1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx

55 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 535,5 KB

Nội dung

Phân loại- Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán được chia làm hai loại: +Thanh toán các khoản phải thu +Thanh toán các khoản phải trả - Theo quan hệ đố

Trang 1

Luận văn

Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man

Trang 2

- Một là, các nghiệp vụ dùng tiền, hiện vật để giải quyết các nghiệp vụcông nợ phát sinh

-Hai là, các nghiệp vụ bù trừ công nợ

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả cáckhoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà cáccon nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty Các khoản phải thu đượcghi nhận như là tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ đượcthanh toán trong tương lai Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại

và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công tychưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán

Khoản phải trả là một khoản mục kế toán thể hiện nghĩa vụ của doanhnghiêp phải trả toàn bộ số nợ của mình cho các chủ nợ Cũng giống như tài sản,

nợ của doanh nghiệp được chia làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

- Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trongkhoản thời gian từ 1 năm trở xuống Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả và cáckhoảng nợ dài hạn đến hạn trả

- Nợ dài hạn là các khoản nợ và các nghĩa vụ về mặt tài chính khác màdoanh nghiệp phải trả sau một khoảng thời gian từ một năm trở lên

Trang 3

1.1.2 Phân loại

- Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán được chia làm hai loại:

+Thanh toán các khoản phải thu

+Thanh toán các khoản phải trả

- Theo quan hệ đối với doanh nghiệp:

+Thanh toán bên trong doanh nghiệp

+Thanh toán với bên ngoài

- Theo thời gian:

+Thanh toán thường xuyên

+Thanh toán định kỳ

Trong phạm vi chuyên đề này, do thời gian thực tập có giới hạn, chúng tôi

sẽ trình bày các nghiệp vụ thanh toán với người mua – người bán, thanh toántạm ứng, thanh toán lương, phải thu – phải trả nội bộ, thuế giá trị gia tăng đượckhấu trừ, thanh toán với Nhà nước, các khoản dự phòng phải thu – phải trả, vayngắn hạn và các khoản phải thu – phải trả khác

1.1.3 Yêu cầu quản lý các nghiệp vụ thanh toán

- Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu:

+ Nợ phải thu được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu, theotừng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu

là các KH có quan hệ thanh toán với DN về sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấpdịch vụ ,…

+ Không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch

vụ thu tiền ngay (tiền mặt, séc, hoặc đã thu qua ngân hàng)

+ Hạch toán chi tiết, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ: nợtrong hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định

số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợphải thu không đòi được

Trang 4

- Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải trả:

+ Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ cần được hạch toánchi tiết từng đối tượng phải trả Đối tượng phải trả người bán, người cung cấp,người nhận thầu về XDCB có quan hệ kinh tế chủ yếu đối với DN về bán vật tư,hàng hóa, cung cấp dịch vụ Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản nàyphản ánh cả số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầuXDCB nhưng chưa nhận hàng hóa, lao vụ

+ Không phản ánh các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ trả tiềnngay (tiền mặt, séc)

+ Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuốitháng chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh vềgiá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức

kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế

- Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả bằng vàng, bạc, đá quý, cần chitiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật Cuối kì điều chỉnh số dư theo giá thực tế

- Không bù trừ công nợ giữa các nhà cung cấp, giữa các KH mà phải căn cứtrên sổ chi tiết để lấy số liệu lập bảng CĐKT cuối kì

- Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng,thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc để việc thanh toán kịp thời

- Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số

dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản

nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán

Trang 5

1.2 Kế toán các khoản phải thu

1.2.1 Kế toán nghiệp vụ phải thu khách hàng

1.2.1.1.Nội dung và nguyên tắc hạch toán

a Nội dung

Nghiệp vụ phải thu KH thường xảy ra trong quan hệ bán vật tư, hàng hóa,dịch vụ giữa DN với người mua Nghiệp vụ này phát sinh khi doanh nghiệp bántheo phương thức trả chậm hoặc trong nghiệp vụ bán này người mua được yêucầu phải trả trước tiền hàng Khi doanh nghiệp bán chịu thì phát sinh nợ phải thu

và khi doanh nghiệp nhận trước tiền hàng sẽ xuất hiện một khoản phải trả ngườimua Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản thu của người nhận thầuXDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành

b Nguyên tắc hạch toán

- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theotừng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn vàghi chép theo từng lần thanh toán

- Đối tượng phải thu là các KH có quan hệ kinh tế với DN về mua sảnphẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, BĐSĐT:

+ Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hànghóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séchoặc đã thu qua Ngân hàng)

+ Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loạicác khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khảnăng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thukhó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

+ Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo sự thoảthuận giữa DN với KH, nếu sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã giao,dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thìngười mua có thể yêu cầu DN giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao

Trang 6

1.2.1.2 Tài khoản sử dụng: TK 131- Phải thu khách hàng.

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng

- Số tiền phải thu của KH về sản

phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư,

TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp

và được xác định là đã bán trong kỳ

- Số tiền thu thừa của KH đã trả lại

- Nợ phải thu từ KH tăng do tỷ giá

SD: Số tiền còn phải thu từ KH.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhậntrước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của KH chi tiết theo từng đối tượng

cụ thể Khi lập BCĐKT, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu củatài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”

Trang 7

1.2.1.3 Phương pháp hạch toán

 Hạch toán chi tiết

Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau :

(1) Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán chi tiết tiến hành ghi vào sổ chi tiết chotừng KH

(2) Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán với KH, bảngnày sẽ dùng để đối chiếu với Sổ cái TK 131

Chứng từ gốc

TK 711

TK 531

TK 111, 112

TK 627,

641, 642 Mua vật

tư, hàng hóa đưa vào sử dụng, dịch

vụ mua ngoài Phải trả người bán

về mua chứng khoán, XDCB, sữa chữa lớn

Sổ chi tiết

TK 131

Bảng tổng hợp chi tiết TK 131

Trang 8

 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán các khoản phải thu khách hàng

Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp:

Các khoản DT, thu nhập, DT hàng bán bị trả lại hay GGHB đều bao gồm cảVAT của hàng bán ra không được hạch toán riêng

1.2.1.4 Chênh lệch tỷ giá khoản nợ phải thu

a.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Trường hợp DN phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chínhthức sử dụng trong kế toán và lập BCTC thì khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ khácsang đơn vị tiền tệ sử dụng sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái

131

Các khoản chi hộ KH KH ứng trước hoặc

thanh toán tiền

khoản phải thu KH có gốc ngoại tệ

khoản phải thu KH có gốc ngoại tệ

Lỗ tỷ giá khi đánh giá số dư các

khkhoản

Trang 9

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quyđổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hốiđoái khác nhau.

b Nguyên tắc ghi nhận

Khi phát sinh nghiệp vụ phải thu bên nợ cũng như bên có bằng ngoại tệphải ghi sổ kế toán bằng đồng VN hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụngtrong kế toán theo tỷ giá giao dịch (tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tếphát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

Cuối năm tài chính các số dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lạitheo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm cuối năm tài chính

c Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến HĐKD

Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giáhối đoái đánh giá lại các khoản mục nợ phải thu có gốc ngoại tệ cuối năm tàichính khác với năm dương lịch (đã được chấp thuận) được ghi nhận ngay vàochi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính trên báo cáo KQ HĐKD của năm tàichính

d Phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

 Nếu phát sinh lãi tỷ giá, ghi:

Trang 10

 Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính

Nợ TK 635

Có TK 4131

1.2.1.5 Kiểm soát nội bộ khoản phải thu

Nợ phải thu của KH gằn liền với quá trình bán hàng Một hệ thống kiểmsoát nội bộ hữu hiệu về quá trình bán hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu những rủi rophát sinh trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu KH

Ở mỗi loại hình DN khác nhau, quy mô khác nhau sẽ tổ chức chu trình bánhàng khác nhau, tuy nhiên có môt số nguyên tắc chung mà các DN cần phải thựchiện đúng để tránh những tiêu cực hoặc những rủi ro có thể xảy ra:

- Xây dựng chính sách bán hàng rõ ràng, cụ thể Khó khăn lớn cho các

DN là muốn tăng doanh số bằng cách bán hàng trả chậm nhưng lại muốn giảmthiểu những hậu quả do việc bán hàng trả chậm có thể xảy ra đó là khoản nợkhông có khả năng thu hồi Do đó cần phải cập nhật thông tin về tài chính của

KH, cho KH hưởng chiết khấu khi họ thanh toán sớm hoặc mua hàng với sốlượng lớn

- Người phụ trách không được kiêm nhiệm nhiều công việc trong chutrình bán hàng

- Theo dõi chặc chẽ quá trình thu hồi nợ, liệt kê các khoản nợ, định kỳ đốichiếu công nợ với KH, gọi điện, viết thư nhắc nhở để hông báo nợ đến hạnthanh toán

1.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

1.2.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

a N ội dung

Thuế GTGT được khấu trừ là số tiền thuế GTGT mà DN đã phải trả khimua các loại hàng hóa, dịch vụ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụthuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế)

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đãkhấu trừ và còn được khấu trừ của DN

Trang 11

b Nguyên tắc hạch toán

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau đây:

- TK 133 chỉ áp dụng với DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ, không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịuthuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT

-Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho SXKD hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT và hàng không chịu thuế GTGT thì DN phải hạch toánriêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không đượckhấu trừ Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vàođược hạch toán vào TK 133

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừkhi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó Nếu số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vàobằng tương đương số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT còn lạiđược khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

Tài khoản 133 - VAT được khấu trừ

- Số VAT đầu vào phát sinh trong kỳ - Số VAT đầu vào đã khấu trừ.

- Kết chuyển VAT đầu vào không được khấu trừ.

- VAT đầu vào của hàng mua đã trả lại, được giảm giá

- Số VAT đầu vào đã hoàn lại.

SD:

- Số VAT đầu vào còn được khấu trừ

-Số VAT đầu vào được hoàn lại nhưng

chưa được hoàn trả

Trang 12

1.2.2.3 Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Đối với trường hợp hàng mua trả lại TK 133 sẽ được hạch toán bên Có

1.2.3 Kế toán khoản phải thu nội bộ

1.2.3.1 .Nội dung và nguyên tắc hạch toán

a Nội dung

Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản nợ và tình hình thanh toán cáckhoản nợ phải thu của DN với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặccác đơn vị phụ thuộc trong một DN độc lập, các DN độc lập trong tổng công ty

về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà DN cấp dưới

có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới

b Nguyên tắc hạch toán

- Phạm vi và nội dung phản ánh vào TK 136 thuộc quan hệ thanh toán nội

bộ về các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn

vị cấp dưới với nhau

Trang 13

- Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào tài khoản 136 bao gồm:+ Ở DN cấp trên: vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới,các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định,…

+ Ở DN cấp dưới: các khoản được cấp trên cấp nhưng chưa nhận được,khoản vay vốn kinh doanh, các khoản đã chi, đã trả hộ đơn vị cấp trên và đơn vịnội bộ khác,…

- TK này không phản ánh số vốn đầu tư mà công ty mẹ đầu tư vốn vào cáccông ty con và các khoản thanh toán giữa công ty mẹ và công ty con

- TK 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán vàtheo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ

Cuối kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh Khi đốichiếu, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời

1.2.3.2 Tài khoản sử dụng

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 136 – Phải thu nội bộ

- Số vốn KD đã giao cho đơn vị cấp

dưới

- Các khoản đã chi hộ, trả hộ cho đơn

vị cấp trên, cấp dưới

- Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về,

các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp

- Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về,

các khoản cấp trên phải giao xuống

- Số tiền phải thu về bán SP, HH, DV

cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa các

SD: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị

nội bộ

Trang 14

uỷ quyền của đơn vị cấp trên

Khi nhận được tiền do đơn vị trực thuộc nộp về số vốn KD phải hoàn lại

cho đơn vị cấp trên

Số vốn KD được bổ sung từ lợi

nhuận HĐKD trong kỳ của đơn

vị trực thuộc

TK 111,

112,152,

Đơn vị cấp trên giao vốn KD cho

đơn vị trực thuộc bằng tiền,

vật tư, hàng hóa

Số vốn KD đơn vị trực thuộc đã nộp NSNN theo sự uỷ quyền của đơn vị

1.2.4 Kế toán các khoản dự phòng các khoản thu khó đòi

1.2.4.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

a Nội dung

Trang 15

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhậpkhoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi đượcvào cuối niên độ kế toán.

Các khoản nợ phải thu khó đòi phải dảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của KH về sốtiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay, bản thanh lý hợp đồng,…Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải được

xử lý như một khoản tổn thất

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ướcvay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lầnnhưng vẫn chưa thu được

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vàotình trạng phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn

b Nguyên tắc hạch toán

- Cuối kỳ, DN xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năngkhông đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòitính vào hoặc ghi giảm chi phí QLDN của kỳ báo cáo

- Căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về cáckhoản nợ phải thu khó đòi Các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khóđòi phải có các bằng chứng chủ yếu:

+ Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nộidung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi

+ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn

nợ chưa trả

-Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độtài chính DN hiện hành

Trang 16

-Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm thì DN cóthể phải làm các thủ tục bán nợ cho công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọnghoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán Khi làm thủ tục xóa

nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

1.2.4.2 Tài khoản sử dụng

Nội dung và kết cấu tài khoản này như sau:

TK 139 – Dự phòng các khoản thu khó đòi

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi

- Số dự phòng phải thu khó đòi đượclập tính vào chi phí QLDN

SD: Số dự phòng các khoản phải thu

khó đòi hiện có cuối kỳ

1.2.4.3 Phương pháp hạch toán

a Phương pháp lập dự phòng

DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của cáckhoản nợ và tiến hàng lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi kèmtheo các chứng cứ chứng minh cho các khoản nợ phải thu khó đòi nói trên.Trong đó:

- Mức trích dự phòng đối với khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán:+ 30% giá trị (GT) đối với khoản nợ phải thu đã quá hạn từ 6 tháng đếndưới 1 năm

+ 50% GT đối với khoản nợ phải thu đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm+ 70% GT đối với khoản nợ phải thu đã quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm+ 100% GT đối với khoản nợ phải thu đã quá hạn từ 3 năm trở lên

(Căn cứ khoản 2 Điều 3 và khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư số BTC ngày 7/12/2009 của BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản

228/2009/TT-dự phòng )

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã phásản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ bị mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ

Trang 17

quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết DN dựkiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, DN tổnghợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứhạch toán vào CP QLDN

b Xử lý khoản dự phòng

Khi các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi, DN phải lập dự phòngtheo các quy định của thông tư hướng dẫn , nếu số dự phòng phải trích lập bằng

số dư dự phòng nợ khó đòi thì DN không phải trích lập

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ khó đòithì DN trích trích thêm phần chênh lệch vào CP QLDN phần chênh lệch

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ khó đòithì DN phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm CP QLDN

c Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi

Giá trị tổn thất thực tế của các khoản nợ không có khả năng thu hồi, DN sửdụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để

bù đắp phần chênh lệch thiếu hạch toán vào tài khoản CP QLDN

Các khoản nợ phải thu sau khi có quyết định xử lý, DN phải theo dõi riêngtrên sổ kế toán và ngoài bảng CĐKT trong thời hạn tối đa là 5 năm và tiếp tục cóbiện pháp để thu hồi nợ Nếu thu hồi được thì số tiền thu hồi sau khi trừ chi phíliên quan đến việc thu hồi DN hạch toán vào tài khoản thu nhập khác

d Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Cuối kỳ kế toán căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là khôngchắc chắn thu được, kế toán xác định số dự phòng cần trích lập hoặc hoàn nhập

Trang 18

1.Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Ngược lại, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự

phòng phải thu khó đòi)

2 Xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

4 Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán

nợ Khi DN hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên BCĐKT) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112, (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)

Trang 19

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng

khoản dự phòng phải thu khó đòi)

Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó

đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đãđược bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòitheo quy định của chính sách tài chính hiện hành)

b Nguyên tắc hạch toán

Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm về số tiền nhận tạm ứng, sửdụng theo đúng mục đích, nội dung đã được phê duyệt, không chuyển tạm ứngcho người khác sử dụng

-Khi hoàn thành công việc người nhận tạm ứng phải quyết toán toàn bộcác khoản tạm ứng có kèm theo chứng từ gốc Nếu khoản tạm ứng sử dụngkhông hết phải nộp lại quỹ hoặc trừ lương của người tạm ứng, số chi quá tạmứng doanh nghiệp sẽ làm phiếu chi xuất quỹ để hoàn trả cho người nhận tạmứng

-Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng trước mới được nhận tạm ứng

Trang 20

- Các khoản tiền, VT đã tạm ứng cho

công nhân viên chức, người lao động

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán các khoản tạm ứng

1.2.6 Kế toán các khoản phải thu khác

1.2.6.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

a Nội dung

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đãphản ánh ở các tài khoản phải thu (TK 131, 133, 136, 141) và tình hình thanhtoán các khoản nợ phải thu này

Khi tạm ứng tiền hoặc

vật tư cho người

lao động

TK 141

TK 111, 112, 152 …

Trang 21

- Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời khônglấy lãi.

- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB,

CP SXKD nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi Các

khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu vềphía ngân hàng, phía giám định hải quan, phía vận chuyển, …

- Các khoản thu phát sinh khi cổ phần hoá công ty Nhà nước

- Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính

- Các khoản thu khác ngoài các khoản trên

1.2.6.2 Tài khoản sử dụng: TK 138 – Phải thu khác

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

Tài khoản 138 – Phải thu khác

- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết.

- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và

ngoài đơn vị) đối với sản thiếu đã xác định

rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay.

- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh

khi cổ phần hoá công ty Nhà nước.

- Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận

được chia từ các hoạt động đầu tư tài

chính.

- Các khoản nợ phải thu khác.

- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.

- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hoá công ty Nhà nước.

- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác.

SD:Các khoản nợ phải thu khác chưa thu

Định kỳ khi xác định tiền lãi

phải thu vào sổ cổ tức, lợi nhuận được chia

TK 515

Số tiền phải thu bồi thường

của đơn vị, cá nhân về TS

thiếu theo QĐ xử lý

TK 1381

Các khoản chi cho HĐ sự nghiệp, DA chi đầu tư XDCB,

CP SXKD nhưng không được

cấp có thẩm quyền phê duyệt

phải thu hồi

Nếu phải thu bồi thường

có khả năng thu hồi ( đối với DN NNNN)

Nếu được

bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi

Nếu được tính vào CP SXKD

Trang 22

1.3 Kế toán các khoản phải trả

1.3.1 Kế toán khoản vay ngắn hạn

1.3.1.1 N ội dung và nguyên tắc hạch toán

Trang 23

- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hìnhtrả nợ tiền vay của DN, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tổchức, các nhân trong và ngoài DN.

- Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳSXKD bình thường hoặc trong vòng một năm tài chính

- Các khoản chênh lệch tỷ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ vay phátsinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệcuối năm tài chính (giai đoạn SXKD) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệđược ghi nhận ngay vào chi phí tài chính trong năm

1.3.1.2 Tài khoản sử dụng: TK 311 – Vay ngắn hạn

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 311 – Vay ngắn hạn

- Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn

hạn.

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm (do

đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).

Trang 24

112 TK 311 152, 153, 156

Thanh toán nợ vay

ngắn hạn

Vay về nhập tiền và vay

để mua vật tư, hàng hoá

TK 133

Thuế GTGT

TK 144Vay để mở thư tín dụng

TK 331, 315,

341, 342Vay để trả nợ

TK 413

Lỗ chênh lệch tỷ giá

do đánh giá lại cuối năm

Lãi chênh lệch tỷ giá

do đánh giá lại cuối năm

1.3.2 Kế toán các khoản phải trả người bán

1.3.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

a Nội dung

Nghiệp vụ phải trả người bán thường xảy ra trong quan hệ mua vật tư, hànghóa, dịch vụ giữa DN với người bán Nghiệp vụ này phát sinh khi DN mua hàngtheo phương thức trả chậm hoặc trả trước tiền hàng Khi DN mua chịu thì phátsinh nợ phải trả, khi DN ứng trước tiền hàng thì sẽ xuất hiện một khoản phải trảngười bán

b Nguyên tắc hạch toán

- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặccho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đốitượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả

số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp

Trang 25

nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoànthành bàn giao.

- Không phản ánh vào TK này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch vụtrả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng)

- Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối thángvẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giáthực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rànhmạch các khoản CKTT, CKTM, GGHB của người bán, người cung cấp ngoàihóa đơn mua hàng

1.3.2.2 Tài khoản sử dụng

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 331 – Phải trả người bán

- Số đã trả người bán

- Số tiền ứng trước cho người bán

- Số nợ giảm do: giảm giá, chiết khấu,

- Số nợ tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng

SD: Số tiền còn phải trả cho người

bán

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ, số dư này phản ánh số tiền ứngtrước hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từngđối tượng cụ thể Khi lập bảng CĐKT phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng

để ghi vào 2 chỉ tiêu bên Tài sản và Nguồn vốn

1.3.2.3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

a Nội dung

Chênh lệch xảy ra khi DN mua hàng và yêu cầu phải thanh toán bằng mộtđơn vi tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ mà DN đang sử dụng Khi tỷ giá trên thịtrường thay đổi thì sẽ làm xuất hiện chênh lệch

b Nguyên tắc ghi nhận

Trang 26

Khi phát sinh nghiệp vụ phải trả bên có cũng như bên nợ bằng ngoại tệ phảighi sổ kế toán bằng đồng VN hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong

kế toán theo tỷ giá giao dịch (tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phátsinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng doNgân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ)

Cuối năm tài chính các số dư có khoản phải trả người bán có gốc ngoại tệđược đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngânhàng do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm cuối năm tài chính

c Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến HĐKD

Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giáhối đoái đánh giá lại các khoản mục nợ phải thu có gốc ngoại tệ cuối năm tàichính khác với năm dương lịch (đã được chấp thuận) được ghi nhận ngay vào

CP tài chính hoặc DT tài chính trên báo cáo KQ HĐKD của năm tài chính

d Phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối

 Nếu phát sinh lãi tỷ giá, ghi:

Trang 27

1.3.1.4 Kiểm soát nội bộ khoản phải trả

Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các giao dịch và sựkiện đã qua mà trong tương lai DN sẽ phải thanh toán bằng các nguồn lực củamình Nợ phải trả liên quan mật thiết đến chi phí sản xuất kinh doanh vì thế sailệch trong việc ghi chép và trình bày nợ phải trả dẫn đến sai lệch trong kết quảkinh doanh Để kiểm soát nội bộ đối với khoản nợ phải trả cần thiết lập chu trìnhkiểm tra chặt chẽ trước khi thanh toán Thông thường có những cách kiểm tra,đối chiếu như sau:

- So sánh số lượng trên hóa đơn với số lượng trên phiếu nhập kho, nghiệmthu với đơn hàng mục đích là không thanh toán vượt quá số lượng hàng đặt mua

và số lượng thực nhập

- So sánh giá cả, chiết khấu trên đơn hàng và trên hóa đơn để đảm bảothanh toán không vượt số nợ phải trả người bán

- Người phụ trách không kiêm nhiệm nhiều công việc trong chu trình

Để tăng cường kiểm soát nội bộ nhiều nhà cung cấp thực hiện thủ tục hàngtháng, hàng quý gửi cho KH 1 bảng kê hóa đơn đã thực hiện, các khoản đã trả và

số dư cuối Vì thế người mua ngay khi nhận được bảng kê này kế toán phải tiếnhành đối chiếu với sổ chi tiết để tìm hiểu mọi sai biệt và sửa chữa sai sót (nếucó) và thông báo cho người bán sau đó lưu lại để thuận lợi cho kiểm tra về sau

1.3.3 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

1.3.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

a Nội dung:

Tài khoản này phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về cáckhoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vàoNgân hàng Nhà nước trong kỳ kế toán năm, trong đó các khoản thuế phải nộptheo định kỳ cho Nhà nước là khoản thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng số các khoản mà DN có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước

b Nguyên tắc hạch toán:

Ngày đăng: 18/02/2014, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp  chi tiết TK 131 - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Bảng t ổng hợp chi tiết TK 131 (Trang 7)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán các khoản phải thu khách hàng - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán các khoản phải thu khách hàng (Trang 8)
Sơ đồ 1.2.  Sơ đồ kế toán thuế GTGT được khấu trừ - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán thuế GTGT được khấu trừ (Trang 12)
 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán khoản phải thu nội bộ - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán khoản phải thu nội bộ (Trang 14)
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán các khoản tạm ứng - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán các khoản tạm ứng (Trang 20)
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán các khoản phải thu khác - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ kế toán các khoản phải thu khác (Trang 21)
Sơ đồ kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ k ế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Trang 29)
 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán phải trả công nhân viên - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.10 Sơ đồ kế toán phải trả công nhân viên (Trang 31)
 Sơ đồ 1.12: Sơ đồ kế toán các khoản phải trả nội bộ - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.12 Sơ đồ kế toán các khoản phải trả nội bộ (Trang 36)
 Sơ đồ 1.13: Sơ đồ kế toán các khoản phải trả khác - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.13 Sơ đồ kế toán các khoản phải trả khác (Trang 39)
 Sơ đồ 1.14: Sơ đồ kế toán các khoản dự phòng phải trả - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ 1.14 Sơ đồ kế toán các khoản dự phòng phải trả (Trang 41)
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức (Trang 44)
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán (Trang 48)
Sơ đồ hình hình thức Nhật ký chung - Tài liệu Luận văn Kế toán các khoản phải thu - phải trả tại công ty TNHH Successful Man docx
Sơ đồ h ình hình thức Nhật ký chung (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w