Tốc độ tăng trưởng hàng năm: 30%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn (Trang 33 - 38)

2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

Hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện ở các hình thức xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa.

2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu

+ Gia công, sản xuất, buôn bán hàng dệt, may mặc, da giầy, đồ nội thất, hang thủ công mỹ nghệ (mây, tre đan, thêu ren, lụa, tơ tằm, đồ mỹ nghệ…)

+ Mua bán nông lâm sản nguyên liệu + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá

2.2 Hoạt động kinh doanh nội địa

+ Kinh doanh thiết bị viễn thông, máy móc thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp + Kinh doanh thiết bị lọc bụi công nghiệp, xử lý nước, nước thải công nghiệp và gia đình

+ Kinh doanh các loại hoá chất dùng trong y tế và trong các lĩnh vực công nghiệp( trừ hoá chất Nhà nước cấm)

+ Kinh doanh hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng + Kinh doanh vận tải hàng hoá, kho bãi

+ Kinh doanh bất động sản

2.3 Các dịch vụ khác

+Tư vấn, đầu tư và chuyển giao công nghệ

+ Tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử, thiết kế Webside (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)

+ Dịch vụ du lịch và các sản phẩm du lịch

Công ty đã có quan hệ kinh doanh với rất nhiều nước trên thế giới, là đại diện độc quyền, nhà phân phối của các nước Anh, Pháp, Nhật, ý… và đã tiến hành đa dạng hoá các mặt hàng trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Công tác Marketing, bán hàng cũng được thực hiện đa phương thức: bán buôn, bán lẻ, gửi hàng đi bán…

3. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ty

3.1 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban

Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Việt Tuấn được tổ chức theo mô hình chức năng trực tuyến. Bao gồm:

Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc

+ Giám đốc: Là người quản lý, điều hành công việc của công ty.

Đồng thời cũng là người có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện hoạt động trên cơ sở chấp hành đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước. Giám đốc có thể giao quyền cho cấp dưới giải quyết công việc là Phó Giám đốc.

+ Phó Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh, các phòng ban, chịu trách nhiệm trước cấp trên của mình là Giám đốc. Đồng thời cũng giúp Giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của công ty, để từ đó có những kế hoạch và quyết định cuối cùng.

Phó Giám đốc sẽ nhận lệnh trực tiếp và điều chỉnh từ Giám đốc và người có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Các trợ lý: giúp đỡ Giám đốc – Phó Giám đốc trong các công tác ký kết, ghi chép sổ sách khi giao dịch, công tác…

Hệ thống các phòng ban + Phòng kinh doanh tổng hợp

Nhiệm vụ: Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, phát hiện các nhu cầu để từ đó có các chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài cho Ban Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ, ký kết hợp đồng với bạn hàng trong và ngoài nước. Phòng kinh doanh sẽ trực tiếp tiến hành các thương vụ kinh doanh cho công ty. Đồng thời cũng là đại diện cho công ty trong việc đàm phán với các đối tác trong nước. Phòng kinh doanh tổng hợp cũng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc.

+ Phòng tổ chức hành chính

- Quản lý, tổ chức sắp xếp nhân sự. tiến hành các công tác tuyển nhân viên mới theo yêu cầu của các phòng ban

- Trực tiếp giao dịch với cơ quan hành chính của Nhà nước

+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Chức năng: Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường trong nước và ngoai nước, tiến hành ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu dựa trên các kế hoạch đã đề ra. Đồng thời phân phối hàng nhập khẩu, thu mua hoặc nhận ký gửi hàng hoá đối với hàng xuất khẩu, giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng tài chính

Nhiệm vụ: - Tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu

- Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty qua các thời kỳ

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính: thanh toán, quyết toán bán hàng, tiền lương, tiền thưởng…

- Đóng góp trong việc xây dựng kế hoạch tài chính công ty

3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

GI M Á ĐỐCPHÓ GI M Á ĐỐC PHÓ GI M Á ĐỐC PHÒNG KINH DOANH T NG H PỔ PHÒNG T CH C H NH CH NHỔ À Í PHÒNG KINH DOANH XU T NH P KH UẤ PHÒNG T I À CH NHÍ

Bộ máy quản lý công ty khá gọn nhẹ và hiệu quả.

- Sự quản lý trực tiếp do sự lãnh đạo, điều hành từ các phòng ban của Giám đốc.

- Hoạt động kinh doanh công ty thực hiện thông qua phòng kinh doanh, các phòng này sẽ chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực kinh doanh.

Với mô hình quản lý chức năng trực tuyến, các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu điều hành trực tiếp của Giám đốc - Phó Giám đốc. Chính điều đó đã góp phần vào sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

4. Các nguồn lực của Công ty

Các nguồn lực của Công ty hiện nay được phân bổ tương đối hợp lý và được tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với các nguồn lực này, nếu như Công ty có thể sử dụng một cách hiệu quả cao sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình kinh doanh.

+ Nguồn lực về hiệu quả kinh doanh các sản phẩm nội địa là thế mạnh trong công tác hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế, hoạt động kinh doanh này đã mang lại hiệu quả cao cho Công ty.

+ Nguồn lực hiện tại đó chính là thế mạnh về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Thực tế, Công ty có đội ngũ cán bộ trẻ năng động và sáng tạo nên tạo rất nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nguồn lực không thể không nhắc đến trong công ty còn là nguồn lực về thị trường cung cấp sản phẩm cho các đối tác. Tiềm năng nguồn lực này sẽ còn tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa trong tương lai.

+ Nguồn lực về tài chính của Công ty đã tăng lên đáng kể qua các năm hoạt động. Nguồn lực này sẽ tiếp tục được phát huy hơn nữa trong các năm tiếp theo. Từ đó, cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn (Trang 33 - 38)