Sự phá sản củacông tycổ phần.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Trang 36 - 39)

V. SỰ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN CỦACÔNG TYCỔ PHẦN 1 Sự giải thể của công ty cổ phần

2. Sự phá sản củacông tycổ phần.

a. Dấu hiệuphá sản củacông ty cổ phần.

Trong nền kinh tế thị trương, các doanh nghiệp phải chụi sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan , trong đó có quy luật cạnh tranh. Sự cạnh tranh giữa cứac doanh nghiệp tất yếu dẫn đến sự phát đạt của một số công ty, và sự thua lỗ của một số khác. Trên thực tế nhiều công ty thua lỗ tạm thời

nhưng nhờ vào những biện pháp tích cực có hiệu quả, đã khắc phục được những tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thôi, vượt lên làm ăn hoà vốn và có lãi. Chỉ có những công ty làm ăn bị thua lỗ triền miên kéo dài một số năm nhất định, mặc dù công ty đã cố gắng hét sức nhưng vẫn không khắc phục được, sản xuất kinh doanh của công ty lâm vào tình trạng trì trệ, bế tắc; các khoản nợ của công ty đã vượt quá xa trị giá vốn và tài sản hiện có của công ty. Các công ty cổ phần ở vào tình trạng như vậy là các công ty có dấu hiệu phá sản.

Theo quy định tại Điều 2 luật phá sản doanh nghiệp, khoản 1 Điều 24 luật công ty quy định về tình trạng phá sản của công ty như sau:

" Công ty lâm vào tình trạng phá sản là công ty gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn".

Căn cứ vào Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành luật phá sản doanh nghiệp" thì doanh nghiệp được coi là có dấu lâm vào tình trạng phá sản, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn khổng trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong 3 tháng liên tiếp.

Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

- Có phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Có biện pháp sử lý hàng hoá, sản phẩm, vật tư tồn đọng; - Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng;

- Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, bảo lãnh nợ, giảm xoá nợ; -Tìm kiếm các khoản tài trợ và khoản vay để trang trải các khoản nợ đến hạn à đầu tư đổi mới côg nghệ.

Sau khi áp dụng các biện pháp tài chính nói trên mà vẫn gặp khó khăn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và được xử lý theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp.

b. Chủ thể và thủ tục tiến hành nộp đơn xin phá sản.

Sự phá sản của công ty cổ phần được toà án xem xét giải quyết trong các trường hợp có đơn yêu cầu của các đối tượng sau:

- Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là phải ghi rõ. + Họ tên, địa chỉ của người làm đơn;

+ Tên và trụ sở chính của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản

+ Kèm theo đơn phải gửi bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

(Điều 7 luật phá sản doanh nghiệp).

- Đại diện công đoàn, hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoán, trong trường hợp công ty không trả lương cho người lao động trong 3 tháng liên tiếp, có quyền nộp đơn lên toà án. Sau khi nộp đơn thì các người đại diện ấy được coi là chủ nợ của công ty.

- Công ty cổ phần sau khi đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính, để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì chủ công ty hoặc đại diện hợp pháp của công ty phải nộp đơn xin toà án cho phép phá sản. Đơn phải ghi rõ:

+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty, họ và tên của chủ công ty hoặc người đại diện hợp pháp của công ty.

+ Các biện pháp mà công ty đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được trình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Đơn xin phá sản phải được Đại hội đồng cổ đông bất thường thảo luật, và có sự nhất trí của số cổ đông đại diện co ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty.

Kèm theo đơn phải có bản danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho mỗi chủ nợ, địa chỉ của các chủ nợ; bản tường trình về trách nhiệm của các thành viên hội Đồng quản trị, của giám đốc đối với trình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; báo cáo trình trạng kinh doanh 6 tháng trước khi không trả nợ đến hạn; báo cáo tổng kết năm tài chính của 2năm cuối cùng, nếu công ty hoạt độg chưa đến 2 năm, thì gửi báo cáo tổng kết tài chính của cả thời gian hoạt động và các hồ sơ kế toán có liên quan.

- Toà án trong khi giải quyết các vụ án có liên quan đến công ty cổ phần, nếu phát hiện công ty lâm vào tình trạng phá sản thì toà án thông báo cho các chủ nợ của công ty đó biết, để nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản của công ty.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w