Hoạt động củacông tycổ phần.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Trang 28 - 33)

a. Nên khoá hoạt động của công ty.

- Báo cáo tổng kết nên khoá: Sau một nên khoá hoạt động, hội đồng quản trị lập bản tổng kết tài sản, bản cân đối tài khoản bản tương mục lỗ lãi, và một tờ bình cho các cổ đông biết và sự hoạt động của công ty trong tài

khoá vừa qua. Các bản này phải được gửi cho uỷ viên kiểm soát để họ xem xét, ít nhất là 40 ngày trước phiên họp Đại hội đồng, và ít nhất là 15 ngày đối với cổ đông. Tờ trình của hội đồng quản trị và tờ tình của uỷ viên kiểm soát được thông qua tại Đại hội đồng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty lỗ hay lãi. Nếu báo cáo cho thấy công ty có lãi, công ty sẽ phải lập quỹ dự trù và chia lãi cho các cổ đông, các chủ nợ.

- Sự phân chia lợi nhuận thu được của công ty cổ phần:

+ Lợi nhuận của công ty được hình thành bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí và các khoản thuế phải nộp (bao gồm cả thuế lợi tức) theo luật định. Việc phân phối sử dụng lợi nhuận này của công ty cổ phần, là do các cổ đông của công ty quyết định trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà nước.

+ Về mặt luật pháp, luật công ty hiện hành ở nước ta chỉ quy định các công ty cổ phần phải tính bằng 5% lãi dòng hàng năm (lợi nhuận còn lại của công ty) để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ của công ty. Phần lợi nhuận còn lại được trích lập những quỹ nào giới hạn trích lập các quỹ là bao nhiêu, hoàn toàn do các cổ đông của công ty bàn bạc, thống nhất ý kiến, ghi vào điều lệ công ty và phải thông qua Đại hội đồng thành lập.

Lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần nên được trích lập các loại quỹ sau đây:

• Quỹ dự trừ: Là nguồn tài chính dự phòng nhằm đảm bảo sự cân đối trong các nhu cầu chi trả, để duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh.

• Quỹ trả lợi tức cổ phần, trái phiếu: Là phần lợi nhuận công ty dùng để trả nợ lãi vốn vay dưới hình thức phát hành trái phiếu cho các chủ nợ và trả lợ tức cổ phần cho các cổ đông.

• Quỹ phúc lợi: Được dùng để xây dựng nhà văn hóa, công trình thể thao... để chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động.... các công trình này thuộc sở hữu của các cổ đông.

• Quỹ khen thưởng: Dùng để kích thích nhiệt tình và tài năng sáng tạo của những người có tâm huyết, có đóng góp lới đối với sự nghiệp phát triển của từng công ty.

b. Sửa đổi điều lệ công ty cổ phần.

Trong đời sống sinh hoạt của công ty, có thể xảy ra những biến cố chính trị, kinh tế làm cho điều lệ cần được sửa đổi lại để cho công ty có thể hoạt động được hữu hiệu trong tình trạng kinh tế - xã hội mới do những biến cố ấy gây ra. Sửa đổi điều lệ là một việc rất quan trọng, chỉ có thể do Đại hội đồng bất thường quyết định. Trong các điều khoản của điều lệ công ty, điều khoản ấn định vốn điều lệ là rất quan trọng, vì vốn của công ty đương nhiên là vật bảo đảm chung cho các chủ nợ. Do đó, việc tăng giảm vốn điều lệ của công tu cổ phần trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành theo những phương thức khác nhau, bao gồm các phương thức phổ biến sau:

- Tăng vốn nhờ phần đóng góp từ bên ngoài.

Công ty tăng thêm vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Việc phát hành này được phát luật quy định rất chặt chẽ. Chỉ có các công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ. Điều 35 luật công ty của nước ta quy định:"Công ty chỉ được cấp giấy phép phát hành cổ phiếu mới nếu có đủ các điều kiện sau.

+ Đã thu được hết tiền cổ phiếu đã phát hành trong đợt trước;

+ Chứng minh được hoạt động kinh doanh của công ty đang được quản lý tốt và có hiệu quả;

+ Được ngân hàng đảm nhận giúp đỡ dịch vụ ngân quỹ vaf kế toán liên quản đến việc phát hành cổ phiếu;

+ Có chương trìnhvề kế hoạch cụ thể công khai gọi vốn trong công chúng. Chương trìnhvà kế hoạch này phải đảm bảo cho mọi người quan tâm hiểu rõ, hiểu đúng tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, triển vọng phát triển của công ty để họ có cơ sở quyết định mua cổ phiếu. Giấy phép phát hành cổ phiếu mới phải quy định rõ tổng số vốn gọi thêm, số cổ phiếu được phát hành, thời hạn thực hiện việc gọi thêm vốn.

Căn cứ vào các điều kiện trên công ty cổ phần phải chuận bị đầy đủ tài liệu trình lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyề (uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hay đơn vị hành chính tương đương, nơi công ty

đặt trụ sở chính), để xin phép phát hành cổ phiếu mới. Sau khi thẩm định các tài liệu liên quan, nếu đảm bảo đầy đủ, chính xác thì thủ tục cần thiết thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép công ty phát hành cổ phiếu mới.

- Tăng vốn không nhờ phần đóng góp từ ngoài vào:

+ Tăng vốn bằng cách chuyên quỹ dự trữ vào vốn của công ty: Khi có nhu cầu lỗ sang tăng vốn điều lệ, công ty cổ phần có thể chuyển một phần quỹ dự trữ vào vốn của công ty và phải gửi lại phần dự trữ bắt buộc theo luật định hoặc theo quy định trong điều lệ của công ty. Việc chuyển quỹ dự trữ vào vốn điều lệ của công ty có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:

• Phát hành cổ phiếu mới và chia cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần của họ. Bằng cách này cổ đông sẽ nhận thêm được một số cổ phiếu mới, tương ứng với tỷ lệ cổ phần của từng người ở công ty.

• Không phát hành cổ phiếu mới mà lấy phần dự trữ cần chuyển vào vốn chia cho tổng số cổ phiếu hiện có của các cổ đông ở công ty. Phần chia thêm cho mỗi cổ phiếu được coi là giá trị tăng thêm của cổ phiếu đó, và được ghi vào từng cổ phiếu.

+ Tăng vốn bằng cách cãi hoán trái phiếu hoặc phần đặt lợi nhuận tránh ra cổ phần

Việc chuyển trái phiếu thành cổ phiếu trước hết được áp dụng đối với những trái phiếu được quy định khi phát hành là có khả năng chuyển thành cổ phần. Quyết định này phải được Đại hội đồng bất thường chấp thuận vàphải được công bố hợp lệ. Đồng thời phải được người sở hữu trái phiếu là chủ nợ củacông ty ưng thuận. Đối với việc cãi hoán phần đặt lợi thành ra cổ phần chỉ có thể thực hiện ít nhất là 2 năm, sau khi phần đặt lợ được tạo lập. Việc cãi hoán là do công ty đề nghị, và Đại hội đồng bất thường chấp nhận.

- Giảm vốn điều lệ của công ty, do công ty làm ăn phát đạt, số vốn dư quá nhiều: Một công ty đang làm ăn phát đạt, nhận thấy số vốn dư quá lớn mà các cổ phần chưa đóng tiền hết. Công ty xét thấy không cần bắt các cổ đông phải đóng nốt số tiền mua cổ phần còn thiếu. Trong trường hợp này, công ty có thể giảm bớt vốn, để xoá bỏ sổ nợ còn lại của các cổ đông

- Giảm vốn do kinh doanh thua lỗ. Trong quá trình kinh doanh sản xuất công ty có khi bị lâm vào trình trạng thua lỗ kéo dài, công ty bắt buộc phải giảm vốn trong trường hợp phải thanh toán dứt khoát số tiền đã bị lỗ trước khi gọi thêm cổ phần mới...Có 2 cách giảm vốn.

+ Rút bớt giá trị danh nghĩa trên cổ phiếu của các cổ đông theo tỷ lệ giảm vốn. Tỷ lệ giảm vốn được xác định bằng cách lấy số vốn bị thua lỗ chia cho tổng số vốn cổ phần của công ty. Giá trị danh nghĩa còn lại của cổ phiếu không được thấp hơn giá trị danh nghĩa tối thiểu cho luật quy định.

+ Rút bớt tổng số cổ phần; Chẳng hạn như thay đổi hai cổ phần cũ bằng một cổ phần mới có cùng một giá, hoặc dùng vốn của công ty mua lại một số cổ phần ở thị trường chứng khoán rồi huỹ bỏ số cổ phần này.

- Giảm vốn do hoàn trả một phần do cổ đông: Cách này thường ít khi xảy ra, bởi vì việc giảm vốn điều lệ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty đối với các chủ nợ. Đồng thời việc làm này làm này được pháp luật quy định rất chặt chẽ, phải được Đại hội đồng cổ đông quyết định. Và phải được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Giảm vốn do chuyển một phần vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác:

Trong thực tế, nhiều công ty cổ phần làm ăn có lãi, song tỷ xuất doanh lợi không cao bằng một số ngành nghề kinh doanh khác., Khi đó, công ty rút bớt một phần vốn của mình để đầu tư vào các ngành nghề khác có khả năng mang lại doanh lợi cao hơn, khi thành lập các công ty mới, hoặc góp vốn liên doanh với các công ty khác. Việc chuyển vốn đi đầu tư vào các công ty khác sẽ làm cho vốn điều lệ của công ty giảm xuống, quy mô kinh doanh của công ty bị thu hẹp. Hình thức này buộc các công ty phải làm thủ tục đăng ký lại số vốn điều lệ với các cơ quan Nhà nước cso thẩm quyền trong việc cấp giấy phép hoạt động và đăng ký kinh doanh.

c. Các phương thức vay vốn của công ty cổ phần.

- Vay vốn bằng hợp đồng tín dụng: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hầu như không có doanh nghiệp nào chỉ hoạt động bằng nguồn vốn tự có, mà đều phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn, trong đó vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể vốn vay có ý nghĩa rất quan trọng không những chỉ ở khả năng tài

trợ các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay. Theo quy định của luật công ty thì bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào cũng đều có thể vay vốn ngân hàng, các công ty tài chính, các tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức hợp đồng tín dụng.

- Vay vốn, bằng cách phát hành trái phiếu:

Đây là hình thức riêng chỉ có ở công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu mới có quyền vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu.

Việc phát hành trái phiếu Luật công ty nước ta quy định phải được một hoặc nhiều ngân hàng bảo lãnh, đảm nhận giúp đỡ dịch vụ ngân quỹ và kế toán liên quan đến việc phát hành trái phiếu là công ty cổ phần phát hành trái phiếu phải ký hợp đồng với tổ chức bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh thường là các ngân hàng thương mại hoặc những tổ chức tài chính trung gian đặc biệt. Chức năng của các tổ chức này là kiểm tra việc tuân thủ các nghĩa vụ của công ty đối với các chủ nợ theo đúng hợp đồng đã ký kết. Trường hợp công ty vi phạm những cam kết nghĩa vụ trong hợp đồng, thì tổ chức bảo lãnh sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ.

V. SỰ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN1. Sự giải thể của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w