1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) đại CƯƠNG về xã hội học (tài liệu tham khảo dành cho CLC)

72 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đại Cương Về Xã Hội Học
Người hướng dẫn TS. Dương Quốc Quân
Trường học Học Viện Tài Chính
Thể loại tài liệu tham khảo
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 81,92 KB

Cấu trúc

  • Chương I ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC (2)
    • 2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học (2)
    • 3. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học (3)
    • 4. Chức năng của xã hội học (4)
    • 5. Kết cấu của tri thức xã hội (5)
  • Chương II......................................................................................................................................... 6 (6)
    • 1. Sự ra đời của xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập (6)
    • 2. Sự phát triển của xã hội học từ đầu thế kỷ XIX đến nay (6)
    • 3. Các nhà xã hội học tiêu biểu (8)
  • Chương III....................................................................................................................................... 9 (9)
    • 1. Khái niệm (34)
    • 2. Đặc trưng của cơ cấu xã hội (0)
    • II. CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI (10)
      • 1. Nhóm xã hội (10)
      • 2. Vị thế xã hội (10)
      • 3. Vai trò xã hội (10)
      • 4. Mạng lưới xã hội (0)
      • 5. Thiết chế xã hội (0)
    • III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI (18)
  • Chương IV VĂN HÓA XÃ HỘI (23)
    • I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC TÍNH CHẤT CỦA VĂN HÓA XÃ HỘ (24)
    • II. CÁC THÀNH TỐ (YẾU TỐ) CỦA VĂN HÓA XÃ HỘI (26)
    • III. CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI (32)
    • IV. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA XÃ HỘI (32)
    • V. VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ NẾP SỐNG, NHÂN CÁCH (33)
    • VI. SỰ HỘI NHẬP VĂN HÓA XÃ HỘI (0)
  • Chương V XÃ HỘI HÓA (33)
    • I. KHÁI NIỆM (9)
    • II. CÁC GIAI ĐOẠN XÃ HỘI HÓA (34)
    • III. CÁC MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA (34)
    • IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA (34)
    • V. NHỮNG HẬU QUẢ CỦA PHI XÃ HỘI HÓA (34)
    • VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (34)
  • Chương VI TRẬT TỰ XÃ HỘI VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI (35)
    • I. TRẬT TỰ XÃ HỘ (35)
    • II. SAI LỆCH XÃ HỘI (39)
    • III. KIỂM SOÁT XÃ HỘI (39)
    • IV. BIẾN ĐỔI XÃ HỘI (39)
  • Chương VII PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC (39)
    • I. XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CUỘC ĐIỀU TRA (39)
    • II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN (48)
    • III. KỸ THUẬT SOẠN THẢO BẢNG HỎI (52)
    • IV. BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU – THANG ĐO (60)
    • V. CHỌN MẪU TRONG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC (60)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

- Trong lịch sử đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

+Theo cách tiếp cận vĩ mô, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cấu trúc xã hội hay cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội Xã hội học phải trả lời 2 vấn đề:

Thứ nhất, hệ thống xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản nào cấu thành?

Thứ hai, các yếu tố cấu thành hệ thống xã hội được sắp đặt theo trật tự nào và giữa chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào, theo cách thức nào?

+Theo cách tiếp cận vi mô, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi hành động xã hội của con người Xã hội học phải trả lời 2 vấn đề:

Thứ nhất, sự khác nhau về hành vi hành động giữa các cá nhân, giữa các nhóm, các cộng đồng xã hội khác nhau.

Thứ hai, sự tác động của các hệ thống chuẩn mực, văn hoá, tín ngưỡng tới hành vi hành động và cách ứng xử của các chủ thể Các mối tương tác giữa cá nhân-cá nhân, cá nhân-nhóm và cộng đồng-cộng đồng.

+Theo cách tiếp cận tổng hợp, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là xã hội loài người và hành vi xã hội của con người Thực chất đây là cách tiếp cận tích hợp giữa cách tiếp cận vi mô và cách tiếp cận vĩ mô.

Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là:

+ Con người xã hội, hệ thống xã hội, mối tương quan giữa con người với con người trong xã hội, giữa con người và hệ thống xã hội.

+ Các quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội trong lịch sử.

+ Cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật xã hội trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng xã hội, các giai cấp và dân tộc.

- Chú ý: Xã hội luôn vận động, biến đổi, do đó đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là không nhất thành bất biến mà nó luôn được bổ sung, phát triển những vấn đề mới để phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu của xã hội học

Xã hội học sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phổ biến, phương pháp chung và phương pháp riêng. a Phương pháp phổ biến (chung nhất)

- Phương pháp phổ biến đc các nhà xhh sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp biện chứng duy vật Cần phải tuân thủ nhiều nguyên tắc :

Nguyên tắc toàn diện: Phải đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ vs các sự vật khác, phải biết nhìn bao quát về đối tượng

Nguyên tắc phát triển: Khi nghiên cứu bất cứ vấn đề nào đều phải đặt nó trong sự vận động, phải biết phát hiện ra những nhân tố mới và ủng hộ sự phát triển của nó

Nguyên tắc phân tích và giải quyết mâu thuẫn : Bất cứ mâu thuẫn nào đều là thể thống nhất của các mặt đối lập nhưng mâu thuẫn bao giờ cũng tồn tại những mặt đối lập hoà quyện thẩm thấu trong nhau Do vậy, khi thừa nhận mặt đối lập này thì cũng phải biết chấp nhận sự tồn tại của mặt kia và ngược lại.

- Các nhà xhh còn sử dụng một số phương phương pháp phổ biến khác như: Phân tích, tổng hợp, so sánh

- Phương pháp này đòi hỏi:

+ Khi xem xét các hiện tượng, quá trình xã hội thì phải phản ánh đúng như nó tồn tại, phải thấy được sự vận động biến đổi của xã hội.

+ Phải tuân thủ các nguyên tắc của nhận thức như: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử cụ thể,,, b Phương pháp chung Đó là các phương pháp được một số khoa học tự nhiên và xã hội sử dụng như: Thống kê, mô hình hóa, toán học c Phương pháp riêng

- Đó là phương pháp điều tra xã hội học, bao gồm các công đoạn như: phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm

Chức năng của xã hội học

Xã hội có ba chức năng cơ bản là: Chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng. a Chức năng nhận thức

- Xã hội học trang bị cho người học những tri thức khoa học về sự phát triển xã hội, các quy luật của sự phát triển xã hội, nguồn gốc và cơ chế của các quá trình phát triển xã hội.

- Tri thức xã hội học là tiền đề để nhận thức sâu hơn về triển vọng phát triển của đời sống xã hội cũng như các mặt, các khía cạnh riêng biệt của nó Qua đó, góp phần làm sáng tỏ lý luận và phương pháp luận nhận thức về xã hội.

- Tri thức xã hội học còn đóng vai trò là những nguyên lý và chuẩn mực cho các tiến trình nghiên cứu khoa học của các khoa học xã hội khác. b Chức năng thực tiễn

- Tri thức xã hội học giúp con người có thể kiểm soát những quan hệ xã hội của bản thân và điều hoà các quan hệ đó cho phù hợp với yêu cầu khách quan của tiến trình xã hội.

- Chức năng thực tiễn của xã hội học còn được thể hiện ở yếu tố dự báo Nghĩa là dựa vào sự phân tích các hiện trạng của xã hội và những mặt, những quá trình riêng lẻ của nó, xã hội học có nhiệm vụ làm sáng tỏ triển vọng của sự vận động và phát triển của xã hội trong tương lai.

- Bằng việc nhận thức sâu sắc các quy luật và xu hướng phát triển của xã hội, xã hội học được xem là công cụ quan trọng để quản lý xã hội một cách khoa học.

Thứ nhất, xã hội học là nguồn cung cấp thông tin, cung cấp những đề xuất và kiến nghị nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, góp phần củng cố mối liên hệ giữa khoa học với đời sống thực tế.

Thứ hai, các tài liệu thực nghiệm của các cuộc nghiên cứu xã hội học còn là phương tiện hữu ích để kiểm nghiệm các hoạt động thực tiễn, hoạt động quản lý của con người mà còn giúp các nhà quản lý hiểu biết đúng hàng loạt các hiện tượng, các quá trình xã hội học mới nảy sinh. c Chức năng tư tưởng

- Xã hội học trang bị cho con người thế giới quan khoa học.

- Xã hội học giúp người nghiên cứu hình thành và phát triển phương pháp tư duy khoa học.

- Xã hội học góp phần giáo dục ý thức về độc lập, tự do, ý thức về tập thể và đoàn kết xã hội, về vai trò, trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp phát triển xã hội.

Phân tích khái niệm, đối tượng và chức năng của xã hội học?

Kết cấu của tri thức xã hội

- Xhh chuyên biệt (về tiền, về tội phạm, về văn hóa, về văn học, về nông thôn, về đô thị, )

6

Sự ra đời của xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập

- Xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập đã được ra đời vào đầu thế kỷ XIX Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ xã hội học vào trong các tác phẩm khoa học của mình là nhà bác học người Pháp Auguste Comte (1839).

+ Theo Comte, xã hội học cần phải dựa trên những sự kiện có tính chất thực chứng và phải theo kiểu mẫu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học, cho nên lúc đầu xã hội học của Comte có tên là “vật lý học xã hội” Mặc dù ý tưởng về một môn khoa học xã hội mới và các quan niệm về xã hội học mà Comte đưa ra chưa thật chính xác và nhất quán Nhưng với việc đưa ra thuật ngữ xã hội học, với đòi hỏi cần phải phát triển khoa học xã hội theo một hướng mới, Comte vẫn được coi là người sáng lập ra khoa học xã hội học (là cha đẻ của xã hội học).

- Sau Comte, các nhà xã hội học đã xác định ngày càng rõ hơn đối tượng, phương pháp và các vấn đề của xã hội học, đồng thời từng bước xây dựng hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật của nền khoa học mới này.

- Bằng các công trình khoa học xã hội học cụ thể, bằng việc rút ra tính quy luật của các vấn đề xã hội, từ đó tạo cơ sở lý luận cho việc giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể,các nhà xã hội học đã ngày càng củng cố vị trí của xã hội học với tư cách là một môn khoa học độc lập.

Sự phát triển của xã hội học từ đầu thế kỷ XIX đến nay

a Xã hội học thế kỷ XIX

- Thế kỷ XIX thời kỳ ra đời và phát triển của xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự xuất hiện và đóng góp của nhiều nhà xã hội học nổi tiếng với các quan điểm còn ảnh hưởng đến ngày nay Tiêu biểu như:

Auguste Comte (1798-1857), C Mác (1818-1883), E.Dur Kheim (1858-1917),

- Người khai sinh ra xã hội học là Auguste Comte, ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ xã hội học vào năm 1839 Là người sáng lập ra triết học thực chứng, Comte đòi hỏi xã hội học phải có tư cách như bất kỳ khoa học tự nhiên nào khác Nhằm giải thoát xã hội học ra khỏi triết học tư biện, Comte chủ trương đưa xã hội học xích lại các khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học và sinh vật học Do đó, Comte gọi xã hội học là “vật lý học xã hội”, ông cũng là người sáng lập ra xã hội học thực chứng.

- Kế thừa Comte và khai thác trên bình diện khác, nhà xã hội học người Pháp E.DurKheim đã nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu là các “sự kiện xã hội”, phủ nhận việc giải thích các hiện tượng hành vi cá nhân và xã hội bằng các tri thức tâm sinh lý cá nhân.

Lý thuyết về “sự kiện xã hội” là sự phát triển và đóng góp độc đáo của Dur Kheim Nếu Comte có công tách tri thức xã hội học ra khỏi triết học tư biện thì DurKheim có công tách tri thức xã hội học ra khỏi tâm lý học và sinh lý học cá nhân.

- Sau Comte và Dur Kheim, xã hội học ở Châu Âu phát triển nhanh chóng, nghiên cứu cấu trúc xã hội như một thực thể khoa học độc lập Có thể nói, thế kỷ XIX là thế kỷ xã hội học của nước Pháp Nước Pháp đã sáng tạo ra xã hội học cùng những cống hiến của nó Nhưng xã hội học không chỉ được phát triển ở nước Pháp mà còn tiếp tục phát triển ở Anh, ở Đức và một số nước khác ở Châu Âu. b Xã hội học thế kỷ XX

- Những năm đầu thế kỷ XX, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của công nghiệp hoá đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề cấp thiết có liên quan đến các hành vi cá nhân và các nhóm xã hội ở Mỹ, dẫn đến sự hình thành và phát triển nhanh chóng hướng tiếp cận xã hội học từ phía hành vi Trong khoảng thời gian ngắn, xã hội học Mỹ chiếm ưu thế với cách tiếp cận vi mô: phân tích hành vi xã hội và tương tác cá nhân, nhóm xã hội.

- Từ thế kỷ XIX đến những năm 60 của thế kỷ XX, xã hội học thế giới phát triển nhanh chóng ở hai khu vực: Châu Âu và Mỹ, với hai cách tiếp cận khác nhau: Cấu trúc xã hội và hành vi xã hội Ngày nay, xu hướng chung là sự thâm nhậm lẫn nhau giữa xã hội học Mỹ và Châu Âu.

- Một đặc điểm nổi bật của xã hội học thế kỷ XX là việc xây dựng lý luận xã hội học Mácxít Xã hội học Mácxít lấy triết học duy vật biệt chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận Công cuộc nghiên cứu xã hội học được kết hợp cả hai bình diện: cấu trúc xã hội và hành vi xã hội trong một thể thống nhất là cộng đồng xã hội.

Lênin đã có những tư tưởng đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu các khía cạnh xã hội, chính trị, kinh tế, tâm lý và các vấn đề xã hội khác làm cho xã hội học mácxít nhày càng phát triển Có thể khẳng định, tất cả các tác phẩm của Lênin trong một chừng mực nhất định đều là những tác phẩm xã hội học, là lý luận mẫu mực không ai vượt qua được trong việc phân tích xã hội học về hiện thực xã hội đương thời.

- Ngay sau khi trở thành môn khoa học độc lập, xã hội học đã được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu trong các trường phổ thông cũng như trong các trường đại học ở Châu Âu, sớm nhất là ở Pháp, Đức, rồi Anh và sau đó là các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây.

- Hiện nay, xã hội học đã trở thành chuyên ngành với hai lĩnh vực là: Xã hội học đại cương và Xã hội học chuyên biệt Xã hội càng phát triển thì xã hội học càng khẳng định vai trò của mình trong việc tạo ra sự hoà hợp giữa con người và xã hội nhằm làm giảm các xung đột xã hội để xây dựng xã hội ổn định và phát triển Các nhà xã hội học ngày càng được thừa nhận và được các chính phủ, các tổ chức xã hội mời tham gia nghiên cứu và tư vấn trong các chương trình xã hội và hoạch định chính sách xã hội với quy mô quốc gia và quốc tế.

Các nhà xã hội học tiêu biểu

1 Augustes Comte (1798-1857) (ô guýt Công tơ)

Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật tổ chức xã hội.

Xã hội học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội.

3 Êmile Dur Kheim (1858-1917) (Đu Khiêm)

Xã hội học là khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội.

4 Max Weber (1864-1920) (Mắc Ve be)

Xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành động xã hội.

Ai là nhà xhh dưới đây? a Platon b Vebe

Ai là nhà xhh dưới đây? a Đu Khiêm b Arixtot

9

CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI

* Định nghĩa: Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định Nói cách khác, nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.

* Phân biệt nhóm xã hội và đám đông

Nhóm xã hội Đám đông

-Là tập hợp người xác định, được hình -Là tập hợp người ngẫu nhiên, được hình thành trên cơ sở quan hệ xã hội hiện có thành trên cơ sở các yếu tố tâm lý đồng nhất.

-Có cơ cấu xác định và có những mối -Không có cơ cấu xác định và không có liên hệ chặt chẽ bên trong những mối liên hệ bên trong.

-Hành vi có cơ cấu xác định, nó luôn -Hành vi bột phát, không theo quy tắc hướng tới các vai trò trên thực tế xác xác định, do đó cơ cấu của hành vi định, vì vậy cơ cấu của hành vi hoàn không thể đoán trước. toàn có thể xác định được.

* Các loại nhóm xã hội cơ bản

Nhóm xã hội được phân chia thành nhiều loại, dựa trên các cơ sở phân chia khác nhau.

- Căn cứ vào quy tắc hành vi nhóm : Nhóm chính, nhóm phụ

- Căn cứ vào quy mô tồn tại của nhóm (số lượng thành viên trong nhóm), người ta phân chia nhóm xã hội thành hai loại: Nhóm nhỏ và nhóm lớn.

+ Nhóm nhỏ là tập hợp xã hỗi ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau.

Nói cách khác, nhóm nhỏ là nhóm liên kết một số hữu hạn người trong không gian và thời gian nhất định.

+ Nhóm lớn là sự liên kết của nhiều người không rõ về không gian và thời gian cụ thể.

Nói cách khác, nhóm lớn là tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình thành trên cơ sở các dấu hiệu xã hội chung có liên quan trước hết đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm xã hội hiện có.

- Căn cứ vào độ bền vững của các tiêu chuẩn liên kết: có nhóm chính thức và nhóm không chính thức.

+ Nhóm chính thức là nhóm được tổ chức chính thức thông qua một quyết định thành lập nào đó.

Nhóm này có cơ chế vận hành thông qua luật pháp, hiến pháp, đạo luật thành văn và các sơ đồ, kế hoạch Hoạt động của các thành viên và vai trò cá nhân được xác định qua những điều lệ và qui tắc nhất định.

+ Nhóm không chính thức là nhóm được hình thành từ các quan hệ tự phát, các thành viên của nhóm có thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệ không thành văn nhưng được họ tán đồng, tự nguyện và trung thành.

Nói cách khác, nhóm không chính thức là nhóm được thành lập theo các quy định không thành văn.

- Căn cứ vào tính chất liên kết, nhóm được chia thành nhóm sơ cấp (cấp 1) và nhóm thứ cấp (nhóm cấp 2).

+ Nhóm sơ cấp: Các thành viên liên hệ trực tiếp với nhau theo huyết thống, tình cảm, sở thích.

+ Nhóm thứ cấp: Các thành viên liên hệ một cách gián tiếp thông qua các quy định và các điều lệ chung do nhóm đặt ra hoặc do áp lực từ bên ngoài.

- Căn cứ vào cách thức gia nhập của thành viên : có nhóm tự nguyện và nhóm áp đặt.

Bài Tập : Cho các tập hợp người sau đây : Cán bộ công chức của bộ tài chính, dân cư của quận Bắc Từ Liêm, cổ động viên đội Bóng Đá Hãy xác định nhóm xã hội và giải thích

- Cán bộ công chức của bộ tài chính

- Cổ động viên đội bóng đá: đám đông

- Dân cư quận Bắc Từ Liêm: cộng đồng người ( Không phải nhóm xã hội, không phải đám đông)

Tóm lại: Có nhiều cách phân loại nhóm khác nhau để thấy rõ bản chất liên kết khác nhau của từng loại nhóm đó Có bao nhiêu dấu hiệu xã hội đặc thù thì có bấy nhiêu nhóm.

* Vai trò của nhóm đối với cá nhân

Nhóm xã hội chi phối toàn diện đến các cá nhân trong đời sống xã hội hàng ngày.

Thứ nhất, nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của các thành viên.

Thứ hai, nhóm còn là nơi các cá nhân trao đổi tình cảm cho nhau nhằm tạo dựng niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thứ ba, nhóm xã hội là nơi các cá nhân trao đổi các kinh nghiệm xã hội, các tri thức khoa học và kỹ năng sống, kỹ năng lao động để các cá nhân nâng cao bản lĩnh sống của mình.

Thứ tư, nhóm xã hội còn tạo ra cảm giác sức mạnh cho các cá nhân

Tóm lại, Nhóm xã hội có ý nghĩa lớn đối với các cá nhân, là chỗ dựa cả về mặt vật chất và tinh thần cho các thành viên trong xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội và là nơi các cá nhân thể hiện giá trị xã hội của chính mình.

2 V th xã h iị thế xã hội ế xã hội ội

Vị trí xã hội – địa vị xã hội mà cá nhân nắm giữ Nghĩa vụ gắn với vị trí xã hội đó

Quyền lợi được hưởng từ việc thực hiện nghĩa vụ

* Định nghĩa: Vị thế xã hội là khái niệm dùng để chỉ vị trí của một cá nhân hay một nhóm xã hội trong một cơ cấu xã hội xác định, qui định chỗ đứng của cá nhân hay nhóm xã hội đó trong mối quan hệ với người khác.

Vị thế xã hội chỉ những quyền và nghĩa vụ tương ứng,

Cơ sở hình thành vị thế xã hội: Hành động xã hội, quan hệ xã hội, mỗi cá nhân thường thực hiện nhiều loại hành động và có nhiều quan hệ xã hội Do đó, mỗi cá nhân có thể có nhiều vị thế xã hội

* Đặc điểm của vị thế xã hội

- Vị thế xã hội là vị trí của chủ thể (cá nhân, nhóm xã hội) trong một cơ cấu xã hội nhất định.

- Một người không chỉ có một vị thế mà có nhiều vị thế tùy thuộc vào quan hệ của người đó với những người xung quanh.

- Xã hội luôn thay đổi và phát triển, do đó vị thế xã hội của con người cũng luôn biến đổi.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI

Các phân h c c u xã h i c b nệm ơ cấu xã hội ấu xã hội ội ơ cấu xã hội ản

Các nhân tố cơ bản cấu thành cơ cấu xã hội như đã phân tích ở phần II chính là bộ khung (cơ cấu chung) của mọi xã hội Tuy nhiên, mỗi hệ thống xã hội là một hệ thống đa cơ cấu gồm nhiều phân hệ.

Xã hội học nghiên cứu các phân hệ cơ bản sau:

1 Cơ cấu xã hội – giai cấp

2 Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp

3 Cơ cấu xã hội – dân số

4 Cơ cấu xã hội – cộng đồng lãnh thổ

5 Cơ cấu xã hội – dân tộc

Phân t ng xã h iầng xã hội ội a Tầng xã hội

Tầng xã hội là tập hợp các cá nhân có cùng hoàn cảnh xã hội được sắp đặt trong một bậc thang xã hội xác định

Tầng xã hội bao gồm các cá nhân có sự tương đồng về thu nhập, học vấn, quyền lực và uy tín, khả năng và cơ may thăng tiến xã hội.

Tầng xã hội – Những Địa vị kinh tế (của cải) người ngang nhau về: Địa vị chính trị (quyền lực) Địa vị xã hội (uy tín)

Cơ hội thăng tiến b Phân tầng xã hội và các loại phân tầng xã hội * Định nghĩa

- Phân tầng xã hội bao hàm sự bình giá, là sự phân chia xã hội ra thành các tầng khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội, cũng như một số khác biệt về trình độ nghề nghiệp, học vấn, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật,v.v

Khi nghiên cứu phân tầng, xã hội học chú ý đến các nội dung sau đây: + Làm rõ nguồn gốc sự phân tầng o Sự phân tầng xã hội là 1 xã hội bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả xã hội loài người Là bất bình đẳng tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người o Do có sự phân công lao động xã hội dẫn đến sự chuyên biệt hoá các loại lao động Vì vậy, 1 số loại lao động sẽ đc coi trọng

+ Phân tầng xã hội vừa bao hàm mặt tĩnh vừa bao hàm mặt động : Phân tầng xã hội nhìn ở mặt tổng quát thì có sự tương đối ổn định Còn khi phân tích chi tiết thì các cá nhân liên tục vận động từ vị trí này sang vị trí khác

+ Nghiên cứu phân tầng xã hội phải thấy đc sự tác động của phân tầng đvs cuộc sống của cá nhân và xã hội Bởi xét đến cùng, mọi khía cạnh liên quan đến cs con người đều liên quan đến vị trí của họ trong bảng phân tầng

+ Phân tầng xã hội là sự phân chia, phân nhỏ xã hội thành các tầng xã hội Nó bao hàm cả sự phân loại, xếp hạng và bình giá.

+ Phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá nhân trong một hệ thống xã hội vào các tầng xã hội khác nhau trên cơ sở của sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị.

* Nguồn gốc của sự phân tầng xã hội

Có hai nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng xã hội, đó là:

- Do sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả mọi chế độ xã hội loài người Sự bất bình đẳng này tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người như: sự khác biệt về thể chất, trí tuệ (năng lực tư duy), điều kiện tồn tại, cơ may

- Do sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và do sự phân công lao động xã hội.

Có sự chuyên biệt hóa các loại lao động nên dẫn đến một số loại lao động được coi trọng.

* Tính chất của phân tầng xã hội

- Phân tầng luôn có tính cao - thấp: Trong xã hội, luôn có sự phân chia ra thành các tầng lớp bên trên và tầng lớp bên dưới, với những nấc thang cao thấp khác nhau.

- Phân tầng xã hội có cả mặt “tĩnh” và mặt “động” Nếu nhìn tổng quát, thì phân tầng xã hội có sự ổn định tương đối; khi nhìn (phân tích) chi tiết thì sẽ thấy tính cơ động do sự di chuyển của các cá nhân và các nhóm xã hội từ tầng này sang tầng khác hoặc chỉ trong nội bộ một tầng.

- Phân tầng xã hội là một hiện tượng khách quan, phổ biến Tuy nhiên, ở mỗi chế độ khác nhau, trong những nền văn hóa khác nhau và những thời kỳ lịch sử khác nhau phân tầng xã hội có đặc điểm khác nhau.

* Các loại phân tầng xã hội

- Tầng lớp bên trên và tầng lớp bên dưới :Có sự di chuyển từ tầng lớp này sang tầng lớp khác hoặc di chuyển trong nội bộ tầng lớp

- Phân tầng đóng: Là loại phân tầng mà trong đó các cá nhân ít có điều kiện cơ hội để thay đổi địa vị của mình Trong hệ thống phân tầng đóng thường có đẳng cấp, ranh giới giữa các tầng lớp rõ rệt, địa vị xã hội của con người được coi như địa vị tự nhiên sẵn có, được duy trì “nội giao” (cha truyền con nối) và cấm các thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau xây dựng hôn nhân.

Phân tầng đóng là loại phân tầng mà trong đó các cá nhân ít có điều kiện và cơ hội để thay đổi địa vị của mình.

- Phân tầng mở: Là loại phân tầng mà trong đó, các cá nhân có nhiều điều kiện và cơ hội để thay đổi địa vị của mình, thường hay có giai cấp Ranh giới giữa các tầng có sự uyển chuyển, linh hoạt hơn Địa vị cá nhân phụ thuộc vào địa vị của họ trong kinh tế Pháp luật hủy bỏ sự cấm kỵ hôn nhân giữa các tầng xã hội.

* Các thuyết phân tầng xã hội:

- Phân tầng theo lứa tuổi: Tuổi cao ở tầng lớp trên, tuổi, nhỏ ở tầng lớp dưới.

Kiểu phân tầng này phổ biến trong xã hội công xã nguyên thủy và xen kẽ tồn tại trong một số xã hội phong kiến.

C đ ng xã h iơ cấu xã hội ội ội

Cơ động xã hội là tính linh hoạt, sự vận động của các cá nhân và các nhóm xã hội từ vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác trong cùng tầng hoặc khác tầng vs họ.

Nó là sự chuyển đổi của một người hay một nhóm xã hội từ vị trí xã hội này sang một vị trí xã hội khác nằm trên cùng một tầng hay khác tầng trong bậc thang giá trị xã hội.

2 Cách phân chia các loại cơ động xã hội

- Cơ động xã hội theo chiều ngang và cơ động xã hội theo chiều dọc

VĂN HÓA XÃ HỘI

KHÁI NIỆM VÀ CÁC TÍNH CHẤT CỦA VĂN HÓA XÃ HỘ

- Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, các chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải qua thời gian vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội (Trần Ngọc Thêm)

VH có cấu trúc ntn?

Tạo ra bằng cahs nào?

- Dưới góc độ xã hội học, văn hóa là hệ thống các giá trị, chân lý, chuẩn mực, các tri thức, quan điểm, khuôn mẫu hành vi trong đời sống xã hội (Max Weber)

VH là các giá trị tinh thần

- Văn hóa và xã hội là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng gắn bó hữu cơ với nhau Một xã hội thì phải có một nền văn hóa tương ứng và một nền văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong lòng một xã hội và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua hệ thống ngôn ngữ và quá trình xã hội hóa Do đó, văn hóa có tính xã hội.

- Phân biệt các khái niệm: Tiểu văn hóa, văn hóa nhóm, phản văn hóa.

+ Tiểu văn hóa là văn hóa của các cộng đồng xã hội có sắc thái khác biệt, nhưng không đối lập với nền văn hóa chung của toàn xã hội.

+ Văn hóa nhóm [nhỏ hơn tiểu văn hóa] là hệ thống quan niệm, tập tục được hình thành trong nhóm Các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình nhưng đồng thời cũng là một phần của nền văn hóa toàn xã hội.

+ Phản văn hóa là tập hợp giá trị của một nhóm người trong xã hội có tính đối Đọc thêm:

Theo giác độ tiếp cận xã hội học, văn hóa được xem xét trên một số khía cạnh sau:

- Văn hóa là hệ thống những giá trị, chuẩn mực, biểu trưng và ý nghĩa.

- Văn hóa là cơ sở, nguồn gốc và nội dung của xã hội hóa cá nhân, nghĩa là khách thể của quá trình xã hội hóa và hoạt động của con người.

- Văn hóa là những gì được con người lưu giữ, bảo tồn và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Phần văn hóa vật chất và tinh thần được thiết lập bởi thế hệ trước, được truyền lại cho thế hệ sau, được tiếp nhận và lĩnh hội, kế thừa và phát triển được gọi là di sản văn hóa.

2 Tính chất của văn hóa xã hội

Không thể xác định hết các tính chất của văn hóa xã hội, dưới góp độ nghiên cứu xã hội học, cần lưu ý các tính chất sau:

- Tính phổ biến: Văn hoá tồn tại 1 cách phổ biến, tồn tại trong mọi cộng đồng xã hội, mọi giai đoạn phát triển của xã hội Ở mỗi giai đoạn phát triển, xã hội đều hình thành nền văn hoá đặc trưng cho mình

- Tính xã hội, giai cấp và đẳng cấp [gọi chung là tính giai cấp] : trong xã hội có sự phân chia giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau đều có những giá trị chuẩn mực và mục tiêu khác nhau hình thành nên bản sắc văn hoá của mỗi giai cấp Tuy nhiên, các giai cấp tồn tại trong một xã hội, để tồn tại được thì trong các đặc điểm khác biệt của chúng phải tồn tại những mục tiêu, giá trị và chuẩn mực chung Từ đó hình thành nên bản sắc văn hoá chung của các giai cấp

- Tính chất chung và riêng

- Tính hội nhập [hợp nhất] và xung đột :

+ Sự hội nhập là các tiểu văn hoá đan xen vào nhau trên nền tảng các yếu tố văn hoá chung

+ Sự xung đột là do mỗi tiểu văn hoá muốn duy trì bản sắc riêng của mình

- Tính kế thừa: tính chất kế thừa của văn hoá là con đường lọc bỏ biện chứng nghĩa là nó kế thừa những yếu tố tích cực, cải biến chúng thành yếu tố nền văn hoá mới và lọc bỏ đi những yếu tố văn hoá không còn tích cực, nhờ có tính kế thừa nên mỗi nền văn hoá riêng vẫn đảm bảo đc bản sắc, không bị pha trộn, lại tạp qua nhiều sự biến đổi

CÁC THÀNH TỐ (YẾU TỐ) CỦA VĂN HÓA XÃ HỘI

1 Sự hiểu biết * Định nghĩa

- Sự hiểu biết là kết quả của quá trình nhận thức, nó bao gồm: kinh nghiệm, quan niệm, tri thức khoa học.

* Đặc điểm của sự hiểu biết

- Sự hiểu biết ban đầu là có tính cá nhân, sau đó nó được lựa chọn thử thách trong thực tế và được xã hội hóa.

- Do đó sự hiểu biết vừa có tính chất phong phú, đa dạng, đồng thời vừa có tính kế thừa và tích lũy cả về bề rộng lẫn bề sâu, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

- Sự hiểu biết ngày càng phát triển

* Vai trò của sự hiểu biết

- Sự hiểu biết là nền tảng, là điểm xuất phát của văn hóa xã hội,

- Là yếu tố quyết định nâng cao con người vượt lên trình độ của giới động vật,

- Là nhân tố cơ bản của mọi nền văn minh.

2 Khuôn mẫu hành vi * Định nghĩa

- Khuôn mẫu hành vi là những hành động được lặp đi lặp lại, được cá nhân trong nhóm, trong cộng đồng tán thành và làm theo.

* Nguồn gốc của khuôn mẫu hành vi

- Những khuôn mẫu hành vi là kết quả của thói quen, của sự học hỏi và nhận thức.

* Phân loại khuôn mẫu hành vi

- Khuôn mẫu hành vi có nhiều loại như: phong tục tập quán

+ Có loại khuôn mẫu nên làm, nên theo, có loại khuôn mẫu phải làm, phải theo: + Có loại khuôn mẫu cho lời nói, quan niệm; có khuôn mẫu cho hành vi, hành động; Ảnh chân dung Quan tài Bàn thờ Con trai thứ Con trai trưởng

Ban tư tưởng văn hóa (Võ Văn Thưởng) Bộ quốc phòng (Ngô Xuân Lịch)

Ban tổ chức trung ương (Phạm Minh Chính)

Bộ Công an (Tô Lâm)

Người nhà: Cảm ơn, nhận sự buồn

+ Có khuôn mẫu cho ứng xử, có khuôn mẫu cho tổ chức

- Khuôn mẫu hành vi có nhiều cấp độ như: có khuôn mẫu giành riêng cho mỗi vị thế vai trò; có khuôn mẫu cho một nhóm, một cộng đồng; có khuôn mẫu cho cả dân tộc, xã hội, v.v

- Các loại khuôn mẫu hành vi luôn đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau, nhưng cũng có thể trái ngược nhau.

- Các khuôn mẫu hành vi luôn vận động biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

* Vai trò của khuôn mẫu hành vi

- Khi khuôn mẫu hành vi được hình thành, nó có vai trò định hướng trong hoạt động của con người Những ai thực hiện theo khuôn mẫu ấy thì được coi là có văn hóa, ngược lại bị coi là sai lệch.

3 Chuẩn mực xã hội * Định nghĩa

- Chuẩn mực xã hội là sự cụ thể hóa khuôn mẫu hành vi thành các nguyên tắc bền vững Nói cách khác, chuẩn mực xã hội là các tiêu chuẩn hành động được xã hội lựa chọn để làm căn cứ cho hành động.

Mời cơm – mời theo vị thế xã hội Đi bên phải – đi đúng làn đường, đi đúng tốc độ Đeo khẩu trang – đeo đúng loại (y tế), kín miệng và kín mũi, đúng mặt NHật: chào cúi người- tay để thằng, cúi thấp

27 Ấn – chào: cúi 30, tay chắp, ngón tay

+ Ko với tay, quá gần

+ Bắt từ người vị thế cao

+ Ko bóp, lắc, giật, cù, quá lâu

+ Ko quá to, ko quá nhỏ

+ Ko quá xa, ko quá gần

* Phân loại chuẩn mực xã hội:

- Căn cứ vào mức độ cộng đồng, chuẩn mực được chia thành: chuẩn mực của toàn xã hội và chuẩn mực của các hệ thống xã hội nhỏ (chuẩn mực nhóm).

+ Chuẩn mực toàn xã hội là chuẩn mực được áp dụng cho toàn bộ các thành viên trong xã hội, không phân biệt giai tầng.

+ Chuẩn mực nhóm là chuẩn mực chỉ được áp dụng cho các thành viên trong nhóm.

NỘi quy cơ quan, điều lệ đảng

- Căn cứ vào mức độ thiết chế hóa, chuẩn mực được chia thành: chuẩn mực thiết chế hóa và chuẩn mực không thiết chế hóa.

+ Chuẩn mực thiết chế hóa là những quy tắc được thực hiện bởi các thiết chế xã hội hay tổ chức nào đó của xã hội.

+ Chuẩn mực không được thiết chế hóa là những chuẩn mực được sinh ra bằng con đường không chính thức, truyền cho nhau bằng miệng.

- Căn cứ vào mức độ nghiêm khắc của sự trừng phạt nếu bị vi phạm, chuẩn mực được chia thành 3 loại: Lề thói, phép tắc, pháp luật.

+ Lề thói: Là những tục lệ, những qui ước, quy tắc xử sự đối với hành vi của con người trong nhóm, trong xã hội Khi cá nhân vi phạm họ sẽ bị chỉ trích nhẹ nhàng, cá nhân tiếp thu như đương nhiên, không thắc mắc.

+ Phép tắc: Chuẩn mực quan trọng hơn lề thói, đó là nội quy, quy chế, điều lệ, đến nỗi phải cử ra một nhóm người để thực thi phép tắc.

+ Pháp luật: Đây là chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội, là chuẩn mực có tính pháp chế Pháp luật không chỉ đơn thuần quy định hành vi nào là không được phép mà còn đưa ra các hình phạt đối với những ai vi phạm luật.

* Vai trò của chuẩn mực xã hội

- Chuẩn mực xã hội là cơ sở của kiểm soát xã hội, là công cụ điều chỉnh hành vi. Các chuẩn mực liên kết lại với nhau tạo thành mô hình hành vi, mô hình hành vi có vai trò điều tiết, kiểm soát mọi hoạt động của con người.

4 Giá trị xã hội * Định nghĩa:

- Giá trị xã hội là sự xác định và thừa nhận của xã hội đối với tính đúng đắn và tính thích hợp của khuôn mẫu hành vi.

Nói cách khác, giá trị là cái ta cho là đúng, cái mà ta thích, cái ta cho là quan trọng để hướng dẫn các hoạt động của chúng ta (giá trị cá nhân)

Con người có thể tiếp nhận các giá trị ở đâu?

- Phần lớn các giá trị căn bản của xã hội được con người tiếp nhận ngay khi còn nhỏ thông qua gia đình, nhà trường, bạn bè, thông tin đại chúng và qua các nguồn khác nhau của xã hội Những giá trị này trở thành một phần nhân cách của con người.

Giá trị của mỗi người ảnh hướng tới chính bản thân người đó như thế nào?

- Giá trị ảnh hưởng đến động cơ và hướng dẫn cho hành động con người, vì thế có thể nhìn người ta hành động mà đoán được giá trị của người ta Tuy nhiên, trong một số trường hợp giá trị và hành động không nhất quán với nhau.

- Giá trị tồn tại phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng xã hội

Vì vậy, phải xem xét giá trị trong những điều kiện xã hội cụ thể.

- Mỗi xã hội, mỗi nền văn hóa có các hệ giá trị khác nhau Hệ giá trị của một xã hội là phương hướng phấn đấu cho toàn xã hội Ở mỗi cá nhân thường có các hệ giá trị ưu tiên và luôn nhấn mạnh các loại giá trị này hơn giá trị khác.

CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI

Theo các nhà xã hội học, trong một nền văn hóa có hai bộ phận hay hai loại hình văn hóa đó là: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ( văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể)

+Văn hoá vật thể : Do con người tạo ra, thể hiện dưới dạng vật thể, hữu hình của con người

+Văn hoá phi vật thể: Các giá trị phi vật chất như tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống, nghi lễ… đc lựa chọn, sàng lọc

Sự phân biệt giữa văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể chỉ mang tính tương đối mà thôi Bởi trong rất nhiều trường hợp k thể phân biệt rạch ròi, cí dụ như 1 công trình tượng đài hay công trình kiến trúc cổ Thì giá trị vật chất, giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật luôn đan chéo vào nhau

CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA XÃ HỘI

Thứ nhất, văn hóa đóng vai trò là nền, định hướng cho suy nghĩ và hành động của con người

Thứ hai, văn hoá ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân Nó cho mỗi người một lối sống, một phong cách nhất định.

Thứ ba, văn hóa là nền tảng cho sự tồn tại bền vững các hệ thống xã hội, nó là chất kết dính giữa các bộ phận trong hệ thống, là hạt nhân quy định sự vận động của các bộ phận Với ý nghĩa đó, nó là nền tảng tạo ra sự bền vững cho hệ thống xã hội

Thứ tư, văn hóa tạo nên sự khác nhau giữa người với người, những bản sắc khác nhau của xã hội.

SỰ HỘI NHẬP VĂN HÓA XÃ HỘI

CÁCH VI SỰ HỘI NHẬP VĂN HÓA XÃ HỘI

Phân tích các yếu tố: Khuôn mẫu hành vi, chuẩn mực, giá trị, luật lệ.

- Yếu tố nào có tính bền vững nhất? Vì sao?

- Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực và luật lệ.

- Nghiên cứu các nhân tố này cho anh chị bài học gì trong hội nhập xã hội.

- Chuẩn mực và luật lệ có quan hệ như thế nào với khuôn mẫu hành vi

XÃ HỘI HÓA

KHÁI NIỆM

Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một xã hội nhất định, là sự thống nhất tương đối bền vững của các mối liên hệ giữa các thành tố cơ bản nhất cấu thành hệ thống xã hội Những thành tố này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người Những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là: Nhóm xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội, thiết chế xã hội

2 Đ c tr ng c a c c u xã h iặc trưng của cơ cấu xã hội ưng của cơ cấu xã hội ủa cơ cấu xã hội ơ cấu xã hội ấu xã hội ội

Cơ cấu xã hội có ba đặc trưng cơ bản là:

- Thứ nhất, cơ cấu xã hội là một tổng thể, một tập hợp các bộ phận cấu thành xã hội, cơ cấu xã hội phản ánh kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội. Ở đặc trưng này cần tìm hiểu 2 vấn đề:

+ Xã hội được cấu thành từ những thành tố nào?

+ Cách thức sắp xếp và liên kết giữa các thành tố ra sao?

- Thứ hai, cơ cấu xã hội là sự thống nhất của các thành tố và mối liên hệ giữa các thành tố đó Đặc trưng này đã khắc phục được 2 quan điểm phiến diện đó là:

+ Quy cơ cấu xã hội về các mối quan hệ xã hội mà không thấy được các thành tố cấu thành cơ cấu xã hội.

+ Quy cơ cấu xã hội về các thành tố xã hội mà không thấy được mối quan hệ giữa các thành tố.

- Thứ ba, cơ cấu xã hội là bộ khung để xem xét xã hội.

Mạng lưới xã hội: mối quan hệ Thiết chế xã hội:

+ Thông qua bộ khung này, người ta biết được một xã hội cụ thể được cấu thành từ những nhóm xã hội nào.

+ Xác định được vị thế (chỗ đứng) của từng cá nhân, từng nhóm xã hội trong xã hội.

+ Xác định được vai trò xã hội của các cá nhân, các nhóm và các thiết chế xã hội.

II CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI

* Định nghĩa: Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định Nói cách khác, nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.

* Phân biệt nhóm xã hội và đám đông

Nhóm xã hội Đám đông

-Là tập hợp người xác định, được hình -Là tập hợp người ngẫu nhiên, được hình thành trên cơ sở quan hệ xã hội hiện có thành trên cơ sở các yếu tố tâm lý đồng nhất.

-Có cơ cấu xác định và có những mối -Không có cơ cấu xác định và không có liên hệ chặt chẽ bên trong những mối liên hệ bên trong.

-Hành vi có cơ cấu xác định, nó luôn -Hành vi bột phát, không theo quy tắc hướng tới các vai trò trên thực tế xác xác định, do đó cơ cấu của hành vi định, vì vậy cơ cấu của hành vi hoàn không thể đoán trước. toàn có thể xác định được.

* Các loại nhóm xã hội cơ bản

Nhóm xã hội được phân chia thành nhiều loại, dựa trên các cơ sở phân chia khác nhau.

- Căn cứ vào quy tắc hành vi nhóm : Nhóm chính, nhóm phụ

- Căn cứ vào quy mô tồn tại của nhóm (số lượng thành viên trong nhóm), người ta phân chia nhóm xã hội thành hai loại: Nhóm nhỏ và nhóm lớn.

+ Nhóm nhỏ là tập hợp xã hỗi ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau.

Nói cách khác, nhóm nhỏ là nhóm liên kết một số hữu hạn người trong không gian và thời gian nhất định.

+ Nhóm lớn là sự liên kết của nhiều người không rõ về không gian và thời gian cụ thể.

Nói cách khác, nhóm lớn là tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình thành trên cơ sở các dấu hiệu xã hội chung có liên quan trước hết đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm xã hội hiện có.

- Căn cứ vào độ bền vững của các tiêu chuẩn liên kết: có nhóm chính thức và nhóm không chính thức.

+ Nhóm chính thức là nhóm được tổ chức chính thức thông qua một quyết định thành lập nào đó.

Nhóm này có cơ chế vận hành thông qua luật pháp, hiến pháp, đạo luật thành văn và các sơ đồ, kế hoạch Hoạt động của các thành viên và vai trò cá nhân được xác định qua những điều lệ và qui tắc nhất định.

+ Nhóm không chính thức là nhóm được hình thành từ các quan hệ tự phát, các thành viên của nhóm có thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệ không thành văn nhưng được họ tán đồng, tự nguyện và trung thành.

Nói cách khác, nhóm không chính thức là nhóm được thành lập theo các quy định không thành văn.

- Căn cứ vào tính chất liên kết, nhóm được chia thành nhóm sơ cấp (cấp 1) và nhóm thứ cấp (nhóm cấp 2).

+ Nhóm sơ cấp: Các thành viên liên hệ trực tiếp với nhau theo huyết thống, tình cảm, sở thích.

+ Nhóm thứ cấp: Các thành viên liên hệ một cách gián tiếp thông qua các quy định và các điều lệ chung do nhóm đặt ra hoặc do áp lực từ bên ngoài.

- Căn cứ vào cách thức gia nhập của thành viên : có nhóm tự nguyện và nhóm áp đặt.

Bài Tập : Cho các tập hợp người sau đây : Cán bộ công chức của bộ tài chính, dân cư của quận Bắc Từ Liêm, cổ động viên đội Bóng Đá Hãy xác định nhóm xã hội và giải thích

- Cán bộ công chức của bộ tài chính

- Cổ động viên đội bóng đá: đám đông

- Dân cư quận Bắc Từ Liêm: cộng đồng người ( Không phải nhóm xã hội, không phải đám đông)

Tóm lại: Có nhiều cách phân loại nhóm khác nhau để thấy rõ bản chất liên kết khác nhau của từng loại nhóm đó Có bao nhiêu dấu hiệu xã hội đặc thù thì có bấy nhiêu nhóm.

* Vai trò của nhóm đối với cá nhân

Nhóm xã hội chi phối toàn diện đến các cá nhân trong đời sống xã hội hàng ngày.

Thứ nhất, nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của các thành viên.

Thứ hai, nhóm còn là nơi các cá nhân trao đổi tình cảm cho nhau nhằm tạo dựng niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thứ ba, nhóm xã hội là nơi các cá nhân trao đổi các kinh nghiệm xã hội, các tri thức khoa học và kỹ năng sống, kỹ năng lao động để các cá nhân nâng cao bản lĩnh sống của mình.

Thứ tư, nhóm xã hội còn tạo ra cảm giác sức mạnh cho các cá nhân

CÁC GIAI ĐOẠN XÃ HỘI HÓA

Một nhà phân tâm học người Áo cho rằng: Xã hội hóa diễn ra từ khi đứa trẻ ra đời đến khi biết tình dục (14-16 tuổi).

Có người lại cho rằng: Quá trình xã hội hóa diễn ra từ khi đưa trẻ sinh ra đến lúc kết thúc cuộc đời.

Có người cho rằng: Quá trình xã hội hóa bắt đầu diễn ra khi thai nhi được 6-7 tháng tuổi già (về hưu) Do đó, khi có mang các bà mẹ nên chịu khó nghe nhạc giao hưởng.

CÁC MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA

2 Nhà trường và các tổ chức trước tuổi đi học

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA

NHỮNG HẬU QUẢ CỦA PHI XÃ HỘI HÓA

1 Tính tất yếu khách quan của xã hội hóa

2 Hậu quả của việc phi xã hội hóa

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Xã hội Việt Nam truyền thống

2 Xã hội Việt Nam ngày nay

1 Khái niệm xã hội hóa

2 Phân đoạn xã hội hóa

3 Môi trường xã hội hóa

4 Hậu quả của việc phi xã hội hóa

5 Tại sao nói xã hội hóa là quá trình các cá nhân lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành nhân cách cá nhân?

6 Tại sao nói xã hội hóa là quá trình thiết lập vị trí, vị thế, vai trò xã hội cho các cá nhân trong các tình huống xã hội cụ thể?

TRẬT TỰ XÃ HỘI VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI

TRẬT TỰ XÃ HỘ

1 Khái niệm và đặc trưng của trật tự xã hội a Khái niệm

Trật tự xã hội là khái niệm biểu hiện tính có tổ chức của đời sống xã hội, tính có kỷ cương của hành động xã hội, tính ngăn nắp của hệ thống xã hội. b Đặc trưng của trật tự xã hội

- Tính có tổ chức của đời sống xã hội

+ Trong xã hội, mỗi cá nhân đều thuộc về một tổ chức nhất định Ở đó, mỗi cá nhân chịu sự quản lý và kiểm soát của tổ chức, phải hành động theo những khuôn mẫu và lợi ích chung.

+ Điều chỉnh hành vi là vấn đề trung tâm của tính tổ chức Tùy theo điều kiện cụ thể, các tổ chức xã hội khác nhau sử dụng các công cụ điều chỉnh hành vi khác nhau. Nhờ tính có tổ chức mà các thành viên trong xã hội có quan hệ liên kết và quan hệ tương hỗ với nhau.

- Tính có kỷ cương của hành động xã hội

+ Mỗi cá nhân phải đóng đúng vị thế và đúng vai trò xã hội nhất định Họ hành động theo những khuôn mẫu chuẩn mực xác định, hướng tới những mục tiêu chung của cộng đồng.

+ Mức độ tuân thủ của cá nhân đối với hệ thống chuẩn mực, giá trị phản ánh tính có kỷ cương của hành động xã hội ở cá nhân.

- Tính ngăn nắp, tính ổn định tương đối của hệ thống xã hội

Các bộ phận cấu thành, các thiết chế xã hội còn nằm trong sự ổn định tương đối, nằm trong mối liên hệ tương hỗ với nhau, vận hành theo một cơ chế thống nhất, hướng đến những mục tiêu chung.

2 Những điều kiện cơ bản để duy trì trật tự xã hội [4 điều kiện cơ bản] a

Phải đảm bảo quyền lực thực sự của các tổ chức thiết chế và giám sát

- Các thiết chế xã hội là những công cụ đặc biệt quan trọng để duy trì trật tự xã hội, bởi vì chúng có chức năng cơ bản là điều tiết các quan hệ xã hội và kiểm soát xã hội nhằm duy trì sự ổn định xã hội.

- Các thiết chế kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, gia đình, v.v đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước là công cụ quan trọng nhất duy trì trật tự xã hội.

- Dấu hiệu của sự ổn định xã hội là việc đảm bảo quyền lực thực sự của các tổ chức thiết chế Còn khi các tổ chức này không đủ sức thực hiện chức năng kiểm soát và giám sát thì xã hội sẽ rối loạn. b Tính xác định của các vị thế và vai trò xã hội

- Nếu các cá nhân và các nhóm giữ đúng vị thế, đóng đúng vai trò, còn xã hội đảm bảo quyền lực, lợi ích cho các cá nhân và các nhóm ấy thì trật tự xã hội sẽ được giữ vững và ngược lại.

- Vị thế, vai trò của các cá nhân và nhóm có thể thay đổi, song sự thay đổi đó, không dẫn đến sự xuất hiện phổ biến những sai lệch và vai trò giả, không làm tăng các mâu thuẫn xã hội…thì khi đó xã hội vẫn đảm bảo trật tự và ổn định.

Ngược lại, nếu các vị thế, vai trò bị xáo trộn, lợi ích và quyền lực không được đảm bảo, các xung đột xã hội vượt quá giới hạn nhất định thì xã hội sẽ bị rối loạn. c Tính hợp lý, nhất quán và đồng bộ của hệ thống chuẩn mực và giá trị xã hội

- Tính hợp lý của hệ thống chuẩn mực xã hội là sự phù hợp của các chuẩn mực ấy với các quy luật khách quan và không gây ra tình trạng bất bình trong xã hội.

- Tính đồng bộ của hệ thống chuẩn mực là khả năng bao quát của hệ thống chuẩn mực đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, không tạo ra tình trạng trống rỗng và thiếu hụt chuẩn mực và giá trị.

- Tính nhất quán của hệ thống chuẩn mực và giá trị được hiểu trên hai phương diện: đó là tính không rời rạc và không mâu thuẫn trong hệ thống chuẩn mực, giá trị và tính không mâu thuẫn giữa hệ thống chuẩn mực với hệ thống giá trị.

Chú ý: Tính nhất quán, hợp lý và đồng bộ của hệ thống chuẩn mực và giá trị chỉ có thể phát huy tác dụng đối với việc duy trì trật tự xã hội trong trường hợp nó được các thành viên của xã hội nhận thức và tuân thủ. d Tính có giới hạn của những mâu thuẫn và xung đột xã hội (vừa là điều kiện, vừa là biểu hiện của trật tự xã hội)

BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

1 Trật tự xã hội là gì? Các đặc trưng của trật tự xã hội và các điều kiện cơ bản duy trì trật tự xã hội.

2 Phân tích các điều kiện cơ bản duy trì trật tự xã hội.

- Điều kiện nào quan trong trọng nhất? vì sao?

- Vì sao thích nghi và hợp tác được coi là điều kiện của trật tự xã hội?.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CUỘC ĐIỀU TRA

1 Xác định vấn đề nghiên cứu và tên đề tài

- Xác định vấn đề nghiên cứu:

+ Vấn đề nghiên cứu là các vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội mà xã hội có nhu cầu tìm hiểu trên cả phương diện lý thuyết và thực tế sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang có nhu cầu nghiên cứu và giải quyết cả về phương diện lý luận lẫn ứng dụng.

+ Để xác định vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu phải có quá trình thâm nhập thực tế, để nắm bắt sơ bộ thực trạng vấn đề nghiên cứu và phân biệt vấn đề nghiên cứu vs thực trạng gần giống nó trả lời được các câu hỏi sau:

+ nếu vấn đề nghiên cứu quá rộng phải biết phân chia thành phấn chính và phần phụ

1 Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu cái gì? (Nghiên cứu nội dung gì? Đối tượng nghiên cứu)

Khi vấn đề xã hội đã rơi vào phần quan tâm chú ý của tác giả, tác giả muốn tìm hiểu, tìm cách thức để giải quyết vấn đề ấy, thì khi đó vấn đề xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu

2 Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu ai? (Nghiên cứu đối tượng nào? Khách thể nghiên cứu): là các cá nhân, các nhóm xã hội mà ta tiến hành thu thập thông tin ở họ cho vấn đề nghiên cứu

3 Phạm vi nghiên cứu giới hạn thời gian, không gian của đối tượng nghiên cứu

4 Tên đề tài : sau khi tác giả chấp nhận đối tượng nghiên cứu căn cứ vào khách thể, phạm vi, thì vấn đề đó trở thành tên đề tài và được phát biểu thành tên gọi

Vấn đề nghiên cứu sẽ được nêu cụ thể thông qua tên đề tài nghiên cứu.

- Xác định tên đề tài nghiên cứu: Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải đặt tên đề tài nghiên cứu Tên đề tài nghiên cứu phải kết hợp và nêu bật được cả đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.

“Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên khoa ngân hàng bảo hiểm HVTC hiện nay”

“Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên khoa kế toán K57 hệ đại trà HVTC hiện nay”

“Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên khoa kế toán K57 hệ đại trà HVTC hiện nay”

“Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên HVTC hiện nay”

- Lý luân chung về vấn đề học tạp của sv

+ Sưu tầm tài liệu viết về nyaf Thư vện (quoc gia, đhqg, đhsp, ); mạng (Vn), (Anh)

- khảo thực trạng học tập của sv

- Đề xuất giải pháp chủ yếu

2 Xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

“Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên HVTC hiện nay” Nâng cao hơn nữa chất luowgj học tập của svhtc hiện nay Cần phải làm gì để đạt mục đích trên? Để đạt mcuj đíchtrên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu lý luận chung về chất luonwgj học tập của sinh viên Thứ hai, điều tra thực trạng của sv hvtc hiện nya

Thứ ba, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng học ctaapj của sv hvtc hiệnnay

Thứ tư, điều tra tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, xác định các điều kiện để thực hiện các giải pháp a Mục đích nghiên cứu

Mục đích: Hướng tìm kiếm chủ yếu thông tin cho cuộc điều tra, thường đặt và trả lời câu hỏi : Nghiên cứu để làm gì

- Mục đích của một cuộc điều tra xã hội học là hướng tìm kiếm chủ yếu các thông tin của cuộc điều tra, xác định xem cuộc điều tra được thực hiện vì cái gì và kết quả cần nhận được cái gì, mang lại thông tin nào và tạo kiến thức để ta hiểu vấn đề nghiên cứu.

- Mục đích nghiên cứu được chia thành: Mục đích lý luận và mục đích thực tiễn + Mục đích lý luận: Phát hiện mâu thuẫn xã hội cơ bản tạo ra vấn đề; soạn thảo quan điểm lý luận của nghiên cứu; thiết kế hệ phương pháp nghiên cứu thí nghiệm chúng và thu thập thông tin trên khách thể nghiên cứu; xác định các con đường giải quyết vấn đề.

+ Mục đích thực tiễn: Phân tích tài liệu và tư vấn với các chuyên gia để tìm ra phương thức đặc thù, phương án đặc thù để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở khách thể nghiên cứu; phân tích kết quả thực nghiệm xã hội, hiệu chỉnh những đổi mới được đề xuất, đánh giá hiệu quả đạt được, kế hoạch hành động thực tiễn trong tương lai. b Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ : Việc triển khai mục đích thành các công việc cụ thể là nhiệm vụ thông qua các nhiệm vụ, ta xác định được các khía cạnh ở khách thể để tìm kiếm thông tin

- Nhiệm vụ nghiên cứu là sự cụ thể hóa mục đích nghiên cứu, nêu ra những bộ phận của mục đích phải hoàn thành. c Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết nghiên cứu là giả định có căn cứ khoa học về thực trạng và xu hướng đang vận động của các sự kiện, quá trình và hiện tượng xã hội mà đề tài đặt ra cần phải nghiên cứu.

- Nghiên cứu về nguồn gốc của covid:

+ Có nguồn gốc tự nhiên (*)

+ Có nguồn gốc từ các phòng thí ngiệm

- Phía Nam tỷ lệ người mù phát triển cao: + Do hiện tượng xâm thực của nước biển + Do chất độc từ đất, nước của Mỹ từ thời chiến tranh

+ Do trồng hành tím xuất khẩu

Chất lượng học taappj của svhvtc ngày càng thấp do sự thay đổi chính sách tuyển sinh

- Yêu cầu đối với một giả thuyết khoa học:

+ Không thể đối lập với những quy luật hay những sự kiện khoa học đã được thiết lập và khẳng định trong thực tế

+ Phải phù hợp với các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử

+ Không mâu thuẫn với những lý luận khác mà tính đúng đắn của nó đã được chứng minh

+ Không mâu thuẫn với những sự việc đã biết và đã được kiểm nghiệm

+ Phải dễ kiểm tra trong nghiên cứu hoặc trong thực tiễn

+ Không chứa mâu thuẫn trong chính giả thuyết

+ Giả thuyết mô tả : Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu + Giả thuyết giải thích ( Gỉ thuyết nguyên nhân) : xác định tính chất, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu

+ Giả thuyết xu hướng ( giả thuyết quy luật) Chỉ ra xu hướng vận động của vấn đề nghiên cứu

+ Theo nhiệm vụ nghiên cứu: Giả thuyết cơ bản (giả thuyết chính) và giả thuyết không cơ bản (giả thuyết bổ trợ).

+ Theo mức độ chung: Giả thuyết nguyên nhân và giả thuyết kết quả

+ Theo trình tự đề xuất: Giả thuyết sơ phát và giả thuyết thứ phát

CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Trong mỗi cuộc điều tra xã hội học, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của cuộc điều tra, người nghiên cứu sẽ chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp Có một số phương pháp cơ bản sau:

1 Phương pháp phân tích tài liệu (tự nghiên cứu)

2 Phương pháp quan sát (tự nghiên cứu)

3 Phương pháp phỏng vấn a Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách trưng cầu ý kiến thông qua hỏi và đáp trực tiếp. b Một cuộc phỏng vấn có 3 yếu tố cấu thành: Chủ thể phỏng vấn, khách thể phỏng vấn và môi trường phỏng vấn.

- Sự thành công của một cuộc phỏng vấn phụ thuộc vào 3 điều kiện sau: + Trình độ và phương pháp của người phỏng vấn;

+ Sự đồng cảm, sự hiểu biết và độ tin cậy lẫn nhau trong quan hệ giữa chủ thể - khách thể phỏng vấn;

+ Sự đồng nhất và tính thuận lợi của môi trường phỏng vấn c Một cuộc phỏng vấn gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn thích nghi – giới thiệu mục đích, yêu cầu của cuộc phỏng vấn và tạo sự đồng cảm giữa chủ thể và khách thể phỏng vấn.

+ Giai đoạn thu thập thông tin – là giai đoạn trong đó chủ thể đặt ra các câu hỏi đối với khách thể và ghi chép các câu trả lời của khách thể.

+ Giai đoạn hoàn thành – là giai đoạn làm giảm sự căng thẳng, tạo sự đồng tình, tin cậy lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể phỏng vấn. d Các loại phỏng vấn: Phỏng vấn thường, phỏng vấn sâu, phỏng vấn tiêu chuẩn hóa, phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa, phỏng vấn kể chuyện, v.v

+ Phỏng vấn thường là cuộc phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin phổ thông trong đời sống xã hội mà những người dân bình thường cũng cung cấp được Các câu hỏi đặt ra không đi sâu vào các vấn đề khoa học phức tạp hoặc các vấn đề chuyên môn hẹp.

+ Phỏng vấn sâu là những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội phức tạp nào đó.

+ Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa (chính quy) là cuộc phỏng vấn được tiến hành theo một trình tự nhất định với một nội dung được vạch sẵn theo một bảng câu hỏi, chủ thể không được tự ý thay đổi nội dung và trật tự các câu hỏi.

+ Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (tự do) là cuộc đàm thoại tự do giữa chủ thể và khách thể phỏng vấn theo một chủ đề đã vạch sẵn.

+ Nghệ thuật đặt câu hỏi sao cho các câu hỏi đảm bảo tính trật tự, tính rõ ràng, tính chính xác, tính vô tư và tế nhị.

+ Nghệ thuật lắng nghe sao cho thể hiện được sự chăm chú, hiểu biết, sự đồng cảm của mình với khách thể, khuyến khích khách thể nói thật, nói hết những suy nghĩ của mình Biến cuộc trò chuyện cởi mở thành một cuộc điều tra xã hội học và ngược lại.

- Yêu cầu của phỏng vấn:

Lời nói đầu vô cùng quan trọng

Chủ thể phải khách quan, trung thực, trung lập

Phải chọn địa điểm, tình huống, thời gian phỏng vấn phù hợp.

Chú ý tới đặc điểm, giới tính, tuổi tác của khách thể phỏng vấn.

Việc ghi chép phải phù hợp, chủ động, không làm ảnh hưởng đến cuộc phỏng vấn

- Ưu, nhược điểm của phương pháp phỏng vấn:

Linh hoạt, cơ động, chủ động trong thu thập thông tin; Tỷ lệ trả lời của khách thể phỏng vấn cao;

Thông tin thu được chuẩn xác, có tính thời sự cao, khái quát lớn, có chiều sâu (thông tin về tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của khách thể).

Khó tổ chức trên diện rộng trong thời gian ngắn;

Số lượng và chất lượng thông tin dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan của chủ thể phỏng vấn;

Tổ chức phỏng vấn ở những nơi xa xôi, hẻo lánh là phức tạp và tốn kém.

4 Phương pháp Ankét (cách trưng cầu ý kiến thông qua bảng câu hỏi)

- Ankét là phương pháp thu thập thông tin xã hội học bằng cách trưng cầu ý kiến thông qua bảng hỏi (phiếu thăm dò ý kiến hay phiếu điều tra).

- Đặc trưng của phương pháp Ankét là:

+ Chỉ sử dụng một bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để hỏi chung đối với tất cả khách thể điều tra.

+ Phương pháp này thường được thực hiện trên phạm vi rộng do đó phải đầu tư nhiều thời gian và kinh phí.

+ Phương pháp Ankét được tiến hành bằng 3 cách: Thông qua các cộng tác viên; gửi phiếu điều tra đến khách thể điều tra qua bưu điện; qua điện thoại.

Trong ba cách trên thì điều tra thông qua cộng tác viên là phổ biến nhất vì các cộng tác viên có thể gặp gỡ trực tiếp với khách thể điều tra, giải thích hướng dẫn họ trả lời bảng hỏi, yêu cầu sự ủng hộ giúp đỡ từ phía khách thể và thu lại phiếu điều tra trực tiếp Bằng cách này chủ thể điều tra sẽ nhận được tỷ lệ trả lời cao hơn từ phía khách thể so với hai cách còn lại và thông tin thu được cũng có tính thời sự cao.

- Yêu cầu của phương pháp Ankét:

+ Một là, đảm bảo nguyên tắc khuyết danh

+ Hai là, phải chuẩn bị cẩn thận bảng câu hỏi và nghiên cứu kỹ các điều kiện cần thiết của cuộc điều tra cũng như tập huấn cho điều tra viên.

+ Ba là, phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, thuận lợi, thoải mái cho cuộc điều tra, tránh điều tra một cách miễn cưỡng, gò ép.

- Ưu, nhược điểm của phương pháp Ankét + Ưu điểm:

Thu được lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn vì có thể triển khai cùng một lúc tới nhiều cá nhân được điều tra;

Khách thể dễ trả lời vì câu hỏi được soạn thảo chi tiết và nhiều câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời;

Kết quả thu được dễ xử lý;

Khách thể thường trả lời trung thực khách quan vì không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, không sợ sức ép nào cả.

Tỷ lệ trả lời từ khách thể không cao bằng phỏng vấn; Thông tin thu được không sâu bằng phỏng vấn;

Thông tin có thể không chuẩn xác vì nó phụ thuộc vào trình độ người soạn câu hỏi vào tính trung thực của cộng tác viên;

Nếu thực hiện phương pháp Ankét bằng cách gián tiếp thông tin thu được sẽ kém tính thời sự.

* So sánh phương pháp phỏng vấn với phương pháp Anket

- Phương pháp Ankét và phương pháp phỏng vấn giống nhau ở chỗ chúng đều là sự trưng cầu ý kiến TUY NHIÊN:

- Giữa hai phương pháp này có nhiều điểm khác nhau, đó là:

+ Phòng vấn thực hiện trực tiếp, chủ yếu nghiên cứu định tính, ít người tham gia, người phỏng vấn đóng vai trò quan trọng, trong khi đó Ankét được thực hiện gián tiếp, chủ yếu nghiên cứu định lượng, nhiều người tham gia và qua đội ngũ cộng tác viên.

+ Phỏng vấn chủ yếu trên phương pháp tâm lý, Ankét chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê.

Thực hiện trực tiếp Thực hiện gián tiếp

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng Ít người tham gia Nhiều người tham gia

Sử dụng phương pháp tâm lý Sử dụng phương pháp thống kê

Người phỏng vấn đóng vai trò quan Cộng tác viên đóng vai trò quan trọng trọng

5 Phương pháp Mêtric xã hội (tự nghiên cứu)

6 Phương pháp thực nghiệm xã hội (tự nghiên cứu)

KỸ THUẬT SOẠN THẢO BẢNG HỎI

Bảng hỏi là tổ hợp các câu hỏi theo các chỉ báo nhằm trả lời cho vấn đề nghiên cứu công cụ quan trọng trong điều tra xã hội học Bảng hỏi được dùng phổ biến trong phương pháp phỏng vấn và Anket Vấn đề quan trọng hàng đầu để lập bảng hỏi là đặt các câu hỏi.

1 Các loại câu hỏi trong điều tra xã hội học a Phân loại câu hỏi theo hình thức

Câu hỏi được chia thành 3 loại: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi kết hợp.

* Câu hỏi đóng: Là những câu hỏi đã có sẵn các phương án trả lời, các phương án tạo thành 1 tập đóng, người được hỏi chỉ cần chọn phương án mình cho là đúng để trả lời.

Bạn là sv k bao nhiêu?

Câu hỏi đóng được chia thành: câu hỏi đóng đơn giản và câu hỏi đóng phức tạp.

- Câu hỏi đóng đơn giản là câu hỏi đóng chỉ có hai phương án trả lời đối lập nhau loại trừ nhau đó là “có” và “không”, nên câu hỏi đóng đơn giản còn được gọi là câu hỏi dạng “có - không”.

Bạn đã ăn sáng chưa? O

Bạn đã có người yêu chưa?

Bạn có thích học môn xhh ko?

O Không Ưu điểm: Câu hỏi hết sức rõ ràng, không đi chệch mục tiêu nghiên cứu.

Nhược điểm: Câu hỏi dễ làm cho người được hỏi dịch chuyển theo nghĩa tích cực, các câu trả lời vì vậy sẽ dễ làm mất tính khách quan của thông tin.

Lưu ý : không nên hỏi câu hỏi này dưới dạng phủ định

(Ví dụ: Sinh viên không thích học môn học nhưng không dám nói thật).

- Câu hỏi đóng phức tạp là câu hỏi đóng có từ 3 phương án trả lời trở lên Câu hỏi đóng phức tạp được chia làm 3 loại: lựa chọn, tùy chọn và bậc thang.

+ Câu hỏi đóng phức tạp dạng lựa chọn : Là câu hỏi đóng mà trong các phương án trả lời, người được hỏi chỉ chọn được một phương án đúng và phương án này loại trừ các phương án còn lại.

Các bạn đang học XHH ở phòng nào? O a11

+ Câu hỏi đóng phức tạp dạng tùy chọn : Là câu hỏi đóng mà trong các phương án trả lời, người được hỏi có thể chọn được một hoặc một số phương án trả lời đúng. Bạn thích môn thể thao nào dưới đây?

O Bóng đá O Bóng chầy O Bóng bàn O Bóng rổ O Bóng chuyền

[Chú ý: Đặc điểm quan trọng của dạng câu hỏi này là các phương án trả lời không loại trừ nhau, đối tượng trả lời có thể chọn một số khả năng nào đó].

+ Câu hỏi đóng phức tạp dạng bậc thang : Là câu hỏi đóng mà khi trả lời người được hỏi phải sắp xếp thứ hạng các phương án trả lời đã cho, theo yêu cầu của câu hỏi.

Bạn thích môn thể thao nào dưới đây? Hãy sắp xếp theo thứ hạng từ 1 tới 3, trong đó 1 là môn yêu thích nhất.

Bạn chọn người yêu theo tiêu chí nào dưới đây, hãy sắp xếp các tiêu chí đó theo thứ tự từ 1 đến hết, trong đó 1 là teeiu chí quan trọng nhất:

+ Thuận lợi cho việc xử lý thông tin, dễ trả lời.

+ Các câu trả lời được chuẩn bị trước, nên sẽ giải thích bổ sung làm rõ nét thêm nghĩa của câu hỏi Tạo điều kiện cho mọi người đều hiểu câu hỏi đó như nhau.

+ Câu hỏi đóng dễ dàng đảm bảo tính khuyết danh và người trả lời không để lại nhiều bút tích.

+ Người trả lời thường bị bó hẹp trong các phương án trả lời cho trước, nên sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng tạo [Thậm chí có trường hợp không muốn trả lời nên điền bừa].

+ Các câu hỏi đóng thường chứa yếu tố chủ quan của người nghiên cứu.

* Câu hỏi mở: Là câu hỏi chưa có phương án trả lời Người được hỏi tự trả lời theo suy nghĩ của riêng mình.

Tại sao bạn học ở HVTC? Ưu, nhược điểm của câu hỏi mở: Ưu điểm:

Cho thông tin dầy đủ về các khía cạnh mà ng nghiên cứu chưa thấy được

Vì thông tin sâu sắc, chhi tiết nên sẽ chỉ ra được khuynh hướng và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nhằm thu nhận thông tin, ý kiến, quan điểm một cách đầy đủ theo chủ đề hoặc trong phạm vi vấn đề nêu ra.

+ Cho phép đối tượng trả lời có thể tự biểu lộ câu trả lời một cách sáng tạo, có thể thu nhận được những khám phá mà bản thân người nghiên cứu đã không tiên liệu được.

Câu hỏi mở thường thích hợp với các cuộc phỏng vấn sâu Trong các lĩnh vực

“tế nhị” của cuộc sống như: tình cảm, kinh tế, chính trị, tôn giáo…nên sử dụng loại câu hỏi mở.

Thông tin sẽ bị xa rời chủ đề nghiên cứu vì vậy thông tin sẽ khó xử lí

+ Các câu trả lời thường có nhiều nghĩa khác nhau, do đó rất khó khăn cho việc xử lý thống kê (Nguyên tắc xử lý sẽ phải tách thành từng nhóm mà theo đó có thể thu thập tư liệu từ những câu trả lời).

+ Nhiều khi người được hỏi trả lời lan man, không đúng nội dung câu hỏi đặt ra.

* Câu hỏi kết hợp: Là câu hỏi chỉ có một số phương án trả lời cho sẵn và dành chỗ để người được hỏi tự đưa ra câu trả lời theo ý kiến riêng Đây là câu hỏi vừa có phần đóng vừa có phần mở.

1 Em có yêu anh không? O Không

2 Bạn muốn học ngoại ngữ nào dưới đây ? O Anh

O Trung Ngoại ngữ khác: Ưu, nhược điểm của câu hỏi kết hợp phần đóng như câu hỏi đóng, phần mở như câu hỏi mở.

Những câu hỏi này sẽ cho ta những thông tin nhiều chiều, phong phú, thích hợp với logic phát triển chặt chẽ của các vấn đề cần hỏi.

Câu hỏi loại này thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Khi không tìm hết được phương án diễn đạt theo câu hỏi đóng, cần để đối tượng trả lời tự diễn đạt.

Bạn đang sống ở quốc nào? Anh

Quốc gia khác: (tự viết ra)

+ Khi cần xử lý, tổng hợp theo những phương án trả lời đã cho nhưng không để đối tượng trả lời bị rơi vào thế bí, hụt hẫng.

56 b Phân loại câu hỏi theo nội dung

Câu hỏi được chia thành 3 loại: câu hỏi nội dung, câu hỏi sự kiện, câu hỏi chức năng.

CHỌN MẪU TRONG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

HỌC VI TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA

VII XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Phân tích các công việc: Xác định đề tài nghiên cứu và xác định chỉ báo Chỉ báo có ý nghĩa gì trong điều tra xã hội học?

2 Phân tích phương pháp phỏng vấn Phân tích phương pháp anket Phân biệt phương pháp phỏng vấn với phương pháp anket Trong hai phương pháp đó phương pháp nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao?

3 Các loại câu hỏi và các yêu cầu đối với câu hỏi Những loại câu hỏi nào được sử dụng nhiều nhất trong bảng câu hỏi? Vì sao?

4 Các loại câu hỏi (cho ví dụ với các loại câu hỏi) Loại câu hỏi nào được sử dụng nhiều nhất trong điều tra xã hội học? Vì sao?

5 Phân tích các công việc: Xác định vấn đề nghiên cứu, thao tác khái niệm và xác định chỉ báo Các chỉ báo có vai trò gì trong điều tra xã hội học?

6 Phương pháp nào được sử dụng nhiều nhất trong điều tra xã hội học? Vì sao?

7 Cho vấn đề nghiên cứu: Định hướng giá trị của sinh viên Hãy soạn 5 câu hỏi đóng phức tạp tùy chọn (hoặc lựa chọn) để trả lời cho vấn đề nghiên cứu đó.

8 Bảng hỏi cấu trúc, thiết kế phần mở đầu

Cho vấn đề nghiên cứu: “Sự biến đổi của văn hóa trong hội nhập” Soạn 9 câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu trên, trong đó: a 3 câu hỏi đóng phức tạp lựa chọn b 3 câu hỏi đóng phức tạp bậc thang c 3 câu hỏi đóng phức tạp tùy chọn

Soan trên wood, đặt tên mình là tên file

Gửi lớp trưởng – tập hộp thành 1 file nén, ghi tên lớp

Gửi email: duongquocquan.hvtc@gmail.com

Trước chủ nhật tuần sau 17/5.

- Xác định các vị thế xã hội hiện tại của anh, chị.

- Hãy xác định vai trò sinh viên của anh (chị).

- Nghiên cứu phân tầng cho anh chị bài học gì trong quan hệ xã hội?

- Phân tích các yếu tố: Khuôn mẫu hành vi, chuẩn mực, giá trị, luật lệ + Yếu tố nào có tính bền vững nhất? Vì sao?

+ Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực và luật lệ.

+ Nghiên cứu các nhân tố này cho anh chị bài học gì trong hội nhập xã hội + Chuẩn mực và luật lệ có quan hệ như thế nào với khuôn mẫu hành vi?

- Mối quan hệ giữa vị thế xã hội với phân tầng xã hội?

- Mối quan hệ giữa phân tầng xã hội và cơ động xã hội.

- Vì sao thích nghi và hợp tác được coi là điều kiện của trật tự xã hội?.

- Chỉ báo có ý nghĩa gì trong điều tra xã hội học?

- Phân biệt phương pháp phỏng vấn với phương pháp anket Trong hai phương pháp đó phương pháp nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao?

- Những loại câu hỏi nào được sử dụng nhiều nhất trong bảng câu hỏi? Vì sao?

- Các loại câu hỏi (cho ví dụ với các loại câu hỏi).

- Các loại cơ động xã hội, cho ví dụ minh họa với mỗi loại.

- Vì sao tính xác định của vai trò xã hội là điều kiện của trật tự xã hội?

- Vì sao tính xác định của vị thế xã hội là điều kiện của trật tự xã hội?

Chương I ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC 2

Xã hội học là gì ? 2

2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 2

3 Phương pháp nghiên cứu của xã hội học 3

4 Chức năng của xã hội học 4

5 Kết cấu của tri thức xã hội 5

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ XÃ HỘI HỌC 6

1 Sự ra đời của xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập 6

2 Sự phát triển của xã hội học từ đầu thế kỷ XIX đến nay 6

3 Các nhà xã hội học tiêu biểu 8

2 Đặc trưng của cơ cấu xã hội 9

II CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI 10

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI 18

Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản 18

Chương IV VĂN HÓA XÃ HỘI 23

I KHÁI NIỆM VÀ CÁC TÍNH CHẤT CỦA VĂN HÓA XÃ HỘI 24

II CÁC THÀNH TỐ (YẾU TỐ) CỦA VĂN HÓA XÃ HỘI 26

III CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI 32

IV CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA XÃ HỘI 32

V VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ NẾP SỐNG, NHÂN CÁCH 33

VI SỰ HỘI NHẬP VĂN HÓA XÃ HỘI 33

II CÁC GIAI ĐOẠN XÃ HỘI HÓA 33

III CÁC MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA 34

IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA 34

V NHỮNG HẬU QUẢ CỦA PHI XÃ HỘI HÓA 34

VI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34

Chương VI TRẬT TỰ XÃ HỘI VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI 35

II SAI LỆCH XÃ HỘI 39

III KIỂM SOÁT XÃ HỘI 39

IV BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 39

Chương VII PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 40

I XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CUỘC ĐIỀU TRA 40

II CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 48

III KỸ THUẬT SOẠN THẢO BẢNG HỎI 52

IV BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU – THANG ĐO 60

V CHỌN MẪU TRONG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 60 Ôn Tập

Ngày đăng: 07/12/2022, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w