II. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh.
4. Các giải pháp khác.
4.1 Giải pháp phát triển cơ sở hạn tầng nông thôn.
Cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nó có mối quan hệ biện chứng, đặc biệt hạ tầng cho phát triển nông thôn do đặc thù của địa hình ở nông thôn. Để phát triển nông thôn nói chung và kinh tế hộ trong nông nghiệp nói riêng thì cần thực hiện một số giải pháp sau:
Cần thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm, nghĩa là cần phải chia ra các khoản mục cần xây dựng, tức là công trình lớn thì nhà nước đảm nhận còn những công trình nhỏ mà nhân dân có thể làm được thì nhà nước phải khuyến khích huy động nhân dân tham gia.
Cụ thể cần chia ra công trình theo tính chất như công trình giao thông nội đồng và công trình giao thông liên xã chẳng hạn, với công trình giao thông nội đồng có thể phân theo khu vực để các hộ sản xuất ở khu vực đó đảm nhận.
Về nguồn ngân sách thì chính quyền địa phương cần phải dành một tỉ lệ nhất định từ ngân sách địa phương cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trên cơ sở có qui hoạch phát triển lâu dài đây là nguồn thường xuyên để phát triển hạ tầng nông thôn. Đồng thời cần tranh thủ nguồn hỗ trợ từ nước ngoài thông qua các chương trình dự án phat triển nông thôn.
4.2 Giải pháp về thị trường.
Thị trường luôn là một bài toán đối với các nhà sản xuất nói chung, với thị trường nông nghiệp nó bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra cho sản xuất.
Chính quyền cần phải qui hoạch xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản để hộ nông dân có địa điểm để tiêu thụ nông sản của mình một cách nhanh nhất.
Cần tổ chức cho các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn tiếp xúc với hộ nông dân có thể là tổ chức các buổi giao lưu để, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nơi cung cấp nguồn nguyên liệu còn hộ nông dân có thể qua đó giới thiệu sản phẩm của mình. Đây là cách thức không chỉ tổ chức trong tỉnh mà có thể qua các dịa phương khác để giới thiệu sản phẩm của mình.
Các hộ cũng có thể tự tìm nơi tiêu thụ của mình bằng cách ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng về sản phẩm sạch chất lượng cao.
Tự tổ chức các cữa hàng vừa giới thiệu vừa bán sản phẩm nông nghiệp sạch của mình.
Hộ không ngừng tìm kiếm các thị trường mới, trước hết là thị trường các tỉnh lân cận, sau đó tiến tới các thị trường xa hơn thậm chí là xuất khẩu khi sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, qui mô sản xuất mở rộng.
Không ngừng xâm nhập đưa hàng hoá của mình voà các hệ thống siêu thị.
4.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng ngân hàng.
Phải đào tạo cán bộ không chỉ nâng cao trình độ nghiệp vụ mà cần phải đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp để có thể hướng dẫn tư vấn cho hộ một cách sát thực và hiệu quả. Thông qua việc tập huấn liên kết với sở nông nghệp.
Phổ cập thường xuyên cho cán bộ tín dụng về sự biến đổi của nền kinh tế thị trường cũng như sự thay đổi của kinh tế thế giới về tất cả các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp.
Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng về tin học, ngoại ngữ để có thể làm phương tiện tiếp thu những thông tin mới về ngân hàng, sản xuất, thị trường.
Sau mỗi đợt đào tạo và đào tạo lại cần phải có kiểm tra đánh giá chất lượng ( Làm bài thu hoạch )
Cần phải tiếp thu những nguyện, ý kiến của mỗi người đưa ra để có những quyết định chính xác.
Đồng thời có những ưu đãi để cán bộ tín dụng thường xuyên xuống địa bàn để tiếp xúc với điều kiện tại địa phương, với hộ tại địa bàn.
4.4 Công tác khuyến nông phát triển kinh tế hộ.
Khuyến nông có vai trò rất lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, đi cùng với công tác khuyến nông là phải nâng cao trình dộ của chủ hộ cả về kiến thức sản xuất và kiến thức quản lý .
Phải phát huy thực sự vai trò của công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho hộ nông dân.
Khuyến nông địa phương cũng không ngừng nghiên cứu để chuyển giao khoa học kĩ thuật đến với sản xuất của hộ nông dân.
Một hình thức mà vai trò của khuyến nông cũng có thể tổ chức được đó là giới thiệu cho gặp gỡ giao lưu giữa các hộ sản xuất tiên tiến và những hộ chưa có kinh nghiệm để trao đổi học hỏi nhau, giúp đỡ nhau trong ứng dụng giống mới vào sản xuất trên thực tiễn.