1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây

76 551 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 453 KB

Nội dung

Luận Văn: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tếhàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, các doanh nghiệp được coi là những đơn vị kinh tế tự chủ từ khâusản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm Ba vấn đề chính là: Sản xuất cái gì? Sảnxuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Hiện được các doanh nghiệp quan tâm đểđạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở nguồn lực sẵn có của mình Đó chính là

cả một quá trình mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra những sảnphẩm, hàng hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường, để thúc đẩy quá trình sảnxuất của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường khách hàng là một trong nhữngnhân tố quan trọng quyết định tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất khác Nhiệm vụ quan trọng củacác doanh nghiệp là phải nắm bắt được các nhu cầu về thị trường từ đó cóđịnh hướng cho sản xuất của doanh nghiệp mình, sản xuất sản phẩm mà thịtrường cần phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng khoảng thời gian,không gian nhất định

Trong mấy năm gần đây, cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi củanước ta đã không ngừng phát triển và đã đạt được kết quả đáng kể Đó là sựkhởi đầu trong việc triền khai chương trình phát triển chăn nuôi, đưa ngànhchăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính của Hội nghị lần thứ VI Ban chấphành Trương ương Đảng khoá VIII và nghị quyết 06 NQ/TW của Bộ Chínhtrị Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần vào sự phát triển củangành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản phẩm Chăn nuôi gia cầm

là một loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam là một số môhình trang trại, xí nghiệp, doanh nghiệp Với những đặc điểm nổi bật là nóphù hợp với điều kiện xã hội, tự nhiên, điều kiện địa lý của nước ta

Trang 2

Chăn nuôi gà là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở nông thôn.Thực tế đã chứng minh chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ sảnxuất thịt và trứng nhanh hơn nhiều so với nhiều vật nuôi khác Chi phí thức

ăn cho 1 kg tăng trọng thấp và nó tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinhdưỡng cao Nó cung cấp phần lớn sản lượng thịt cho ngành chăn nuôi nóichung và ngành gia cầm nói riêng Hơn nữa chu kỳ sản xuất gà ngắn do đó nóđáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong xã hội cả về số lượngcũng chất lượng sản phẩm Ngành chăn nuôi gà phát triển còn góp phần bổtrợ đáng kể vào việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và cácngành kinh tế khác, làm tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biếnthực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho các ngành kinh tế khác trongnền kinh tế quốc dân

Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trongnhững năm gần đây đã từng bước được Nhà nước chú ý hơn đặc biệt là côngtác giống Nhà nước chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm gàgiống và nó đã đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu về khối lượngthịt, trứng của nhân dân Tuy nhiên trên thực tế khối lượng này vẫn cònkhiêm tốn so với nhu cầu thực phẩm của nhân dân và nhu cầu làm nguyênliệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bởi lẽ một số xí nghiệp,doanh nghiệp cho ra sản phẩm giống tốt nhưng quá trình sản xuất và tiêu thụcòn nhiều điều bất cập

Công ty giống gia cầm Lương Mỹ trực thuộc tổng công ty chăn nuôiViệt Nam, được thành lập theo nghị quyết số 160-NNTCQD ngày 24/09/1976của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn) do sản phẩm gà giống của công ty gặp không

ít khó khăn về phía đầu ra (thị trường tiêu thụ và giá cả) sản xuất kinh doanh

gà chỉ có thể đứng vững và phát triển khi có một thị trường ổn định và chiếmthị phần lớn

Trang 3

Để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà giốngcủa Công ty trong thời gian tới, được sự phân công của khoa Kinh tế và pháttriển nông thôn, được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty giống gia cầmLương Mỹ, dưới sự hướng dẫn của thầy Đặng Văn Tiến chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây"

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công

ty để đề ra giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho Công ty

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm gàgiống của Công ty giống gia cầm Lương Mỹ -Chương Mỹ - Hà Tây

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống

của Công ty giống gia cầm Lương Mỹ

Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm gà giống

của công ty qua 3 năm (2000-2001-2002)

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Công ty giống gia cầm Lương

Mỹ - Chương Mỹ- Hà Tây

Trang 4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số lý luận về thị trường

2.1.1.1 Khái niệm về thị trường

Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sảnxuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông người có hàng hoáđem ra trao đổi gọi là bên bán, người có nhu cầu chưa được thoả mãn và cókhả năng thanh toán gọi là bên mua Trong quá trình trao đổi đã hình thànhcác mối quan hệ nhất định, đó là quan hệ giữa bên bán và bên mua với nhau

Vì vậy theo các nhà Marketing thì thị trường bao gồm tất cả những kháchhàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khảnăng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó

Theo lý thuyết kinh tế học: Thị trường là nơi người bán và người mua gặpnhau để thoả mãn nhu cầu của mình bằng việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ.Theo góc độ địa lí: Thị trường là vị trí kinh tế mà qua đó cung cầu đượcthoả mãn

Theo các nhà kinh tế: Thị trường là sự biểu hiện của quá trình mà trong

đó thể hiện các quyết định của doanh nghiệp về số lượng và chất lượng vàmẫu mã hàng hoá Đó là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơcấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể

Tóm lại quan điểm cốt lõi của thị trường: Thị trường bao gồm toàn bộquá trình trao đổi hàng hoá, nó được diễn ra trong một thời gian và một khônggian nhất định

2.1.1.2 Vai trò của thị trường với hoạt động sản xuất kinh doanh

Thị trường có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh và sự phát triển kinh tế xã hội:

Trang 5

+ Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là mục tiêu của quátrình sản xuất hàng hoá Thị trường chính là nơi hình thành và giải quyết cácmối quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp, doanh nghiệp với Nhànước, doanh nghiệp với người tiêu dùng.

+Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp+ Thị trường là khâu tất yếu là quan trọng nhất của sản xuất hàng hoá,thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

+ Thông qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối của cácnguồn lực sản xuất, thông qua hệ thống giá cả

+ Thị trường là môi trường kinh doanh, nó giúp các nhà sản xuất nhậnbiết nhu cầu xã hội về thế mạnh kinh doanh của mình để có các phương ánsản xuất kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường

+ Thị trường là nơi cung cấp thông tin quan trọng trên cơ sở đó nhà sảnxuất kinh doanh đưa ra các quyết định riêng cho doanh nghiệp mình

+ Thị trường có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế, đó là đối tượngcăn cứ để kế hoạch hoá Thị trường là công cụ bổ sung cho các công cụ điềutiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước

2.1.1.3 Chức năng của thị trường

Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán do đó nó có các chức năngnhất định và tầm quan trọng của từng chức năng được thể hiện như sau:

+ Chức năng thừa nhận : Thị trường là nơi gặp gỡ giữa nhà sản xuất vàngười tiêu dùng trong quá trình trao đổi hàng hoá, thị trường với mong muốnchủ quan bán được nhiều hàng hoá với giá cả sao cho bù đắp được mọi chiphí bỏ ra và có lợi nhuận, còn người tiêu dùng tìm đến thị trường để muanhững hàng hoá đúng công dụng, hợp thị hiếu và có khả năng thanh toán theomong muốn của mình Trong quá trình diễn ra sự trao đổi, mặc cả trên thịtrường giữa đôi bên về một mặt nào đó sẽ có 2 khả năng xẩy ra là thừa nhận

Trang 6

hoặc không thừa nhận, tức là có thể loại hàng hoá đó không phù hợp với quátrình tái sản xuất sẽ bị ách tắc, không thực hiện được Ngược lại trong trườnghợp thị trường thực hiện chức năng chấp nhận tức là đôi bên đã thuận muavừa bán thì quá trình tái sản xuất được giải quyết.

+ Chức năng thực hiện: Khi mà thị trường đã thừa nhân sự có mặt củahàng hoá nào đó trên thị trường thì chức năng thực hiện được hình thành vàhàng hoá đó sẽ được lưu thông (bán) như mọi hàng hoá khác trên thị trường.+ Chức năng điều tiết, kích thích: Như chúng ta đã biết lợi nhuận là mụcđích cao nhất của quá trình sản xuất, trong khi đó lợi nhuận lại chỉ hình thànhkhi thông qua hoạt động của thị trường Do vậy thị trường vừa là mục tiêu,vừa tạo ra động lực điều tiết kích thích được thể hiện ở chỗ thông qua nhu cầuthị trường các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh hoặc di chuyển các yếu tốsản xuất từ ngành này sang ngành khác, hoặc sản phẩm này sang sản phẩmkhác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cao hơn Thông qua qui luật hoạt độngcủa thị trường, các doanh nghiệp mạnh mẽ tận dụng khả năng, lợi thế củamình trong cạnh tranh để đẩy nhanh quá trình sản xuất Ngược lại, các doanhnghiệp không có lợi thế cũng tìm cách vươn lên để tránh khỏi bị phá sản Đóchính là động lực do thị trường tạo ra

Giá cả sản phẩm ngoài thị trường là thước đo hiệu quả sản xuất và mức

độ chi tiêu trong tiêu dùng của người mua, nó chỉ chấp nhận chi phí ở mứcthấp hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết Do đó thị trường có vai trò quantrọng đối với kích thích, tiết kiệm chi phí và tiết kiệm sức lao động

+ Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của thị trường sẽ góp phầnđắc lực cho sự hiểu biết giữa người mua và người bán, giữa người sản xuất vàngười tiêu dùng Thông tin thị trường cho biết tổng số cung, tổng số cầu, cơcấu cung cầu, quan hệ cung cầu giá cả, chất lượng sản phẩm Do vậy thôngtin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với quản lý kinh tế, nhiều khi

nó quyết định cả quá trình sản xuất

Trang 7

Trong công tác quản lý nền kinh tế thị trường, vai trò tiếp nhận thông tin

từ thị trường đã quan trọng, song việc chọn lọc và xử lý thông tin lại là côngviệc quan trọng hơn nhiều Để đưa ra những quyết định chính xác nhằm thúcđẩy sự vạn hành mọi hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, tuỳ thuộc vào

sự chính xác của việc sàng lọc và xử lý thông tin

Tóm lại: 4 chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau.Thực tế một hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện đầy đủ vàđan xen lẫn nhau giữa 4 chức năng Tuy nhiên cũng phải thấy rõ là chỉ khithực hiện chức năng thừa nhận thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng

2.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường

Các nhân tố kinh tế: Có vai trò trực tiếp đến cung, cầu cơ sở vật chất kỹthuật, quan hệ kinh tế đối ngoại, giá cả, thu nhập bình quân trên đầu người,tốc độ tăng trưởng kinh tế

Các nhân tố xã hội: Mật độ phân bổ dân cư, phong tục tập quán, trình độvăn hoá Chúng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của thị trường

Các nhân tố về chính trị: Tình hình chính trị trong và ngoài nước, hệthống pháp luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của Nhànước

Các nhân tố thuộc về kinh tế vĩ mô: Thể hiện bằng các chính sách củaNhà nước như : Chính sách thuế, chính sách dự trữ và điều hoà, chính sáchtrợ giá Các chính sách đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường Nhà nướcluôn có xu hướng quản lý và bình ổn giá cả

Các nhân tố thuộc về kinh tế vi mô: Là chiến lược chính sách biện phápcủa các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng trong kinh doanh như: chiến lượcsản phẩm mới, chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, chiến lược giá, hoạt độngmarketing của doanh nghiệp Các chiến lược tác động trực tiếp chủ quan vàothị trường

Trang 8

2.1.1.5 Phân khúc thị trường

Khi quyết định tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhnhà sản xuất kinh doanh phải xác định được thị trường Cụ thể là xác địnhnhu cầu của khách hàng mà mình có khả năng cung ứng Hướng vào thịtrường là hướng vào khách hàng chính, đó là mục tiêu hàng đầu của các nhàsản xuất kinh doanh Do vậy mà trong hoạt động sản xuất kinh doanh thườngphân thị trường thành những khúc, những đoạn riêng biệt nhằm có nhữngbiện pháp, chính sách cụ thể đối với những khúc thị trường đó

+ Căn cứ vào thu nhập của người tiêu dùng chia thành thị trường dànhcho những người có thu nhập cao, thị trường dành cho những người có thunhập trung bình, và thị trường dành cho những người có thu nhập thấp

+ Căn cứ vào khu vực có thể chia thành, thị trường thành thị, thị trườngnông thôn, thị trường vùng đồng bằng, thị trường vùng cao

+Căn cứ vào số lượng dân cư có thể chia thành thị trường dành chonhững vùng đông dân, thị trường dành cho những vùng ít dân

+ Căn cứ vào trình độ văn hoá có thể chia thành thị trường dành chonhững người có trình độ văn hoá cao và thị trường cho những có trình độ vănhoá thấp

Tuỳ theo loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà các phương thức phânkhúc thị trường khác nhau

2.1.2 Những lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm

2.1.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Theo nghĩa rộng : Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồmnhiều khâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: Nghiên cứu thị trường, xácđịnh nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất thực hiện các nghiệp

vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 9

Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ (bán hàng) là việc chuyển dịch quyền sở hữusản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng, đồng thờithu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng củahàng hoá, thông qua tiêu thụ mà hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vậtsang hình thái giá trị (tiền tệ) và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp đượchoàn thành

Tiêu thụ sản phẩm đơn giản được cấu thành từ người bán người muahàng hoá, tiền tệ, khả năng thanh toán, sự sẵn sàng mua và bán Nhằm tối dahoá lợi nhuận mỗi bên

2.1.2.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Sơ đồ 1 Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Sơ đồ cho thấy: Kết quả tiêu thụ có vai trò quyết định đến sự vận độngnhịp nhàng của các giai đoạn trước, trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, cụ thể:Tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện quá trình đưa sản phẩm từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu dùng Nói cách khác tiêu thụ đóng vai trò là khâu lưu thônghàng hoá, là trung gian mua bán giữa người sản xuất và người tiêu dùng.Tiêu thụ sản phẩm làm cho người sản xuất hiểu cụ thể khách hàng mongmuốn về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hoá mà mình sảnxuất ra, để từ đó thảo mãn nhu cầu của họ

Tiêu thụ

Trang 10

Tiêu thụ sản phẩm làm cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm hàng hoá

mà họ cần và chấp nhân được tính hữu ích của mỗi sản phẩm hàng hoá đó.Khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp mới thu hồiđược các chi phí có liên quan và xác định được mức sản phẩm sản xuất ra Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân tiêu thụ có vai trò làm cân đối giữacung và cầu để tạo nên sự ổn định xã hội nói chung và từng khu vực nói riêngvới mỗi sản phẩm hàng hoá Căn cứ vào mỗi dự đoán đó mà mỗi doanhnghiệp có thể xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đểđem lại hiệu quả kinh doanh cao

2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ nghiên cứu: Thị trường tiêu thụ chính là nghiên cứumối quan hệ cung - cầu, giá cả sản phẩm hàng hoá trong một không gian, thờigian nhất định Thị trường tiêu thụ là nhân tố tác động mạnh đến sản xuất củacác doanh nghiệp bởi các quy luật cạnh tranh, qui luật cung cầu Thị trường làđối tượng sản xuất đồng thời cũng là điều tiết sản xuất

Chất lượng sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm

là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận khi chất lượngsản phẩm đảm bảo Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao sẽ làm tăng giátrị sử dụng, thời gian sử dụng của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh, sảnphẩm tiêu thụ rộng hơn, nhiều hơn và ngược lại sẽ mất dần sức cạnh tranhtrên thị trường, sẽ bị đánh bại và nhanh chóng dẫn đến phá sản Giá sảnphẩm: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm bởingười tiêu dùng quyết định xem giá cả của mặt hàng có phù hợp với ý tưởngcủa họ hay không? Do đó khi định giá doanh nghiệp phải xem xét vấn đề này

kĩ càng để đưa ra mức giá thích hợp, thuyết phục người tiêu dùng, phản ánhđúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố vốn: Là một nhân tố quan trọng trong quá trình mở rộng sảnxuất kinh doanh và trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 11

Nhân tố con người: Con người hết sức quan trọng trong quá trình sảnxuất kinh doanh nói chung và đối với khâu tiêu thụ nói riêng Đối với doanhnghiệp thể hiện qua trình độ quản lý, điều hành.

Nhân tố chính sách và pháp luật của Nhà nước: Môi trường chính sách

có thể tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp này phát triển song kìm hãmdoanh nghiệp khác, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ Môi trường hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước,đường lối phát triển kinh tế có sự can thiệp của Đảng Các công cụ của Đảng

và Nhà nước ta đề ra như : Chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách xuấtnhập khẩu đã trực tiếp, gián tiếp tác động đến sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

2.1.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ

Khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được thể hiện dưới haihình thức là hiện vật và giá trị

Hình thức hiện vật có ưu điểm là biểu hiện cụ thể khối lượng đang tiêuthụ, từng loại hàng, song hình thức này không tổng hợp và không so sánhđược

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong một năm hoặc trong một kỳ đượctính theo công thức:

Lượng tồn kho đầu năm + Lượng sản xuất trong năm - Lượng tồn cuối năm

Số lượng tồn kho đầu năm tiêu thụ trong năm hình thức hiện vật là chỉtiêu phản ánh bằng tiền của khối lượng sản phẩm bán ra và doanh nghiệp đãthu được doanh thu hoặc lấy giấy báo của ngân hàng

Doanh số (doanh thu) = khối lượng tiêu thụ trong năm x giá bán

Kt = 

n i

i

iGQ

1

Trong đó: Kt: giá trị sản phẩm hàng hoá thực hiện

Qi: Lượng hàng hoá loại i được tiêu thụ

Gi: Giá bán hàng hoá i

Chỉ tiêu so sánh kết quả đạt được của từng mặt hàng trong quá trình tiêu thụ

Trang 12

Hệ số tiêu thụ = Khối lượng tiêu thụ trong năm

Khối lượng sản xuất trong năm + tồn kỳ trước chuyển sang

Hệ số này đánh giá mức độ tiêu thụ sản phẩm và cho biết mức độ hoànthành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

(Hệ số này càng gần 1 thì quá trình tiêu thụ càng có hiệu quả)

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.2.1 Vai trò của chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong phát triển kinh tế

2.2.1.1 Vai trò của ngành chăn nuôi

+ Đối với nền kinh tế quốc dân

Trong nền kinh tế quốc dân, chăn nuôi đóng vai trò khá quan trọng, nógóp phần làm tăng trưởng nền kinh tế và góp một lượng hàng hoá cho xuấtkhẩu Tuỳ theo lợi thế so sánh của mình, mỗi nước có thể xuất khẩu các sảnphẩm nông nghiệp mà trong đó có một phần là sản phẩm chăn nuôi để thungoại tệ hay trao đổi để lấy các sản phẩm công nghiệp đầu tư lại cho ngànhnông nghiệp và các ngành kinh tế khác Vì thế sự phát triển của ngành chănnuôi sẽ ảnh hưởng tới phân bổ và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp.Chăn nuôi không những cung cấp nguồn sản phẩm hàng hoá cho thịtrường trong nước và cho xuất khẩu mà nó còn giúp sử dụng một cách đầy đủ

và hợp lí lực lượng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn Do đặcđiểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, hơn nữa lao động trongnông nghiệp lại chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng số lao động của nước ta

và các nước đang phát triển khác Lực lượng lao động này có một thời giannhàn rỗi quá lớn do tính chất thời vụ trong sản xuất sinh ra Do đó việc pháttriển ngành chăn nuôi đã giúp tạo công ăn việc làm cho nông dân và giúp họtăng thu nhập

+ Đối với ngành nông nghiệp

Trang 13

Đối với sản xuất nông nghiệp chăn nuôi có một vai trò rất quan trọng.Trong sản xuất nông nghiệp thì hai ngành chính cấu thành nên nó là ngànhtrồng trọt và chăn nuôi Hai ngành này có sự liên hệ mật thiết với nhau, thúcđẩy nhau cùng phát triển.

Một nền nông nghiệp muốn phát triển được một cách bền vững và ổnđịnh thì cần phải có sự phát triển một cách cân đối giữa hai ngành trồng trọt

và chăn nuôi Trồng trọt cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi phát triển,mặt khác chăn nuôi cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt Nguồnphân hữu cơ mà chăn nuôi cung cấp cho ngành trồng trọt có vai trò hết sứcquan trọng Vì thế để có một nền nông nghiệp bền vững thì không bao giờđược phép coi nhẹ vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.+ Đối với hộ nông dân

Ở nước ta hiện nay trong nền kinh tế thị trường, hộ nông dân đã được coi

là một đơn vị kinh tế tự chủ thì vai trò của ngành chăn nuôi càng được coitrọng Một thực tế không thể chối cãi được đó là ngành chăn nuôi chiếm mộtvai trò quan trọng trong thu nhập của người nông dân, sản phẩm hàng hoá củanông hộ chủ yếu là sản phẩm thu được từ quá trình chăn nuôi Chăn nuôi đãgắn bó mật thiết đối với đời sống của người dân, giúp tận dụng những sảnphẩm dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày, tận dụng lao động nhàn rỗi và làmtăng thu nhập, cải thiện bữa ăn hàng ngày của nông hộ

Từ những phân tích trên cho thấy chăn nuôi có một vai trò rất to lớnkhông chỉ trong nông nghiệp mà còn kể cả trong nền kinh tế quốc dân cũngnhư trong đời sống xã hội Nó không ngừng đóng góp một phần đáng kể vàotổng thu nhập quốc dân mà nó còn sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyênthiên nhiên và nhân lực, từ đó làm tăng thu nhập cho người lao động góp phần

ổn định và cải thiện đời sống cho các hộ nông dân nói riêng và xã hội nóichung

Trang 14

2.2.1.2 Vai trò của chăn nuôi gà trong phát triển kinh tế

Ngành chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của sản xuấtnông nghiệp Phát triển mạnh ngành chăn nuôi gà có ý nghĩa quan trọng:+ Chăn nuôi gà cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất cầnthiết cho nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chếbiến Chăn nuôi phát triển tạo điều kiện cho trồng trọt phát triển cân đối vàtoàn diện, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, và cải thiện đời sốngcho nhân dân

+ Gà là giống gia cầm tương đối dễ nuôi so với các loại gia cầm vòngđời ngắn, quay vòng nhanh nên có thể áp dụng nuôi ở các hộ gia đình, cáctrang trại và cả các xí nghiệp doanh nghiệp, nhằm góp phần phát triển kinh tế

hộ gia đình, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời phát triển nền kinh tế quốcdân

2.2.2 Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ gà giống

- Gà giống là một loại sản phẩm có tính chất, đặc điểm riêng Vì là gàgiống thương phẩm nên sản xuất phải được tiêu thụ ngay trong ngày, nếukhông sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng con giống

- Gà giống sản xuất trong qui trình 21 ngày nhưng phải tuân thủ nghiêmngặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng con giống bán ra

- Quá trình vận chuyển đến người chăn nuôi phải đảm bảo gà được chechắn cẩn thận không bị mưa, nắng

2.2.3 Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

Trước năm 1974 nhìn chung ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta pháttriển theo hình thức chăn thả tự nhiên là chủ yếu Sau năm 1974 được sự giúp

đỡ của Cu Ba, Bungari và sự quan tâm của Nhà nước ngành chăn nuôi giacầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng.Hàng loạt xí nghiệp gà giống được xây dựng như xí nghiệp gà giống Lương

Trang 15

Mỹ, Tam Dương, Phúc Thịnh, Hà Nội, Nhân Lễ Các xí nghiệp đã khôngngừng nghiên cứu thể hiện nhiều công thức lai tạo nhằm tạo ra con lai thíchhợp cho hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, phần nào đáp ứng được nhu cầu congiống cho chăn nuôi ở nước ta cả về số lượng và chất lượng sản phẩm gà.Sau hơn 10 năm đổi mới, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây chăn nuôi giacầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng có những bước phát triển đáng khíchlệ.

Trang 16

Biểu 01 Số lượng và sản lượng thịt, trứng của cả nước qua 10 năm

Năm

Tổng số gia cầm (nghìn con)

Gà (nghìn con)

Sản lượng thịt (nghìn tấn)

Sản lượng trứng (nghìn quả)

Cùng với số lượng gia cầm tăng lên thì số lượng gà cũng tăng đáng kểqua các năm bình quân là tăng 6,1% cụ thể năm 2000 số lượng gà là 147050.0nghìn con tăng hơn so với năm 1999 là 11290 nghìn con

Trang 17

Sản lượng thịt có tăng nhưng chậm hơn chỉ tăng bình quân 5,7% qua cácnăm, năm 1999 đạt 261,8 nghìn tấn thì đến năm 2000 là 286,5 nghìn tấn tăng24,7 nghìn tấn.

Sản lượng trứng gia cầm tăng tương đối cao bình quân qua các năm tăng6,8%, đến năm 2000 đạt 3708,6 nghìn tấn

Biểu 02: Số lượng gia cầm và sản lượng thịt gia cầm ở các vùng sinh thái (2000)

Chỉ tiêu

Tổng đàn gia cầm Sản lượng thịt gia cầm Tổng đàn gia cầm Trong đó gà

Sản lượng (1000 tấn) Tỷ lệ(%)

Tổng đàn (tr.con)

Tỷ lệ (%)

Tổng đàn (tr.con)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Nhìn chung ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta trong đó có gà vẫn chủyếu là phương thức nuôi tận dụng tự nhiên, tận dụng thức ăn gia đình, chănnuôi theo kiểu công nghiệp, chuyên môn hoá phát triển còn chậm Số lượnggia cầm được phân bổ ở các vùng trong nước được phản ánh qua biểu 2 Tổngđàn gia cầm của cả nước là 196, 2 triệu con Đàn gia cầm chủ yếu tập trung ở

Trang 18

phía Bắc và phía Nam, phía Bắc có 112,8 triệu con chiếm 57,5% và phía Nam

là 42,5% Trong đó đàn gà ở phía Bắc là 94,9 triệu con, chiếm 64,5%, vàmiền nam là 52,2 triệu con, chiếm 35,5% Tây Nguyên tỷ lệ đàn gà thấp nhấttrong cả nước chỉ có 4,4 triệu con chiếm 3,0% trong tổng số đàn gà của cảnước Riêng sản lượng thịt gia cầm cũng tập trung ở miền Bắc và miền Namchiếm gần 50,0% tỷ lệ thịt gia cầm của cả nước vì đây là hai nơi tập trungđông dân nhất trong cả nước

2.2.4 Thị trường gà công nghiệp trong mấy năm gần đây tại Việt Nam

Nước ta mấy năm gàn đây chăn nuôi gia cầm phát triển khá mạnh trong

đó có gà công nghiệp chiếm từ 30 - 32% tổng đàn gà cả nước Năm 2000 tổngđàn gà công nghiệp là 39,5 triệu con

Theo số liệu Cục khuyến nông - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônnăm 1999 cả nước có tổng đàn gà công nghiệp bố mẹ là 420.000 con, mái đểsản xuất khoảng 32 triệu con gà giống mỗi năm, sang năm 2001 cả nước cókhoảng 460.000 con mái để và cung cấp ra thị trường gần 42 triệu gà giốngthịt

Do đó nhu cầu gà giống tăng lên, ngoài các trại sản xuất gà con của liênhiệp chăn nuôi gia cầm và các công ty liên doanh còn có các trại sản xuất các

gà con giống với quy mô nhỏ

Hiện nay ở nước ta đã hình thành hàng vạn hộ chăn nuôi gia đình với qui

mô khác nhau vừa phân tán, vừa tập trung tạo thành làng gà, xã gà như: xã LêLợi, Thường Tín - Hà Tây Riêng ngoại thành Hà Nội có khoảng 4000 hộnuôi gà với qui mô lớn nhỏ

Ở miền Nam nghề nuôi gà công nghiệp phát triển từ thành phố Hồ ChíMinh phát triển ra các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước riêng công tygia cầm Việt Thái có mạng lưới gia công hơn 420 hộ gia đình nuôi từ 25 triệucon gà thịt/năm

Trang 19

Tập đoàn CP Group tổ chức chăn nuôi gà công nghiệp ở những hộ giađình ở các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, ở miền Nam và Hà Tây ở miền Bắc vớiqui mô từ 4000- 6000/ hộ Từ năm 1998 chăn nuôi gà công nghiệp bắt đầu có

sự khó khăn từ phía đầu ra nhất là ở miền Nam, chăn nuôi gà công nghiệp có

số lượng lớn và qui mô lớn hơn so với miền Bắc

Cụ thể ở thành phố Hồ Chí Minh gà thịt khó tiêu thụ dẫn đến tình trạnghàng loạt gà xuất khẩu bị ứ đọng do vậy dẫn đến tình trạng gà con giốngkhông tiêu thụ được, trứng giống phải đem bán thành trứng thương phẩm.Đến năm 2000 thì thị trường gà trong nước có phần tốt hơn song đầu racủa sản phẩm ngành vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn xu hướng cung vượt quácầu, người chăn nuôi gà công nghiệp vẫn bị lỗ Như vậy vấn đề tiêu thụ sảnphẩm của ngành gà hiện nay là một vấn đề mang tính cấp bách, đòi hỏi cácdoanh nghiệp cần phải có các chiến lược, sách lược kịp thời trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của mình Đồng thời Nhà nước cần có chính sách bổ trợ.Hiện nay nước ta chỉ dừng lại ở công đoạn đầu, các khâu cuối cùng chưađược chú trọng đúng mức, nhất là khâu chế biến sản phẩm của ta cực kỳ yếukém Thực tế cho thấy chăn nuôi gà có lợi nhuận chưa cao, tiêu thụ sản phẩmcòn gặp nhiều khó khăn

Lâu nay việc tiêu thụ gà thịt xuất chuồng chủ yếu là do các nhà bán buôntrực tiếp bán lẻ cho các lò mổ, các nhà hàng Mặc dù nước ta có một số cơ sở chếbiến nhưng vẫn hoạt động cầm chừng, ít coi trọng khâu tiếp thị, thông tin quảngcáo - quảng cáo cho sản phẩm của mình đó cũng chính là một nguyên nhân

Chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến tình trạng lo ngạidùng thịt, trứng trong nước Hàng năm chúng ta vẫn còn nhập thịt và trứngphục vụ cho khách sạn

Trang 20

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty giống gia cầm Lương Mỹ trực thuộc công ty Chăn nuôi ViệtNam Là một doanh nghiệp quốc doanh, công ty được thành lập theo Quyếtđịnh số 160-NN/TCQD ngày 24/9/1976 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàCông nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),được Chính phủ Cu Ba giúp đỡ xây dựng và được lấy tên là Xí nghiệp Gàsinh sản 2/12 Sau đó được đổi tên là Xí nghiệp gà GRAMMA, đến năm 1993

Xí nghiệp chuyển sang hạch toán độc lập theo Quyết định số 114NN ngày02/03/1993 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đổi tên thành Xínghiệp Gà giống Lương Mỹ thuộc Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam - BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn Từ ngày 20/3/2002 Xí nghiệp đổi tên làCông ty giống gia cầm Lương Mỹ Với chức năng nhiệm vụ chăn nuôi các đàn

gà giống ông bà, đàn gà giống bố mẹ, sản xuất gà con giống cung cấp cho thịtrường cả nước đáp ứng nhu cầu của nhân dân về con giống, chuyển giao kỹthuật chăn nuôi cho dân, giúp cho dân phát triển chăn nuôi, cung cấp thực phẩmcho toàn xã hội nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân và tiến lên làm giầu

3.1.2 Vị trí địa lý

Công ty giống gia cầm Lương Mỹ nằm trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây, một phần nhỏ nằm trên địa bàn xã ThànhLập - huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình

-Phía Nam giáp xã Thành Lập - huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình

Phía Tây giáp Nông trường chè Lương Mỹ - huyện Chương Mỹ - HàTây

Phía Đông giáp xã Hữu Văn - huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây

Trang 21

Phía Bắc giáp xã Hoàng Văn Thụ - huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây

Trung tâm của Công ty nằm trên trục đường 21A, cách thủ đô Hà Nội 40

km về phía Tây Bắc Hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi.Tổng diện tích đất tự nhiên của công ty quản lý là 53,5 ha, địa hình tương đốidốc, trung tâm và hai khu vực sản xuất chính được nằm trên 3 quả đồi

Khí hậu ở công ty mang tính chất khí hậu vùng núi trung du, phân chiathành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 1 năm là 23,5 0C, mùa đông rất lạnh,mùa hè lại quá nóng bức

3.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy của công ty

Trong đó:

Quan hệ trực tuyếnQuan hệ kiểm tra giám sát

Giám đốc

P Giám đốc

nam Đà nẵng

Trang 22

Quan hệ tham mưu giúp việcCác phòng ban và các đơn vị sản xuất chịu sự quản lý và điều hành củagiám đốc Các phòng ban chức năng thực hiện một số chức năng nhất định,ngoài ra các phòng ban này đảm bảo mệnh mệnh của Ban Giám đóc, thựchiện đúng, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của sảnxuất phát huy được năng lực của cán bộ giúp việc và thực sự phù hợp với quy

mô của Công ty

3.1.4 Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty

Qua biểu 03 ta thấy tình hình phân bổ và sử dụng lao động của Công tyđược phản ánh tương đối ổn định Tổng số lao động năm 2001 tăng hơn sovới năm 2000 là 2 người tức tăng 1,33%, năm 2002 tăng 8,55% nghĩa là 13người so với năm 2001, bình quân tăng 4,88% Qua 3 năm số lao động cũngđược kiện toàn để phục vụ cho sản xuất của Công ty

Nếu ta phân loại lao động trong Công ty theo trình độ lao động thì trình

độ đại học - cao đẳng năm 2000 là 12 người, chiếm 8,0% tổng số lao động, vàkhông thay đổi trong năm 2001, đến năm 2002 tăng lên 1 người đạt 7,88%

Số lao động có trình độ trung cấp năm 2000 là 15 người, chiếm 10,0% đếnnăm 2002 tăng lên 5 người chiếm 12,12%, bình quân tăng trong 3 năm là15,47% Nhưng lao động của Công ty có trình độ sơ cấp là chủ yếu, năm

2000 là 82,00 và 79,10 % năm 2002

Khối lao động gián tiếp của công ty được thống nhất, tương đối ổn định,không bổ sung thêm mà có phần giảm đi, bình quân qua 3 năm giảm 6,19%công ty chủ yếu bổ sung lao động trực tiếp cho sản xuất kinh doanh do Công

ty mở rộng quy mô sản xuất

Về hợp đồng lao động với công ty phần lớn là lao động biên chế chiếmkhoảng 90% tổng số lao động, còn lao động hợp đồng chiếm gần 10%

Do đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh nên lao động nữ của công tychiếm tỷ lệ lơn hơn lao động nam, trên 60% là lao động nữ

Trang 23

Biểu 03 Tình hình lao động và sử dụng lao động của công ty

Trang 24

3.1.5 Tình hình vốn của Công ty

Vốn là yếu tố cơ bản để thành lập doanh nghiệp, nó cũng là yếu tố quyếtđịnh đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nó là những yếu tố

cơ bản tạo nên kết quả của các hàng hoá dịch vụ Do vậy tạo nguồn vốn, quản

lý, sử dụng vốn và tài sản là một trong những nội dung quan trọng có liênquan đến tài chính của công ty Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý, sửdụng vốn và tài sản là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiếnhành bình thường và hiệu quả kinh tế cao

Qua biểu 04 cho thấy vốn sản xuất kinh doanh của Công ty trong mấynăm qua có xu hướng tăng lên Cụ thể là tổng giá trị tài sản năm 2000 là12350,7 triệu đồng, đến năm 2001 là 15990,4 triệu đồng, tăng 3639,7 triệuđồng, tức là 29,4%, năm 2002 tổng giá trị tài sản là 19811,2 triệu đồng, tăng23,8% tương đương với 3820,8 triệu đồng so với năm 2001 Bình quân tổnggiá trị tài sản đạt 126,6% Như vậy phần biến động về tổng tài sản của công ty

là sự biến động của tài sản lưu động và tài sản cố định Cụ thể năm 2001 tàisản lưu động của Công ty là tăng 23,86%, sang năm 2002 tăng 1066,4 triệuđồng so với năm 2001 Trong khi đó tài sản cố định cũng tăng trong 3 năm,năm 2001 so với năm 2000 tăng 38,04% tức là tăng 1859,4 triệu đồng và đếnnăm 2002 là 9502,2 triệu đồng, tăng so với năm 2001 là 40,8% Bình quân cả

3 năm tăng 39,4%, lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng tài sản Điều nàychứng tỏ Công ty đã bỏ vốn của mình vào xây dựng thêm nhà trại, mua thêmphương tiện vận tải, máy móc phục vụ cho sản xuất

Xét theo nguồn hình thành ta thấy công ty đã sản xuất và có hiệu quả, nóđược thể hiện là nguồn vốn tự bổ sung của công ty tăng qua các năm Năm

2000 vốn tự bổ sung là 9237,7 triệu đồng, nhưng đến năm 2001 là 9479,1 triệuđồng, tăng 241,4 triệu đồng và năm 2002 là 12882,4 triệu đồng đạt 65,03%,bình quân tăng qua 3 năm là 18,1% Tuy vậy để mở rộng quy mô sản xuất thìvốn do ngân sách cấp của Công ty cũng tăng qua các năm Năm 2001 so vớinăm 2000 tăng 3398,3

Trang 25

Biểu 04 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 26

triệu đồng và đến năm 2002 là 6928,8 triệu đồng , tăng so với 2001 là 417,5triệu đồng tăng 6,4% Bình quân qua 3 năm tăng 49,2%

3.1.6 Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty

Để đáp ứng cho việc sản xuất kinh doanh được phát triển tình hình trang

bị cơ sở vật chất của Công ty được phản ánh qua biểu 05 Qua biểu cho thấynăm 2001 là 6747,8 triệu đồng, tăng 1859,4 triệu đồng bằng 38,03% so vơinăm 2000 Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2754,4 triệu đồng Bình quân

cả 3 năm tăng 39,42%, cụ thể giá trị nhà cửa kho tàng chiếm tỷ lệ cao nhất vìđược xây dựng, tu bổ qua các năm, năm 2000 là 2554,2 triệu đồng, đến năm

2001 là 3855,9 triệu đồng, tăng 1301,7 triệu đồng Năm 2002 tăng so với năm

2001 là 2421,4 triệu đồng, tăng 62,79%, qua cả 3 năm tăng 56,76% Máy mócthiết bị được Công ty chú trọng nhất , năm 2001 đầu tư mua sắm máy móc,thiết bị mới để dùng vào sản xuất quyết tâm nâng cao chất lượng sản phẩm là2296,9 triệu đồng, tăng 490,6 triệu đồng so với năm 2000 Phương tiện vậntải dể phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá cũng được tăng dần qua cácnăm, bình quân tăng 36,54% qua 3 năm

Biểu 05 Tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty

Trang 27

3.1.7 Một số thuận lợi khó khăn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Thuận lợi là Công ty chuyên chăn nuôi gia cầm, có địa bàn nằm cách

xa khu dân cư tránh được lây lan dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trườngxung quanh Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, vùng nguyên liệu dồi dào ổnđịnh được cung cấp bởi các tỉnh lân cận như Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La Xínghiệp có ban lãnh đạo năng động, đội ngũ khoa học kỹ thuật có tay nghềcao, nhiều năm liền là đơn vị kinh doanh có lãi, có điều kiện đất đai rộng lớn,thuận lợi cho chăn nuôi

+ Khó khăn: Do nằm trên địa bàn trung du có khí hậu nắng nóng ảnhhưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gia cầm Vị trí của Công tynằm cách xa khu trung tâm gây khó khăn cho việc giao lưu để tiếp cận khoahọc kỹ thuật tiên tiến và nền kinh tế thị trường còn mới mẻ ở nước ta Điềukiện giao thông không thuận lợi gây khó khăn cho công ty trong việc vậnchuyển sản phẩm, nhất là vận chuyển con giống đến nơi tiêu thụ Trong khi

dó công ty lại bị cạnh tranh quyết liệt bởi công ty CP-Thái Lan, Xí nghiệp gàgiống Hoà Bình, Xí nghiệp gà giống Tam Đảo của Tổng công ty chăn nuôiViệt Nam, ngoài ra còn có các loại gà giống từ miền Nam chuyển ra Đây làmột cuộc cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng và đổi mới của Công

ty mới có thể ổn định và phát triển sản xuất

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp chung

+ Phương pháp duy vật biện chứng: Đây là phương pháp để nhận thứcđúng đắn các quy luật tự nhiên và xã hội tác động tới quá trình sản xuất vàtiêu thụ Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải thấy hết được mốiquan hệ giữa các khâu sản xuất, thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụsản phẩm, đưa ra những giải pháp đúng đắn cụ thể sản xuất, tiêu thụ ngàycàng đạt được hiệu quả cao hơn Phương pháp này cần phải nghiên cứu các

Trang 28

hiện tượng trong quá trình vận động không ngừng giữa các hiện tượng kinh tế

xã hội

+ Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp này đòi hỏi người nghiêncứu phải đặt vấn đề của mình nghiên cứu trong các giai đoạn lịch sử cụ thểđưa ra các kết luận đúng đắn, có như vậy những nhận xét mới mang tínhkhách quan

3.2.2 Phương pháp cụ thể

3.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế

Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hoạt động kinh tế xãhội Thực chất của phương pháp này là tổ chức điều tra, thu thập tài liệu saukhi đã tổng hợp, phân tổ thì đối chiếu và so sánh phân tích để có các kết luậnchính xác về thực trạng sản xuất và tiêu thụ của Công ty

3.2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sau khi đã thu thập số liệu, tiến hành phân tích và xử lý số liệu Việc xử

lý số liệu tiến hành bằng máy tính bỏ túi và xử lý bằng máy vi tính trênchương trình Excel

3.2.2.3 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và lâu đời So sánh trongphân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế xã hội đã đượclượng hoá có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng,mức độ bình quân của chỉ tiêu Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển haykém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lýtối ưu trong từng trường hợp tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà

ta xác định phương pháp so sánh

Trong đề tài chúng tôi so sánh số lượng tiêu thụ sản phẩm năm nay sosánh với năm trước để nghiên cứu biến động của khả năng tiêu thụ sản phẩm

Trang 29

cũng như thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, qua đó đánh giá đượcthực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

3.2.2.4 Phương pháp phân tích hệ thống

Đây là phương pháp bao quát, nó cho chúng ta cái nhìn tổng thể hiệntượng từ các góc độ để từ đó đưa ra những kết luận cần thiết Để thực hiệnđược phương pháp này thường phải sử dụng các phương pháp nghiệp vụkhác Muốn có kết quả phân tích hệ thống tốt cần đến những thông tin số liệuchính xác, cụ thể, đầy đủ và kịp thời Trong đề tài nghiên cứu khi phân tíchtình hình về tiêu thụ sản phẩm thì cần phải có những thông tin chính xác, cụthể từ phía công ty, khách hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh trên thịtrường để từ đó tìm ra điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình trong kinhdoanh nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm củaCông ty

3.2.2.5 Phương pháp dự báo nhu cầu

Dự báo nhu cầu thị trường là ước tính khả năng tiêu thụ của thị trường

về sản phẩm hàng hoá trong tương lai, đây là một việc làm cần thiết cho cácdoanh nghiệp để hoạch định chính sách sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêuthụ trong tương lai, định hướng cho doanh nghiệp phát triển, tránh ứ đọng sảnphẩm, đạt lợi nhuận cao Đối với sản phẩm gà 1 ngày tuổi của công ty thìphương pháp dự báo này là rất cần thiết

Trang 30

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIÀ GIỐNG CỦA CÔNG TY GIỐNG GIA CẦM LƯƠNG MỸ

4.1.1 Tình hình chung

Công ty giống gia cầm Lương Mỹ là doanh nghiệp Nhà nước sản xuấtchăn nuôi gia cầm Sản phẩm chính là con giống chịu nhiều ảnh hưởng củathời tiết, khí hậu Là một doanh nghiệp sản xuất đặc thù của ngành nôngnghiệp mà đối tượng sản xuất là thực thể sống cho nên việc sản xuất kinhdoanh rất phức tạp, đòi hỏi ngoài trình độ chuyên môn còn phải có sự am hiểusâu rộng hơn đối với thời tiết khí hậu của từng vùng Song với sự phát triểncủa ngành chăn nuôi nước ta nói chung và sự lớn mạnh của Công ty giốnggia cầm Lương Mỹ cộng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thương trườngCông ty giống gia cầm Lương Mỹ trong nhiều năm là doanh nghiệp đầu đàncủa ngành chăn nuôi Việt Nam, sản xuất kinh doanh liên tục phát triển, đầu tưnhiều trang thiết bị hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới Trong mấynăm gần đây công ty lấy chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất, thườngxuyên cải tiến và nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm con giống tốt, đểđáp ứng được yêu cầu của thị trường, liên tục là doanh nghiệp làm ăn có lãiđảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên và tích luỹ tái sản xuất đónggóp cho Nhà nước

4.1.2 Chủng loại sản phẩm sản xuất chính của Công ty

Trong nền kinh tế thị trường để đứng vững và tồn tại, các doanh nghiệpcần phải tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu thị trường để sản xuất các loại sảnphẩm có giá trị được thị trường chấp nhận nhằm tăng khối lượng tiêu thụchiếm lĩnh thị phần,đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà kinhdoanh, Công ty giống gia cầm Lương Mỹ đã sản xuất các loại sản phẩm như :Trứng giống, gà giống, phân vi sinh nhưng trứng giống của Công ty khôngtiêu thụ ra ngoài vì đây là sản phẩm chủ lực của Công ty loại trứng giống này

Trang 31

khi nhập về chủ yếu chỉ để nhân giống do đó sản phẩm này không có số liệutrên bảng biểu Chủ yếu được tập trung vào sản xuất 2 loại gà giống chính đó

là : Gà giống thương phẩm ISA và gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882.Còn gà giống bố mẹ ISA và gà giống bố mẹ TH 882 sản xuất theo đơn đặthàng vì sản phẩm này có giá bán cao Đối với sản phẩm phân vi sinh Công tysản xuất ra loại phân này chủ yếu để tận dụng phân gà thải ra, giải quyết vấn

đề môi trường, đây chỉ là mặt hàng phụ công ty sản xuất theo đơn đặt hàng

Chủng loại sản phẩm sản xuất chính của Công ty

Loại sản phẩm

1 TrứngTrứng giống bố mẹ ISATrứng giống thương phẩm ISATrứng giống bố mẹ TH882

2 Gà giống 1 ngày tuổi

Trang 32

Sơ đồ 3 Quy trình sản xuất gà giống TP của công ty

4.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Đây là điểm mấu chốt mà Công ty cũng như cán bộ công nhân viên phảiquan tâm bởi nó quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty

Qua biểu 06 chúng ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăngqua các năm Năm 2001 tổng doanh thu của Công ty là 12931,61 triệu đồng tăng1618,16 triệu đồng đạt 14,30% so với năm 2000 Năm 2002 tổng doanh thu tăngrất cao 24135,40 triệu đồng tăng hơn so với năm 2001 là 86,63% tương đươngvới 11203,79 triệu đồng bình quân cả 3 năm tổng doanh thu của Công ty tăng46,05% Tổng doanh thu được tăng lên qua các năm mà các khoản giảm trừ lại

Gà giống (ÔB) 1nt

nhập ngoại

Gà 140 ngày tuổi

Cho vào máy ấp

Gà giống thương phẩm 1 ngày tuổi

Cho vào đẻ

Trang 33

thuần của Công ty là 12458,16 triệu đồng nhưng đến năm 2002 là 23988,69 triệuđồng tăng 11530,53 triệu đồng bằng 92,55%, bình quân cả 3 năm doanh thuthuần tăng 49,54% Cùng với việc tăng doanh thu lợi tức gộp của công ty cũngtăng, năm 2001 là 2382,87 triệu đồng tăng 388,13 triệu đồng bằng 19,45% sovới năm 2000 đến năm 2002 lợi tức gộp tăng cao tăng 2525,79 triệu đồng so vớinăm 2001 bình quân tăng 56,87% qua 3 năm.

Biểu 06 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

24135,4 0

114,3 0

23988,6 9

116,1 4

115,3 8

Trang 34

0,89786 2

1,02113 5

111,7 0

112,71 112,2

0

Nguồn: Phòng Tài vụ công tyGiá vốn bán hàng của các năm đều tăng nguyên nhân chủ yếu là do giánguyên liệu thức ăn tăng nhanh vì năm 2001 tập đoàn sản xuất thức ăn chănnuôi của Thái Lan thu mua nguyên liệu với số lượng quá lớn để sản xuất thức

ăn ở khu vực cùng với công ty nên giá vốn hàng bán của công ty có sự biếnđộng qua các năm , năm 2002 giá vốn hàng bán ra 19080,03 triệu đồng tăng9004,74 triệu đồng tương đương 89,37% so với năm 2001 Chính vì vậy chiphí bán hàng tăng lên cụ thể là năm 2001 là 1093,16 triệu đồng và năm 2000

là 744,53 triệu đồng tăng 46,82% tương đương 348,63 triệu đồng nhưng đếnnăm 2002 là 1809,86 triệu đồng tăng 716,7 triệu đồng chủ yếu là ở khâu chiphí tiếp cận mở rộng thêm thị trường tổ chức hội nghị chuyển giao kỹ thuậthội nghị khách hàng chi phí vận chuyển cộng chuyển sản phẩm đến tận ngườichăn nuôi mà không tính vào giá thành

Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi nên thuế thu nhập phải nộpcũng tăng lên đáng kể qua các năm , lợi tức sau thuế cũng được tăng lên từ103,86 triệu đồng năm 2000 thì đến năm 2001 là 273,51 triệu đồng tăng169,65 triệu đồng và năm 2002 là 818,96 triệu đồng tăng 545,45 triệu đồngbình quân cả 3 năm lợi tức sau thuế tăng 108,80 %

Công ty rất chú trọng tới việc đảm bảo đời sống cho người lao động vì

nó có ý nghĩa quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nên tổng quỹ lương của Công ty được tăng lên qua các năm Năm

Trang 35

2001 tổng quỹ lương là 1637,70 triệu đồng tăng 190,77 triệu đồng bằng13,18% qua đến năm 2002 là 1851,79 triệu đồng tăng 13,08% tương đươngvới 214,27 triệu đồng, bình quân tăng 13,13% qua 3 năm Chính vì vậy màthu nhập bình quân/ người/ tháng được đảm bảo và tăng nên năm 2000 là

803800 đồng/ người/ tháng thì đến năm 2001là 897862 đồng/ người/ thángtăng 94062 đồng/ người/ tháng , năm 2002 tăng 123273 đồng / người/ thángbằng 13, 72% so với năm 2001 bình quân qua ba năm thu nhập của người laođộng tăng 12,71%

4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GÀ GIỐNG THƯƠNG PHẨM ISA VÀ GÀ GIỐNG TH 882

Công ty sản xuất chủ yếu là hai loại gà giống chính đó là gà giốngthương phẩm ISA và giống thương phẩm TH 882 nên nhu cầu của thị trườngmua con giống nào nhiều hơn thì Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đóvới số lượng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên khối lượng sảnxuất và tiêu thụ của 2 loại gà giống thương phẩm này biến động mạnh

4.2.1 Khối lượng sản xuất và chi phí sản xuất gà giống thương phẩm ISA

Biểu 07 Số lượng sản xuất gà giống ISA của công ty qua 3 năm

313878 1

Trang 36

Quý III 486755 465223 869065 95,51 186,81 133,62

Nguồn: Tài vụ công ty

Qua biểu 07 ta thấy khối lượng gà giống sản xuất thương phẩm ISA biếnđộng mạnh qua các năm, năm 2001 khối lượng gà giống này sản xuất là

1718388 con giảm so với năm 2000 là 4,99% tương đương với số lượng

90323 con Nhưng đến năm 2002 thì khối lượng gà giống thương phẩm ISAtăng cao lên tới 3138781 con tăng hơn so với năm 2001 là 142093 con bằng82,66% bình quân cả 3 năm tăng 31,73%

Đạt được kết quả này là do sản phẩm gà giống ISA là loại sản phẩmchính chủ yếu của công ty Công ty được độc quyền nuôi giữ và sản xuất bộgiống ông bà ISA Mặt khác do chính ưu thế về sản phẩm có chu kỳ kinhdoanh ngắn ( từ 6- 8 tuần tuổi có thể đạt được thể trọng từ 2,2 - 2,8 Kg), hàmlượng chất dinh dưỡng cao, sản phẩm thực phẩm là thịt gà loại ISA được xuấtchủ yếu cho thị trường Nga nên đã tạo được đầu ra ổn định Vì vậy kích thíchngười chăn nuôi, chăn nuôi đàn gà này

Theo nhu cầu của người chăn nuôi các quí có sự thay đổi khác nhau vềkhối lượng sản phẩm sản xuất ra, thường quí II có khối lượng sản phẩm sảnxuất ra cao nhất do phong tục tập quán của người dân Việt Nam những thángđầu năm là dịp lễ hội, cưới hỏi nhiều nên quý II qua 3 năm có khối lượngsản xuất ra đều tăng bình quân tăng 32,01% cụ thể năm 2002 đạt con số

890120 con tăng 82,00% tương đương với 401049 con so với năm 2001

Qua thực tế chúng tôi biết sản phẩm gà giống thương phẩm ISA và gàgiống thương phẩm TH 882 là sản phẩm chính của Công ty đã chiếm đượclòng tin của khách hàng Trong những năm qua Công ty đã gặt hái được kếtquả cao đối với hai sản phẩm này do có nhiều ưu điểm: Năng suất cao, sốngày nuôi ngắn Cho nên trong thời gian qua sản phẩm này đã đem lại doanhthu và lợi nhuận cho Công ty ,đồng thời đà gây được chữ tín đối với khách

Trang 37

hàng Cho nên con đường cơ bản ngắn nhất đồng thời cũng là chiến lượcchiến thuật của Công ty đề ra là hạ giá thành sản phẩm để hạ giá bán trongkinh doanh và là điều kiên cần thiết trong cạnh tranh thị trường.

Do đặc thù của sản xuất gà giống chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu

tố như khí hậu thời tiết yếu tố kĩ thuật Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới chiphí gà giống Số lượng cung ứng gà giống thương phẩm chủ yếu phụ thuộcvào nhu cầu và giá cả sản phẩm gà giống ngoài thị trường

Giá thành sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên tăng giảm, thay đổiqua các quý trong năm, quý II năm 2000 có giá thành sản xuất là thấp nhất là2515đồng /con, riêng quý III năm 2002 lại có giá thanh sản xuất cao là 5373động /con Sự tăng về tổng giá thành gà giống thương phẩm ISA chủ yếu là

do sự tăng lên của khối lượng sản phẩm sản xuất kéo theo các chi phí dùng đểsản xuất tăng lên như chi phí nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất Tổnggiá thành sản phẩm là chỉ tiêu giá trị, nó thể hiện phần nào quy mô sản xuấtkinh doanh của Công ty, chưa đánh giá được đầy đủ hiệu quả của quá trìnhsản xuất kinh doanh Do vậy để tìm hiểu rõ hiệu quả của quá trình sản xuấtkinh doanh phải đi sâu phân tích chi phí sản xuất qua biểu 08

Giá thành sản xuất của năm có sự biến động Năm 2000giá thành sảnxuất nhỏ nhất băng 3242đồng /con và năm 2002 là lớn nhất bình quân giáthành sản xuất ra là 4376 đồng/con, bình quân giá thành tăng lên qua 3 năm là16,18 %

Biểu 08 Giá thành sản xuất và tổng chi phí sản xuất gà giống ISA của công ty qua 3 năm

Giá thành (đ/con)

Tổng CPSX (1000 đ)

Giá thành (đ/co n)

Tổng CPSX

112,6 9 116,1 8

Trang 38

124,0 7

133,4 7

Nguồn :Phòng Tài vụ công ty

Năm 2002 tổng chi phí sản xuất là 1373726 nghìn đồng tăng 82,66% sovới năm 2001 số lượng biến động qua các tháng, các quý dẫn tới khó khăncho việc lập kế hoạch và bố trí sản xuất nó cúng ảnh hưởng tới chi phí sảnxuất của công ty

Để phân tích tình hình chi phí sản xuất cụ thể cho 1000 sản phẩm , ta cóbiểu 09

Qua đó ta thấy tổng chi phí sản xuất của năm 2001 giảm hơn so với năm

2000 là 4,49% tương đương với giảm 126929 đồng chi phí sang năm 2002tổng chi phí tăng lên cao 4209979 đồng chi phí do công ty phải đầu tư thêmcác yếu tố chi phí , cụ thể là đầu tư chất lượng con giống năm 2002 chi phí vềcon giống là 15,21% tương đương với 275231 đồng / 1000 gà giống so vớinăm 2001 Thức ăn nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá thànhđây là phần quan trọng tạo nên thực thể vật chất của sản phẩm sản xuất ra.Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi của Công ty chủ yếu là thức ăn nghiền và tựchế biến năm 2002 chi phí thức ăn chiếm 51,64% trên tổng chi phí số tuyệtđối là 1312505 đồng/1000 gà giống Năm 2001 là 51,4% giảm hơn so vớinăm 2000 là 1,61%

Gà giống là một loại vật nuôi dễ mẫn cảm với bệnh tật đặc biệt là giaiđoạn con giống nên phải uống thuốc kháng sinh và tiêm vacxin để phòng

Ngày đăng: 12/12/2012, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
Sơ đồ 1. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Trang 9)
Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy của công ty Trong đó: - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy của công ty Trong đó: (Trang 21)
3.1.6. Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
3.1.6. Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty (Trang 26)
Để đáp ứng cho việc sản xuất kinh doanh được phát triển tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty được phản ánh qua biểu 05 - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
p ứng cho việc sản xuất kinh doanh được phát triển tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty được phản ánh qua biểu 05 (Trang 26)
Sơ đồ 3. Quy trình sản xuất gà giống TP của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
Sơ đồ 3. Quy trình sản xuất gà giống TP của công ty (Trang 32)
4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GÀ GIỐNG THƯƠNG PHẨM ISA VÀ GÀ GIỐNG TH 882 - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GÀ GIỐNG THƯƠNG PHẨM ISA VÀ GÀ GIỐNG TH 882 (Trang 35)
Do đặc điểm sản phẩm gà giống, đặc điểm của Công ty mà tình hình tiêu thụ gà giống của công ty được thực hiện qua  sơ đồ kênh phân phối sau: - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
o đặc điểm sản phẩm gà giống, đặc điểm của Công ty mà tình hình tiêu thụ gà giống của công ty được thực hiện qua sơ đồ kênh phân phối sau: (Trang 55)
Sơ đồ 4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây
Sơ đồ 4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w