty Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu ra để quyết định các vấn đề quản lý của đơn vị, thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho các cổ đông Các thành viên Hội đồng quản trị đều độc lập với các nhà quản lý: hầu như tại các doanh nghiệp CBTP niêm yết thì Hội đồng Quản trị có hai thành viên điều hành và ba thành viên không điều hành Năng lực của các thành viên Hội đồng quản trị của các công ty đều có chất lượng cao, thể hiện ở trình độ cũng như có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện giám sát 97,6% doanh nghiệp khảo sát đã nhận định các thành viên Hội đồng quản trị, nhà quản lý của công ty có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc, hội đồng quản trị đều có những góp ý và đánh giá đối với hoạt động của Ban giám đốc (Có duy nhất công ty Cổ phần Chè Hiệp Khánh là đưa ra ý kiến không áp dụng đối với việc đánh giá về năng lực cũng như sự tham gia của ban quản trị đơn vị) Một số công ty quy mô lớn còn có các thành viên Hội đồng quản trị là người nước ngoài (như Vinamilk, TTC Biên Hoà) - sự đa dạng trong quốc tịch, giới tính, tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm và cấu trúc hoạt động sẽ giúp tận dụng được tất cả các thế mạnh của các thành viên Bên cạnh đó, việc lựa chọn được các thành viên Hội đồng quản trị độc lập cũng rất quan trọng Tuy nhiên, hiện nay tại các công ty CBTP niêm yết của nước ta không dễ tìm được những ứng viên thực sự để mời trở thành thành viên Hội đồng quản trị độc lập Hơn nữa, điều này cũng cần xuất phát từ nhận thức về vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độc lập của mỗi doanh nghiệp Tại Vinamilk và TTC Biên Hoà đều có 2 thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Công ty Kinh Đô có 3 thành viên Hội đồng quản trị độc lập Tại TTC Biên Hoà 2 thành viên Hội đồng quản trị độc lập có quốc tịch Mỹ và Malaysia, đã góp phần tham mưu chiến lược nhân sự cấp cao và hoạt động kiểm toán nội bộ cho Công ty, hỗ trợ Hội đồng quản trị giám sát các hoạt động chiến lược và quản trị một cách độc lập, góp phần dung hòa lợi ích cổ đông, nhà đầu tư và đặc biệt bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số Bên cạnh đó, hiện nay một số công ty còn thành lập các tiểu ban trực thuộc Hội đồng quản trị Như tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, thành lập tiểu ban mua hàng hoá, dịch vụ và tiểu ban nhân sự - chính sách – lương thưởng Tại Vinamilk, bên cạnh tiểu ban kiểm toán còn có tiểu ban chiến lược, tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng Tại Công ty TTC Biên Hoà, một số Ban trực thuộc Hội đồng quản trị như Ban Phát triển sản phẩm, Ban Xúc tiến M&A (tháng 4/2018), hội đồng xử lý nợ (tháng 5/2018) cũng nhanh chóng được triển khai nhằm tham mưu cho Hội đồng quản trị trong các lĩnh vực chuyên biệt.

Ban kiểm soát hiện nay của các công ty đều gồm 3 người và đáp ứng yêu cầu theo Thông tư số 121/2012/-BTC ngày 26/07/2012 của Bộ Tài chính Tuy nhiên không có yêu cầu cụ thể về trình độ chuyên môn tài chính kế toán của thành viên ban kiểm soát, các thành viên trong ban kiểm soát tại các công ty đều còn rất trẻ, tham gia phối hợp với Hội đồng quản trị trong tổ chức điều hành công ty còn hạn chế, chủ yếu báo cáo đánh giá của Ban kiểm soát nhận xét chung chung về tình hình kiểm tra báo cáo tài chính quý, năm mà không đưa ra đóng góp ý kiến về các kế hoạch, các giải pháp phát triển kinh doanh.

 Về cơ cấu tổ chức và việc phân định trách nhiệm, quyền hạn

Với các công ty CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có 5 công ty theo mô hình tập đoàn, 15 công ty có mô hình công ty mẹ - công ty con Theo mối quan hệ sở hữu, các công ty con chịu sự kiểm soát và chi phối của công ty mẹ cả về chiến lược kinh doanh và cách thức quản trị, quyền ảnh hưởng của công ty mẹ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp hoặc tỷ lệ năm giữ cổ phần của công ty mẹ tại những đơn vị này.

Các công ty CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều là các công ty có quy mô lớn, tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát của các công ty đều bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát (Trừ Vinamilk và TTC Biên Hoà) Tác giả minh hoạ mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta thể hiện ở sơ đồ 4.3.

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

(Nguồn: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta)

Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.3.1 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Qua xem xét HQHĐ - hiệu quả tài chính phản ánh qua các tỷ suất ROA, ROE của 41 doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả nhận thấy có đến 27/41 (65,9%) doanh nghiệp đều có chỉ tiêu ROA và ROE năm 2018 thấp hơn so với trung bình chung của ngành, trong đó có 16 doanh nghiệp (chiếm 39%) mà 2 tỷ suất này âm hoặc ở mức rất thấp và tăng giảm không ổn định qua các năm được tác giả minh hoạ ở bảng 4.2 dưới đây Đặc biệt, như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (AGF), Công ty Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc (HKB) 2 năm liền là 2017, 2018 hai chỉ tiêu đều âm, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại thuỷ sản (ICF) 3 năm liền là 2016,2017,2018 kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ liên tục nên vào tháng 5/2019 cổ phiếu của công ty đã bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Tác giả cũng nhận thấy, thị trường tiêu thụ truyền thống của các doanh nghiệp này cũng đang bị thu hẹp đáng kể, việc mở rộng thị trường quốc tế còn hạn chế.

Bảng 4.2: Hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

ROA (%) ROE (%) Thị trường tiêu thụ 2016-2018

1 CAN 0.31 2.32 -1.00 0.61 4.43 -2.24 Hạn chế ở 1 số nước ở

Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc

4 AGF 0.11 -9.04 -14.49 0.33 -31.14 -42.06 thị trường EU bị thu hẹp, thị trường Mỹ mất hoàn toàn

6 ICF _ -9.18 -10.44 _ -24.41 -26.54 Thị trường tôm EU và Mỹ bị giảm đáng kể

Chỉ tập trung chính vào thị trường

Trung Quốc, các thị trường khác hầu như hạn chế

15 CTP 9.06 11.13 3.72 10.57 13.39 5.26 Mới gia nhập 1 số thị trường như Mỹ, Đức, Bỉ, Nhật

16 HKT 9.28 1.01 0.13 11.46 1.25 0.15 Xuất khẩu sụt giảm, 1 số thị trường chính là

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bên cạnh đó, một số các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh rất tốt, các chỉ tiêu ROA, ROE tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao so với trung bình chung của ngành CBTP Đồng thời, khía cạnh thị phần của các doanh nghiệp này cũng không ngừng gia tăng, thị trường trong nước cũng như quốc tế ngày càng được mở rộng (bảng 4.3) Nổi bật trong số đó như là Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV), Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), Công ty Cổ phần VinaCafe Biên Hoà (VCF),

Bảng 4.3: Hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

ROE 2018 (%) Mở rộng thị trường quốc tế

Thị trường truyền thống đang tăng trưởng tốt: Trung đông (cụ thể là Kuwait, Iraq, UAE, Lebanon ) Châu Mỹ (Mexico, Braxin, Chile ), Châu Á (Ấn độ, Singapore, Malaysia, Trung quốc, Hongkong )

Thị trường mới: khu vực Nam Mỹ

70 quốc gia, thị trường chính: Châu Mỹ ( Mexico, Brazil, Colombia), Châu Âu (Hà Lan, Italia, Bỉ), Trung Đông ( Ả rập Saudi, Kuwai), Châu Á ( Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia)

Thị trường truyền thống (EU, Nam Mỹ, Trung Quốc, ) Thị trường mới (Nga, Trung Đông, Ấn Độ, các nước Đông Âu, Trung Mỹ, Châu Phi, Canada, Asean và Úc ).

4 CMX 9.22 58.35 Thị trường chính: Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Nhật Bản

5 VHC 22.90 35.92 Mỹ, Trung Quốc, Bỉ, Nhật, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ,

6 IDI 9.73 24.16 EU, Nam Mỹ, Trung Quốc, Nga, Trung Đông, Ấn Độ, các nước Đông Âu, Trung Mỹ, Châu Phi, Canada, Asean và Úc ).

Công ty xuất hàng đến 40 quốc gia khác nhau thông qua 70 khách hàng Châu Á (23 nước), Châu Mỹ (5 nước), Châu Phi

(9 nước), Châu Úc (2 nước), Châu Âu (1 nước).

8 MSN 8.70 16.50 Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia.

Anh, Pháp, Đức, Hà Lan , Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan, Áo,

Hy Lạp, Cộng Hoà Séc, Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Marốc, Nga, Nigeria, Malaysia…

10 VCF 28.74 45.43 Trung Quốc, Mỹ, Canada, Đài Loan,

11 SAF 20.33 31.77 Ý, EU, Đông Âu, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Asean, Úc…

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trong bối cảnh nền kinh tế trên thế giới và trong nước có nhiều biến động, các doanh nghiệp CBTP đã rất nỗ lực để hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đặt ra Theo báo cáo thường niên của chính các công ty đã nhận định thì kết quả kinh doanh tốt đó đến từ việc các đơn vị thực hiện và duy trì KSNB rất hữu hiệu.

Trong nhóm các công ty thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản, không thể không nhắc đến Công ty cổ phần Nam Việt, Tập đoàn Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cửu long An Giang, Công ty cổ phần Camimex Group Như tại công ty cổ phần Nam Việt (ANV), năm 2018 công ty đã vượt chỉ tiêu doanh thu 28,7% và lợi nhuận vượt 141% so với kế hoạch đã đề ra, tăng trưởng 39,6% so với cùng kì năm 2017. Điểm nổi bật chính là việc kiểm soát rất tốt nguồn nguyên liệu đầu vào Nhận thức về rủi ro nguyên liệu luôn được doanh nghiệp quan tâm bởi 84% doanh thu công ty là nhờ vào xuất khẩu, nếu không đảm bảo được nguyên liệu, hoạt động sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Do đó, Nam Việt đã đầu tư vào chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất thức ăn, nuôi trồng và chế biến thủy sản, từ đó đảm bảo tự chủ động được nguồn nguyên liệu cá cho sản xuất và thị trường Hiện công ty có 21 vùng nuôi cá với tổng diện tích mặt nước đạt 250ha Có thể nói, công ty rất chú trọng vào kiểm soát hoạt động cung ứng

- nguyên liệu và chi phí đầu vào từ đó sản phẩm của công ty có giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường Hơn nữa, nhờ kiểm soát tốt nguyên liệu, chất lượng sản phẩm chế biến của công ty cũng được kiểm soát chặt chẽ và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng trên thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu khó tính như Mỹ, Châu Âu Bên cạnh đó, để đạt được HQHĐ tốt như trên, công ty đã có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận từ khâu đầu triển khai đơn hàng đến khâu cuối trong quá trình thực hiện các đơn hàng, duy trì và cải tiến các cuộc họp phân tích, thảo luận chuyên sâu về những tồn tại và có giải pháp khắc phục nhanh, thỏa mãn tốt các yêu cầu khách hàng.

Hay như tập đoàn Vĩnh hoàn (VHC), năm 2018 công ty cũng đạt được HQHĐ rất tốt Cũng giống như Nam việt, công ty tập trung vào kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu bằng cách đảm bảo khâu nuôi và chất lượng con giống Tuy nhiên, bên cạnh đó, một điểm mạnh của công ty là luôn cải tiến dây truyền sản xuất tối ưu hơn, cải tạo, sử dụng các thiết bị hiện đại hơn để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất Đặc biệt, năm

2018 công ty đã có sự cải tiến về quy trình nội bộ: thành lập phòng kiểm toán nội bộ, xây dựng sổ tay văn hoá và triển khai đào tạo, truyền thông nội bộ.

Camimex Group (CMX) lại thành công nhờ việc duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn như: HACCP, GMP, SSOP, BRC, BAP, Halal, ASC, MSC, IFS, Organic, BSCI Công ty đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Organic

EU, Bio Suisse, Naturland, và là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Organic trại giống Đây là tiêu chuẩn chất lượng cao vì khi đạt tiêu chuẩn này thì con tôm có giá trị rất cao khi xuất khẩu, có thể tăng cường bán hang, mở rộng thị trường sang Châu Âu, Cannada.

Cũng giống như Camimex Group tập trung vào chất lượng sản phẩm, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cửu long An Giang (ACL) đã xây dựng chuỗi sản phẩm bền vững và có trách nhiệm và cho thấy kết quả kinh doanh rất thành công Trải qua rất nhiều đợt kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, chính sách phúc lợi xã hội, chính sách an ninh kể từ năm 2016 CL.Fish Corp đã chính thức trở thành nhà cung cấp trực tiếp cho hệ thống siêu thị Walmart toàn cầu Sản phẩm của CL-Fish Corp luôn được sản xuất trong điều kiện an toàn với môi trường, xã hội và trách nhiệm với người lao động Điều này đã gia tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của đơn vị trong môi trường hội nhập.

Trong nhóm các công ty sản xuất thức phẩm khác, Công ty Vinacaffe Biên hoà cũng rất thành công khi có sự chuyển đổi mô hình từ “bán hàng hóa” sang “xây dựng thương hiệu” và phân phối thông qua kênh bán hàng chuyên biệt (phân phối hàng hoá từ trực tiếp sang gián tiếp qua công ty mẹ Cổ phần hàng tiêu dùng Masan - MSC), ngoài ra, công ty trong năm cũng được cấp chứng nhận BRC về an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào các chuỗi siêu thị lớn tại châu Âu và Bắc Mỹ.

Có thể thấy, các công ty trên thực hiện và duy trì hiệu quả KSNB, nhà quản lý nhận thức và triển khai tại đơn vị một môi trường kiểm soát khoa học, nhận diện và đánh giá đúng rủi ro, các hoạt động trong đơn vị ở các bộ phận đều được kiểm soát tốt nên HQHĐ luôn được duy trì và nâng cao.

Bên cạnh đó, qua xem xét báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CBTP niêm yết tác giả nhận thấy đối với hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến hiệu quả tài chính yếu kém, thị trường bị thu hẹp đáng kể, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành (như trong bảng 4.2), đều do một số nguyên nhân cơ bản đến từ đặc thù ngành như rủi ro từ nguồn nguyên liệu không ổn định, rủi ro từ thị trường xuất khẩu do tỷ giá, thuế,

… Và các doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt những rủi ro đó.

Như Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An giang (AGF), các chỉ tiêu kế hoạch như: kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận đều không đạt như kế hoạch đã đề ra, phần lớn nguyên nhân đến từ hạn chế của khâu kiểm soát cung ứng, tài chính, tiêu thụ: công ty mất thị trường Mỹ vì mức thuế suất áp cho sản phẩm của công ty quá cao, nên Công ty không xuất hàng vào Mỹ; không đủ nguyên liệu sản xuất để cung cấp theo các hợp đồng cho các khách hàng truyền thống tại thi trường

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Xu thế phát triển của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 125

5.1 Xu thế phát triển của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngày 28/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 242/2019 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm

2020 và định hướng đến năm 2025”, với định hướng đến năm 2025, chất lượng quản trị của công ty niêm yết phải đạt mức bình quân của ASEAN 6.

Có thể thấy các cơ quan quản lý đang nỗ lực để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt nam từ Thị trường cận biên, và gần đây nhất, tháng 9/2019 Tổ chức cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu FTSE Russell đã công bố danh sách xếp hạng các thị trường chứng khoán, trong đó tiếp tục xếp Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp (Đan Thanh, 2019) FTSE phân chia thị trường chứng khoán theo 4 cấp: là Thị trường cận biên (Frontier), Thị trường mới nổi hạng hai (Secondary Emerging), Thị trường mới nổi (Advanced Emerging) và Thị trường phát triển (Developed) Việc Việt Nam lọt vào danh sách theo dõi và có khả năng sẽ được nâng hạng lên Thị trường mới nổi hạng hai đã cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện và phát triển thị trường vốn, cũng như đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp niêm yết Quản trị doanh nghiệp vì vậy không chỉ là câu chuyện riêng của từng công ty, mà trở thành trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung Theo đó, một cơ chế quản trị công ty đáng tin cậy, một Hội đồng quản trị có tầm vĩ mô, một hệ thống KSNB hiệu quả sẽ là các yếu tố quyết định cho HQHĐ trong dài hạn của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là với CPTPP đã có hiệu lực và EVFTA vừa ký kết, ngành thủy sản Việt Nam trong nhóm ngành CBTP được đánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi khá lớn khi đạt được những cam kết về cắt giảm thuế suất sâu nhất từ trước đến nay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chi-lê,

Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, NewZealand, Pê-ru, Singapo và Việt Nam Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 Đối với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 Còn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ký kết 30/6/2019 Các hiệp định này không chỉ tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu mà còn giúp ngành CBTP Việt Nam nâng cao năng lực quản trị, chất lượng để phát triển bền vững Các doanh nghiệp CBTP niêm yết cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm để được hưởng ưu đãi.

Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tăng sức ép cạnh tranh cho nhà sản xuất trong nước không chỉ về giá mà còn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt các doanh nghiệp CBTP sẽ chịu rủi ro về năng lực cạnh tranh rõ ràng nhất. Những cam kết về mặt môi trường, lao động và trách nhiệm xã hội cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động đổi mới mô hình, quy trình sản xuất, đánh bắt, chế biến để tạo ra sản phẩm an toàn, đặc thù Sản xuất phải tổ chức lại theo các chuỗi giá trị gắn kết, thúc đẩy sản xuất chất lượng theo các tiêu chuẩn được châu Âu chấp nhận như: HACPP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của tổ chức thú y thế giới (OIE) đối với sản phẩm động vật và IPPC (International Plant Protection Convention - Hiệp ước quốc tế về bảo vệ thực vật) đối với sản phẩm thực vật, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng như sản phẩm hữu cơ, giảm chi phí sản xuất, Để thực hiện được những vấn đề này, các doanh nghiệp CBTP thực sự cần một hệ thống KSNB phù hợp và hữu hiệu.

Hơn nữa, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra KSNB cũng như hầu hết các yếu tố của KSNB đều có tác động thuận chiều đến HQHĐ của doanh nghiệp. Đồng thời, trong nội dung đánh giá thực trạng KSNB của các doanh nghiệp CBTP tác giả nhận thấy KSNB tại các doanh nghiệp này vẫn còn một số hạn chế Hội nhập kinh tế thế giới cùng những thay đổi về công nghệ đang làm phát sinh nhiều rủi ro đe doạ đến các mục tiêu của doanh nghiệp Để có thể giữ vững thị phần trong nước và mở rộng thị trường quốc tế, đạt được HQHĐ tốt thì chính sách nhân sự, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, giám sát của các doanh nghiệp cũng cần thay đổi linh hoạt và phù hợp Do đó, gắn với mục tiêu HQHĐ của các doanh nghiệp, việc hoàn thiện KSNB đối với các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là thực sự quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Một số khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

5.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát

Theo kết quả phân tích định lượng thì yếu tố Môi trường kiểm soát có tác động thuận chiều đến ROA, ROE và HQHĐ_cạnh trạnh của doanh nghiệp Việc xây dựng và duy trì một môi trường kiểm soát tốt sẽ giúp đơn vị dễ thích nghi với những thay đổi bên trong và bên ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần đạt được các mục tiêu của đơn vị.

Trước tiên, các doanh nghiệp cần nâng cao tính chính trực và các giá trị đạo đức Dựa trên hạn chế của các doanh nghiệp CBTP niêm yết Việt Nam trong việc chưa ban hành thành những quy định cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức trong đơn vị để nhân viên nắm được cũng như hướng dẫn họ thực hiện, tác giả đề xuất các đơn vị nên xem xét có thể ban hành thành văn bản các tài liệu quy định về chuẩn mực hành vi đạo đức và tuyên truyền nó trong đơn vị (ví dụ như có thể ban hành Bộ Quy chế của đơn vị, xác định các chuẩn mực cụ thể trong quy tắc giao tiếp, ứng xử, cam kết đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng như giao tiếp với các bên liên quan (Đồng nghiệp, khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp ) cho các thành viên lãnh đạo cấp cao đến những cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty Hơn nữa, trong Bộ quy chế này cũng cần nêu rõ những biện pháp kỷ luật, xử phạt đối với các trường hợp vi phạm để có thể khuyến khích nhân viên tuân thủ nghiêm túc những quy định đó.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, hướng dẫn cho từng nhân viên trong đơn vị hiểu rõ các nội dung trong Bộ quy chế nói riêng cũng như có những giá trị chuẩn mực mà doanh nghiệp hướng tới là vấn đề rất quan trọng Có hiểu thì các nhân viên mới có thể vận dụng đúng đắn, linh hoạt trong các tình huống khác nhau Chính vì thế, hoạt động tuyên truyền, đào tạo cho nhân viên về Bộ quy chế này cần được các doanh nghiệp thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ hàng năm, có thể thông qua những buổi sinh hoạt, buổi họp của các phòng ban, bộ phận hoặc trong các lớp tập huấn, thông qua những tấm gương đạo đức của đơn vị.

Thông qua việc ban hành tài liệu quy định về chuẩn mực hành vi đạo đức trong đơn vị như Bộ quy chế chuẩn này, các hành vi của các nhân viên trong đơn vị sẽ được chuẩn hoá, hạn chế những vi phạm cũng như giảm thiểu những thiệt hại có thể có do những sai phạm đó gây ra đối với đơn vị (ví dụ chi phí chất lượng) Như vậy cũng góp phần giúp kiểm soát được chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thứ hai là vấn đề phân cấp quản lý cũng như đảm bảo sự tham gia phối hợp của Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị trong tổ chức điều hành tại các công ty.

Các doanh nghiệp cần mạnh dạn điều chỉnh và đổi mới đối với tổ chức quản lý, tăng cường số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập, không tham gia điều hành (phải có tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HQĐQT là thành viên độc lập), Quy chế hoạt động của hội đồng quản trị phải được hội đồng quản trị lập, Đại hội đồng cổ đông thông qua và công bố trên trang thông tin điện tử của công ty; các thành viên hội đồng quản trị độc lập của công ty cũng cần phải lập báo cáo đánh giá về hoạt động của hội đồng quản trị, tham dự họp đại hội đồng cổ đông thường niên để trả lời các câu hỏi của cổ đông tại cuộc họp (nếu có).

Các quyết định quan trọng của Hội đồng quản trị cần được dựa trên các thông tin trung thực do đó, để đảm bảo có được nguồn thông tin độc lập, khách quan các thành viên Ban kiểm soát cần có trình độ chuyên môn vững chắc, cung cấp cho hội đồng quản trị những báo cáo đánh giá cụ thể, gắn với thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Đồng thời, công ty cũng cần quy định rõ về yêu cầu đối với thành viên hội đồng quản trị độc lập: cần đủ điều kiện như là các chuyên gia, đã trải qua các kinh nghiệm thực tế, lựa chọn người phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty Bởi nếu chỉ đảm bảo điều kiện về tính độc lập như quy định của Nhà nước mà thiếu kinh nghiệm, không phải là các chuyên gia am hiểu sâu sắc về công ty và lĩnh vực hoạt động của công ty, thì sẽ rất khó để có thể xây dựng và quyết định các chiến lược quan trọng của công ty cũng như đưa ra các tư vấn quản lý cần thiết

Hơn nữa, hiện nay tại các công ty CBTP niêm yết Việt nam đều chưa qui định trách nhiệm giám sát việc bổ nhiệm các thành viên độc lập, một số ít công ty có công bố thông tin đầy đủ về các thành viên này Do đó, có thể qui định đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm giám sát các tiêu chí đối với các thành viên hội đồng quản trị độc lập trước khi trình đại hội đồng cổ đông phê duyệt và bổ nhiệm, tránh việc bổ nhiệm chỉ là hình thức.

Với năng lực và kinh nghiệm của mình, các thành viên Hội đồng quản trị độc lập sẽ đóng góp cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát huy lợi thế của công ty trước các đối thủ Đồng thời, sự đánh giá khách quan, mang tính phản biện của họ đối với các quyết định của ban lãnh đạo sẽ góp phần bảo vệ sự công bằng và vì quyền lợi của các cổ đông, hạn chế nếu có những quyết định mang tính lợi ích nhóm, từ đó làm tăng giá trị công ty, ảnh hưởng đến HQHĐ của công ty.

Vấn đề nhân sự cũng là một trong các vấn đề các doanh nghiệp CBTP cần đặc biệt lưu ý Bởi lẽ, đặc thù ngành nghề và tính chất công việc khiến cho nguồn lao động của các doanh nghiệp CBTP thường không ổn định, các chế độ phúc lợi, chính sách lương, thưởng đa dạng và cũng thay đổi liên tục tại nhiều thời điểm khác nhau, công việc vất vả, chịu nhiều áp lực cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người lao động Do đó, các chính sách về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cần hướng tới nâng cao điều kiện làm việc cũng như chính sách tiền lương hợp lý, có chế độ phụ cấp tương xứng cho người lao động tại các vị trí công việc khác nhau.

Trước tiên là chính sách tuyển dụng: Việc tuyển dụng của đơn vị cần được xây dựng theo kế hoạch năm, dựa trên mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn của đơn vị, để đảm bảo lao động được tuyển vào không những đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại mà còn là nhân tố phát triển trong các hoạt động tương lai của doanh nghiệp Bởi lao động của các doanh nghiệp đôi khi phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như số lượng các đơn đặt hàng Theo đó, từng vị trí, chức danh công việc cần được xây dựng tiêu chí riêng; có mô tả công việc rõ ràng và thông báo tuyển dụng theo từng thời điểm cụ thể sẽ được công khai trên website của Công ty, các phương tiện thông tin đại chúng.

Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Các hoạt động đào tạo không những giúp người lao động nâng cao kiến thức, kỹ năng để áp dụng hiệu quả vào công việc thực tế đang đảm nhiệm mà còn giúp họ phát triển của bản thân, muốn gắn bó với đơn vị Các khoá đào tạo cần được doanh nghiệp xây dựng theo những lớp ngắn hạn, trung hạn, có kế hoạch cụ thể hàng năm, hoặc khoá đột xuất theo nhu cầu cấp thiết của đơn vị và phải thiết kế riêng phù hợp với nhu cầu đào tạo của từng bộ phận, công việc khác nhau trong đơn vị (như với lao động tại các phân xưởng cần nâng cao tay nghề, hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm, tính kỷ luật,…, xem xét việc hợp tác đào tạo kết hợp cấp chứng chỉ cho kỹ thuật viên CBTP dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế Các đơn vị nên xây dựng riêng một Quỹ đào tạo và phát triển để có ngân sách phù hợp cho hoạt động này).

Chính sách lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ: Các nhà quản lý cần cân nhắc mức lương của nhân viên trong đơn vị theo các giai đoạn cụ thể để đảm bảo cạnh tranh, phù hợp với tiền công trên thị trường, và có động lực khuyến khích tăng năng suất lao động ngày một cao hơn Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CBTP niêm yết hiện nay đều đã áp dụng cách đánh giá KPI (Key Performance Indicator) trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua các chi tiêu như doanh số, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ phế phẩm,… tuy nhiên chưa đồng bộ Các doanh nghiệp nên áp dụng đồng bộ phần mềm đánh giá KPI để đo lường và đánh giá kết quả công việc của bộ phận, phân xưởng và toàn thể nhân viên Điều này sẽ giúp việc chi trả lương, thưởng của doanh nghiệp được chính xác, minh bạch và khiến nhân viên cảm thấy công bằng, hài lòng Theo đó, việc xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự cũng hiệu quả hơn.

Môi trường làm việc: Điều kiện làm việc của ngành CBTP có tính đặc thù, môi trường làm việc lạnh và ẩm ướt, mùi hôi khó chịu, nên các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc cải thiện các điều kiện này nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động cũng như giúp thu hút, giữ chân được họ gắn bó với đơn vị Các khu vực sản xuất cần được duy trì bề mặt đi lại/ làm việc để ngăn trơn, trượt ngã, trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị chống nóng, hút bụi, giảm tiếng ồn, các thiết bị bào hộ đầy đủ, đảm bảo an toàn, sạch sẽ Tại các đơn vị nên thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, bộ phận này sẽ được bố trí ở tất cả các bộ phận sản xuất để thường xuyên giám sát, nhắc nhở công nhân sản xuất chấp hành đúng quy trình vận hành máy móc cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh lao động Hơn nữa, do đặc thù làm việc trong ngành CBTP, công nhân thường phải đứng để làm, phải tiếp xúc với các loại hoá chất, môi trường làm việc lạnh và ẩm ướt, mùi hôi thuốc khử, mùi tanh tôm cá, mùi máy lạnh, nên một số bệnh nghề nghiệp phổ biến của công nhân là nấm kẽ tay, kẽ chân hay bệnh ngoài da, viêm xoang, thấp khớp, giãn tĩnh mạch, Vì vậy, định kỳ hàng năm, đơn vị cần phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động Ngoài ra, các đơn vị cũng nên thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện của các chuyên gia an toàn thực phẩm đối với người lao động ở các bộ phận khác nhau về các mối nguy mà họ có thể gặp phải khi thực hiện công việc hàng ngày Có như thế người lao động đảm bảo sức khoẻ cũng như cũng yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.

Yếu tố nguồn nhân lực được coi như là một nguồn lực quan trọng nhất giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển ổn định Do đó, các chính sách nhân sự nêu trên được thiết lập triển khai hiệu quả sẽ tạo ra một nguồn lao động mạnh mẽ, có chất lượng, góp phần đảm bảo ổn định các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, taọ ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt được ở trên, tác giả cũng nhận thấy luận án còn một số hạn chế nhất định và có thể tiếp tục được tìm hiểu trong các nghiên cứu tiếp theo Cụ thể là:

Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở không gian là các công ty CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn HNX và HoSE) Tác giả chưa nghiên cứu được các doanh nghiệp khác cùng ngành CBTP, việc mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với các doanh nghiệp CBTP có quy mô khác, chưa niêm yết trong các nghiên cứu tiếp sau có thể xem xét được liệu có sự khác nhau trong KSNB giữa các doanh nghiệp này hay không, và tác động của KSNB đến HQHĐ như thế nào.

Bên cạnh đó, ở khía cạnh HQHĐ, trong nghiên cứu này tác giả cũng mới chỉ xem xét qua các thước đo tài chính như chỉ tiêu ROA, ROE và thước đo phi tài chính ở khía cạnh cạnh tranh Hướng nghiên cứu sau này có thể tiếp tục tìm hiểu và đánh giá HQHĐ của doanh nghiệp ở các khía cạnh khác nữa sẽ toàn diện và đầy đủ hơn như khía cạnh khách hàng.

Ngoài ra, trong việc lựa chọn tìm hiểu các biến độc lập – các yếu tố của KSNB trong các doanh nghiệp, tác giả đã khảo sát dựa trên cơ sở nhận thức của người phỏng vấn về các nội dung KSNB trong khuôn khổ báo cáo COSO (2013) Tác giả cũng nhận thấy đề tài sẽ có giá trị cao hơn nếu tác giả phân tích định lượng dựa trên các thông tin về KSNB thực tế tại doanh nghiệp Trong các nghiên cứu tiếp theo khi thực hiện vềKSNB trong doanh nghiệp, tác giả sẽ tìm hiểu theo định hướng này.

Trong chương 5, tác giả đã nêu ra xu thế phát triển của ngành CBTP trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện KSNB đối với các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.Đồng thời, dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả đã đề xuất một số ý kiến gắn với năm yếu tố của KSNB là Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin và truyền thông và Giám sát nhằm giúp các doanh nghiệp CBTP niêm yết nâng cao HQHĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.Cuối chương, tác giả đã đề cập đến những hạn chế của nghiên cứu và sẽ cố gắng cải thiện trong các nghiên cứu sau này.

Ngày đăng: 22/12/2022, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Abraham Ayom Ayom (2013), Internal controls and peformance in Non – Governmental Organizations: a Case study of management Sciences for Health South Sudan, University Uganda Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internal controls and peformance in Non –Governmental Organizations: a Case study of management Sciences for HealthSouth Sudan
Tác giả: Abraham Ayom Ayom
Năm: 2013
2. Abushaiba, I. A, & Zainuddin, Y. (2012), “Performance measurement systemdesign, competitivecapability, andperformance consequences - A conceptual like”, International Journal of Business and Social Science, 3 (11), 184-193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Performance measurementsystemdesign, competitivecapability, andperformance consequences - Aconceptual like”, "International Journal of Business and Social Science
Tác giả: Abushaiba, I. A, & Zainuddin, Y
Năm: 2012
3. Aigbe, A. and James, E.M. (2011), "Bank monitoring, profit efficiency and the commercial lending business model", Journal of Economics and Business, 2011, Volume 63, Issuse 6, 531-551 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank monitoring, profit efficiency and thecommercial lending business model
Tác giả: Aigbe, A. and James, E.M
Năm: 2011
4. Ali A. Al – Thuneibat, Awad S. Al – Rehaily and Yousef A. Basodan (2015), “The impact of internal control requirements on profitability of Saudi shareholding companies”, International Journal of Commerce and Management, 252, 196-217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theimpact of internal control requirements on profitability of Saudi shareholdingcompanies”, "International Journal of Commerce and Management
Tác giả: Ali A. Al – Thuneibat, Awad S. Al – Rehaily and Yousef A. Basodan
Năm: 2015
5. Aman, H. and Nguyen P. (2008), “Do stock prices reflect the corporate governance quality of Japanese firm”, Journal of the Japanese and International Economies, 22(4), 647-662 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do stock prices reflect the corporategovernance quality of Japanese firm”, "Journal of the Japanese and InternationalEconomies
Tác giả: Aman, H. and Nguyen P
Năm: 2008
6. Ashbaugh-Skaife, H., Collins, D., Kinney JR, W. and Lafond, R. (2009), “The Effect of SOX Internal Control Deficiencies on Firm Risk and Cost of Equity”, Journal of Accounting Research, 47(1), pp.1-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TheEffect of SOX Internal Control Deficiencies on Firm Risk and Cost of Equity”,"Journal of Accounting Research
Tác giả: Ashbaugh-Skaife, H., Collins, D., Kinney JR, W. and Lafond, R
Năm: 2009
7. Bạch Huệ (2019), 3,5 tỷ USD xuất khẩu hải sản và chiếc thẻ vàng của EU, truy cập 21 tháng 10 năm 2019, http://vneconomy.vn/35-ty-usd-xuat-khau-hai-san-va-chiec-the-vang-cua-eu-20190226123440341.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: 3,5 tỷ USD xuất khẩu hải sản và chiếc thẻ vàng của EU
Tác giả: Bạch Huệ
Năm: 2019
8. Bejide, O. (2006), “Internal audit problems and possible solutions", CMD Workshop on Auditing in Private and Public Sector Organizations, Ikeja, pp. 14 - 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internal audit problems and possible solutions
Tác giả: Bejide, O
Năm: 2006
9. Bello, Daniel C. and David I. Gilliland (1997), “The Effect of Output Controls, Process Controls, and Flexibility on Export Channel Performance”. Journal of Marketing 61 (January): 22–38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Effect of Output Controls,Process Controls, and Flexibility on Export Channel Performance”. "Journal ofMarketing
Tác giả: Bello, Daniel C. and David I. Gilliland
Năm: 1997
10. Beneish, M., Billings, M. and Hodder, L. (2008), “Internal Control Weaknesses and Information Uncertainty”, The Accounting Review, 83(3), pp.665-703 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internal Control Weaknessesand Information Uncertainty”, "The Accounting Review
Tác giả: Beneish, M., Billings, M. and Hodder, L
Năm: 2008
12. Berrone, P., Surroca, J. and Tribo, J. (2005), "Corporate ethical identity as determinant of firm performance: a test of the mediating role of stakeholder satisfaction”, Business Economics Series, No. 8, Working Paper 05-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate ethical identity asdeterminant of firm performance: a test of the mediating role of stakeholdersatisfaction
Tác giả: Berrone, P., Surroca, J. and Tribo, J
Năm: 2005
13. Bollen, K.A. (1989), Structural Equations with Latent Variables, John Wiley and Sons, Inc., New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structural Equations with Latent Variables
Tác giả: Bollen, K.A
Năm: 1989
14. Boritz, E., & Lim, J. (2008), “IT-control weakness, IT governance and firm performance”, (CAAA) 2008 Annual Conference Paper Sách, tạp chí
Tiêu đề: Boritz, E., & Lim, J. (2008), “IT-control weakness, IT governance and firmperformance”
Tác giả: Boritz, E., & Lim, J
Năm: 2008
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản, ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 14/2009/TT-BNNngày 12/3/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hướng dẫn quảnlý môi trường trong chế biến thủy sản
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông
Năm: 2009
16. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bốthông tin trên thị trường chứng khoán
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2012
17. Bộ tài Chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015 18. Bộ Tài Chính (2019), Thông tư 23/2019/TT-BCT không áp dụng hạn ngạch thuếquan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN, ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc công bốthông tin trên thị trường chứng khoán", ban hành ngày 06 tháng 10 năm 201518. Bộ Tài Chính (2019), "Thông tư 23/2019/TT-BCT không áp dụng hạn ngạch thuế"quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN
Tác giả: Bộ tài Chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015 18. Bộ Tài Chính
Năm: 2019
19. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 03/2011/TT – BNNPTNT quy định về việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản, ban hành ngày 21 tháng 1 năm 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 03/2011/TT –BNNPTNT quy định về việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảmbảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản
Tác giả: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2011
20. Brahmadev Panda (2017), “Agency theory: Review of Theory and Evidence on Problems and Perspectives”, Indian Journal of Corporate Governance, 10(1), pp 74-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agency theory: Review of Theory and Evidence onProblems and Perspectives”, "Indian Journal of Corporate Governance
Tác giả: Brahmadev Panda
Năm: 2017
21. Bùi Thị Minh Hải (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanhnghiệp may mặc Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Minh Hải
Năm: 2012
22. Cavusgil, S. T., & Zou, S. (1994), “Marketing strategy-performance relationship:An investigation of the empirical link in export market ventures”, Journal of Marketing , 58 (1): 1-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing strategy-performance relationship:An investigation of the empirical link in export market ventures”, "Journal ofMarketing
Tác giả: Cavusgil, S. T., & Zou, S
Năm: 1994

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w