1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch lớp CCLLCT môn van hoa và phát triển vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay

12 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 31,8 KB

Nội dung

Nhận thức rõ vai trò, vị trí của văn hóa, Đảng ta đã khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời, cũng đặt ra mục

Trang 1

Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

ở việt nam hiện nay

MỞ ĐẦU

Hơn ba mươi năm qua, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có nhiều thành tựu về phát triển văn hóa Văn hóa là sự kết tinh và phản ánh sinh động mọi mặt của cuộc sống, là sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai Văn hóa là linh hồn, là động lực sáng tạo vô bờ của dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội Tìm hiểu, xây dựng và phát triển văn hóa có vai trò thúc đẩy to lớn đối với sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh sức mạnh kinh tế cần có sức mạnh văn hóa

Nhận thức rõ vai trò, vị trí của văn hóa, Đảng ta đã khẳng định: văn hóa

là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời, cũng đặt ra mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Thế giới ngày nay đang vận động rất nhanh, khoa học - kỹ thuật phát triển rất mạnh mẽ, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế luôn đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu mới cho xây dựng văn hóa, tạo

ra nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức cho phát triển văn hóa Cùng với kinh tế phát triển, vị trí, vai trò của văn hóa ngày càng nổi trội hơn, đòi hỏi chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc, am tường về bản chất của văn hóa, vai trò động lực của văn hóa, để từ đó xây dựng một mô hình phát triển hoàn chỉnh, khắc phục những mô hình phát triển thiên lệch, chỉ chú trọng kinh tế, tuyệt đối hóa kỹ thuật, phá vỡ sự cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên Tiến tới xây dựng mô hình phát triển hài hòa và bền vững

Làm được điều này chính là huy động tối đa năng lực văn hóa tiềm ẩn trong con người - dân tộc Việt Nam để xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh

Trang 2

NỘI DUNG

I VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

-XÃ HỘI VIỆT NAM

1.1 Khái niệm văn hóa

Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có, sự phát triển không phải chỉ là lao động, vốn kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà còn là tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người Tiềm năng sáng tạo này lại nằm trong văn hoá, nghĩa là trong sự hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng

Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp

và theo nghĩa rộng

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian…

Theo nghĩa rộng, văn hoá được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của hoạt động người trong các quan hệ với môi trường thiên nhiên

và môi trường xã hội được lưu giữ, truyền thụ, tiếp biến từ thế hệ này sang thế

hệ khác nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng, hướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp

1.2 Vị trí của văn hóa trong tiến trình cách mạng Việt Nam

Phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh cần có nhiều yếu tố trong đó phải kể đến văn hóa như là một động lực để thúc đẩy sự phát triển được lâu dài Chất lượng phát triển xã hội nếu chỉ được đo bằng các chỉ

số kinh tế, các điều kiện về vật chất và trình độ kỹ thuật thì đó sẽ là một sự phiến diện, không bảo đảm sự tiến bộ của con người sẽ dần đưa xã hội đến bế tắc, khủng hoảng Một xã hội phát triển đúng nghĩa phải là một xã hội vì sự tiến bộ và phát triển, hoàn thiện con người - xã hội nhân văn thực chất là xã

Trang 3

hội văn hóa Toàn bộ sự phấn đấu, hy sinh và cống hiến sức lực của con người là nhằm xây dựng một xã hội văn hóa, đồng thời vươn tới những giá trị văn hóa cao đẹp do con người đề ra

Nhận thức sâu sắc bản chất và vai trò của văn hóa trong phát triển và tiến bộ xã hội, ngay từ những năm 1943 Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của văn hóa trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam Sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay được Đảng ta gắn liền với vai trò to lớn của văn hóa Tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng

ta khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa

là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì thế chúng ta cần phải nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện cho sự thực hiện lý tưởng cao đẹp của dân tộc ta là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh, con người được ấm no, hạnh phúc

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã kế thừa và phát huy những tinh hoa lý luận về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước khi chủ trương : Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội Như vậy cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng - an ninh, nguồn lực văn hóa cũng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, chi phối, ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất nước

Trang 4

1.3 Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các quốc gia muốn phát triển bền vững cần phải đạt được sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh

tế, xây dựng văn hóa Văn hóa bao gồm tất cả mọi hoạt động thực tiễn của con người để hình thành, phát triển xã hội Trong xã hội loài người, văn hóa

ra đời, phát triển, thay đổi theo lịch sử, địa lý tạo nên những nét đặc trưng văn hóa của một cộng đồng, khu vực Con người đã tạo ra thiên nhiên thứ hai cho mình là văn hóa Văn hóa là hành trang của mỗi người, dân tộc, quốc gia, khu vực, con người luôn luôn không ngừng tạo ra các giá trị văn hóa, biến đổi văn hóa phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời đại để phát triển xã hội Trong thời

kỳ hiện tại, những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin trên thế giới, sự ra đời của các nền kinh tế kỹ trị, kinh tế tri thức, sự phát triển mất cân bằng, thiếu hài hòa càng làm cho thế giới của chúng ta nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của văn hóa trong mọi hoạt động sáng tạo của con người

ở phạm vi dân tộc, quốc gia, khu vực, thế giới Điều đó được thể hiện qua thập kỷ văn hóa do UNESCO phát động, đồng thời khẳng định rằng trong một xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, văn hóa, phát triển là hai mặt gắn liền với nhau Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là người

cổ xúy trực tiếp cho phát triển, ngược lại phát triển cần phải thừa nhận văn hóa đứng ở vị trí trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội

Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh

đã nhấn mạnh: trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến cùng, phải coi trọng ngang nhau, đó là chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hóa chính là mấu chốt của chiến lược phát triển bền vững Kinh tế chính là cơ sở, điều kiện cho sự hình thành, phát triển văn hóa Đảng ta luôn luôn khẳng định phát triển

Trang 5

kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, là yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Như vậy, xuyên suốt các quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng đều thể hiện trực tiếp hay gián tiếp vai trò của phát triển văn hóa trong mối quan hệ với phát triển kinh tế

Văn hóa, kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa có mối quan hệ biện chứng Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hóa Theo Hồ Chí Minh, kinh tế không độc lập với văn hóa mà có mối quan hệ biện chứng với nhau, kinh tế cũng chính là một lĩnh vực của văn hóa Quan điểm này thể hiện tầm chiến lược thiên tài của Hồ Chí Minh trong việc xác định những tiêu chí cơ bản nhằm định hướng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong tương lai Theo nghĩa hẹp, văn hóa là một lĩnh vực riêng trong tương quan với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường Theo nghĩa rộng, văn hóa

là nhân hóa hoạt động của con người, đánh dấu sự vượt lên của con người đối với trạng thái tự nhiên Theo cách hiểu này, mọi hoạt động của con người đều

là hoạt động văn hóa kể cả các hoạt động kinh tế, chính trị Theo đó, văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội được gọi là sức mạnh mềm, lực nâng đỡ, lực hội tụ Thực tiễn ngày càng cho thấy văn hóa không thể đứng ngoài sự phát triển mà phải hài hòa trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị Văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực mà nằm ngay trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa phát triển đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội

Văn hóa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Văn hóa với tư cách là sức mạnh mềm, sức mạnh nội sinh, nền tảng tinh thần của một dân tộc, đóng vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói riêng, của cả dân tộc nói chung Văn hóa phát triển là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách bền vững, toàn diện

Trang 6

Văn hóa, tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều, mật thiết với nhau, cùng phát huy nhiều năng lực khác nhau Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của con người, xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần Văn hóa phát triển thông qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ, tâm hồn, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân, cộng đồng, sẽ là điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định

Văn hóa là mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, nền tảng tinh thần xã hội.

Theo quan điểm của Đảng, mục đích của phát triển kinh tế, xã hội là nhằm phục vụ công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, công cuộc cách mạng giải phóng con người Mục tiêu cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, những kết quả, giá trị to lớn nhất của văn hóa Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, phát triển kinh tế để phát triển con người Văn hóa đóng vai trò là mục tiêu trước mắt, lâu dài của sự phát triển kinh tế Như vậy, phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người được hạnh phúc, phát triển toàn diện

Văn hóa là nền tảng tinh thần bởi văn hóa có chức năng định hình các giá trị, những chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối các hành vi của mỗi người, toàn xã hội Các giá trị, chuẩn mực đó được chắt lọc, lưu giữ, phát triển trong tiến trình lịch sử, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc như chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế, thiết chế văn hóa, tập quán, lối sống , tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc

Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định rằng văn hóa không chỉ là động lực của phát triển kinh tế, xã hội mà còn là động lực phát triển đối với một quốc gia, dân tộc Thông qua mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội để đặt ra

Trang 7

chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế Mọi kế hoạch phát triển kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu cao nhất, đảm bảo yêu cầu cơ bản nhất là bảo vệ con người, phục vụ con người, vì chính lợi ích của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người

II NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC

TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển văn hóa

Phát triển văn hóa trong kinh tế thị trường không những thể hiện nhận thức đúng về tác dụng tích cực của kinh tế thị trường mà còn thấy rõ vai trò của văn hóa trong việc thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở tầm hoạch định chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nguồn lực văn hóa, mà sâu xa và quan trọng nhất là nguồn lực con người, là chất lượng nguồn nhân lực bao gồm cả thể lực, trí tuệ và đạo đức Thực tiễn phát triển văn hóa trong kinh tế thị trường cho thấy tính tích cực của thị trường đối với sự phát triển của văn hóa Thị trường góp phần mở rộng trao đổi, quảng bá các sản phẩm văn hóa và dịch vụ văn hóa một cách năng động, phục vụ nhu cầu ngày càng

đa dạng của xã hội Góp phần dân chủ hóa trong hưởng thụ văn hóa, phân bổ nguồn lực, kích thích và đa dạng hóa tài năng trong sáng tạo, sản xuất, truyền

bá, tiếp nhận các sản phẩm văn hóa, tạo điều kiện, cơ hội để huy động nhiều nguồn lực để phát triển văn hóa - xã hội

Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường tác động vào văn hóa cũng rất

rõ Đó là sự phân hóa về cơ hội và điều kiện sáng tạo, sản xuất, truyền bá các giá trị văn hóa thông qua phương tiện chuyển tải của nó Tình trạng xuất hiện

Trang 8

ngày càng nhiều sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hóa chất lượng thấp tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội, ảnh hưởng xấu đến thị hiếu thẩm mỹ của một bộ phận dân chúng, đe dọa việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị đạo đức truyền thống, thẩm mỹ, nghệ thuật của dân tộc

Nhận thức sâu sắc những mặt tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đối với văn hóa, Đảng ta đã xác định phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Đó là quá trình phát triển văn hóa để tạo ra sức mạnh nội sinh và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và đồng thời kinh tế phát triển là điều kiện cho sự phát triển văn hóa Vì vậy, cần phải gắn kết chặt chẽ giữa chính sách văn hóa trong kinh tế và chính sách kinh tế trong văn hóa để tạo nên sự phát triển hài hòa giữa văn hóa với kinh tế

Trong gần 30 năm đổi mới và phát triển, lĩnh vực văn hóa đã có sự tiến

bộ trên nhiều mặt, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, khoa học -giáo dục ngày càng mở rộng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa từng bước đi vào chiều sâu Di sản văn hóa dân tộc được bảo vệ và phát huy, các giá trị văn hóa mới được hình thành và phát triển, giao lưu văn hóa được mở rộng Tuy nhiên, trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập Văn hóa phát triển chưa tương xứng và chưa đồng bộ với tăng trưởng kinh tế Công tác xây dựng văn hóa trong Đảng và cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế Quản lý văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ Môi trường văn hóa bị ô nhiễm, văn hóa mạng diễn biến phức tạp Việc gắn kết giữa văn hóa với kinh tế, kinh

tế với văn hóa còn hạn chế Tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội có xu hướng gia tăng

Trang 9

Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của văn hóa Việt Nam hiện nay là tập trung xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, nâng cao văn hóa trong lãnh đạo và quản lý đất nước, gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội; tạo môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo văn học, khoa học, nghệ thuật; xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nâng cao sức mạnh của văn hóa Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế

2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm pháp huy vai trò của văn hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đẩy mạnh phát triển xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, muốn nâng cao chất lượng sống của nhân dân cần sử dụng và tận dụng phát huy tối đa sức mạnh của văn hóa với

tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, tiến bộ xã hội - con người Muốn vậy, thì ngoài quan niệm đúng, chủ trương đúng, phải có thể chế, chính sách, đặt biệt là phải có cơ chế để đưa đường lối văn hóa vào cuộc sống hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động sống của con người và xã hội

Trong thời gian tới có thể và cần thiết sử dụng đồng bộ một số giải pháp phát triển văn hóa:

Nâng cao chất lượng cuộc vận động giáo dục lòng yêu nước gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Tiếp tục xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tốt luật pháp và các chính sách văn hóa Tăng cường sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phương tiện hoạt động văn hóa Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Đầu tư xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh Xây dựng con người toàn diện, có đủ phẩm chất (tư tưởng, đạo đức, lối sống và

Trang 10

nhân cách văn hóa) đáp ứng yêuầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách vừa cơ bản, lâu dài của sự nghiệp phát triển văn hóa ở nước ta Mọi chương trình, dự án phát triển kinh tế phải luôn kết hợp hai mục tiêu: hiệu quả kinh tế

và hiệu quả văn hóa, xã hội, tránh chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá mà làm suy thoái con người

Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa Coi trọng, nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, phát triển kinh tế và văn hóa phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của dân tộc

Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, khuyến khích cổ vũ, phát huy giá trị lành mạnh, hướng thiện, nhân đạo, có ý nghĩa tiến bộ Xây dựng môi trường văn hóa, thực hiện tốt trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc; đấu tranh chống lại những mầm mống phản văn hóa

Tăng cường, chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hoá Cần chủ động đón nhận các cơ hội phát triển cũng như bản lĩnh vượt qua các thử thách

để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm nền văn hóa thế giới, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam, tiến kịp với thời đại Chú trọng ngăn chặn, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa đối với văn hóa nước ta

Ngày đăng: 09/12/2022, 16:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w