1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam ppt

39 4,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 626,05 KB

Nội dung

Khoảng thờigian này nằm trọn trong giai đoạn đổi mới của đất nước từ năm 1986 cho đến nay.Như vậy là khá đủ để có một cái nhìn trực quan về nền giáo dục Việt Nam hiện naycùng những nguyê

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Căn cứ lựa chọn chuyên đề:

Tôi chọn “Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay” làmnội dung nghiên cứu của chuyên đề dựa trên những căn cứ sau:

1 Tính cấp thiết.

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định:

“Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, nhất là đào tạo đại học vàdạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đào tạochưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực Công tác quản lý còn nhiều bấtcập” Nước ta cần phải thay đổi căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo để đápứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Chính vì vậy, việc nghiên cứu xácđịnh những nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam đang là yêu cầu cấpthiết hơn bao giờ hết

2 Tình hình nghiên cứu.

Đây là vấn đề nóng trong các hội thảo khoa học và các diễn đàn lớn ở nước

ta Có rất nhiều nghiên cứu, nhận xét, đánh giá về nguyên nhân dẫn đến sự yếu kémtrong giáo dục nhưng chưa thẳng thắn nhìn vào vấn đề, dẫn đến những giải phápbất hợp lý Hướng giải quyết thường đi vào hậu quả chứ không triệt để khắc phụcnguyên nhân làm nền giáo dục Việt Nam yếu kém Kết quả tất nhiên cũng chỉ mangtính hình thức, bên cạnh đó còn gây lãng phí lớn cho ngân sách

3 Tính khả thi.

Tuy là một sinh viên hạn chế về mặt kiến thức, chưa được tiếp xúc vớinhững mô hình giáo dục danh tiếng trên thế giới Nhưng bù lại, cá nhân người viếtchuyên đề được đào tạo bởi nền giáo dục Việt Nam trên dưới 20 năm Khoảng thờigian này nằm trọn trong giai đoạn đổi mới của đất nước từ năm 1986 cho đến nay.Như vậy là khá đủ để có một cái nhìn trực quan về nền giáo dục Việt Nam hiện naycùng những nguyên nhân yếu kém của nó

Trang 2

Với phương pháp khoa học đã được thầy, cô giáo truyền đạt ở trường, trithức đúc rút từ lý luận và thực tiễn cùng quan điểm thẳng thắn, không dài dòng tôitin rằng chuyên đề này sẽ có tính đúng đắn cao nhằm góp phần xây dựng thànhcông đề án thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Hộinghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

2 Đối tượng, mục đích và ý nghĩa nghiên cứu.

1 Đối tượng: Những mặt yếu kém và nguyên nhân yếu kém của nền giáo

dục Việt Nam hiện nay

2 Mục đích: Xác định nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam để

định hướng xây dựng thành công đề án thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dụcViệt Nam theo tinh thần Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóaXI

3 Ý nghĩa: Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Đáp ứng được yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để nền giáo dục Việt Nam thực sự là động lực pháttriển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

3 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề này có sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê nin

- Phương pháp logic

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Trang 3

4 Bố cục chuyên đề

Phần 1: MỞ ĐẦU

Phần 2: NỘI DUNG

Chương I: Nhận thức chung

Chương II: Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam

- Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân chủ quan

Chương III: Một số giải pháp định hướng cho nền giáo dục Việt Nam.Phần 3: KẾT LUẬN

Trang 4

NỘI DUNG Chương I: Nhận thức chung1.1 Định nghĩa giáo dục

Theo từ điển tiếng việt: Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mụcđích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, nhữngtri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội để hình thành các kỹ năng sống và làm việc

Chiết tự: Giáo có nghĩa chỉ bày, nâng đỡ Dục là mong muốn trưởng thành

Do đó, giáo dục là hoạt động chỉ dạy để con người trưởng thành

Lịch sử đã cho thấy Mỗi một xã hội có tính độc lập đều tự hình thành cho nómột nền giáo dục để đào tạo ra lớp người kế cận nhằm duy trì sự phát triển của xãhội đó Vậy nên, mọi nền giáo dục đều mang tính chính trị trong nó và đặc trưngbởi triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo,

Tóm lại có thể hiểu: giáo dục là hoạt động hướng dẫn, chỉ dạy có mục đíchnhằm hình thành khả năng thích nghi với môi trường sống, môi trường làm việccho con người

1.2 Nền giáo dục Việt Nam

Nền giáo dục Việt Nam là một hệ thống thống nhất giữa cơ sở hạ tầng phục

vụ cho giáo dục và kiến trúc thượng tầng tương ứng Được hình thành do nhu cầugiáo dục nhân cách và đào tạo nhân lực cho xã hội Cụ thể hơn, nền giáo dục ViệtNam bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục như: trường học, việnnghiên cứu,…; các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục: Vụ, Cục, Sở, Viện,trung tâm,…; các quan điểm, triết lý, mục tiêu giáo dục,…

Cơ quan chính của nền giáo dục Việt Nam là Bộ giáo dục và đào tạo, nằmdưới quyền quản lý và điều hành của Chính phủ Với nhiều đơn vị đào tạo từ cấpmầm non đến cao đẳng, đại học và sau đại học Nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Trang 5

được nhiều cá nhân và tổ chức trong lẫn ngoài nước đánh giá là kém hiệu quả.Thậm chí còn là gánh nặng cho nền kinh tế khi nguồn nhân lực đào tạo ra khôngđáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội Nguyên nhân dẫn đến những yếu kémnày sẽ được trình bày cụ thể ở Chương II.

Trang 6

Chương II: Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam

2.1 Nguyên nhân khách quan

2.1.1 Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ không hợp lý dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhân tài.

Tập trung dân chủ là một nguyên tắc trong hệ thống lý luận của Chủ nghĩaMarx – Lenin, đảm bảo cho những quyết định của tập thể luôn tuân theo nguyệnvọng của số đông tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán Ở Việt nam hiện nay,nguyên tắc này được vận dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng đảng,quản lý nhà nước và quá trình vận hành của một số tổ chức khác trong xã hội,…Tuy nhiên, nguyên tắc tập trung dân chủ đã không được nhận thức đúng đắn dẫnđến sự áp dụng không hợp lý trong thực tiễn Nó tạo ra một lực lượng lớn nhữngcon người có nhận thức bảo thủ, chậm tiến Số người này đang là rào cản cho sựphát triển của đất nước nói chung và nền giáo dục nói riêng

Dễ thấy một điều, số lượng người nhận thức vấn đề ở mức trung bình (có khảnăng ghi nhớ về mặt lý luận và thực hiện theo khuôn mẫu) chiếm số lượng lớn.Những người có khả năng nhận thức vấn đề ở mức độ cao (có khả năng nhận nhậnthức được bản chất của vấn đề để từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất chovấn đề) chiếm số lượng rất nhỏ - họ là những nhân tài Trong cuộc sống, số ngườinhận thức được vấn đề ở mức độ trung bình có thể ví như những viên đá tốt còn sốngười nhận thức vấn đề ở mức độ cao (nhân tài) có thể ví như những thỏi vàng

(hình minh họa):

Trang 7

Quyết định của một tổ chức hay tập thể ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trongphạm vi nhà nước hầu hết phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ Ý kiến củanhững người có mức độ nhận thức cao thường có tính khả thi hơn số còn lại Nếutất cả cùng hiểu và nhất trí theo những ý kiến sáng suốt nhất thì vấn đề sẽ khôngnảy sinh Mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện khi ý kiến đúng của số ít nhân tài đối đầu với

ý kiến của số đông Nguyên tắc tập trung dân chủ được áp dụng Tất cả các cá nhântrong tổ chức được đánh đồng, chỉ xét số lượng chứ không xét về nội dung, tínhkhả thi, kinh phí, hiệu quả có thể mang lại của từng giải pháp, Kết quả tất nhiên

nghiêng về số đông (hình minh họa):

Trang 8

Nguyên tắc tập trung dân chủ được áp dụng không hợp lý dẫn đến tình trạngkìm hãm nhân tài Những ý kiến đi ngược với số đông có thể bị quy là đối lập Câuchuyện về đồng chí Kim Ngọc, cố Bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc về biện phápkhoán đất cho nhân dân để thúc đẩy sản xuất là một ví dụ Tư tưởng mới, đúng đắn,sáng tạo, có tính khả thi cao nhưng lại đi ngược với nhận thức của số đông thời bấygiờ nên ông đã bị phê phán Nguyên tắc tập trung dân chủ không được áp dụng hợp

lý còn làm nảy sinh bệnh thành tích, bệnh cào bằng, tư duy tiểu nông (tư duy tiểunông không xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp manh mún mà xuất phát từ sự sợhãi số đông), Mọi người dần quan niệm “xấu đều còn hơn tốt lỏi” Lực lượngnhận thức Chủ nghĩa Marx – Lenin theo hướng bảo thủ, giáo điều có điều kiệnthuận lợi để tăng lên nhanh chóng về số lượng

Vì số đông có sức mạnh như vậy nên nhiều nhóm người kết bè, kéo cánh đểtạo nên số đông thân tín từ đó chiếm lấy quyền quyết định từ tập thể, tạo lợi ích bấtchính từ lợi ích chung Để làm được điều đó, họ cần màng che không minh bạchtrong hoạt động tuyển dụng nhân sự Nạn con ông cháu cha đã được rất nhiều báođài nhắc đến với chiều hướng không thuyên giảm Nếu không có quan hệ thân tínthì người xin việc phải trả cái giá bằng tiền Theo báo giáo dục và thời đại, “Tại kìhọp HĐND thành phố Hà Nội vào tháng 1 năm 2013, ông Trần Trọng Dực, chủnhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã công bố “mức giá sàn” để có cơ hội trởthành công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng” Nếu không có tiền hoặc mốiquan hệ thì vấn đề xin việc rất nan giải, không chỉ riêng đối với khu vực Hà Nội màcòn nhiều tỉnh thành khác

Những nhóm người nói trên còn tiếp tục tạo ra những màng che không minhbạch khác như: không minh bạch trong tài chính công, không minh bạch trong hoạtđộng quản lý Không minh bạch trong nền tài chính công tạo điều kiện để thamnhũng, không minh bạch trong hoạt động quản lý để hạch sách nhân dân (nảy sinhnạn phong bì trong công việc) Gần đây, những nhóm người này đã lộ diện với cái

Trang 9

tên “Nhóm lợi ích” như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến trong phátbiểu kết thúc hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa XI.

Số đông những người nhận thức vấn đề theo khuynh hướng bảo thủ đã thànhcông trong việc giữ vững nền tư tưởng cho con đường đưa đất nước tiến lên chủnghĩa xã hội nhưng họ đang là một rào cản to lớn đối với tiến trình phát triển củađất nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn coi trọng hiền tài, Người từng nhắcnhiều lần câu nói của tiến sĩ Thân Nhân Trung thời Vua Lê Thánh Tông – “Hiền tàiquốc gia chi nguyên khí” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy một vị tướng tàitrong người giáo viên dạy Lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp Người giáo viêndạy sử đó đã lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam dành thắng lợi vẻ vang trongchiến dịch Điện biên phủ năm 1954, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu Báckhông quan trọng nhân tài có phải Đảng viên hay không, Bác chỉ cần biết người đó

có yêu nước, thương dân hay không? Có làm việc được hay không? Nhà giáoNguyễn Văn Huyên Bộ trưởng Bộ quốc gia giáo dục – là Bộ giáo dục và đào tạohiện nay, tuy không phải Đảng viên nhưng ông đã cống hiến hết tài năng và côngsức của mình cho nền giáo dục Việt Nam trong suốt gần 30 năm từ khi bắt đầunhận trọng trách đến khi ông trút hơi thở cuối cùng Động lực khiến ông không từchức đó là lời động viên của Bác Hồ: “Chú đã làm việc rất tốt, điều đó chứng tỏkhông phải cứ phải là đảng viên thì mới làm việc hiệu quả Vấn đề cốt yếu là có tưtưởng yêu nước thương dân, có phương pháp làm việc đúng, nhiệt tình và công táctích cực thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ Chú có đủ những yếu tố đó, vì vậy Báckhuyên chú cứ tiếp tục giữ trọng trách mà Chính phủ giao Đây cũng là chú làmviệc vì dân vì nước” Do biết trọng dụng người tài và phát huy được năng lực của

họ trong công việc nên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh nước ta liêntiếp giành được những thắng lợi to lớn về mọi mặt

Hiện nay, nhân tài đang không được trọng dụng đúng mức Người tài muốngiúp sức cho đất nước nhưng cơ chế không thông thoáng Tình trạng cán bộ, lãnh

Trang 10

đạo kém năng lực phổ biến Đất nước đang bị chảy máu chất xám từng ngày Đây

là một lỗi hệ thống không dễ khắc phục Muốn giải quyết được lại phải nhờ vàochính số đông hùng hậu nhất, đó là nhân dân

Theo quy luật về lượng và chất trong hệ thống lý luận Chủ nghĩa Marx –Lenin thì:

Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ

nhất định, sẽ chuyển hóa thành sự khác nhau về chất.

Sự kém hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động liên tục, từng

ít một vào đời sống của nhân dân ở mọi lĩnh vực Tới một ngưỡng nhất định, khicái ăn, cái mặc của nhân dân trực tiếp bị ảnh hưởng thì yêu cầu nâng cao chấtlượng cán bộ trong bộ máy nhà nước, mở rộng cánh cửa thu hút nhân tài không chỉcòn là khẩu hiệu cần thực hiện mà sẽ trở thành sức ép thật sự

Trên đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém trong nhiều lĩnh vực ởViệt Nam Giáo dục cũng nằm trong số đó Tiêu cực trong tuyển dụng nhân sựkhiến cho cánh cổng thu hút nhân tài vào bộ máy giáo dục bị bóp nghẹt Áp dụngkhông hợp lý nguyên tắc tập trung dân chủ làm cho người tài không có điều kiện đểphát triển Hệ quả là bệnh thành tích, bệnh cào bằng và gian lận trong giáo dục…

Để tăng tính khách quan cho chứng minh trên, hãy nhìn sang một số nền giáodục phát triển Trước tiên cần thấy rằng những nước phát triển về kinh tế xã hội thìnền giáo dục cũng phát triển, ví dụ như: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Singapore,… Vàquan trọng hơn, tất cả những nước này đều có chính sách thu hút, lựa chọn và sửdụng nhân tài hợp lý, có hiệu quả

Singapore là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển thần kì nhờchính sách thu hút nhân tài Sau khi tách khỏi Malaysia năm 1965, Singapore đãgặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị Nhưng với chính sách thu hút nhân tài

cả người trong nước lẫn người nước ngoài, Singapore đã nhanh chóng trở thànhmột nước phát triển vào cuối thế kỉ 20 Giờ đây, đời sống kinh tế xã hội của

Trang 11

Singapore nói chung và nền giáo dục nói riêng đều đứng ở vị trí cao trong bảng xếphạng của thế giới.

Với những căn cứ thực tiễn cùng lý luận của Chủ nghĩa Marx – Lenin, tôi đãchứng minh ở mức độ khái quát rằng: “Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủkhông hợp lý dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhân tài” là nguyên nhân sâu xa từphía khách quan dẫn đến sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay

2.1.2 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa có những tiêu chí phát triển rõ ràng khiến hệ thống giáo dục không thể đáp ứng yêu cầu

về nhân lực cho mô hình kinh tế mới.

Yêu cầu phát triển về kinh tế sẽ quy định phương hướng phát triển cụ thể chonền giáo dục, đặc biệt là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất Phải biếtnền kinh tế cần gì thì nền giáo dục mới có thể đào tạo ra những con người vớinhững khả năng phù hợp để phát triển nền kinh tế đó Hiện nay Việt Nam đang xâydựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhưng chúng tachưa có nhận thức rõ ràng, cụ thể và đầy đủ về mô hình kinh tế này mà chỉ giảithích những nguyên lý chung nhất rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướngtới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nguyênnhân do mô hình kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình kinh tế hoàntoàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử Vì nền kinh tế còn chưa xác định được mụctiêu phát triển cụ thể nên nền giáo dục cũng gặp phải những khó khăn nhất địnhtrong hoạt động đào tạo nguồn lực cho sản xuất Khả năng định hướng nghề nghiệp

và điều tiết nguồn nhân lực của nền giáo dục hiện nay rất hạn chế Tình trạng thừa,thiếu nhân lực trong nhiều lĩnh vực đã và đang dần phổ biến Đây cũng là mộtnguyên nhân khách quan dẫn đến sự yếu kém trong nền giáo dục Việt Nam hiệnnay

Trang 12

2.2 Nguyên nhân chủ quan

2.2.1 Bộ máy giáo dục không liên kết chặt chẽ với xã hội.

Xã hội Việt Nam cần ở con người những tiêu chí cơ bản sau:

Thứ nhất, khả năng sống: Mỗi cá nhân sinh ra cần có mục đích sống và

những kỹ năng sống cơ bản để có thể tồn tại trong môi trường

Thứ hai, những chuẩn mực cơ bản: Mỗi xã hội có những chuẩn mực cơ bản

riêng cần được tuân theo và dĩ nhiên xã hội cần ở con người những chuẩn mực này

Ví dụ: hiếu, lễ với cha, mẹ, ông, bà Yêu quý đồng bào, dân tộc Nhận thức vềchân, thiện, mỹ,…

Thứ ba, yêu cầu về tư tưởng chính trị: Là yêu cầu từ tổ chức cao nhất trong

xã hội – hệ thống chính trị Nhằm xây dựng một hệ tư tưởng nhất định, đảm bảo sựtồn tại và duy trì hoạt động bình thường cho hệ thống chính trị đó

Thứ tư, hiểu và tuân thủ pháp luật: Con người sống trong xã hội có pháp luật

thì phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật – điều kiện bắt buộc để ổn định

xã hội

Xã hội là bên đưa ra các yêu cầu về giáo dục và nền giáo dục phải đáp ứngtheo những yêu cầu đó Nhưng nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang quá chú trọngvào tiêu chí thứ 2 và 3 Những kỹ năng sống và kiến thức về pháp luật không đượcphổ cập Yêu cầu về tư tưởng chính trị trong giáo dục được đặt ra cao nhưng ít có ýnghĩa thực tiễn Chúng ra giảng dạy rất nhiều về lý luận Chủ nghĩa Marx – Lenin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, về lịch sử oanh liệt, về tương lai tươi đẹp của chủ nghĩa xãhội, Những thành tựu đó rất đáng tự hào, tương lai đó rất đáng để vươn tới.Nhưng hiện tại chúng ta đang đứng ở đâu so với các nước trên thế giới? Những thếlực nào chống phá nhà nước Việt Nam? Những thế lực nào có thể giúp đỡ ViệtNam? Trước tình hình đó cần phải làm gì để Việt Nam đuổi kịp các nước phát triểnmang lại cuộc sống văn minh, giàu đẹp cho nhân dân? thì nền giáo dục hiện naylại ít nhắc tới Đây dường như là một chủ đề cấm bàn luận trong môi trường giáodục, đặc biệt đối với giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước

Trang 13

Mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục được đề ra bởi nhà nước và bộ giáodục Số đông các cá nhân còn lại trong xã hội không có tầm ảnh hưởng tới cácquyết định của nền giáo dục mặc dù họ trực tiếp là người học hoặc những tổ chứccần con người sau đào tạo Vậy xã hội có thực sự cần ở con người những tiêu chí

mà nền giáo dục hiện nay đặt ra hay không? Thực tế đã cho thấy các chương trìnhđào tạo hiện nay ở Việt Nam tuy đồ sộ nhưng không mang lại hiệu quả

Các chuyên gia về giáo dục đã đánh giá chương trình học ở bậc phổ thôngcủa nền giáo dục Việt Nam nặng hơn nhiều so với những nước phát triển trên thếgiới Học sinh cấp 1 đã phải học thêm đủ các môn như: toán, văn, anh, hát, múa,đàn,… Môi trường để trẻ em phát triển bình thường bị thu hẹp Học sinh phổ thông

bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần Bệnh trầm cảm, tự kỷ và cận thị họcđường của học sinh đang là mối lo ngại của phụ huynh, nhà trường và xã hội.Chương trình học nặng không thể hiện sự vượt trội về giáo dục khi lượng kiến thức

đó tỏ ra không cần thiết Chúng ta đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi quốc

tế về toán, lý, hóa,… nhưng những điều làm được trong thực tiễn lại không hềtương xứng

Để thấy số lượng kiến thức không thuận biến với chất lượng giáo dục, tôi xinđưa ra trích dẫn từ một bài báo so sánh nền giáo dục Mỹ và nền giáo dục TrungQuốc như sau:

“Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Những người làm cha làm mẹ, làm cô, làm thầy sẽ cảm nhận bài học thấm thía từ câu chuyện vẻn vẹn trong một trang báo mà không hề nhỏ này.

Những tiêu chuẩn “dễ ợt” của nền giáo dục Mỹ

Tốt nghiệp mẫu giáo: Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt

khái niệm toán học trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…;

Trang 14

Nhận biết bảng chữ cái, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,

…;

Điều kiện để được vào lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết

số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản

Học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm…

Lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là

bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau;

Có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan

hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người làng xóm. 

Trang 15

Lớp 2: Biết đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi

hoặc đếm ngược; vận dụng thành thạo phép cộng trừ đối với số có hai chữ số, biết dùng những đơn vị đo lường như inch (tấc Anh) hoặc centimet để đo độ dài, biết xem đồng hồ;

Đọc sách, duy trì đều đặn việc viết (nhận xét, bình luận) sau khi đọc sách, học cách viết tổng kết, hiểu và phân biệt được những hình thức văn học khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ký…,

Biết được sự khác nhau giữa tác phẩm hư cấu và tác phẩm phi hư cấu; bắt đầu học nghiên cứu độc lập về động vật, ví dụ như vấn đề sinh thái của côn trùng…

Lớp 3: Học được cách biến tư liệu thành biểu đồ; biết so sánh sự lớn nhỏ và

cộng trừ trong phạm vi 100.000, thành thạo phép cộng, trừ, nhân, chia đối với số

có ba chữ số; có thể lấy những tài liệu tại chỗ trong môi trường xung quanh, sưu tập, tổ chức tài liệu, hiểu được cách giữ gìn sức khỏe của con người, hiểu rõ quá trình diễn biến cuộc đời của những động vật nhỏ như:

Ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng từ điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích biểu đạt, hiểu được các tác phẩm văn học trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.

Lớp 4: Dùng máy tính để tính toán những con số rất lớn, so sánh lớn nhỏ

trong phạm vi 1.000.000, học số thập phân và phân số, vẽ biểu đồ; có thể giải thích

sự khác nhau của khí hậu giữa các vùng đất trên thế giới nhờ bản đồ, hình ảnh, biểu đồ; thông qua việc đọc, hiểu thêm một bước về những thể loại văn học khác nhau, ví dụ như tác phẩm khoa học viễn tưởng, truyện ký,…

Lớp 5: Biết điền, đọc các loại bảng biểu, thành thạo các phép tính cộng, trừ,

nhân, chia phân số; có thể vận dụng hệ thống thư viện và các tư liệu để tiến hành nghiên cứu; tiến hành so sánh và tổng hợp các loại tin tức thông qua việc viết bút ký; bắt đầu tự viết những bài văn dạng tả thật (phi hư cấu) và những đoản văn theo thể thức năm đoạn;

Trang 16

Học được cách viết chính thức, không chính thức và cách viết thư cho bạn bè; hiểu việc chia ngành phân loại những sách báo khác nhau, có thể nắm được nội dung chủ yếu của một cuốn sách, đồng thời tiến hành bình luận về cấu tứ, bối cảnh, cách xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt, nghệ thuật ngôn ngữ.

“Hỏng bét”?

Nhìn vào những tiêu chuẩn trên, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá.

Có thể thấy, người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa

là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.   

Trước đây và ngay cả hiện nay, vẫn còn không ít cha mẹ người châu Á, đặc biệt là người gốc Hoa ở Mỹ cho rằng giáo dục trung tiểu học ở Mỹ là “hỏng bét”,

mà nhiều nhất trong số đó không ai khác chính là những giáo viên trung tiểu học ở Trung Quốc.

Cái mà họ đắc ý là những học sinh đứng đầu trong danh sách đoạt giải thưởng toán quốc tế hàng năm luôn là những học sinh Trung Quốc, giáo dục trung tiểu học ở Mỹ không thể so sánh được với Trung Quốc.

Có lần, trên một tờ báo tiếng Hoa ở Mỹ còn có một bài viết mang tên: “So

về toán học, Mỹ chỉ có thể được coi là nước đang phát triển”.   

“Độ khó” trong bài tập của học sinh tiểu học Mỹ

Một người cha gốc Hoa đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học kiểu gì!

Trang 17

Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào giờ học

mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có sách giáo khoa thống nhất.

Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con.

Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do ạ!”. 

Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách

về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Dạ Để con làm bài tập.”.

Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính

“Trung Quốc hôm qua và hôm nay”, ông kinh ngạc suýt ngất, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làm tiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế?

Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà

tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình” Người cha im lặng.

Mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới

lá cờ ngũ tinh…

Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến

Trang 18

người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba mươi tuổi ông mới học được.

Đến khi sắp kết thúc học kỳ lớp 6 của con, ông lại được một phen cứng lưỡi, giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến “Chiến tranh thế giới thứ hai”, nghe như một kỳ huấn luyện trước khi ứng cử của một thượng nghị sĩ tương lai:

“Bạn cho rằng ai nên chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh này?”

“Theo bạn, nguyên nhân thất bại của đảng Nazi (Đức) là gì?”

“Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”

“Bạn có cho rằng, biện pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh khi đó chỉ là ném bom nguyên tử?”

“Theo bạn, cách tốt nhất để tránh chiến tranh ngày nay là gì?”

Lịch sử nước Mỹ mới chỉ có vẻn vẹn 200 năm, nhưng đã đủ sức mở cánh cửa trí tuệ của các em học sinh.

Sự khác biệt:

Người cha này vẫn nhớ rằng khi con trai ông tốt nghiệp tiểu học, cậu bé đã

có thể sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính và vi phim của thư viện để tra cứu

tư liệu và hình ảnh.

Có lần, hai bố con tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và báo, ngày hôm sau, cậu con trai mượn từ thư viện tập phim về động vật của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, hai cha con vừa xem vừa thảo luận.

Học sinh tiểu học của Mỹ lúc này đã học được phương pháp tìm đáp án ở đâu mỗi khi có nghi vấn Ngoài thư viện, học sinh trung tiểu học ở Mỹ cũng tìm tài liệu trên các trang web liên quan khi làm bài tập và một số báo cáo nghiên cứu.

Lưu học sinh Trung Quốc tới Mỹ làm tiến sĩ, từ lúc vào học tới lúc tốt nghiệp, giành được học vị tiến sĩ cần năm năm.

Trang 19

Trong viện nghiên cứu sinh, rất nhiều người có cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ.

Tới khi cầm được bằng tiến sĩ để đi tìm việc, viết sơ yếu lý lịch, họ lại lạc hậu một bước lớn, không biết tự quảng bá cho bản thân mình Không thể “viết về bản thân mình” không phải vì họ không biết, mà là vì không có đủ bản lĩnh để thể hiện cái “tôi” của mình.

Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự bất đồng giữa giáo dục và toàn

bộ hệ thống giáo dục cơ sở Người Trung Quốc chỉ quen phát huy bản lĩnh trong một khung quy định nào đó.

Một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống rỗng, không biết dựa vào đâu.

Khi đã công tác được năm năm, mười năm, thực tế ấy lại càng rõ ràng hơn Người Trung Quốc thường chỉ có thể làm kỹ thuật, cùng lắm là lên quản lý một bộ phận kỹ thuật nào đó, dường như không mấy ai làm được giám đốc công ty lớn.

Người Trung Quốc không phục những ông chủ không giỏi về kỹ thuật và thường băn khoăn: bản lĩnh của họ rốt cục nằm ở đâu?

Bản lĩnh đó là: hiểu được sở trường của từng thành viên trong công ty, giúp

họ phát huy tận lực sở trường của mình, nhân viên và công ty cùng hợp tác, nâng cao giá trị của công ty mình trong mắt nhà đầu tư và khách hàng, không ngừng thu hút thêm vốn đầu tư và tăng thêm đầu ra cho sản phẩm…

Hiển nhiên, đây là tác phẩm của một ông chủ, chứ không phải của một công

nhân.”

Ngày đăng: 23/03/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w