GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Lí do chọn đề tài
Trong nền kinh tế mở hiện nay, mỗi một doanh nghiệp luôn đứng trước rất nhiều cơ hội mới mẻ, mang lại nhiều lợi nhuận cao Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng là những thách thức rất khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn phải thay đổi, hoàn thiện bộ máy quản trị của mình về mọi mặt như tài chính, hoạt động, nhân lực… Đã có rất nhiều công ty đứng trên bờ vực phá sản chỉ vì năng lực quản trị tài chính hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định nguồn tài trợ dài hạn và quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản Vì vậy, quản trị vốn lưu động đóng vai trò chủ lực trong hoạt động của doanh nghiệp, tác động đặc biệt lên lợi nhuận và doanh thu, hiệu quả tài chính.
Trong vấn đề tài chính của các doanh nghiệp, theo Rehman & Nash (2007) việc quản lý vốn lưu động là một phần quan trọng trong quyết định tài chính của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lợi nhuận Quản trị chính sách vốn lưu động tức là thực hiện các chính sách liên quan tới tài chính và đầu tư vốn đối với nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.
Do vốn lưu động chuyển hóa thành nhiều hình thái khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục thì chính sách vốn lưu động của doanh nghiệp cần phải có mức tồn tại hợp lý và đồng bộ nhau Nếu vốn lưu động không được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ dẫn đến gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng là lợi nhuận.
Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì lợi nhuận là kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là nguồn tích lũy tái sản xuất mở rộng Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả Hơn nữa, trong tình hình sản xuất kinh doanh có thể gặp
11 phải những rủi ro, mất mát hư hỏng, giá thị trường liên tục biến động, nếu doanh nghiệp không có lượng vốn lưu động đủ lớn sẽ khó đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh đầy quyết liệt Vốn lưu động là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao uy tính của doanh nghiệp trên thị trường Vốn lưu động là chỉ số giúp các nhà đầu tư có các nhận định về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công tác quản trị chính sách vốn lưu động là huyết mạch của kinh doanh và nhiệm vụ chính của mỗi nhà quản lý là giữ cho nó được lưu thông và sử dụng dòng tiền để tạo ra lợi nhuận Theo các nghiên cứu trước nhu cầu vốn lưu động của mỗi ngành công nghiệp đều khác nhau Công tác quản lý vốn lưu động bao gồm việc duy trì cân bằng tối ưu của các thành phần vốn lưu động cũng như quản lý các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản phải trả, sử dụng tiền hiệu quả hàng ngày. Mục tiêu của quản trị vốn lưu động là đảm bảo doanh nghiệp có thể vận hành và có khả năng đảm bảo hoàn trả nợ đến hạn và các chi phí vận hành trước mắt.
Chính vì vậy, trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu “Tác động của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Đề tài tập trung phân tích tác động của chính sách vốn lưu động đến lợi nhuận bằng cách lấy mẫu của 60 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 – 2017 Nghiên cứu này hy vọng góp phần hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp đặc biệt tại thị trường Việt Nam.
Tổng quan các nghiên cứu trước
Quản trị vốn lưu động là rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp bởi vì nó có tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp (Rehman & A Nash,
M, 2007) Theo Shin và Soenen (1998) phát hiện ra rằng quản trị vốn lưu động hiệu quả là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược toàn công ty hướng tới mục tiêu tạo giá trị cổ đông.
Các quyết định về thời gian hàng tồn kho, thời hạn thanh toán cũng như kỳ thu nợ khách hàng được phản ánh trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt hay tỷ lệ thu tiền,thanh toán, tồn kho trên doanh thu của công ty Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng chỉ tiêu này để phân tích sự ảnh hưởng của các thành phần vốn lưu động lên hiệu quả khả năng sinh lợi của công ty.
Nhận biết được tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động rất nhiều tác giả trong nước và quốc tế đã nghiên cứu về sự tác động của nó lên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Trong các nghiên cứu đó, đã đạt được những thành công rất hiệu quả như sau:
-Các nghiên cứu trước đó tập trung chủ yếu và rõ rệt vào một ngành cụ thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán Từ đó, nêu lên được những giải pháp hữu ích và chính xác hơn cho ngành đó. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu thành công của tác giả Mohammad Morshedur Rahman (2011), cho thấy việc quản lý các khoản phải thu, khoản phải thanh toán, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, thời gian luân chuyển hàng tồn kho tác động tới ROA Thông qua bộ dữ liệu sơ cấp điều tra bằng bảng câu hỏi và thứ cấp của 9 công ty ngành dệt ở Bangladesh trong thời gian từ năm 2005 -2008 Nghiên cứu của Majeed, S và cộng sự (2013) xét tác động của kỳ thu tiền bình quân tới khả năng sinh lời Nghiên cứu thực hiện trên mẫu gồm 32 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi (KSE), trong lĩnh vực sản suất Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2013) thì tập trung chủ yếu vào 80 doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh.
-Các nghiên cứu trước đó đã phân tích được sự tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp của những biến điển hình như: kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân, kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ luân chuyển hàng tồn kho…
Nghiêm cứu của Muhammad Malik và các cộng sự về: “Working CapitalManagement and Profitabilit An Analysis of Firms of Textile Industryof Pakistan”,Journal of Managerial Sciences; Jul-Dec2012, Vol 6 Issue 2,p155-165 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc quản lý tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho tác động tích cực cho lợi nhuận Các khoản phải trả cũng tác động tiêu cực đến lợi nhuận Trong nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lời, tức là nếu kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của David M Mathuva về “The influence of Working Capital Management Component on Corporate Profitability: A survey on Keyan Listed Firm”, Năm 2010, Research Journal of Business Management, Volume 4, Issue 1, Pages 1-11 Trong đó, David M Mathuva đã sử dụng mẫu của 30 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Nairobi (NSE) – Kenyan trong khoảng thời gian từ năm 1993 - 2008 để nghiên cứu Trong nghiên cứu này, ông đã chỉ ra rằng giữa thời gian công ty thu hồi tiền mặt từ khách hàng (ACP) và ROA có mối tương quan nghịch biến ở mức ý nghĩa cao Tồn tại mối tương quan đồng biến ở mức ý nghĩa 1% giữa thời gian cần thiết để chuyển hàng tồn kho thành doanh thu (ICP) và ROA. Tồn tại mối tương quan nghịch biến ở mức ý nghĩa 1% giữa thời gian thanh toán cho chủ nợ (kỳ trả tiền bình quân –APP) và ROA.
Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh: “Quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi – thực tiễn các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh”, Tạp chí kinh tế và phát triển, Số đặc biệt tháng 10/2013 Kết quả của mô hình hồi quy nghiên cứu cho thấy sự tác động có ý nghĩa của thời gian thu tiền, thời gian tồn kho, chu kỳ luân chuyển tiền, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ nợ, quy mô doanh nghiệp đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Cụ thể là những doanh nghiệp có thời gian thu tiền ngắn, thời gian tồn kho ngắn, chu kỳ luân chuyển tiền ngắn sẽ có khả năng sinh lợi cao Thời gian trả tiền thì không có tác động rõ rệt đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 10%.
Nghiên cứu của Huỳnh Phương Đông “The relationship betweenworking capital management and profitability: a Viet Nam case" International Research Journal of Finance and Economics, 2010 Nghiên cứu tập trung điều tra mối quan hệ tồn tại giữa lợi nhuận, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của vốn lưu động đến các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
- Các nghiên cứu phân tích được nhiều hơn những biến đo lường được khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận hoạt động (EBIT)
Nghiên cứu của Majeed, S và cộng sự (2013) xét tác động của kỳ thu tiền bình quân tới khả năng sinh lời Nghiên cứu thực hiện trên mẫu gồm 32 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi (KSE), trong lĩnh vực sản suất. Trong đó, Majeed sử dụng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận hoạt động (EBIT) để đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Tồn tại mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời Tồn tại mối tương quan nghịch biến ở mức ý nghĩa 1% giữa thời gian thanh toán cho chủ nợ (kỳ trả tiền bình quân –APP) và ROA Điều này còn nói lên là thời gian thanh toán cho chủ nợ càng lâu, thì lợi nhuận của nó thu được nhiều.
Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước trên đa phần nghiên cứu về tác động thời gian thu tiền, thời gian thanh toán thời gian tồn kho, và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ lệ thanh toán hiện hành và nghiên cứu một số ngành cụ thể như dệt, xi măng, thủy sản Trên cơ sở đó, tác giả đã mở rộng nghiên cứu tất cả các ngành của các công ty hoạt động tốt được niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Nghiên cứu sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Đề xuất một số gợi ý về chính sách quản trị vốn lưu động nhằm giúp nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài hướng đến những câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
- Quản trị vốn lưu động có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp không?
- Quản trị vốn lưu động như thế nào nhằm giúp nâng cao khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam?
Đối tượng, phạm vi giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty được niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Thời gian: nghiên cứu tập trung phân tích trong vòng 7 năm từ năm 2011 đến 2017.
- Không gian: 60 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào mô hình hồi quy đa biến về mối quan hệ giữa các biến, phương pháp nghiên cứu là định lượng để đo lường tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2017.
- Dữ liệu sử dụng cho đề tài này được lấy từ trang web của các công ty chứng khoán: Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (www.hsc.com.vn), Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh http://www.hsx.vn, sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và qua các kênh như http://www.cophieu68.vn.
- Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được trích từ các báo cáo tài chính giao dịch hàng năm của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Dùng phần mềm Excel tính toán sau đó sẽ được xử lý bằng phần mềm Stata.
+ Dùng phương pháp hồi quy đa biến để giải phương trình hồi quy và chạy hồi quy trên phần mềm Stata để phân tích mô tả, kiểm định sự phù hợp các biến đầu vào.
+ Kiểm định sự phù hợp của mô hình: kiểm định phương sai thay đổi bằng kiểm định White, kiểm định đa cộng tuyến hệ số VIF, kiểm định tự tương quan Sau đó hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (FGLS).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm bổ sung về tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu kỳ vọng tìm thấy sự tác động giữa các chỉ tiêu đại diện cho vốn lưu động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam Từ đó, đưa ra một vài gợi ý chính sách cho các nhà quản trị tài chính trong công tác quản trị vốn lưu động để tối đa hóa khả năng sinh lời của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam trong nền kinh tế hiện nay.
Kết cấu luận văn
Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu
Chương này nêu lý do chọn đề tài, tổng quan các nghiên cứu trước, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi giới hạn nghiên cứu, phương pháp, ý nghĩa của nghiên cứu chính.
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Trình bày cơ sở lý thuyết về vốn lưu động và chính sách quản trị vốn lưu động, và hiệu quả tài chính Tóm tắt các nghiên cứu trước, nêu nhận định của tác giả và hướng nghiên cứu tiếp theo
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, cách thu thập dữ liệu và kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Trình bày các kết quả hồi quy, trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra Trình bày thực trạng quản trị vốn lưu động, khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Chương 5 Kết luận – kiến nghị
Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu và các hàm ý cho các nhà quản trị tài chính chính sách quản trị vốn lưu động hiệu quả Nêu lên những hạn chế và phương hướng giải quyết tiếp theo.
Trong chương này, tác giả trình bày lý do vì sao lại chọn đề tài tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để làm nghiên cứu Từ vấn đề nghiên cứu, tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể để làm nền tảng cho việc tìm hiểu cở sở lý thuyết liên quan và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp trong những chương tiếp theo Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng trình bày phạm vi, thời gian, không gian, đối tượng đề tài tiến hành nghiên cứu và các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,nguồn dữ liệu, cách thu thập dữ liệu và kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trình bày các kết quả hồi quy, trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra Trình bày thực trạng quản trị vốn lưu động, khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Chương 5 Kết luận – kiến nghị
Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu và các hàm ý cho các nhà quản trị tài chính chính sách quản trị vốn lưu động hiệu quả Nêu lên những hạn chế và phương hướng giải quyết tiếp theo.
Trong chương này, tác giả trình bày lý do vì sao lại chọn đề tài tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để làm nghiên cứu Từ vấn đề nghiên cứu, tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể để làm nền tảng cho việc tìm hiểu cở sở lý thuyết liên quan và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp trong những chương tiếp theo Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng trình bày phạm vi, thời gian, không gian, đối tượng đề tài tiến hành nghiên cứu và các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về tác động của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả tài chính
2.1.1 Khái niệm vốn lưu động: Để đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được vận hành liên tục và thường xuyên, nhà quản lý không thể bỏ qua yếu tố vốn lưu động Đó là lý do mà việc tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể khái niệm vốn lưu động cũng như cách thức phân loại loại vốn này lại trở nên đặc biệt quan trọng
Vốn lưu động (thuật ngữ tiếng Anh: Working Capital, viết tắt WC) là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ Cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, vốn lưu động được coi là một phần của vốn hoạt động.
"Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt ở doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh" (Bùi Hữu Phước, 2009, tài chính doanh nghiệp).
Ngoài tài sản cố định thì mỗi doanh nghiệp khi vận hành còn cần phải có các tài sản lưu động khác nhau Cơ cấu của số tài sản lưu động này sẽ tùy theo loại hình doanh nghiệp nhưng nhìn chung có hai bộ phận chính là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông Doanh nghiệp phải đảm bảo lượng tài sản lưu động ở một mức nhất định để việc kinh doanh được tiến hành liên tục và thường xuyên Để đảm bảo điều đó, một số vốn đầu tư vào loại tài sản này sẽ được doanh nghiệp ứng ra và đây chính là vốn lưu động.
Cách tính vốn lưu động
Bằng cách tính vốn lưu động, bạn có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và đồng thời, cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó Công thức tính vốn lưu động là:
Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Ví dụ, giả sử một công ty có tài sản ngắn hạn là 1 tỷ đồng và nợ ngắn hạn là
400 triệu đồng Vốn lưu động của công ty sẽ là 600 triệu đồng Với tài sản ngắn hạn hiện có, công ty có thể thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn và đồng thời, còn tiền mặt để phục vụ những mục tiêu khác Công ty có thể dùng tiền mặt cho các hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán nợ dài hạn Nó cũng có thể được dùng để trả lợi tức cho cổ đông.
Ví dụ, giả sử công ty có 1 tỷ đồng tài sản ngắn hạn và 1,4 tỷ đồng nợ ngắn hạn Vốn lưu động của công ty bị thiết hụt 400 (hay - 400) triệu đồng Nói cách khác, công ty sẽ không thể đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn và phải bán lượng tài sản dài hạn tương đương 400 triệu đồng hoặc tìm những nguồn tài chính khác.
Thiếu hụt vốn lưu động là dấu hiệu cảnh báo công ty đang có nguy cơ vỡ nợ. Trong tình huống này, công ty có thể sẽ cần đến những nguồn tài chính dài hạn khác Đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp rắc rối và có lẽ, không là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư.
Một công ty có thể được ưu đãi với tài sản và lợi nhuận nhưng có khả năng thanh khoản thấp nếu tài sản của nó không thể dễ dàng được chuyển đổi thành tiền mặt Vốn lưu động lớn hơn 0 là cần thiết để đảm bảo rằng một công ty có thể tiếp tục các hoạt động của nó và nó có đủ các quỹ để đáp ứng cả nợ ngắn hạn trưởng thành cũng như các chi phí vận hành sắp tới.
2.1.2 Các cách phân loại vốn lưu động a Theo vai trò:
- Trong khâu dự trữ sản xuất: vốn lưu động loại này bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu (chính, phụ), động lực, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ và phụ tùng thay thế.
- Trong khâu sản xuất: vốn lưu động loại này bao gồm giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hay các khoản chi phí đang chờ kết quả chuyển.
- Trong khâu lưu thông: vốn lưu động loại này bao gồm vốn bằng tiền, giá trị thành phẩm, vốn đầu tư ngắn hạn, khoản thế chấp,… b Theo hình thái biểu hiện:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu này khảo sát 60 công ty niêm yết trên sàn HNX và HOSE của Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến 2017 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy các mô hình bằng Feasible General Least Square (FGLS) với dữ liệu bảng để tiến hành phân tích định lượng chính yếu Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn lưu động đã có những ảnh hưởng rõ ràng tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp như sau:
- Kỳ thu tiền bình quân (AR) tác động ngược chiều tới lợi nhuận của công ty Trong thời kỳ nền kinh tế còn khó khăn các công ty đã buộc phải nới lỏng chính sách thanh toán khiến cho lợi nhuận bị suy giảm.
- Khả năng thanh toán các khoản phải trả được thể hiện qua kỳ trả tiền bình quân (AP) của công ty Việc nghiên cứu chỉ số này cho thấy sự tác động ngược chiều của biến số AP tới ROA Lợi thế từ việc kéo dài thêm thời gian thanh toán đã không bù đắp được chi phí tăng thêm từ việc trả chậm dẫn tới lợi nhuận giảm sút.
- Kỳ luân chuyển tiền bình quân (CCC) tác động cùng chiều tới lợi nhuận Với kết quả này chứng tỏ rằng khi tài sản của các công ty hoạt động hiệu quả thì lợi nhuận gia tăng.
- Tỷ lệ nợ phải trả (CTO) tác động cùng chiều với lợi nhuận Kết quả nghiên cứu này cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng duy trì mức lợi nhuận tăng nhanh nên duy trì tỷ nợ phải trả ở mức cao.
- Tỷ lệ hàng tồn kho (ITO) tác động cùng chiều với lợi nhuận chứng tỏ đa phần các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có lượng khách hàng lớn nên có xu hương duy trì tỷ lệ hàng tồn kho cao để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
- Khả năng thanh toán hiện hành (CR): Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.
5.2 Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả tài chính dựa trên việc quản trị vốn lưu động
Với lượng mẫu 60 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX trong thời gian từ 2011 đến 2017 được phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu “Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả tài chính thông qua việc quản trị vốn lưu động”. Đối với các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn lưu động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết Doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được liên tục, bên cạnh đó tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, sử dụng lãng phí vốn và đồng thời hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Các nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận bằng cách rút ngắn thời gian thu tiền của khách hàng, thời gian luân chuyển hàng tồn kho, thời gian thanh toán cho nhà cung cấp và quan trọng là phải nắm giữ một lượng tiền mặt vừa đủ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hàng ngày Từ kết quả hồi quy mô hình tác giả đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao lợi nhuận của các công ty, cụ thể như sau:
5.2.1 Nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng thương mại của doanh nghiệp
Việc đề xuất này xuất phát từ mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa thời gian thu tiền bình quân và tỷ suất sinh lời Có nghĩa là thời gian thu tiền càng ngắn thì lãi từ hoạt động kinh doanh càng được cải thiện Mặc dù việc mở rộng tín dụng có thể làm tăng doanh thu, từ đó làm dòng tiền hoạt động và lợi nhuận tăng theo nhưng nó cũng tăng rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp Trong thời kỳ nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn việc nới lỏng các khoản phải thu từ khách hàng với các điều kiện tài chính không đổi và khi khách hàng trì hoãn thanh toán,công ty không áp dụng các điều khoản phạt chậm thanh toán do đó làm giảm lợi nhuận của công ty Để khắc phục điều này, doanh nghiệp cần quản trị hiệu quả hơn nữa công tác tín dụng thương mại của mình.
Thiết lập điều kiện khi bán hàng:
Trong hoạt động kinh doanh, mỗi một ngành nghề khác nhau đều có những điều khoản thanh toán khác nhau Khi bán sản phẩm cho khách hàng, đôi khi doanh nghiệp yêu cầu người mua phải thanh toán ngay, đặc biệt với những khách hàng mua lần đầu, hoặc không thường xuyên giao dịch Thậm chí, để đảm bảo doanh thu và sự an toàn trong quá trình giao hàng, doanh nghiệp có thể yêu cầu khách hàng ứng trước một phần tiền trước khi nhận hàng đầy đủ Tuy nhiên, về lâu về dài, tạo điều kiện thanh toán cho khách hàng, tạo mối quan hệ nhằm mục tiêu thu hút khách hàng, cạnh tranh với bạn hàng, và đẩy mạnh doanh thu mà doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định Các nhà quản trị có thể hoạch định, phân loại rõ từng nhóm khách hàng khác nhau để áp dụng mỗi nhóm khách hàng một chính sách hợp lý riêng Doanh nghiệp nên thiết lập những điều kiện khi bán hàng, ấn định giá cả cho người mua, thậm chí cả lãi suất đối với người mua chịu Đồng thời để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh mà vẫn trung thành với doanh nghiệp, doanh nghiệp nên có các khoản giảm giá, chiết khấu đối với khách hàng thanh toán ngay.
Thiết lập hạn mức tín dụng cho khách hàng Để nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết lập một hạn mức tín dụng phù hợp đối với từng nhóm khách hàng Doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng thông qua lịch sử tín dụng của khách hàng đó, tình hình hoạt động thể hiện qua các báo cáo tài chính, qua các đối tác ngân hàng thương mại Đảm bảo công tác đánh giá tín dụng đối với khách hàng chặt chẽ, cẩn thận, tỉ mỉ Doanh nghiệp nên áp dụng đánh giá theo 5 tiêu chí áp dụng đối với khách hàng của các ngân hàng thương mại như: năng lực, vốn,thế chấp hay bảo lãnh, điều kiện kinh tế tổng thể, và môi trường ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh và uy tín của khách hàng Từ đó, doanh nghiệp thiết lập từng hạn mức tín dụng riêng đối với từng nhóm khách hàng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải tối thiểu hóa nợ xấu.
Tăng cường công tác thu hồi nợ khách hàng
Việc thu hồi nợ hiệu quả, cần có những kỹ năng chuyên môn của bộ phận thu hồi nợ Bên cạnh đó, bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng và đôn đốc khách hàng thanh toán Khi đến hạn thu tiền của khách hàng, doanh nghiệp có thể gửi thư thông báo thời gian thu hồi nợ, hoặc gọi điện cho khách hàng, xác nhận lại thời gian trả nợ. Đối với doanh nghiệp có mạng lưới bán hàng rộng rãi, khoản phải thu rất lớn, công tác quản lý công nợ trở nên phức tạp và khó khăn hơn Vì vậy, các doanh nghiệp nên đầu tư phần mềm quản lý công nợ hay sử dụng dịch vụ nhờ thu nợ, điều đó giúp việc theo dõi các khoản nợ nhanh chóng và chính xác, giảm bớt được chi phí nhân sự trong công tác thu hồi nợ.
5.2.2 Thúc đẩy công tác hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ một cách hiệu quả Đề xuất này xuất phát từ 2 chỉ số: kỳ trả tiền bình quân và tỷ lệ nợ phải trả có sự tác động tới ROA Cụ thể, kỳ trả tiền bình quân có tác động ngược chiều với ROA Lợi thế từ việc kéo dài thêm thời gian thanh toán đã không bù đắp được chi phí tăng thêm từ việc trả chậm dẫn đến lợi nhuận suy giảm Việc chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp giảm áp lực đầu tư vào tài sản lưu động và chi phí đi vay Tuy nhiên, khi doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán quá lâu sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp với nhà cung cấp, từ đó làm giảm lợi nhuận Để tránh rơi vào tình trạng này doanh nghiệp cần:
Thanh toán sớm cho nhà cung cấp để được hưởng chiết khấu về thanh toán ngay.
Rút ngắn thời gian thanh toán hóa đơn tránh việc doanh nghiệp bị phạt trong việc chậm thanh toán Việc thanh toán chậm trễ không những làm uy tín của doanh nghiệp bị xấu đi, mà còn làm các dự án ngân sách, kiểm soát, quản lý tài chính bị xáo trộn gây mất hiệu quả. Đối với chỉ số tỷ lệ nợ phải trả có sự tác động cùng chiều với lợi nhuận, tức là doanh nghiệp càng đi vay nhiều hơn thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận nhanh Cụ thể thì, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là
DN đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên DN có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là DN càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ (và một số hệ số tài chính khác) để quyết định có cho DN vay hay không Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập DN Do đó, DN phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
5.2.3 Nâng cao công tác quản trị hàng tồn kho hiệu quả
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Để quản trị tốt hàng tồn kho doanh nghiệp cần: