Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kiến thức pháp luật một cách đúng đắn cho người dân, tôi quyết định chọn đề tài “Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay - Những vấn đề l
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài 06:
Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn.
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Mã số sinh viên :
Lớp :
TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 01 năm 2022
Trang 21.1 Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật 3
1.1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật 3
1.1.2 Dấu hiệu của vi phạm pháp luật 3
1.2 Phân loại vi phạm pháp luật 4
1.2.1 Vi phạm pháp luật hành chính 4
1.2.2 Vi phạm pháp luật hình sự 4
1.2.3 Vi phạm pháp luật dân sự 4
1.2.4 Vi phạm pháp luật kỷ luật 4
1.2 Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật 5
1.2.1 Khái niệm về các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật 5
1.2.2 Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật 5
1.2.2.1 Chủ thể vi phạm pháp luật 5
1.2.2.2 Khách thể vi phạm pháp luật 6
1.2.2.3 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật 6
1.2.2.4 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật 7
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN VẤN ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 8
2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay 8
Trang 3luật của sinh viên hiện nay 11
2.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật của sinh viên 11
2.2.2 Kết hợp nâng cao ý thức thực hiện pháp luật với giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức, lối sống cho sinh viên 11
2.2.3 Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, tuyên truyền ý thức pháp luật cho sinh viên 12
2.2.4 Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giáo dục tuyên truyền ý thức pháp luật cho sinh viên 12
2.2.5 Tăng cường xử lý hành vi vi phạm, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm trong tầng lớp sinh viên 13 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, con người sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật Trong đó, pháp luật là một phần quan trọng giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định Pháp luật còn giúp quy định quyền
và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng pháp luật ở đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng Rất nhiều bộ luật được xây dựng, được Quốc hội thông qua đã đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới Và một trong những vấn đề quan trọng nhất trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật ở nước ta là nâng cao hiểu biết của người dân về các hành vi được xem là vi phạm pháp luật, vì như chúng ta đã biết vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội và làm mất trật tự
xã hội
Ở nước ta hiện nay, một tỷ lệ không nhỏ học sinh, sinh viên còn hiểu biết pháp luật một cách rất sơ sài, hời hợt Đa phần các em còn ít hiểu biết thậm chí là không hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của bản thân, không biết đánh giá một hành vi là hợp pháp hay vi phạm pháp luật Các em có hành vi xử sự không đúng với quy định của pháp luật hay có tâm lý thiếu tự tin trước các vấn đề pháp lý, không có khả năng tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại Hậu quả đáng tiếc là người phạm tội không biết mình phạm tội, người bị hại không nhận thức rằng mình bị hại Tình trạng này đã và đang là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới bất ổn định xã hội Bên cạnh bộ phận sinh viên thiếu hiểu biết pháp luật thì còn một bộ phận dù có hiểu biết pháp luật nhưng lại mang thái độ thờ ơ hay bất tuân pháp luật Ở bộ phận sinh viên này không tồn tại niềm tin vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, thay vào đó là thái độ thờ ơ, lãnh đạm
Trang 5đang diễn ra hàng ngày Đặc biệt, có sinh viên coi pháp luật như là sự trói buộc, thường tìm ra những khiếm khuyết của pháp luật, những kẽ hở trong công tác quản lý, để “lách luật” hay trốn tránh pháp luật
Chính nhận thức pháp luật chưa đầy đủ và tâm lý pháp luật chưa đúng đắn đã dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong giới trẻ nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng có chiều hướng gia tăng Sự gia tăng này đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng cả
về số lượng vụ việc và tính chất, mức độ của vụ việc Tình trạng vi phạm pháp luật ở đối tượng sinh viên đã và đang trở thành vấn nạn được cả xã hội quan tâm Những hành vi vi phạm pháp luật của tầng lớp thanh niên, sinh viên hiện nay là những hành vi nguy hiểm, chúng gây ra các tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội Điều
đó cho thấy, việc xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật đối với tầng lớp sinh viên là yêu cầu vô cùng cấp thiết Chỉ khi việc chấp hành pháp luật thực sự trở thành nhu cầu
tự thân, có ý thức của mỗi học sinh, sinh viên thì quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền mới nhanh chóng đạt được thành công
Do vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề vi phạm pháp
luật của sinh viên hiện nay sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần phòng chống vi
phạm pháp luật cho thế hệ trẻ của đất nước Bên cạnh đó cũng góp phần nâng cao nhận thức về vi phạm pháp luật cho sinh viên để chúng có cái nhìn toàn diện về các hành vi được coi là vi phạm pháp luật, từ đó đề ra được ý thức, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc phòng chống vi phạm pháp luật hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kiến thức pháp luật một cách đúng đắn cho người dân, tôi quyết định
chọn đề tài “Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn.” để nghiên cứu và có hiểu biết sâu hơn về vi phạm pháp luật và ý thức chấp
hành pháp luật của sinh viên hiện nay
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
1.1 Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật
1.1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe doạ xâm hại đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ Vi phạm pháp luật là một
loại sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý
1.1.2 Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
* Vi phạm pháp luật dù rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực và mức độ khác nhau nhưng đều có các dấu hiệu cơ bản sau:
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật Hành vi đó có thể là hành động - làm những việc
không được làm theo quy định của pháp luật hoặc không hành động - không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật Hành vi đó xâm hại, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, được hiểu là khả năng
của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, do đó, phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện
Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi Lỗi thể hiện thái độ của người biết
hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra
Trang 71.2 Phân loại vi phạm pháp luật
1.2.1 Vi phạm pháp luật hành chính
Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước và xã hội mà không phải là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hành chính
1.2.2 Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được ngành luật hình sự bảo vệ
Ví dụ: Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định trong Bộ luật Hình sự với các tội như: giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
1.2.3 Vi phạm pháp luật dân sự
Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do cá
nhân có năng lực trách nhiệm pháp lý hoặc tổ chức có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra; hoặc gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho các chủ thể khác mà theo quy định của pháp luật họ phải bồi thường thiệt hại cho những người bị hại
Ví dụ: Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng
1.2.4 Vi phạm pháp luật kỷ luật
Vi phạm pháp luật kỷ luật là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do cán bộ công chức thi hành công vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành
Trang 8tố tụng gây ra, gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị mình hoặc xâm hại đến các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, theo quy định của pháp luật họ phải gánh chịu chế tài kỷ luật
Ví dụ: Công chức nhà nước vi phạm các điều cấm công chức làm hoặc vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi
1.2 Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
1.2.1 Khái niệm về các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù cho một loại vi pháp pháp luật cụ thể, được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Mọi vi phạm pháp luật đều có cấu thành pháp lý của nó Và tất cả các dấu hiệu trên hợp thành bốn yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật, đó là: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật
1.2.2 Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
1.2.2.1 Chủ thể vi phạm pháp luật
Đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật Hành vi trái pháp luật có lỗi mới là vi phạm pháp luật, vì vậy, chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người có năng lực hành vi (tổ chức thì bao giờ cũng có năng lực hành vi) Năng lực hành vi trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ (có bị bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không) và tuỳ theo từng loại trách nhiệm pháp lý năng lực hành vi đó được pháp luật quy định cụ thể Như vậy, các yếu tố cấu thành và các dấu hiệu nói trên của vi phạm pháp luật là căn cứ thực
tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý
Trang 91.2.2.2 Khách thể vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và
bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới và gây ra các thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây thiệt hại Ví dụ: quyền sở hữu tài sản hợp pháp; quyền được bảo đảm an toàn tín mạng, sức khoẻ Trong khi đó, đối tượng là những vật chất cụ thể, bị hành vi vi phạm trực tiếp xâm hại Ví dụ: tài sản, mạng sống con người
Tóm lại, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là sự kiện pháp lý, gây nên những hậu quả pháp lý nhất định Nó có thể dẫn đến việc xuất hiện, thay đổi hoặc đình chỉ những quan hệ pháp luật nhất định Vi phạm pháp luật là cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý
1.2.2.3 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó, gồm hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa chúng Vi phạm pháp luật trước hết là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi xâm phạm trật tự pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp cho từng thành viên của xã hội, nhưng ở những mức độ khác nhau và đều nguy hại chung cho xã hội
+ Hành vi trái pháp luật: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với các yêu cầu của
pháp luật, nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Là những thiệt hại về người và của hoặc những
thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Tức là
giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy
ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi
đó mà không phải là của một nguyên nhân khác
Trang 10Dấu hiệu cần thiết trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật là tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của nó; nói cách khác, thiệt hại cho xã hội xảy ra là
do kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật Dấu hiệu này là căn cứ cần thiết trong việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với nhiều loại vi phạm pháp luật cụ thể gây thiệt hại trực tiếp cho xã hội và công dân
Trong nhiều trường hợp, để xác định mặt khách quan của vi phạm pháp luật làm cơ
sở cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý một cách phù hợp, cần phải tính đến các yếu
tố như thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm và cách thức thực hiện vi phạm đó
1.2.2.4 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi
là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật
* Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý và vô ý
Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó, tại thời điểm thực hiện hành vi
đó Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý và vô ý
- Lỗi cố ý:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận
thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra
+ Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật
nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi
đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra
- Lỗi vô ý:
Trang 11+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc
dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho
xã hội
* Động cơ: Là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
* Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt tới khi thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật
Trong các yếu tố trên, mục đích và động cơ không là yếu tố bắt buộc phải có trong tất
cả các hành vi vi phạm pháp luật Động cơ, mục đích chỉ đặt đối với trường hợp vi phạm với lỗi cố ý Ngược lại, lỗi là yếu tố duy nhất, bắt buộc phải hiện diện trong tất cả loại các hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên mức độ của lỗi thì tuỳ từng ngành luật để xem xét Thậm chí, trong vi phạm pháp luật hành chính, khi truy cứu đối với một số hành vi, cũng không cần xem xét mức độ lỗi là: lỗi cố ý hay lỗi vô ý
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN VẤN ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay
2.1.1 Một số kết quả đã đạt được
Trong giai đoạn hiện nay, đa phần các sinh viên Việt Nam đều có ý thức chấp hành
và tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật, không làm những điều mà Pháp luật nghiêm cấm do chúng đều được bố mẹ, gia đình và nhà trường giáo dục ý thức Pháp luật từ nhỏ Do vậy chúng ta có thể thấy rằng sự hiểu biết về pháp luật của tầng lớp