1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thị xã Hà Tĩnh

99 592 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 497 KB

Nội dung

Luận Văn: Tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thị xã Hà Tĩnh

Trang 1

Lời nói đầu :

Rút ra bài học từ thực tiễn thế giới và ngay bản thân của nước ta, Đạihôi Đảng toàn quốc lần thứ VI ( Tháng 12 /1986 ), Đảng ta quyết địnhđường lối đổi mới nền kinh tế chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung củanước ta sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, chúng tavừa làm vừa rút kinh nghiệm Sau những năm đổi mới nền kinh tế của nước

ta đã có chuyển biến rõ rệt, cùng với đó là nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa đưa kinh tế tăng trưởng , chính trị ổn định Đặc biệt mớiđây thôi thế giới đã công nhận chúng ta là một nền kinh tế thị trường khi màchúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới Cùngvới sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước thì Thị xã Hà Tĩnh với tưcách là một trung tâm kinh tế - xã hội của Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có nhữngchuyển biến rất lớn, sự cạnh tranh trên thị trường ngày một cao, khối lượnghàng hóa dịch vụ tăng mạnh

Phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần kinh tế tham gia, dười hìnhthức là các doanh nghiệp, công ty Các doanh nghiệp đóng một vai trò rấtquan trọng trong nền kinh tế là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trongnước ( GDP ), những năm gần đây hoạt động của các doanh nghiệp đã cónhững bước đột biến góp phần phát triển và giải phóng sức sản xuất, huyđộng và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế Sự phát triển của các doanhnghiệp , công ty trên địa bàn thị xã thời gian qua là rất mạnh, nhiều công ty

tư nhân thành lập và hoạt động có hiệu quả

Sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càngcao ngay trên sân nhà là bài toán đặt ra cho các chủ thể kinh tế Với Thị xã

Trang 2

Hà Tĩnh là một trong những vùng còn nhiều khó khăn như về vốn, kĩthuật, Thì khi bước vào sản xuất hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn để đầu

tư đổi mới, sữa chữa, do đó nhu cầu về vốn là rất lớn, đặc biệt đối với các

hộ nông dân họ rất cần đến nguồn vốn tín dụng

NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh là một ngân hàng thương mại nhưngmang những đặc thù riêng, trong những năm vừa qua luôn tạo điều kiện đểcác hộ được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng Bản thân tôi qua quá trình thựctập tổng quan tại NHNo & PTNT Thị xã và thông qua những điều kiện kinh

tế - xã hội của thị xã, cũng như thực trạng của kinh tế hộ một đơn vị kinh tế

cơ bản ở nông thôn đã quyết định chọn đề tài “ Tín dụng vốn phát triển kinh

tế hộ trong nông nghiệp tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh “ làm đề tàinghiên cứu, vì nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đồng vốn tíndụng làm sao cho hiệu quả nhất cũng như những giải pháp để nâng cao hiệuquả sử dụng vốn đối với kinh tế hộ trong nông nghiệp

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giới hạn trong khu vực thị xã hà tĩnh,với số liệu lấy nghiên cứu là các số liệu được tổng hợp trong 3 năm 2004,

2005 và năm 2006

Nội dung của đề tài là qua đánh giá những thuận lợi khó khăn chungcũng như của kinh tế hộ trong nông nghiệp, hướng phát triển , đặc biệt quanghiên cứu thực trạng hộ vay vốn và sử dụng vốn tín dụng tại NHNo &PTNT Thị xã để thấy được những mặt còn tồn tại từ phía hộ và cả từ phíangân hàng để đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn tồntại và những giải pháp về lâu dài để hộ có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụngmột cách thuận lợi và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Phương hướng nghiên cứu qua tìm hiểu hoạt động của đơn vị, nghiêncứu số liệu tổng hợp của ngân hàng qua các năm từ đó có những phân tích,

Trang 3

sop sánh đánh giá và đồng thời đi trực tiếp xuống cơ sở để điều tra tìm hiểunắm tình hình chung của các cơ sở qua đó tổng hợp lại để phân tích.

Do còn có những hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè.Vì đây

là một vấn đề không chỉ quan trọng đối với mỗi vùng riêng biệt mà nó là vấn

đề chung của phát triển kinh tế hộ, phát triển nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam

Trang 4

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ HỘ VÀ TÍN DỤNG

VỐN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ

I Cơ sở lí luận chung về kinh tế hộ nông nghiệp.

1 Bản chất của kinh tế hộ

Đối với tất cả các nước có nền nông nghiệp thì đều tồn tại loại hình kinh

tế hộ, nền nông nghiệp của nước ta cũng không ngoại lệ, tuy ở mỗi nước do

có những đặc trưng riêng nên cũng có những điểm khác biệt đối với loạihình kinh tế hộ nhưng chỉ trên một số khía cạnh, về bản chất nó vẫn tươngđồng Việc hiểu đúng về kinh tế hộ là vấn đề hết sức quan trọng, để làm sáng

tỏ bản chất kinh tế hộ ta tìm hiểu một số quan điểm về kinh tế hộ sau đây :Trong một số từ điển như từ điển ngôn ngữ, từ điển chuyên ngành kinh

tế, thì Hộ “ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà “ Theo quanđiểm của các nhà thống kê học thì Hộ được hiểu “ là tất cả những ngườicùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngânquỹ “ Những quan điểm này nhìn chung đứng trên các góc độ khác nhau đểđịnh nghĩa về Hộ, tuy nhiên đều đề cập đến những khía cạnh như chức năng,sản xuất tiêu dùng, của Hộ mà chưa đề cập đến khía cạnh nhân chủng học

Ta có khái niệm hoàn chỉnh về Hộ như sau : Hộ là một hình thức tổ chức sảnxuất bao gồm một hoặc một nhóm người có cùng huyết tốc hoặc quan hệhuyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung nguồn thu nhập và tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu phục vụ cho nhu cầu củacác thành viên trong hộ

Trang 5

Cần phân biệt giữa khái niệm “ Hộ “ và “ Gia đình “, dễ nhầm tưởng làmột tuy nhiên nó được hiểu rất khác nhau, bởi gia đình nó là cơ sở của hộnói chung, chưa đựng các yếu tố để hình thành các loại hộ.

Như vậy khi nói về bản chất của Hộ thì cần chú ý các điểm trên tuy nhiênkhi nói chung nguồn thu nhập và ăn chung thì nó còn bao hàm cả việc phânphối nguồn thu nhập do các thành viên của hộ tạo ra trong một khoảng thờigian nhất định, như một chu kì sản xuất kinh doanh

Qua khái niệm về Hộ và những điểm cần chú ý về hộ thì ta đi đến kháiniệm kinh tế hộ như sau : Kinh tế hộ là tổng thể các quan hệ kinh tế trongcác hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, bao gồm quan hệ kinh tế nội bộ,quan hệ kinh tế giữa các hộ với nhau và quan hệ kinh tế giữa kinh tế hộ vớicác cơ quan quản lý vĩ mô

Hay kinh tế hộ là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, sản xuất kinh doanhdựa trên cơ sở sức lao động, nguồn vốn và những tư liệu sản xuất thuộcquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của các thành viên trong hộ

Cùng với sự hoàn thiện và phát triển của nền kinh tế thị trường thì sẽ xuấthiện nhiều các hộ sản xuất hàng hóa nhỏ và hộ sản xuất hàng hóa lớn Đặcbiệt như nền kinh tế của nước ta kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện vànông nghiệp đi lên từ một nền sản xuất nhỏ

Với bản chất đó thì kinh tế hộ có những đặc điẻm cơ bản sau đây

2 Đặc điểm của kinh tế hộ.

Kinh tế hộ được xác định là một đơn vi kinh tế tự chủ trong sản xuất kinhdoanh nghĩa là tự quyết định các vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinhdoanh:tự do sản xuất trên mảnh đất được giao, tự lập kế hoạc và quản lý cáchoạt động sản xuất, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, Nghịquyết 10 bộ chính trị cũng xác định kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản nhất

Trang 6

ở nông thôn, vì vậy phát triển nông thôn thì lấy sự phát triển của kinh tế hộlàm cơ sở Đây được coi là một đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ, ngoài rakinh tế hộ còn có các đặc điểm sau :

- Kinh tế hộ là hình thức đặc trưng của sản xuất tự cấp tự túc, sản xuấthàng hóa nhỏ, mức sống thấp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủyếu nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng gia đình Công cụ sản xuất thủcông là chủ yếu, năng suất lao động thấp

- Kinh tế hộ có ưu điểm đó là có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu,quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sảnxuất, trao đổi và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế hộ Do xuấtphát từ đặc điểm cấu thành của hộ

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ sản xuất diễn ra chậm : việcchuyển sang các ngành phi nông nghiệp của các hộ sản xuất còn bị hạn chế,

hộ thuần nông vẫn chiếm một tỉ lệ lớn

- Về nhân lực: Hộ chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực tự có, đây là nguồnnhân lực huy động trong gia đình để tăng gia sản xuất Một số hộ sản xuấthàng hóa có thể thuê thêm lao động thời vụ khi cao điểm hoặc một số laođộng thường xuyên nếu hộ có sản xuất lớn và việc thuê và sử dụng nhân lựcthế nào cho hiệu quả cao nhất là bài toán quan trọng cho chủ hộ người đạidiện cho hộ để tiến tới phát triển sản xuất hàng hóa tập trung

- Về quy mô sản xuất : Thường sản xuất sản phẩm, dịch vụ qui mô nhỏ ởquy mô gia đình chủ yếu do nguồn vốn, năng lực quản lý ở đây đề cập đếntrình độ của chủ hộ, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường kém

- Trình độ quản lý : Khả năng quản lý của hộ còn nhiều hạn chế Việcquản lý chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tích lũy được, chưa có trình độ quản

lý được đào tạo một cách khoa học, trong khi tham gia quản lý tất cả cáckhâu từ nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ

Trang 7

- Nguồn vốn sản xuất : Chủ yếu là vốn tự có với qui mô nhỏ Nguồn vốnnày chủ yếu do tích lũy được, do vay mượn người thân Về nguồn vốn từngân hàng thì gần đây hộ nông dân đã tiếp cận được nhiều hơn và các hộ có

ý thức vay trả tương đối sòng phẳng, tuy nhiên vấn đề nảy sinh từ việc sửdụng vốn làm thế nào để hộ sử dụng đồng vốn tín dụng có hiệu quả cao nhất.Như vậy có thể thấy hộ sản xuất nước ta vẫn còn hạn chế rất nhiều mặt,đang trong trạng thái sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, sản xuất hànghóa mới ở bước đầu, tất cả những vấn đề này đòi hỏi một sự quan tâm giúp

đỡ của nhà nước để phát triển kinh tế hộ với tư cách là đơn vị kinh tế cơ bản

ở nông thôn khi nước ta đã gia nhập tổ chức WTO thì sản phẩm phải chịu

sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là sự giúp đỡ về vốn

Với những đặc điểm như vậy kinh tế hộ ở nước ta có vai trò sau đây

3 Vai trò của kinh tế hộ.

Nước ta một đang phát triển nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trongnền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về vốn,

kỹ thuật, trình độ quản lý cho nông nghiệp nông thôn để thúc đẩy sự pháttriển chung của toàn xã hội, mà nông thôn thì kinh tế hộ đóng vai trò là đơn

vị kinh tế cơ bản, biểu hiện kinh tế hộ có các vai trò cụ thể sau đây :

3.1 Kinh tế hộ tạo ra một nền nông nghiệp ổn định và phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững chắc.

Hộ chủ yếu sống ở nông thôn, là đơn vị kinh tế cơ bản do vậy kinh tế hộtrong nông nghiệp phát triển sẽ đáp ứng được nhu cầu lương thực, thựcphẩm cho xã hội, đảm bảo an toàn lương thực.Trước hết là nhu cầu lươngthực tại chỗ, hạn chế những tác động xấu đến đời sống của người dân cũngnhư an ninh Bên cạnh đó kinh tế hộ trong nông nghiệp còn góp phần tăng

Trang 8

xuất khẩu cho đất nước như xuất khẩu gạo mang lại nguồn thu ngoại tệ lớncho đất nước.

3.2 Kinh tế hộ phát triển tận dụng và sử dụng hợp lý các nguồn lực.

Sự đầu tư cho phát triển nông thôn đòi hỏi nguồn vốn lớn từ ngân sách đểxây dựng các công trình hạ tầng, còn các nghành nghề trong nông thôn thì

đa số là các hoạt động không đòi hỏi nhiều vốn, yêu cầu kĩ thuật không cao,chủ yếu là tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong từng hộ gia đình Bàitoán giảm tính thời vụ của lao động trong nông nghiệp luôn đặt ra đối vớimỗi người làm quản lý, sự phát triển mạnh mẽ của loại hình kinh tế hộ trongnông thôn cũng là một giải pháp để thu hút được lao động dư thừa trongnông thôn, giảm được tính thời vụ của lao động trong nông nghiệp Bằngcách kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp với phát triển các ngànhnghề phi nông nghiệp, thậm chí có thể chuyển hẳn các hộ hoạt động sản xuấtkhông hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp,tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực ở nông thôn

Sự phát triển của kinh tế hộ trong nông nghiệp còn góp phần làm tăngkhả năng sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất do nhà nước giaocho

3.3 Góp phần chuyển sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, từng bước phát triển thích ứng với cơchế thị trường để tồn tại và phát triển, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vàosản xuất làm tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của sảnphẩm, tăng giá trị hàng hóa, hàng xuất khẩu

Trang 9

Bên cạnh đó sự tìm tòi sản xuất thêm các ngành phụ khác để tận dụngnguồn nhân lực nhàn rỗi góp phần làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo,nâng cao trình độ văn hóa cho nông nghiệp nông thôn và quan trọng hơn đó

là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang một cơ cấukinh tế có công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao,đồng thời chuyển một bộ phận lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực manglại hiệu quả kinh tế cao hơn là công nghiệp và dịch vụ, đồng thời góp phầngiảm các tệ nạn xã hội ở nông thôn đảm bảo an ninh trật tự cho đời sốngnhân dân và cho sự phát triển kinh tế

3.4 Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, khôi phục các thuần phong mỹ tục.

Hạ tầng luôn là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển kinh tế, đặcbiệt đối với những vùng xa như nông thôn thì vai trò của cơ sở hạ tầng lạicàng rõ nét hơn, như hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, luôn không ngừng hoàn thiện nâng cấp để phục vụ cho phát triển kinh tế,ngược lại khi kinh tế hộ phát triển thì sẽ tạo điều kiện tích lũy xây dựng kếtcấu hạ tầng được tốt hơn Sự tác động biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và pháttriển kinh tế hộ, thì quá trình phát triển kinh tế hộ sẽ góp phần hiện đại hóanông thôn, xây dựng nông thôn mới, thông qua đó giảm dần sự khác biệtgiữa nông thôn với thành thị, đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện chongười dân nông thôn có thể có đầy đủ các cơ hội về hưởng thụ về vật chất vàtinh thần

4 Xu hướng phát triển của kinh tế hộ.

4.1 Xu hướng phát triển từ hộ tự cấp tự túc sang hộ sản xuất hàng hóa.

Trang 10

Sự chuyển biến của nền kinh tế thế giới, sự phát triển của nền kinh tếnước ta từ sau đại hội VI quyết định đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thịtrường, kinh tế thị trường của nước ta ngày một hoàn thiện đặc biệt giờ đâychúng ta đã là một thành viên của WTO nghĩa là thế giới đã công nhậnchúng ta là một nền kinh tế thị trường thì sự chuyển biến các hoạt động sảnxuất theo hướng sản xuất hàng hóa là một đòi hỏi tất yếu Ở nước ta hộ tựcấp tự túc hầu như không còn chỉ tồn tại ở một số vùng sâu vùng xa, còn lạiđều đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa Tuynhiên chỉ mới tồn tại ở sản xuất hàng hóa nhỏ, do có cả nguyên nhân kháchquan và chủ quan, khách quan là do thiếu vốn, do điều kiện ruộng đất chúng

ta rất phân tán bây giờ cũng đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa ở một

số nơi và mang lại hiệu quả cao Chủ quan là do bản thân người quản lýtrình độ còn chưa cao

4.2 Xu hướng phát triển kinh tế trang trại.

Đại đa số trong trang trại thì trang trại gia đình là phổ biến, đây là một sự

xu hướng có tính quy luật Ở nước ta xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽvới những hộ ở những vùng có khả năng tập trung ruộng đất và các hộ códiện tích đất lớn Chúng ta cũng hình thành rất nhiều mô hình sản xuất cócác trang trại cây công nghiệp , trang trại nuôi trồng thủy sản,

Tuy nhiên để hình thành và phát triển trang trại thì một yêu cầu hết sứcquan trọng đó là qui mô ruộng đất và vốn, ngoài ra còn các điều kiện khácnữa, mà đây lại là điều mà hầu như các hộ của chúng ta còn thiếu có nhữngcái thuộc về bản thân mỗi hộ phải tự giải quyết nhưng cũng có những vấn đềcần phải sự hỗ trợ từ chính sách của nhà nước như chính sách về đất đai.Cũng cần lưu ý là trong quá trình phát triển kinh tế hộ trong xu hướng phát

Trang 11

triển trang trại thì sẽ tồn tại nhiều loại hộ sản xuất với các trình độ khác nhauvấn đề là cần phải khai thác được lợi thế so sánh của từng hộ sản xuất.

4.3 Phát triển hộ ngành nghề.

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển một

bộ phận hộ sản xuất thuần nông sang các ngành nghề phi nông nghiệp Xuhướng này mang tính qui luật đặc biệt diễn ra mạnh ở những vùng đồngbằng đất chật người đông, lao động nhàn rỗi nhiều Để tạo thêm việc làmtăng thu nhập cho người lao động các hộ sản xuất đã tổ chức các ngành nghềphi nông nghiệp Cùng với sự mở rộng ngành nghề này cũng hình thành 2loại hộ sản xuất, đó là hộ chuyên và hộ kiêm Các hộ có điều kiện về vốn,phương tiện thiết bị sẽ tiến hành vừa làm nghề nông vừa kiêm các ngành phụkhác Các hộ không có vốn, năng lực sản xuất kinh doanh chỉ có lao động thì

họ nhận nguyên liệu về gia công

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ.

Xem xét nhân tố tác động đến sự phát triển của kinh tế hộ là một yếu tốhết sức quan trọng để có biện pháp tác động phát triển phù hợp, sau đây làcác nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ

5.1 Điều kiện tự nhiên.

Bao gồm các yếu tố: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu tài nguyên và môitrường, do ảnh hưởng đến nông nghiệp vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến sựphát triển của hộ sản xuất.Trong các yếu tố này thì đất đai đóng vị trí quantrọng nhất đối với sự phát triển của hộ Vì phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

mà điều kiện tự nhiên của mỗi vùng lại khác nhau do vậy sự phát triển củacác hộ ở các vùng khác nhau là khác nhau, cần phải nghiên cứu kĩ các lợi thế

Trang 12

giữa các vùng đề có sự phát triển chuyên môn hóa cho hợp lý nhằm khaithác tài nguyên của đất nước một cách có hiệu quả nhất.

5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.

Bao gồm các nhân tố: Dân số, lao động, thị trường cơ sở hạ tầng, Dân

số quyết định đến số lượng và chất lượng của lao động, dân số đông sẽ cho

số lượng lao động dồi dào chi phí lao động thấp nhưng từ đây cũng nảy sinhvấn đề dư thừa lao động gây nhiều ảnh hưởng xấu, còn chất lượng lao độngảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm Với nước ta cókết cấu dân số trẻ, đa số lao động sống bằng nghề nông, trình độ sản xuấtthấp, đây là vấn đề lớn đối với nền kinh tế khi mà nước ta gia nhập ngàycàng sâu vào nền kinh tế thế giới nó liên quan đến vấn đề đào tạo nguồnnhân lực cho phát triển kinh tế

Nhân tố thị trường, thị trường nông nghiệp nông thôn không đơn thuần làthị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra mà còn là thị trường cung cấp các yếu tốđầu vào như vốn, lao động, công nghệ, là nền tảng để chủ thể sản xuất cóthể thành công và phát triển

Bên cạnh đó kinh nghiệm và tập quán sản xuất cũng ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển của hộ Mỗi vùng, mỗi địa phương có tập quán sản xuấtriêng nó tác động mạnh đến quá trình tổ chức sản xuất của kinh tế hộ

II Lý luận về hoạt động tín dụng cho phát triển kinh tế hộ.

1 Thực chất của hoạt động tín dụng Ngân hàng.

1.1 Khái niệm tín dụng

Xã hội phát triển nảy sinh nhiều nhu cầu, lúc này trong xã hội xuất hiệnnhững người thiếu vốn có nhu cầu vay vốn và những người có lượng tiền

Trang 13

tạm thời nhàn rỗi mà không có ý định đầu tư sản xuất kinh doanh, chính lúcnày cụm từ tín dụng xuất hiện.

Danh từ tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Credium có nghĩa là một sự tintưởng tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin Theo ngôn ngữdân gian thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở có hoàn trả cảgốc và lãi

Có nhiều quan điểm về tín dụng nhưng có thể hiểu một cách tổng quát

là : Tín dụng là một giao dich về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên chovay và bên đi vay trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay

sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay chịu tráchnhiệm trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho ben cho vay khi đến hạn

Vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa Qúatrình đó được biểu hiện qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay Ở giai đoạn nàygiá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi va, ở đây có một bên nhậnđược giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị

Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất Người đivay sử dụng vốn tín dụng để thỏa mãn nhu cầu của mình trong khoảng thờigian thời hạn vay

Giai đoạn 3 : Kết thúc vòng tuần hoàn của tin dụng Sau khi vốn tín dụng

đã kết thúc một chu kì sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụngđược người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay

1.2 Phân loại tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phúvới nhiều hình thức khác nhau Để sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quảthì phải tiến hành phân loại tín dụng

Trang 14

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Chia làm

Tín dụng ngắn hạn : Là các khoản cho vay mà thời hạn vay không quá 12tháng Đây là nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động

Tín dụng trung hạn : Là các khoản vay có thời hạn vay từ 1 đến 5 năm.Mục đích vay vốn thường cho sữa chữa, khôi phục thay thế tài sản cố định,đầu tư cho đổi mới công nghệ sản xuất

Tín dụng dài hạn : Là các khoản vay có thời hạn vay trên 5 năm Mụcđích sử dụng như tín dụng trung hạn nhưng dành cho những công trình lớn

- Căn cứ vào mục đích tín dụng

Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa: Đáp ứng nhu cầu về vốncho quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuấthoặc đáp ứng nhu cầu thanh toán

Tín dụng tiêu dùng: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua hàng hó, xâydựng nhà ở và cá phương tiện vật chất cần thiết khác

1.3 Phương thức cho vay.

- Cho vay trực tiếp từng lần : Khách hàng phải làm các thủ tục cần thiếtkhi vay vốn và ký hợp đồng tín dụng Phương thức này tương đối đơn giản,được áp dụng phổ biến nhất Mỗi lần vay vốn thì khách hàng phải gửi đếncác giấy tờ cần thiết do vậy nhược điểm của phương pháp này là phiền hàđối với khách hàng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuậnhạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Hạn mức tíndụng có thể cấp cho cả kì hoặc cuối kì Khách hàng có thể thực hiện vay trảnhiều lần song dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng

- Cho vay theo dự án đầu tư : Khách hàng trình lên ngân hàng dự án vayvốn phát triển sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư phục vụ cuộc sống

Trang 15

Thường đây là các khoản vay lớn, khách hàng thỏa thuận với ngân hàngmức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án và các kỳ hạn trảnợ.

- Cho vay trả góp: Ngân hàng cho phép khách hàng trả lãi vốn vay côngvới nợ gốc trong nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận

Với phương thức vay này đối với khách hàng có ưu điểm là khách hàngtrả tiền theo từng kì nên không bị dồn tiền trả vào cuối kì Phương thức nàythường áp dụng cho các món vay trung và dài hạn Tuy nhiên nhược điểmcủa phương thức này là rủi ro thường phụ thuộc vào thu nhập của kháchhàng, chính vì vậy lãi suất của trả góp thường cao nhất trong các phưongthức cho vay

- Cho vay gián tiếp: Ngân hàng cho vay qua một tổ chức trung gian, vớiphương thức này ngân hàng cho các công ty trung gian vay, các công ty ứngvốn cho các hộ sản xuất đến thời vụ công ty này thu mua nông sản phẩm củanông dân, đồng thời thu khoản nợ

2 Đặc điểm của vốn tín dụng cho phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp.

- Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của câytrồng vật nuôi

Đối tượng của ngành nông nghiệp là các cơ thể sống có quy luật sinhtrưởng và phát triển Những tư liệu lao động này thay đổi giá trị sử dụngtheo qui luật sinh học, vì có quy luật sinh trưởng và phát triển nên chúng cótính thời vụ , đối với mỗi loại khác nhau thì có tính thời vụ khác nhau, vì vậytín dụng đầu tư vào nông nghiệp phải dựa vào từng loại cây trông vật nuôi.Chính tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp làm cho vòng tuần hoàn vàchu chuyển của vốn chậm, gây ra ứ đọng vốn

Trang 16

- Lượng vốn đầu tư lớn : Nông nghiệp là lĩnh vực mang tính đặc thù, phụthuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do vậy mang tính rủi ro cao và tính sinhlời thấp dẫn đến lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp cần phải lớn Nhưng mộtđiều nghịch lý là cần thiết phải nhiều vốn như vậy nhưng tất cả các điều trênlàm cho sự thu hút đầu tư vào nông nghiệp kém hấp dẫn, do vậy nguồn vốntín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

- Chi phí tổ chức cho vay cao : Chi phí tổ chức cho vay bao gồm các chiphí về mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng và chi phíphòng ngừa rủi ro

Do đặc tính vay của hộ nông dân thường vay các món nhỏ do vậy chi phínghiệp vụ cho một đồng tiền cho vay thường lớn

Số lượng khách hàng phân bố trên một địa bàn rộng nên chi phí cho việc

tổ chức mạng lưới cao

Với đặc điểm trên thì nguồn vốn tín dụng có các vai tró cụ thể sau đâyđối với phát triển nông nghiệp nói chung và kinh tế hộ trong nông nghiệpnói riêng

3 Vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với sự phát triển của kinh tế hộ trong nông nghiệp.

Nhìn chung vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là đầu tưvào các yếu tố như giống, thức ăn, thuốc thú y, Ngoài ra còn các khoản vay

để đầu tư mở rộng sản xuất như xây dựng thêm chuồng trại, mua các côngcu, các khoản này thường có thời hạn vay là trung và dài hạn

Để có thể hiểu rõ hơn vai trò của vốn tín dụng đối với phát triển kinh tế

hộ ta xem xét các vai trò cụ thể sau đây

Trang 17

- Tín dụng ngân hàng cung cấp nguồn vốn trên cơ sở nhu cầu vay vốn,giúp họ tận dụng, khai thác mọi tiếm năng đất đai, lao động vào quá trìnhsản xuất, đồng thời giúp đổi mới công nghệ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa.Phần đông các hộ đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp tự túc, khi lên sảnxuất hàng hóa thì đều thiếu vốn, mà để tiến hành sản xuất thì cần phải có đủvốn Trên cơ sở nhu cầu vay vốn ngân hàng cung cấp vốn cho hộ nông dângiúp cho họ có thể huy động một các hiệu quả các nguồn lực vào quá trìnhsản xuất Cùng với xu hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, thì việc đầu tư

mở rộng sản xuất là điều tất yếu muốn vậy thì bản thân hộ sản xuất phải đầu

tư mua sắm trang thiết bị, con giống, nhằm đem lại năng suất cao nhất, tỉsuất hàng hóa lớn, sức cạnh tranh của sản phẩm tăng

Cùng với sự đa dạng cảu nhu cầu thì việc đa dạng hóa sản phấm đáp ứngnhu cầu là việc hết sức cần thiết, muốn vậy thì người sản xuất lại phải nghĩđến sự mở rộng qui mô sản xuất mà điều này lại rất cần thiết sự hỗ trợ từphía ngân hàng để hộ có thể tiêp cận với vốn tín dụng

- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện duy trì các ngành nghề truyền thống,ngành nghề mới, thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm, giúp hộ tăngthu nhập, cải thiện đời sống

- Tín dụng ngân hàng giúp cho hộ sản xuất làm quen và từng bước thựchiện chế độ hạch toán kinh tế, sử dụng vốn vay có hiệu quả Trong sản xuấthàng hóa thì bất cứ một đơn vị sản xuất nào cũng phải thực hiện hạch toán

và hạch toán đủ,nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình Vớingân hàng khi hộ vay vốn thì đến thời hạn theo hợp đồng thì phải trả chongân hàng cả gốc và lãi, do vậy hộ phải tính toán thế nao để sử dụng vốn vaymột cách có hiệu quả nhất, để khi trả nợ cho ngân hàng thì họ vẫn còn lãi.Chính quá trình này đã giúp cho hộ tự hạch toán kinh tế

Trang 18

- Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn: Trung gian tài chính cóchức năng thu hút vốn và sử dụng vốn đó để cho vay Khi người nông dânthu hoạch sau một chu kỳ sản xuất thì tạm thời lượng tiền nhàn rỗi không sửdụng đến họ có thể gửi khoản tiền đó vào ngân hàng để có thể thu được mộtkhoản lợi tức và khoản tiền đó được giữ một cách an toàn Và khi nếu hộnông dân cần vốn cho sản xuất như mua tư liệu sản xuất, trả công lao độngthời vụ thì ngân hàng sẵn sàng cấp vốn cho họ, tránh việc sản xuất bị giánđoạn.

- Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: Một vấn đề dễ thấy ở nông thôn

đó là lượng lao động dư thừa, khi lao động không có viêc làm như cha ôngvẫn nói “nhàn cư vi bất thiện” kéo theo rất nhiều tệ nạn xã hội, ngoài ra cònhiện tượng bỏ quê đi kiếm việc làm Đầu tư cho nông nghiệp nông thôn giúptạo ra nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo,

Một hiện tượng cũng thấy khá phổ biến là hình thức cho vay nặng lãi gây

ra nhiều bức xúc cho xã hội, khi tín dụng vốn đến với nông thôn thì đã hạnchế được rất nhiều hiện tượng này

Đưa vốn đến tay người dân giúp họ tự xóa đói cho chính bản thân mình,ngoài ra cán bộ tín dụng còn giúp họ sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quảnhất

III Kinh nghiệm hoạt động tín dụng NHNo để phát triển kinh tế hộ

ở một số nước và ở Việt Nam.

1 Ở một số nước trên thế giới.

Tất cả các quốc gia trên thế giới có nền nông nghiệp đêu dành một ty lệđầu tư ngân sách nhất định cho nông nghiệp bởi vai trò cung cấp lương thựcthực phẩm thiết yếu cho cuộc sống, hay là để tạo điều kiện cho các ngành

Trang 19

làm giàu cho đất nước như công nghiệp và dịch vụ, sự đầu tư có thể dưới cáchình thức như xây dựng cơ sở hạ tầng gồm có xây dựng hệ thống giaothông , hệ thống thủy lợi, điện, , đầu tư cho nghiên cứu giống công nghệmới vào sản xuất, cấp vốn tín dụng, Bên cạnh đó thì còn nhiều hình thứckhác như miễn giảm thuế nông nghiệp, trợ giá phân bón, cho vay ưu đãi,

có thể thấy là các nước dành sự ưu tiên rất lớn cho nông nghiêp, cụ thể ởmột số nước như sau :

- Trung Quốc : Có vùng nông thôn rất rộng lớn, phát triển nông thôn

được đặt lên hàng đầu trong chính sách phát triển của Trung quốc nhằm xóađói giảm nghèo vùng nông thôn, với 4 vấn đề lớn được đặt ra đó là cơ khíhóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và đô thị hóa Để thực hiện được CNH- HĐHTrung quốc có rất nhiều chính sách hay trong đó có chính sách đưa cán bộ

về các vùng nông thôn tham gia quản lý như đi nghĩa vụ quân sự Đưa điện

về tới nông thôn, từ thủy điện nhỏ vài ba kw đến vài nghìn kw và gia chotừng địa phương quản lý, về cơ khí ưu tiên cho vay vốn các hộ nông dân cókhả năng và kinh nghiệm để kinh doanh và phục vụ sản xuất như làm đấtbằng cơ khí Như vậy có thể thấy Trung Quốc đã quan tâm đầu tư rất mạnhcho cơ sở hạ tầng phục vụ công cuộc CNH – HĐH nông thôn

- Thái Lan : Như ta đã biết hiện tại Thái lan là một quốc gia có nền nông

nghiệp phát triển, biểu hiện là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới

Để có được kết quả này Thái lan đã có nhiều chính sách cho đầu tư pháttriển nông thôn như từ thập niên 60 đến thập niên 70 bằng chính sách côngnghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu chuyển nền nông nghiệp từ phươngthức độc canh sang đa dạng hóa các sản phẩm, đặc biệt là nông sản xuấtkhẩu Cùng với nó là các chính sách đầu tư vốn cho phát triển kinh tế hộ

- Philippin : Là một quốc gia quần đảo, với khí hậu nóng ẩm và mưa

nhiều, vượt qua khủng hoảng hiện nay Philippin là một quốc gia có nền kinh

Trang 20

tế khá mạnh trong khu vực, xuất khẩu thủy sản khá cao, đặc biệt có một sốmặt hàng thủy sản riêng có của Philippin Tuy chịu cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ khu vực nhưng sản lượng nông nghiệp vẫn ổn định là do nhànước philippin đã có chính sách quan tâm tới sự phát triển của nông nghiệp,các đơn vị kinh tế ở nông thôn như chính sách cấm việc chuyển đất nôngnghiệp sang sử dụng vào mục đích công nghiệp hay xây dựng nhà ở, giaođất lâu dài cho hộ để sản xuất cùng với các chính sách ưu đãi về thuế, chínhsách ưu đãi tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời chính phủphilippin cũng dành tỉ lệ ngân sách rất lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầngtrong đó có hạ tầng nông thôn.

2 Kinh nghiệm hoạt động tín dụng ở Việt Nam.

Nông nghiệp nông thôn nước ta hàng năm đều được dành sự quan tâmđặc biệt thông qua nhiều chủ trương chính sách phát triển nền nông nghiệpnông thôn Trong hệ thống chính sách này không thể không nói đến chínhsách về tài chính, tín dụng nó đóng một vị trí rất quan trọng nhất là đối vớinông nghiệp nông thôn nước ta vừa lạc hậu lại thiếu vốn sản xuất Trongnhững năm vừa qua nhờ sự ưu đãi này mà các hộ lựa chọn được phươnghướng sản xuất, đưa được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.Cónhiều doanh nghiệp với chức năng hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất của hộ,đồng thời giải quyết khâu đầu ra cho hoạt động sản xuất của hộ, như kí hợpdồng tiêu thụ sản phẩm với hộ nông dân, trong quá trình sản xuất nếu thiếuvốn như trả công cho lao động thời vụ hay mua phân đạm, thì các doanhnghiệp sẵn sàng hỗ trợ

Trang 21

Chương II : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VỐN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

HỘ TẠI NHNo & PTNT THỊ XÃ HÀ TĨNH

I Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Thị xã có ảnh hưởng đến hoạt đọng tín dụng vốn để phát triển kinh tế hộ.

1 Đặc điểm về tự nhiên.

1.1 Vị trí địa lý.

Là thị xã trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, thuộc vùng duyênhải Bắc trung bộ, có tọa độ địa lý từ 17o53’50” đến 18o45’40” vĩ độ bắc, từ

105o05’50” đến 106o30’02”20 kinh độ đông Với tổng dện tích đất tự nhiên

là 56,11 Km2, gồm có 6 phường và 9 xã Nằm bám trên đường quốc lộ 8A,Thị xã Hà Tĩnh giáp với huyện Cẩm Xuyên, Huyện mới Lộc Hà và HuyệnThạch Hà, Thạch Hà có rất nhiều tiềm năng về khoáng sản có trữ lượngquặng sắt ước tính đạt 544 triệu tấn, khi khu kinh tế Vũng Áng đi vào hoạtđộng thì Thị xã Hà Tĩnh cũng chiếm một vai trò quan trọng như một vệ tinh,

có rất nhiều cơ hội phát triển, Thị xã hà tĩnh có rất nhiều cơ hội để giao lưukinh tế và văn hóa Với địa hình là đồng bằng không có đồi núi, nên thuậnlợi cho việc áp dụng các kĩ thuật cơ giới vào sản xuất nông thôn

Với tổng diện tích đất tự nhiên như trên thì Thị xã Hà tĩnh có cơ cấu diệntích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng như sau :

Bảng 1:Diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng.

Trang 22

Đơn vị tính : Ha

Số

TT

Tổng DTđất TN

Chia raĐất NN Đất chưa

sử dung

Đất phiNN

Trongđó: đất ở

Trang 23

5 Đất có mặt nước 52,64 204,44 285,62

Nguồn : Sở thống kê thị xã hà tĩnh

1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn.

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khíhậu miền bắc có mùa đông lạnh Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa đôngbắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông bớt lạnh hơn vàngắn hơn so với các tỉnh miền bắc và chia làm 2 mùa rõ rệt một mùa nóng

2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thị xã Hà tĩnh.

1.1 Dân số, lao động của Thị xã.

Dân số của Thị xã qua các năm biến động như sau:

Bảng 3: Dân số thị xã qua các năm.

Trang 25

Nguồn : Sở thống kê thị xã hà tĩnh.

Qua bảng ta thấy lao động trong ngành sản xuất vật chất cao hơn rấtnhiều so với trong các ngành không sản xuất vật chất, đây cũng là thực trạngchung ở nước ta khi mà nền kinh tế còn đang phát triển, đời sống người dâncòn chưa cao

Đ Bêtông(km)

Gíatrị(tr

đồng)

Đườngnhựa(km)

Đ Bêtông(km)

Gíatrị(tr.đồng)

Trang 26

Nguồn :Phòng thống kê thị xã hà tĩnh.

Nhận thức được thủy lợi đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sốngcũng như trong sản xuất, vì vậy hệ thống thủy lợi trên địa bàn thị xã ngàycàng nhiều các công trình được xây dựng và đưa vào phục vụ sản xuất tuycũng còn những tồn tại

Bảng 6 :Các công trình Thủy lợi xây dựng các năm qua.

Trang 27

TT

Số lượng(km)

GT dựtoán(1000đ)

GTquyếttoán(1000đ)

Số lượng(km)

GT dựtoán(1000đ

GTquyếttoán(1000đ)

Sốlượng(km)

GT dựtoán(1000đ

GTquyếttoán(1000đ)

Trang 28

Nguồn : Phòng thống kê thị xã hà tĩnh.

Về lĩnh vực thông tin, hiện tại trên địa bàn có 5 doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực bưu chính viễn thông, mạng lưới phủ sóng rộng trên khắp địabàn tạo điều kiện cho kinh tế hộ snr xuất trong việc tiếp cận thông tin, nhất

là khi chúng ta đã gia nhập tổ chức WTO

2.3 Cơ cấu kinh tế của Thị xã.

Đóng góp của các ngành trên địa bàn Thị xã trong những năm qua tínhtheo giá cố định ( giá năm 2004 ) như sau :

Bảng 7:Giá trị sản xuất một số ngành trên địa bàn thị xã

Trang 29

Bảng 8:Cơ cấu giá trị sản xuất một số ngành nông nghiệp trên địa

bàn thị xã.( Tính theo giá cố định năm 2004 ).

Trang 31

đa dạng thuận lợi cho trồng trọt Tuy nhiên vị trí địa lý thuộc Bắc trung bộ

và khí hậu như vậy cũng đem lại những khó khăn cản trở đối với phát triểnnông nghiệp nói chung và kinh tế hộ trong nông nghiệp nói riêng đó là hayxảy ra bão lũ, dịch bệnh vì vậy vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp và mỗi

hộ kinh tế cá thể là phải tìm cách hạn chế sự tác động xấu của tự nhiên manglại

Là một địa bàn thuộc một 1 tỉnh kinh tế còn khó khăn, nên việc chăm locho cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn, nhưng Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm

Trang 32

kinh tế - xã hội của Tỉnh nên có nhiều điều kiện chăm lo nhiều hơn đên cơ

sở hạ tầng nên thuận lợi cho kinh tế hộ trong phát triển sản xuất, tuy nhiên

về lâu dài để đáp ứng kịp sự đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thì cần phảihoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống hạ tầngnông thôn

Lao động trên địa bàn cũng rất dồi dào, tuy nhiên vấn đề giải quyết laođộng thế nào cho phù hợp, vấn đề đào tạo lao động như thế nào là bài toánđặt ra cho các nhà quản lý

II Thực trạng tín dụng vốn tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh phát triển kinh tế Hộ.

1 Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh.

Từ khi có quyết định thành lập , là một chi nhánh hoạt động hạch toánphụ thuộc NHN0&PTNT Thị xã không ngừng tiềm kiếm và hoàn thiệnmình để hoạt động một cách có hiệu quả nhất Đặc biệt với tư cách là mộtngân hàng thương mại hoạt động trên phương châm chung là đi vay để chovay, nhận thức được việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân ( nhu cầusản xuất và nhu cầu tiêu dùng ) lấy phương châm phục vụ khách hàng tốtnhất thì NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh luôn tìm kiếm và hoàn thiện cácphương án huy động vốn Tuy chịu sự cạnh tranh của các hệ thống ngânhàng khách trên địa bàn nhưng nhìn chung NHNo & PTNT Thị xã thực hiệnkhá tốt công tác huy động vốn NHNo & PTNT Thị xã đã thực hiện đa dạnghóa nguồn vốn huy động dưới nhiều hình thức phong phú, huy động nguồnvốn không kỳ hạn, nguồn vốn có kỳ hạn với nhiều thời hạn khác nhau chokhách hàng có thể lựa chọn như tiết kiệm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24tháng , từ 12 tháng đến 24 tháng và trên 24 tháng, ngoài ra còn nhiều hình

Trang 33

thức huy động khác như tiền gửi của các tổ chức trên địa bàn, phát hành cácchứng từ có giá như kỳ phiếu, bên cạnh đó việc làm tốt các công tác dich vụngân hàng như phát hành thẻ ATM cũng là một hình thức huy động Mộtvấn đề cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc được khách hàng chọn lựa nó tạo ấntượng tốt về đơn vị cho khách hàng đặc biệt khi mà sự cạnh tranh ngày cànggay gắt của rất nhiều ngân hàng trên địa bàn đó là tác phong làm việc, thái

độ phục vụ của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng rất được chú trọng, cáccán bộ tận tình trong công việc luôn giữ thái độ vui vẻ hòa nhã với kháchhàng đến giao dịch Những nỗ lực trong công tác huy động vốn của NHNo

& PTNT Thị xã đã đạt được những kết quả khả quan, thể hiện qua bảng sốliệu sau đây về tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm 2004,

Trang 34

( Nguồn số liệu : NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh ).Xuất phát từ bản chất là một ngân hàng thương mại kinh doạnh tiền tệvới phương châm đi vay để cho vay, cũng như nắm bắt nhu cầu ngày càngcao của khách hàng, bản thân ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để tạo ranguồn vốn đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn, đặc biệt với

sự phát triển kinh tế trên địa bàn trong những năm gần đây thì nhu cầu sửdụng vốn tín dụng của các thành phần kinh tế tăng cao NHNo & PTNT Thị

xã đã huy động đươc nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và người dân nhưsau : Năm 2005 huy động trên địa bàn đạt được 195,032 triệu đồng tăng sovới năm 2004 là 56,907 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 41,2 %, trong đó huyđộng tiền gửi tiết kiệm từ người dân và các tổ chức kinh tế năm 2005 đạt183,429 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 50,649 triệu đồng, tốc độ tăngđạt 38,1%, cùng với đó là sự tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối của huyđộng bằng kỳ phiếu năm 2005 đạt 11,603 triệu đồng tăng so với năm 2004 là6,250 triệu đồng tốc độ tăng là 116% như vậy có thể thấy huy động bằng kỳphiếu năm 2005 tăng mạnh so với năm 2004 ; ta thấy tỷ trọng của nguồn vốntiết kiệm trong tổng nguồn vốn huy động là rất cao, chiếm tỉ trọng 96,1 %năm 2004 và chiếm 94 % năm 2005, đồng thời tỉ trọng huy động kỳ phiếucũng tăng lên năm 2004 chiếm 3,9 % đến năm 2005 tăng lên 6 %, có thểthấy sự tăng này cũng là đáng kể do nguồn vốn huy động tăng lên về sốtuyệt đối

Đến năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 266,959 triệu đồng tăng71,927 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng đạt 36,8 % Trong đó nguồntiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng rất cao đặc biệt năm 2006 tiền gửi tiết kiệmchiếm 99,6 %, năm 2005 chiếm tỷ trọng bằng 94 %, tiền gửi tiết kiệm năm

2006 đạt 265,991 triệu đồng tăng 82,562 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ

Trang 35

đạt 45 % Nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu năm 2006 giảm mạnh so vớinăm 2005 và năm 2004 nguyên nhân một phần là do khách hàng thích gửibằng tiền mặt tiết kiệm do có nhiều tiện dụng như có thể linh động trongviệc gửi thêm hoặc rút ra khi cần.

Năm vừa qua với những hình thức huy động đa dạng cùng với nhiềunguyên nhân mang tính chủ quan như cung cách phục vụ của cán bộ ngânhàng, sự tiện lợi thủ tục thuận tiện, cùng với nguyên nhân là nhu cầu vayvốn phát triển trong năm 2006 là lớn Kết quả huy động năm 2006 tăng sovới năm 2004 là 128,834 triệu đồng, tốc độ đạt 93,3 %, có thể nói là tăng rấtlớn là một tín hiệu tốt cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Các hình thức huy động vốn của NHNo & PTNT Thị xã đa dạng trong đóhàng năm thì huy động có thời hạn từ 12 đến 24 tháng chiếm tỷ trọng lớntrong tổng số vốn huy động, chiếm 53,1 % năm 2004, chiếm 57,3 % năm

2005, chiếm 56,6 % năm 2006 Ngoài ra khách hàng thường chú ý tới cácloại tiền gửi có thời hạn dưới 12 tháng và tăng đều qua các năm, cụ thể năm

2004 chiếm tỷ trọng 19,2 %, đến năm 2005 là 28,5 % và chiếm tỷ trọng 30,3

% năm 2006

Bên cạnh các huy động vốn nói trên thì ngân hàng không ngừng hoànthiện các dịch vụ ngân hàng như mở tài khoản để chuyển tiền, rút tiền tựđộng, chính vì làm tốt hoạt động này tạo cho ngân hàng một kênh huyđộng vốn rất hiệu quả của ngân hàng

2 Thực trạng cho vay vốn phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh.

2.1 Vốn phát triển chung.

Là một ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn NHNo & PTNT Thị xã

có vai trò rất lớn cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển các thành

Trang 36

phần kinh tế, bởi vốn tín dụng có vai trò hết sức quan trọng cho sự pháttriển, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường vốn cho phép mở rộng sản xuấtkinh doanh, chớp thời cơ,…Trong thời gian qua ngân hàng đã cho vay pháttriển kinh tế trên địa bàn như sau :

Bảng 12: Tình hình cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn Thị xã.

Đơn vị tính : Triệu đồng.

1 Cho vay theo

tpkt

Nguồn : NHNo & PTNT Thị xã.

Với nguồn vốn huy động được ngân hàng sử dụng vào mục đích cho vayphát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, rất nhiều thành phần được tiếp cậnnguồn vốn này Một mặt không ngừng làm cho NHNo & PTNT Thị xã lớn

Trang 37

mạnh, tăng trưởng ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên được đảmbảo, mà mặt khác còn đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế thị xã,phát triển sản xuất, đưa sản xuất lên sản xuất hàng hóa, giải phóng sức laođộng, từ đó đem lại sự ổn định về đời sống và phát triển kinh tế cho kháchhàng đặc biệt là hộ sản xuất.

Qua số liệu tổng hợp trên ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăngqua các năm, cụ thể năm 2005 doanh số cho vay đạt 574,101 triệu đồng tăng161,555 triệu đồng so với năm 2004 tốc độ tăng đạt 39,2 %, năm 2006doanh số cho vay là 668,794 triệu đồng tăng 94,693 triệu đồng so với năm

2005 tốc độ tăng đạt 16,5 % Tuy tốc độ tăng năm 2006 nhỏ hơn so với năm

2005 nhưng năm 2006 doanh số cho vay tăng lên tuyệt đối so với năm 2005

và nếu so sánh với năm 2004 thì năm 2006 doanh số cho vay tăng 256,248triệu đồng tốc độ tăng đạt 62,1 %, một con số khá lớn Qua đây cũng có thểkhẳng định rằng nhu cầu vay vốn trên địa bàn thị xã còn tăng mạnh trongnhững năm tới do nhu cầu vay vốn của kinh tế hộ để phát triển sản xuất tăngcao và số lượng doanh nghiệp cũng tăng lên

Trong tổng doanh số cho vay hàng năm thì tỉ trọng cho các thành phầnkinh tế vay là tương đương nhau, cụ thể năm 2004 cho vay hộ chiếm 30,06

%, cho vay doanh nghiệp ( doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ) chiếm 33 %,công ty cổ phần và TNHH chiếm 36,94 % Năm 2005 cho vay hộ 27,3 % tuygiảm về số tương đối so với năm 2004 nhưng nó vẫn tăng về số tuyệt đốibằng 32,247 triệu đồng, cho vay doanh nghiệp chiếm 36,3 %, công ty TNHHchiếm 36,4 % Đến năm 2006 cho vay hộ chiếm 23,5 % giảm tương đốinhưng tăng lên tuyệt đối so với năm 2005 bằng 881 triệu đồng, doanh nghiệpchiếm 11,9 %, công ty TNHH chiếm 64,4 % có thể thấy với xu hướng cổphần hóa và ngày càng có nhiều thành phần tham gia vào làm kinh tế nênnăm 2006 tuy doanh nghiệp nhà nước tỷ trong giảm và công ty TNHH thì

Trang 38

tăng rất mạnh nhưng doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước vẫn tăngmạnh có nghĩa là tuy giảm về số lượng nhưng nhu cầu vay vốn của doanhnghiệp vẫn tăng

Trong tổng doanh số cho vay của NHNo & PTNT Thị xã thì cho vayngắn hạn luôn chiếm một tỉ trọng lớn tăng cả tuyệt đối và tương đối, năm

2005 cho vay ngắn hạn tăng so với năm 2004 là 145,033 triệu đồng tốc độđạt 48,5 %, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 83,997 triệu đồng tốc độ tăngđạt 19,3 % Còn doanh số cho vay trung và dài hạn chiểm tỷ trọng nhỏ trongtổng doanh số cho vay tăng lên số tuyệt đối nhưng lại giảm đi về số tươngđối Điều này có thể thấy nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh là nhiều ,vay với mục đích đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất lớn chiếm tỷ trọng nhỏ

Dư nợ hàng năm của ngân hàng đều tăng lên, thể hiện năm 2005 so vớinăm 2004 tăng là 46,909 triệu đồng tốc độ đạt 17,7 % , năm 2006 tăng sovới năm 2005 là 99,037 triệu đồng tốc độ tăng đạt 31,8 % Như vậy đây làmột kết quả rất đáng khích lệ đối với toàn đơn vị nói chung và cho mỗi cán

bộ tín dụng nói riêng Trong đó dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm một tỉ trọng caotrong tổng dư nợ hàng năm của ngân hàng, thể hiện năm 2005 dư nợ ngắnhạn tăng so với năm 2004 là 34,169 triệu đồng với tốc độ đạt 15,7 %, năm

2006 tăng so với năm 2005 là 88,654 triệu đồng với tốc độ là 35,3 %

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng có thể nói nó là thước đo đểđánh giá hiệu quả của nguồn vốn tín dụng Trong thời gian qua thì nợ quáhạn ở NHNo & PTNT Thị xã chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và giảm dần qua cácnăm, điều này có nghĩa là hiệu quả nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đếnvới khách hàng là tương đối cao và ngân hàng đảm bảo an toàn về nguồnvốn, cụ thể năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,478 %, năm 2005 giảm còn 0,473

% và đến năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,423 %

Trang 39

2.2 Tình hình cho vay phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thị xã.

Hộ là một đối tượng khách hàng quan trọng của ngân hàng, hàng năm sốlượng hộ đến quan hệ giao dịch với ngân hàng là tương đối lớn, các hộ vayvốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số dịch

vụ trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã Về phía ngân hàng thời gian quathông qua nhiều hình thức, phương tiện để thông báo đến các hộ các chủtrương chính sách về vốn tín dụng, hay qua các tổ chức hội, cùng với đó làcác biện pháp nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng trực tiếp giao vốn vàhướng dẫn khách hàng sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất do vậy số

hộ đến giao dich với ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm

Bảng 13: Vốn cho phát triển kinh tế hộ.

Đơn vị tính : Triệu đồng

Nguồn : NHNo & PTNT Thị xã

Doanh số cho vay và dư nợ là 2 chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư sửdụng vốn tín dụng của kinh tế hộ vào sản xuất, doanh số cho vay nó thể hiệnquan hệ tín dụng hàng năm giữa hộ với ngân hàng, dư nợ nó phản ánh thực

Trang 40

trong các hộ , dư nợ bằng doanh số cho vay năm nay cộng với dư nợ nămtrước trừ đi doanh số thu nợ năm nay.

Ta thấy doanh số cho vay của NHNo & PTNT Thị xã đối với kinh tế hộtăng qua các năm, thực tế hộ rất cần đến vốn tín dụng của ngân hàng để mởrộng phát triển sản xuất nhưng ngược lại kinh tế hộ cũng là một thị trườngtiềm năng đối với ngân hàng , chính sự tương tác hỗ trợ qua lại của mối quan

hệ này sẽ làm cho kinh tế hộ phát triển và ngân hàng thì đảm bảo được sựtồn tại và phát triển của mình Trong thời gian qua mối quan hệ này ở NHNo

& PTNT Thị xã được giải quyết khá tốt, cụ thể doanh số cho vay kinh tế hộkhông ngừng tăng lên, năm 2005 doanh số cho vay hộ đạt 156,270 triệuđồng tăng so với năm 2004 là 32,247 triệu đồng tốc độ tăng bằng 26 %, năm

2006 doanh số cho vay hộ là 157,151 triệu đồng tăng so với năm 2005 là

881 triệu đồng tốc độ tăng đạt 0,56 %, tuy so với năm 2005 cho vay kinh tế

hộ tăng không đáng kể nhưng do năm 2005 là một năm có nhiều thay đổitrong hoạt động của ngân hàng nên doanh số cho vay nói chung của năm nàykhá cao, hơn nữa so với năm 2004 thì doanh số cho vay năm 2006 là tươngđối tăng 33,128 triệu đồng đạt tốc độ 26,7 %

Trong tổng doanh số cho vay của hộ thì doanh số cho vay ngắn hạnchiếm một tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2005 doanh sốcho vay ngắn hạn đạt 25,877 triệu đồng tốc độ đạt 23,4 % Năm 2006 doanh

số cho vay hộ ngắn hạn bằng 143,563 triệu đồng tăng so với năm 2005 là7,100 triệu đồng đạt tốc độ 5,2 %, tuy so với năm 2005 thì doanh số cho vayngắn hạn tăng không nhiều so với năm 2005 do năm 2005 có nhiều thay đổitrong hoạt động của NHNo & PTNT Thị xã đối với toàn bộ khách hàng nóichung và kinh tế hộ nói riêng tạo những thuận lợi cho họ như trong thủ tụcvay nên doanh số cho vay năm 2005 đạt là khá cao, hơn nữa nếu so sánh vớinăm 2004 thì doanh số cho vay hộ ngắn hạn năm 2006 đạt được là không

Ngày đăng: 11/12/2012, 10:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 8:Cơ cấu giá trị sản xuất  một số ngành nông nghiệp trên địa  bàn thị xã.( Tính theo giá cố định năm 2004 ). - Tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thị xã Hà Tĩnh
Bảng 8 Cơ cấu giá trị sản xuất một số ngành nông nghiệp trên địa bàn thị xã.( Tính theo giá cố định năm 2004 ) (Trang 29)
Bảng 15:Một số kết quả ứng dụng và chuyển giao KHHT về nông  nghiệp và thuỷ sản qua các năm. - Tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thị xã Hà Tĩnh
Bảng 15 Một số kết quả ứng dụng và chuyển giao KHHT về nông nghiệp và thuỷ sản qua các năm (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w