Quá trình triển khai cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Trang 43 - 48)

VI. VẤN ĐỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚ CỞ NƯỚC TA 1 Mục tiêu của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.

5. Quá trình triển khai cổ phần hoá.

Chủ chương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước lần đầu tiên nêu tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệt kỳ khoá VII (1/1994) Nghị quyết 10/NQ - TW của Bộ chính trị ngày 17 tháng 3 năm 1995 Thông báo số 63/TB - TW ngày 4/4/1997, thông báo ý kiến của Bộ chính trị. Đặc biệt là từ khi có nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết hội nghị là thứ 4 của ban chấp hành TW khoá VIII thì chủ chương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được khẳng định rõ hơn. Quá trình thực hiện có thể chia ra làm 2 giai đoạn.

a. Giai đoạn thí điểm (1992 - 1995)

Sau 4 năm triển khai quyết định số 202/ CT và chỉ thị 84/TTg của thủ Tướng Chính phủ (1992 -1996) đã chuyển đợt 5 doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần là:

- Công ty Đại lý Liên Hiệp vận chuyển thuộc Bộ giao thông vận tải vào năm 1993

- Công ty cơ điện lạnh thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh (1993)- Xí nghiệp giày Hiệp An thuộc Bộ công nghiệp (1994)

- Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu thuộc UBND Tỉnh Long An (1995) - Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1995)

b. Giai đoạn mở rộng thêm từ 1996 đến nay.

Nghị định số 28/CP ngày 7/5/96 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Kể từ khi Nghị định này được ban hành đến tháng 9 năm 1998 đã có 33 doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Như vậy từ năm 1992 - tháng 9/1998 cả nước có 38 doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần và hiện nay (tháng 4/1999) Nhà nước đã phê duyệt 431 doanh nghiệp Nhà nước chuyển hoá thành công ty cổ phần.

c. Thực trạng của việc cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước.

Tính đến tháng 7/1992 chỉ có 2% công ty cổ phần (21 công ty). Đến cuối năm 1992 các cơ quan trọng tài kinh tế đã cấp đăng ký cho 74 công ty cổ phần, đến 31/12/1995 thì công ty cổ phần đã được phát triển mạnh mẽ.

Năm Chỉ tiêu

1991 1992 1993 1996 1997

Số công ty cổ phần 3 65 106 134 143

Số vốn đầu tư (tỷ VNĐ) 30 tỷ 566 tỷ 890 tỷ 1071 tỷ 1244 tỷ

Dữ liệu lấy từ Tổng cục thống kê.

* Loại hình công ty cổ phần chiếm một tỷ trọng thấp là do nguyên nhân:

- Những quy định hiện hành của Nhà nước để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn dễ dàng hơn so với quy định thành lập công ty cổ phần. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì số lượng thành viên và số lượng vốn pháp định đều thấp hơn Công ty cổ phần. Khi thành lập Công ty TNHH thì chỉ cần ghi vốn vào trong điều lệ công ty mà không cần xác định số lượng vốn thông qua Ngân hàng hoặc công chứng, do đó ở nước ta đang có xu hướng chọn loại hình công ty TNHH hơn là thành lập công ty cổ phần. Hơn nữa những cơ sở pháp lý đầy đủ bảo đảm cho sản xuất kinh doanh của kinh tế cổ phần chưa có, thể pháp lý cho hoạt động đầu tư trong nước. Những chính sách quản lý và quy định hiện hành của Nhà nước đối với kinh tế cổ phần tuy cởi mở nhưng thiêú cụ thể rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn với chủ trương khuyến khích.

- Chưa khắc phục được sức ý trong tâm lý xã hội, thói quen góp vốn làm ăn, cũng như mua bán cổ phiếu trong các tầng lớp dân cư và chưa có quyết

tâm chính trị đầy đủ của tâts cả các cấp quản lý nhằm tạo bầu không khí tâm lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cổ phần.

- Việc mua bán chuyển nhượng ở công ty cổ phần còn gặp nhiều khó khăn vì thực tế những vụ đổ bể như: nước hoa Thanh Hương và một số Ngân hàng cổ phần khác đã tạo ra tâm lý thiếu lòng tin, dè dặt trong việc mua cổ phiếu ở các công ty cổ phần. Hơn thế nữa, ở nước ta chưa có một thị trường chứng khoán để thực hiện mua bán, chuyển nhượng này vì chúng ta vừa chuyển sang cơ chế thị trường nên xét về mặt cơ cấu thì nó còn mang tính hoang sơ.

d. Kết quả bước đầu về cổ phần hoá

Trong số 38 doanh nghiệp đa cổ phần hoá có 12 doanh nghiệp đã hoạt động từ một năm trở lên theo luật công ty. Các công ty này đều hoạt động có lãi, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu đề đạt cao hơn trước. Nhìn chung:

- Vốn điều lệ (kể cả vốn của Nhà nước) tăng bình quân 19,6% /năm. - Doanh thu: Tăng bình quân 46%/năm

- Lợi nhuận: Tăng bình quân 44%/năm

- Các khoản nộp ngân sách: tăng bình quân 82%/năm

- Tỷ suất lợi nhuận năm 1997 trên vốn sở hữu (gồm vốn góp ban đầu và vón tích lũy, là 44%).

- Số lao động làm việc tại công ty cổ phần tăng bình quân 30%/năm. - Thu nhập của người lao động tăng bình quân 14,3%/năm

* Một điển hình về doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần hoạt động từ 3 đến 5 năm làm ăn có hiệu quả đó là: công ty cổ phần VIFOCO (Việt Phong Company)

Công ty cổ phần Việt Phong (VIFOCO) có nguồn gốc từ nhà máy thực hẩm gia súc VIFOCO của tập đoàn mại băn, hoạt động từ năm 1992 được phép của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài chính đồng ý cho phép chuyển xí nghiệp thức ăn chăn nuôi VIFOCO thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thành công ty cổ phần. từ 7/1995 - 7/1996 công ty cổ

phần Việt Phong đã đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn trước khi cổ phần hoá, thể hiện quả các chỉ tiêu.

+ Doanh thu: 62 tr đồng tăng 122,9% + Lãi: 6,5 tỷ đồng tăng 153%

+ Nộp ngân sách: 3,5 tỷ đồng tăng 118%

+ Lao động tăng từ 84 người (trong đó có 64 người biến chế) lên 153 người (90 người biến chế)

+ Thu nhập bình quân đạt trên 1 triệu đồng/người/tháng

6 tháng cuối năm 1995 cổ tức chia cho cổ đông 3,3% cổ phần/tháng. Sau 6 tháng mỗi cổ phần tăng giá trị 8,57%.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới trên mọi lĩnh vực và sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ngày càng được tăng cường đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh buôn bán giữa các nước ngày càng nhiều tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường làm cho mô hình của công ty cần phải thay đổi sao cho đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên quy mô thị trường rộng lớn. Loại hình công ty phù hợp với sự phát triển lớn này là “công ty cổ phần” đã được áp dụng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và đã chứng tỏ là một phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh để huy động khai thác sử dụng vốn đạt hiêụ quả cao nhất.

Nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cần thiết phải thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cho sự nghiệp phát triển kinh tế dưới nhiều lĩnh hình thức như đầu tư trực tiếp bằng việc thành lập các công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài... hay đầu tư gián tiếp dưới hình thức cho vay, góp vốn hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu của một công ty nào đó đang hoạt động trên thị trường. Hình thức liên doanh góp vốn cổ phần với nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt nam có đủ sức mạnh về mọi mặt, vốn tiềm lực vật chất kỹ thuật, năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng trong sự cạnh tranh gay gắt chiếm vị thế cuả mình trên thị trường. Đối với doanh nghiệp Nhà nước xét thấy cần phải thay đổi phương thức kinh doanh cho phù hợp với kinh tế thị trường thì biện pháp cổ phần hoá doanh nghiệp là một giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp tự khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Do đó, Nhà nước ta nên có những chính sách ưu đãi tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi dễ dàng. Hơn thế nữa, đối với loại hình công ty cổ phần Nhà nước nên quy định chế độ pháp lý như về số lượng thành viên, vốn pháp định... sao cho hợp lý hơn để việc thành lập CTCP không phải cân nhắc khi thành lập loại hình công ty khác, và Nhà nước cầnđảm bảo cho sản xuất kinh doanh của kinh tế thị trường chứng khoán để thực hiện hoạt động mua bán chứng khoán nhằm thu hút các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tham gia vào, có như vậy thì mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w