1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN

109 3,8K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các khoản phải thu- phải trả tại Công ty TNHH Successful Man. Với sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên khi nghiên cứu trong phạm vi Công ty em chỉ mới dừng lại ở góc độ so sánh, xem xét, đánh giá tổng quan về tình hình tổ chức công tác kế toán các khoản phải thu - phải trả tại Công ty trong tháng 12 năm 2010.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và số liệu trong báo cáo luận văn tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH SUCCESSFUL MAN, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP.HCM, Ngày… tháng… năm

Tác giả

Trang 2

LỜI CẢM ƠN



Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kế Toán Trường Đại Học Kỹ Thuật- Công Nghệ TP.HCM đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, cô Trần Thị Hải Vân đã trực tiếp hướng dẫn những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề báo cáo luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, quý anh chị phòng kế toán CTY SUCCESSFUL MAN đã tận tình tạo điều kiện thuận lợi để em tiếp xúc với công việc thực tế, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến quý thầy cô , Ban Lãnh Đạo cùng các anh chị trong Công ty lời chúc sức khỏe

TP.HCM, Ngày … tháng… năm

Sinh Viên Thực Hiện

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU – PHẢI TRẢ TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1 Các khoản phải thu, phải trả trong doanh nghiệp 3

1.1.1 Các khoản phải thu .3

1.1.2 Các khoản phải trả 3

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu- phải trả 4

1.2 Kế toán các khoản phải thu, phải trả trong doanh nghiệp .5

1.2.1 Kế toán các khoản phải thu 5

1.2.1.1 Kế toán phải thu khách hàng 5

1.2.1.2.Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 8

1.2.1.3 Kế toán các khoản phải thu khác: 10

1.2.1.4 Dự phòng nợ phải thu khó đòi: 13

1.2.2 Kế toán các khoản phải trả trong DN: 16

1.2.2.1 Kế toán khoản đi vay ngắn hạn: 16

1.2.2.2 Kế toán các khoản phải trả thương mại và phải trả khác: 18

1.2.2.2.1 Kế toán phải trả cho người bán: 18

1.2.2.2.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: 23

1.2.2.2.3Kế toán phải trả người lao động: 30

1.2.2.2.4 Kế toán các khoản phải trả khác: 33

CHÖÔNG 2:THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ TẠI 36

COÂNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN 36

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH SUCCESSFUL MAN 36

2.1.1 Quá trình hình thành công ty: 36

2.1.1.1 Giới thiệu về công ty: 36

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 36

2.1.1.3 Quy trình sản xuất tại công ty .37

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 38

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: .38

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 38

2.1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toántại công ty Successful man: 39

2.1.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 39

2.1.2.3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Successful Man: 39

2.1.2.3.4 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 40

2.1.2.3.5 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ 41

2.1.2.3.6.Hình thức kế toán tại công ty TNHH Successful Man: 41

2.1.2.3.7 Nội dung công tác kế toán 41

2.1.2.3.8 Hình thức tổ chức kế toán: 43

2.1.2.3.9 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Successful Man: 46

2.2 Thực tế công tác kế toán các khoản phải thu- phải trả tại Cty TNHH SUCCESSFUL MAN 48

Trang 4

2.2.1 Kế toán các khoản phải thu tại công ty : 48

2.2.1.1 Kế toán phải thu khách hàng: 48

2.2.1.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ: 56

2.2.1.3 Kế toán các khoản phải thu khác: .61

2.2.1.4 Nhận xét các khoản phải thu 62

2.2.2 Kế toán các khoản phải trả: 65

2.2.2.1 Kế toán các khoản vay ngắn hạn của Công ty: 65

2.2.2.2 Kế toán các khoản phải trả thương mại và phải trả khác: 65

2.2.2.2.1 Kế toán các khoản phải trả người bán tại công ty: 65

2.2.2.2.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: 73

2.2.2.2.4 Kế toán các khoản phải trả , phải nộp khác tại công ty 81

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN 87

3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán các khoản phải thu- phải trả tại Công ty TNHH SUCCESSFUL MAN: 87

3.1.1Những ưu điểm : 87

3.1.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: 87

3.1.1.3 Về sổ sách kế toán: 88

3.1.2 Những nhược điểm: 88

3.1.2.4 Về trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi: 90

3.2 Một số giải pháp, ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu, phải trả tại Công ty: 90

3.2.1 Đối với kế toán các khoản phải thu khách hàng 90

3.2.2 Đối với kế toán các khoản phải trả người bán 93

3.2.3 Đối với khoản phải trả người lao động 95

3.2.4 Về việc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi: 96

3.3 Một số giải pháp hỗ trợ khác: 98

3.3.1Hoàn thiện các phương thức thanh toán để quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng: 98

3.3.2Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán: 98

3.3.3 Việc phân tích báo cáo 99

3.3.4 Việc nguồn nhân lực của công ty: 99

KẾT LUẬN 100

Trang 5

TGHĐ Tỷ giá hối đoái

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.11 Kế toán chênh lệch TGHĐ đánh giá lại các khoản mục tiền tệ 22 có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính

Bảng 1 Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với khách hàng 55Bảng 2 Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người bán 72

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh

tế, các doanh nghiệp đều phải đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải luôn

tự đổi mới và hoàn thiện để phát huy những ưu điểm và ngành nghề kinh doanh của mình.Trong điều kiện đó muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu hoạt động phù hợp với năng lực của mình, có phương án sản xuất và sử dụng nguồn vốn sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Muốn làm được điều đó thì trước hết các doanh nghiệp phải nắm vững được tình hình tài chính của mình

Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không thì chúng ta xem xét tổng thể khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính của DN Nếu hoạt động tài chính tốt

DN sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào và đảm bảo doanh nghiệp sẽ ít đi chiếm dụng vốn Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản nợ phải thu, phải trả sẽ kéo dài Điều này sẽ không tốt cho DN chủ động về vốn để đảm bảo quá trình SXKD và mang lại hiệu quả cao

Xuất phát từ yêu cầu mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về công tác kế toán các khoản phải thu phải trả gắn liền với một đơn vị cụ thể Trong thời gian thực

tập tại Công ty TNHH SUCCESSFUL MAN, em đã chọn đề tài: “ Kế toán các

khoản phải thu- phải trả tại công ty TNHH SUCCESSFUL MAN” để làm

chuyên đề tốt nghiệp

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các khoản phải thu- phải trả tại Công ty

TNHH Successful Man Với sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên khi nghiên cứu trong phạm vi Công ty em chỉ mới dừng lại ở góc độ so sánh, xem xét, đánh giá tổng quan về tình hình tổ chức công tác kế toán các khoản phải thu - phải trả tại Công ty trong tháng 12 năm 2010

Trang 8

Mục đích nghiên cứu :

- Tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích kế toán các nghiệp vụ thanh toán

- Thu thập, đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán các khoản phải thu- phải trả tại Công ty TNHH Successful Man

- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu -phải trả tại Công ty

Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:

Trong quá trình làm đề tài, em đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát, phương pháp thống kê, thu thập số liệu

- Phương pháp nghiên cứu kế toán

Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Successful Man mà cụ thể là công tác kế toán các khoản phải thu – phải trả tại Công ty

Tài liệu thu thập gồm: các sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan, báo cáo tài chính năm 2010, các thông tư của Bộ Tài Chính về chế độ kế toán hiện hành…

Kết cấu của chuyên đề: Bố cục gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thu - phải trả trong DN Chương 2: Thực trạng tình hình kế toán các khoản phải thu - phải trả tại

Công ty TNHH Successful Man

Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện

công tác kế toán các khoản phải thu - phải trả tại Công ty TNHH Successful Man

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, sự giúp đỡ tạo điều kiện thực tập của Ban lãnh đạo Công ty và Phòng Kế toán, nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế, thời gian tiếp cận thực tế tương đối ngắn nên chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót Mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và anh, chị ở phòng Kế toán để bản thân em nhận thức đúng hơn về tầm quan trọng của công tác kế toán các khoản phải thu- phải trả trong DN

Trang 9

CHƯƠNG1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU – PHẢI TRẢ TRONG DOANH

NGHIỆP1.1 Các khoản phải thu, phải trả trong doanh nghiệp

1.1.1 Các khoản phải thu

1.1.1.1 Khái niệm

Các khoản phải thu là nợ phải thu phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dich vụ và những trường hợp khác liên quan đến một bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời như chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, cho mượn ngắn hạn…

1.1.1.2 Phân loại

Theo thời hạn thu hồi nợ

Phân nợ theo thời hạn thu hồi gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn:

+ Nợ ngắn hạn là khoản nợ có thời hạn thu hồi không quá một năm hoặc trong

một chu kỳ kinh doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng

+ Nợ dài hạn là khoản nợ có thời hạn thu hồi hơn một năm hoặc quá một chu

kỳ kinh doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng

1.1.1.4 Tài khoản sử dụng

TK 131 “ Phải thu của khách hàng”

TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”

TK 138 “ Phải thu khác”

1.1.2 Các khoản phải trả

1.1.2.1 Khái niệm

Trang 10

Các khoản phải trả là nợ phải trả bao gồm các khoản nợ mà doanh nghiệp đang vay nhằm bổ sung phần thiếu hụt vốn hoạt động và các khoản nợ khác phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như nợ người bán, cung cấp dịch vụ, nợ thuế, nợ phải trả khác…

1.1.2.2 Phân loại

Theo thời hạn thu hồi

Phân nợ phải trả theo thời hạn thu hồi gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

+ Nợ ngắn hạn là khoản nợ có thời hạn phải trả không quá một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng + Nợ dài hạn là khoản nợ có thời hạn phải trả hơn một năm hoặc quá một chu kỳ kinh doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng

1.1.2.4.Tài khoản sử dụng: Tài khoản loại 3, chia ra các nhóm

Nhóm TK 31: gồm các khoản nợ vay hoặc có tính chất như vay sẽ đáo hạn trả trong năm tài chính hiện hành hoặc trong vòng 12 tháng

Nhóm TK 33: gồm các khoản phải trả thương mại và phải trả khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh

Nhóm TK 34: gồm các khoản vay hoặc có tính chất như vay sẽ đáo hạn trả trên

12 tháng hoặc không xác định thời gian trả

Nhóm TK 35: gồm các khoản dự phòng phải trả hoặc có thể không xảy ra phải trả trong tương lai

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu- phải trả

- Phản ánh và theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kinh doanh chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian thanh toán được

Trang 11

- Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp của phần hành các khoản phải thu, phải trả.

- Thực hiện giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành các kỷ luật thanh toán tài chính, tín dụng

- Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và công nợ có khả năng khó trả, khó thu, để quản lý tốt công nợ, góp phần cải thiện tốt tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.2 Kế toán các khoản phải thu, phải trả trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán các khoản phải thu

1.2.1.1 Kế toán phải thu khách hàng

Quan hệ phải thu KH nảy sinh khi DN bán vật tư, hàng hóa, tài sản thanh lý,

dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc theo phương thức trả trước Để tránh mất mát, rủi ro do KH mất hoặc giảm khả năng thanh toán nợ DN cần tổ chức tốt công tác kế toán thanh toán với từng đối tượng KH, đặc biệt với những KH có số tiền phải thu lớn

Chứng từ sử dụng: hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng, phiếu thu, chi Tài khoản sử dụng: TK 131 “ Phải thu của khách hàng”.

TK 131 “ Phải thu khách hàng”

SDĐK: Khoản phải thu KH đầu kỳ

- Số tiền phải thu KH mua chịu - Số nợ phải thu đã thu của KH

- Số tiền thu thừa của khách đã trả lại - Nợ phải thu giảm do giảm giá,

chiết khấu, trả lại hàng

- Số tiền KH ứng trước để mua hàng

SDCK: Số tiền còn phải thu KH cuối kỳ

TK 131 có thể có dư Có, vì vậy khi tổng hợp nợ với khách hàng cần phản ánh riêng các khách hàng có số dư Nợ để ghi vào chỉ tiêu bên “ Tài sản” và phản ánh riêng các khách hàng có số dư Có để ghi vào chỉ tiêu bên “ Nguồn vốn” của Bảng cân đối kế toán

Trang 12

Các nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản:

Khoản tiền khách hàng nợ do mua hàng, sản phẩm, dịch vụ:

Nợ TK 131: phải thu KH

Có TK 511, 515, 711: doanh thu bán hàngTrả lại tiền cho KH trong trường hợp số tiền KH ứng trước nhiều hơn số tiền phải trả:

Nợ TK 113: tiền đang chuyển

Có TK 131: phải thu KH

Bù trừ khoản nợ phải thu và nợ phải trả cho cùng một đối tượng:

Nợ TK 331: phải trả người bán

Có TK 131: phải thu KHKhoản chiết khấu, giảm giá và hàng trả lại được tính vào giảm khoản phải thu:

Nợ TK 521, 531, 532: khoản chiết khấu, giảm giá và hàng trả lại

Có TK 131: phải thu KHKhách hàng thanh toán nợ bằng vật liệu, hàng hóa, dụng cụ:

Nợ TK 152, 153, 156: vật liệu, hàng hóa, dụng cụ

Có TK 131: phải thu KHTrong trường hợp khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ:

+ Mệnh giá đồng ngoại tệ thời điểm trả cao hơn thời điểm nợ:

Nợ TK 111, 112: khoản tiền KH thanh toán

Có TK 131: phải thu KH

Có TK 515: phần chênh lệch tăng

Trang 13

+ Mệnh giá đồng ngoại tệ thời điểm trả thấp hơn thời điểm nợ:

Nợ TK 111, 112: khoản tiền KH thanh toán

Bù trừ khoản nợ phải thu và nợ phải

trả của cùng 1 đối tượng

521,531,532

Khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả

lại tính trừ vào số tiền KH trả nợ

152,153

KH thanh toán nợ bằng vật liệu,

Trang 14

dụng cụ, hàng hóa

1.2.1.2.Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Tài khoản sử dụng: TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” tài khoản này theo dõi

các khoản thuế GTGT đầu vào khi DN mua hàng hóa dịch vụ, TK này chỉ sử dụng cho những doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

TK 133 có 2 TK cấp 2:

1331: “ Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ”

1332: “ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”

TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”

SDĐK: Khoản thuế GTGT được khấu trừ đầu kỳ

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh - Khấu trừ thuế

- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu - Số thuế không được khấu trừ

- Hoàn thuế GTGT đầu vào

SDCK: Khoản thuế GTGT được khấu trừ cuối kỳ

Chứng từ sử dụng :hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT…

Các nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản:

Khi doanh nghiệp mua hàng hóa, vật liệu, dụng cụ:

Nợ TK 151, 152, 153, 156: giá mua

Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 331: số tiền thanh toánKhi doanh nghiệp trả lại hàng cho bên bán:

Nợ TK 111, 112, 331: giảm khoản tiền thanh toán

Có TK 151, 152, 153, 156: giá mua của hàng trả lại

Có TK 133 : Thuế GTGT đầu vào của hàng trả lạiThuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu:

Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333( 33312): Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Số thuế không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán:

Trang 15

Nợ TK 3331: thuế GTGT phải nộp

Có TK 133: thuế GTGT được khấu trừKhi doanh nghiệp được hoàn thuế đầu vào:

Nợ TK 111, 112: khoản thu do được hoàn thuế

Có TK 133 : khoản thuế được hoàn lại

Sơ đồ 1.3 Thuế GTGT được khấu trừ

151,152,156 111,331

Hàng trả lạiGiá mua

Số tiền Thuế GTGT Khấu trừ thuế

thanh toán đầu vào phát

Trang 16

1.2.1.3 Kế toán các khoản phải thu khác:

Kế toán các khoản phải thu khác phản ánh các khoản thu không đề cập trong nội dung thu ở TK 131, 133

Tài khoản sử dụng: TK 138: “ Phải thu khác” TK 138 gồm các TK cấp 2:

TK 1381: “ Tài sản thiếu chờ xử lý”: phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân còn chờ xử lý

TK 1388: “ Phải thu khác”: phản ánh các khoản thu như thu về bồi thường, các khoản tiền phải thu do cho mượn, các khoản thu về ủy thác xuất nhập khẩu, phải thu về khoản nhận cổ tức, tiền lãi đầu tư, các khoản thu khác

TK 138 “ Phải thu khác”

SDĐK: các khoản phải thu khác đầu kỳ

- Các khoản phải thu khác phát sinh - Khoản phải thu khác đã thu

trong kỳ

SDCK: các khoản phải thu khác cuối kỳ

Chứng từ sử dụng: phiếu thu, chi, biên bản xác nhận tài sản thiếu, giấy báo Nợ Các nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản:

Trang 17

Có TK 211: nguyên giá TSCĐTài sản thiếu và bắt bồi thường:

Nợ TK 1388: khoản thu về bồi thường

Nợ TK 334: trừ vào lương của nhân viên làm thiếu, mất tài sản

Nợ TK 111: khoản tiền thu từ việc bồi thường

Có TK 1381: tài sản thiếuTrị giá tài sản thiếu tính vào giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 1381: tài sản thiếuTrị giá tài sản thiếu ghi giảm nguồn vốn:

Nợ TK 415, 411, 441: nguồn vốn kinh doanh, các quỹ

Có TK 1381: tài sản thiếu Tri giá tài sản thiếu tính vào chi phí SXKD:

211 Ghi giảm nguồn vốn

NG Giá trị còn lại của

TSCĐ thiếu mất 627,641,642

214 Tính vào chi phí SXKDHao mòn

Trang 18

Tài sản thiếu bắt bồi thường:

Nợ TK 1388: khoản phải thu bồi thường

Có TK 1381: tài sản thiếu bắt bồi thườngKhoản thu từ hoạt động khác mang lại:

Nợ TK 1388: phải thu khác

Có TK 711: thu nhập khácKhoản phải thu khấu trừ vào tiền lương:

Nợ TK 334: phải trả người lao động

Có TK 1388: phải thu khácThu hồi các khoản đã cho mượn, bắt bồi thường và các khoản nợ khác:

Nợ TK 111, 112, 152: khoản thu hồi, bồi thường và nợ khác

Có TK 1388: khoản phải thu khácKhoản không thu được tính vào chi phí quản lý hoặc chi phí khác:

Nợ TK 642: chi phí quản lý DN

Nợ TK 811: chi phí khác

Có TK 1388: phải thu khác

Trang 19

Sơ đồ 1.5 Phải thu khác

Cho mượn tiền, vật liệu Khấu trừ vào tiền lương

Khoản mất,thiếu bắt 111,112,152

bồi thường Thu hồi các khoản đã cho mượn

1381 bắt bồi thường, khoản nợ khác

Tài sản thiếu bắt bồi thường 642, 811

Khoản không thu được tính vào

711 chi phí quản lý hoặc chi phí khác

Khoản thu từ hoạt độngkhác mang lại

1.2.1.4 Dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản

dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán Dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán Các nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản:

1 Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định

số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó

Trang 20

đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

2 Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)

3 Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác

4 Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,

Trang 21

Có TK 711 - Thu nhập khác.

5 Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112, (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)

Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành)

Có các TK 131, 138,

Sơ đồ1.6 Dự phòng nợ phải thu khó đòi

139

Trang 22

1.2.2 Kế toán các khoản phải trả trong DN:

1.2.2.1 Kế toán khoản đi vay ngắn hạn:

Tài khoản sử dụng: TK 311: “ Vay ngắn hạn”.

TK 311 “ Vay ngắn hạn”

SDĐK: Số nợ vay ngắn hạn đầu kỳ

- Khoản vay ngắn hạn đã trả - Khoản vay ngắn hạn phát sinh trong kỳ

- Đánh giá tỷ giá ngoại tệ giảm vào cuối năm - Đánh giá tỷ giá ngoại tệ tăng vào cuối năm

SDCK: Số nợ vay ngắn hạn cuối kỳ

Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Có…

Các nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản:

Vay mua vật liệu, công cụ, hàng hóa, TSCĐ:

Nợ TK 152, 153, 156, 211

Có TK 311: khoản vay ngắn hạnVay để trả nợ:

Nợ TK 331: phải trả người bán

Nợ TK 338: phải trả khác

Có TK 311: khoản vay ngắn hạnVay để thanh toán dịch vụ tính vào chi phí:

Nợ TK 627, 641, 642: chi phí

Có TK 311: khoản vay ngắn hạnVay chuyển thành tiền để sử dụng:

Nợ TK 111, 112: tiền sử dụng

Có TK 311: khoản vay ngắn hạnTrả nợ bằng tiền:

Nợ TK 311: khoản vay ngắn hạn

Có TK 111, 112: số tiền thanh toán khoản vay ngắn hạnTiền đang chuyển thành khoản trả nợ:

Nợ TK 311: khoản vay ngắn hạn

Trang 23

Có TK 113: tiền đang chuyểnDoanh thu bán hàng chuyển thành khoản trả nợ:

Nợ TK 311: khoản vay ngắn hạn

Có TK 511: doanh thu bán hàngKhoản thu của KH được chuyển thành khoản trả nợ vay:

Nợ TK 311: khoản vay ngắn hạn

Có TK 131: phải thu khách hàngTrong trường hợp DN vay bằng ngoại tệ thì cũng hạch toán tương tự chỉ khác phần chênh lệch tỷ giá đồng ngoại tệ khi vay và trả, nếu tỷ giá đồng ngoại tệ khi vay > trả thì DN ghi Có TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính”, nếu tỷ giá đồng ngoại tệ khi vay < trả thì DN ghi Nợ TK 635 “ Chi phí tài chính”,cuối kỳ kế toán đánh giá lại tỷ giá tăng hay giảm và thể hiện trên tài khoản 413: “ Chênh lệch

tỷ giá hối đoái”

Sơ đồ 1.7 Vay ngắn hạn bằng tiền Việt Nam

Doanh thu bán hàng chuyển Vay để thanh toán dịch vụ

thành khoản trả nợ tính vào chi phí

Khoản thu của KH được Vay chuyển thành tiền chuyển thành khoản trả nợ để sử dụng

Trang 24

Sơ đồ 1.8 Vay ngắn hạn bằng ngoại tệ

Chênh lệch Đánh giá tỷ giá tăng

Hoặc đánh giá lại cuối năm tỷ giá giảm

1.2.2.2 Kế toán các khoản phải trả thương mại và phải trả khác:

1.2.2.2.1 Kế toán phải trả cho người bán:

Phải trả cho người bán thường xảy ra trong quan hệ mua bán vật tư, công cụ dụng

cụ, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ…Khi DN mua chịu sẽ dẫn đến phát sinh nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả, khi DN ứng trước tiền mua hàng cho người bán sẽ nảy sinh một khoản tiền nợ phải thu với người cung cấp

Tài khoản sử dụng: TK 331: “ Phải trả người bán”.

TK 331 “ Phải trả người bán”

SDĐK: Số tiền phải trả người bán đầu kỳ

- Số nợ phải trả người bán đã trả - Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng

- Số nợ được ghi giảm do người bán chấp - Người bán trả lại tiền DN đã ứng trước

nhận giảm giá , chiết khấu, trả lại hàng - Trị giá hàng nhận theo số tiền ứng trước

Trang 25

- Số tiền ứng trước cho người bán - Số nợ điều chỉnh lại theo hóa đơn do trước

đây ghi theo giá tạm tính SDCK: Số tiền phải trả người bán cuối kỳ Chứng từ sử dụng: hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán, phiếu chi, phiếu thu… Các nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản:

Mua hàng chưa thanh toán tiền:

Nợ TK 152, 153: trị giá vật liệu, công cụ dụng cụ mua

Nợ TK 241: xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 331: phải trả người bánNgười bán trả lại tiền đã nhận ứng trước của DN:

Nợ TK 111, 112: khoản tiền được trả lại

Có TK 331: phải trả người bánVay ngắn hạn để thanh toán với người bán:

Nợ TK 331: phải trả người bán

Có TK 311: khoản vay ngắn hạnDùng tiền để thanh toán cho người bán:

Nợ TK 331: phải trả người bán

Có TK 111, 112, 113: số tiền thanh toánBút toán trên cũng được áp dụng trong trường hợp DN ứng trước tiền cho người bán

Khoản chiết khấu, giảm giá, trả lại hàng đã mua do không đúng với hợp đồng, kế toán ghi giảm khoản phải trả:

Nợ TK 331: phải trả người bán

Trang 26

Có TK 521: chiết khấu thương mại

Có TK 531: hàng trả lại

Có TK 532: giảm giá hàng bánKhấu trừ nợ phải thu ( cùng một đối tượng mua bán):

Nợ TK 311: phải trả người bán

Có TK 131: phải thu khách hàngTrong trường hợp phải trả cho người bán bằng ngoại tệ:

+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 331: (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111 (1112) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, ghi:

Nợ TK 331: (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có TK 111 (1112) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)

Sơ đồ 1.9 phải trả cho người bán bằng ngoại tệ

(Giống vay ngắn hạn bằng ngoại tệ)

Sơ đồ 1.10 Phải trả cho người bán bằng tiền VND

111,112,113 331 152,153,211,213

Dùng tiền để thanh toán và ứng Mua tài sản chưa thanh

trước tiền cho người bán toán tiền

311 621,627,641,642

Vay ngắn hạn để thanh toán Khoản phải thanh toán về cung cấp

dịch vụ dùng cho hoạt động SXKD

Khoản chiết khấu, giảm giá, trả Khoản phải thanh toán về XDCB

lại hàng đã mua do không SCL TSCĐ

Trang 27

đúng với hợp đồng

Khấu trừ nợ phải thu Người bán trả lại tiền

(cùng một đối tượng mua bán) đã nhận ứng trước

* Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái:

TK sử dụng : TK 413 “ Chênh lệch tỷ giá hối đoái” , tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính

TK 413 có 3 TK cấp 2:

4131: Chênh lệch TGHĐ đánh giá lại cuối năm tài chính

4132: Chênh lệch TGHĐ trong giai đoạn đầu tư XDCB

TK 4131

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do danh giá

lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại

tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của

hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động

đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có

cả hoạt động đầu tư XDCB);

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối

đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền

tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính

(Lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh

vào doanh thu hoạt động tài chính;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB);

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái

do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính;

Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh

hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ

có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) ở thời điểm

cuối năm tài chính;

Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) ở thời điểm cuối năm tài chính;

Trang 28

Phương pháp hạch toán kế toán chênh lệch TGHĐ đánh giá lại cuối năm

Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ( đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo TGHĐ bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch TGHĐ (lãi hoặc lỗ)

- Nếu phát sinh lãi TGHĐ, ghi:

Nợ TK 111,112, 131,136,

Có TK 4131- Chênh lệch TGHĐ

- Nếu phát sinh lỗ TGHĐ, ghi:

Nợ TK 4131- Chênh lệch TGHĐ

Có TK 111,112,131,136,

Sơ đồ 1.11 Kế toán chênh lệch TGHĐ đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính

Chênh lệch tỷ giá giảm nếu tỷ giá b\q liên NH nhỏ hơn tỷ giá ghi số kề toán ( đối

với TK vốn bằng tiền và nợ phải thu có gốc ngoại tệ)

TK 413 (4131, 4132) TK 141, 112, 131

Chênh lệch tỷ giá tăng nếu tỷ giá gd b/q hơn NHlớn hơn tỷ giá ghi số kế toán ( đối với các TK vốn bằng tiền

và nợ phải thu có gốc ngoại tệ)

TK 311, 331,315,… Chênh lệch tỷ giá gd b/q liên NH lớn hơn tỷ giá

ghi sổ kế toán (đối với các TK nợ phải trả có gốc ngoại tệ)

Chênh lệch tỷ giá giảm nếu tỷ giá gd b/q liên NH nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán

(đối với các TK nợ phải trả có gốc ngoại tệ)

Trang 29

1.2.2.2.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:

Tài khoản sử dụng TK 333

“ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”: phản ánh khoản thanh toán với Nhà nước về thuế và những khoản nộp khác theo quy định

TK 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”

SDĐK:Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước đầu kỳ

- Thuế, phí, lệ phí đã nộp - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- Các khoản tiền thuế được miễn, - Các khoản nghĩa vụ phải nộp thêm do

giảm đã được thông báo truy thu tăng thu

- Số tiền đã nộp thừa đã thanh toán hoặc

đã kết chuyển

SDCK: Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước cuối kỳ

TK 333 có các TK cấp 2:

TK 3331 “ Thuế GTGT phải nộp” Tài khoản này có 2 TK cấp 3:

TK 33311 “ Thuế GTGT đầu ra”

TK 3336 “ Thuế tài nguyên”

TK 3337 “ Thuế nhà đất, tiền thuê đất”

TK 3338 “ Các loại thuế khác”

TK 3339 “ Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác”

Một số công thức tính các loại thuế:

Thuế GTGT:

Trang 30

DN tính thuế GTGT theo 1 trong 2 phương pháp sau:

Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: khi DN mua tài sản, dịch vụ, hàng hóa…phải hạch toán thuế GTGT đầu vào, khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn GTGT, hạch toán thuế GTGT đầu ra Cuối tháng khấu trừ thuế GTGT theo công thức:

Nếu thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào, thì DN chỉ khấu trừ theo thuế đầu ra thực tế, số thuế đầu vào còn lại được chuyển sang kỳ sau khấu trừ tiếp:

Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: khi mua tài sản, dịch vụ… DN không hạch toán thuế GTGT đầu vào, khi bán hàng hóa, dịch vụ lập hóa đơn theo mẫu hóa đơn thông thường và không hạch toán thuế Cuối tháng tính thuế GTGT theo công thức:

Đối với hàng nhập khẩu giá tính thuế GTGT bao gồm giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu( NK) và cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt( TTĐB) ( nếu có) Giá nhập khẩu bằng ngoại tệ nên khi tính thuế phải quy đổi theo tiền Việt Nam, tính theo tỷ giá giao dịch ngoại tệ bình quân liên ngân hàng

Thuế tiêu thụ đặc biệt ( TTĐB):

Đối với các DN SXKD trong nước sản xuất những sản phẩm chịu thuế TTĐB thì phải nộp thuế TTĐB thay cho thuế GTGT ở khâu đầu tiên tạo ra sản phẩm, hàng hóa Thuế TTĐB được tính theo hóa đơn không GTGT như sau:

Mức thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào còn phải nộp

Thuế GTGT đầu ra = Doanh thu chưa thuế x Thuế suất thuế GTGT %

Thuế GTGT = ( DT chịu thuế - giá vốn hàng bán) x Thuế suất thuế GTGT % trực tiếp phải nộp

Thuế GTGT = giá hàng NK + Thuế NK, thuế TTĐB x Thuế suất thuế hàng NK phải nộp theo VNĐ theo VNĐ GTGT %

Trang 31

Đối với hàng nhập khẩu giá tính thuế TTĐB là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp( TNDN):

Thuế TNDN tạm tính dựa vào tổng thu nhập hàng quý và quyết toán cuối năm trên tổng thu nhập trong năm Tổng thu nhập chịu thuế bao gồm lợi nhuận từ hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động khác

Các khoản điều chỉnh tăng và giảm thu nhập chịu thuế là điều chỉnh từ các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí trong kỳ phù hợp theo phạm vi tính vào thu nhập chịu thuế của luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân( TNCN):

Theo luật thuế hiện nay, nếu thu nhập bình quân một lao động lớn hơn số tiền quy định thu nhập mỗi tháng theo từng đối tượng xác định theo luật thuế thu nhập cao thì phải bị điều tiết theo thuế thu nhập cao Cuối năm hoặc hết hạn hợp đồng trong năm phải tính toán lại và thanh toán với cơ quan thuế

Thuế TNCN được kế toán trừ vào thu nhập của người lao động trước khi chi tiền trả cho người lao động Kế toán công ty phải kê khai đầy đủ số người trong đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế, giữ chứng từ, sổ sách có liên quan đến thu nhập của từng người, nhận tờ khai của người nộp thuế và nộp cho cơ quan thuế,

Giá tính thuế Giá bán chưa thuế( mẫu HĐ không thuế GTGT) =

TTĐB 100% + thuế suất thuế TTĐB %

Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN %

Tổng TN = Tổng lợi nhuận + Các khoản điều chỉnh - Các khoản điều chỉnh chịu thuế kế toán trước thuế tăng TN chịu thuế giảm TN chịu thuế

Trang 32

khấu trừ, thông báo số thuế thu nhập phải nộp của từng người và nộp cho ngân sách Nhà nước theo quy định.

Cách tính thuế theo thuế suất tăng dần khi thu nhập tăng dần:

Thuế xuất, nhập khẩu( XNK):

Thuế XNK được tính theo từng chuyến hàng XNK, được tính theo Đồng Việt Nam Hiện nay thuế xuất khẩu tính theo giá FOB, thuế nhập khẩu tính theo giá CIF bằng ngoại tệ ghi trên hóa đơn tại cảng Việt Nam, sau đó quy ra đồng VN theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng ( BQLNH) trên thị trường ngoại tệ tại thời điểm chịu thuế

Một số loại thuế khác:

Thuế môn bài là loại thuế phải nộp 6 tháng hoặc cả năm một lần, mức thuế

do BTC quy định theo từng năm dựa vào doanh thu thực tế kinh doanh của DN

Các khoản thuế, phí, lệ phí khác như thuế cầu đường, lệ phí trước bạ kế toán phải tuân thủ theo quy định tính thuế từng loại và có nhiệm vụ nộp đúng hạn theo luật Tùy theo từng loại thuế để hạch toán và tài khoản đối ứng cho chính xác

và kịp thời

Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn thuế GTGT,TTĐB, …

Các nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản:

Thuế TTĐB và thuế xuất khẩu phải nộp ( kế toán ghi giảm doanh thu):

Nợ TK 511, 515, 711: ghi giảm doanh thu

Có TK 333: khoản thuế TTĐB, xuất khẩu phải nộpThuế NK và một số phí, lệ phí tính vào giá mua hàng hóa, vật liệu…:

Nợ TK 152, 156, 211

Có TK 333: khoản thuế NK, phí, lệ phí phải nộp

Mức thuế TN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNCN %

Mức thuế XNK = Số lượng hàng x Đơn giá x Tỷ giá x Thuế suất thuế phải nộp( VNĐ) XNK thực tế XNK BQLNH XNK %

Trang 33

Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

Nợ TK 411: nguồn vốn kinh doanh

Có TK 333: khoản phải nộp ngân sáchThuế TNCN phải nộp trừ vào lương của người lao động:

Nợ TK 334: phải trả người lao động

Có TK 333: khoản thuế TNCN phải nộpThuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung:

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung

Có TK 333: khoản thuế tài nguyên phải nộpThuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 333: khoản thuế GTGT đầu ra phải nộpThuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trừ vào doanh thu:

Nợ TK 511, 515, 711: doanh thu, thu nhập

Có TK 333: khoản thuế GTGT phải nộpDùng tiền để thanh toán thuế:

Nợ TK 333: khoản thuế đã nộp

Có TK 111, 112: khoản tiền thanh toán thuế

Vay ngắn hạn để thanh toán thuế:

Nợ TK 333: khoản thuế đã nộp

Có TK 311: vay ngắn hạnKhấu trừ với thuế GTGT đầu vào:

Trang 34

Nợ TK 333: thuế GTGT đầu ra

Có TK 133: thuế GTGT đầu vàoGiảm thuế GTGT đầu ra phải nộp do giảm giá, hàng bán bị trả lại ghi giảm khoản tiền thanh toán, giảm khoản phải thu:

Nợ TK 333: khoản thuế được giảm

Có TK 111, 112, 131: giá trị thanh toán giảm

Số thuế được miễn, giảm ghi tăng thu nhập khác:

Nợ TK 333: khoản thuế được miễn giảm

Có TK 711: thu nhập khác

Trang 35

Sơ đồ 1.12 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Giảm thuế GTGT đầu ra do Các loại thuế, phí, lệ phí

giảm giá, hàng bán bị trả lại tính vào chi phí QLDN

511,515,711

Thuế GTGT phải nộp

theo phương pháp trực tiếp

Trang 36

1.2.2.2.3Kế toán phải trả người lao động:

TK 334 “ Phải trả người lao động” TK này có 2 TK cấp 2:

TK 3341 “ Phải trả công nhân viên”

TK 3348 “ Phải trả người lao động khác”

TK 334 “ Phải trả người lao động”

SDĐK: Phải trả người lao động đầu kỳ

- Trả lương cho người lao động - Lương phải trả cho người lao động

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ… - Các khoản trợ cấp, BHXH,BHYT,…

- Kết chuyển sang các khoản phải thu

khác, phải trả khác

SDCK: Phải trả người lao động cuối kỳ

Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi….

Các nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản:

Lương phải trả cho nhân công trực tiếp, nhân viên phân xưởng, bộ phận XDCB, bộ phận bán hàng, bộ phận QLDN:

Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627: chi phí nhân viên phân xưởng

Nợ TK 431: quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334: phải trả người lao độngKhi trả lương cho người lao động:

Nợ TK 334: khoản lương đã trả người lao động

Có TK 111, 112: tổng số tiền trả lươngKhi tính thuế TNCN tính trừ vào lương:

Trang 37

Nợ TK 334: phải trả người lao động

Có TK 333: khoản thuế phải nộpKhoản tạm ứng của nhân viên tính trừ vào lương:

Nợ TK 334: phải trả người lao động

Có TK 141: khoản tạm ứngTrích BHXH, BHYT, KPCĐ:

Nợ TK 334: phải trả người lao động

Có TK 3382, 3383, 3384: KPCĐ, BHXH, BHYTPhải thu khác khấu trừ vào lương:

Nợ TK 334: phải trả người lao động

Có TK 1388: phải thu khácChuyển lương sang các khoản phải trả khác:

Nợ TK 334: phải trả người lao động

Trang 38

1.2.2.2.4Kế toán các khoản phải trả và phải nộp khác:

TK 338 “ Phải trả và phải nộp khác” phản ánh các khoản phải trả khác trong DN.TK 338 có các TK cấp 2:

TK 3381: “ TS thừa chờ giải quyết” – TS thừa chưa xác định được nguyên nhân

TK 3382: “ Kinh phí công đoàn”

TK 3383: “ Bảo hiểm xã hội”

Trang 39

Nợ TK 111,112: khoản tiền được cấp

Có TK 3382, 3383, 3384Các khoản trích quỹ tính vào phí SXKD: Nợ TK 622,627,241,641,642: chi phí SXKD

Có TK 3382, 3383, 3384Nộp cho cấp trên, mua bảo hiểm, chi cho hoạt động chung của quỹ:

Nộp cho cấp trên, mua bảo hiểm Trích lập các quỹ từ lương

chi cho hoạt động chung của quỹ

1.2.2.2.4 Kế toán các khoản phải trả khác:

Khi DN mượn tiền, vật liệu… ngắn hạn:

Nợ TK 111, 112, 152…

Có TK 3388: phải trả khácGiữ hộ lương cho công nhân viên:

Nợ TK 334: phải trả người lao động

Trang 40

Có TK 3388: phải trả khácPhải trả các khoản tiền bồi thường:

Nợ TK 811:chi phí khác

Có TK 3388: phải trả khácKhoản lãi xác định tạm chia cho người góp vốn liên doanh:

Nợ TK 421: lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 3388: phải trả khácTrả khoản tiền, vật tư mượn của cá nhân, đơn vị khác:

Nợ TK 3388: phải trả khác

Có TK 111, 152, 112: giá trị phải trảChi trả lương giữ hộ của công nhân viên:

Nợ TK 3388: phải trả khác

Có TK 111: số tiền chi trả lương giữ hộThanh toán số lãi tạm chia:

Nợ TK 3388: phải trả khác

Có TK 111, 112: số tiền chi trả lãi

Sơ đồ 1.15 Các khoản phải trả khác

Trả khoản tiền, vật tư mượn của Mượn tiền, vật tư….ngắn hạn

cá nhân, đơn vị khác

334

Chi trả lương giữ hộ nhân viên

811

Phải trả các khoản tiền bồi thường

Thanh toán số lãi tạm chia Khoản lãi xác định tạm chia cho

người góp vốn liên doanh

Ngày đăng: 23/03/2014, 14:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.14. KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Sơ đồ 1.14. KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN (Trang 39)
Sơ đồ 2.1 - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Sơ đồ 2.1 (Trang 43)
Bảng tổng hợp  chi tiết - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 51)
Bảng tổng hợp TK  131 - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Bảng t ổng hợp TK 131 (Trang 55)
Hình thức thanh toán:  Chuyển Khoản                 MST : 3600660518 - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Hình th ức thanh toán: Chuyển Khoản MST : 3600660518 (Trang 56)
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG (Trang 61)
Bảng kê hóa đơn, chứng từ  mua vào - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Bảng k ê hóa đơn, chứng từ mua vào (Trang 62)
Hình thức thanh toán: Tiền mặt                   MST: 0304861466 - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Hình th ức thanh toán: Tiền mặt MST: 0304861466 (Trang 63)
Sơ đồ 2.7. Trình tự luân chuyển chứng từ TK 331 - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Sơ đồ 2.7. Trình tự luân chuyển chứng từ TK 331 (Trang 71)
Sơ đồ 2.8. Trình tự luân chuyển chứng từ TK 3331 - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Sơ đồ 2.8. Trình tự luân chuyển chứng từ TK 3331 (Trang 79)
Bảng chấm công - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Bảng ch ấm công (Trang 82)
Bảng thanh toán tiền lương  và các khoản trợ cấp - LUẬN VĂN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SUCCESSFUL MAN
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trợ cấp (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w