kế toán xác định kết quả kinh doanh
Trang 1N Ngành : KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Đào Thị Kim Yến Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Phương Linh
MSSV: 107403118 Lớp: 07DKT3
Trang 3Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàngcông nghiệp, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2011
Ký tên
Phạm Nguyễn Phương Linh
Trang 4Có được kết quả như trên là nhờ công dạy dỗ của Quý Thầy Cô trường ĐạiHọc Kỹ Thuật Công Nghệ, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quátrình học tập Với tất cả tấm lòng, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâusắc đến Quý Thầy Cô, đặc biệt là Cô Đào Thị Kim Yến đã tận tình hướng dẫn
và chỉ bảo, giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Đồng thời em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo công ty và Các
Cô Chú, các Anh Chị phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu HàngCông Nghiệp (INEXIM), đặc biệt Chú Phạm Ngọc Long – Kế toán trưởng –
đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em tiếp cận thực tế trong thời gian thựctập tại công ty
Tuy nhiên do thời gian thực tập tại công ty chưa nhiều cũng như kiến thứcchuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm từ Quý Thầy Cô và các Cô Chú, các AnhChị trong công ty để em hoàn thành tốt khóa luân tốt nghiệp
Một lần nữa em xin kính chúc Quý Thầy Cô và tập thể cán bộ, công nhânviên trong công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Hàng Công Nghiệp luôn dồi dàosức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiệnPHẠM NGUYỄN PHƯƠNG LINH
Trang 5DANH MỤC SỔ SÁCH IX
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4
1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Ý nghĩa 4
1.2 Khái niệm, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán liên quan đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Nguyên tắc kế toán 5
1.2.3 Nhiệm vụ kế toán 5
1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp 6
1.3.1 Kế toán tập hợp doanh thu 6
1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6
1.3.1.2 Kế toán doanh thu nội bộ 13
1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 14
1.3.2.1 Chiết khấu thương mại 14
1.3.2.2 Giảm giá hàng bán 15
1.3.2.3 Hàng bán bị trả lại 17
1.3.2.4 Các khoản thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu 18
1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán 23
1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng 28
1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 31
1.3.6 Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính 34
Trang 61.3.7.1 Kế toán thu nhập khác .37
1.3.7.2 Kế toán chi phí khác .39
1.3.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 41
1.3.9 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 45
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP (INEXIM) 48
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty INEXIM 50
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty INEXIM 50
2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 51
2.3.1 Hình thức sở hữu vốn 51
2.3.2 Lĩnh vực kinh doanh 51
2.3.3 Ngành nghề kinh doanh .51
2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty INEXIM 51
2.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý toàn bộ Công ty 51
2.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty 52
2.4.3 Cơ cấu nhân sự của bộ máy quản lý công ty 52
2.4.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 52
2.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty INEXIM 54
2.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 55
2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 55
2.6 Hình thức tổ chức sổ sách tại công ty INEXIM 57
2.6.1 Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty 57
2.6.2 Chính sách và hệ thống chứng từ, sổ kế toán đang áp dụng 58
2.6.3 Hệ thống tài khoản sử dụng 59
2.6.4 Hệ thống báo cáo tài chính 59
2.7 Tình hình hoạt động của công ty INEXIM 59
Trang 72.7.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 66
2.7.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 67
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KQKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP 69
3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .69
3.1.1 Nội dung 69
3.1.2 Chứng từ sử dụng 70
3.1.3 Tài khoản sử dụng 74
3.1.4 Phương pháp hạch toán 75
3.1.5 Trình tự ghi chép kế toán doanh thu 77
3.2 Kế toán giá vốn hàng bán 83
3.2.1 Nội dung 83
3.2.2 Chứng từ sử dụng 83
3.2.3 Tài khoản sử dụng 84
3.2.4 Phương pháp hạch toán 85
3.2.5 Trình tự ghi chép kế toán giá vốn hàng bán 86
3.3 Kế toán chi phí bán hàng 91
3.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .91
3.4.1 Nội dung 91
3.4.2 Chứng từ sử dụng 93
3.4.3 Tài khoản sử dụng .93
3.4.4 Phương pháp hạch toán 94
3.4.5 Trình tự ghi chép kế toán chi phí quản lý doanh nghệp 95
3.5 Kế toán hoạt động tài chính .99
3.5.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính .99
Trang 83.5.1.4 Phương pháp hạch toán 100
3.5.1.5 Trình tự ghi chép doanh thu hoạt động tài chính 100
3.5.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 104
3.5.2.1 Nội dung 104
3.5.2.2 Chứng từ sử dụng 104
3.5.2.3 Tài khoản sử dụng 105
3.5.2.4 Phương pháp hạch toán 106
3.5.2.5 Trình tự ghi chép kế toán chi phí hoạt động tài chính 106
3.6 Kế toán hoạt động khác 110
3.6.1 Kế toán thu nhập khác .110
3.6.1.1 Nội dung 110
3.6.1.2 Chứng từ sử dụng 110
3.6.1.3 Tài khoản sử dụng 110
3.6.1.4 Phương pháp hạch toán 111
3.6.1.5 Trình tự ghi chép kế toán thu nhập khác 111
3.6.2 Kế toán chi phí khác 115
3.6.2.1 Nội dung 115
3.6.2.2 Chứng từ sử dụng 115
3.6.2.3 Tài khoản sử dụng 115
3.6.2.4 Phương pháp hạch toán 115
3.6.2.5 Trình tự ghi chép kế toán chi phí khác 116
3.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 120
3.7.1 Công thức và thời kỳ tính kết quả hoạt động kinh doanh 120
3.7.2 Chứng từ sử dụng 120
3.7.3 Tài khoản sử dụng 120
3.7.4 Phương pháp hạch toán 121
Trang 93.8.1 Nội dung 127
3.8.2 Kết chuyển lỗ qua các năm 128
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HÀNG CÔNG NGHIỆP 130
4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty INEXIM 130
4.2 Đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 131
4.3 Nhận xét cụ thể 132
4.4 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 135
4.4.1 Giải pháp 1: Về tổ chức công tác kế toán 135
4.4.2 Giải pháp 2: Về chứng từ 136
4.4.3 Giải pháp 3: Về hệ thống sổ sách của công ty 136
4.4.4 Giải pháp 4: Chính sách chiết khấu cho khách hàng 136
4.4.5 Giải pháp 5: Về chi phí bán hàng và chi phí QLDN 137
4.4.6 Giải pháp 6: Về khoản nợ phải thu trong doanh thu bán hàng 138
4.4.7 Giải pháp 7: Về đội ngũ nhân sự và tiền lương 138
4.4.8 Giải pháp 8: Chính sách gia tăng doanh thu 139
4.4.9 Giải pháp 9: Chính sách giảm chi phí 140
KẾT LUẬN 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
PHỤ LỤC 144
Trang 10BHXH Bảo hiểm xã hội
NVL, CCDC Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụQĐ-UB Quyết định – Ủy ban
QĐ-BTC Quyết định – Bộ tài chính
UBND Ủy ban nhân dân
SXKD Sản xuất kinh doanh
Trang 11+ Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 52
+ Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức kế toán tại công ty 55
+ Sơ đồ 2.3 - Sơ đồ hệ thống sổ kế toán và trình tự ghi sổ 57
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008 – 2010 61
+ Sơ đồ 3.1- Bán hàng thu tiền ngay 72
+ Sơ đồ 3.2 -Bán hàng chịu 73
+ Sơ đồ kết quả hoạt động kinh doanh quý III năm 2010 122
+ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh quý III năm 2010 123
+ Bảng kết chuyển lỗ 129
Trang 12+ Sổ chi tiết TK 5111 80
+ Sổ chi tiết TK 5113 81
+ Sổ cái TK 511 82
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 632) 88
+ Sổ chi tiết TK 632 89
+ Sổ cái TK 632 90
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 642) 96
+ Sổ chi tiết TK 642 97
+ Sổ cái TK 642 98
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 515) 101
+ Sổ chi tiết TK 515 102
+ Sổ cái TK 515 103
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 635) 107
+ Sổ chi tiết TK 635 108
+ Sổ cái TK 635 109
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 711) 112
+ Sổ chi tiết TK 711 113
+ Sổ cái TK 711 114
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 811) 117
+ Sổ chi tiết TK 811 118
+ Sổ cái TK 811 119
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 911) 124
+ Sổ chi tiết TK 911 125
+ Sổ cái TK 911 126
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán là một công cụ phục vụ quản lý kinh tế với chức năng cơ bản là cungcấp những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà cho tất cả các bênquan tâm như: nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước…
Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa như hiện nay đã có những hướng chuyển biếnvượt bậc và đa dạng, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sảnxuất kinh doanh phải có hiệu quả Đây là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp
Thật vậy, để xác định được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì trước tiên doanh nghiệp phải xác định được lợi nhuận trong kỳ Để xác định được lợi nhuậnđạt được trong kỳ một cách chính xác, nhanh chóng thì đòi hỏi công tác kế toán tạidoanh nghiệp phải thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác mọi nghiệp vụchứng từ phát sinh Nhưng để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanhthu, chi phí hợp lý
Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh của doanh nghiệp Một tổ chức kế toán hoạt động hiệu quả cóthể tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác hổ trợ đắclực cho công tác quản trị, giúp cho doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh, điểm yếu,đồng thời tận dụng những cơ hội, dự đoán, đo lường trước những rủi ro thách thức
để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra
Xuất phát từ thực tế trên, được đào tạo về chuyên ngành kế toán, cùng sự hướngdẫn của Cô Đào Thị Kim Yến và các Cô, Chú nhân viên kế toán trong công ty Cổphần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em, tạo điều kiện cho
em tìm hiểu về Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh Chính vì vậy em đã chọn đề tài này để làm khóa
luận tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến một số giải pháp hoànthiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại
Trang 14công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp.
3 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung :
Quan sát, mô tả quá trình hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh của công ty, để từ đó nhận xét, phân tích, đánh giá và rút ra những điểmmạnh, điểm yếu của bộ máy kế toán Qua đó, đề xuất những giải pháp để hoànthiện hơn công tác kế toán tại công ty
* Mục tiêu cụ thể : Phát sinh tại công ty bao gồm:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Giá vốn hàng bán
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thực tế
+ Kế toán hoạt động tài chính: Doanh thu và chi phí tài chính
+ Kế toán hoạt động khác: Thu nhập và chi phí khác
+ Kế toán xác định kết quả kinh doanh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nghiên cứu số liệu trong năm 2010
* Hạch toán các khoản phát sinh liên quan đến doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh tại công ty những phát sinh liên quan đến kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty
* Ghi chép kế toán: Định khoản, lên tài khoản chữ T bằng cách hạch toán, ghichép lên các chứng từ, lên sổ sách kế toán
* Kết chuyển và tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
* Đánh giá công tác tổ chức kế toán và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiệnkết quả hoạt động kinh doanh
Trang 156 Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu thực tế tại công ty để tìm hiểu thực trạng công tác kế toán doanhthu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh thực hiện tại công ty
* Thu thập số liệu nhằm xử lý, trình bày và phân tích phương pháp xác định doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
* So sánh, đối chiếu để đánh giá công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
7 Các kết quả đạt được của đề tài
* Trình bày toàn bộ các nội dung từ cơ sở lý luận đến thực trạng kế toán doanhthu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
* Giới thiệu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
* Phân tích, nhận xét kế toán tại công ty, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiệncông tác kế toán hơn
8 Kết cấu của luận văn
* Kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh
Chương II: Giới thiệu công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp.
Chương III: Thực trạng tổ chức kế toán công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng
công nghiệp
Chương IV: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ
phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả của hoạt động sản xuất, chế biến
Kết quả của hoạt động thương mại
Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ
Kết quả hoạt động tài chính là số còn lại của các khoản thu nhập từ hoạt độngtài chính sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động tài chính như: mua bán chứngkhoán, góp vốn liên doanh…
Kết quả hoạt động khác là số còn lại của khoản thu nhập khác (ngoài hoạt độngtạo ra doanh thu của doanh nghiệp) sau khi trừ các khoản chi phí khác: nhượngbán, thanh lý tài sản…
1.1.2 Ý nghĩa
Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được quantâm nhất hiện nay là kết quả kinh doanh và làm như thế nào để kết quả kinh doanhngày càng cao thì càng tốt (tức lợi nhuận mang lại càng nhiều) Điều đó còn phụthuộc vào việc kiểm soát các khoản doanh thu, chi phí và xác định, tính toán kếtquả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
Do vậy công việc phân tích và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để cungcấp những thông tin cần thiềt giúp các chủ doanh nghiệp hay giám đốc điều hànhphân tích đánh giá và lựa chọn những phương án kinh doanh và phương án đầu tư
có hiệu quả nhất
Trang 171.2 Khái niệm, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán liên quan đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
Hoạt động của doanh nghiệp là liên tục, nhưng để xác định lãi lỗ của doanhnghiệp kế toán viên cần ghi chép, báo cáo các khoản doanh thu, chi phí, lãi hoặc lỗcho một kỳ nhất định đó là kỳ kế toán
Kỳ kế toán là những khoản thời gian bằng nhau để thuận tiện cho việc so sánh
Kỳ kế toán chính thức là một năm nhưng cũng có thể thực hiện cho kỳ ngắnhơn như: tháng, quý
1.2.2 Nguyên tắc kế toán
mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” và các Chuẩn mực kế toán khác
có liên quan
đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính
Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiệnghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiềnbản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại điểm 10, 16, 24 củaChuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” và quy định của Chế độ
kế toán hiện hành
1.2.3 Nhiệm vụ kế toán
Phản ánh kịp thời đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phản ánh kịp thời tình hình thực hiện chế độ phân phối kết quả kinh doanh
Phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 181.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp
1.3.1 Kế toán tập hợp doanh thu
1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.3.1.1.1 Khái niệm
Bán hàng là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và bán hàng hoá mua vào
Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một
kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán như: cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cốđịnh theo phương thức cho thuê hoạt động…
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thuđược từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm , hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thuthêm ngoài giá bán ( nếu có)
1.3.1.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” quy địnhdoanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thõa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
hàng
Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Trang 19Trường hợp Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1 Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ
Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng
2 Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không
chịu thuế giá trị gia tăng hoặc chịu
thuế GTGT theo phương trực tiếp
Tổng giá thanh toán
3 Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
hoặc thuế xuất khẩu
Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuếtiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu)
4 Nhận gia công vật tư, hàng hóa Số tiền gia công thực tế được hưởng
không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóanhận gia công
5 Hàng hóa nhận bán đại lý, ký gởi
theo phương thức bán đúng giá hưởng
hoa hồng
Hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệpđược hưởng
1.3.1.1.3 Các phương thức bán hàng và thanh toán
Phương thức bán hàng:
Phương thức bán buôn hàng hóa
- Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho:
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thứcnày, khách hàng cử người mang giấy ủy nhiệm đến kho của Doanh nghiệp trựctiếp nhận hàng và áp tải hàng về Sau khi giao, nhận hàng hóa, đại diện bên mua
ký nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán, đồng thời trả tiền ngayhoặc ký nhận nợ
+ Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ hợp đồng kinh tế
đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho ngườimua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc cho thuê ngoài Chi phí vận chuyển
Trang 20gửi hàng bán có thể do bên bán chịu hoặc có thể do bên mua chịu tùy theo hợpđồng kinh tế đã ký kết.
- Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng:
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp ( Hình thứcgiao tay ba): Doanh nghiệp thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cungcấp của mình thì giao bán trực tiếp cho khách hàng của mình tại địa điểm do haibên thỏa thuận Sau khi giao hàng hóa cho khách hàng thì đại diện bên mua sẽ kýnhận vào chứng từ bán hàng và quyền sở hữu đã được chuyển giao cho kháchhàng, hàng hóa được xác định là tiêu thụ
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Sau khi mua hàng, nhậnhàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyểnhàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận
Phương thức bán lẻ hàng hóa
Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tếhoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ Phươngthức bán lẻ thường có các hình thức sau:
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
- Hình thức bán hàng tự phục vụ
Phương thức bán hàng đại lý:
Là phương thức bán hàng mà trong đó Doanh nghiệp giao hàng cho cơ sởnhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Sau khi bán đượchàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho Doanh nghiệp và được hưởng mộtkhoản tiền gọi là hoa hồng đại lý
Phương thức trả chậm, trả góp :
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua thanh toán lần đầungay tại thời điểm mua Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếptheo và chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định
Phương thức hàng đổi hàng :
Trang 21Là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp đem sản phẩm vật tư, hàng hóa đểđổi lấy vật tư, hàng hóa khác không tương tự Giá trao đổi là giá hiện hành củavật tư, hàng hóa tương ứng trên thị trường
Các phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán trực tiếp :
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từngười mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát hànghóa bị chuyển giao Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, sec hoặc bằnghàng hóa ( nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng)
Phương thức thanh toán trả chậm:
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giaosau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sử hữu hoặc quyền kiểmsoát về hàng hóa, do đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng Nợphải thu cần được hạch toán, quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghichép theo từng lần thanh toán
1.3.1.1.4 Chứng từ kế toán
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Hóa đơn bán hàng thông thường;
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu nhập kho, thẻ kho;
- Phiếu thu tiền;
- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng;
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
1.3.1.1.5 Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng tài khoản 511 – “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệpthực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thubán hàng có thể thu được tiền ngay, cũng có thể chưa thu được tiền, sau khidoanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho Khách hàng
và được Khách hàng chấp nhận thanh toán
Trang 22- Kết cấu và nội dung tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
( Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ)
- Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm
Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
1.3.1.1.6 Phương pháp kế toán
1) Theo phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng: Trường hợp giao
hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hay giao hàng tại kho của bên mua hoặc tạimột địa điểm nào đó đã quy định trước trong hợp đồng (doanh nghiệp xuất kho gửihàng đi bán), thì số sản phẩm khi đã giao cho khách hàng hay hàng gửi bán đềuđược xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhận doanh thu Căn cứ vàohóa đơn giá trị gia tăng phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán
- Số thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải
nộp tính trên doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ trong kỳ kế toán
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh
nghiệp tính theo phương pháp trực tiếp
- Doanh thu hàng bán bị trả lại
- Khoản giảm giá hàng bán
- Khoản chiết khấu thương mại
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài
khoản 911 xác định kết quả kinh doanh
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
Trang 23Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế
Có TK 511 – Tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế
2) Theo phương thức tiêu thụ qua các đại lý:
Tại đơn vị có hàng ký gửi ( chủ hàng):
Căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của sản phẩm bán qua đại lý đã tiêu thụ trongtháng Doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu của sản phẩm đã tiêuthụ để giao cho đơn vị đại lý và xác định khoản hoa hồng phải trả:
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế
Có TK 511 – Tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuếHoa hồng trả cho đại lý:
Nợ TK 641 – Hoa hồng cho đại lý
Có TK 111, 112, 131
Tại các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi:
- Khi nhận hàng ký gửi, căn cứ vào giá trị trong hợp đồng ký gửi ghi:
Nợ TK 003 – Giá trị hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi
- Khi bán được nhận ký gửi:
+ Kế toán ghi giảm giá trị hàng nhận ký gửi : Có TK 003
+ Căn cứ vào hóa đơn bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng tiền thanh toán bao gồm cả thuế GTGT
Có TK 3388+ Xuất hóa đơn cho bên giao đại lý là cơ sở thanh toán tiền hoa hồng:
Trang 24Nợ TK 3388 – Tổng số tiền phải thanh toán
Có TK 511 – Hoa hồng được hưởng
Có TK 111, 112 – Số tiền thực trả khi trừ khoản hoa hồng được hưởng
3) Theo phương thức bán hàng trả góp:
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511 – Giá bán một lần chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387 – Lãi trả hàng trả góp
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511– Giá bán một lần
Có Tk 3387 – Lãi trả hàng trả góp Cuối kỳ kết chuyển lãi của hàng bán trả góp vào doanh thu tài chính
Nợ TK 3387
Có TK 515
4) Theo phương thức trao đổi hàng:
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 333 – Thuế GTGT hàng bán phải nộpGiá trị vật tư, hàng hóa trao đổi nhập về:
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 133
Có TK 131
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511Giá trị vật tư, hàng hóa trao đổi nhập về
Trang 25Nợ TK 152, 153, 156
Có TK 131
5) Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
6) Cuối kỳ, kết chuyển hàng bán phát sinh trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 521, 532, 531
7) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
1.3.1.1.7 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 511
Sổ cái tài khoản 511
1.3.1.2 Kế toán doanh thu nội bộ
1.3.1.2.1.Khái niệm
Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hóa, sản phẩm, cungcấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty,tổng công ty
1.3.1.2.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp
Kết cấu và nội dung của tài khoản 512 tương tự như tài khoản 511
Trang 26Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ và có các tài khoản cấp 2 sau:
Tài khoản 5121 – Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
1.3.1.2.3 Phương pháp kế toán tương tự như tài khoản 511
1.3.1.2.4 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 512
Sổ cái tài khoản 512
1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.2.1 Chiết khấu thương mại
- Kế toán sử dụng tài khoản 521 – “ Chiết khấu thương mại ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp
đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã muahàng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán
sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại
- Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 521
Trang 27(Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ)
- Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5211 – Chiết khấu hàng hóa
Tài khoản 5212 – Chiết khấu thành phẩm
Tài khoản 5213 – Chiết khấu dịch vụ
1.3.2.1.4 Phương pháp kế toán
(1) Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ (33311) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 131,
(2) Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người muaphát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại
1.3.2.1.5 Sổ sách kế toán
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản 521
- Sổ cái tài khoản 521
1.3.2.2 Giảm giá hàng bán
1.3.2.2.1 Khái niệm
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được Doanh nghiệp chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng
1.3.2.2.2 Chứng từ kế toán
- Số chiết khấu thương mại đã
chấp nhận thanh toán cho khách
hàng được hưởng
TÀI KHOẢN 521
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo
Trang 28- Công văn đề nghị giảm giá có sự đồng ý cả người mua và người bán.
- Phiếu đề nghị giảm giá hàng bán
- Hợp đồng kinh tế
1.3.2.2.3 Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng tài khoản 532 – “ Giảm giá hàng bán ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh vàviệc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán
- Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 532 – “ Giảm giá hàng bán”
( Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ )
1.3.2.2.4 Phương pháp kế toán
1 Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượnghàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng:
a) Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112, 131,
b) Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng trực tiếp
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán ( Tổng giá trị thanh toán)
Có các TK 111, 112, 131, ( Tổng giá trị thanh toán)
2 Cuối kỳ, kết chuyển giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511, tàikhoản 512
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán
1.3.2.2.5 Sổ sách kế toán
BÊN CÓ
- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp
thuận cho khách hàng được hưởng
- Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511, 512
TÀI KHOẢN 532 BÊN NỢ
Trang 29- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản 532
- Sổ cái tài khoản 532
1.3.2.3 Hàng bán bị trả lại
1.3.2.3.1 Khái niệm
- Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp đã xác định là tiêuthụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như: sai quy cách, chủng loại, kém chất lượng…
1.3.2.3.2 Chứng từ kế toán
- Văn bản trả lại của người mua đính kèm hóa đơn ( nếu trả lại toàn bộ) hoặc bảngsao hóa đơn ( nếu trả lại một phần hàng), phiếu nhập kho lại số hàng trả lại
1.3.2.3.3 Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng tài khoản 531 – “ Hàng bán bị trả lại ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị số sản phẩm, hàng hoá bị khách hàng trảlại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng mất phẩm chất, (Tính theo đúng đơn giá bán ghi tên hoá đơn) Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánhtrên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ đểtính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ
- Nội dung và kết cấu tài khoản 531 – “ Hàng bán bị trả lại ”
( Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ )
1.3.2.3.4 Phương pháp kế toán
1) Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại, kế toán phản ánh giávốn của hàng bán bị trả lại:
- Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả
lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào
khoản phải thu của khách hàng về số
sản phẩm, hàng hoá đã bán
- Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản 511 hoặc tài khoản 512 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán
Trang 30Nợ TK 154, 155, 156
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán2) Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có các TK 111, 112, 131, .Tổng giá trị thanh toán
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng trực tiếp
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại
1.3.2.3.5 Sổ sách kế toán
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản 531
- Sổ cái tài khoản 531
1.3.2.4 Các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu theo phương pháp khấu trừ
1.3.2.4.1 Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu là khoản thuế gián thu,tính trên doanh thu bán hàng Các khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ chịu Các cơ sở kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu
Trang 31dùng hàng hóa, dịch vụ, ( hoặc nhà nhập khẩu) Tùy theo đối tượng và mục đích kinhdoanh mà doanh nghiệp sẽ phải nộp một trong ba loại thuế trên.
1.3.2.4.2 Công thức
Tính thuế GTGT phải nộp
Tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế
của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất
Trong đó:
- Giá tính thuế của hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu
Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng NK x Giá tính thuế đơn vị x Thuế suất (%)
Tính thuế xuất khẩu
Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất: giá FOB( Free-on-board) không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển
Giá tính thuế
Thuế suất của từng mặt hàng
Trang 32- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có…
1.3.2.4.4 Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng các tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”Tài khoản 3331 “ Thuế giá trị gia tăng phải nộp ”
Tài khoản 3332 “ Thuế tiêu thụ đặc biệt ”
Tài khoản 3333 “ Thuế xuất, nhập khẩu ”
- Các tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước
về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm
- Nội dung và kết cấu tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
Số dư bên Có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước
- Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ Số dư Nợ (nếucó) của tài khoản 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và cáckhoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễnhoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu
1.3.2.4.5 Phương pháp kế toán
Đối với thuế GTGT phải nộp
- Số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ
trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải
nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải
nộp;
- Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị
trả lại, bị giảm giá
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra và số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
TÀI KHOẢN 333 BÊN CÓ BÊN NỢ
Trang 331 Khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ, căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán phản ánh doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng
Nợ các TK 111 , 112,… - Tổng giá thanh toán
Có TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT)
3 Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp:
3a) Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ,
3c) Trường hợp được cho phép hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền
do Ngân sách Nhà nước hoàn trả, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 1333d) Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế giá trị gia tăng
- Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 711
Trang 34- Nếu số thuế GTGT được giảm, được Ngân sách Nhà nước trả lại bằng tiền Khi nhận được tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt
1 Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồngthời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt tính trong giábán nhưng không có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)
2 Khi phản ảnh số thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách, ghi:
Nợ TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
3 Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có các TK 111, 112,
4 Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toáncăn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu phản ảnh giá trị hàng nhập khẩu gồm cảthuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211,
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Có TK 3333 - Thuế xuất - nhập khẩu phải nộp
Đối với thuế xuất khẩu
1 Thuế xuất khẩu phải nộp
Nợ TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Trang 352 Khi nộp thuế xuất khẩu ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Sổ chi tiết các tài khoản 333: tài khoản 3331, 3332, 3333
Sổ cái các tài khoản 333: tài khoản 3331, 3332, 3333
1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.3.1 Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được ( hoặcgồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ đối với doanhnghiệp thương mại), hoặc giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã xác định
là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanhtrong kỳ
1.3.3.2 Phương pháp đánh giá hàng xuất kho
Trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán bao gồm: Trị giá mua thực tế của hàng xuấtkho đã bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán Trị giá mua thực tế củahàng xuất khi đã bán trong kỳ, theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, kếtoán tại các doanh nghiệp thương mại có thể áp dụng một trong 4 phương pháp sau:
Phương pháp thực tế đích danh ( Spectific Identification)
+ Nội dung: Theo điều 14 quy định tính theo giá đích danh được áp dụng đối vớidoanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
+ Ưu điểm: Thấy ngay được trị giá gốc của hàng nhập kho Đảm bảo nguyên tắc phùhợp của kế toán
+ Nhược điểm: Đối với Doanh nghiệp có nhiều hàng hóa thì việc theo dõi đơn giá và
số lượng nhập của từng lần nhập phức tạp, dễ nhầm lẫn giữa hàng này với hàng kia
Trang 36 Phương pháp bình quân gia quyền ( Weighted – Average)
+ Nội dung: Theo điều 15 quy định giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàngtồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, dễ làm
+ Nhược điểm: Không phản ánh kịp thời tình hình biến động giá cả hàng hóa, chỉtính được vào cuối tháng và chit tính riêng cho từng hàng tồn kho riêng biệt
+ Công thức tính:
Trong đó: Đ là đơn giá xuất kho bình quân gia quyền
Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO – First in, First out)
+ Nội dung: Theo điều 16 quy định phương pháp nhập trước – xuất trước áp dụngdựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuấttrước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gầnthời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giácủa lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn khođược tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồnkho
+ Ưu điểm: Cho phép xác định trị giá vốn thực tế xuất kho cho từng lần xuất hànghóa tồn kho cuối kỳ được xác định theo đơn giá của những lần nhập sau cùng nên giátrị hàng tồn kho là phù hợp với thực tế
+ Nhược điểm: Khối lượng tính toán phức tạp
Trị giá thực tế Đơn giá bình quân Sản lượng
hàng xuất kho của hàng nhập kho trong kỳ hàng xuất kho
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ
Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ
Đ =
Trang 37 Phương pháp nhập sau – xuất trước ( LIFO – Last in, First out)
+ Nội dung: Theo điều 17 quy định phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựatrên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, vàhàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhậpsau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhậpkho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho
+ Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
+ Nhược điểm: Hàng tồn kho cuối kỳ xác định theo đơn giá nhập kho trong kỳ nênchỉ tiêu hàng tồn kho không phù hợp với thực tế
1.3.3.3 Chứng từ kế toán
Phiếu xuất kho;
Phiếu thu, phiếu chi;
Bảng kê xuất – nhập – tồn;
Biên bản hợp đồng kinh tế;
1.3.3.4 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 632 - “ Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bántrong kỳ Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đếnhoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa;chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư
Trang 38 Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 632 – “ Giá vốn hàng bán”
( Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ )
1.3.3.5 Phương pháp kế toán
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
1 Sản phẩm xuất bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ sẽ ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Xuất kho để bán
Có TK 154 - Sản xuất xong chuyển bán ngay
2 Sản phẩm gửi bán đã xác định tiêu thụ trong kỳ:
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công vượt trên mức bình thường và chi phí
sản xuất chung cố định không phân bổ tính
vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn
kho sau khi trừ phần bồi thường do trách
nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế tài sản cố định
vượt trên mức bình thường không được
tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu
+ Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính + Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho
Trang 395 Khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm
Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dựphòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết :
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
6 Cuối kỳ, kết chuyển giá thành dịch vụ hoàn thành tiêu thụ trong kỳ ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
7 Kết chuyển giá vốn hàng bán sang Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
a) Đối với doanh nghiệp thương mại:
a1) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hoá đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:
Trang 40Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
b) Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ:
b1) - Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho vào tài khoản 632
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 632
Sổ cái tài khoản 632