1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN VI PHẠM PHÁP LUẬT của SINH VIÊN HIỆN NAY, NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN

22 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Trương Huỳnh Quí Anh, Lưu Hồng Quân, Trần Hoàng Anh
Người hướng dẫn Phạm Minh Anh
Trường học Trường Đại học Ngoại Ngữ-Tin Học
Chuyên ngành Đại cương pháp luật Việt Nam
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 39,8 KB

Nội dung

Nhân dân ngày càng thực hiện tốt hơn về các quy định pháp luật, tích cực xây dựng tham gia và đóng góp, đó là sự tiến bộ lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.Tuy nhiên, các trường hợp c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ-TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ***

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN THI: ĐẠI CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ: VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Minh Anh

Sinh viên thực hiện:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 1 năm 2022

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Ngày nay đời sống của chúng ta đang dần được nâng cao và phát triển, đi cùng với sựphát triển ấy chính là trình độ kiến thức của con người ngày càng được trau dồi, đặc biệt hơn là nhận thức về pháp luật Việc nâng cao hiểu biết về các quy định pháp luật cũng như bộ máy nhà nước đang ra sức xây dựng các bộ luật ngày càng chặt chẽ và tiến bộ hơn cũng góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới Nhân dân ngày càng thực hiện tốt hơn về các quy định pháp luật, tích cực xây dựng tham gia và đóng góp, đó là sự tiến bộ lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.Tuy nhiên, các trường hợp coi thường luật pháp, vi phạm pháp luật vẫn còn được đưa tin tràn lan trên các diễn đàn internet, báo chí truyền thông,… Đặc biệt các lứa tuổi vi phạm đa số là các học sinh, sinh viên, còn cả một tương lai phía trước.Đó là một sự đáng buồn về những thành phần chưa được giáo dục nghiêm khắc về pháp luật cũng như một hồi chuông cảnh tỉnh về việc vi phạm pháp luật nước ta Những vi phạm ấy bắt nguồn từ đâu? Những hành động do cố tình vi phạm hay do không thể kiểm soát được hành vi ý thức của bản thân? Do thiếu kiến thức hay còn những vấn đề khác chưađược giải thích? Nhận thấy được vấn đề vi phạm pháp luật vẫn còn là một mối lo ngại khá lớn, nhóm em xin chọn đề tài “Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu sâu hơn về ý thức việc vi phạm pháp luật của sinh viên ngày nay

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhầm giúp hiểu sâu hơn về các vấn đề trong phạm

vi vi phạm pháp luật, thông qua đó nắm rõ hơn về tâm lý của người nhân và giúp nângcao kiến thức trong các vấn đề về pháp luật Qua đó làm quen với việc tự mày mò

Trang 3

nghiên cứu đề tài, các nguồn thông tin, xử lý các tài liệu và biết cách hoàn chỉnh một đề tài một cách minh bạch, rõ ràng.

2.2 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Các nhiệm vụ cần làm rõ cho đề tài:

a Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật

b Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

c Hiểu biết cá nhân về vi phạm pháp luật, kiến nghị và cho ví dụ

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Tiểu luận được trình bày với các phương pháp như phân tích-tổng hợp lý thuyết, đặtgiả thuyết, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn

4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

Tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay, đưa ra kết hợp giữa lý lẽ và thựctiễn giúp sinh viên rõ hơn về vấn đề vi phạm pháp luật, cũng như một lời cảnh tỉnh rằng vi phạm pháp luật vẫn còn là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết và nângcao kiến thức hơn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 2 chương và các mục:

CHƯƠNG I: VI PHẠM PHÁP LUẬT

1 Khái niệm vi phạm pháp luật

2 Đặc điểm vi phạm pháp luật

3 Phân loại vi phạm pháp luật

4 Nội dung của vi phạm pháp luật

Trang 4

CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

1.Mặt khách quan

2 Mặt chủ quan

3.Chủ thể của vi phạm pháp luật

4 Khách thể của vi phạm pháp luật

5 Hiểu biết cá nhân về thực tế ở Việt Nam liên quan đến vi phạm pháp luật

6 Những kiến nghị của bản thân và các ví dụ

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG 1 TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT

Trang 5

B NỘI DUNG CHƯƠNG I: VI PHẠM PHÁP LUẬT:

1 KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực hành vithực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ vàgây hậu quả hoặc đe dọa gây hậu quả thiệt hại cho xã hội

2 ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM PHÁP LUẬT:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể

Vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi trách nhiệm pháp lý thực hiện

Vi phạm pháp luật hành vi của con người, hoặc là hoạt động của cơ quan tổchức

Vi phạm pháp luật là hành vi thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động

Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luậtbảo vệ

Ý nghĩ của chủ thể dù tốt hay xấu không bị xem là vi phạm pháp luật

3 PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT:

3.1 Hình sự

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hìnhphạt đối với những tội phạm ấy

Các quy phạm pháp luật hình sự được chia làm hai loại: Phần chung quy định những nguyên tắc, nhiệm vụ của luật hình sự, những vấn đề chung về tội phạm và hình phạt

Trang 6

Phần các tội phạm: quy định những dấu hiệu pháp lý của những tội phạm cụ thể, loại hình phạt và mức hình phạt có thể áp dụng đối với các tội phạm

3.2 Hành chính

Luật hành chính bao gồm toàn bộ các quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kin tế, văn hóa, xã hội,…Khái niệm “hoạt động chấp hành

và điều hành” có thể được hiểu với nội dung và phạm vi như các khái niệm “hoạt độnghành chính”; “Hoặc động hành chính nhà nước” hoặc “ Cơ quan quản lý nhà nước” Viphạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp luật

3.3 Dân sự

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của

cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý,

quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó

Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy địnhchung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ,như quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

3.4 Kỷ luật

Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ

cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động được đề ra trong nội bộ

cơ quan, tổ chức đó

4 NỘI DUNG CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT:

Trang 7

4.1 Khái niệm, thực trạng hiện nay

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của

họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học Sinh viên là tầng lớp có tuổi đời còn trẻ ( thường từ 18 đến 25), chưa nhận định rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức và đang được đào tạo chuyên Sinh viên là nhóm người dễ tiếp thu với cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo Đây cũng là tầng lớp khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không định hướng tốt Sinh viên là đối tượng còn trẻ nên sẽ thích tìm tòi, sáng tạo, thử sức với điều mới và đã có thể đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật dưới mọi hành vi vi phạm pháp luật Chính vì vậy, đây là đối tượng cần được quan tâm, chú ý, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cũng như các hành vi vi phạm pháp luật để cóthể giúp giảm thiểu các hành vi, suy nghĩ trái với pháp luật và hạn chế tối đa các vi phạm không đáng có

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người

có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn

xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội củ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này thì phải bị xử lý hình sự

Và theo số liệu nhóm em đã nghiên cứu về tình trạng vi phạm pháp luật của sinh viênthì: Tình hình vi phạm pháp luật ở Sinh viên nước ta ngày càng diễn biến phức tạp Không chỉ diễn biến về phức tạp mà số vụ vi phạm pháp luật ngày càng tăng, mức độngày càng nghiêm trọng

4.2 Nguyên nhân

Trang 8

Nguyên nhân từ phía gia đình:

Do ba mẹ và người nhà quá nuông chiều con cái, luôn đáp ứng mọi ước nguyện, mong muốn của con cái mặc dù những ước nguyện, mong muốn ấy không cần thiết, không phug hợp với con cái nhưng do tính thương con, sợ con chịu thiệt nên bậc làm ba, mẹ

đẫ vô tình nuông chiều quá mức dẫn đến những hậu quả khôn lường Trái với sự nuông chiều, yêu thương quá mức thì có nhiều bậc làm cha mẹ lại chọn cách dạy con bằng biện pháp răng đe, đánh đập, la mắng Không quan tâm đến suy nghĩ và sở thích của con, luôn bắt con phải làm cái này không được làm cái khác, con cái khi bị nhốt trong một khuôn khổ mà và không được tự do khám phá bản thân, làm điều mình thíchthì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, suy nghĩ và làm nhiều việc thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả không thể ngờ Và còn một nguyên nhân cũng khá là quan trọng đó là bảnthân người vi phạm, sinh ra trong một môi trường giáo dục không tốt, tiếp xúc với những tệ nạn xã hội khi còn nhỏ và việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, hành động và sự phát triển của trẻ con Không chỉ vậy, nếu con cái sinh ra trong một gia đình mà thiếu tình thương từ ba, mẹ và người thân, sinh ra trong cảnh mồ côi, bố mẹ lythân hoặc đi tù thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và nhận thức của trẻ con trong quá trình phát triển

Nguyên nhân từ phía nhà trường:

Nhà trường là nơi giáo dục, dạy dỗ các sinh viên không chỉ về mảng học tập mà còn ở mảng đạo đức, cách làm người công dân chuẩn mực Tuy nhiên, nếu việc giáo dục pháp luật ở trường chưa tốt, chưa chặt chẽ và cách giáo dục luật pháp cho sinh viên còn lỏng lẻo thì không thể truyền tải hết nội dung pháp luật cho sinh viên được Hơn thế nữa, việc hợp tác giữa nhà trường và phụ huynh là điều hết sức quan trọng, nếu mốiquan hệ giữa trường học và phụ huynh không chặt chẽ, không quản lý và nắm bắt kịp tâm lý của con em thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi độ tiểu các em lại thích cái mới, thíchkhám phá, tìm tòi Và việc này nếu không được nhà trường và gia đình quản lý chặt chẽ thì sẽ dễ dẫn đến con em sẽ tham gia vào những tệ nạn xã hội

Nguyên nhân từ phía xã hội:

Trang 9

Nền văn hóa xã hội ngày càng phát triển đem lại nhiều cơ hội cho bản thân sinh viên học tập và hội nhập nhưng cái gì cũng có hai mặt, xã hội ngày càng phát triển cùng với

sự bùng nổ thông tin trong thời đại 4.0 là điều kiện rất dễ dàng để lớp trẻ, đặc biệt là sinh viên được học hỏi, tiếp thu những nền văn hóa mới Bên cạnh những nền văn hóa lành mạnh thì cũng có những nền văn hóa không lành mạnh du nhập vào nước ta, vì vậy học hỏi nhưng phải có chọn lọc, sinh viên cũng như mọi công dân cần có tư duy nhạy bén, một lối sống lành mạnh để có thể tránh xa những nền văn hóa không lành mạnh này Việc phòng tránh và bảo vệ bản thân trước những văn hóa không lành mạnh là điều hiển nhiên những cũng cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng, cơ quan quản lý văn hóa xã hội, các cơ quan liên quan nên có những biện pháp thật mạnh mẽ, chặt chẽ và có những hình phạt thích đáng dành cho những hành vi vi phạm liên quan đến những nền văn hóa không lành mạnh

Nguyên nhân từ phía sinh viên:

Sinh viên là tầng lớp trẻ, là những người thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo những cái mới Sinh viên rất nhạy bén với những cái mới, và cũng vì sự thích khám phá, tìm tòi những cái mới trong khi nhận thức của sinh viên còn chưa hoàn thiện thì rất dễ lâm vàonhững tệ nạn xã hội Các đối tượng xấu luôn đánh vào tâm lý háo thắng, thích cái mới của sinh viên mà đã dụ dỗ, dùng những lời ngọt ngào thuyết phục sinh viên và đối với những người nhẹ dạ cả tin thì chính là con mồi ngon của những đối tượng này Vì vậy bản thân sinh viên cần ý thức rõ những việc mình làm, nhận thức rõ đúng, sai

4.3 Hậu quả

Thực trạng vi phạm pháp luật của sinh viên ngày nay đã gây nên nhiều tác động và thiệt hại cho bản thân người vi phạm, gia đình và xã hội Trước tiên thì hành động vi phạm pháp luật sẽ gây hậu quả lớn cho bản thân người vi phạm pháp luật và gia đình của họ,

để lại nhiều thương đâu về mặt thể chất lẫn tinh thần đối với người vi phạm pháp luật và gia đình của họ Không dừng lại ở đó, hành động vi phạm pháp luật còn ảnh hưởng đến nền kinh tế, công ăn việc làm của bản thân người phạm tội và gia đình

Trang 10

của họ Còn về xã hội thì cũng ảnh hưởng không kém, làm mất trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại về người và của, hành vi của người phạm tội có thể đe dọa nguy hiểm đối với xã hội.

4.4 Giải pháp

Về phía gia đình:

Các bậc phụ huynh không nên có tư tưởng buông lỏng con cái khi con cái đã hoàn thành chương trình học tập và bước vào môi trường mới Vì đây là môi trường mới nên sẽ có nhiều vấn đề mới, tâm sinh lý của sinh viên cũng sẽ thay đổi rất khác vì vậy các bậc phụ huynh nên quan tâm, nắm bắt tình trạng học tập, các mối quan hệ không lành mạnh của con cái cũng như các vấn đề tâm lý của con để có thể ngăn cản kịp thời

và giúp đỡ con cái khi gặp khó khăn trong việc học tập cũng như cuộc sống

Về phía nhà trường và xã hội:

Đầu tiên thì các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhà trường cần tăng cườngcông tác tuyên truyền, giáo dục, các nghị quyết của Đảng cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước Nhà trường cũng cần có những biện pháp quản lý sinh viên sống xa nhà, sinh viên ở trọ, ở các ký túc xá của trường, thăm hỏi động viên và kịp thời nắm bắt mọi tâm tư nguyện vọng để sinh viên Ngoài ra thì nhà trường và các bậc phụ huynh cần hợp tác chặt chẽ trọng việc quản lý sinh viên, tình hình học tập, hành vi

và đạo đức để kịp thời nắm bắt và giải quyết vấn đề kịp thời Bên cạnh đó thì sự chăm

lo từ cấp ủy chính quyền, địa phương trong công tác tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật có cơ hội hòa nhập cộng đồng và làm kinh tế hiệu quả Để đạt được điều này cần sự chăm lo, quan tâm từ các ban ngành địa phương và sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội rất nhiều

CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

Trang 11

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của vi phạm pháp luật Viphạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể

và khách thể

1.Mặt khách quan:

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật,hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm

Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi trái vớicác yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểmcho xã hội

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hạiphi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúngphải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây

ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả

về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà khôngphải là của một nguyên nhân khác

Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật

Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật

Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi tráipháp luật của mình

2 Mặt chủ quan:

Ngày đăng: 16/12/2022, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w