1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn

65 587 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 82,42 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập nền kinh tế như hiện nay thì sự phát triển ổn định là đi

Trang 1

2.1.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp(Direct Exporting) 6

2.1.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp( Indirect Exporting) 7

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu khác 8

2.2 Các hình thức nhập khẩu 9

2.2.1 Nhập khẩu uỷ thác 9

2.2.2 Nhập khẩu trực tiếp 9

2.2.3 Nhập khẩu theo hình thức tái xuất 10

2.2.4 Nhập khẩu thông qua đấu thầu quốc tế 10

3 Nội dung kinh doanh xuất nhập khẩu 11

3.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu 11

3.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước 11

3.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài 12

3.2 Lựa chọn phương án giao dịch 13

3.3 Tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng 14

3.3.1 Hình thức giao dịch 14

3.3.2 Các bước giao dịch và đàm phán 14

3.4 Thực hiện ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá 15

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬPKHẨU 18

1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 18

1.1 Yếu tố vĩ mô 18

1.1.1 Thuế quan 18

1.1.2 Hạn ngạch 19

1.1.4 Tỷ giá hối đoái 20

1.1.5 Các chính sách và quy định của Nhà nước 21

1.2 Yếu tố vi mô 22

1.2.1 Yếu tố kinh tế xã hội trong nước 22

1.2.2 Yếu tố địa lý – tài nguyên thiên nhiên 23

1.2.3 Tiềm lực tài chính 23

2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 24

2.1 Bộ máy quản lý doanh nghiệp 24

2.2 Tiềm năng về nguồn nhân lực 25

2.3 Mạng lưới kinh doanh 26

2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật doanh nghiệp 26

Trang 2

III CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU27

1 Khái niệm về hiệu quả 27

1.1 Hiệu quả kinh doanh 27

1.2 Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 29

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 29

2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 29

2.1.1 Chỉ tiêu phản ánh về mặt định lượng 30

2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh về mặt định tính 31

2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 31

3 Phương pháp đánh giá hiệu quả 33

CHƯƠNG II 34

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨUTHƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 34

I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠIVIỆT TUẤN 34

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34

2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 35

2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu 35

2.2 Hoạt động kinh doanh nội địa 35

2.3 Các dịch vụ khác 36

3 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 36

3.1 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban 36

3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 38

4 Các nguồn lực của Công ty 39

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 40

1 Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 40

2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty 42

3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 45

3.1 Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 45

3.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất nhập khẩu 46

3.3 Chỉ tiêu tốc độ gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu(Vdt) 47

III ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤTNHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠIVIỆT TUẤN 47

1 Cơ hội 47

2 Thách thức 49

3 Nguyên nhân 51

CHƯƠNG III 53

Trang 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHXUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG

MẠI VIỆT TUẤN 53

I MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNXUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 53

1 Mục tiêu 53

2 Phương hướng 53

2.1 Phương hướng về doanh thu của doanh nghiệp 54

2.2 Phương hướng về vốn của doanh nghiệp 54

2.3 Phương hướng về tổ chức sản xuất 54

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHXUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNGMẠI VIỆT TUẤN 55

1 Đẩy mạnh tìm hiểu và nghiên cứu thị trường 55

2 Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 56

3 Nâng cao thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường kinh doanh của công ty 57

4 Tiến hành giảm chi phí lưu thông, phân bổ hợp lý chi phí quản lý 58

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 60

1 Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước 60

2 Nâng cao vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với xuất nhập khẩu 62

3 Thực hiện chính sách đầu tư, tiếp thu khoa học công nghệ trên thế giới 62

4 Phát triển hệ thống ngân hàng 63

KẾT LUẬN CHUNG 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thếgiới Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập nền kinh tế như hiện nay thì sự phát triểnổn định là điều cần phải thực hiện đối với mỗi quốc gia nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh trên thị trường quốc tế

Có thể thấy rằng, doanh nghiệp là các chủ thể kinh doanh, đồng thời cũng lànhân tố quyết định tới sự phát triển của đất nước Hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh quốc dân Vàmột trong các hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất trong doanhnghiệp đó chính là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu trong quá trình pháttriển, là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại Bất kỳ một quốc gianào muốn trở thành vững mạnh đều phải tham gia vào lĩnh vực này Và doanhnghiệp tòn tai trong quốc gia đó cũng tuân theo quy luật đó.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp vừa vànhỏ tham gia vào lĩnh vực này Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại ViệtTuấn đã đạt được những thành công nhất định trên thị trường kinh tế Với mụctiêu trở thành doanh nghiệp lớn mạnh trong nước, Công ty đã và đang nỗ lực hếtmình để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Thực tế trong ba tháng thực tập tại Công ty, tôi đã thấy rằng vấn đề nâng caohiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đang là vấn đề cấp thiết trong tình hình pháttriển của Công ty hiện nay

Trang 5

Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là:

“ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty

Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn”

Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm:

- Chương I: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu

- Chương II: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại ViệtTuấn

- Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà và Công ty Cổ phần

xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thànhtốt chuyên đề thực tập này

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hạnh Lớp : QLKT45A

Khoa: Khoa học quản lý

Trang 6

1 Khái niệm kinh doanh xuất nhập khẩu

Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương.

Đó chính là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài hoặc bánhàng hóa dịch vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trong nước trên cơ sởdùng tiền làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu lợi nhuận thông qua hành vimua bán.

Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụthuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của cácquốc gia

2 Các hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu

2.1 Các hình thức xuất khẩu chính

Thực tế khi muốn xuất khẩu các sản phẩm đã được sản xuất trong nước, cácdoanh nghiệp chủ yếu chọn một trong hai hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuấtkhẩu gián tiếp.

2.1.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp(Direct Exporting)

Là hình thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩmcủa mình ra nước ngoài Xuất nhập khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với các doanhnghiệp có quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệmtrên thị trường và nhãn hiệu hàng hoá truyền thống của doanh nghiệp đã từng cómặt trên thị trường thế giới.

Trang 7

2.1.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp( Indirect Exporting)

Hình thức xuất khẩu gián tiếp là hình thức không đòi hỏi có sự tiếp xúc trựctiếp giữa người mua nước ngoài với người mua sản xuất trong nước Để bán sảnphẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chứctrung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp

Doanh nghiệp có thể thực hiện gián tiếp thông qua các hình thức:

*Công ty quản lý xuất khẩu(EMC – Export Management Company)

Là công ty quản trị xuất khẩu cho các công ty khác Các nhà xuất khẩu thườngthiếu kinh nghiệm cơ bản bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng vềvốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng Do vậy họ phải thông qua EMC đểxuất khẩu sản phẩm của chính mình.

Thông thường, chính sách giá cả, điều kiện bán hàng, quảng cáo là do chủhàng quyết định Các EMC giữ vai trò cố vấn, thực hiện nhiệm vụ liên quan đếnxuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên, các EMC sẽ được thanh toánbằng hoa hồng

*Thông qua khách hàng nước ngoài(Foreign Buyer)

Là hình thức xuất khẩu thông qua nhân viên của công ty nước ngoài Họ lànhững người hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới Khi thựchiện hình thức này, doanh nghiệp càn phải tìm hiểu kỹ khách hang để thiết lậpquan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài.

*Thông qua uỷ thác xuất khẩu(Export Commission House)

Những người hoặc tổ chức uỷ thác thường là đại diện cho người mua nước

ngoài cư trú trong nước của nhà xuất khẩu Nhà uỷ thác xuất khẩu hành động vìlợi ích của người mua và người mua sẽ trả tiền ứng thác khi hàng hoá đượcchuẩn bị đặt mua Nhà uỷ thác sẽ lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn

Trang 8

và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết liên quan tới quá trình xuất khẩu Bán hàngcho nhà uỷ thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu Việc thanh toánthường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề vậnchuyển hàng hoá hoàn toàn do các nhà được uỷ thác chịu trách nhiệm.

*Thông qua môi giới xuất khẩu(Export Broker)

Môi giới xuất khẩu là thực hiện chức năng liên kết các nhà xuất khẩu và cácnhà nhập khẩu Người môi giới sẽ được nhà xuất khẩu uỷ nhiệm và trả hoa hồngcho hoạt động của họ Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hànghay nhóm hàng nhất định.

*Thông qua hãng buôn xuất khẩu(Export Merchant)

Hãng buôn xuất khẩu thường được đóng tại các nước xuất khẩu và mua hàngcủa người chế biến hoặc nhà sản xuất Sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụđể xuất khẩu, chịu mọi rủi ro lien quan đến xuất khẩu.

Như vậy, các nhà sản xuất sẽ thông qua hãng buôn xuất khẩu để đảm bảo thịtrường nước ngoài Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trongnước là chiến lược được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng.

- Chuyển khẩu – tạm nhập tái xuất

- Hoạt động kinh doanh các tổ chức kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài

2.2 Các hình thức nhập khẩu2.2.1 Nhập khẩu uỷ thác

Trang 9

Nhập khẩu uỷ thác là hình thức doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nhưngbản thân doanh nghiệp không có đủ điều kiện và năng lực để có thể nhập khẩutrực tiếp Hoặc nếu như có khả năng nhập khẩu thì hiệu quả kinh doanh mang lạilà không cao Do đó, để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp sẽ tiến hành uỷthác cho một doanh nghiệp khác có khả năng nhập khẩu trực tiếp có được hiệuquả cao hơn và nhập khẩu những mặt hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp trướcđó.

Bên cạnh hình thức uỷ thác này, các nhà uỷ thác nhập khẩu sẽ bị tổn thất mộtkhoản doanh thu do phải trả một khoản chi phí uỷ thác hay được gọi là hoa hồngđại lý Mặt khác, hình thức uỷ thác nhập khẩu sẽ làm cho các nhà nhà uỷ thácmất đi sự giao lưu, liên hệ trực tiếp với thị trường kinh tế nước ngoài Hình thứcnhập khẩu uỷ thác là hình thức phổ biến trên thế giới và đặc biệt là các quốc giađang phát triển mà Việt Nam là điển hình

2.2.2 Nhập khẩu trực tiếp

Là hình thức chính của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu giữa cácquốc gia trên thế giới Các nhà nhập khẩu sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng, dođó đã tiết kiệm được một khoản chi phí trung gian trong giao dịch Hình thứcnhập khẩu là sự giao lưu và trao đổi hàng hoá giữa các nước với nhau, là sự tiếpthu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới về cho quốc gia mình Tuỳ vàođiều kiện, tình hình phát triển kinh tế của mỗi đất nước sẽ quyết định nhập khẩunhững mặt hàng nào là có lợi nhất trên thị trường.

2.2.3 Nhập khẩu theo hình thức tái xuất

Là hình thức nhập khẩu hàng hoá xuất sang ước thứ ba nhằm thu lại lợi nhuậnmà không phải dùng để tiêu thụ trong thị trường nội địa Phương thức tiến hành

Trang 10

hình thức tái xuất có sự tham gia của các đối tượng: nước nhập khẩu, nước xuấtkhẩu và nước tái xuất.

Các sản phẩm, mặt hàng nhập khẩu sẽ không được chế biến ở các nước tátxuất Doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu ở các nước tát xuất sẽ phảimất một khoản chi phí ở nơi xuất và nhập Do vậy, các doanh nghiệp này phảitính toán để có thể đảm bảo được lợi nhuận mà không bị thâm hụt ngân sách Quy trình doanh nghiệp thực hiện tái xuất bao gồm hai hợp đồng: hợp đồngxuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu Điều đặc biệt trong hợp đồng kinh doanh táixuất, không nhất thiết hàng hoá phải thông qua nước tái xuất mà có thể chuyểnthẳng trực tiếp đến nước thứ ba Doanh nghiệp tái xuất có thể thu được lợi nhuậndo được thanh toán nhanh mà có thể trả chậm cho bên xuất khẩu.

2.2.4 Nhập khẩu thông qua đấu thầu quốc tế

Là hình thức mà doanh nghiệp có nhau cầu nhập khẩu tổ chức đấu thầ quốc tế nhằm thu hút các nhà cung cấp hàng đàu tham dự, trả giá và đưa ra các điều kiệngiao dịch trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.

Đặc điểm của hình thức này là người xuất trả giá còn người nhập chọn giá Dovậy sự cạnh tranh diễn ra rất cao và đòi hỏi năng lực thực sự của mỗi doanhnghiệp Cũng theo hình thức này, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng sẽ lựa chọnđối tác có giá trị dự thầu thấp nhất với hình thức thanh toán phù hợp với tìnhhình phát triển kinh tế của đát nước

3 Nội dung kinh doanh xuất nhập khẩu

Kinh doanh xuất nhập khẩu là quy trình kinh doanh bao gồm rất nhiều bước

nối tiếp nhau Đó là quy trình thể hiện nhiều nghiệp vụ, từ khâu xác định nhu cầuhàng hoá cần xuất nhập khẩu cho đến các việc điều tra nghiên cứu thị trường để chọn các đối tác nước ngoài có khả năng cung cấp hàng hoá, sản phẩm xuất nhập

Trang 11

khẩu Tiếp đó tiến hành các thủ tục giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nội dung hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy trình như sau:

3.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu

Trong quá trình phát triển kinh tế như hiện nay, nghiên cứu thị trường đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường quốc tế Bởi vì, mỗi một loại hàng hoá khác nhau sẽ có những thị trường tiêu thụ khác nhau, do đó hiệu quả kinh doanh cũng sẽ rất khác nhau Thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới Nó cũng chính là phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

3.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước

Nghiên cứu thị trường trong nước là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản

xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của doanh nghiệp Hoạt động nghiên cứu này sẽ giúp các nhà kinh doanh nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội để có thể có các chiến lược phát triển phù hợp ở trong nước Mỗi thị trường cụ thể đều có một quy luật riêng, do đó các doanh nghiệp phảinhận biết được những biến đổi về nhu cầu cũng như giá cả các mặt hàng ở thịtrường trong nước để có những giải pháp kinh doanh cụ thể trong thời gian nhấtđịnh

Trang 12

Việc nhận biết được các sản phẩm sẽ xuất nhập khẩu là điều kiện đầu tiên phảilàm của doanh nghiệp Từ đó sẽ tiến hành các chiến lược phát triển nhằm nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thịtrường trong nước đang cần những sản phẩm nào, tình hình tiêu thụ và tỷ suấtngoại tệ của mặt hàng đó.

3.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Nghiên cứu thị trường nước ngoài là việc nghiên cứu nhằm mục đích hiểu biếthơn về quy luật vận động cũng như sự biến đổi của chúng trong quá trình hoạtđộng kinh doanh Nghiên cứu thị trường nước ngoài chính là hoạt động nghiêncứu theo các đặc tính của sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, đặc tính, giá cả củathị trường cũng như dung lượng của thị trường.

a) Dung lượng thị trường

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩuthì việc nghiên cứu về dung lượng thị trường hàng hoá là điều cần thiết Chúngta có thể hiểu dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trênthị trường nhất định trong một thời kỳ nhất định thông thường là một năm.

Tuy nhiên, dung lượng thị trường không ổn định mà luôn biến động tuỳ theonhững tác động là nhỏ hay lớn Nó sẽ thay đổi tuỳ theo những diễn biến của tìnhhình trong những giai đoạn nhất định.

b) Nghiên cứu giá cả và sự biến động của giá cả trên thị trường

Giá cả trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế có tính

chất đại diện cho hàng hóa trên thị trường thé giới Do đó việc xác định đúng giácả có ý nghĩa rất lớn trong hiệu quả thương mại quốc tế.

Trang 13

Mức giá này ghi trong hợp đồng quốc tế, không kèm theo một điều kiện đặcbiệt nào, được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi Trên thực tế, các mứcgiá này sẽ được các trung tâm giao dịch quốc tế quy định.

Để có thể dự đoán được những biến động của giá cả trên thị trường, phải dựavào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình hình thị trường loại hàng hoá đó Từđó đánh giá các ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tác động đến sự vận động của giácả hàng hoá đang nghiên cứu.

c) Lựa chọn đối tượng giao dịch

Trên thị trường, cùng một sản phẩm sẽ có rất nhiều đối tác kinh doanh khácnhau Do đó, việc lựa chọn đối tượng để giao dịch phải dựa trên cơ sở tìm hiểucụ thể và phải tuân theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi Các đối tượng giao dịchphân phối theo khu vực thị trường: Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi…Tuỳ thuộc vào sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp lựa chọn để buôn bán quốctế, các quốc gia đối tác ưu tiên.

Như vậy lựa chọn đối tượng giao dịch khoa học và hợp lý sẽ là yếu tố tác độngtích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

3.2 Lựa chọn phương án giao dịch

Giao dịch là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các cá nhân để giao lưu, trao đổi thôngtin Do vậy hoạt động giao dịch bao gồm:

- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu- Xác định số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu

- Lựa chọn thị trường, khách hàng cũng như phương thức giao dịch- Lựa chọn thời điểm, thời gian gioa dịch

- Các giải pháp thực hiện mục tiêu

Trang 14

3.3 Tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng

Đây là khâu tiếp theo trong quy trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.

3.3.1 Hình thức giao dịch

- Giao dịch qua thư

- Giao dịch qua điện thoại và các phương tiện thông tin đại chúng khác- Giao dịch trực tiếp

- Giao dịch trung gian

- Giao dịch tại trụ sở giao dịch hàng hoá

3.3.2 Các bước giao dịch và đàm phán

Đàm phán là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên cùng nhất trí để thoả hiệpgiải quyết vấn đề trong hoạt động xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng Dođó tuỳ vào mức độ quan trọng doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình thức khácnhau.

Quy trình giao dịch đàm phán bao gồm các bước sau:

B1 Chào hàng

Chào hàng chính là việc chào bán hay chào mua trên thị trường kinh doanh.Chào hàng gồm có: Chào hàng cố định và chào hàng tự do.Thực tế việc chàohàng sẽ giúp các doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình để đưara lời đề nghị ký kết hợp đồng

B2 Hoàn giá

Khi người nhập hàng nhận được lời chào hàng, hoặc không chấp nhận hoàntoàn đơn chào hàng trước đó mà đưa ra lời đề nghị mới được gọi là hoàn giá haytrả giá Khi đã có hoàn giá thì lời chào hàng trước coi như được huỷ bỏ Sau mỗi

Trang 15

lần hoàn giá, lời chào hàng mới xuất hiện và các lời chào hàng trước đều khôngcó giá trị.

- Hợp đồng phải phản ánh chính xác nội dung

- Ký kết hợp đồng phải thực sự do người thẩm quyền ký kết

- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng phải dùng thống nhất trong cả hai hợpđồng

3.4 Thực hiện ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá

Sau khi việc giao dịch đàm phán có hiệu quả sẽ dấn tới việc ký kết hợp đồngmua bán ngoại thương Ký kết được hợp đồng là bước đầu thành công trong hoạtđộng kinh doanh.

3.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng

Khi ký kết hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng được thể hiện ở sơ đồ sau

Trang 16

Biểu đồ 1: Sơ đồ quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Biểu đồ 2: Sơ đồ quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

T o ngu n h ng v khách h ng xu tạo nguồn hàng và khách hàng xuấtồn hàng và khách hàng xuấtàng và khách hàng xuấtàng và khách hàng xuấtàng và khách hàng xuấtấtkh uẩu

m phán ký k t h p ng xu tĐàng và khách hàng xuấtết hợp đồng xuất ợp đồng xuất đồn hàng và khách hàng xuấtất

kh uẩu

Th t c h i ủ tục hải ục hải ải quan

Mua b oải hi mểm

U thác lên t uỷ thác lên tàuàng và khách hàng xuất

L m th t c thanh toánàng và khách hàng xuấtủ tục hải ục hải

Giao nh n h ng lênận hàng lênàng và khách hàng xuấtt uàng và khách hàng xuất

L a ch n ựa chọn đối ọn đối đối i tác

Th t c c n thi t th c hi n h p ủ tục hải ục hải ần thiết thực hiện hợp đồng xuấtết hợp đồng xuấtựa chọn đối ện hợp đồng xuấtợp đồng xuất đồn hàng và khách hàng xuấtng xu tấtkh uẩu

Bên nh p kh u m L/C n u thanh toán theo L/ận hàng lênẩuở L/C nếu thanh toán theo L/ết hợp đồng xuấtC

Xin gi y phép xu tấtấtkh uẩu

Chu n b h ng hoá xu tẩuị hàng hoá xuất àng và khách hàng xuấtấtkh uẩu

Ki m tra ch t lểmất ượp đồng xuấtng h ng xu tàng và khách hàng xuấtấtkh uẩu

Trang 17

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤTNHẬP KHẨU

Ký k t h p ết hợp đồng xuất ợp đồng xuất đồn hàng và khách hàng xuấtng nh p ận hàng lênkh uẩu

Thuê t u ti p nh n v n chuy n h ng àng và khách hàng xuấtết hợp đồng xuấtận hàng lênận hàng lênểmàng và khách hàng xuấthoá

Mua b o hi m v n chuy n h ng ải ểmận hàng lênểmàng và khách hàng xuấthoá

M tín d ng(L/C)ở L/C nếu thanh toán theo L/ục hải Xin gi y phép nh p ấtận hàng lênkh uẩu

Giao nh n h ng hoáận hàng lênàng và khách hàng xuất

Th t c h i ủ tục hải ục hải ải quan

Ki m tra h ng hoá v tr ểmàng và khách hàng xuấtàng và khách hàng xuất ải ti nền

Khai báo h i quanải Nghi m thu h ng hoáện hợp đồng xuấtàng và khách hàng xuấtL m th t c h i quanàng và khách hàng xuấtủ tục hải ục hải ải

B i thồn hàng và khách hàng xuấtường nhập ng nh p ận hàng lênkh uẩu

Trang 18

Kinh doanh xuất nhập khẩu luôn luôn chịu tác động của rất nhiều các yếu tố.Do vậy hiệu quả doanh nghiệp đạt được lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào khả năngkhai thác những ảnh hưởng của các yếu tố trên

1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.1 Yếu tố vĩ mô

Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trước hết phụ thuộc rất nhiềuvào sự biến đổi của các yếu tố kinh tế thế giới Khi tham gia vào hoạt động ngoạithương, mỗi doanh nghiệp đều chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố Tuy nhiên,nếu doanh nghiệp biết vận dụng sáng tạo những tác động tích cực ấy sẽ mang lạihiệu quả cao cho kinh doanh xuất nhập khẩu

Trong điều kiện hội nhập nên kinh tế như hiện nay, sự biến động của các yếutố kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp.Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì sự tác động đó có thể tạo ra nhữngthuận lợi hay những khó khăn trực tiếp nhất định Bất kỳ một sự thay đổi, haybiến động nào đó về sự suy thoái nền kinh tế, tình hình lạm phát… của các quốcgia trên thế giới cũng đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanhnghiệp trong nước

1.1.1 Thuế quan

Là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu Thuế quan xuất khẩuảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu Chính sách thuế quan này sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nướcnhưng lại làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế cao hơn mức giátrong nước

Thuế quan xuất khẩu có xu hướng làm giảm xuất khẩu và làm giảm nguồn thungoại tệ của đất nước Ngược lại, nó cũng có xu hướng làm giảm nhập khẩu và

Trang 19

tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã là thànhviên của WTO, hàng rào thuế quan đang xóa bỏ dần hình thức bảo hộ và thay thếbằng hình thức thuế nhập khẩu Mặt khác quy mô xuất khẩu của mỗi quốc gia lànhỏ hơn so với thị trường thế giới, vì thế thuế xuất khẩu sẽ làm hạ mức giá cảhàng hóa trong nước so với mức giá cả quốc tế.

Như vậy thuế xuất khẩu sẽ làm giảm lượng cung quá mức trong nước đối vớihàng xuất khẩu Khi đó mỗi quốc gia sẽ phải có những biểu thuế khác nhaunhằm khuyến khích xuất khẩu một số mặt hàng được coi là có lợi thế của đấtnước Chính sách thuế quan nhằm bảo vệ cho hoạt động kinh doanh được pháttriển một cách an toàn và hiệu quả Nhà nước sẽ thông qua công cụ là thuế đểđảm bảo và ổn định đời sống nhân dân.

1.1.2 Hạn ngạch

Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng còn giá trị của một mặt hànghoặc nhóm mặt hàng được xuất khẩu, nhập khẩu từ một thị trường nhất định cụthể Hạn ngạch sẽ là một hình thức hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng hoá, thịtrường nào đó trong một thời gian nhất định, điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá nộiđịa của hàng hóa

Sự tác động của hạn ngạch đến xuất nhập khẩu được thể hiện thông qua: - Hạn ngạch có thể làm cho một doanh nghiệp duy nhất trở thành doanh

nghiệp đa quyền có được mức giá cao nhằm thu lợi nhuận tối đa chodoanh nghiệp

- Hạn ngạch ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu của doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu

1.1.3 Trợ cấp xuất khẩu

Trang 20

Trợ cấp xuất khẩu chính là thông qua các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc chovay lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước Đồng thời đó cũng làbiện pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả cao Bên cạnh đó việctrợ cấp xuất khẩu cũng gây ra những tác động khác nhau tới nhiều lĩnh vực hoạtđộng có liên quan Cụ thể đó chính là:

- Mức cung thị trường nội địa giảm do quy mô xuất khẩu giảm Giá cả thịtrường sẽ tăng lên, tiêu dùng trong nước sẽ bị giảm đi rất nhiều.

- Chi phí ròng của xã hội bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu đãgây ra thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế xã hội

1.1.4 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, vừa phản ánhsức mua nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽ đếnhoạt động xuất nhập khẩu Nếu tỷ giá hối đoái thấp sẽ gây ra bất lợi cho nhậpkhẩu nhưng lại khuyến khích xuất khẩu Có thể khẳng định rằng tỷ giá hối đoáivà chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng đẩy mạnh xuất nhập khẩu.Tỷ giá cao hoặc thấp lả do quan hệ cung cầu trên thị trường chi phối Chính vìvậy, tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm sẽ làm biến đổi giá trị hàng hóa xuất khẩu vàlàm ảnh hường tới doanh thu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc duy trì tỷ giá hối đoái phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

Tỷ giá hối đoái sẽ được ổn định nếu như các doanh nghiệp thực hiện nhữnggiải pháp như sau:

- Thực hiện chính sách dư hoặc tối thiểu là thăng bằng trong cán cânthanh toán quốc tế bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu, sử dụng tiết kiệm, cóhiệu quả các nguồn ngoại tệ

Trang 21

- Kiểm soát và hạ thấp tỷ lệ lạm phát để ổn định giá cả và nâng cao sứcmua nội tệ.

- Thi hành chính sách lãi suất thích hợp để thu hút các khoản tiết kiệmvà đầu tư, đồng thời hạn chế việc săn lùng ngoại tệ và vàng bạc.

- Lập quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường ngoại hối khixảy ra lạm phát.

Tỷ giá hối đoái là công cụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhậpkhẩu Do đó, khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp phải cân nhắc, lựa chọnphương tiện thanh toán phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.1.5 Các chính sách và quy định của Nhà nước

Chính sách và quy định của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu Nhà nước đã tạo ra môi trường pháp lý rằng buộc và điềuchỉnh hoạt động của doanh nghiệp theo đúng pháp luật của Nhà nước Để quảnlý một cách chặt chẽ hoạt động kinh doanh trong nước cũng như ngoài nước, mỗiquốc gia đều phải có hệ thống pháp luật riêng quy định cho từng ngành, lĩnh vựckinh doanh

Xuất nhập khẩu là hoạt động lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia với nhau.Do vậy đối tượng hoạt động rất đa dạng và phong phú, thường xuyên chịu sự chiphối của các chính sách, pháp luật Nhà nước Chúng ta cần phải thấy được tầmquan trọng của chính sách pháp luật quản lý hoạt động ngoại thương là khôngthể thiếu trong kinh doanh.

Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách tác động không nhỏ tới hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu Ví dụ như các chính sách: tín dụng đầu tư cho xuấtnhập khẩu, đầu tư các khu công nghiệp có khoa học kỹ thuật tiên tiến Đó lànhững chính sách quy định cho từng loại hàng hoá, từng loại thị trường, từng

Trang 22

loại khu vực Từ đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ có những giải pháp kinhdoanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên nền kinh tế thị trường.

Có thể thấy rằng, tuỳ vào tính chất, phương pháp sử dụng các chính sách màhiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó là tích cực hay tiêu cực Tiêu biểu phải kểđến nghị định 57/1998 – CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền tự do kinhdoanh của thương nhân, đồng tời tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh Chínhnghị định này đã hạn chế tình trạng ép giá, giá cả không làm cho các doanhnghiệp bị phá sản Hiện nay hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam đãđược cải thiện nhiều song vẫn không tránh khỏi sự chồng chéo trong các thủ tục Như vậy các chính sách của Nhà nước đều tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Và qua đó cũng đòi hỏi các doanhnghiệp phải tuân thủ theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước nâng caolợi nhuận doanh nghiệp

1.2 Yếu tố vi mô

1.2.1 Yếu tố kinh tế xã hội trong nước

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu củacác doanh nghiệp Nếu như kinh tế - xã hội trong nước ổn định sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trao đổi, buôn bán sản phẩm diễn ra nhanhchóng Ngược lại, nếu xã hội không ổn định sẽ làm cho hoạt động xuất nhậpkhẩu bị hạn chế nhiều mặt bởi nhiều hàng rào trở ngại.

Lĩnh vực xuất nhập khẩu được coi là hiệu quả nhất nếu như diễn ra trong môitrường kinh tế - xã hội ổn định Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia có tình hìnhkinh tế xã hội ổn định cao trong khu vực và thế giới Chính điều đó đã tác độngtích cực tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, góp phầnnâng cao thu nhập và kim ngạch cho đất nước.

Trang 23

1.2.2 Yếu tố địa lý – tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý có vai trò quan trọng trong mối quan hệ lưu thông hàng hoá giữacác nước với nhau.

Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để có thể thúc đẩy lĩnh vực xuấtnhập khẩu, giao lưu buôn bán các nước Các doanh nghiệp đã thấy rõ được thuậnlợi này nên hoạt động trao đổi buôn bán ngày càng phát triển, đa dạng và phongphú.

Không chỉ có yếu tố vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là mộttrong những yếu tố quan trọng làm cơ sở cho các quốc gia xây dựng cơ cấungành và vùng cho hoạt động xuất nhập khẩu, tác động rất lớn đến từng loạihàng hoá, quy mô xuất nhập khẩu cho các quốc gia.

Như vậy với vị trí địa lý và điều kiện tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng khôngnhỏ tới sự phát triển của lĩnh vực xuất nhập khẩu Mỗi quốc gia cần phải biếtkhai thác tối đa hai nguồn lực này để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh.

1.2.3 Tiềm lực tài chính

Tài chính là yếu tố tổng hợp phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp thông quanguồn nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động, phân phối đầu tư có hiệuquả của nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh, vốn đầu tư luôn luôn là vấn đề quan tâm hàngđầu của các doanh nghiệp Chính vì vậy, để có thể kinh doanh có hiệu quả thìvấn đề sử dụng và phân phối vốn hợp lý là rất cần thiết Nhưng thực tế cho thấy,rất ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều này Với nguồn vốn đi vay, cácdoanh nghiệp khó có thể kinh doanh an toàn trên thị trường Đó cũng là nguyênnhân có rất nhiều doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài trên thị trường kinh tế

Trang 24

Như vậy để nâng cao khả năng quản lý hiệu quả của nguồn vốn kinhdoanh, doanh nghiệp có thể được thể hiện thông qua các chỉ tiêu:

- Vốn chủ sở hữu- Vốn huy động

- Khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn- Các khả năng sinh lợi khác vv

2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

2.1 Bộ máy quản lý doanh nghiệp

Bộ máy quản lý doanh nghiệp là yếu tố tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp

trong hoạt động kinh doanh sản xuất đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu.

Doanh nghiệp phải thiết lập được cơ cấu bộ máy quản lý một cách khao họcvà hiệu quả Do vậy mà, thiết lập và cách thức điều hành cơ cấu tổ chức bộ máyhợp lý sẽ là nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Ngược lại, hiệuquả hoạt động doanh nghiệp sẽ thấp nếu như cơ cấu tổ chức yếu kém Doanhnghiệp sẽ đạt được mục tiêu đề ra và có được trình độ quản lý của mình khi cósự sắp xếp hợp lý các nhân tố trong bộ máy.

Chúng ta có thể thấy, chính khả năng tổ chức và quản lý doanh nghiệp dựatrên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối liên hệ tương tác củatất cả các bộ phận tạo thành tổng thể đã tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp Bộmáy quản lý trong doanh nghiệp được xây dựng chặt chẽ và có các mối quan hệhỗ trợ nhau là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

2.2 Tiềm năng về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố tác động rất lớn tới các sản phẩm hàng hoá xuấtkhẩu mang tính phụ thuộc rất nhiều vào sức lao động của con người Nếu như

Trang 25

nguồn nhân lực dồi dào sẽ là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xúc tiến xuấtnhập khẩu mặt hàng đó.

Tuy nhiên, sự tác động của nhân tố nguồn nhân lực cũng không gây biến độngnhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nếu xét trong điều kiện thời gian nhất ngắn Việt Nam là nước có mật độ dân số cao nên nguồn nhân lực rất dồi dào và giárẻ Chính điều đó mà việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, may mặccần nhiều nhân công đã trở thành mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của các doanhnghiệp trong nước.

Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp đang phát triển vàhoàn thiện mạnh về tiến độ sản xuất thì môi trường làm việc ngày càng mở rộngvà đa dạng Mặt khác, doanh nghiệp hoạt động theo hướng chuyên môn hoá nênsức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn Do vậy, chiến lượcsử dụng lao động hợp lý chính là yêu cầu cấp bách và cần thiết trong cơ cấu tổchức quản lý của mỗi doanh nghiệp như hiện nay.

Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá thì yếu tố con người càngđược nhấn mạnh Bởi vì, hàng hoá sẽ chỉ được trao đổi khi có sự tác động củacon người Doanh nghiệp cần phải có những chính sách đào tạo, nâng cao, bồidưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên nhằm mục đích nâng cao năng lựcvà tinh thần trách nhiệm làm việc hết mình của mối cá nhân lao động.

2.3 Mạng lưới kinh doanh

Trên thực tế, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rấtnhiều vào mạng lưới kinh doanh của công ty.

Một mạng lưới kinh doanh được coi là hợp lý và bố trí các mối quan hệ rộnglớn

Trang 26

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanhcủa mình nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Ngược lại, mạng lưới kinh doanh không hợp lý, khoa học, các mối quan hệkhông rõ ràng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp luôn xây dựng cho mình mạng lưới phù hợp vớitình trạng hoạt động kinh doanh cuả mình Qua đó, việc phát triển các mối quanhệ trao đổi, buôn bán doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện.

2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp chính là: nhà xưởng, thiết bị,máymóc Đó là nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp có thể huy động để thamgia vào quá trình hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả xuấtnhập khẩu.

Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao thì khảnăng nắm bắt thông tin, thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ diễnra thuận tiện và đạt hiệu quả cao Nhưng một doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trongviệc phát triển kinh doanh nếu như cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém Đó cũng lànguyên nhân hạn chế và kìm hãm sự phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu Ngày nay, các doanh nghiệp vẫn luôn chú trọng trong việc xây dựng cơ sở vậtchất tương đối hiện đại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho doanh nghiệphoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

III CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬPKHẨU

Trang 27

1 Khái niệm về hiệu quả

Hiệu quả chính là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiệncác mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đótrong những điều kiện nhất định.

Hiệu quả được xác định bởi công thức:

+) Hiệu quả tuyệt đối: E = K – C

+) Hiệu quả tương đối: E = K/C

Trong đó: K: Kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vịkhác nhau

C: Chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau E: Hiệu quả

Có thể thấy, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp tuỳ thuộc vào trình độ tổ chứchoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp Đặc biệtbiểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào doanh nghiệp và mục tiêuđặt ra của doanh nghiệp đó Đối với mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu đó chính làdoanh thu bán hàng và chi phí gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để có thểcó doanh thu bán hàng đó.

1.1 Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tếxét trong một phạm vi của doanh nghiệp Nó phản ánh mối quan hệ lợi ích kinhtế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợiích kinh tế đó

Vấn đề hiệu quả được hình thành theo nhiều khái niệm khác nhau Cụ thể:

Trang 28

*Xét trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân và phạm vi toàn xã hội thì phạm vihiệu quả sẽ là hiệu quả kinh tế quốc dân(hay là hiệu quả kinh tế xã hội) và hiệuquả chính trị xã hội.

+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm

vi toàn bộ nền kinh tế Chủ thể hưởng hiệu quả hiệu quả kinh tế quốc dân là toànbộ xã hội mà đại diện chính là Nhà nước.

+Hiệu quả chính trị xã hội: Là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong việc

thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.

*Xét trên phạm vi từng yếu tố, từng doanh nghiệp sẽ có 2 phạm trù: Phạm trùhiệu quả kinh tế và phạm trù hiệu quả kinh doanh.

+ Phạm trù hiệu quả kinh tế: Là lợi ích kinh tế đạt được sau khi bù đắp các

khoản chi phí lao động xã hội Hiệu quả này được xác định thông qua việc sosánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh với chi phí bỏ ra.

+ Phạm trù hiệu quả kinh doanh: Là phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt

được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh làhiệu quả lao động xã hội Nó được xác định bằng việc so sánh giữa lương laođộng hữu ích cuối cung thu được với hao phí lao động xã hội.

*Căn cứ vào lợi ích nhận được trong những khoảng thời gian dài hay ngắn đãhình thành nên khái niệm hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.

+ Hiệu quả trước mắt: Là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian

ngắn, lợi ích chỉ là mang tính tạm thời.

+ Hiệu quả lâu dài: Là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài, lợi

ích mang tính lâu dài.

Như vậy, ở nhiều góc độ khác nhau sẽ có nhiều quan điểm về hiệu quả khácnhau Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả chúng ta cần phải biết kết hợp

Trang 29

hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, để từ đó có thể giải quyết vấn đềmột cách ổn định và có lợi nhất trong hoạt động kinh doanh.

1.2 Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu

Với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinhdoanh xuất nhập khẩu đã trở thành lĩnh vực không thể thiếu trong chiến lượcphát triển của mỗi quốc gia.

Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại lợi nhuận rất lớn cho quá trìnhphát triển kinh tế Do đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu là nhântố quyết định để Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế,thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

Kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điềukiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nên hiệu quả hoạt động này được đánh giá ởnhững mức độ cũng rất khác nhau Nó sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô,vi mô, qua đó sẽ phát triển phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giớivà mỗi quốc gia nói riêng.

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu

2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ sử dụngcác yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh Đồng thời nó cũng làphạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, phản ánh trình độ của nền sảnxuất hàng hoá

Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh cả về mặt định lượng và mặt định tính Xét về mặtđịnh lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh phản ánh mối tương quan giữakết quả thu được và chi phí bỏ ra Về mặt định tính, đó lại là sự phản ánh ảnh

Trang 30

hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết các yêu cầu,mục tiêu kinh tế và yêu cầu kinh tế xã hội.

2.1.1 Chỉ tiêu phản ánh về mặt định lượng

Hệ thống chỉ tiêu này phản ánh quy mô phần thu nhập lần đầu của doanhnghiệp Bao gồm:

a) Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, pahnr ánh kết quả

cuối cùng của hợp đồng xuất nhập khẩu Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả củahiệu quả kinh doanh đó là lợi nhuận doanh nghiệp đạt được phải cao nhất và ổnđịnh Lợi nhuận đó được tính là phần chênh lệch dương giữa tổng doanh thu vàtổng chi của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp phải tuân thủ theo cácquy luật của sản xuất hàng hoá và của nền kinh tế thị trường

Công thức tính lợi nhuận: P = TR – TC

Trong đó: P: Lợi nhuận

TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí

Nếu P>0 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Nếu P<0 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khôngcó hiệu quả Nếu P=0 doanh nghiệp hoà vốn

b) Tỷ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu cho biết hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả

hay không, đồng thời phản ánh mức độ hiệu quả hợp đồng.

Công thức được xác định như sau: I = P/TC

Trong đ ó: I là tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tỷ lệ phần trăm lãi so với tổng chi phí

doanh nghiệp sau khi thực hiện hợp đồng.

Trang 31

Thực tế thì lợi nhuận của doanh nghiệp được gắn liền với rủi ro tối đa và sựmạo hiểm Vấn đề chiếm lĩnh thị trường và thu được lợi nhuận có liên quan chặtchẽ với nhau gần như tỷ lệ thuận Do đó, lợi nhuận ổn định là tiêu chuẩn cơ bảnnhất để phân tích hiệu qủa sản xuất kinh doanh.

c) Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là tỷ lệ giữa tổng chi phí bằng đồng bản

tệ trên doanh thu tính bằng đồng ngoại tệ Chỉ tiêu này thường được tính trướckhi thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu để đánh giá hiệu quả hoạt động Chỉ tiêunày được dùng để lựa chọn hợp đồng tối ưu khi có nhiều hợp đồng tham gia.

2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh về mặt định tính

Các chỉ tiêu phản ánh về mặt định tính được thể hiện như sau:

+) Chỉ tiêu mức thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp phải tăng cường và đạtđược ổn định.

+) Doanh nghiệp hoạt động phải biết kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích kinh tế: cánhân, tập thể, Nhà nước.

+) Năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp biểu hiện ở thươnghiệu, cũng như uy tín trong hoạt động kinh doanh

+) Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường sẽ khẳng định thị trường củadoanh nghiệp trong hiện tại và tương lai

+) Tiêu chuẩn không thể thiếu đó phải kể đến sự quản lý của Nhà nước Mỗidoanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải tuân thủ theo phápluật và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước

2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm:

Chỉ tiêu Công thức xác định

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Trang 32

- Doanh lợi theo chi phí Lợi nhuận trong kỳ

Tổng chi phí tiêu thụ và sản xuất trong kỳ- Doanh lợi theo vốn sản xuất Lợi nhuận trong kỳ

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ- Doanh lợi doanh lợi xuất nhập khẩu thuần Lợi nhuận trong kỳ

Kim ngạch xuất nhập khẩu thuần- Kim ngạch xuất nhập khẩu trên tổng chi phí sản xuất

và tiêu thụ

Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳTổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ- Kim ngạch xuất nhập khẩu trên một đồng vốn sản

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ Tổng lao động bình quân trong kỳ- Năng suất lao động Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ

Tổng lao động bình quân trong kỳ- Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ

Tổng lao động bình quân trong kỳ- Lợi nhuận binh quân tính cho một lao động Lợi nhuận trong kỳ

Tổng lao động bình quân trong kỳ* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy mócthiết bị

Thời gian làm việc thực tế của MMTB Thời gian làm việc theo thiết kế- Sức sản xuất của vốn cố định Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ

Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ- Sức sinh lợi của vốn cố định Lợi nhuận trong kỳ

Vốn cố định bình quân trong kỳ* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu

- Hệ số đảm nhiệm của vón lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu tiêu thụ(Trừ thuế)- Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay 365 ngày

Số vòng quay vốn lưu động- Sức sản xuất của vốn lưu động Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳ3 Phương pháp đánh giá hiệu quả

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục

tiêu hoạt động của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được

Ngày đăng: 30/11/2012, 08:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty (Trang 41)
Ta có bảng tính tỷ suất lợi nhuận của các năm như sau: - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
a có bảng tính tỷ suất lợi nhuận của các năm như sau: (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w