Các khu công nghiệp quy mô nhỏ

Một phần của tài liệu Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 28 - 33)

II. Thực trạng về các khu công nghiệp tập trung của vùng đồng bằng

2.2.Các khu công nghiệp quy mô nhỏ

2. Đánh giá chi tiết về các khu công nghiệp của từng địa phương

2.2.Các khu công nghiệp quy mô nhỏ

Bên cạnh các địa phương có sự phát triển mạnh về KCN thì đồng bằng sông Hồng vẫn còn những địa phương gặp khó khăn khi đi theo xu thế chung này. Đó là các địa phương có ít tiềm năng phát triển hay vị trí địa lý không thuận lợi như : Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Nam

a. Thái Bình:

Đến cuối tháng 8/2006, quá trình phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng kể, như:

- Tại KCN Phúc Khánh:

Đối với diện tích đất đã giao cho Công ty Cổ phần hữu hạn Phát triển KCN Đài Tín (Công ty Đài Tín) giai đoạn I là 47 ha, trong đó có 2,7 ha đất xây dựng Trạm xử lý nước thải, Công ty Đài Tín đã xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật; hiện có 12 dự án đã ký hợp đồng thuê đất đầu tư với diện tích đăng ký thuê 27,567 ha chiếm 84% trên tổng số đất giao giai đoạn I.

Đối với diện tích đất do Công ty phát triển hạ tầng (PTHT) quản lý (44,1 ha) đã có 23 dự án được thuê đất thực hiện dự án; tỷ lệ lấp đầy 100%. Hiện có 31 dự án đăng ký đầu tư tại KCN này, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là: 968,146 tỷ đồng, trong đó số vốn đã thực hiện 476,45 tỷ đồng. Tổng số lao động đăng ký theo dự án 9.232 người, lao động đã sử dụng 4.363 người.

- Tại KCN Nguyễn Đức Cảnh:

Đến nay có 35 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 30 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 3 dự án đang triển khai xây dựng và 2 dự án đang chuẩn bị thủ tục khởi công xây dựng với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.620,3 tỷ đồng, vốn đã thực hiện 687,118 tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký theo dự án 19.606 người, lao động đã sử dụng 8.153 người. Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng đạt 478,312 tỷ đồng và doanh thu đạt 567,915 tỷ đồng.

- Tại KCN Tiền Hải:

Đến nay UBND tỉnh đã có Quyết định giao đất cho 27 dự án triển khai thực hiện. Tổng số diện tích đất công nghiệp cho thuê là 53,23 ha; tổng vốn đăng ký đầu tư 394,843 tỷ đồng; số vốn đã thực hiện 470,368 tỷ đồng. Tổng số lao động đăng ký 6.053 người, số lao động đã sử dụng 3.309 người. Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng đạt 301,778 tỷ đồng; doanh thu đạt 305,869 tỷ đồng.

- Tại KCN Cầu Nghìn:

Ngày 9/5/2006 UBND tỉnh đã có Quyết định số 882/QĐ-UBND về việc chấp thuận cho Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp thôi làm chủ đầu tư dự án và xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Cầu Nghìn; UBND tỉnh giao nhiệm

vụ cho Ban quản lý các KCN làm chủ đầu tư Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quản lý KCN này. Hiện nay KCN Cầu Nghìn có 2 dự án đầu tư và đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; với tổng vốn đầu tư là 82,807 tỷ đồng; vốn đã thực hiện là 141,000 tỷ đồng; lao động đăng ký là 1.571 người, lao động đã sử dụng là 1.271 người; doanh thu đạt 55,578 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp đạt 54,703 tỷ đồng.

b. Nam Định

Tháng 11 năm 2003 Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động. Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển các KCN, cụm CN bước đầu đã có những kết quả.

Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển KCN, đến nay Nam Định đã có một khu CN quy mô 327 ha đi vào hoạt động, đó là KCN Hòa Xá.

Đến hết năm 2005, KCN Hoà Xá đã có 74 dự án được cấp phép với tổng mức vốn đầu tư đăng ký theo dự án là 2.854 tỷ đồng và 58,4 triệu USD, diện tích đất thương phẩm các dự án đăng ký thuê đạt 200 ha, số lao động sẽ thu hút, theo dự án: trên 2,5 vạn lao động. Hiện có 55 dự án đi vào hoạt động ( trong đó có 3 dự án đầu tư FDI, 1 dự án liên doanh) với tổng mức đầu tư của các dự án vào KCN này là: 1.574 tỷ đồng trên mức vốn đăng ký 2.854 tỷ đồng đạt 55,15% và 21,3 triệu USD/58,4 triệu USD vốn đăng ký đạt 36,5%.

Trong tổng số 74 dự án được cấp phép đã có 55 dự án đi vào sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt: 467,20 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch; doanh thu đạt 787,40 tỷ đồng, vượt 57% so với kế hoạch, bước đầu nộp Ngân sách đạt 37,80 tỷ đồng vượt 150% so với kế hoạch và lượng hàng hoá xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Các dự án đi vào hoạt động đã tạo ra trên 10.000 việc làm cho lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh. Tiền lương bình quân chung của người lao động tại KCN Hòa Xá hiện đạt 850-900 đồng/người /tháng. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, số công nhân có trình độ tay nghề khá còn ít ở tất cả các ngành nghề, số lao động mới được tuyển dụng chưa quen với tác phong và phương pháp quản lý công nghiệp, chưa phù hợp với sức ép về thời gian, nội quy và yêu cầu về kỹ thuật của các doanh nghiệp.

Thành công của việc xây dựng & phát triển KCN Hoà Xá là sự khởi đầu cho sự phát triển các KCN tỉnh Nam Định, có ý nghĩa quan trọng mở ra quá trình phát triển các KCN khác của tỉnh , chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP, tạo sự bứt phá trong kinh tế xã hội của tỉnh.

c. Quảng Ninh

Quảng Ninh hiện có 4 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đó là KCN Cái Lân (78 ha), KCN Hải Yên (193 ha) và hai KCN của địa phương đang giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản và đã thu hút đầu tư là KCN Việt Hưng (301ha) và KCN Chạp Khê (60ha). Trong đó, KCN Cái Lân đã cho thuê 33,5 ha, chiếm 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê.

Trong năm 2006, việc thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước vào KCN ở Quảng Ninh có nhiều chuyển biến tích cực: đã thu hút được 5 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 43,5 tỷ đồng và 10,6 triệu USD; đồng thời điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho một dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 1 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thu hút vào KCN trong năm 2006 tương đương 229,1 tỷ đồng, bằng 114,2% so với cùng kỳ năm 2005.

Lũy kế đến cuối năm, trên địa bàn các KCN tỉnh Quảng Ninh đã có 11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 76,1 triệu USD, và 12 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 4.773,6 tỷ đồng.

Sản xuất kinh doanh:

Trong năm, các doanh nghiệp KCN ở Quảng Ninh có sự tăng trưởng cao trong các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào sản xuất kinh doanh trong các KCN đều duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu 100% sản phẩm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện đầu tư trên 65,8 triệu USD (đạt 86,5% vốn đăng ký) và đạt doanh thu gần 78,5 triệu USD. Các doanh nghiệp trong nước đang trong giai đoạn triển khai xây dựng cơ bản với mức vốn thực hiện 1.904,3 tỷ đồng (đạt gần 40% vốn đăng ký), doanh thu đạt 511 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN năm 2006 ước đạt 31,2 triệu USD (tăng 312% so với năm 2005); nộp ngân sách Nhà nước 76,1 tỷ đồng (tăng 138,06% so với năm 2005).

Tỉnh Ninh Bình hiện đã được thành lập 2 KCN (Ninh Phúc, Tam Điệp) và 5 cụm công nghiệp. Đến hết 2005, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cho thuê KCN Ninh Phúc (giai đoạn 1) đạt 50%, CCN Gián Khẩu 60% và CCN Mai Sơn là70%. Hiện nay, Ban quản lý các KCN tỉnh Binh Bình đang xúc tiến đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Các lĩnh vực đầu tư vào các KCN của Ninh Bình chưa được phong phú và chủ yếu là các dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng. Các dự án này đã có những đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương

e. Hà Nam

Tỉnh Hà Nam đã có quy hoạch định hướng phát triển các KCN đến năm 2010 sẽ xây dựng 5 khu công nghiệp: KCN Châu Sơn nằm ở phía tây nam Thị xã Phủ Lý có diện tích 200 ha; KCN Đồng Văn 410 ha (KCN Đồng Văn I và KCN Đồng Văn II) nằm sát Quốc lộ 1A, cách Hà Nội 40 km, cách cảng Hải Phòng qua đường 38 khoảng 100 km; KCN Hòa Mạc nằm gần cầu Yên Lệnh đi Hưng Yên, Hải Phòng có diện tích 140 ha; KCN Thanh Liêm nằm sát Quốc lộ 1A, cách thị xã Phủ Lý 5 km và cách Hà Nội 55 km có diện tích 210 ha; Cụm công nghiệp Hoàng Đông nằm sát quốc lộ 1A cách Hà Nội 45 km. Các KCN này được quy hoạch và xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, được đặt ở những vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư.

Đến nay đã có 3 KCN đang vận hành, xây dựng và thu hút đầu tư: KCN Châu Sơn, KCN Đồng Văn, Cụm công nghiệp Hoàng Đông. Tỉnh đang lập quy hoạch dự án KCN Hoà Mạc và KCN Thanh Liêm. Khi các khu công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động sẽ hình thành chuỗi đô thị kéo dài từ thị xã Phủ Lý đến Đồng Văn – Duy Tiên.

- KCN Đồng Văn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KCN Đồng Văn I quy mô 138 ha, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đến nay đã cơ bản được lấp đầy, đã thu hút được 34 nhà đầu tư trong đó có 3 nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.581,35 tỷ đồng, số lao động thu hút theo dự án 9.710 lao động. Hiện đã có 20 nhà máy đi vào hoạt động của giai đoạn 1, thu hút 3.411 lao động trong đó lao động địa phương là 2.861 lao động. thu nhập bình quân người lao động là 783.000 đồng/ tháng.

KCN Đồng Văn II quy mô 270 ha đang đầu tư cơ sở hạ tầng, đã có 1 nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư và đang triển khai xây dựng, dự kiến đến năm 2010 sẽ được lấp đầy.

- KCN Hoàng Đông:

Với quy mô 100 ha cơ bản đã đầu tư xong hạ tầng, Cụm công nghiệp này chủ yếu thu hút các nhà đầu tư sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch, đòi hỏi đội ngũ kỹ sư có trình độ và đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

- KCN Châu Sơn:

KCN này có quy mô 200 ha, đã thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng được 72 ha. Hạ tầng kỹ thuật được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Đến nay đã có 24 dự án được cấp phép, tổng số vốn đầu tư là 1.185,4 tỷ, diện tích đất xin thuê là 44,51 ha, dự kiến thu hút 4.934 lao động, hiện đã thu hút 2.151 lao động. Đến thời điểm này đã có 12 doanh nghiệp đi vào hoạt động, thu nhập bình quân của người lao động là 850.000 đồng/ tháng, số vốn đã thực hiện là 365,94 tỷ đồng.

Như vậy, từ năm 2003 – 2005 đã có 58 dự án đầu tư vào KCN (chưa kể 2 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN), trong đó có 6 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.567,4 tỷ; số vốn đầu tư đã thực hiện 1.113,36 tỷ đồng, số lao động đã thu hút 4.794 lao động, thu nhập bình quân của người lao động là 800.000 đồng/ tháng.

Một phần của tài liệu Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 28 - 33)