Xác định cụ thể phương hướng phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chương trình giáo dục phù hợp.

Một phần của tài liệu Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam ppt (Trang 30 - 32)

* Những ngộ nhận hiện nay về nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam:

3.2Xác định cụ thể phương hướng phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chương trình giáo dục phù hợp.

định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chương trình giáo dục phù hợp.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể chỉ nghiêng về công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ. Nó phải là nền kinh tế phát triển bền vững có sự kết hợp hài hòa giữa các ngành nghề trên. Vì vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phát triển theo hướng sau:

- Tập trung vào hai thế mạnh chính của nước ta là sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì nền công nghiệp trong tương lai dễ rơi vào khủng hoảng. Việt Nam có điều kiện để phát triển nông nghiệp là một thế mạnh lớn mà không phải nước nào cũng có được. Việc sử dụng đất nông nghiệp để làm đất xây dựng khu công nghiệp, làm sân golf,… một cách bừa bãi phải được dừng lại. Mồ mả nên được tập trung lại để xây dựng các cánh đồng lớn từ đó áp dụng phương pháp sản xuất tiên tiến nhằm năng cao năng xuất và giảm sức lao động cho người dân. Ngày nay nên khuyến khích hỏa táng, điện táng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở trong di chúc của Người. Việc tập trung sản xuất với diện tích lớn sẽ dễ dàng trong công tác quản lý. Từ đó có thể bình ổn giá cả nông sản, tránh tình trạng được mùa mất giá hoặc ngược lại. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp phải phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để nâng cao giá trị nông sản và để sản xuất ra các mặt hàng dân dụng đáp ứng cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Đó là các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, giày da, may mặc,…

- Phát triển nền công nghiệp nặng trong các lĩnh vực: chế tạo tư liệu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước; chế biến hoặc tinh chế khoáng sản để nâng cao giá trị khi xuất khẩu hoặc là nguyên liệu để phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Tránh trường hợp xuất khẩu thô để nhập khẩu thành phẩm với giá cao hơn nhiều lần trong khi điều kiện Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể sản xuất được. Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng cần được hạn chế để đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế bền vững sau này. Đặc biệt không nên đầu tư quá nhiều vào công nghiệp công nghệ cao với nguồn chi lớn vì yếu tố con người hiện tại chưa thể đáp ứng. Không những kém hiệu quả, thậm chí còn gây lãng phí lớn cho ngân sách. Thua lỗ trong lĩnh vực đóng tàu của tập đoàn Vinashin là một ví dụ thực tế.

- Về dịch vụ: Tiềm lực phát triển du lịch ở Việt Nam không nhỏ. Cần tạo nhiều điểm du lịch hơn nữa để thu hút nguồn ngoại tệ từ nước ngoài. Phát triển du lịch phải chú trọng giữ gìn và bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái. Tình trạng

phá rừng bừa bãi cũng phải được ngăn chặn. Rừng sẽ mang lại nhiều nguồn lợi có thể tái sinh. Rất phù hợp đối với nền kinh tế bền vững phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo hướng phát triển của nền kinh tế như đã nêu ở trên thì nền giáo dục Việt Nam cần tập trung đào tạo những hệ thống kiến thức sau:

- Khoa học kĩ thuật liên quan đến máy móc phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến khoáng sản. Công nghệ sinh học, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ lý – hóa – sinh.

- Công nghệ thông tin để quản lý nền sản xuất có hiệu quả. Ngoại ngữ để tiếp thu và trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài.

- Quản lý, kế toán ngân hàng và du lịch.

Một phần của tài liệu Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam ppt (Trang 30 - 32)