1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp.DOC

45 1,4K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 332,5 KB

Nội dung

Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là xu thế tất yếu của đất nước ta trong quátrình phát triển kinh tế và hội hập toàn cầu, chủ trương này đã được nhà nước và chínhphủ triển khai ở khắp các địa phương trên cả nước Hòa theo xu thế chung này các địaphương vùng đồng bằng sông Hồng đã nhanh chóng đi đầu trong việc phát triển cáckhu công nghiệp và khu chế xuất

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã đem lại nhữngthành tựu to lớn cho khu vực làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp đáng kể cũngnhư đóng góp lớn cho ngân sách địa phương, không những tạo nên sự phát triển kinh

tế mà các khu công nghiệp còn tạo đà cho việc xây dựng kết cấu hạ tâng đô thị theohướng hiện đại hóa

Nhận thấy vai trò to lớn của các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía bắc em đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp”.

Đề tài gồm 3 chương :

Chương I: Các vấn đề lí thuyết về khu công nghiệp

Chương II: Thực trạng thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp trongkhu công nghiệp vùng đồng bằng sông hồng

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư và nâng caohiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Xin chân thành cảm ơn T.S Đinh Đào Ánh Thủy đã giúp đỡ em hoàn thành đề tàinày

Trang 2

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

I Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp

a Khái niệm

Theo nghĩa rộng thì khu công nghiệp (KCN) bao gồm tất cả các khu vực đượcchính phủ nước sở tại cho phép chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp, nó là khu biệtlập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng, không phụ thuộc vào chế độ thuế quan vàmậu dịch phổ thông của nước đó theo quan niệm này thì KCN bao gồm các khu cảng

tự do, các khu vực mậu dịch tự do, các khu vực phi thuế quan, các khu vực côngnghiệp tự do và các khu vực ngoại thương

Theo ngị định số 36/CP quy định về khu công nghiệp và khu chế xuất của chínhphủ ban hành ngày 24/4/1997 thì “ khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệpchuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,

có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống Trong khu công nghiệp có thể

có các khu chế xuất

b Đặc điểm của các khu công nghiệp

Hiện nay các khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia đặc biệt là cácnước đang phát triển và có sự khác nhau về quy mô địa diểm và phương thức xây dựngnhưng các khu công nghiệp đều mang các đặc điểm chủ yếu sau:

- Về tính chất hoạt động: Là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

và các dịch vụ công nghiệp mà không có dân cư KCN là nơi thu hút các đơn vị sảnxuất các sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sảnphẩm công nghiệp

- Về cơ sở hạ tầng : Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, điện nước…

- Vể tổ chức quản lí : Mỗi khu công nghiệp đều thành lập các ban quản lí từ trungương đến địa phương Các ban quản lí trung ương do các bộ tham gia quản lí, các cơquan quản lí địa phương nằm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 3

II Sự cần thiết của các khu công nghiệp đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và vùng đồng bằng Sông Hồng nói riêng

1 Vai trò của các khu công nghiệp đối với nền kinh tế

Là một mô hình quản lý kinh tế hiện đại, mang ý nghĩa chiến lược như mộtphương kế chủ lực để đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, khu công nghiệp (KCN),khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam ra đời cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới củaĐảng

Mục tiêu phát triển các KCN là tạo đà cho tăng trưởng công nghiệp, tạo nguồnhàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch,tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạtầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra Phát triển các KCN cũng đểthúc đẩy các cơ sở sản xuất dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển cáckhu đô thị, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất Trong suốt quá trình hình thành và pháttriển các khu công nghiệp đã ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong cáclĩnh vực tạo nên sự tăng trưởng kinh tế

a Tăng cường khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Hầu hết các nước đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đạihóa đều gặp phải một thực trạng nan giải là tình trạng thiếu vốn Thông qua những ưuđãi đặc biệt so với sản xuất trong nước thì các khu công nghiệp có được môi trườngđầu tư hấp dẫn hơn, vì vậy nó có khả năng thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn FDI.Theo ngân hàng thế giới cho đến năm 2004 các dự án đầu tư nước ngoài được thựchiện trong khu công nghiệp khá cao, do vậy khu công nghiệp đã đóng góp đáng kểtrong việc thu hút FDI

b Phát triển khu công nghiệp thúc đẩy chuyển dịch kinh tế

Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là chủtrương chiến lược đang được Chính phủ tích cực triển khai để thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp với mục tiêu phục vụ chotiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấnđấu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020

Trang 4

c KCN là cơ sở để tiếp cận với kĩ thuật và công nghệ hiện đại, học hỏi phương thức quản lí mới và nâng cao năng lực cạnh tranh

- Tạo diều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ:

Cùng với sự phát triển của các KCN, KCX, một số lượng không nhỏ các côngnghệ tiên tiến đã được chuyển giao và ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp Tuynhiên, một đặc điểm nổi rõ về mặt công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp ViệtNam là tồn tại một sự hỗn hợp các trình độ công nghệ khác nhau (lạc hậu, trung bình,tiên tiến) trong các ngành, trong các doanh nghiệp của cùng một ngành và thậm chíngay trong một doanh nghiệp Chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới doanhnghiệp trong nước được nhìn nhận là có ảnh hưởng lâu dài, đóng góp tích cực vào việctăng năng suất trong các ngành công nghiệp của Việt Nam Có thể thấy một xu hướngđang từng bước nổi rõ là việc mở rộng thu hút FDI đi liền với sự đổi mới và chuyểngiao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu củanhiều tổ chức trong và ngoài nước, mức độ chuyển giao công nghệ của FDI tới doanhnghiệp Việt Nam trong thời gian qua còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được mongmuốn

KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng vớinhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng Đây chính là điểm đến lý tưởng của cácnhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trênthế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình độ tay nghềcủa công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại Việt Nam Đây cũng lànhững nhân tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế

KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Cùng với dòng vốn đầu tư nướcngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưavào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó

có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước

Trang 5

d KCN tạo thêm việc làm cho người lao động và nâng cao trình độ của lực lượng lao động trong nước

Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hànhthành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tácđộng lan toả và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước.Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanhnghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹnăng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự Việc được trực tiếp làm việctrong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹnăng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền côngnghiệp tiên tiến, hiện đại

e Vai trò của KCN, KCX trong việc hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng

Nhiều KCN đã và đang đóng vai trò quan trọng và tạo ra một khí thế phát triểnmới cho nền kinh tế cả nước Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt độngmạnh thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triểnViệc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngànhdịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc

độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong

và ngoài KCN Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự pháttriển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn vàthành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

- Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi củanhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộcác kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư Việccác doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh

Trang 6

nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanhnghiệp công nghiệp vào KCN.

2 Tầm quan trọng của các khu công nghiệp đối với vùng đồng bằng Sông Hồng

a Giới thiệu chung về vùng đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng rộng gần 1,3 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích toàn quốc vớimột vùng biển bao quanh ở phía Đông và Đông Nam Số dân của đồng bằng là 14,8triệu người (1999), chiếm 19,4% số dân của cả nước

Hiện tại cũng như trong tương lai, đồng bằng sông Hồng là một trong nhữngvùng có ý nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước.Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trungương : Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,Ninh Bình, Hà Tây; có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng Đông Bắc - Tây Bắc -Trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; là cửa ngõ thông thương đường biển và hàngkhông của các tỉnh miền Bắc; có Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, thươngmại, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước

Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả nước Việcdân cư quá tập trung ở đồng bằng làm cho mật độ dân số trung bình đã lên tới 1180người/km2 (1999) Mật độ này cao gấp 5 lần mật độ trung bình của toàn quốc; gấp gần

3 lần so với đồng bằng sông Cửu Long; gấp 10 lần so với khu vực miền núi và trung

du Bắc Bộ; gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên Những nơi dân cư đông nhất là Hà Nội(2883 người/km2), Thái Bình (1183 người/km2), Hải Phòng (1113 người/km2), HưngYên (1204 người/km2 – 1999) Ở các nơi khác, chủ yếu thuộc khu vực rìa phía Bắc vàĐông Bắc của châu thổ, dân cư thưa hơn Sự phân bố dân cư quá đông ở đồng bằngsông Hồng liên quan tới nhiều nhân tố Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồnglúa nước là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động Trong vùng còn có nhiều trungtâm công nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc Ngoài ra, đồngbằng sông Hồng đã được khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuậnlợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người Ở đồng bằng sông Hồng, dân sốgia tăng vẫn còn nhanh Vì vậy, tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triểnkinh tế - xã hội Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồngbằng

Trang 7

b Sự cần thiết của các khu công nghiệp đối với quá trình phát triển của vùng

Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đồng bằng Sông Hồng

đã được đầu tư phát triển KCN từ rất sớm và các khu công nghiệp này đang dần pháthuy vai trò của mình đối với kinh tế vùng

- KCN đã mang lại mức tăng trưởng cao cho các tỉnh, thành phố trong khu vực,dần đem lại mức sống cao cho người dân ở đây, mặt khác các KCN đã thu hút mộtlượng FDI khổng lồ để phát triển kinh tế vùng, đưa đồng bằng Sông Hồng từ thuầnnông trở thành vùng có nền công nghiệp phát triển

- KCN đã đem lại một khối lượng lớn việc làm cho người dân nơi đây, giảiquyết được vấn đề dư thừa lao động do sức ép dân số gây nên

- Sự phát triển của KCN đã kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông

và các đô thị

Trang 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Tổng quan về các khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam

Về quy mô hoạt động

Tính đến cuối tháng 7/2008, cả nước có 186 KCN, KCX đã được thành lập vớitổng diện tích đất tự nhiên 45.042 ha, trong đó diện đất công nghiệp có thể cho thuêđạt 29.469 ha, chiếm 66.6% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó, 110 KCN, KCX đã

đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 26.115 ha và 76 KCN đang trong giaiđoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên18.926 ha Các KCN, KCX phân bố ở 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở 3vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm trên 60% tổng diện tíchcác KCN trong cả nước Trong thời gian qua, phân bố các KCN đã dần dịch chuyểntheo hướng giảm bớt mật độ các KCN ở các Vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên thànhlập các KCN ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sôngCửu Long Hiện nay, 48 tỉnh, thành phố đã thành lập KCN, tuy nhiên, phân bố cácKCN vẫn tập trung ở ba Vùng kinh tế trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm phía Namtập trung nhiều KCN nhất với 65 KCN với tổng diện tích tự nhiên 16.228 ha, chiếm55,2% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

có 25 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 4.601 ha, chiếm 15,7% tổng diện tích tựnhiên các KCN cả nước và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung có 10 KCN với tổngdiện tích đất tự nhiên 2.395 ha, chiếm 8,1% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cảnước Cụ thể:

- Vùng Đông Nam Bộ có 75 KCN với tổng diện tích 22.352 ha

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 42 KCN với tổng diện tích 10.046 ha

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 28 KCN với tổng diện tích 5.027 ha Qua kết quả thành lập mới và mở rộng KCN trong năm 2007, có thể thấy rằngmặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địabàn đặc biệt khó khăn ở Tây Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình), Tây Nguyên(Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An

Trang 9

vẫn tập trung ở các địa phương thuộc ba Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ

và Nam Bộ Đến cuối tháng 12/2007, với 133 KCN và tổng diện tích đất tự nhiên35.346 ha, ba Vùng kinh tế trọng điểm chiếm tới 72,7% tổng số KCN và 80,9% tổngdiện tích đất tự nhiên các KCN cả nước, trong đó Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ có

87 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 24.198 ha

Theo các Vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thểcho thuê của các KCN Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 57,7%; Vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung đạt 71%; Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đạt 53,9%

Ở một số địa phương có thế mạnh về thu hút vốn đầu tư như TP Hồ Chí Minh,

Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, số KCN đạt tỷ lệ lấp đầy 100% tươngđối cao Tính đến cuối tháng 12/2007, các KCN cả nước thu hút được trên 3020 dự án

có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 29.872 triệu USD và 3070 dự án đầu tưtrong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 197.382 tỷ đồng, chưa kể 31 dự án FDI và 152

dự án đầu tư trong nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư1.872 triệu USD và 57.600 tỷ đồng

Bảng 1: Quy mô các khu công nghiệp trong cả nước

vùng

Diện tích các khu công nghiệp(ha)

Lao động Việt Nam Đất tự

nhiên

Đất KCN có thể cho thuê

Trang 10

Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bất chấp những khó khăn của tình hình kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp hoạtđộng trong các KCN trên cả nước vẫn đạt được những kết quả tương đối khả quan.Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp hoạt độngtại các KCN trong cả nước đạt khoảng 14 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2007.Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 21% so vớicùng kỳ năm 2007 Một số tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tăng trưởng cao là: Hà Nội, CầnThơ, Thái Bình, Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng giá trị nhập khẩu của các doanhnghiệp KCN ở Hà Nội đạt 697,3 triệu USD – tăng 26%, tổng giá trị xuất khẩu đạt943,4 triệu USD – tăng 32,2%, tổng doanh thu đạt 1,04 tỷ USD – tăng 7,6%, nộp ngânsách Nhà nước 25,31 triệu USD – tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái Các doanhnghiệp KCN Cần Thơ đạt tổng doanh thu 875,5 triệu USD – tăng 169% so với năm

2007 trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 368,4 triệu USD – tăng 136,7%, giá trịdịch vụ đạt 507,10 triệu USD – tăng 200%, nộp ngân sách Nhà nước đạt 660,9 tỷ đồng– tăng 66,89% Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN tỉnh TháiBình đạt 1.248 tỷ đồng – tăng 22% so với cùng kỳ năm 2007 Ngoài ra, Đồng Nai -một trong các tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn ĐTNN cũng như vốn ĐT trong nước vàocác KCN cũng đạt tỷ lệ tăng trưởng khá Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trịhàng nhập khẩu đạt 2,04 tỷ USD – tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanhthu đạt 3,03 tỷ USD – tăng 10%, nộp ngân sách Nhà nước 94,2 triệu USD – tăng 7%

Biểu đồ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng sản lượng công nghiệp cả nước

Tây Bắc

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 11

Trong năm 2006, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêmvào các KCN, KKT đạt 5.682 triệu USD, chiếm khoảng 56% tổng vốn đầu tư cấp mới

và tăng thêm của cả nước và tăng gần 2 lần so với năm 2005

Tính đến cuối tháng 12/2006, các KCN đã thu hút được 2.433 dự án có vốn đầu

tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,79 tỷ USD Trong đó, trên 1.700 dự

án đã đi vào sản xuất kinh doanh và 380 dự án đang xây dựng nhà xưởng Tổng vốnđầu tư thực hiện luỹ kế đến cuối năm 2006 đạt 11,37 tỷ USD, chiếm khoảng 52% tổngvốn đầu tư đăng ký

Năm 2006, các KCN trên cả nước thu hút được trên 300 dự án đầu tư trong nướcvới tổng vốn đầu tư đạt trên 15.000 tỷ đồng Luỹ kế đến cuối tháng 12/2006, các KCN

cả nước thu hút được 2.623 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng kýđạt khoảng 135,69 nghìn tỷ đồng Trong đó, trên 1.720 dự án đã đi vào sản xuất kinhdoanh và còn gần 500 dự án đang xây dựng nhà xưởng Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ

kế đến cuối năm 2006 đạt khoảng 78 nghìn tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 58%

-Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN cả nước năm 2006 ước đạt khoảng16,8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2005 và chiếm khoảng 29-30% tổng giá trị sảnxuất công nghiệp cả nước

-Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN cả nước năm 2006 ước đạt khoảng8,3 tỷ USD, tăng trên 22% so với năm 2005 và chiếm trên 21% so với tổng giá trị xuấtkhẩu cả nước năm 2006 (kể cả dầu thô)

-Giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN cả nước năm 2006 ước đạt khoảng12,5 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2005

Nhìn vào các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh nêu trên, có thể thấy đóng góp củaKCN, KKT vào giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của cả nước ngày càng lớn Năm 2006, các doanh nghiệp KCN nộp ngân sách khoảng 880 triệu USD, tăng35,4% so với năm 2005

Đến cuối năm 2006, các KCN đã giải quyết việc làm cho trên 918.000 lao độngtrực tiếp

Nhìn trên biểu đồ ta có thể nhận thấy sự đóng góp của các khu công nghiệp vùngđồng bằng sông Hồng chỉ đứng thứ hai cả nước sau các khu công nghiệp tập trung ở

Trang 12

Đông Nam Bộ với giá trị đóng góp rất lớn, thực trạng trên đã chứng tỏ vai trò to lớncủa các khu công nghiệp tập trung tại vùng đồng bằng Sông Hồng

I Quá trình hình thành khu công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng

Theo chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa được chính phủ đề ra, hàng loạtcác khu công nghiệp- khu chế xuất đã được hình thành trên khắp cả nước và tập trungchủ yếu vào 3 khu vực chính: bắc bộ, nam bộ và trung bộ

Giữ vai trò là đầu tầu kinh tế của khu vực miền bắc, đồng bằng Sông Hồng đãnhanh chóng thiết lập được khu vực kinh tế tập trung với các cụm khu công nghiệpđược thành lập theo quyết định Số: 677/TTg của chính phủ ban hành ngày 3-4-1997nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế khu vực:

1 Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vùng độnglực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước

2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nứơc khoảng1,2 - 1,3 lần

3 Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, về cơ bản điện khí hóa toànvùng

4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trởthành một trong những vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cảnước

5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP

- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao để làm động lực thúc đẩy phát triển cácngành kinh tế trong vùng;

- Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kết hợp sản xuất hàngthay thế nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước với chất lượng cao; giảm xuất khẩunguyên liệu và bán thành phẩm, tăng xuất khẩu thành phẩm (trên 70% qua chế biến cógiá trị cao);

- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Khuyến khíchcác ngành sản xuất tư liệu sản xuất; đổi mới công nghiệp cơ khí; phát triển công

Trang 13

nghiệp điện tử, đưa tin học vào các hoạt động kinh tế, quản lý và xã hội; phát triển cóchọn lọc các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường;

- Bố trí không gian công nghiệp : hình thành ba cụm công nghiệp và các hànhlang phát triển công nghiệp chính : cụm Hà Nội, cụm Hải Phòng, cụm phía Nam củavùng (gồm Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình và Tam Điệp); các khu công nghiệp trên cáchành lang quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 21A và quốc lộ 10;

- Hình thành một mạng lưới đô thị gồm các cấp : thành phố trực thuộc Trungương, thành phố tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn, thị tứ phân bố đều trên toàn vùng với các đôthị trung tâm : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định Mạng lưới đô thị nêu trên là cơ sở đểphát triển đô thị hóa, hiện đại hóa các điểm dân cư nông thôn trong vùng

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển khu công nghiệp đồng bằng sông Hồng

đã bước đầu thực hiện được các mục tiêu đề ra với những thành quả đáng kể

II Thực trạng về các khu công nghiệp tập trung của vùng đồng bằng Sông Hồng

1 Các đánh giá tổng quan về quy mô và hoạt động của các khu công nghiệp

Đồng bằng sông Hồng gồm 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,

Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, NinhBình và Thái Bình Đây là vùng tập trung khá nhiều KCN, KCX và đang có những dấuhiệu bứt phá trong thu hút đầu tư vào KCN, KCX trong thời gian gần đây Các KCN,KCX vùng Đồng bằng sông Hồng được xây dựng và thành lập về cơ bản phù hợp vớiquy hoạch được duyệt, đã có 34 KCN được thành lập, trong đó có 23 KCN đang hoạtđộng và 11 KCN đang trong thời kỳ triển khai xây dựng cơ bản Tổng diện tích đấtquy hoạch phát triển KCN đã thành lập đạt 6.455 ha, trong đó diện tích đất côngnghiệp có thể cho thuê chiếm 66,3% So với cả nước, tổng diện tích đất quy hoạchphát triển KCN của vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 20,5% Nhìn chung, việc sửdụng đất của các nhà đầu tư thuê đất trong các KCN đã đi vào hoạt động trong vùngphù hợp với mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đã được phê duyệt Tỷ lệ lấp đầydiện tích đất công nghiệp cho thuê của các KCN đã vận hành đạt 72,4%, tương đươngmức trung bình của cả nước

Tất cả các KCN này đều có trong Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2000được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996,

số 713/TTg ngày 30/8/1997 và số 194/1998/QĐ-TTg ngày 01/10/1998; Quy hoạch

Trang 14

phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006; hoặc

đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung vào Quy hoạch pháttriển các KCN cả nước Nhìn chung, các KCN đã được thành lập đều phù hợp với Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 5 năm

và hàng năm của các địa phương được thể hiện trong bảng sau

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất tại các địa phương

Đơn vị: %

Tổng diện tích

Trong đó

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng

Nhiều địa phương triển khai thu hút đầu tư nhanh chóng, không chỉ lấp đầynhanh diện tích đất công nghiệp của các KCN mà còn thu hút được những dự án cóquy mô lớn, có hàm lượng công nghệ cao vào KCN

Một số KCN đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thuhút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy cao gồm: KCN Nomura, Nam Sách, Đại An, Phúc Điền,

Trang 15

Tiên Sơn, Đồng Văn I, Khai Quang, Hoà Xá, Nguyễn Đức Cảnh, Thăng Long, SàiĐồng B

Các dự án đầu tư vào KCN trong vùng tập trung chủ yếu vào các ngành côngnghiệp như dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất ôtô, xe máy và phụ tùng, cơ khíchính xác, sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, điện-điện tử, linh kiện nhựa Các KCN

đã quan tâm nhiều hơn đến cơ cấu đầu tư vào KCN, có sự lựa chọn nhà đầu tư theohướng ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao; thu hút một số nhà đầu tư có uy tínvào KCN như: Canon, Orion-Hanel, Sumitomo Bakelite, Rorze Robotech, BrotherIndustries, Sumidenso…

Các KCN thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng đã thu hút được 447 dự án có vốnđầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.767 triệu USD(chiếm 17,7% về số dự án và 16% về số vốn đầu tư của các dự án đầu tư nước ngoàitrong các KCN cả nước) và 519 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu

tư 33,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 19,2% về số dự án và 22,4% về số vốn đầu tư của các

dự án đầu tư trong nước trong các KCN cả nước)

Các KCN vùng Đồng bằng sông Hồng đạt giá trị sản xuất công nghiệp của cácKCN trong vùng năm 2006 đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm khoảng 21% tổng giá trị sảnxuất công nghiệp của các KCN cả nước) Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCNtrong vùng năm 2006 ước đạt khoảng 2 tỷ USD (chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu củacác KCN cả nước) Giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN trong vùng năm

2006 ước đạt khoảng 1,2 tỷ USD Năm 2006, các doanh nghiệp KCN trong vùng nộpngân sách khoảng 101 triệu USD (chiếm 7% so với tổng số nộp ngân sách của cácKCN cả nước) Đến cuối năm 2006, các KCN trong vùng đã thu hút được trên 142ngàn lao động trực tiếp (chiếm 15% tổng số lao động trực tiếp trong các KCN cảnước)

Bảng 3: Mức đóng góp sản lượng công nghiệp của khu công nghiệp các tỉnh thuộc

Trang 16

Vĩnh Phúc 7306.0 9613.4 12849.1 16129.5 21209.3 29815.4 Bắc Ninh 3449.5 4555.4 6816.1 8740.2 12995.4 16263.6

Hà Tây 4533.3 5735.7 7580.0 10937.1 13432.7 15966.8 Hải Dương 4188.9 5623.4 7288.5 8895.1 11706.9 14590.3 Hải Phòng 9817.3 12449.9 15635.0 20858.2 25293.4 33065.8 Hưng Yên 10289.5 3739.1 7112.8 10890.6 13481.3 18289.8 Thái Bình 2097.4 2381.4 2930.2 4444.8 5485.2 7002.5

Nguồn: vụ quản lý khu công nghiệp- khu chế xuất

Bảng 4: Tỷ trọng đóng góp sản lượng công nghiệp của khu công nghiệp các tỉnh

Trang 17

2 Đánh giá chi tiết về các khu công nghiệp của từng địa phương

2.1 Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn

Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và chính sách khuyến khích đầu tư,các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, QuảngNinh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây là địa bàn được khá nhiềunhà đầu tư lớn trong nước, nước ngoài có kinh nghiệm và khả năng tài chính quan tâm

Do đó, phần lớn nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCN ở các tỉnh, thành phố này đều dochủ đầu tư kinh doanh hạ tầng tự huy động Việc huy động và sử dụng vốn để xâydựng kết cấu hạ tầng KCN, đặc biệt là nguồn vốn khu vực tư nhân và đầu tư nướcngoài tại Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội và Bắc Ninh tỏ ra có hiệu quả rõ rệt

2.1.1 Khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội

Trong thời gian qua các KCN Hà Nội đã thu hút một lượng lớn nguồn đầu tưtrong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó đã thúc đẩy sự tăng trưởng côngnghiệp của Thành phố, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô Hà Nội và nângcao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Hiện nay tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê tại các KCN- KCX HàNội chiếm khoảng 18-19% diện tích đất của các KCN - KCX đã được thành lập tạivùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Thực tế cho thấy, trong quá trình mở cửa và hộinhập, các nhà đầu tư đã chọn Hà Nội là điểm đầu tư lớn và đã thực hiện các dự án cóqui mô lớn tại đây Hà Nội đã có mặt nhiều nhà đầu tư đa quốc gia có tiềm năng rấtlớn: Tập đoàn Canon, Panasonic, Toto, Sumitomo Bakelite, công ty TNHH Đèn hìnhOrion- Hanel…Thực tiễn phát triển các KCN- KCX ở Hà Nội đã cho thấy các KCN-KCX Hà Nội đã và đang trở thành động lực cho phát triển kinh tế- xã hội của các vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vai trò quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển

có hiệu qủa các KCN tại các địa bàn lân cận, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấukinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (tại chỗ và tại các tỉnh lâncận), góp phần phát triển các dịch vụ và công nghiệp phụ trợ Trên địa bàn Thành phố

đã hình thành một hệ thống các KCN tập trung được phân bố hợp lý ở các vị trí hết sứcthuận lợi và phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội cuả cả nước, củaThành phố và qui hoạch ngành cho nên phát triển rất tốt và ngày càng chứng tỏ sứchấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hà Nội hiện có 5 KCN tập trung với tổng diện tích đất

Trang 18

tự nhiên là gần 700 ha (KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội- Đài Tư, KCNThăng Long, KCN Nam Thăng Long) và 18 dự án CCN vừa và nhỏ (tổng diện tích đất

tự nhiên là 714 ha) Các KCN- CCN này có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 1,4 tỷUSD và vốn đầu tư trong nước chiếm trên 3000 tỷ đồng Đồng thời tỷ lệ vốn thực hiện

so với vốn được đăng ký đầu tư thực hiện trên 60%, điều đó chứng tỏ môi trường cácnhà đầu tư tại các KCN Hà Nội được thực hiện rất có hiệu quả

Yếu tố thành công và quyết định nhất cho việc giành được một số thắng lợi bướcđầu của các KCN- KCX Hà Nội thời gian qua đó chính là yếu tố cải cách thủ tục hànhchính “một cửa, tại chỗ” triệt để theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố HàNội, mà trong đó Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội là một địađiểm đáng tin cậy của các nhà đầu tư Các nhà đầu tư khi đến Ban quản lý cácKCN&KCX Hà Nội được giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính (giấy phépđầu tư, đăng ký nhân sự, thiết kế kỹ thuật…) theo mô hình cơ chế quản lý “một của, tạichỗ” Các thủ tục của các nhà đầu tư được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng,hiệu quả nên tiết kiệm được cho nhà đầu tư nhiều thời gian không cần thiết và đáp ứngđược đòi hỏi rất lớn của các nhà đầu tư

Tình hình thu hút đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh tại các KCN-CCN trên địa bàn trong thời gian gần đây:

- Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội với vai trò là cầu nốigiữa nhà đầu tư với các cơ quan chủ quản đã tích cực phối hợp với các đơn vị trongThành phố đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư, đi đôi với cải thiện môitrường đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào KCN

- Trong 9 tháng đầu năm 2007 Ban đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 31 dự ánđầu tư vào các KCN tập trung(tăng 19 dự án so với cùng kỳ năm 2006) với tổng vốnđầu tư đăng ký 87,230 triệu USD; điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 11 dự án vớitổng vốn điều chỉnh tăng thêm là 50,604 triệu USD (bằng 94,3% so với cùng kỳ năm2006); Cấp 56 giấy Chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp tại các Khu (Cụm) côngnghiệp vừa và nhỏ với diện tích khoảng 226,408 m2, tổng vốn đầu tư là 840,3 tỷ VNĐ(tăng 197,5 % so với cùng kỳ năm 2006); điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 03

dự án với số vốn đầu tư tăng thêm 157 triệu VNĐ

Trang 19

- 9 tháng đầu năm 2007, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong KCN tậptrung đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: doanh thu đạt 1.335 triệu USD, tăng 24%

so với cùng kỳ 2006; nộp ngân sách nhà nước 29 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ

2006 Cũng trong 9 tháng đầu năm 2007, các Khu (Cụm) công nghiệp vừa và nhỏ đạtdoanh thu: 1.330 tỷ đồng, nộp thuế: 76.880 triệu đồng

- Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hà Nội

9 tháng đầu năm 2007 đạt tỷ lệ tăng trưởng cao: Tổng trị giá xuất khẩu: 940.328.956USD, tăng 30% so với cùng kỳ 2006, bằng 62,68% kế hoạch năm; Tổng trị giá nhậpkhẩu: 867.925.746 USD, tăng 29% so với cùng kỳ 2006, bằng 72,3% kế hoạchnăm Thành công đạt được trong công tác xuất khẩu chủ yếu là do các công ty chế xuất

đã hoạt động ổn định, một số doanh nghiệp phát triển giai đoạn II và có giá trị xuấtkhẩu đạt trên 421 triệu USD kéo theo nhiều doanh nghiệp vệ tinh đi vào hoạt động ổnđịnh, có giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn.Các doanh nghiệp KCN ở Hà Nội cũng đã gópphần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tăng cường năng lực của cácngành công nghiệp như công nghiệp nhẹ (dệt, may, giầy da), công nghiệp điện tử, cơkhí,… Các KCN còn góp phần góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu củathành phố và bước đầu có đóng góp cho ngân sách Nhà nước Năm 2004, giá trị sảnxuất công nghiệp ở các KCN tại Hà Nội đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọngtrên 20% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, giá trị xuất khẩu đạt hơn 500triệu USD, chiếm 20% giá trị xuất khẩu của thành phố và nộp ngân sách trên 300 tỷđồng

Tình hình cụ thể như sau:

* Tại các khu công nghiệp tập trung: Trên địa bàn thành phố đã hình thành một

hệ thống các KCN tập trung, được phân bố hợp lý ở những vị trí thuận lợi và phù hợpvới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của thành phố và quyhoạch ngành Hà Nội hiện có 6 KCN được thành lập là KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng

B, KCN Bắc Thăng Long, KCN Đài Tư - Hà Nội, KCN Deawoo - Hanel và KCN NamThăng Long Tổng diện tích đất tự nhiên của 6 KCN xấp xỉ 640 ha, trong đó tổng diệntích đất công nghiệp có thể cho thuê khoảng 450 ha, chiếm tương ứng 18% và 19% vềdiện tích của các KCN, KCX đã được thành lập tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Trang 20

6 tháng đầu năm 2007, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt mức tăngtrưởng cao so với cùng kỳ 2006, do nhiều doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu ổnđịnh, vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến nên năng xuất lao động cao, doanh số bánhàng lớn, các dịch vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngàycàng đầy đủ và hoàn thiện… góp phần quan trọng đẩy nhanh đốc độ tăng trưởng.Đồng thời, một số doanh nghiệp đã triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh sau khiđược cấp giấy phép đầu tư nên có sản phẩm bán ra thị trường, môi trường đầu tư thuậnlợi, thông thoáng hơn Kết quả: doanh thu đạt 973,94 triệu USD (tăng 44% so với cùng

kỳ năm 2006); nộp thuế 25,31 triệu USD (tăng 38% so với cùng kỳ năm 2006)

* Tại các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ: doanh thu đạt 348,35 tỷ đồng;

nộp thuế: 22,49 tỷ đồng

Tổng số lao động ở các doanh nghiệp KCN/Cụm CN tính đến nay là 49.147người (tăng 28% so với cùng kỳ năm 2006), trong đó: lao động Việt Nam 48.711người; lao động nước ngoài: 436 người

Về xuất nhập khẩu: Tổng trị giá xuất khẩu đạt 713.538.198 USD, tăng 48% sovới cùng kỳ 2006, bằng 47,5% kế hoạch năm 2007, chiếm tỉ trọng 34,9% so với tổngkim ngạch xuất khẩu toàn thành phố Hà Nội, chiếm 65,9% so với tổng kim ngạch xuấtkhẩu địa phương

2.1.2 Khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng

Ở miền Bắc, những tín hiệu khả quan cũng đang đến với các KCX, KCN HảiPhòng trong năm 2006 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trongKCX, KCN khá ổn định với vốn thực hiện đạt 2 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ

2005 Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với doanh thu 10 triệuUSD, tăng 50% so với tháng 1/2005

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có hai khu công nghiệp (KCN) và một khuchế xuất (KCX) đã được thành lập từ rất sớm và gắn với sự ra đời của các công ty liêndoanh với nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (KCN Nomura-HảiPhòng; KCN Đình Vũ; KCX Hải Phòng-96, nay là KCN Đồ Sơn Hải Phòng)

- KCN Nomura-Hải Phòng được thành lập ngày 23 tháng 12 năm 1994 có diệntích 153 ha, diện tích đất công nghiệp 123 ha, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng

Trang 21

đồng bộ và tương đối hiện đại, hiện tại đã lấp đầy trên 90% đất công nghiệp và đã trởthành một trong những KCN thành công của cả nước

- KCN Đình Vũ: được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1997, KCN có tổng diệntích 982 ha, trong đó giai đoạn I là 164 ha (diện tích đất công nghiệp 133 ha), vốn đầu

tư giai đoạn I: 79,930 triệu USD, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã cơ bản hoàn thành, đãchính thức cho thuê 95 ha, đạt tỷ lệ phủ 64%; đất công nghiệp đã ký hợp đồng giữ đấtvới các nhà đầu tư để lập hồ sơ dự án xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư khoảng 35 ha;hiện tại, không còn đất sạch để giới thiệu cho các nhà đầu tư Dự án giai đoạn II củaKhu công nghiệp Đình Vũ có diện tích 377 ha, tổng vốn đầu tư 146 triệu USD đã đượccấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai ngay trong năm 2008

- KCX Hải Phòng 96 nay là KCN Đồ Sơn Hải Phòng, được thành lập ngày 26tháng 6 năm 1997, có diện tích đất quy hoạch để giao cho Công ty liên doanh là 150

ha, trong đó đất công nghiệp là 97 ha; hiện tại đã cho thuê 30 ha, vốn đầu tư đăng ký:

75 triệu USD

- KCN Tràng Duệ: giai đoạn I đầu tư có quy mô 150 ha, tổng mức đầu tư 500 tỷđồng, đã cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I, hiện đang tiến hành thủ tụcđiều chỉnh quy mô thành 400 ha theo quy hoạch được duyệt

- KCN Nam Cầu Kiền phát triển từ Cụm công nghiệp ngành đóng tàu, chủ đầu tư

là Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Shinec, giai đoạn I với quy mô 263 ha, tổngmức đầu tư 800 tỷ đồng

Về kết quả thu hút đầu tư vào các KCN tính đến tháng 6/2007:

- Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Các KCN Thành phố Hải Phòng đãthu hút được 86 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tưđăng ký đạt 1 tỷ USD; tính cả các dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN thì tổng vốnFDI đăng ký đạt 1,3 tỷ USD Các dự án FDI chủ yếu tập trung tại KCN Nomura- HảiPhòng, KCN Đồ Sơn- Hải Phòng

- Đầu tư trong nước: Các KCN của Hải Phòng đã có 17 dự án DDI còn hiệu lựcvới tổng vốn đầu tư đăng ký 6000 tỷ VNĐ; tính cả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầngKCN thì tổng vốn đầu tư trong nước đạt 8.000 tỷ VNĐ

- Gần 100 doanh nghiệp trong KCN sản xuất hàng trăm loại sản phẩm khác nhaunhư: điện, điện tử, phụ kiện ô tô, cơ khí chính xác, linh kiện rôbốt, bao bì cao cấp, văn

Trang 22

phòng phẩm, dụng cụ y tế, sản phẩm hoá dầu, thức ăn gia súc, sản phẩm may mặc,thiết bị tàu thuỷ, đồ gia dụng, Những sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu Kết quảtính luỹ kế đến tháng 6/2007: tổng doanh thu các dự án FDI là 1.731 triệu USD, trong

đó doanh thu xuất khẩu là 1.233 triệu USD, chiếm trên 70% doanh thu; tổng doanh thucác dự án DDI là 12.638 tỷ VNĐ; tổng nộp ngân sách trên 40 triệu USD và khoảng1.500 tỷ VNĐ (riêng 3 năm 2005- 2006- 2007 nộp hơn 33 triệu USD và trên 800 tỷVNĐ) Các KCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đô thị hoá nông thôn,giải quyết việc làm cho 23.400 lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếpphục vụ KCN

ở Hưng Yên đang đặt ra yêu cầu lớn giải phóng mặt bằng, giao đất cho nhà đầu tư hạtầng các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập

2.1.4 KCN Hải Dương

Nổi bật nhất trong thu hút đầu tư trong thời gian qua là tỉnh Hải Dương: 4 KCNđược thành lập trong 3 năm trở lại đây, trong đó 3 KCN Đại An, Nam Sách và PhúcĐiền thành lập năm 2003 và KCN Tân Trường được thành lập năm 2005, đến nay 3KCN về cơ bản đã lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê; KCN TânTrường đã hoàn thành cơ cở hạ tầng và đã thu hút được một số dự án đầu tư HảiDương là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài cả nướcvới hơn 800 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài năm 2006

Về thu hút đầu tư

Tính đến nay có 109 dự án đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh với tổng vốnđăng ký đầu tư là 1,717 tỷ USD, trong đó có 73 dự án đã triển khai và đi vào hoạtđộng, còn lại đang thực hiện đầu tư xây dựng nhà xưởng Riêng trong 6 tháng đầu năm

2008 Ban đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận tăng vốn đầu

tư cho các dự án trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 205,953 triệu

Ngày đăng: 02/09/2012, 11:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Quy mô các khu công nghiệp trong cả nước - Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 1 Quy mô các khu công nghiệp trong cả nước (Trang 9)
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất tại các địa phương - Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 2 Cơ cấu sử dụng đất tại các địa phương (Trang 14)
Bảng 3: Mức đóng góp sản lượng công nghiệp của khu công nghiệp các tỉnh thuộc - Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 3 Mức đóng góp sản lượng công nghiệp của khu công nghiệp các tỉnh thuộc (Trang 15)
Bảng 4: Tỷ trọng đóng góp sản lượng công nghiệp của khu công nghiệp các tỉnh - Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 4 Tỷ trọng đóng góp sản lượng công nghiệp của khu công nghiệp các tỉnh (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w