Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ kể từ 11/1/2015 khiến thị trường bán lẻ trở nên sôi động hơn bao giờ hết Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, công nghệ, và phương pháp quản trị hiện đại tạo ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ cũng đang có xu hướng phát triển các kênh bán lẻ hiện đại, bán lẻ trực tuyến, bán lẻ đa kênh tích hợp, cửa hàng tiện ích tạo nên diện mạo mới của thị trường bán lẻ và gia tăng áp lực lên các kênh bán lẻ truyền thống Nhiều nhà bán lẻ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại, điển hình như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan) đã và đang mở rộng hoạt động trên thị trường Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập Nếu không có những sự thay đổi rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực, nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ sớm bị thất bại ngay trên chính thị trường nội địa. Để vượt qua những thách thức này doanh nghiệp bán lẻ cần tăng cường áp dụng những công cụ quản lý hiện đại giúp nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực. Trong đó, quản trị nguồn lực doanh nghiệp - ERP là giải pháp công nghệ thông tin và quản trị cho các doanh nghiệp trong tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp Trên thế giới, ERP đã được các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh triển khai từ những năm 1990 nhằm quản trị thông tin tổng thể trong doanh nghiệp bao gồm hệ thống kế toán, hàng tồn kho, nhân lực… Mặc dù hệ thống ERP được ra đời nhằm tối ưu hóa hoạt động quản lý các nguồn lực tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, tuy nhiên, ngành bán lẻ hiện nay lại được coi là ngành có tốc độ tăng trưởng ứng dụng ERP lớn nhất Tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ đã trở nên phổ biến Các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ như Walmart, Amazon đều đã triển khai ERP và coi đây là hệ thống thông tin đóng vai trò quyết định đến thành công của việc vận hành và quản lý hoạt động bán lẻ.
Tại Việt Nam, quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đã được nhắc đến từ những năm 2000, tuy nhiên, việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ còn rất hạn chế Cụ thể, có khoảng 11% doanh
14 nghiệp bán lẻ Việt Nam đã ứng dụng ERP Chỉ có những doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn lớn, số lượng hàng bán nhiều thì mới triển khai áp dụng hệ thống ERP như SaigonCoop, Nguyễn Kim, Trần Anh, Thế giới di động Những doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế triển khai ứng dụng ERP từ hỗ trợ của công ty mẹ ở nước ngoài, điều này cũng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bán lẻ nội địa, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần có những bước chuyển mình nhanh chóng để tồn tại trên chính thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng Để có thể trụ vững và phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam một mặt cần phải nghiên cứu xu hướng tiêu dùng trong nước nhằm định hướng phát triển cho ngành bán lẻ, mặt khác cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử, áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại để có thể tối ưu hóa các nguồn lực doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên chính thị trường nội địa Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các chủ trương và chính sách để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế mà Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: “Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước”, đồng thời “Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam.” Để làm được điều đó, các doanh nghiệp bán lẻ cần có công cụ mạnh để xây dựng kế hoạch kinh doanh nhanh chóng và tức thời dựa trên các báo cáo theo thời gian thực, kiểm soát khối lượng hàng hóa lớn tại các cửa hàng và kho hàng có vị trí phân tán, quản lý và chăm sóc khách hàng trên nhiều kênh bán lẻ tích hợp.
Việc ứng dụng ERP một mặt đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong việc chủ động kiểm soát và phối kết hợp các nguồn lực, cắt giảm chi phí, cải tiến quy trình kinh doanh Mặt khác, trên thực tế cho thấy đây là quá trình không dễ dàng với đa số các doanh nghiệp, chỉ một số doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công, nhiều doanh nghiệp thất bại hoặc gặp rất nhiều khó khăn và phải kéo dài thời gian triển khai ERP Hơn nữa, ứng dụng ERP đòi hỏi đầu tư lớn và nhiều yếu tố quan trọng khác như sự quyết tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp, sự sẵn sàng tham gia và chấp nhận của con người sử dụng hệ thống, yêu cầu cải tiến quy trình doanh, và sự chấp nhận của đối tác Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các nhà bán lẻ trên thế giới từ đó rút ra bài học và đề xuất các giải pháp phù hợp cho các nhà bán lẻ Việt Nam là cần thiết và có giá trị thực tiễn Do đó, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “ Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng ” làm đề tài tiến sỹ của mình.
Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), tổng quan nghiên cứu về ERP, quy trình triển khai dự án ERP trong doanh nghiệp, vai trò và tác động của ERP đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố đảm bảo thành công (critical success factors - CSFs) của dự án ERP, những xu hướng phát triển ERP Tiêu biểu trong đó có:
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng ERP: Esteves và Pastor (2001), Al-
Mashari (2002), Moon (2007), Schlichter (2010) là các nghiên cứu điển hình đưa ra những báo cáo thống kê về các nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về ERP Các nghiên cứu này đã tổng hợp và thống kê các chủ đề chính được các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới thảo luận và phân tích về ERP như hoạt động triển khai hệ thống ERP, vận hành hệ thống ERP, vai trò và lợi ích của hệ thống ERP tác động lên hoạt động kinh doanh, các yếu tố đảm bảo thành công (CSFs) của ERP, vai trò của ERP trong chuỗi cung ứng (SCM), phần mềm ERP, các tình huống ứng dụng thành công hoặc thất bại ERP Những nghiên cứu mang tính chất tổng hợp này là tài liệu có nhiều giá trị tham khảo đối với Nghiên cứu sinh trong việc khái quát hóa tổng quan nghiên cứu, chỉ ra các vấn đề đã được thừa nhận, những xu hướng trong nghiên cứu về ERP qua các giai đoạn (1970 - 1999, 2000 - 2005, 2005
- 2010, 2010 - 2018), và chỉ ra các điểm trống nghiên cứu về ERP.
Các nghiên cứu về tác động của việc triển khai ERP tới hoạt động kinh doanh, tới phản ứng của thị trường đối với doanh nghiệp: Nghiên cứu của Hayes và cộng sự (2001) về phản ứng của thị trường khi các công ty công bố triển khai ERP. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phản hồi tích cực lại đến hầu hết các công ty nhỏ và hoạt động tốt hơn là các công ty lớn Còn thị trường thì lại phản hồi tích cực với các nhà cung cấp ERP lớn, như PeopleSoft và SAP, các công ty này có các phản hồi tích cực hơn hẳn các nhà cung cấp ERP nhỏ khác Kế thừa nghiên cứu này của Hayes và cộng sự, nghiên cứu của Hunton và cộng sự (2003) phân tích tác động của hệ thống ERP tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và so sánh giữa các công ty có triển khai và không triển khai ERP dựa trên các chỉ số tài chính ROA, ROS, ROI. Kết quả nghiên cứu của Hunton và cộng sự (2003) cũng chỉ ra các tác động tích cực của việc áp dụng ERP tới kết quả hoạt động kinh doanh, và có kết quả nhất quán với công bố trước đó của Hayes và cộng sự (2001) Các nghiên cứu sau này về tác động của ERP tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như Nicolaou và cộng sự
(2006), Wieder và cộng sự (2006), cũng chỉ ra các kết quả tương tự trong các bối cảnh tại các thị trường khác nhau như tại Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc Đặc biệt, nghiên cứu của Wieder và cộng sự (2006) có chỉ ra chỉ có các doanh nghiệp ứng dụng cả 2 hệ thống ERP và SCM (quản trị chuỗi cung ứng) thì có kết quả hoạt động cao hơn đáng kể ở cấp độ quy trình kinh doanh (business process level) Một cách tiếp cận khác để đánh giá tác động của việc ứng dụng ERP tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phân tích trong nghiên cứu của Murphy và cộng sự (2002) Nghiên cứu này đánh giá tầm quan trọng của các lợi ích vô hình quan trọng của dự án ERP và giải thích mô hình để có thể đưa các yếu tố này bổ sung vào các kỹ thuật đánh giá truyền thống (sử dụng các công cụ tài chính như ROA, ROI mà Hayes, Hunton và các cộng sự đã làm) Các lợi ích vô hình (không đo lường được bằng các chỉ tiêu tài chính) được đề cập đến bao gồm: gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tăng cường hợp tác giữa các đơn vị trong tổ chức, xây dựng mối liên kết chiến lược, xây dựng sự linh hoạt cho những thay đổi của hệ thống trong hiện tại và tương lai, hỗ trợ thay đổi trong tổ chức, tạo môi trường học tập, trao quyền cho nhân viên, và xây dựng tầm nhìn chung cho doanh nghiệp Tóm lại, các lợi ích vô hình được tạo nên trên nền tảng hiệu quả ra quyết định, tri thức, và hợp tác Nghiên cứu của Murphy và cộng sự (2002) có giá trị to lớn để giúp các nghiên cứu mở rộng nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng ERP trong doanh nghiệp mà không dựa trên các chỉ số tài chính Ngoài ra, các nghiên cứu đánh giá về tác động tích cực của ERP tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đánh giá phi tài chính có thể kể đến là nghiên cứu của Kang (2008), Zhu và cộng sự (2010), Ruivo và cộng sự (2014), Beheshti (2010) Trái lại, nghiên cứu của Hawking và cộng sự (2004), chỉ ra tác động tiêu cực của việc triển khai SAP ERP tới 12 chỉ số đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu được luận giải do bản thân các doanh nghiệp tại Australia được lựa chọn trong nghiên cứu tại thời điểm đó.
Các nghiên cứu về triển khai ERP (ERP implementation) và quy trình triển khai dự án ERP: nghiên cứu của Marnewick và cộng sự (2005) đã đưa ra một mô hình giải thích sự phức tạp của hệ thống ERP cho các nhà quản lý một cách phi kỹ thuật và dễ hiểu Nghiên cứu của này chỉ ra hệ thống ERP không chỉ là phần mềm mà còn bao gồm cả quy trình kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp Để triển khai thành công ERP cần có sự hiểu biết rõ ràng về các thành phần khác nhau của hệ thống và sự tích hợp trong doanh nghiệp Các tác giả nhấn mạnh mô hình này có thể áp dụng cho bất kỳ hệ thống ERP nào và không phụ thuộc vào nhà cung cấp và giúp xác định phạm vi của dự án ERP Bên cạnh đó, các cuốn sách của Wallace và Kremzar (2001), Chorafas (2001), Monk và Wagner (2013), là những cuốn sách tiêu biểu đề cập đến việc ứng dụng ERP trong doanh nghiệp trên các khía cạnh công nghệ và quản lý.
Các nghiên cứu về các yếu tố quyết định thành công (CSFs) của dự án ERP: có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố tới thành công của dự án ERP, điển hình phải kể đến nghiên cứu của Rockart (1979) đã đưa ra phương pháp mới để đánh giá yếu tố quyết định công (CSFs) vào năm 1979,sau đó phương pháp đánh giá CSFs được sử dụng rộng rãi để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại của việc triển khai ERP Một nghiên cứu nền tảng cho việc đánh giá thành công của dự án ERP đó là mô hình TOE(Technology - Organization - Environment: Công nghệ - Tổ chức - Môi trường) được phát triển bởi DePietro và cộng sự (1990) Mô hình TOE là mô hình đánh giá việc áp dụng công nghệ vào bối cảnh của tổ chức, bao gồm cả công nghệ và quy trình, quy mô, đặc điểm và nguồn lực của công ty, bao gồm cả cấu trúc ngành và bối cảnh kinh tế Các nghiên cứu sau này của các tác giả như Zouaghi và cộng sự
(2012), Ram và cộng sự (2013), Ağaoğlu và cộng sự (2015), Nah và cộng sự (2015) đã đưa ra các phân tích đánh giá CSFs của dự án ERP trên nhiều góc độ khác nhau từ phía nhà quản lý đến người dùng, trước và sau khi triển khai dự án ERP Các nghiên cứu của Esteves và Pastor (2001) và Villari và cộng sự (2014) đi sâu phân tích vai trò của người dùng tới sự thành công của dự án ERP Các nghiên cứu này là những tài liệu tham khảo hữu ích cho việc đánh giá thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ được trình bày trong luận án.
Các nghiên cứu về tình huống ứng dụng ERP trong doanh nghiệp: nghiên cứu của Gartiker (2002) phân tích tình huống ứng dụng và tác động của hệ thống ERP trong một doanh nghiệp sản xuất dựa trên nghiên cứu định tính đánh giá các yếu tố liên quan tới triển khai và dự án ERP tác động lên hoạt động của tổ chức Kết quả nghiên cứu của Gartiker (2002) cũng chỉ ra 3 bài học kinh nghiệm từ tình huống: (1) ERP mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp khi tích hợp ứng dụng CNTT, (2) sự tham gia của người dùng là yếu tố quan trọng cho thành công của dự án ERP, (3) cần đánh giá tác động của ERP lên từng đơn vị kinh doanh/nhà xưởng song song với việc đánh giá tác động của ERP tới toàn bộ doanh nghiệp Nghiên cứu của Gartiker (2002) có giá trị tham khảo lớn đối với luận án bởi phương thức tiếp cận vấn đề và giải quyết tình huống bằng phân tích định tính với mô hình phân tích phù hợp.
Các nghiên cứu về ứng dụng ERP và hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp bán lẻ: Nghiên cứu của Zhu và cộng sự (2010) - “What leads to post - implementation success of ERP? An empirical study of the Chinese retail industry”
(Các yếu tố thành công của ERP - nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường bán lẻ của Trung Quốc), là nghiên cứu liên quan trực tiếp tới đề tài luận án và có giá trị tham khảo đối với luận án Nghiên cứu này Zhu và cộng sự đã phát triển một mô hình tích hợp để giải thích sự thành công sau khi triển khai ERP, dựa trên lý thuyết Công nghệ-Tổ chức-Môi trường (TOE) Nghiên cứu chỉ ra chất lượng thực hiện dự án ERP (khía cạnh công nghệ) bao gồm quản lý dự án và cấu hình hệ thống, sẵn sàng tổ chức (khía cạnh tổ chức) bao gồm sự tham gia lãnh đạo và phù hợp với tổ chức và hỗ trợ bên ngoài (khía cạnh môi trường) sẽ ảnh hưởng tích cực đến thành công sau khi triển khai của ERP Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường bán lẻ Trung Quốc đã chỉ ra cả chất lượng thực thi ERP và sự sẵn sàng của tổ chức tác động đáng kể đến thành công sau khi triển khai, trong khi hỗ trợ bên ngoài (khía cạnh môi trường) thì không có tác động Nghiên cứu này khẳng định ERP đã được triển khai nhanh chóng trong ngành bán lẻ, khi áp lực về quy mô tăng lên khiến hệ thống dựa trên các phần mềm đơn lẻ không thể đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp, đòi hỏi nhiều nhà bán lẻ phải chuyển sang sử dụng hệ thống ERP (Zhu và cộng sự, 2010).
Trên đây là một số nghiên cứu điển hình có giá trị tham khảo trực tiếp tới luận án, ngoài ra, luận án còn sử dụng các báo cáo của các tổ chức lớn nghiên cứu về ERP, thị trường bán lẻ, và các doanh nghiệp bán lẻ như Panorama Consulting,Deloitte, KPMG để tham khảo số liệu và những nhận định về xu hướng và thị trường.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hệ thống ERP đã được một số tác giả đề cập đến trong những năm gần đây, điển hình như sau:
Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng ERP: các cuốn sách về hệ thống thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), điển hình như Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý (Trần Thị Song Minh, 2012), Giáo trình Thương mại điện tử (Trần Văn Hòe, 2010) đã đưa ra các khái niệm về ERP, đặc điểm, vai trò, lợi ích và hạn chế của ERP trong doanh nghiệp nói chung Giáo trình Thương mại điện tử (Nguyễn Văn Hồng và cộng sự, 2013) trình bày chi tiết quy trình triển khai và quản lý dự án ERP, đây là tài liệu có giá trị tham khảo rất hữu ích cho luận án.
Nghiên cứu về các doanh nghiệp có ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp: Nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012) đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam Đây là một nghiên cứu sâu về các doanh nghiệp có ứng dụng ERP, đã hệ thống được những lý luận về hệ thống ERP, phân tích được đặc điểm ứng dụng ERP tại Việt Nam trên các khía cạnh phần mềm, nhà tư vấn,triển khai, quy mô của các doanh nghiệp ứng dụng ERP Tuy nhiên, nội dung chính của nghiên cứu đi sâu vào các nhân tố tác động tới chất lượng thông tin kế toán của doanh nghiệp chứ không tập trung vào phân tích ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nghiên cứu không phân tích vào một ngành cụ thể nào.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp: Nghiên cứu của Nguyễn Việt và Vũ Quốc Thông (2016),
Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2017), Dương Thị Hải Phương (2017a, b) là các nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng phương pháp phân tích định lượng với các kỹ thuật EFA, PLS-SEM để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hữu hiệu của doanh nghiệp trong môi trường ứng dụng ERP, nhân tố ảnh hưởng tới việc triển khai ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam Đây là những nghiên cứu nổi bật về ERP trong những năm gần đây tại Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của các nhà khoa học đối với việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Các mô hình được tham khảo trong các nghiên cứu này là mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), thuyết thẻ điểm cân bằng Tuy nhiên, những nghiên cứu này được triển khai trong các doanh nghiệp nói chung mà chưa đi sâu phân tích vào 1 ngành cụ thể, đặc biệt là ngành bán lẻ.
Nghiên cứu của Mai Hải An và Lê Việt Hà (2018) với tiêu đề “Giải pháp triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam”, đã đề xuất giải pháp triển khai ERP nhằm nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với số liệu thứ cấp của VCCI, tập trung vào các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Kết quả của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các con số thống kê về việc tin học hóa doanh nghiệp, xu hướng và nhu cầu triển khai hệ thống ERP chứ chưa đưa ra được mô hình đánh giá việc ứng dụng ERP.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thoan và cộng sự (2013) với nội dung “Ứng dụng hệ thống phần mềm Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại một số doanh nghiệp Việt Nam và bài học kinh nghiệm” đã phân tích một số tình huống ứng dụng
ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm khi ứng dụngERP Đây là nghiên cứu khởi đầu của Nghiên cứu sinh được tham gia, là tiền đề của hướng nghiên cứu về ERP sau này.
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, còn có các sách giáo trình thương mại điện tử, các Báo cáo thương mại điện tử và Báo cáo chỉ số thương mại điện tử tại Việt Nam (EBI) trong các năm từ 2010 đến 2018 là các tài liệu tham khảo hữu ích được sử dụng và trích dẫn trong luận án.
Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy phần lớn các nghiên cứu về ứng dụng ERP trong doanh nghiệp đến từ các nhà khoa học nước ngoài và về những vấn đề thực tiễn tại các quốc gia như Hoa Kỳ và Trung Quốc Các nghiên cứu này chủ yếu phân tích các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có rất ít nghiên cứu về doanh nghiệp bán lẻ Về ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu được triển khai, và chưa có nghiên cứu nào phân tích cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy khoảng trống cho nghiên cứu ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ là rất lớn, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ Do đó, nghiên cứu sinh mong muốn đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về kinh nghiệm ứng dụngERP của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, nghiên cứu thực tiễn ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới để từ đó rút ra bài học và đề xuất được những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ và sự cần thiết phải ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, với điển hình thành công và thất bại tại một số doanh nghiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, và Canada.
- Đánh giá thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp bán lẻ và kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước để tăng cường ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, Nghiên cứu sinh trả lời những câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Hệ thống ERP đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp bán lẻ?
- Các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới triển khai ERP như thế nào?
- Có những bài học kinh nghiệm nào mà doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể học tập?
- Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã ứng dụng ERP như thế nào?
- Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải làm gì để tăng cường ứng dụng ERP?
- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những biện pháp nào để thúc đẩy việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ?
Từ những câu hỏi nghiên cứu, sau khi tiến hành nghiên cứu tổng quan,Nghiên cứu sinh đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu, nội dung cụ thể được trình bày trong chương 3 trong luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu phổ biến đó là định tính và định lượng (Berg, 2001; Salkind, 2009) Cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính là cách tiếp cận thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm nhằm trả lời hỗ trợ cho các phân tích, lập luận (Berg, 2001) Luận án sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu định tính bao gồm: quan sát, phân tích nội dung dựa trên dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu (Berg, 2001; Salkind, 2009).
Phương pháp nghiên cứu định lượng là cách thức đo lường trên các đối tượng nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu (Berg, 2001) Luận án sử dụng phương pháp điều tra doanh nghiệp nhằm kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam Phương pháp được Nghiên cứu sinh sử dụng trong nghiên cứu định lượng là kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA và phân tích tương quan hồi quy nhằm xác định xây dựng mô hình và kiểm định mô hình ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được sử dụng trong luận án bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả phỏng vấn chuyên gia và điều tra doanh nghiệp Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn bài báo được công bố trên các tạp chí chuyên ngành về thương mại điện tử, công nghệ, kinh doanh, quản lý; các sách giáo trình, sách chuyên khảo về thương mại điện tử, ERP, và cách mạng công nghiệp 4.0 của các tác giả trong và ngoài nước như Laudon & Traver (2017), Laudon &Laudon (2018), Turban và cộng sự (2017), Nguyễn Văn Hồng (2013)…; các báo cáo của tổ chức nghiên cứu thị trường về lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ERP như Gartner, Panorama; các báo cáo của các doanh nghiệp bán lẻ(Walmart, Amazon, Wumart…), các báo cáo và tin tức đăng trên website và in trong tờ giới thiệu của các nhà cung cấp giải pháp ERP (SAP, Oracle, Microsoft…),nhà tư vấn và triển khai giải pháp ERP như ITG, FIS, Bravo công bố công khai trên các website doanh nghiệp; các tạp chí điện tử trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, thương mại điện tử và ERP; và các tài liệu có liên quan.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu trong luận án được sử dụng bao gồm phương pháp phân tích nội dung trong nghiên cứu định tính (Krippendorf, 1980), và phương pháp phân tích khám phá nhân tố EFA và phân tích hồi quy đa biến trên phần mềm SPSS 20.
5.2.1 Phương pháp phân tích nội dung
Phương pháp nghiên cứu nội dung (content analysis): kỹ thuật nhằm “xác định theo định hướng, khám phá, và dự đoán theo ý định của nghiên cứu” (Krippendorf, 1980) Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp khảo sát, dự đoán và suy diễn có chủ ý, đặt nội dung của dữ liệu phân tích trong bối cảnh và phân tích có mục đích, cụ thể Nghiên cứu sinh sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung để phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ điển hình trên thế giới và thực tiễn ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam dựa trên các báo cáo của các doanh nghiệp bán lẻ, nhà cung cấp ERP, đơn vị tư vấn ERP tại các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam.
Hình 1: Phương pháp phân tích nội dung
Nguồn: Luận án tổng hợp từ nghiên cứu của Krippendorf (1980)
Phương pháp phân tích nội dung khác với kỹ thuật suy luận và tổng hợp thông thường đó là người phân tích tự khởi tạo dữ liệu dựa trên những văn bản rời rạc được đặt vào một bối cảnh cụ thể để suy diễn theo cấu trúc định trước(Krippendorf, 1980) Phương pháp này phù hợp với phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) trong chương 2 và chương 3 của luận án Dựa vào các thông tin thu thập được từ các sách, báo, tạp chí, và website thương mại điện tử, luận án xây dựng và phân tích tình hình ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới và tại Việt Nam theo khung mô hình nghiên cứu đề xuất (trình bày tại Hình 1.7. trang 58) Kết quả phân tích nội dung giúp cho Nghiên cứu sinh rút ra được kinh nghiệm ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới và tại Việt Nam.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh: là phương pháp kết hợp với phương pháp phân tích nội dung để kết hợp cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu, và các kết quả thực nghiệm (Krippendorf, 1980) Dữ liệu được sử dụng bao gồm cả dữ liệu sơ cấp (thông qua điều tra, phỏng vấn) và dữ liệu thứ cấp (báo cáo Thương mại điện tử, báo cáo CNTT, báo cáo của doanh nghiệp).
5.2.2 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến
Nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS 20 trong phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng các phương pháp kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
5.2.2.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha (hay “loại biến rác”) để loại các biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu định lượng vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA (Salkind, 2009) Ý nghĩa của hệ số Cronback’s Alpha đó là phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, hệ số này có giá trị biến thiên trong đoạn [0;1] Ngoài hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng cũng được sử dụng để xem xét giá trị đóng góp nhiều hay ít của biến quan sát khi đo lường cho một nhân tố cụ thể Điều kiện của 1 biến đo lường được đưa vào phân tích trong các bước tiếp theo đó là hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3 (Salkind, 2009) Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha quá cao (>0,95) thì có khả năng trùng lặp trong đo lường.
5.2.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Salkind, 2009) Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp EFA để rút gọn tập biến quan sát thành các nhân tố có ý nghĩa,
Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). Để phân tích khám phá nhân tố có ý nghĩa cần lựa chọn hệ số tải >0,5 (Hair và cộng sự, 1998) Các tham số được đưa vào đánh giá trong kỹ thuật EFA bao gồm:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp, giá trị phù hợp của hệ số KMO là 0,5 ≤ KMO ≤ 1 (Salkind, 2009)
Kiểm định Bartlett (Sig < 0,05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể (Salkind, 2009) Kết quả phân tích phân tích Cronbach’s Alpha, EFA giúp Nghiên cứu sinh chọn được những biến độc lập thỏa mãn điều kiện cho yêu cầu hồi quy ở bước tiếp theo.
5.2.2.3 Phân tích hồi quy đa biến
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến trong SPSS để kiểm định mô hình nghiên cứu, nhằm xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố độc lập tác động đến nhân tố phụ thuộc từ đó đưa ra được phương trình hồi quy (Nguyễn, 2015) Phương pháp này cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc Yêu cầu của hồi quy bao gồm:
- Điều kiện để các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu: giá trị Sig < 0.05
- Không vi phạm đa cộng tuyến: VIF 50%, cho biết được số % biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.
Dựa vào kết quả hồi quy đa biến Nghiên cứu sinh xác định được mức độ ảnh hưởng giữa các biến độc lập thông qua hệ số tác động đã chuẩn hóa (StandardizedCoefficients), và xây dựng mô hình hồi quy dựa trên hệ số chưa chuẩn hóa(Unstandardized Coefficients) (Nguyễn, 2015).
Quy trình nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện thông qua quy trình nghiên cứu sau đây:
Hình 2: Quy trình nghiên cứu của luận án
5.3.1 Bước 1: Nghiên cứu tổng quan lý thuyết
Trong chương 1, luận án đánh giả tiến hành phân tích và đánh giá tổng quan lý thuyết về quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP trên các góc độ quản lý và kỹ thuật Đồng thời luận án cũng trình bày tổng quan về các doanh nghiệp bán lẻ, đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh mới của Internet và thương mại điện tử Luận án cũng tập trung phân tích các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về hoạt động ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng.
Các mô hình và khung lý thuyết được luận án phân tích bao gồm: mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989), mô hình hệ thống thông tin thành công(DeLone và McLean’s, 1992), mô hình ứng dụng công nghệ TOE (Tornatzky vàFleischer, 1990) và mô hình yếu tố thành công chủ chốt CSFs (Rockhart, 1979), lý thuyết giá trị kinh doanh – business value Trên cơ sở phân tích các mô hình nghiên cứu và khung lý thuyết để phân tích và đánh giá hệ thống thông tin trong doanh nghiệp nói chung và hệ thống ERP nói riêng luận án so sánh và rút ra các đặc điểm và phạm vi áp dụng của mỗi mô hình và khung lý thuyết và đưa ra lý do lựa chọn mô hợp hình phù hợp cho luận án đó là sự kết hợp của mô hình ứng dụng công nghệ TOE (Tornatzky và Fleischer, 1990) và mô hình yếu tố thành công chủ chốt CSFs (Rockhart, 1979) nhằm xác định 3 nhóm yếu tố quyết định việc ứng dụng ERP trong doa nh nghiệp bán lẻ đó là Công nghệ (năng lực tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp bán lẻ), Tổ chức (sự sẵn sàng về mặt tổ chức của doanh nghiệp bán lẻ), Môi trường (sự tác động của môi trường kinh doanh tới doanh nghiệp bán lẻ) Các yếu tố thành phần và và các thang đo cụ thể sẽ được tiếp tục hoàn thiện trong chương 2 và chương 3 của luận án Đồng thời luận án sử dụng lý thuyết giá trị kinh doanh để xác định các thang đo cho hệ thống ERP thành công.
Luận án phân tích các phương pháp đánh giá thành công của việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ mà các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra bao lợi ích hữu hình/lợi ích vô hình, lợi ích tài chính/lợi ích phi tài chính Luận án cũng lý giải việc sử dụng thang đo là các giá trị kinh doanh mà hệ thống ERP đem lại thay vì sử dụng các chỉ số tài chính (ROE, ROI, ROA…) dựa trên nhận định kết quả và lợi ích của hệ thống ERP có tác động lâu dài chứ không phải nhất thời lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, để hoàn thiện các thang đo về hệ thống ERP thành công trong doanh nghiệp bán lẻ, Nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu thực tiễn ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới (chương 2) và tại Việt Nam (chương 3) để hoàn thiện mô hình nghiên cứu trước khi kiểm định bằng nghiên cứu định lượng.
Tóm lại, trong mô hình nghiên cứu đề xuất, nhóm 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ có thể được chia nhỏ thành 9 nhóm nhân tố (1) Đầu tư cho công nghệ, (2) Chất lượng hệ thống ERP), (3) Khả năng sử dụng công nghệ, (4) Quy mô doanh nghiệp, (5) Quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, (6) Hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao, (7) Đội quản lý dự án, (8) Các quy định của pháp luật và sự hỗ trợ của Nhà nước, (9) áp lực cạnh tranh Để đo lường thành công của việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ luận án sử dụng các giá trị kinh doanh mà hệ thống ERP đem lại.
5.3.2 Bước 2: Nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và rút ra bài học
Trong chương 2 của luận án, luận án tiến hành phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới thông qua phương pháp phân tích nội dung các tình huống tại các doanh nghiệp cụ thể, đồng thời gắn liền với bối cảnh của từng thị trường và giai đoạn triển khai của doanh nghiệp Nghiên cứu sinh tiến hành thu thập và xử lý thông tin dựa trên quy trình phân tích nội dung (hình 1) từ các nguồn thông tin thứ cấp là website thương mại điện tử của các nhà cung cấp giải pháp ERP hàng đầu thế giới (SAP, Oracle, Microsoft), website của các nhà bán lẻ, và các website phân tích chuyên sâu về thương mai điện tử và bán lẻ của Panorama Consulting, Deloitte, KPMG Nghiên cứu sinh lựa chọn phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ bao gồm:
- Thứ nhất, Nghiên cứu sinh lựa chọn các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới tại thị trường phát triển nhất thế giới đó là Hoa Kỳ Cụ thể, Nghiên cứu sinh phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP tại Walmart là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, Amazon.com là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, Nordstrom là một trong những chuỗi trung tâm thương mại lớn nhất hàng đầu nước Mỹ (Deloitte, 2018) Lý do lựa chọn 3 doanh nghiệp bán lẻ này đó là Nghiên cứu sinh muốn tìm hiểu bài học kinh nghiệm từ “những người khổng lồ” trong ngành bán lẻ và thương mại điện tử.
- Thứ hai, Nghiên cứu sinh lựa chọn phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp tại thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan, những thị trường có nét tương đồng về về văn hóa và thị hiếu tiêu dùng với Việt Nam Đặc biệt khi các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản và Thái Lan đang gia tăng “lấn át” doanh nghiệp Việt Nam trên chính thị trường nội địa, việc phân tích kinh nghiệm và rút ra bài học từ các doanh nghiệp bán lẻ tại các thị trường này sẽ có giá trị thực tiễn cao đối với các doanh nghiệp Để lựa chọn được các doanh nghiệp bán lẻ ERP tại 3 thị trường kể trên, Nghiên cứu sinh sử dụng dữ liệu thứ cấp từ nguồn: các báo cáo của các tổ chức, công nghệ thông tin như báo cáo về thị trường bán lẻ toàn cầu, báo cáo thương mại điện tử B2C toàn cầu, báo cáo tổng hợp và đánh giá các giải pháp ERP của hãng tư vấn, các công ty nghiên cứu thị trường, các nhà cung cấp giải pháp ERP có uy tín trên thế giới, các công bố của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới Các tình huống được lựa chọn phân tích tại các thị trường kể trên đó là Wumart (Trung Quốc), Akindo Sushiro (Nhật Bản), MC Group (Thai Lan) Điểm chung của các doanh nghiệp kể trên là đã thành công trong việc ứng dụng ERP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bán lẻ của doanh nghiệp.
- Thứ ba, ngoài những tình huống ứng dụng ERP thành công kể trên, Nghiên cứu sinh lựa chọn phân tích 1 tình huống thất bại trong ứng dụng ERP trong ngành bán lẻ để có những đánh giá khách quan, đa chiều, và rút ra bài học kinh nghiệm Điều này cũng phù hợp với thực tiễn triển khai ERP trên thế giới với tỷ lệ thành công không cao, doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong quá trình xây dựng, triển khai, và vận hành hệ thống (Panorama, 2017) Sau khi xem xét các tình huống nổi bật trong thất bại khi triển khai ERP trên thế giới được các nhà phân tích nhắc đến nhiều nhất đó là tình huống triển khai ERP tại FoxMeyer Drug (1993), Hershey’s (1999), Hewlett-Packard (2004), Nike (2000), ScanSource (2013), Target Canada
(2013), Woolworth’s Australia (2015) (Fruhlinger và Wailgum, 2017; King, 2017), Nghiên cứu sinh đã lựa chọn tình huống Target Canada để phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm.
5.3.3 Bước 3: Nghiên cứu thực trạng tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Để phân tích thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, Nghiên cứu sinh sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp Số liệu thứ cấp chủ yếu được sử dụng đó là Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử EBI và Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo ngành Bán lẻ Việt Nam của Hiệp hội Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, và các tổ chức, công ty phân tích thị trường và tư vấn.
Nghiên cứu sinh thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia và điều tra doanh nghiệp được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm
- Phỏng vấn chuyên gia: Đối tượng phỏng vấn bao gồm: các nhà lãnh đạo đến từ một số doanh nghiệp bán lẻ, nhà tư vấn và cung cấp giải pháp ERP, các cơ quan quản lý nhà nước như Hiệp hội Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ, các nhà cung cấp và tư vấn giải pháp ERP (SAP, Oracle, Infor, FIS,
ITG Việt Nam ), cùng các chuyên gia đến từ các trường đại học, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước Phương pháp phỏng vấn bao gồm gặp mặt trực tiếp, gọi điện thoại, và email Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia xoay quanh những nhận định về thị trường bán lẻ, tình hình ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, những xu hướng ứng dụng ERP trong thời gian tới Đồng thời, Nghiên cứu sinh cũng xin ý kiến chuyên gia đánh giá cho điểm về tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Kết quả phỏng vấn được tổng hợp và phân tích trong luận án; câu hỏi và câu trả lời của các chuyên gia, danh sách phỏng vấn được tổng hợp trong các phụ lục.
- Nghiên cứu tình huống doanh nghiệp tại Việt Nam: Nghiên cứu sinh sử dụng dữ liệu thứ cấp từ nguồn: các báo cáo của các tổ chức, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực thương mại điện tử và bán lẻ như báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, Chỉ số Thương mại điện tử EBI của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin Bộ Công thương; báo cáo tổng hợp và đánh giá các giải pháp ERP của hãng tư vấn, các công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, các công bố của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam để lựa chọn tình huống và phân tích theo phương pháp phân tích nội dung Dựa trên những thông tin thu thập được và những quan sát trên thực tế trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam, Nghiên cứu sinh lựa chọn phân tích 2 tình huống nổi bật trong ứng dụng ERP đó là Saigon Coop và Nguyễn Kim Nghiên cứu sinh cũng tiến hành phỏng vấn chuyên gia đến từ Nguyễn Kim để hoàn thiện tình huống nghiên cứu.
- Điều tra doanh nghiệp lần 1 (điều tra thử nghiệm): Đối tượng điều tra khảo sát là các nhà lãnh đạo, trưởng phòng phụ trách CNTT/dự án ERP, nhân viên bán hàng, thu ngân, kế toán của một số doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp đã ứng dụng và chưa ứng dụng ERP) Phương pháp điều tra được thực hiện thông qua bảng hỏi trên giấy và trực tuyến sử dụng công cụ Google Form Kết quả điều tra khảo sát được tổng hợp và phân tích bằng excel, trình bày dưới dạng bảng biểu trong Luận án Bộ câu hỏi điều tra được trình bày trong phần Phụ lục của Luận án.
Số lượng điều tra lần 1: 30 doanh nghiệp, thu về 22 phiếu hợp lệ (tỷ lệ 73%).Kết quả phản ánh:
Bảng 1: Thông tin điều tra doanh nghiệp lần 1 Điều tra doanh nghiệp lần 1 Số lượng Tỷ lệ
Số phiếu thu về hợp lệ 22 73%
Số doanh nghiệp đã ứng dụng ERP 3 13,6%
Số doanh nghiệp có kế hoạch ứng dụng ERP 6 27%
Số doanh nghiệp chưa có kế hoạch ứng dụng ERP 13 59%
Tuy nhiên, kết quả điều tra lần 1 cho thấy chỉ có 13,6% doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng ERP, 27% doanh nghiệp có kế hoạch triển khai ERP trong thời gian tới Các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà quản lý dự án ERP cũng đưa ra các nhận xét giúp Nghiên cứu sinh có điều chỉnh câu hỏi điều tra và thang đo để hoàn thiện mô hình nghiên cứu.
Đóng góp mới của luận án
-Về mặt lý luận: thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ, và sự cần thiết của việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng Thứ hai, luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ.
Về mặt thực tiễn: thứ nhất, Luận án đã khái quát được thực trạng ứng dụng
ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới Thứ hai, luận án đã tổng hợp và phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ điển hình trên thế giới Nghiên cứu sinh sử dụng khung mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để phân tích kinh nghiệm ứng dụngERP của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới và rút ra 05 bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đó là: (1) Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ là rất khó khăn và đắt đỏ nhưng có thể thực hiện được và là xu hướng tất yếu; (2) Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) một cách rõ ràng và cụ thể; (3) Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đòi hỏi quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp; (4) Doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư thích đáng cho ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP); (5) Doanh nghiệp cần đánh giá việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và liên tục nâng cấp theo xu hướng của công nghệ Thứ ba, luận án đã khái quát được thực tiễn triển khai ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018,trước và trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam.Thứ tư, luận án đã đánh giá được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng, đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định các giả thuyết Thứ năm, Nghiên cứu sinh đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ ViệtNam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng Các giải pháp bao gồm: (1) Xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và đầu tư thích đáng cho ứng dụng ERP; (2) Đào tạo nguồn nhân lực triển khai, vận hành và quản lý hệ thống ERP; (3) Thay đổi quy trình kinh doanh theo hướng hiện đại và đáp ứng chuẩn quốc tế; (4) Chuẩn hóa quy trình ứng dụng ERP; (5) Lựa chọn công nghệ phần mềm ERP phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và liên tục nâng cấp theo các xu hướng mới.
Kết cấu luận án
Ngoài danh mục bảng, hình, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương.
Chương 1: Quản trị nguồn lực doanh nghiệp và sự cần thiết của việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp của các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng
Chương 2: Kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới
Chương 3: Thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng
Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG BỐI CẢNH CẠNH
Tổng quan về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
1.1.1 Khái niệm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Quản trị nguồn lực doanh nghiệp hay còn được gọi là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (tiếng Anh là Enterprise resource planning, viết tắt là ERP) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi với hai cách tiếp cận: trên góc độ quản lý và trên góc độ kỹ thuật.
Trên góc độ quản lý, quản trị nguồn lực doanh nghiệp là mô hình quản trị doanh nghiệp bao gồm các quy trình nghiệp vụ được triển khai trên các ứng dụng tích hợp dữ liệu từ mọi đơn vị của doanh nghiệp để thu thập, lưu trữ, quản lý, biểu diễn thông tin của các nguồn lực doanh nghiệp theo thời gian thực, nhằm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt để hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp (Wallace và Kremzar, 2001).
Nguồn lực doanh nghiệp là các nguồn lực vật chất để phát triển như tài nguyên thiên nhiên, vốn,… hiểu rộng ra thì nguồn lực doanh nghiệp bao gồm tất cả những tiềm năng, lợi thế vật chất và cả phi vật chất để phục vụ một mục đích nào đó (Kotler, 2003) Nguồn lực doanh nghiệp là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các nguồn lực chính của doanh nghiệp đó là: nhân lực (con người), vật lực (thiết bị máy móc), tài lực (tài chính), công nghệ, khách hàng, và quy trình kinh doanh (Wallace và Kremzar, 2001) Trên góc độ quản lý, nghiên cứu của Wallace và Kremzar (2001) cho rằng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) không phải là một phần mềm, thay vào đó, phần mềm quản trị thông tin trong doanh nghiệp được mô tả bằng thuật ngữ hệ thống thông tin doanh nghiệp (Enterprise system - ES) Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là hệ thống các quy trình kinh doanh phức tạp và tích hợp để giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu về dài hạn (Boubekri, 2001)
Trên góc độ kỹ thuật, quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) được coi là một hệ thống thông tin doanh nghiệp sáng tạo nhất (Al-Mashari, 2002), quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) được định nghĩa là một sản phẩm phần mềm phát triển tích hợp tất cả các quy trình và dữ liệu trong một hệ thống (Klaus và cộng sự, 2000; Koch, 2003), hay quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một "yếu tố cơ sở hạ tầng" cung cấp các giải pháp kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả hơn (Klaus và cộng sự, 2000).
Khái niệm về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) phổ biến và được trích dẫn nhiều đó là: quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một gói phần mềm kinh doanh cho phép doanh nghiệp tự động hóa và tích hợp phần lớn các quy trình kinh doanh, chia sẻ dữ liệu chung và vận hành trong toàn tổ chức (Hoch và Dulebohn,
2012) Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) còn được gọi là hệ thống quản trị tích hợp và được định nghĩa là bộ các mô đun phần mềm tích hợp và một cơ sở dữ liệu tập trung cho phép chia sẻ dữ liệu cho nhiều tiến trình kinh doanh khác nhau trong tổ chức nghiệp (Trần Thị Song Minh, 2012).
Trong luận án này, Nghiên cứu sinh tiếp cận quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trên góc độ quản lý hệ thống phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP Ứng dụng quản trị ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp là những hoạt động bao gồm lập kế hoạch, triển khai vận hành, quản lý và phát triển hệ thống phần mềm ERP Như vậy, ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) không đơn thuần là mua phần mềm, cài đặt và vận hành trên mạng máy tính, mà còn bao gồm hoạt động chuẩn hóa quy trình kinh doanh, thống nhất và tích hợp dữ liệu, và tăng cường hợp tác giữa con người và máy móc.
1.1.2 Các mô hình quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Dựa vào công cụ sử dụng trong quản trị nguồn lực doanh nghiệp, Nghiên cứu sinh phân chia các mô hình quản trị nguồn lực doanh nghiệp thành 3 mức độ như sau:
- Quản trị nguồn lực doanh nghiệp trên giấy tờ (paper-based management): doanh nghiệp sử dụng giấy tờ, hóa đơn, sổ sách để quản trị các nguồn lực Các dữ liệu của doanh nghiệp được ghi chép thủ công, rời rạc, không có hệ thống, khó kiểm soát,khó truy cập, dễ bị sai sót trong quá trình lưu trữ, thời gian làm báo cáo rất lâu Nhà quản trị mất nhiều thời gian để truy xuất thông tin và ra quyết định quản trị Mô hình này được áp dụng trong các doanh nghiệp quản lý theo phương thức truyền thống, chưa ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử Quy mô doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, chưa có nhiều giao dịch phát sinh Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhiều giao dịch, quy mô doanh nghiệp lớn hơn, đòi hỏi thông tin về các nguồn lực cần được cập nhật đầy đủ, nhanh chóng thì mô hình quản trị này không đáp ứng được.
- Quản trị nguồn lực doanh nghiệp trên máy tính (computer-based management): doanh nghiệp sử dụng phần mềm excel hoặc các phần mềm đơn lẻ để quản trị các nguồn lực Các dữ liệu của doanh nghiệp được nhập vào máy tính, tuy nhiên quá trình nhập liệu có thể diễn ra nhiều lần ở các bộ phận riêng lẻ, không có sự chia sẻ, kết nối dữ liệu, khiến cho sai sót vẫn có thể xảy ra Nhà quản trị gặp khó khăn trong việc tổng hợp thông tin, lập báo cáo, lập kế hoạch và ra quyết định Mô hình này tồn tại trong các doanh nghiệp mới ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 - thương mại điện tử thông tin và thương mại điện tử giao dịch (Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan, 2013) Các phần mềm được ứng dụng vào doanh nghiệp mang tính chất đơn lẻ, phục vụ cho 1 hoạt động quản lý của doanh nghiệp như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho hàng, phần mềm quản lý bán hàng.
- Quản trị nguồn lực doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP: đây là mô hình quản lý dựa trên phân tích hệ thống tổng thể, cho phép người điều hành quản lý và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, giúp nhà quản lý có thể dự đoán và cân bằng cung cầu (Wallace và Kremzar, 2013) Mô hình này được áp dụng tại các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở giai đoạn 3 - thương mại điện tử cộng tác (Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan,
2013) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp cao, trên toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tích hợp những chức năng chung của một doanh nghiệp vào trong một hệ thống chung Có nghĩa là thay vì sử dụng các phần mềm riêng lẻ như: phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự - tiền lương, quản trị sản xuất,quản trị bán hàng, quản trị kho hàng riêng lẻ, độc lập thì hệ thống phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP gộp tất cả vào chung 1 gói phần mềm duy nhất mà các phân hệ đó liên kết chặt chẽ với nhau.
Nghiên cứu của Wallace và Kremzar (2013) cũng chỉ ra quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cung cấp các các công cụ dự báo, lập kế hoạch và lập kế hoạch cho toàn doanh nghiệp, bao gồm:
• liên kết khách hàng và nhà cung cấp vào một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh,
• sử dụng các quy trình để ra quyết định
• điều phối bán hàng, marketing, vận hành, logistics, mua sắm, tài chính, phát triển sản phẩm và nguồn nhân lực.
Mô hình ERP được minh họa trong hình sau:
Hình 1.1: Mô hình quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp từ Wallace và Kremzar, 2013
Khi doanh nghiệp ứng dụng ERP, luồng thông tin và các hoạt động quản lý sẽ được truyền tải theo “chiều ngang” cùng với dòng chảy của hàng hóa, được mô tả trong sơ đồ sau:
2013 Hình 1.2: Mô hình luồng thông tin trong quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Tóm lại, trong luận án này, Nghiên cứu sinh sử dụng thuật ngữ quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nhằm để chỉ mô hình quản trị nguồn lực doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP, trong đó, quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có đặc điểm:
- Tính tích hợp: toàn bộ quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp được tích hợp giữa các bộ phận, đơn vị kinh doanh trong doanh nghiệp (Al-Mashari, 2202).
Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ
1.2.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp bán lẻ
1.2.1.1 Khái niệm về bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ
Trên góc độ kinh tế: Bán lẻ là bán hàng hoá dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng làm thay đổi giá trị hàng hoá từ hàng sang tiền nhằm mục đích thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và thực hiện hiệu quả trong quá trình bán hàng (Morgenstein M., 1987) Còn theo Micheal Levy bán lẻ là “một nhóm các hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá trị cho sản phẩm dịch vụ được bán cho người tiêu dùng cuối cùng vì mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình” (Levy, 2003).
Trên góc độ marketing: theo Philip Kotler, bán lẻ là “mọi hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương mại” (Kotler, 2003) Theo Trần Minh Đạo (2018): “bán lẻ là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải kinh doanh” (Trần Minh Đạo, 2018) Hành vi bán lẻ là bộ phận kết thúc về cơ bản của quá trình Marketing, trong đó các chức năng của người bán thường là một cửa hàng, một cơ sở dịch vụ và người mua, người tiêu dùng chủ yếu được trao đổi hàng hoá và dịch vụ kinh tế nhằm mục đích cho người tiêu dùng trực tiếp của cá nhân, gia đình hoặc nhóm tổ chức xã hội.
Trên góc độ pháp lý, theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày
12 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng” (Chính phủ, 2007) Như vậy hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng cá nhân và phi thương mại Doanh nghiệp bán lẻ là đơn vị chuyên bán một số chủng loại sản phẩm dịch vụ nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân Bất kể tổ chức nào (nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ) bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều đang làm chức năng của bán lẻ.
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 7 năm 2018 về Ban hành Hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam, quy định về ngành bán lẻ được nêu rõ:
Bán lẻ là“hoạt động bán lại (không làm biến đổi hàng hóa) hàng hóa loại mới và loại đã qua sử dụng cho cộng đồng, cho tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình hoặc tiêu dùng xã hội, được thực hiện ở các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại, quầy hàng, sạp bán hàng, cửa hàng nhận đặt và trả hàng qua bưu điện, hợp tác xã mua bán, bán hàng lưu động hoặc tại chợ.” (Chính
Theo các định nghĩa trên, bất kỳ một doanh nghiệp nào làm công việc này cũng là một doanh nghiệp bán lẻ, bất kể hàng hoá hay dịch vụ đó được bán như thế nào (bán trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay qua máy bán hàng tự động) và ở đâu (trong cửa hàng, trong chợ, trên đường phố hay tại nhà người tiêu dùng).
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ được diễn ra bằng các hoạt động mua hàng hoá với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua nhà bán buôn, và sau đó bán hàng hóa đó tới người tiêu dùng cuối cùng Nhà bán lẻ nằm ở mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. Các nhà sản xuất coi bán lẻ là một khâu quan trọng trong kênh phân phối Các cửa hàng bán lẻ có thể nằm trong các khu dân cư, các khu phố dành riêng cho mua sắm hay tại các trung tâm thương mại hiện đại.
Ngày nay, sự ra đời của Internet làm xuất hiện thêm một dạng bán lẻ mới, không cần cửa hàng đó là bán hàng qua Internet hay còn gọi là bán lẻ trực tuyến. Các hình thức bán hàng không cần cửa hàng, cửa hiệu như bán lẻ qua điện thoại, qua catalog, qua mạng xã hội, qua các ứng dụng di động… đang ngày càng phát triển Khách hàng đến với các cửa hàng bán lẻ trực tuyến có thể để mua sắm các sản phẩm cần thiết hàng ngày như quần áo, kem đánh răng, thực phẩm, dược phẩm, hay điện thoại, máy vi tính.
Tóm lại, có thể hiểu bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng phục vụ mục đích tiêu dùng của cá nhân hoặc hộ gia đình Doanh nghiệp bán lẻ là các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng.
1.2.1.2 Phân loại và đặc điểm của các loại hình bán lẻ
Bán lẻ là lĩnh vực có nhiều loại hình kinh doanh rất phong phú và đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau.
Ví dụ phân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻ có các cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ Hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình…
Trên thế giới, theo chuẩn phân ngành GICS® (Global Industry Classification Standard), ngành bán lẻ được phân loại vào nhóm ngành hàng tiêu dùng Đây là chuẩn phân ngành được xây dựng bởi tổ chức hàng đầu thế giới về chỉ số là MSCI và Standard & Poor's nhằm đưa ra chuẩn phân ngành chuyên biệt dành cho lĩnh vực tài chính, chứng khoán nhằm mục đích phân loại các ngành để đầu tư Theo đó, ngành bán lẻ bao gồm: nhà phân phối (hàng hoá và xe cộ), bán lẻ qua Internet và marketing trực tiếp, bán lẻ đa kênh (multiline retail), bán lẻ chuyên biệt (specialty retail), bán lẻ thực phẩm và mặt hàng chủ lực (foods and staples retail).
Tại Việt Nam, ngành bán lẻ được phân loại theo cách thức bán hàng và hàng hóa kinh doanh Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 7 năm 2018 về Ban hành Hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam, thì ngành bán lẻ thuộc ngành cấp 1 mã G (mã VSIC) trong đó bao gồm Bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy và xe có động cơ khác (ngành cấp 2 mã 45) và Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và các động cơ khác) – ngành cấp 2 mã 47 Phân loại hoạt động bán lẻ trước hết căn cứ vào điểm bán hàng, nơi bán hàng, trên cơ sở này, bán lẻ (mã 47) được phân chia thành các ngành (Bảng 1.1).
Cũng theo Quyết định trên, hàng hóa bán lẻ nhìn chung là hàng tiêu dùng.Những loại hàng hóa thường không đưa vào bán lẻ, như quặng, máy móc, thiết bị công nghiệp không được đề cập ở ngành này Ngành này cũng gồm các đơn vị mà hoạt động của họ chủ yếu liên quan tới việc bán một số loại hàng hóa cho tiêu dùng của các cơ quan, tổ chức như máy tính, văn phòng phẩm, sơn hoặc gỗ xẻ, mặc dù có thể chúng không được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình Một số hoạt động gia công như phân loại, bảo quản, đóng gói hàng hóa, lắp ráp thiết bị, đồ dùng gia đình mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động bán hàng cũng được phân loại theo hoạt động bán lẻ Ngành này cũng gồm hoạt động bán lẻ của các đại lý, cửa hàng ký gửi hàng hóa, hoạt động của các đấu giá viên.
Bảng 1.1: Mã phân ngành Kinh tế Việt Nam (VSIC)
Mã ngành Ngành cấp 3 Ngành cấp 4
471 Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket) Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket) Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác 472
Bán lẻ trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, thiết bị công nghệ, thiết bị gia định, hàng văn hoá giải trí, may mặc, giày dép, thuốc…
478 Bán lẻ lưu động hoặc bán tại chợ
Bán lẻ lương thực thực phẩm, hàng dệt may, giày dép, hàng văn hoá, hàng đã qua sử dụng…
479 Bán lẻ hình thức khác
Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc Internet
Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu
Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg (Chính Phủ, 2018) Để làm rõ đặc điểm của ngành bán lẻ, luận án phân tích theo từng loại hình bán lẻ như sau:
Bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam và sự cần thiết của việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ
1.3.1 Bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam
Khái niệm về cạnh tranh: Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch”; theo P.Samuelson:
“Cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp” (Mankiw, 2014) Theo từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình định giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”, tức là nâng cao vị thế của người này và giảm vị thế của người khác Bên cạnh đó, cạnh tranh trong kinh doanh còn được hiểu là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất.
Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó là động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Porter, 2009) Mặt khác, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng dẫn đến yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp Cạnh tranh trên thị trường bán lẻ là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp cố gắng để đạt được những mục tiêu như tăng lợi nhuận, thị phần, và khối lượng bán hàng bằng cách thay đổi các yếu tố hỗn hợp: giá cả, sản phẩm, phân phối và xúc tiến thông qua việc thực hiện phân bổ một cách hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp Trên thị trường bán lẻ Việt Nam, cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà bán lẻ nước ngoài với nhà bán lẻ nội địa, giữa các kênh bán lẻ hiện đại với các kênh bán lẻ truyền thống Các thương vụ mua bán sáp nhập trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng trở thành xu hướng tất yếu và gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Khái niệm về mô hình tăng trưởng: Nghiên cứu của Giáo sư Trần Thọ Đạt
(2005) về Các mô hình tăng trưởng kinh tế chỉ rõ mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng Các mô hình tăng trưởng kinh tế là công cụ hữu ích giúp các nhà kinh tế mô tả và lượng hóa tăng trưởng của nền kinh tế một cách rõ ràng và cụ thể hơn, để từ đó các nhà hoạch định chính sách chọn lựa mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp Cụ thể như: mô hình dựa vào tài nguyên của D Ricardo;
Mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực); Mô hình Harrod-Doma; Mô hình Robert Solow, Kaldor và Sung Sang Park (Đào Duy Huân, 2012) Trong đó, dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 1940, với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó Hiện nay, các nước đang phát triển vẫn đang ứng dụng khá phổ biến mô hình này trong lập kế hoạch tăng trưởng và huy động vốn đầu tư vì mô hình tăng trưởng hiện nay ở các nước này chủ yếu dựa vào đầu tư theo chiều rộng để khai thác nguồn lực đang chưa được sử dụng hết.
Mô hình Harrod – Dormar đã chỉ ra được vai trò của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong tăng trưởng kinh tế (Phạm Thị Khanh, 2012).
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà kinh tế nhận định mô hình Solow, Kaldor và Sung Sang Parklà phù hợp trong bối cảnh hiện đại (Đào Duy Huân, 2012) Theo đó, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp hay phần mềm tiên tiến, chỉ có thể phát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng bởi nguồn nhân lực chất lượng cao Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng kinh tế, theo các nhà kinh tế học hiện đại, cần thiết phải có đủ 4 nhân tố cơ bản của nền kinh tế là lao động, tài nguyên, vốn và công nghệ Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, và thương mại điện tử đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội từ năm 1991 trở lại đây Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập, và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu dẫn tới sự thay đổi của mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển (Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018) Những mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, phụ thuộc vào các yếu tố vốn, lao động phổ thông, tài nguyên không còn phù hợp Đòi hỏi các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào các yếu tố năng suất tổng hợp như chất lượng lao động, khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và trình độ quản lý Cùng với làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu, xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, phát triển bền vững dựa trên đổi mới và công nghệ càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.
Tại Việt Nam, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng đã xác định rõ: Đổi mới mô hình tăng trưởng là để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường (Bùi Quang Bình,
2015) Không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá, gây tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái (Nguyễn Thị Thơm và An Thị Thu Hà, 2013) Trên cở sở những phân tích trên, luận án khái quát về đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam như sau:
Bảng 1.7: Các giai đoạn đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam
Mô hình tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 1986 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2030 Đặc điểm Tăng trưởng theo chiều rộng Tăng trưởng kết hợp theo chiều rộng chiều sâu, đảm bảo phát triển bền vững
Các nhân tố đầu vào
Vốn, lao động phổ thông, tài nguyên
Chất lượng lao động, khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo
Sau hơn 30 năm của công cuộc Đổi mới, thị trường bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam đã có bước chuyển biến mạnh mẽ sang cơ chế thị trường, mở rộng kênh phân phối Tuy nhiên, trong điều kiện thực tiễn của kinh tế thế giới hiện nay, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng khó có thể duy trì tốt độ cao trong dài hạn, thay vào đó, gia tăng năng suất mới đẩy nhanh tốc độ và đảm bảo tăng trưởng bền vững Chính vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã phân tích sâu sắc những khuyết tật của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, và quyết định với quyết tâm chính trị cao về nội dung và các giải pháp chủ yếu để đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế (Đỗ Hoài Nam, 2012) Cụ thể, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đặt ra yêu cầu “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững” (Phạm Thị Hồng Yến, 2016).
Việc các doanh nghiệp tăng cường quản trị hiện đại và chuyên nghiệp, nâng cao năng lực đổi mới và sáng tạo để hiện thực hóa việc đổi mới mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ cấp bách nhằm thực hiện các mục tiêu của Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (Phạm Thị Hồng Yến, 2016) Cụ thể, Đại hội lần thứ
XI của Đảng đã chỉ rõ: ''Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng chất lượng, hiệu quả'', “huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại”, “Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường;tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức” Đồng thời, chủ trương củaNhà nước cũng đề ra “phát triển cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước, mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước ở tất cả các vùng; hoàn thiện hệ thống phân phối để xác lập vị thế vững chắc của doanh nghiệp trong nước trên thị trường bán lẻ” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2016).
Luận án tổng kết những đặc điểm của bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2030 như sau:
Bảng 1.8 Những nội dung chủ yếu của đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế tại
Phương thức thực hiện Tăng trưởng dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo, được thực hiện trên nền tảng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Chiến lược tăng trưởng Chuyển tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư sang phát triển cả đầu tư, xuất khẩu, và tiêu dùng. Động lực tăng trưởng Dựa trên năng suất lao động, khoa học công nghệ, và đổi mới sáng tạo.
Nguồn lực tăng trưởng Khai thác các nguồn nội lực đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.
Mục tiêu tăng trưởng Hướng tới mục tiêu dài hạn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả, và vì con người.
Liên hệ tới ngành bán lẻ, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong ngành bán lẻ là hoàn toàn phù hợp với xu thế trên toàn cầu cũng như mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng đã đề ra Cụ thể, bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới mô hình phát triển bền vững được thể hiện trong lĩnh vực bán lẻ đó là sự cân đối hài hòa giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng ngành, giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, giữa tăng trưởng dựa trên nguồn vốn và tăng trưởng dựa trên chất lượng nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ (Ban Kinh tế Trung ương, 2018) Chủ trương của Nhà nước đã chỉ rõ mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ theo hướng tăng cường vị thế của các doanh nghiệp trong nước Để làm được điều này, nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước là “Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước”, “Hiện đại hoá bưu chính - viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin đủ sức bảo đảm nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2016) Đồng thời, để thực hiện được các mục tiêu trên, “cải cách và thực hiện hiệu quả các quy định tạo thuận lợi cho kinh doanh là nhân tố quyết định giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thiết lập một nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững” (Phạm Thị Hồng Yến, 2016) Một trong những biện pháp hàng đầu được Đại hội lần thứ XI đề ra đó là “Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…” (Chính phủ, 2016).
1.3.2 Sự cần thiết của việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng
1.3.2.1 Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giúp doanh nghiệp bán lẻ nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực
Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), sự cần thiết của việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng, luận án xây dựng mô hình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) dựa trên sự kết hợp 2 mô hình lý thuyết TOE và CSFs Việc kết hợp 2 mô hình TOE và CSFs giúp luận án giải quyết được 1 phần trong điểm trống nghiên cứu của các tác giả trước đây về việc xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho 1 ngành cụ thể đó là bán lẻ, đồng thời bổ sung được yếu tố tác động của bối cảnh môi trường kinh doanh.
Do đó, trên cơ sở phân tích những khái niệm lý thuyết và phát hiện nghiên cứu trước đây, luận án đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu đề xuất xây dựng 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ bao gồm: Năng lực tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp bán lẻ, Đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp bán lẻ, Yêu cầu của môi trường kinh doanh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng Các thang đo cụ thể sẽ được điều chỉnh và hoàn thiện sau khi phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới và thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam được trình bày ở chương 2 và 3.
Trong chương 1, luận án đã phân tích các vấn đề tổng quan về quản trị nguồn lực doanh nghiệp, ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp trong các doanh nghiệp bán lẻ, và sự cần thiết của việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp(ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng Kế thừa các nghiên cứu ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ(TOE), yếu tố thành công chủ chốt (CSFs), luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ.
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC
Khái quát thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các
2.1.1 Khái quát sự phát triển của các doanh nghiệp tại các thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới
Thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, ước tính 2/3 GDP của Hoa Kỳ đến từ ngành bán lẻ, tổng giá trị doanh thu bán lẻ tại Hoa Kỳ năm 2016 ước đạt gần
5 nghìn tỷ đô la, phần lớn doanh thu bán lẻ tại Hoa Kỳ đến từ bán lẻ truyền thống, bán lẻ thương mại điện tử (B2C) chỉ chiếm 7,1% (Laudon & Traver, 2017) Mặc dù được đánh giá là thị trường thương mại điện tử phát triển nhất thế giới nhưng tỷ lệ này ở Châu Âu đạt 7,5% còn tại châu Á đạt 10,2% (Turban, 2017) Các nhà bán lẻ hàng đầu tại Hoa Kỳ cũng đạt vị trí đứng đầu trong top 10 nhà bán lẻ lớn nhất toàn cầu với các tên tuổi phải kể đến như Wal-Mart, Costco, Kroger, Amazon, và Walgreen.
Bảng 2.1: Top 10 nhà bán lẻ toàn cầu 2016 (đơn vị: triệu USD) STT Tên công ty Quốc gia Loại hình bán lẻ Doanh thu
1 Wal-Mart Stores, Inc Hoa Kỳ Đại siêu thị, siêu thị 485.873
2 Costco Wholesales Corporation Hoa Kỳ Bán tại kho 118.719
3 The Kroger Co Hoa Kỳ Siêu thị 115.337
4 Schwarz Group Đức Cửa hàng chiết khấu 99.256
5 Walgreens Boots Alliance, Inc Hoa Kỳ Cửa hàng dược 97.058
6 Amazon.com, Inc Hoa Kỳ Trực tuyến 94.665
2018 Tuy nhiên, Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới trong 3 năm tới với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa của Trung Quốc sẽ tăng ở mức 7,9% vào năm 2018, so với 2,6% tại Bắc Mỹ và trung bình toàn cầu là 3,4%(PwC, 2018) Điểm nổi bật trên thị trường Trung Quốc đó là mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội và ngoại, doanh nghiệp bán lẻ truyền thống và doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử Vào đầu những năm 2000, sự đầu tư của các nhà bán lẻ quốc tế vào thị trường Trung Quốc dẫn đến các doanh nghiệp bán lẻ nước này gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí một số doanh nghiệp phá sản Sau đó, dưới sự trợ giúp đắc lặc của chính phủ Trung Quốc thông qua Pháp lệnh bán lẻ và khả năng học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng quản lý hiện đại từ các nhà bán lẻ nước ngoài, một số doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc đã mạnh dần lên và mở rộng ra thị trường quốc tế (Trần Minh Đạo).
Hơn nữa, Trung Quốc đang mạnh dần lên trong các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin, và bán lẻ ứng dụng thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực mà Trung Quốc đạt được những thành tựu đáng nể Thậm chí, PwC cũng đưa ra cảnh báo những nhà bán lẻ tại Trung Quốc phải sớm tính toán lại chiến lược, khi mà các kênh thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trong khi người tiêu dùng ở đây thuộc số những người tích cực nhất trên thế giới về công nghệ di động và các phương tiện truyền thông xã hội Tại Trung Quốc, sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin giúp các ngành nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ hơn Internet sẽ tạo điệu kiện cho nhiều ngành chuyển hướng và tập trung vào các nhu cầu riêng biệt của khách hàng Đề án quốc gia "Internet Plus" của Trung Quốc chỉ rõ mục tiêu ứng dụng công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng trong nước lên tầm mức cao hơn, cũng như mang lại cơ hội tốt hơn cho các công ty Trung Quốc Kế hoạch hành động Internet Plus có mục đích tích hợp Internet di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, và Internet of Things (Internet vạn vật) với sản xuất và chế tạo hiện đại, nhằm khuyến khích sự phát triển lành mạnh của thương mại điện tử, mạng lưới công nghiệp, và ngân hàng Internet Trong khi đó, Chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc – Alibaba, cho rằng những công ty công nghệ thông tin không kết hợp với các ngành nghề và công nghiệp truyền thống sẽ không thể phát triển xa trong tương lai Ngược lại, các ngành nghề và công nghiệp truyền thống cũng không thể "sống sót" nếu không sử dụng các công nghệ và ý tưởng củaInternet (Hanson & Kalyanam, 2007) Chính vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ TrungQuốc đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cạnh tranh và sống sót trên chính thị trường nội địa trước sức ép rất lớn từ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.Sau đây là một số nét chính trong sự phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán lẻ tại Trung Quốc:
Thứ nhất, doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc đẩy mạnh thanh toán và bán hàng trực tuyến Doanh số bán hàng thương mại điện tử của nước này đã vượt qua con số
1.000 tỷ USD năm 2017, cao nhất thế giới Ngay cả các cửa hiệu tạp hoá tại Trung Quốc cũng hỗ trợ khách hàng mua sắm online và nhận hàng tại nhà trong vòng một giờ, còn những người bán hàng rong trên phố cũng thích thanh toán qua điện thoại di động hơn tiền mặt Một mặt, các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thương mại điện tử, mặt khác, doanh nghiệp thương mại điện tử lại mở rộng thị trường sang lĩnh vực bán lẻ truyền thống nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng và kiểm soát dữ liệu khách hàng cho dù họ đang mua sắm trong cửa hàng hay trên mạng Ví dụ điển hình đó là việc tập đoàn Alibaba đã trả khoảng 6 tỷ USD để kiểm soát chuỗi siêu thị hàng đầu Trung Quốc, cùng một trong những chuỗi cửa hàng nhượng quyền lớn nhằm mở rộng thị trường và củng cố sức mạnh của tập đoàn trong lĩnh vực bán lẻ.
Thứ hai, doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc tích cực triển khai và thử nghiệm các công nghệ mới trong lĩnh vực bán lẻ: điển hình là Alibaba, Tencent, cùng một loạt các công ty khởi nghiệp được tài trợ khác đang đem đến cho người tiêu dùng Trung Quốc những trải nghiệm hoàn toàn mới trong mua sắm như: cười để thanh toán (Smile to Pay) – một hình thức thanh toán sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, quán ăn tự động – cho phép khách hàng đặt món qua di động và tự nhận món ăn bằng mã khoá trên điện thoại, cửa hàng tiện lợi đóng hộp - nơi hàng hoá được bày bán hoàn toàn tự động, không có người bán hàng sử dụng chủ yếu công nghệ quyét mã QR, thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) và thanh toán di động Những công nghệ kể trên giúp cho doanh nghiệp bán lẻ tăng cường tự động hoá, tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giảm sai sót, gia tăng sự hài lòng của khách hàng Một ví dụ điển hình về việc ứng dụng công nghệ trong bán lẻ tại Trung Quốc đó là máy bán xe hơi tự động Từ tháng 3 năm 2018, Alibaba đã xây dựng “máy bán xe hơi” tạiQuảng Châu, chứa 30 chiếc xe của nhiều hàng từ BMW, Ford tới Volvo, cho phép người tiêu dùng có thể lên lịch qua mạng Internet để tới lái thử xe và nhận xe tại điểm đặt “máy bán xe hơi tự động” Những công nghệ hiện đại tiếp tục được phát triển tại các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc, mở ra cơ hội trải nghiệm mới cho khách hàng, củng cố lòng trung thành của khách hàng trên thị trường nội địa.
2.1.2 Khái quát sự phát triển của các kênh bán lẻ hiện đại
2.1.2.1 Cửa hàng chuyên dụng và chuyên môn hóa
Khi mức độ cạnh tranh càng cao thì đòi hỏi sự chuyên môn hóa ngày càng sâu Mỹ là một quốc gia đạt đến chỉ số siêu cạnh tranh và nó cũng là đất nước mà ở đó tính chuyên môn hóa trong kinh doanh là rất cao, biểu hiện là sự đa dạng và số lượng các ngành nghề là rất lớn Ngành bán lẻ cũng vậy, khi nó đạt tới một chỉ số cạnh tranh càng cao thì mức độ chuyên môn hóa của ngành lại càng cao Trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt, các cửa hàng theo đuổi mô hình bách hóa tổng hợp sẽ ngày càng tỏ ra yếu thế Người tiêu dùng luôn muốn mua được sản phẩm tốt nhất và họ phải làm cách nào để có thể so sánh và tìm ra được thương hiệu, sản phẩm tốt nhất giữa rất nhiều các thương hiệu và chủng loại sản phẩm Cửa hàng chuyên dụng chỉ kinh doanh có một chủng loại sản phẩm nên sự đa dạng trong mặt hàng của họ là rất lớn và khách hàng thì luôn yêu thích có nhiều sự lựa chọn thay vì chỉ có một vài sản phẩm.
Trung tâm thương mại là một hình thức hoàn toàn khác so với cửa hàng bách hóa tổng hợp và cửa hàng chuyên doanh Đây là sự kết hợp của cả hai khi vừa có tính tổng hợp và vừa có tính chuyên sâu Thực chất, trung tâm thương mại chỉ là một nơi để tập hợp các doanh nghiệp, các thương hiệu để hợp thành một cái chợ. Trung tâm thương mại không tự mình kinh doanh các sản phẩm như các cửa hàng bách hóa tổng hợp mà nó cho các doanh nghiệp kinh doanh thuê chỗ để bán Còn mô hình cửa hàng tiện lợi là một ngoại lệ Cho dù bán rất nhiều thứ nhưng nó vẫn phát triển vì hai chữ "tiện lợi" Ngay cả siêu thị cũng theo xu hướng tiện lợi trong khi rất nhiều các siêu thị chuyên doanh được ra đời như: siêu thị điện máy, siêu thị nông sản, siêu thị đồng hồ.
2.1.2.2 Bán lẻ đa kênh tích hợp (Omni channel retail)
Trong kỷ nguyên số ngày nay, cạnh tranh giữa các kênh bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt Amazon và Alibaba là 2 tập đoàn lớn về thương mại điện tử gần đây đã chuyển đổi xu hướng bán hàng trực tuyến của họ sang hình thức mới – bán lẻ đa kênh tích hợp (Omni channel retail) Với những gì mà 2 thương hiệu lớn này đang thực hiện, có thể nói bán lẻ đa kênh tích hợp chính là giải pháp khắc phục nhược điểm của mua sắm trực tuyến.
Bán lẻ đa kênh tích hợp là hình thức bán lẻ kiểu mới, kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu Mô hình bán lẻ đa kênh tích hợp, cho phép kết nối liền mạch việc trải nghiệm mua sắm ở cửa hàng truyền thống và kênh bán hàng trực tuyến Chi phí thuê mặt bằng cao, sử dụng nhiều nhân công và không mạnh về công nghệ là những điểm yếu của ngành bán lẻ truyền thống Ngược lại, đối với hình thức mua hàng trực tuyến, khách hàng chỉ được xem hình, video, hay xem các bình luận để thẩm định chất lượng hàng hóa Vậy nên, bán lẻ đa kênh tích hợp là hình thức giúp khắc phục những điểm yếu của bán lẻ truyền thống và bán hàng trực tuyến.
Amazon đã phát động cuộc cách mạng mua sắm trực tuyến nhưng hiện nay, tập đoàn này đang lấn sân sang kênh bán lẻ trực tiếp khởi đầu với vụ thâu tóm chuỗi cửa hàng thực phẩm tươi Whole Foods với giá 13,7 tỉ đô la Mỹ và sau đó là giới thiệu cửa hàng không quầy tính tiền Amazon Go Tất cả những động “ngược” này là nhằm hoàn thiện mô hình bán lẻ đa kênh tích hợp Amazon hiểu rằng nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng là phải chạm và cảm nhận món hàng trước khi mua Do vậy, hãng xem chiến lược bán hàng đa kênh tích hợp như một giải pháp hiệu quả để tăng thêm doanh thu.
Việc Alibaba tham gia vào lĩnh vực bán lẻ truyền thống thường được so sánh với vụ mua lại siêu thị thực phẩm Whole Foods của Amazon Tháng 11-2017, Alibaba đã đầu tư 2,9 tỉ USD vào thương vụ mua 36% cổ phần của tập đoàn bán lẻ Sun Art Retail Group Tuy nhiên, bán lẻ đa kênh kiểu mới liên quan đến người dùng và dữ liệu nhiều hơn kênh siêu thị truyền thống Alibaba là một nền tảng kết nối bên bán hàng, thương hiệu với người tiêu dùng bằng cách sử dụng dữ liệu và nhiều công cụ kỹ thuật số.
2.1.2.3 Cửa hàng bán lẻ tự động
Amazon Go là mô hình cửa hàng bán lẻ không nhân viên của hãng thương mại điện tử khổng lồ Amazon Tại đây, khách hàng đăng ký ở lối vào qua ứng dụng Amazon Go và tự do lựa chọn món đồ mình cần Trong khi đó, Amazon sẽ tự động theo dõi các món hàng đó thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và máy học Khi chọn đồ xong, khách hàng chỉ việc rời cửa hàng mà không cần xếp hàng thanh toán Cửa hàng sẽ tự động trừ tiền trên tài khoản Amazon của họ.
PM mua và cài đặt (On-premise ERP)
PM dịch vụ ERP (SaaS ERP)
PM ERP đám mây (Cloud ERP)
64% Để bắt đầu mua sắm, khách hàng phải quét ứng dụng Amazon Go bằng điện thoại thông minh và đi qua một cửa quay xoay để check-in Amazon Go sử dụng hệ thống camera và cảm biến trọng lượng đặt trên kệ để theo dõi quá trình mua hàng của người dùng Những gì khách hàng lấy đi hoặc bỏ lại trên kệ đều sẽ được tính toán chính xác Khi quay trở lại và bước qua quầy check-in để ra khỏi cửa hàng, hệ thống sẽ tự nhận diện sản phẩm mà khách hàng đã mang đi để tự động thanh toán.
2.1.3 Thực trạng các phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới
Bài học kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới
Trên cơ sở những phân tích kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) thành công tại một số doanh ngiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, phân tích kinh nghiệm thất bại trong ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của Target tại Canada, luận án rút ra các bài học nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng ERP như sau:
2.3.1 Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ là rất khó khăn và đắt đỏ nhưng có thể thực hiện được và là xu hướng tất yếu
Như các phân tích ở trên đây, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản đã sớm nhận thức được tầm quan trọng và nhanh nhạy trong việc ứng dụng CNTT và ERP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bán hàng và chuỗi cung ứng Những nhà bán lẻ tại các thị trường này cũng có những lựa chọn giải pháp ERP, quy trình xây dựng và phát triển hệ thống ERP cho riêng mình nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp bán lẻ nào khi triển khai ERP cũng đạt được thành công ngay lập tức như mong đợi Việc triển khai thành công một dự án ERP phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố: năng lực công nghệ của tổ chức (bao gồm cả hậ tầng CNTT trong doanh nghiệp và chất lượng hệ thống ERP), đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp bán lẻ (bao gồm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết tâm của ban lãnh đạo, sự đồng thuận của con người triển khai và vận hành hệ thống, chuẩn hóa quy trình và nghiệp vụ), bối cảnh cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
Việc các dự án thất bại trong thời gian qua bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan như: không đủ nguồn lực để triển khai ERP, không có sự tham gia và chấp nhận của người dùng hệ thống ERP (Garg, 2013); đơn vị tư vấn thiếu kiến thức về doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề triển khai (Panorama, 2018) Trong khi đó, quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong DN ứng dụng còn mang tính cá thể chưa chuẩn hóa quy chế, quy trình rõ ràng hoặc không tuân theo tiêu chuẩn đề ra đã vội vàng triển khai Mặt khác, đơn vị tư vấn, triển khai thường nhắm đến việc hướng dẫn người dùng hơn là tập trung vào tư vấn giải pháp (dựa trên nhu cầu thực tế của DN cũng như khả năng mở rộng phát triển) Nhưng ngay cả khi doanh nghiệp đã lựa chọn được nhà cung cấp giải pháp hàng đầu, với công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đã có kinh nghiệm làm chủ được công nghệ, và đầu tư vốn lớn cho ERP nhưng vẫn có thể gặp thất bại.
Bài học của nhà bán lẻ Target tại thị trường Canada là một điển hình, khi doanh nghiệp có trong tay cả kinh nghiệm, công nghệ, và con người thì vẫn có thể mắc sai lầm khi chủ quan và thiếu sự đánh giá môi trường và thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp Việc triển khai dự án ERP không thể nóng vội, vì đặt yêu cầu thời gian triển khai quá ngắn mà nhà bán lẻ Target đã mắc phải nhiều lỗi trong nhập dữ liệu từ lỗi chính tả đến lỗi đơn vị tiền tệ, khiến cho hệ thống không thể vận hành được.
Các dự án ERP thường tiêu tốn khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bản quyền phần mềm, chi phí triển khai dự án, chi phí nâng cấp hạ tầng, chi phí tư vấn và đào tạo, chi phí bảo trị hàng năm Các nhà bán lẻ thường không công bố tổng chi phí đầu tư cho ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, nhưng có thể thấy được riêng chi phí bản quyền phần mềm ERP cho doanh nghiệp vừa và lớn có thể từ vài triệu đô la tới hàng chục triệu đô la Hơn nữa, có tới 74% những doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát của Panorama năm 2017 cho biết họ đều chi vượt quá ngân sách dự kiến đầu tư ban đầu cho hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).
Hơn nữa, để ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) doanh nghiệp cần đầu tư cả về thời gian Cụ thể, để triển khai một dự án ERP cần nhiều thời gian,sớm nhất cũng là 6 tháng, trong khi đó nhu cầu xử lý thông tin trong đơn vị ngày càng nhiều, số lượng các đơn đặt hàng tăng cùng với xu thế phát triển của doanh nghiệp nên cũng có không ít thay đổi Khi đó, đơn vị triển khai và ứng dụng cần phải thảo luận thật kỹ, cần có một ban quản lý dự án của các bên để thống nhất các điều khoản Và điều cần nhất lúc này là sự quyết tâm của các bên tham gia dự án,gồm cả lãnh đạo và nhân viên, nhà cung cấp giải pháp Ngoài ra, trình độ của người dùng cũng là việc cần quan tâm, họ cần được đào tạo đầy đủ, thao tác trực tiếp hệ thống và tham gia đóng góp cho quy trình tương lai Tóm lại, ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một hoạt động khó khăn, không dễ gì thực hiện được, ngay cả khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực để triển khai vẫn có thể gặp phải nhiều thách thức Tuy nhiên, đây lại là hoạt động mà doanh nghiệp bán lẻ có thể thực hiện được nếu được đầu tư thích đáng về mọi mặt gồm cả con người, công nghệ, và đánh giá môi trường kinh doanh.
Những khó khăn mà doanh nghiệp bán lẻ vượt qua được khi ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Nhất là khi thị trường bán lẻ đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian vừa qua Việc xây dựng một hệ thống phân phối hiện đại, đảm đương được vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Các kênh phân phối, bán lẻ đã xuất hiện ngày một đa dạng và hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng thu hút một bộ phận người tiêu dùng không nhỏ Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được cho mình một hệ thống bán lẻ hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp Các giải pháp ERP mới mang đến sự chuẩn hóa cho quy trình hoạt động doanh nghiệp, cung cấp thông tin một cách đầy đủ và kịp thời giúp các nhà quản trị điều hành hoạt động của cả chuỗi siêu thị, nhà hàng và dịch vụ ăn uống một cách hiệu quả Đồng thời giúp doanh nghiệp bán lẻ đẩy mạnh hoạt động bán lẻ đa kênh tích hợp (Omni channel retail).
Với các tính năng mạnh mẽ và chuyên sâu, thông tin đồng nhất và xuyên suốt cùng giao diện trực quan, dễ sử dụng các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) mang lại một bức tranh quản lý toàn cảnh về mọi hoạt động quản lý; Nâng cao năng suất – cho lợi nhuận cao và lãi ròng ổn định; Tạo các bảng biểu, báo cáo dễ dàng– tối ưu hóa kế hoạch kinh doanh; Tạo quy trình kinh doanh minh bạch và hiệu quả– mang lại sự hài lòng cho khách hàng và dễ dàng đo lường hiệu suất doanh nghiệp; Phát triển doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi trong tổ chức và môi trường kinh doanh.
2.3.2 Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) một cách rõ ràng và cụ thể
Khi triển khai xây dựng và phát triển hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), các doanh nghiệp bán lẻ cần làm rõ được mục tiêu của hệ thống ERP gắn liền với chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn, để từ đó xác định được yêu cầu của hệ thống, các bước xây dựng, và sắp xếp các nguồn lực triển khai dự án cho phù hợp Các doanh nghiệp bán lẻ như Walmart, Nordstrom trong các phân tích ở trên đã có những quyết định đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, hoặc thay thế hoàn toàn hệ thống ERP để phù hợp với chiến lược kinh doanh của họ như mở rộng chuỗi bán hàng, mở rộng thị trường, hay mở rộng bán hàng trực tuyến, bán hàng đa kênh Khi làm rõ mục tiêu của hệ thống ERP nhà bán lẻ mới có thể ra được yêu cầu rõ ràng cho nhà cung cấp giải pháp ERP, và các nhà tư vấn, triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp Đồng thời, có những tiêu chí để đánh giá khi nghiệm thu hệ thống, và có những cải tiến phù hợp trong quá trình vận hành. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nói chung và ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong doanh nghiệp bán lẻ nói riêng đòi hỏi phải có chiến lược và quy trình triển khai cụ thể Doanh nghiệp bán lẻ cần lập kế hoạch một cách rõ ràng các nhiệm vụ và giai đoạn thực hiện nhằm đạt được những kết quả như mong muốn Điều này phụ thuộc vào việc đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới Bài học của Wumart và MC Group cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ này đặt mục tiêu mở rộng mô hình kinh doanh sang bán lẻ đa kênh tích hợp (Omni-channel retail) với hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP Để thực hiện được mục tiêu này, Wumart đã đánh giá hệ thống ERP cũ, tham khảo các giải pháp ERP mới và đưa ra lựa chọn giải pháp phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty, giúp tiết kiệm thời gian triển khai và giảm rủi ro của hệ thống.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ cần đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp triển khai dự án ERP, cân nhắc việc triển khai từng mô đun riêng lẻ trước hay thực hiện toàn bộ các mô đun tích hợp Trước khi triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, doanh nghiệp bán lẻ theo chuỗi đã có ứng dụng nhiều hệ thống thông tin cài đặt sẵn cho từng bộ phận khác nhau như kế toán, bán hàng, quản lý kho hàng, và marketing Việc triển khai ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp có thể được diễn ra trên toàn bộ hệ thống, tuy nhiên, thực hiện điều này không dễ dàng Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc triển khai từ cấp đơn vị kinh doanh trước, sau đó mới triển khai trên toàn hệ thống, nhằm đánh giá được kết quả triển khai và những vấn đề cần cải tiến Doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể lựa chọn giải pháp triển khai từ đơn giản đến phức tạp, từ những mô đun dễ thực hiện trước như mô đun quản lý kho hàng, quản lý khách hàng, sau đó mới triển khai đến các mô đun phức tạp Điều này giúp cho doanh nghiệp bán lẻ giảm rủi ro khi ứng dụng ERP và vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh Ngoài ra, việc triển khai từng mô đun chuyên biệt sẽ giúp doanh nghiệp tốn ít thời gian triển khai hơn Trên thực tế, đa số doanh nghiệp bán lẻ duy trì một chiến lược công nghệ thông tin kết hợp giữa giải pháp tích hợp và các giải pháp chuyên biệt Theo đó, doanh nghiệp tuy sử dụng ERP nhưng một số phòng ban chức năng có nhu cầu chuyên sâu vẫn sử dụng phần mềm riêng của mình Quyết định hợp lý đó là doanh nghiệp bán lẻ cần kết hợp cân bằng và phù hợp cho nhu cầu cụ thể của hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp bán lẻ cũng cần cân nhắc thời gian triển khai, bởi đối với hầu hết các doanh nghiệp triển khai phần mềm ERP, quy trình kinh doanh sẽ phải thay đổi và gián đoạn tạm thời, có thể ảnh hưởng đến doanh thu của cả chuỗi bán lẻ lên đến sáu tháng Do đó, thời điểm cuối năm với nhiều ngày lễ lớn, doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ thường tăng đột biến, đây không phải là thời gian thích hợp để đi vào vận hành hệ thống ERP mới Chính vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ nên lựa chọn thời điểm triển khai hệ thống ERP đúng thời điểm và sắp xếp lịch trình triển khai ERP phù hợp Doanh nghiệp bán lẻ đưa hệ thống ERP vào vận hành trong giai đoạn kinh doanh bình thường trong năm sẽ giúp nhân viên có thêm thời gian làm quen và thích ứng với hệ thống mới, đồng thời công ty cũng có thời gian tổ chức các buổi đào tạo, để đưa hoạt động kinh doanh trở lại bình thường và sử dụng hiệu quả nhất các lợi ích mà hệ thống mới đem lại.
Một hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tổng thể có thể bao phủ mọi quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống như vậy cần một lộ trình cụ thể Doanh nghiệp bán lẻ có thể lựa chọn ưu tiên triển khai ERP với đơn vị nào trước, đơn vị nào sau tùy thuộc vào các diều kiện thuận lợi và khó khăn và kế hoạch kinh doanh cụ thể Trên thực tế, có thể hai doanh nghiệp bán lẻ cùng kinh doanh các mặt hàng giống nhau với quy mô tương tự nhau, tuy nhiên một doanh nghiệp có mục tiêu ưu tiên quản lý chặt chẽ về tài chính trên toàn chuỗi,một bên lại cần ưu tiên giải quyết khó khăn trong việc điều hành trung tâm phân phối, chính vì vậy lộ trình triển khai ERP của hai doanh nghiệp này là không thể giống nhau Doanh nghiệp bán lẻ cần xây dựng chiến lược ứng dụng ERP và CNTT cụ thể, gắn liền với chiến lược kinh doanh của công ty và có tính toán đến điều kiện và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.3 Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đòi hỏi quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Lựa chọn nhà cung cấp hệ thống ERP là rất quan trọng Nhà cung cấp phù hợp không chỉ cung cấp cho nhà bán lẻ một hệ thống ERP tốt nhất, mà là một hệ thống phù hợp nhất Lựa chọn đối tác cung cấp ERP phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nỗ lực bằng cách tái định hình nhu cầu của doanh nghiệp, kiểm tra quy trình kinh doanh và cung cấp giải pháp chính xác cho từng vấn đề.
Thông qua việc phân tích 3 trường hợp của Wal-mart, Amazon, Nordstrom, luận án rút ra rằng với mỗi loại hình bán lẻ, mặt hàng bán lẻ khác nhau, mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp ERP phù hợp như SAP, Oracle hay các nhà cung cấp khác Việc nhà cung cấp có đáp ứng được nhu cầu hiện tại của công ty về hệ thống không là điều tất cả doanh nghiệp quan tâm hàng đầu Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ nên đưa cho các nhà cung cấp một danh sách các nhu cầu để họ có thể trình bày cách hệ thống ERP đáp ứng được yêu cầu này Hơn nữa, doanh nghiệp bán lẻ cũng nên nâng cao các yêu cầu đối với các đề xuất cho các dịch vụ tư vấn triển khai phần mềm, tư vấn tích hợp và tư vấn kinh doanh Và đặc biệt quan trọng, doanh nghiệp bán lẻ cần tìm hiểu liệu nhà cung cấp đó có hiểu thị trường và khách hàng của doanh nghiệp Tình huống phân tích ở trên cho thấy, mỗi nhà cung cấp có một tập khách hàng nhất định và có thế mạnh nhất định trong một số ngành hàng, và họ đã triển khai thành công cho khách hàng của họ Ví dụ SAP triển khai thành công hệ thống ERP cho nhà bán lẻ Wal-mart, hay Oracle triển khai thành công hệ thống ERP cho chuỗi trung tâm thương mại Nordstrom Tương tự, tại các thị trường như Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ có thể tham khảo các tình huống triển khai thành công và lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp ERP phù hợp ERP cho mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên điều kiện nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp đó Hiệu quả hệ thống ERP mang lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà triển khai Năng lực triển khai ERP bao gồm khả năng tư vấn theo ngành nghề, năng lực công nghệ và năng lực hỗ trợ Vì thế để chọn được đơn vị triển khai ERP phù hợp cho doanh nghiệp mình thì các doanh nghiệp phải luôn cần cân nhắc thật kỹ.
2.3.4 Doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư thích đáng cho ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC
Thực trạng doanh nghiệp và thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh
Kể từ tháng 1 năm 2015, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo cam kết gia nhập WTO, cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài, đồng thời năm 2018 Việt Nam cũng dỡ bỏ hoàn toàn rào cản về thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp 10 nước ASEAN (Thu Hòa, 2018) Với dân số hơn 90 triệu dân, GDP tăng trưởng 6,8% năm 2017, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, các kênh bán lẻ hiện đại được mở rộng, Việt Nam được đánh giá là một thị trường hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài Những tập đoàn bán lẻ lớn AEON (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan) với các hoạt động đầu tư, các thương vụ mua bán và sáp nhập rầm rộ vào Việt Nam một mặt mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, mặt khác khiến cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt Tính đến năm 2017, ước tính trên thị trường bán lẻ Việt Nam có 958 siêu thị, 188 trung tâm mua sắm, 8.580 chợ truyền thống và khoảng 2,2 triệu nhà bán lẻ đang hoạt động, trong đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi có tiềm năng phát triển lớn nhất do vốn đầu tư thấp, thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, và khả năng thu hồi vốn nhanh (Thu Hòa, 2018; AtKearney, 2017) Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục thống kê, tính đến tháng 1 năm 2017 tại Việt Nam có hơn 184.941 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy và xe có động cơ khác (mã VSIC: G), trên tổng số 464.953 doanh nghiệp của cả nước, chiếm gần 40% (Thu Hòa, 2018).
Các doanh nghiệp bán lẻ lớn của Việt Nam trước đây chiếm phần lớn thị trường bán lẻ Việt Nam như: Vinmart, Fivimart, SaigonCoop, SatraMart, Hapromart… giờ cũng đang dần bị thu hẹp sân chơi với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài Cụ thể, theo thống kê của AtKearney, đến tháng 1 năm 2018, Family Mart (Nhật Bản) có 166 cửa hàng tại Việt Nam và dự kiến sẽ mở thêm 700 cửa hàng nữa cho tới năm 2020; chuỗi cửa hàng tiện lợi khác của Nhật Bản là 7-Eleven đã tham gia thị trường Việt Nam vào tháng 6 năm 2017 và đã mở 11 cửa hàng, và dự định sẽ mở 100 cửa hàng trong ba năm tới và 1.000 cửa hàng trong thập kỷ tới; Chuỗi siêu thị và trung tâm mua sắm Lotte Mart (Hàn Quốc) dự định mở 60 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2020; GS25 (Hàn Quốc) đã khai trương 1 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2017 và dự kiến sẽ mở 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm (AtKearney, 2017).
Hình 3.1: Các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam (tháng 1 năm 2018)
Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn đã diễn ra trên thị trường bán lẻ Việt Nam những năm trở lại đây, trong đó nổi bật là thương vụ của Tập đoàn Berli Jucker - BJC (Thái Lan) đã chi 655 triệu euro để mua lại toàn bộ chuỗi bán lẻ Metro Cash & Carry Việt Nam; Central Group (Thái Lan) đã mua lại 49% cổ phần của chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim, và thôn tính toàn bộ chuỗi siêu thị Big C với giá trị hơn 1 tỷ USD (Thu Hòa, 2018) Về phía các doanh nghiệp nội địa, các thương vụ M&A điển hình phải kể đến như Vinmart (thuộc tập đoàn VinGroup) đã thâu tóm chuỗi siêu thị Oceanmart và Vinatexmart, Thế giới di động thâu tóm Trần Anh.
Trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, 75% thị phần thương mại điện tử Việt Nam tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh (Vecom, 2018) Giá trị thị trường bán lẻ trực tuyến ước tính đạt 9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018 và được dự đoán sẽ tăng trưởng 20 - 30% trong những năm tới (Vecom, 2019) Những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này phải kể đến đó là Lazada, Tiki, Shopee, Sendo,Adayroi Thị trường bán lẻ trực tuyến cũng chứng kiến những phi vụ đầu tư, mua bán và sáp nhập lớn như thương vụ Alibaba (Trung Quốc) mua Lazada.vn, Central
Group (Thái Lan) mua Zalora.vn, JD (Trung Quốc) mua 22% cổ phần của Tiki.vn, Tencent (Trung Quốc) mua 40% cổ phần của Shopee (Thu Hòa, 2018).
Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, nhưng trên thực tế con số này được dự đoán còn cao hơn, và trong tương lai gần hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa Việt Nam sẽ còn bị thu hẹp hơn nữa (Thu Hòa, 2018) Điều này thực sự là con số đáng lo ngại khi doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang dần mất đi thị phần trên chính thị trường nội địa, đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần có những bước đi đột phá trong chiến lược kinh doanh nếu không muốn bị biến mất trên thị trường.
Thị trường bán lẻ Việt Nam có thể phân chia thành 6 kênh phân phối theo đặc điểm cụ thể, bao gồm: Siêu thị lớn, Siêu thị, Trung tâm thương mại, Trung tâm mua sắm, Chuỗi cửa hàng tiện lợi và các Cửa hàng chuyên biệt.
Siêu thị lớn (đại siêu thị) là địa điểm bán lẻ mở rất lớn về diện tích kinh doanh lẫn số lượng các loại sản phẩm (thực phẩm & phi thực phẩm) Một vài ví dụ về đại siêu thị là: Co.opmart, Vinmart, Lotte Siêu thị ở Việt Nam cung cấp những mặt hàng và dịch vụ tương đương nhau Có nơi cấp thẻ khách hàng thân thiết để bạn tích điểm và được giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo.
Trung tâm thương mại bán những món đắt tiền nhưng quần áo hiệu, giày hiệu và thiết bị điện tử cao cấp Parkson và Diamond Plaza, Vincom là những nơi được ưa chuộng nhất ở TPHCM Còn ở Hà Nội là Vincom, Tràng Tiền Plaza, Grand Plaza, The Manor và Parkson.
Trung tâm mua sắm là một khái niệm mới ở Việt Nam, nơi bao hàm cả đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng bách hoá, rạp chiếu phim và cửa hàng chuyên biệt Lotte Mart & The Crescent Mall ở quận 7, TPHCM có thể được xem là Trung tâm mua sắm “đúng chuẩn” Hệ thống chuỗi cửa hàng tiện ích phục vụ nhu cầu hàng ngày về những món đồ lặt vặt, và có thể được tìm thấy trên mọi con phố Bạn có thể dễ dàng mua một chai nước hay giấy vệ sinh, dầu gội, khăn giấy và nhiều món khác.
Các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam đang cạnh tranh với các quầy sạp bán hàng bên đường và các chợ truyền thống; Chuỗi cửa hàng Co.opFood, trực thuộc hệ thống cửa hàng của Saigon Co.op, G7 Mart và Shop & Go có thể được kể như là những chuỗi cửa hàng tiện ích Tuy nhiên, chính những cửa hàng tiện ích ít tên tuổi mới là thành phần đại diện cho đa số thị trường bán lẻ tiện dụng ở Việt Nam.
Cửa hàng chuyên biệt là các cửa hàng chuyên bán 1 loại hoặc 1 nhóm sản phẩm nào đó Các cửa hàng này có thể nằm rải rác khắp nơi trong thành phố, hoặc tỉnh lỵ nhưng thường là tập trung theo khu Ví dụ như những cửa hàng bán quần áo thời trang trên đường hoặc khu bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất Và cũng chính các cửa hàng mới là nguồn cung cấp và trung gian trao đổi hàng hóa lớn nhất trên thị trường bán lẻ từ nước hoa, điện thoại di động, nước giải khác cho đến ô tô và cả vật liệu xây dựng (trừ phân khúc tiện dụng và thực phẩm).
Về phía hạ tầng pháp lý và công nghệ cho ứng dụng CNTT và thương mại điện tử nói chung, tại Việt Nam, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chiến lược và toàn thể xã hội đã bước đầu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hạ tầng này (Trần Văn Hoè, 2008) Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan quản lý cũng đã triển khai các chương trình đào tạo, và tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách để quản lý các hoạt động thương mại điện tử và hỗ trợ doanh nghiệp (Nguyễn Thị Mơ, 2006) Đây là những điều kiện thuận lơi để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường ứng dụng CNTT nói chung và quản trị nguồn lực doanh nghiệp nói riêng.
Hình 3.2: Thị phần các loại hình bán lẻ ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt
Ghi chú: vòng tròn từ trong ra ngoài tương ứng năm 2015 - 2016
Trước những yêu cầu đặt ra của chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu các ngành kinh tế, ngành bán lẻ tại Việt Nam đã có những bước chuyển biến sâu sắc, có sự biến động lớn giữa cơ cấu kênh phân phối và lực lượng lao động trong ngành bán lẻ Trong giai đoạn 2010 đến nay, trên thị trường đã có những thay đổi lớn theo các xu hướng phát triển kênh bán lẻ hiện đại, đặc biệt là bán lẻ trực tuyến, bán lẻ đa kênh Thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 25% (năm 2015) lên 45% trong năm 2020, giá trị bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đạt
4 tỷ đô la trong năm 2017, và được dự đoán sẽ tăng trưởng với mức 20 - 30% trong những năm tới (Vecom, 2017) Các công cụ bán lẻ trực tuyến đã được đông đảo các nhà bán lẻ Việt Nam sử dụng bao gồm bán hàng trên website, webshop, mạng xã hội, blog, sàn giao dịch điện tử với các điển hình như Adayroi của VinGroup, Thế giới di động, Nguyễn Kim Các doanh nghiệp cũng tích cực đem đến những trải nghiệm mới cho khách hàng thông qua việc thúc đẩy các phương thức đặt hàng mới và thanh toán điện tử trên điện thoại thông minh và các thiết bị di động.
Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
3.2.1 Quy mô ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ
Các doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam đã sớm biết đến phần mềm quản trị nguồn nhân lực ERP và triển khai từ hơn 10 năm trở lại đây Trong số đó, điển hình phải kể đến các doanh nghiệp bán lẻ đã tiên phong trong việc triển khai ERP nhưSaiGon Co.op năm 2005 đã đầu tư 1,5 triệu USD cho phần mềm ERP của hai nhà cung cấp nước ngoài là Oracle và JDA nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống Co-opMart Năm 2014 dự án ERP của SaiGon Co.op đi vào giai đoạn 2 với kinh phí 2,5 triệu USD nâng cấp và cập nhật các phần mềm công cụ quản lý trong toàn hệ thống bằng phiên bản mới nhất, đưa nhiều ứng dụng vào để kết nối với toàn hệ thống và tiến tới kết nối với nhà cung cấp, rút ngắn vấn đề đặt hàng, mua hàng, giám sát Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ tại Việt Nam sớm triển khai ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP phải kể đến Công ty cổ phần ThếGiới Di Động đã triển khai phần mềm ERP từ năm 2007, Điện máy Chợ Lớn bắt đầu dự án SAP ERP từ năm 2009, Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim triển khai dự án SAP ERP từ năm 2011, Công ty CP Thế giới số Trần Anh đã tiến hành khởi động dự án triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) củaOracle năm 2011, nâng cấp từ hệ thống ERP được công ty xây dựng từ năm 2007.
Quản lý nhân sự Kế toán, tài chính SCM CRM ERP
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi sang các mô hình kinh doanh hiện đại như bán lẻ trực tuyến, bán lẻ đa kênh (omni-channel), bán lẻ tại các trung tâm thương mại lớn, đại siêu thị, cửa hàng tiện ích hiện đại Đây là nền tảng giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và cụ thể là quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP vào hoạt động quản lý bán lẻ Với những sự thay đổi tích cực trong mô hình kinh doanh, quy trình kinh doanh theo hướng hiện đại, sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam gặp thuận lợi trong việc triển khai các phần mềm quản lý như ERP.
Tại phân khúc này, việc ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại rất hạn chế, chính vì vậy, theo kết quả điều tra của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2017, chỉ có khoảng 11% các doanh nghiệp bán buôn/bán lẻ có ứng dụng ERP:
Hình 3.4: Tình hình sử dụng phần mềm hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp tại các doanh nghiệp bán lẻ
Kết quả điều tra của Vecom cho thấy phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ ViệtNam mới chỉ dùng đến phần mềm kế toán, tài chính với 89% các doanh nghiệp được hỏi có sử dụng phần mềm này Còn các phần mềm chuyên sâu như quản trị chuỗi cung ứng SCM, quản trị quan hệ khác hàng CRM, hay quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP thì còn rất hạn chế Trong đó, xét về quy mô thì chỉ có 9% doanh nghiệp vừa và nhỏ có triển khai phần mềm ERP, 38% các doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát có ứng dụng phần mềm ERP tại doanh nghiệp Như vậy, nhìn trên góc độ quản lý, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chưa triển khai rộng rãi giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP.
3.2.2 Các nhà cung cấp giải pháp ERP trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
Thị trường cung cấp các giải pháp ERP tại Việt Nam đang rất sôi động và nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp bán lẻ Cụ thể, các nhà cung cấp phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP hàng đầu trên thế giới như SAP, Oracle, IBM, Infor…đã sớm có mặt tại Việt Nam Những nhà cung cấp này có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, triển khai dự án ERP, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán lẻ có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp giải pháp và tận dụng được những kinh nghiệm triển khai Bên cạnh đó, các nhà cung cấp phần mềm đã sớm nắm bắt được nhu cầu ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP của các nhà bán lẻ Việt Nam nên đã đưa ra các gói giải pháp phù hợp, tùy biến theo đặc điểm kinh doanh và quy mô của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam Trong khi đó, các công ty phần mềm trong nước cũng tích cực tham gia vào lĩnh vực này, và đã đưa ra nhiều sản phẩm cho thị trường, trong đó phải kể đến: FPT, Lạc Việt, Sao Khuê, HPT Soft. Ngoài ra, các nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử như DKT, VNP cũng đã và đang tích cực cải tiến các phần mềm quản lý bán hàng như Sapo, Nhanh.vn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cửa hàng chuyên dụng, cửa hàng tiện ích Điều này làm tăng cơ hội lựa chọn giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP cho các doanh nghiệp với quy mô từ lớn, đến vừa vả nhỏ, và rất nhỏ.
Nhằm phục vụ nâng cao hiệu quả cũng như năng suất làm việc, tạo ra một nguồn lực mạnh cũng như giá trị cạnh tranh trên thị trường Hiện nay, có rất nhiều các nhà cung cấp ERP tại Việt Nam với những ưu điểm và đặc trưng riêng Việt Nam là một trong những nước đang phát triển với vô số các doanh nghiệp vừa – nhỏ và các công ty lớn đa quốc gia cũng chiếm một phần không nhỏ Vì vậy, các loại phần mềm ERP khá phát triển và được các doanh nghiệp chú trọng khi lựa chọn phần mềm ERP để phục vụ trong việc tổ chức và quản lý công ty Từ đó nhằm phục vụ nâng cao hiệu quả cũng như năng suất làm việc, tạo ra một nguồn lực mạnh cũng như giá trị cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, có rất nhiều các nhà cung cấp ERP tại Việt Nam với những ưu điểm và đặc trưng riêng Hiện nay các nhà cung cấp ERP tại Việt Nam đang cung cấp 2 nhóm các phần mềm ERP chính đó là trong nước và nước ngoài Trong đó, các phần mềm ERP ở Việt Nam trong nước khá phù hợp với các mô hình ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Một trong những thế mạnh của hệ thống ERP trong nước đó là có các phần mềm kế toán, phần mềm chấm công được tuân theo chuẩn mực
“thuần Việt” bởi sự thay đổi liên tục của các thông tư, các điều khoản do Nhà nước ban hành; Còn các phần mềm của nước ngoài, khi sử dụng bạn phải chú ý đến chi phí bản quyền, chí phí tư vấn triển khai phần mềm ERP và thời gian cũng như công sức triển khai mô hình.
Bên cạnh đó, các phần mềm ERP nước ngoài cũng rất đắt đỏ, chi phí để triển khai một dự án ERP nước ngoài khoảng vài trăm nghìn USD Ưu điểm lớn nhất của mô hình quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nước ngoài là được sử dụng với mô hình chuẩn hóa bởi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao Có thể kể đến một số phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) phổ biến nhất hiện nay như các phần mềm ERP mã nguồn mở Odoo ERP, KIU ERP, Misa ERP, Fast ERP mặc dù có tên gọi khác nhau và giao diện hoặc chức năng của các phần mềm này có thể khác nhau nhưng hầu hết các nhà cung cấp erp tại Việt Nam đều thiết kế ERP nhằm hỗ trợ triết để các hoạt động mua bán, các phần mềm chấm công, tài chính của doanh nghiệp nhờ các phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán.
Khi chọn các nhà cung cấp phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP tại Việt Nam doanh nghiệp cần lưu ý nên chọn các đơn vị uy tín, đã có kinh nghiệm cung cấp giải pháp ERP cho doanh nghiệp và nhận được sự đánh giá cao của các doanh nghiệp đó Đồng thời nên chọn những công ty cung cấp phần mềm ERP có chính sách bảo hành hỗ trợ lâu dài Chi tiết về đánh giá một số phần mềm ERP tại Việt Nam được trình bày tại Phụ lục 2 của luận án.
3.2.3 Thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại một số doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam
3.2.3.1 Thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) thành công tại Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)
1) Giới thiệu về Saigon Coop
Khởi nghiệp từ năm 1989, Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh
- Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm Co.opmart là thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng.
Dưới góc độ của người tiêu dùng, các thương hiệu kinh doanh bán lẻ hiện đại của Saigon Co.op đều quen thuộc với mọi tầng lớp khách hàng từ bình dân đến cao cấp Có thể kể đến như: Chuỗi cửa hàng Co.opFood, chuỗi siêu thị Co.opMart, Chuỗi đại siêu thị Co.opExtraPlus (liên doanh với NTUC FairPrice-Singapore), Chuỗi TTTM Sense City và Chuỗi Shopping mall cao cấp Vivo City (liên doanh với MapleTree-Singapore).
2) Mô hình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại Saigon Coop i) Năng lực tiếp cận công nghệ của Saigon Coop
Người tiên phong áp dụng ERP trong ngành bán lẻ là Saigon Co.op khi năm
2004 đã tìm đến hai nhà cung cấp phần mềm nước ngoài là Oracle và JDA Phần lớn các nhà bán lẻ trong nước tại thời điểm đó không dám đầu tư ngay lập tức trọn gói dịch vụ này bởi chi phí tối thiểu không dưới một triệu USD Saigon Co.op khi triển khai hệ thống đã lựa chọn hai nhà cung cấp khác nhau là Oracle và JDA với tổng chi phí lên đến 1,5 triệu USD.
Tới năm 2015, đơn vị quản lý chuỗi TTTM Sense City tự tin có trong tay công cụ quản lý mang tên ERP-Symphony do công ty TNHH MTV Phần Mềm Vũ Thái Duy (Công ty VTD) cung cấp Theo hợp đồng vừa ký kết ngày 28/09/2015, công ty VTD cung cấp và triển khai hệ quản trị ERP-Symphony cho Chuỗi Sense City bao gồm Head Office (VP công ty SCID – đơn vị quản lý chuỗi Sense City) và các Sense City thành viên, trước mắt là Sense City Cần Thơ và Sense City Bến Tre. ERP-Symphony của VTD với dòng giải pháp đặc thù cho chuỗi Trung Tâm Thương Mại mang tên ESS-DStore bao gồm các phân hệ tiêu biểu như:
- Quản trị mặt bằng cho thuê (Leasing Space Management): cho phép quản trị và kiểm soát toàn bộ không gian cho thuê kinh doanh của TTTM;
- Quản trị hợp đồng thuê (Leasing Contract Management): cung cấp công cụ quản trị toàn bộ hoạt động cho thuê, bao gồm các hình thức cho thuê cố định và/hoặc cho thuê chia doanh thu;
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM
Xu hướng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng123 1 Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
4.1.1 Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đang được Bộ Công Thương xin ý kiến các bộ, ngành, dự báo tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-
2025 đạt 14%/năm Xác định thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều tiềm năng, mới đây, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước phát triển Các chuyên gia kỳ vọng, đây là giải pháp cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về chất lượng và quy mô trên nền tảng thuận lợi: dân số trên 90 triệu người, thu nhập bình quân đang tăng lên và sự phát triển ổn định của kinh tế vĩ mô Bên cạnh các nhà bán lẻ theo kênh truyền thống và các kênh hiện đại như Satra hay Hapro, thị trường đã và đang đón nhận những gương mặt như Vingroup, Thế giới Di động cùng các doanh nghiệp nước ngoài như Lazada, hay 7-eleven và Auchan Trong tương lai, hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nội có nhiều khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực Nếu làm phép so sánh doanh nghiệpViệt Nam và nước ngoài, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều sự khác biệt Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoại là sự bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn,trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người tiêu dùng Nếu muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này. Để xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần đánh giá những xu hướng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ đó là:
Sự mở rộng những kênh bán lẻ mới dựa trên sự phát triển của thương mại điện tử xã hội, di động, và địa phương Các loại hình bán lẻ trực tuyến, đặt hàng qua điện thoại và các mạng xã hội ngày càng phổ biến Các kênh này thực tế không đe doạ các kênh truyền thống mà ngược lại, tạo ra những cơ hội lớn hơn cho các cửa hàng truyền thống, củng cố thêm sức mạnh và hỗ trợ đắc lực cho các kênh truyền thống Đồng thời, thói quen và hành vi mua sắm của khách hàng đang thay đổi nhanh hơn sự hiểu biết và khả năng ứng phó của doanh nghiệp Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các giao dịch qua điện thoại thông minh, rổ hàng mua sắm đã thay đổi, thậm chí dấu ấn thương hiệu cũng khác Trước đây khách hàng mua sắm tại siêu thị còn có thể kết hợp với giải trí, thì tới nay thói quen này đã gần như đã chấm dứt Thay vào đó, khách hàng có xu hướng giải trí tại rạp chiếu phim, quán cà phê, hay trung tâm thương mại Rổ hàng mua sắm của khách hàng đã thay đổi theo xu hướng tự nhiên hoặc theo nhu cầu mới dựa trên hàng mới, thu nhập và xu hướng chung của thị trường Doanh nghiệp bán lẻ nên chủ động xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng và hệ thống quản trị riêng để tổng hợp, phân tích, đánh giá những thông tin độc lập, qua đó, những thay đổi của thị trường được ghi nhận và thúc đẩy các yếu tố bên trong doanh nghiệp chuyển động theo để phục vụ khách hàng của mình, chứ không chỉ là tìm cách đối đầu trực tiếp với các đối thủ.
Sự phát triển của bán lẻ đa kênh tích hợp (Omni-channel) và các trung tâm mua sắm kết hợp đồng thời các ngành ẩm thực, siêu thị cao cấp, thời trang nhanh hay cửa hàng đồng giá trong thời gian tới cũng được đánh giá nhiều triển vọng, khi tích hợp các công nghệ quản lý vận hành hiện đại và công cụ tiếp thị mới một cách hiệu quả Mô hình cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi như Circle K, 7-ELEVEN, Guardian, hay thậm chí Kidsplaza, Bibomart, Bách hóa Xanh, Điện máyXanh, đã khiến cho cuộc đua mở rộng mô hình kinh doanh và mạng lưới trở nên hấp dẫn nhưng đầy quyết liệt hơn Bên cạnh đó, các loại hình kinh doanh trực tuyến của cả doanh nghiệp và người bán hàng độc lập, hay thậm chí người nổi tiếng cũng tạo thêm sức ép Ngoài ra, việc người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với việc sử dụng Internet, thiết bị điện tử cũng như xu hướng thanh toán bằng thẻ tín dụng cùng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu cũng sẽ là những thành tố quan trọng để thúc đẩy và thay đổi thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Tầm quan trọng ngày càng gia tăng của công nghệ trong lĩnh vực bán lẻ: điều này thể hiện ở thực tế công nghệ ngày càng khẳng định vai trò quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Yếu tố nổi bật về công nghệ trong ngành bán lẻ đó chính là hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), cung cấp cho nhà quản trị những con số dự báo chính xác hơn, kiểm soát chi phí tốt hơn, chia sẻ thông tin nhanh hơn giữa các cửa hàng trong cùng hệ thống.
4.1.2 Xu hướng phát triển ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Trên thế giới, các hệ thống thông tin nói chung và hệ thống ERP trong ngành bán lẻ nói riêng đang phát triển theo xu hướng công nghệ mới thông minh hơn, hiệu quả hơn Trong đó phải kể đến 4 xu hướng của chính sau đây:
4.1.2.1 Đẩy mạnh phát triển trên nền tảng điện toán đám mây trong quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Với mức độ nhận biết của doanh nghiệp bán lẻ về điện toán đám mây ngày càng lớn, các hệ thống ERP trên đám mây (Cloud ERP) ngày càng phát triển mạnh. Các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng quan tâm đến việc hạ thấp chi phí sở hữu, giảm sự phụ thuộc vào bộ phận IT và tận dụng những lợi ích khác bằng việc sử dụng Cloud ERP Tận dụng xu hướng này, các nhà cung cấp đẩy mạnh các hệ thống SaaS
- Software-as-a-Service, phần mềm chạy trên Web có thể truy cập từ xa, trong đó có thể kể đến các nhà cung cấp như Infor, SAP, Oracle, Epicor, Microsoft Dynamics, và những công ty khác đã cung cấp các giải pháp điện toán đám mây thay thế cho mô hình cũ Vì thế, khi nói đến hệ thống ERP trong ngành bán lẻ hiện nay, xu hướng điện toán đám mây sẽ tiếp tục phát triển và ngày càng mở rộng Trong những năm sắp tới, các nhà cung cấp ERP sẽ tiếp tục phát triển và định vị những sản phẩm của họ trên thị trường bằng cách đưa ra cơ sở dữ liệu đám mây hoặc SaaS.
4.1.2.2 Tăng cường phát triển trên nền tảng di động trong quản trị và cung ứng, sản phẩm
Trong những năm gần đây, xuất phát từ xu hướng tự mang thiết bị cá nhân đến nơi làm việc khiến cho hầu hết các nhà cung cấp hệ thống ERP lớn đều cải tiến sản phẩm với việc tích hợp truy cập từ điện thoại di động, máy tính bảng, điện thoại thông minh Lý do chính cho xu hướng này là do các nhà quản lý trong ngành bán lẻ luôn mong muốn nhận được phản hồi nhanh chóng để có thể thay đổi các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp Xu hướng kết nối di động này ngày càng phát triển, cho phép người dùng có thể phản hồi ở bất cứ đâu và trên mọi cấp độ Việc tích hợp dữ liệu, truy cập các báo cáo kinh doanh bằng di động, cải tiến giao diện truy cập trên thiết bị di động sẽ được các nhà cung cấp hệ thống ERP tiếp tục tăng cường.
4.1.2.3 Xu hướng tích hợp mạng xã hội trong các hệ thống ERP
Thương mại điện tử cộng tác và các hệ thống ERP tích hợp mạng xã hội đang được phát triển nhanh chóng Các nhà cung cấp chính như Infor, SAP, Oracle đang bắt đầu tích hợp mạng xã hội trong hệ thống ERP của mình, thông qua việc nâng cao trải nghiệm - nhìn và cảm nhận giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn Trong năm 2013, Infor chính thức cung cấp khái niệm cộng tác mạng xã hội Sản phẩm Infor ERP LN kết hợp được các chức năng như gắn kết, cộng tác, và những cuộc trao đổi trong thời gian thực cùng những chức năng khác được đưa vào giao diện sử dụng của người dùng ERP.
Bằng cách nâng cao cộng tác mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể cải thiện và hoàn thiện quá trình đưa ra quyết định Cùng với Infor và các hệ thống khác, toàn doanh nghiệp (kể cả những dây chuyền cung ứng mở rộng) có thể giao tiếp, cộng tác và theo dõi con người, công việc cũng như các quá trình khác Cấp độ cộng tác này thông qua việc nâng cấp hệ thống ERP và mạng xã hội sẽ vẫn là là xu hướng trong những năm tới.
4.1.2.4 Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) được kết hợp công nghệ
Công nghệ chuỗi khối - Blockchain là một trong những công nghệ nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh trí tuệ nhân tạo, rotbot và thực tế ảo tăng cường Công nghệ Blockchain là một trong những công nghệ quan trọng đối với các nhà phát triển phần mềm ERP công nghệ này có thể xuất hiện trong hầu hết các khía cạnh nghiệp vụ trong quản trị nguồn lực doanh nghiệp Các ưu điểm về bảo mật, chia sẻ thông tin, chống giả mạo và lưu trữ thông tin giao dịch trên Blockchain cho phép công nghệ này có thể ứng dụng để tăng cường khả năng liên kết thông tin, tích hợp quy trình nghiệp vụ giữa các đơn vị trong chuỗi bán lẻ Các giao dịch trên ứng dụng của SAP, Oracle, IBM như ERP, CRM, SCM đều có thể được ghi lại trên Blockchain để phát huy những ưu điểm của công nghệ này Các hãng công nghệ lớn trên thế giới không đứng ngoài cuộc trước sự phát triển của Blockchain Trước vấn đề về sự tin cậy của dữ liệu không được bảo đảm giữa các tổ chức với nhau khi mỗi tổ chức duy trì một cơ sở dữ liệu của riêng mình, các giải pháp ERP kết hợp với công nghệ Blockchain sẽ cho phép thiết lập cơ chế tin cậy khách quan để chia sẻ dữ liệu giữa tất cả các tổ chức trong một mạng lưới doanh nghiệp Các hệ thống này sẽ được xây dựng với mục tiêu cung cấp mạng kết nối các nhà bán lẻ, cung cấp, khách hàng, ngân hàng, dịch vụ logistics và các đối tác thương mại khác, cùng tham gia vào các quy trình nghiệp vụ ERP; các quy trình nghiệp vụ được số hóa, bao gồm các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, tài sản xuyên suốt chuỗi bán lẻ Các giao dịch trên hệ thống ERP được ghi nhận qua Blockchain được đảm bảo an toàn, tin cậy, không bị phá hoại và hoàn toàn minh bạch giữa các tổ chức với nhau.
Trong thời gian tới, những hãng cung cấp giải pháp ERP sẽ không chỉ còn tập trung phát triển những tính năng nghiệp vụ thuần túy trên sản phẩm của mình nữa. Khi cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ ưu việt như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, trí tuệ thông minh, ứng dụng di động đang dần thay đổi nền kinh tế và xã hội thì các hệ thống ERP cũng không thể đứng ngoài cuộc Các hệ thống ERP ngày càng tích hợp những công nghệ mới tạo ra cuộc cách mạng về nền tảng công nghệ trong lĩnh vực này Ứng dụng Blockchain sẽ không còn xa vời mà đã thực sự được phát triển và tích hợp trong những giải pháp ERP quen thuộc như SAP, Oracle, Microsoft, IBM Khi ứng dụng công nghệ mới này, các doanh nghiệp bán lẻ không còn chỉ vận hành với một hệ thống quản lý cô lập như trước đây, mà có thể tích hợp quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả với những nhà cung cấp, khách hàng, và chủ động hòa nhập cùng phát triển với chuỗi bán lẻ rộng lớn của mình.
4.1.3 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng
Từ những nhận định về xu hướng phát triển của doanh nghiệp bán lẻ, luận án đánh giá những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng như sau:
Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
4.2.1 Xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và đầu tư thích đáng cho ứng dụng ERP
Muốn tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải xác định rõ việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP là tất yếu Đối với các doanh nghiệp chưa ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), cần phải xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT xác định rõ ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là ưu tiên hàng đầu Ứng dụng ERP là một quá trình thay đổi lớn của doanh nghiệp bán lẻ cần được phải xuất phát từ chính vấn đề nghiệp vụ của doanh nghiệp Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) không là một hệ thống CNTT đơn thuần và bao gồm nhiều giá trị nghiệp vụ bên trong Do đó, chiến lược ứng dụng CNTT tại doanh nghiệp bán lẻ cần xác định rõ đặc điểm này doanh nghiệp cần phải chuẩn bị nguồn lực về con người, tài chính nhiều hơn nguồn lực công nghệ.
Với các doanh nghiệp bán lẻ có mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty đa ngành, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tổng thể cần có hai lớp phục vụ hai mức độ quản trị: lớp quản trị tập đoàn và lớp quản trị đặc thù của các đơn vị thành viên Lớp quản trị tập đoàn gồm những quy trình nghiệp vụ xuyên suốt toàn doanh nghiệp hay hỗ trợ quản trị hợp nhất ở mức độ tập đoàn, ví dụ quản trị tài chính, quản trị nhân sự, và hệ thống báo cáo tổng hợp Lớp quản trị ở các đơn vị thành viên gồm những quy trình nghiệp vụ phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh đặc thù như bán hàng, sản xuất, quản lý dự án, quản lý khách hàng… Do đó trong chiến lược ứng dụng CNTT, doanh nghiệp bán lẻ cũng cần làm rõ quy mô, phạm vi, và kế hoạch triển khai cho từng giai đoạn cụ thể của dự án ERP. Để doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không bị tụt hậu, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần thay đổi ngành bán lẻ hướng tới tiếp tục tăng trưởng và bảo đảm tính cạnh tranh Muốn thay đổi thì nhất thiết phải có chiến lược cụ thể, thúc đẩy tăng trưởng thông qua sáng tạo và nếu doanh nghiệp chậm chân trong lĩnh vực này sẽ sớm bị đào thải khỏi thị trường Doanh nghiệp bán lẻ cần tăng cường áp dụng công nghệ cho phân phối bán lẻ bởi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng dành nhiều ưu tiên cho mua sắm trực tuyến Do sử dụng thành thạo công nghệ, người tiêu dùng có xu hướng đặt hàng qua mạng hoặc dùng các ứng dụng di động để tìm kiếm các đơn hàng giá tốt, các đợt giảm giá, khuyến mại Cùng đó, cần đầu tư hệ thống hậu cần mạnh với lượng hàng hóa dồi dào, có chất lượng Bên cạnh đó, đề cao chữ Tín trong kinh doanh, vì với hình thức mua bán trực tuyến, uy tín là điều quan trọng nhất giúp giữ chân khách hàng.
Thị trường đang thay đổi nhanh chóng, nhưng vẫn có những doanh nghiệp đáp ứng, đón đầu, thậm chí tạo nên những xu hướng mua sắm mới Chính vì thế, cần có nhiều hơn nữa những sự sáng tạo và đổi mới trong chiến lược ứng dụng CNTT của doanh nghiệp, trong đó cần tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách hàng (cả kênh truyền thống và trực tuyến); tăng cường kết nối, chia sẻ, và tích hợp trên hệ thống thông tin; Chuẩn bị khả năng mở rộng nhanh và đồng bộ các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp; Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thay đổi trong tương lai Triển khai ERP đòi hỏi sự phối hợp trên toàn doanh nghiệp và sự hợp tác giữa nhiều người ở các cương vị khác nhau trong doanh nghiệp Doanh nghiệp phải xác định rõ việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP sẽ không chỉ xảy ra ở bộ phận CNTT hay phòng kế toán, mà là nhiệm vụ của toàn doanh nghiệp Nhà quản trị cấp cao cần dành sự quan tâm và hỗ trợ tối đa cho dự án ERP, đảm bảo đủ ngân sách và nhân lực cho dự án thành công, luôn ở trong tư thế sẵn sàng ra những quyết định nhanh chóng Thành công của dự án ERP không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng đội dự án mà các cấp lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo mục tiêu của dự án phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty và có những hành động thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm với dự án Các giám đốc điều hành phải thu xếp nhân sự tham gia vào dự án ERP, thu thập thông tin, đánh giá thường xuyên và nhận ra thành công hay thất bại Đồng thời, phải tạo động lực cho nhóm, hỗ trợ giải quyết các vấn đề và giữ cho nhóm dự án ERP luôn hoạt động mạnh.
Các nhà bán lẻ Việt Nam có nhiều lợi thế “truyền thống” như: hiểu người tiêu dùng, có hệ thống phân phối mạnh và nguồn lực con người Tuy nhiên, con đường tăng trưởng và phát triển của họ sẽ không như trong quá khứ được nữa Thị trường đang có rất nhiều thay đổi, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm, thích ứng và triển khai chiến lược phù hợp Các ứng dụng robot hay trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên, với góc độ doanh nghiệp bán lẻ, các yếu tố đó chưa cấp thiết bằng việc nhận thức được các chuyển đổi cần thiết trong chính doanh nghiệp Chiến lược ứng dụng CNTT của doanh nghiệp bán lẻ trong giai đoạn tới cần tập trung vào việc tăng cường kết nối thông tin hiệu quả với không chỉ với khách hàng (B2C) mà còn giữa nhà bán lẻ với nhà cung cấp (B2B hoặc B2B2C); Khai thác dữ liệu hiệu quả, cần cụ thể theo hướng dự liệu tức thì, dữ liệu trở thành thông tin cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh, dữ liệu bán hàng của nhà bán lẻ cần trở thành dữ liệu thị trường mà các nhà cung cấp cần đến; Tập trung xây dựng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có tính kết nối, an toàn và bảo mật cao.
Trên hết, để triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp thành công, nhà bán lẻ cần có một tầm nhìn và chiến lược công nghệ thông tin đủ mạnh để thích ứng với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng Sau khi đã ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) thành công, doanh nghiệp bán lẻ có thể tiếp cận theo hướng mở rộng lĩnh vực tư vấn và triển khai ERP cho các doanh nghiệp bán lẻ khác Bài học từ Amazon có thể áp dụng cho một số doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam, có thế mạnh về công nghệ và nguồn nhân lực CNTT.
Cuối cùng, để có thể xây dựng và thực thi chiến lược ứng dụng CNTT thông tin trong doanh nghiệp với định hướng ưu tiên cho ứng dụng ERP, cần phải có quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị về tài chính, nhân sự, công nghệ và tư duy Đặc biệt là tư duy chấp nhận sự thay đổi, chấp nhận đầu tư đúng mức để mang lại hiệu quả mong muốn, chấp nhận không phải chỉ đầu tư một lần mà còn phải đầu tư hằng năm cho việc bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống ERP Để có được thành công trong ứng dụng ERP, các doanh nghiệp bán lẻ cần đảm bảo sự quyết tâm của lãnh đạo cấp cao, sự quyết liệt của cấp lãnh đạo cao nhất là nền tảng để đảm bảo thành công của hệ thống Có như vậy, doanh nghiệp bán lẻ mới có thể vượt qua được những khó khăn thách thức trong quá trình triển khai ERP Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP thành công cần là mục tiêu số một mà các doanh nghiệp bán lẻ theo chuỗi cần đạt được khi muốn tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với đổi mới, sáng tạo và công nghệ.
4.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực triển khai, vận hành và quản lý hệ thống ERP Trong việc ứng dụng ERP, nhân sự đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của dự án Ở đây, doanh nghiệp bán lẻ cần chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho dự án ERP theo hai nhóm chính: nhóm nghiệp vụ và nhóm kỹ thuật.
+ Nhóm nghiệp vụ bao gồm những người sử dụng là các cán bộ tác nghiệp hàng ngày, thuộc các phòng ban chức năng như kế toán - tài chính, kế hoạch, cung ứng vật tư, bán hàng, bộ phận sản xuất Nhóm này sẽ tham dự triển khai hệ thống ERP như những người sử dụng cuối cùng khi vận hành hệ thống Những công việc chính có thể chỉ ra như: đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ, cùng xây dựng quy trình nghiệp vụ với đơn vị triển khai, kiểm tra tính đúng đắn và thao tác, vận hành hệ thống.
+ Nhóm kỹ thuật bao gồm các cán bộ nhân viên thuộc bộ phận phụ trách về công nghệ thông tin Nhóm này sẽ tham dự triển khai hệ thống ERP với chức năng hỗ trợ cho nhóm nghiệp vụ và đơn vị triển khai về kỹ thuật như hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, cài đặt hệ thống, thực hiện các công việc chuyên môn về quản trị hệ thống (sao lưu, dự phòng, phân quyền ).
Việc lựa chọn hình thức thuê ngoài để vận hành hệ thống sau nghiệm thu là một trong những xu hướng phổ biến trên thế giới Việc thuê ngoài này bao gồm cả nhân lực vận hành tác nghiệp Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức này chưa thực sự phổ biến Doanh nghiệp bán lẻ có thể tiến hành việc thuê ngoài: máy chủ, dịch vụ quản trị và bảo trì hệ thống nhằm hỗ trợ cho nhóm kỹ thuật Còn nhóm nghiệp vụ vẫn thực hiện các tác nghiệp trên hệ thống như bình thường Việc doanh nghiệp thiếu nhân lực về CNTT gây ảnh hưởng nhiều tới tiếp nhận việc quản trị hệ thống
(phân quyền, phân cấp ) cũng như duy tu hệ thống (bảo mật, sao lưu, phục hồi ) hoặc các sự cố thông thường trong quản trị mạng thông tin doanh nghiệp Giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ đó là phân định công việc rõ ràng cho nhóm/phòng CNTT, tổ chức đào tạo và phương thức chuyển giao phần kỹ thuật của hệ thống ERP giữa đơn vị tư vấn triển khai và bộ phận này, đảm bảo người quản trị hệ thống cần có khả năng và trình độ phù hợp để vận hành, bảo trì và nâng cấp sau này. Doanh nghiệp bán lẻ cần trang bị kiến thức cho nhóm triển khai ERP của doanh nghiệp Trước tiên, các thành viên của nhóm dự án ERP phải hiểu rõ kế hoạch và chiến lược kinh doanh của công ty Nhiều quyết định trong quá trình triển khai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của công ty Cụ thể, đội dự án ERP phải biết khi nào và bằng cách nào công ty sẽ tái cấu trúc doanh nghiệp bởi quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của phân hệ tài chính và quản lý đầu tư trong hầu hết các phần mềm ERP Thứ hai, các thành viên của nhóm dự án phải có đầy đủ các kiến thức trong lĩnh vực chịu trách nhiệm của mình và hơn thế nữa họ cần có sự hiểu biết xuyên suốt các đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ Nếu không có kiến thức này, quyết định trong quá trình triển khai có thể gây xung đột và làm dự án ERP bị ngưng trệ Chia sẻ kiến thức của nhiều chức năng khác nhau là một bắt buộc trước khi chọn phần mềm ERP vì tất cả các giải pháp ERP được tích hợp chặt chẽ với nhau, một thay đổi nhỏ ở phân hệ này có thể làm tổn hại đến các chức năng của phân hệ khác Thứ ba, những người quản lý và vận hành hệ thống ERP phải tham gia một chương trình huấn luyện và sẵn sàng tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ Các doanh nghiệp thường đánh giá thấp khối lượng thông tin mà phần mềm ERP đưa đến và do đó không chuẩn bị để tiếp thu hết những điều mới mẻ và hay của phần mềm ERP.
4.2.3 Thay đổi quy trình kinh doanh theo hướng hiện đại và đáp ứng chuẩn quốc tế
Nếu doanh nghiệp bán lẻ đã hoạt động theo các quy trình chuẩn quốc tế, việc áp dụng ERP sẽ đơn giản như là việc mua một phần mềm Nghĩa là chỉ cần đầu tư hệ thống máy tính, đường truyền Internet, mua bản quyền sử dụng, cử nhân viên đi học và sau đó bật máy là có thể chạy ổn định Nhưng đa phần các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đều chưa áp dụng theo quy trình chuẩn một cách triệt để Và để áp dụng các quy trình chuẩn có khi không những phải thay đổi cách làm cũ mà còn phải điều chỉnh lại cả cấu trúc công ty Đây là điều vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn của lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo đánh giá của các nhà tư vấn, tốn công và tốn sức nhất là ở việc thay đổi quy trình kinh doanh phù hợp với hệ thống ERP Nếu đánh giá mức độ sức lực thì công việc này chiếm đến 60% trong tổng thể giải pháp ERP (Nguyễn Tân Kỷ,
2005) Công việc này đòi hỏi các nhà quản trị cần nắm bắt và đánh giá lại mọi hoạt động của bộ phận mình, có thể qua đó đánh giá mức độ cũng như hiệu quả của công việc từng cá nhân, từng bộ phận.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ cần đổi mới quy trình kinh doanh và quy trình quản lý theo hướng tiêu chuẩn và hiện đại: Cách tổ chức nhân sự theo phòng, ban của tất cả các doanh nghiệp hiện nay là cách tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà doanh nghiệp cho là tốt nhất để có thể dễ dàng tác nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cách tổ chức theo phòng, ban này cũng rất khác nhau tùy từng doanh nghiệp, kể cả với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề Khái niệm “quy trình” trong hoạt động của doanh nghiệp được hiểu như sau: nếu cơ cấu tổ chức theo phòng ban của doanh nghiệp được thể hiện theo chiều dọc thì các bước của quy trình lại được tổ chức theo chiều ngang Một quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu vào và có kết quả là hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu ra Thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy trình chính có thể liên quan đến nhiều phòng, ban của doanh nghiệp, tức là để cho quy trình hoạt động đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về nhân sự từ nhiều phòng, ban Các phần mềm quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự ) và như một “ốc đảo” đối với các phần mềm của phòng ban khác Việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công (chuyển văn bản, copy file ) với năng suất thấp và không có tính kiểm soát Các module của ERP cũng phục vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối quan hệ giữa các phòng, ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quy trình Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ Các báo cáo trên phần mềm ERP có thể lấy thông tin từ nhiều bước trong quy trình và thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau Cách làm này tạo ra năng suất lao động và hiệu quả quản lý thông tin rất cao cho doanh nghiệp.
Một số kiến nghị
4.4.1 Đối với các cơ quan quản lý
Bối cạnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai đoạn tới năm
2030 sẽ tập trung vào các xu hướng đổi mới sáng tạo và công nghệ gắn liền với cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên khắp thế giới Xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế số hóa là rõ rệt, do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước và xây dựng luật cần phải có nhận thức đúng về yêu cầu chuyển đổi số, hiểu rõ về CMCN 4.0, thống nhất nhận thức về việc tạo ra tài sản số và lợi thế kinh doanh số thông qua chiếm lĩnh mặt tiền kinh doanh trong không gian số và không gian thực Chính vì vậy, Chính phủ cần nhanh chóng đưa ra danh sách các Tài sản số quốc gia quan trọng cần được xây dựng và có các chiến lược và chương trình phù hợp trong đó doanh nghiệp và người dân tham gia xây dựng Tài sản Số quốc gia và nhanh chóng chiếm lĩnh các mũi kinh doanh số quan trọng như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, các dịch vụ thông minh… Các cơ quan quản lý cần phải nhanh chóng điều chỉnh những việc chưa đúng xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về CNTT hay những gì đã lỗi thời. Để khắc phục những thiếu sót này, cần điều chỉnh ngay các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống thông tin đang triển khai phân tán rời rạc về thành một cơ sở quốc gia tích hợp liên thông; xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu, định danh điện tử và quyền riêng tư về dữ liệu; đồng thời, cần đổi mới việc triển khai CNTT trong cơ quan nhà nước theo hướng áp dụng chính sách thuê ngoài dịch vụ CNTT Hiện nay, Việt Nam đang triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử lần thứ ba (giai đoạn 2016-2020) theo Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ Đây là văn bản chính sách đặt nền tảng cho việc triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi cả nước Chương trình nhằm mục tiêu xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất về thương mại điện tử trên thế giới, Việt Nam có cả những thuận lợi và thách thức Các xu hướng phát triển của thương mại điện tử Việt Nam thời gian tới sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, cụ thể như: Các công nghệ đặc trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, internet của vạn vật ) sẽ khởi nguồn những hình thái ứng dụng thương mại điện tử mới trong thời gian tới; Các mô hình kinh tế chia sẻ phát triển mạnh; Phương thức bán hàng đa kênh được ứng dụng rộng rãi trong DN;Thương mại điện tử xuyên biên giới, phát triển nhanh; Thương mại điện tử trên di động và thanh toán di động trở nên phổ biến Do vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý Để thương mại điện tử phát triển cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới DN vào hệ thống thanh toán điện tử Tăng cường điều phối, hợp tác chính sách phát triển dịch vụ thanh toán điện tử trong nước và quốc tế, liên quốc gia, liên ngành Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách quy định không còn phù hợp với sự phát triển thương mại điện tử Để thị trường bán lẻ của Việt Nam có thể phát triển và sánh vai được với thị trường bán lẻ thế giới cần có sự hỗ trợ về mặt chính sách vĩ mô, ưu tiên cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước về mặt bằng, thuế suất để cân bằng với các doanh nghiệp nước ngoài Các doanh nghiệp cần chủ động hội nhập, đầu tư chất lượng nhân sự, đầu tư công nghệ quản lý quản trị, quảng bá thương hiệu, nguồn cung cấp hàng hóa chất lượng Mặc dù ngành bán lẻ Việt Nam còn gặp vô số khó khăn trước sự đổ bộ ồ ạt của các nhà bán lẻ nước ngoài, nhưng không vì thế mà doanh nghiệp trong nước phải lo ngại và né tránh sức cạnh tranh trước các doanh nghiệp ngoại Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch trong cuộc đua bán lẻ, giữa trong nước và ngoài nước, giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại Cần giảm chi phí cho các doanh nghiệp bán lẻ nội khi mà điều kiện kinh doanh, khả năng tiếp cận vốn còn hạn chế.
Cần có chính sách tập trung, tạo hành lang pháp lý ưu tiên hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp Về mặt chính sách và thể chế, Chính phủ Việt Nam đã có một hệ thống chính sách xuyên suốt và nhất quán nhằm thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử trong thời gian qua Các kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử theo từng giai đoạn 5 năm được ban hành từ năm 2005 đến nay là nền tảng quan trọng nhất để tạo động lực chính sách cho việc phổ cập ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử; Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử…
Thứ ba, đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử Thương mại điện tử có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus, tấn công vào các website; Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: ma túy, buôn lậu, bán hàng giả… do vậy, cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm Trong đó, cần yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt với các DN bán hàng giả, hàng nhái… Đối với các DN và các sàn thương mại điện tử, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử Nếu có nền tảng công nghệ chắc chắn và ổn định, người dùng dễ tiếp cận hơn thì chắc chắn rảo cản cho thương mại điện tử sẽ được thu hẹp.
Thứ tư, đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Muốn phát triển thương mại điện tử, ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa, cũng đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… Bởi vậy, cần đào tạo các chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không những cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người dân Ngoài ra, Chính phủ và các doanh nghiệp cần kết hợp với người tiêu dùng đẩy mạnh hoạt động truyền thông và giáo dục, tăng cường quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc. Để có thể đẩy mạnh ứng dụng ERP, nhà nước cần đẩy mạnh ứng dụng TMĐT Trong đó, TMĐT liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, mạng internet; công nghệ điện tử, điện lực cùng với hệ thống đào tạo, tiêu chuẩn công nghệ, nên kết cấu hạ tầng cho TMĐT gắn với kết cấu hạ tầng cho các lĩnh vực nói trên Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và mạng internet là ba điều kiện tiên quyết bảo đảm các dịch vụ thích hợp để phát triển TMĐT Đồng thời, cần kết cấu hạ tầng công nghệ điện tử để tạo ra các thiết bị điện tử - tin học - viễn thông và điện lực cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, rộng khắp cho các phương tiện trên hoạt động Để có thể phát triển ngành bán lẻ theo hướng hiện đại, tăng cường ứng dụng ERP thì cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch TMĐT Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu; đăng ký kinh doanh và các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến thương mại, giải quyết tranh chấp… trên mạng.
Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử, một khâu rất quan trọng trong hoạt động TMĐT. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế này để thực hiện tốt các cam kết quốc tế về TMĐT; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế Để phát triển thương mại điện tử nói chung, và tăng cường ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng, cần phải có sự nhận thức sâu sắc của chính phủ,các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược và toàn thể xã hội Bên cạnh đó,Nhà nước và các cơ quan quản lý cần đổi mới nhận thức, tăng cường đào tạo, và tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách để quản lý các hoạt động thương mại điện tử và hỗ trợ doanh nghiệp Bộ Công thương cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, có các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển Chấn chỉnh các địa phương tuân thủ theo đúng quy định liên quan của pháp luật trong việc cấp phép, quản lý hoạt động phân phối, bán lẻ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đây được coi là đòn bẩy của Chính phủ trong việc vực dậy ngành bán lẻ trong nước.
Những năm gần đây, hàng loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng từ Nhật, Pháp, Thái Lan… đầu tư vào Việt Nam khiến thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt Cùng với đó, hàng loạt các thương vụ M&A (sáp nhập, mua lại) cũng diễn ra sôi động, tạo nên sức hấp dẫn lớn của ngành bán lẻ Việt Nam Làn sóng đầu tư cũng như M&A từ các nhà đầu tư “ngoại” sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, song cũng là thời cơ để các nhà bán lẻ nội thay đổi, tăng sức cạnh tranh và đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn, nhất là khi thị trường bán lẻ là “miếng bánh” vô cùng hấp dẫn các “đại gia” nước ngoài Thị trường bán lẻ đã có sự mở cửa nhưng cánh cửa này vẫn chưa thật sự đủ rộng để nhằm mục tiêu bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa Các doanh nghiệp Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơi, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận dụng triệt để những lợi thế sân nhà như thói quen, tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.
4.4.2 Đối với các cơ sở đào tạo
Bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng của nước ta đang diễn ra gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu, đem đến nhiều cơ hội và thách thức đối vơi các cơ sở đào tạo Để có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho cuộc cách mạng 4.0 nói chung, và đẩy mạnh ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng, các trường Đại học và Cao đẳng cần có những định hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
Các cơ sở đào tạo cần chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động đáp ứng cho việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP Bài toán về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay đã có thêm những tiêu chí, điều kiện ràng buộc mới, hết sức khó khăn, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện trong công tác đào tạo, hướng tới các lĩnh vực công nghệ mới như các công nghệ robot, trí tuệ nhân tạo, Blockchain trong đào tạo quản lý hệ thống thông tin và thương mại điện tử Các trường Đại học, Cao đẳng cần đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng tính tương tác, tăng tính thực tiễn của mô hình kinh doanh mới để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc CMCN 4.0 Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh đổi mới nội dung và chương trình đào tạo nhằm đáp ứng trước những thay đổi từ thực tiễn Đặc biệt, cần đổi mới phương thức đào tạo và quản trị đại học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, trang bị những năng lực mới, năng lực sáng tạo cho đội ngũ giảng viên và cán bộ đào tạo thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
Việc giảng dạy nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho việc tăng cường ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho các doanh nghiệp bán lẻ cần được gắn liền với thực tiễn phát triển thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam, gắn liền với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở, tăng cường sử dụng các phần mềm mô phỏng, tương tác trong giảng dạy Các cơ sở đào tạo cần xác định và dự báo nhu cầu thị trường nguồn nhân lực, cơ cấu việc làm trong tương lai thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa các bên: Nhà trường - Nhà khoa học - Nhà tuyển dụng Các cơ sở đào tạo tại Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học nước ngoài, phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động thực tập, trao đổi cho sinh viên.
Chương 4 của luận án đã chỉ ra những xu hướng trong ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng, và những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ Luận án cũng đề xuất những giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ, những hàm ý chính sách và kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để đáp ứng với những yêu cầu của thị trường trong bối cảnh mới gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu.