1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Khoa học kỹ thuật và công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh

30 966 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 532,81 KB

Nội dung

Luận Văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Khoa học kỹ thuật và công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh

Trang 1

MỤC LỤC



Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Lý luận về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 2

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 2

1.1.1 Giới Thiệu Khái Quát Về Tỉnh Tây Ninh 2

1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 2

1.1.1.2 Tiềm năng kinh tế 4

1.1.2 Công nghiệp kỹ thuật cao là gì? 5

1.1.2.1 Định nghĩa nông nghiệp 5

1.1.2.2 Nông nghiệp kỹ thuật cao 5

1.2 Ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như thế nào? 6

1.2.1 Lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp 6

1.2.2 Bảo quản, chế biến nông lâm, thuỷ sản 6

1.2.3 Ngành nghề nông thôn 7

1.2.4 Về môi trường 7

1.3 Vị trí vai trò của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 8

2 Thực trạng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh 9

2.1 Hiện trạng việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 10

Trang 2

2.2 Những thành công và những điều bất cập trong ứng dụng 13

3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh 18

3.1 Bài học kinh nghiệm trong những năm gần đây 18

3.2 Những định hướng của tỉnh về việc ứng dụng trong giai đoạn tới 19 3.2.1 Nhiệm vụ trong giai đoạn 2006-2010 19

3.2.2 Mục tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 21

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong giai đoạn tới 24

3.3.1 Giải pháp chủ yếu 24

3.3.2 Các giải pháp thực hiện 26

3.3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ 26

3.3.2.2 Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động Khoa học và Công nghệ 26

3.3.2.3 Xây dựng và phát triển tiềm lực Khoa học và Công nghệ 27

3.3.3 Giải pháp về nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ 27

KẾT LUẬN 29

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

 

Tây Ninh – một vùng đất vừa mang đặc điểm của một cao nguyên vừa có dáng dấp sắc thái của đồng bằng Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc Dựa trên những tiềm năng đó, người nông dân đã vận dụng, phát triển và đạt được nhiều thành công, cải thiện được đời sống của mình Tuy nhiên, ngày 7/11/2006 sự kiện Việt Nam gia nhập vào WTO đồng nghĩa với việc thị trường nước ta ngày càng mở rộng hơn, sự cạnh tranh ngày càng lớn hơn Để đảm bảo đời sống của người nông dân cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng thì cần phải có những giải pháp để nâng cao số lượng cũng như chất lượng hàng nông sản Trong đó việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ là một vấn đề lâu dài cấp thiết cần được nghiên cứu Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài này

Trang 4

NỘI DUNG

 

1 Lý luận về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Giới Thiệu Khái Quát Về Tỉnh Tây Ninh

1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Campuchia với 1 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch

Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế thương mại là thành phố

Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế và xã hội Tỉnh có 8 huyện, 1 thị xã (8 thị trấn, 5 phường và 82 xã) Thị xã Tây Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh

 Đặc điểm địa hình

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m) Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng

 Khí hậu Tây Ninh có khí hậu tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Chế độ nhiệt của Tây Ninh quanh năm cao, tương đối ổn định Nhiệt

Trang 5

độ trung bình năm là 26 và 27 0 C và ít thay đổi, chế độ bức xạ dồi dào Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc

 Tài nguyên thiên nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km2 Trong đó, đất nông nghiệp có 285,5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1 nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng

 Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp Tây Ninh có 41 nghìn ha, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên Rừng ở Tây Ninh thuộc loại rừng thưa, rừng hỗn giao tre, nứa và cây gỗ, đáng quý nhất là rừng cây họ dầu

 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Tây Ninh nghèo, chủ yếu thuộc nhóm nhiên liệu và khoáng sản phi kim loại, nguyên liệu gốm, vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng

Trong đó, than bùn có trữ lượng khoảng 6 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông; đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân, Sroc Tăm và Chà Và (huyện Tân Châu) Sét làm gạch, ngói trữ lượng khoảng 16 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và thị xã Tây Ninh Đá laterít (đá ong), trữ lượng khoảng 4 triệu m3, phân bố rải rác khắp các huyện Tân Châu, Tân Biên, Hoà Thành, Dương Minh Châu và Gò Dầu Đá xây dựng phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà (huyện Hoà

Trang 6

Thành) Cuội, sỏi và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3, tập trung ở các huyện Tân Châu, Châu Thành, Hoà Thành và Trảng Bàng

 Nguồn nước

Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh

có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2 Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã

sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha

Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn, tổng mức nước ngầm có thể khai thác là 50-100 nghìn m3/giờ; vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân

1.1.1.2 Tiềm năng kinh tế

Tây Ninh có tiềm năng về đất đai, lao động, hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh với hồ Dầu Tiếng có trữ lượng tưới lớn nhất nước với các vùng chuyên canh sản xuất khối lượng sản phẩm lớn như mía (33.000 ha), đậu phộng (20.000 ha ), cao su (30.000 ha) Ngành nông nghiệp từng bước ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến, bảo vệ cây trồng và mạng lưới giao thông nội đồng các vùng nguyên liệu; tỷ lệ chăn nuôi trong nông nghiệp với các chương trình bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc, nuôi trồng thuỷ sản,

1.1.2 Công nghiệp kỹ thuật cao là gì?

1.1.2.1 Định nghĩa nông nghiệp

Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc,

tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà) Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi

1.1.2.2 Nông nghiệp kỹ thuật cao

Trang 7

Có thể khẳng định quốc gia nào cũng muốn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm quỹ đất… nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế Cho nên, các nhà khoa học

có tâm huyết khi đến diễn đàn bàn về nông nghiệp công nghệ cao đều muốn lột tả khái niệm, nêu tác dụng nông nghiệp công nghệ cao cụ thể ở ngoài nước để nói đến biện pháp khoa học kỹ thuật trong nước đối với nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất lướng ản phẩm; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức sản xuất hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất bao gồm công nghiệp hoá nông thôn (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng vật nuôi có năng suất có chất lượng cao, đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ

1.2 Ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như thế nào? 1.2.1 Lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp

Nghiên cứu và chuyển giao các loại máy, thiết bị và dây chuyền thiết bị:

 Trồng trọt

- Làm đất cho cây trồng cạn, đặc biệt là trên đất dốc;

- Gieo, trồng, cấy các loại cây trồng chính;

- Chăm sóc, tưới tiêu;

- Thu hoạch một số cây trồng chính;

- Nhà lưới và thiết bị trong nhà trồng;

- Khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ và lâm, đặc sản;

- Phòng, chống cháy rừng

Trang 8

 Chăn nuôi

- Chuồng trại chăn nuôi, lồng bè nuôi trồng thuỷ sản;

- Cung cấp thức ăn, nước uống, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh chuồng trại và ao, lồng nuôi trồng thủy sản;

1.2.2 Bảo quản, chế biến nông lâm, thuỷ sản

Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến và thiết bị phù hợp:

 Công nghệ và thiết bị sơ chế, bảo quản nông-lâm-thuỷ sản

- Vật liệu làm bao bì và bao bì để đóng gói, bảo quản;

- Các kiểu nhà bảo quản (packing house);

- Công nghệ và thiết bị để sơ chế, bảo quản

Công nghệ và thiết bị chế biến nông-lâm-thuỷ sản

- Các loại hạt giống;

- Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và thức ăn nhanh;

- Rau quả, cây công nghiệp quy mô nhỏ;

- Dược liệu;

- Gỗ và lâm đặc sản;

- Thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản;

- Thức ăn chăn nuôi;

- Phân vi sinh và hữu cơ vi sinh

1.2.3 Ngành nghề nông thôn

Nghiên cứu công nghệ, thiết bị và vật liệu phục vụ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn có quy mô vừa và nhỏ:

 Công nghệ và thiết bị phục vụ các làng nghề chế biến nông-lâm-thủy sản

 Công nghệ, thiết bị và vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm thủ công, mỹ nghệ:

Trang 9

- Làng nghề thuộc da, dệt, nhuộm;

- Làng nghề tái chế phế thải, phế liệu

 Công nghệ, thiết bị và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn:

- Cụm đơn nghề

- Cụm đa nghề

 Công nghệ, thiết bị và các giải pháp xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường nông thôn:

- Các chất thải do hóa chất nông nghiệp;

- Các chất thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt );

- Các chất thải do hoạt động nuôi trồng thủy sản;

Góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn

Trang 10

Công nghệ tiên tiến và thiết bị phù hợp được ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp phuc vụ việc hiện đại hoá sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp;

Công nghệ tiên tiến và thiết bị phù hợp được ứng dụng có hiệu quả trong bảo quản và chế biến nông-lâm-thủy sản phục vụ các trang trại và vùng sản xuất tập trung;

Công nghệ và thiết bị phù hợp được ứng dụng có hiệu quả trong ngành nghề nông thôn, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

Công nghệ, thiết bị và giải pháp phù hợp được ứng dụng có hiệu quả trong xử lý

ô nhiễm môi trường nông nghiệp và nông thôn;

2 Thực trạng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh

Tây Ninh là vùng nguyên liệu mía, đậu phộng lớn nhất nước Mì, cao su cũng có

vị thế cao trong khu vực và cả nước về chất lượng và sản lượng

Về cơ bản ,Tây Ninh đã hình thành các vùng chuyên canh gắn liền với việc xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tại chỗ ,đặc biệt là mía , mì

Với tiềm năng to lớn về cây công nghiệp nêu trên , Tây Ninh có đủ nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản trong tỉnh và khu vực Đến năm 2010, các vùng cây công nghiệp của Tây Ninh về cơ bản sẽ quy hoạch như sau:

- Cây mía:Tây Ninh năm 2003 có 29.953 ha mía với sản lượng 1,64 triệu tấn mía cây; năm 2004 có: 28.479 ha mía, sản lượng 1,62 triệu tấn; năm 2005 có 30.000 ha , sản lượng 1,78 triệu tấn; năm 2010 :43.000 ha, sản lượng 3,01 triệu tấn

- Cây mì: mì Tây Ninh có hàm lượng bột cao nhất nước ; diện tích 2003: 35.600 ha ; năm 2004 38.578 ha, và đến năm 2010 : 25.000 ha, được cải thiện về giống và đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, đạt sản lượng năm 2003 800.000 tấn, năm 2004 đạt 890.830 tấn,kế hoạch 2005 750.000 tấn, đến năm 2010 đạt khoảng 625.000 tấn

- Cây đậu phộng: Đậu phọng có năng suất rất cao ; diện tích năm 2003 là 19.750 ha với sản lượng 53.968 tấn đậu vỏ; năm 2004 : 25.270 ha ,sản lượng 74.241 tấn đậu vỏ ;năm

2005 : 24.000 ha ,sản lượng 72.000 tấn đậu vỏ; đến năm 2010 với diện tích khoảng 30.000 ha, sản lượng khoảng 90.000 tấn

Trang 11

- Cây cao su: Trong năm 2003 với diện tích là 33.030 ha với sản lượng 29.267 tấn mủ; năm 2004 với diện tích 37.000 ha, đến năm 2010 diện tích khoảng 42.000 ha,năng suất đạt khoảng 46.549 tấn mủ

- Thuốc lá: Trong năm 2003 có 6.202 ha; năm 2004 đạt 3523 ha; đến 2010 khoảng 8.000

2.1 Hiện trạng việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao, dựa trên nền tảng khoa học về

sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ môi trường

Trong những năm qua, công nghệ sinh học ở tỉnh đã được quan tâm ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và đã đạt được những kết quả:

- Giống cây trồng: Khảo nghiệm, đánh giá giống để tuyển chọn giống triển vọng, sau đó nhân giống đại trà (lúa, mì, mía, giống bắp lai, cây điều, cây cao su, cỏ làm thức

ăn gia súc); kiểm soát bọ cánh cứng hại dừa bằng ong ký sinh; dùng ong ký sinh kiểm soát sâu đục thân trên mía

Như điều tra hiện trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ mãng cầu Tây Ninh; Nghiên cứu biện pháp bấm tỉa ngọn cành trước khi ra hoa và tỉa thưa trái trên cây mãng cầu; Thử nghiệm ảnh hưởng một số công thức phân bón NPK và hữu cơ đến năng suất

và phẩm chất mãng cầu Tây Ninh; Nghiên cứu phương pháp ghép thích hợp trên cây mãng cầu; Nghiên cứu hiệu quả của một số hoá chất làm rụng lá trước khi ra đọt non trên cây mãng cầu; Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá kết hợp bổ sung trung và vi lượng đến năng suất và phẩm chất mãng cầu; Khảo sát tập đoàn giống và bình tuyển cá

Trang 12

thể mãng cầu ta tốt để đưa vào sản xuất; Nghiên cứu độ chín thu hoạch trái mãng cầu, nhằm đảm bảo chất lượng trái trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ theo yêu cầu thị trường

Theo báo cáo chuyên đề “Điều tra hiện trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ mãng cầu Tây Ninh” cho biết, trong vòng 3 năm trở lại đây, diện tích trồng mãng cầu trên địa bàn Tây Ninh có xu hướng tăng dần Đến nay toàn tỉnh có hơn 3.200 ha mãng cầu, chiếm 25,4% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh, tập trung chủ yếu khu vực xung quanh núi Bà Đen Về giống, qua khảo sát của ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 4 loại giống gồm: Mãng cầu dai; mãng cầu bở; mãng cầu tím và mãng cầu thanh long Trên thực tế nhà vườn chỉ chú trọng giống mãng cầu dai Về mùa vụ, khác với các địa phương khác, mãng cầu Tây Ninh được xử lý ra hoa quanh năm, nhưng tập trung nhất

là những tháng cuối mùa mưa Năng suất trung bình các vườn mãng cầu tại Tây Ninh đạt khoảng từ 6 đến 8 tấn/ha/vụ (năng suất tại tỉnh Trà Vinh 3-5 tấn/ha/vụ) Tây Ninh là tỉnh có sản lượng mãng cầu hàng hoá lớn nhất nước (cung ứng khoảng 40% sản lượng mãng cầu cả nước) Tổng sản lượng mãng cầu hàng hoá Tây Ninh khoảng 19.000 đến 22.000 tấn/năm Phần lớn mãng cầu Tây Ninh được tiêu thụ tại các chợ siêu thị thuộc khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và chợ trái cây các tỉnh (77%), một phần xuất khẩu sang các nước Canada, Pháp, Malaysia (8%)

- Vật nuôi: dùng phương pháp gieo tinh nhân tạo để cải thiện đàn gia súc:

+ Lai cải thiện đàn bò vàng địa phương bằng các giống bò ngoại thuộc nhóm Zebu (Sind, Sahiwal, Brahman) với mục tiêu nâng cao tầm vóc đàn bò địa phương Việc nâng cao tầm vóc là tiền đề cho các bước tiếp theo như cho lai tiếp với các giống bò khác để tạo bò lai hướng sữa, lai hướng thịt chuyên dụng

+ Tạo ra bò sữa lai (HF1, HF2 ) bằng tinh bò đực giống thuần HF (Hà Lan, Mỹ, Úc ) với năng suất sữa từ 3.000 lít-5.000 lít/chu kỳ khai thác

+ Nạc hóa đàn heo bằng phương pháp dùng tinh heo ngoại hoặc các giống tốt được tuyển chọn để gieo tinh đàn nái địa phương (hầu hết đều có máu ngoại) để tăng tỉ lệ nạc cho heo thịt, nâng cao tầm vóc và mức sinh trưởng của heo Đây là các chỉ tiêu chủ yếu

để đánh giá chất lượng đàn heo

Trang 13

- Nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị cao như: cá rô đồng, cá bóng tượng, cá điêu hồng, tôm càng xanh, ba ba, Các cơ sở sản xuất và cung cấp giống thủy sản có xu hướng phát triển mạnh

- Các chế phẩm sinh học: ứng dụng chế phẩm hormon nâng cao khả năng sinh sản trên bò; sử dụng phân bón vi sinh vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, vừa cung cấp vi sinh cho đất để cải thiện hệ vi sinh vật trong đất vốn là tác nhân quan trọng cải thiện lý, hoá tính của đất, đảm bảo việc sử dụng môi trường đất hiệu qủa và bền vững; thuốc bảo vệ thực vật , nhóm thuốc vi sinh, nhóm thuốc sinh học, ;

- Các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa, rau, đậu phộng,

và mía Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại trên cây lúa với tên gọi tắt là "Ba giảm ba tăng"

- Nuôi trồng rừng giống, trồng hỗn giao giữa các loại cây bản địa (Sao đen, Dầu con rái, ) xen với các loại cây nhập nội (Xà cừ, Keo các loại, ) góp phần phát triển vốn rừng

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống nấm và sản xuất nấm hàng hóa;

- Công nghệ khai thác bằng cách bơm trực tiếp khí Ethylene vào cây theo từng chu kỳ để kích thích cây cao su ra mủ

Một số đề tàì được áp dụng:

 Cải tạo đàn heo giống có phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Võ Ngọc Thanh

Cơ quan chủ trì: Công ty Chăn nuôi Tây Ninh

Thời gian thực hiện: Từ 5/1994-12/1996

Kinh phí thực hiện: 126 Triệu đồng

Tóm tắt kết quả đề tài: Đàn heo khảo nghiệm có chỉ tiêu tăng trọng 550g/ngày, hệ

số thức ăn 2,6–2,8kg thức ăn/P Đặc tính sinh trưởng khá hơn so với đàn heo giống cấp Địa chỉ ứng dụng : Công ty Chăn nuôi Tây Ninh

 Cải tạo giống bò nội theo hướng khai thác sữa

Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Phương Khánh Hồng

Cơ quan chủ trì: Trạm Thú y Trảng Bàng

Thời gian thực hiện: Từ 01/1995-12/1998

Trang 14

Kinh phí thực hiện: 48 triệu đồng

Tóm tắt kết quả đề tài: Dùng phương pháp gieo tinh nhân tạo với máu lai 50% bò

Hà Lan, 50% bò lai Sind để cải tiến di truyền cho đàn bò địa phương

Địa chỉ ứng dụng: Huyện Trảng Bàng Tây Ninh

2.2 Những thành công và những điều bất cập trong ứng dụng

Tổng số đề tài dự án đã triển khai (Tính đến tháng 12/2005): có 56 chương trình,

đề tài, dự án ( 01 chương trình, 49 đề tài, 06 dự án) được thực hiện (phụ lục 1 kèm theo); trong đó năm 2000 chuyển sang 01 chương trình, 07 đề tài, 01 dự án, 02 dự án Nông thôn miền núi Đã nghiệm thu: 30 đề tài, dự án; đang thực hiện: 24 đề tài, dự án, 02 dự án nông thôn miền núi

Tính riêng theo nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng giai đoạn 2001 - 2005 trong báo cáo số 08/BC-UB, ngày 20/02/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thì có 27 đề tài, 03 dự án được thực hiện trong kế hoạch tổng số 03 chương trình, 32 đề tài và 04 dự án, cụ thể:

 Trong đó, lĩnh vực Khoa học công nghệ có:

- 7/8 đề tài được thực hiện, trong đó đề tài "Ứng dụng một số phụ phẩm cây trồng

và chế biến nông sản làm thức ăn cho trâu bò trên địa bàn tỉnh Tây Ninh " đã được thông qua Hội đồng xét duyệt nhưng Chủ nhiệm đề tài do đi công tác nước ngoài nên không thực hiện

- 1/2 dự án được thực hiện Riêng dự án "Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ

để bảo quản trái cây ở huyện Hòa Thành, Tây Ninh" không thực hiện vì không có địa chỉ ứng dụng

- 03 chương trình (tuyển chọn giống cây trồng; tuyển chọn giống gia súc, gia cầm, thủy sản; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng vật nuôi, cây trồng) tuy không triển khai theo đúng ý nghĩa của chương trình nhưng đã triển khai một số đề tài nhằm thực hiện các nội dung của chương trình như:

+ Giống cây trồng: “Ứng dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, thích nghi điều kiện địa phương”; “Ứng dụng giống khoai mì mới và phương pháp diệt

cỏ, bón phân đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất xám Tây Ninh”,"Khảo nghiệm giống mía mới ở Tây Ninh"; "Nghiên cứu chọn lọc giống và xác định biện pháp kỹ thuật tổng hợp, nâng cao năng suất, phẩm chất mãng cầu Tây Ninh"

Trang 15

+ Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng cây trồng: "Thiết

kế, chế tạo cày, bừa và tính toán nguồn lực thích hợp để cày sâu tối thiểu 30cm Nhằm tăng năng suất cây mía trên vùng đất xám Tây Ninh"; "Xây dựng mô hình sản xuất giống mía sạch sâu bệnh"; Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp phòng, trừ sâu đục thân trên cây mía"

 Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án được triển khai và ứng dụng:

Các đề tài, dự án KH&CN tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu về ứng dụng và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Trong đó các đề tài, dự án đã được

áp dụng có hiệu quả thiết thực như: “Ứng dụng các giống lúa mới có năng suất, chất

lượng cao, thích nghi điều kiện địa phương” ; “Ứng dụng giống khoai mì mới và phương

pháp diệt cỏ, bón phân đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất xám Tây Ninh”,"Khảo nghiệm giống mía mới ở Tây Ninh", đãbổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa, giống mì, giống

mía triển vọng của tỉnh gồm: giống lúa (VND99-3; VND21-34); giống mì (sắn) có năng suất và hàm lượng tinh bột cao (KM98-5, KM140), giống mía (VN84-422, VN85-1427) Các đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất giống mía sạch sâu bệnh"; "Thiết kế, chế tạo cày,

bừa và tính toán nguồn lực thích hợp để cày sâu tối thiểu 30cm Nhằm tăng năng suất cây mía trên vùng đất xám Tây Ninh" , đã góp phần phục vụ cho công tác sản xuất giống mía sạch và cơ giới hóa cây mía ở Tây Ninh

Một số kết quả của đề tài: "Quy hoạch nghiên cứu phát triển cơ giới hoá nông

nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2010" làm cơ sở cho UBND tỉnh

ban hành "Chương trình phát triển sản xuất cơ giới hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2010" và đề tài "Điều tra đánh giá trình độ công nghệ tỉnh Tây Ninh

và quy hoạch phát triển đến năm 2020", làm cơ sở định hướng xây dựng kế hoạch ngắn

hạn cũng như dài hạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh về ngành công nghiệp

Từ các dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi của Trung ương đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp cho đồng bào dân tộc nắm vững cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cải tạo một số tập quán của đồng bào dân tộc, đưa ra được biện pháp canh tác phù hợp và cách sử dụng quỹ đất hợp lý, cung cấp giống và kỹ thuật trồng nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ và nấm

Ngày đăng: 11/12/2012, 10:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w