1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.

96 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Ngành Xi Măng Việt Nam Giai Đoạn 2016 – 2021
Tác giả Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Từ Thúy Anh
Trường học Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG (21)
    • 1. Những vấn đề lý luận về xuất khẩu (21)
      • 1.1. Khái niệm về xuất khẩu (21)
      • 1.2. Các hình thức xuất khẩu (21)
      • 1.3. Vai trò của xuất khẩu (23)
      • 1.4. Nhiệm vụ của xuất khẩu (24)
      • 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu (25)
      • 1.6. Nội dung hoạt động xuất khẩu (26)
    • 2. Các chỉ số đánh giá xuất khẩu sản phẩm của một quốc gia (27)
    • 3. Tổng quan về ngành xi măng thế giới giai đoạn 2016 - 2021 (31)
      • 3.1. Lịch sử ngành xi măng thế giới (31)
      • 3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng trên thế giới giai đoạn 2016 - (34)
        • 3.2.2. Tình hình tiêu thụ xi măng trên thế giới giai đoạn 2016 - 2021 (39)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM VÀ (45)
    • 1. Tổng quan ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 (45)
      • 1.1. Quá trình hình thành ngành (45)
        • 1.2.1. Tình hình sản xuất xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 (46)
        • 1.2.2. Tình hình tiêu thụ của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – (50)
    • 2. Tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 (56)
      • 2.1. Kim ngạch xuất khẩu (27)
      • 2.2. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (61)
    • 3. Thực trạng xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 thông qua một số chỉ số thương mại (63)
      • 3.1. Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) (63)
      • 3.2. Chỉ số định hướng khu vực (RO) (65)
    • 4. Thực trạng xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 - Phân tích SWOT (66)
      • 4.1. Điểm mạnh (Strengths – S) (66)
      • 4.2. Điểm yếu (Weakness – W) (67)
      • 4.3. Cơ hội (Opportunities – O) (68)
      • 4.4. Thách thức (Threats – T) (70)
  • CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU XI MĂNG VIỆT NAM (72)
    • 1. Bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị mới của thế giới và Việt Nam (72)
      • 1.1. Bối cảnh thế giới (72)
      • 1.2. Bối cảnh trong nước (76)
    • 2. Triển vọng và thách thức đối với xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới (77)
      • 2.1. Thách thức đối với xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới (77)
      • 2.2. Triển vọng xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới (79)
    • 3. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành xi măng Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 (80)
      • 4.1. Chính sách về kinh tế (83)
      • 4.2. Chính sách về tỷ giá và lãi suất (85)
    • 5. Đề xuất một số giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt (86)
  • KẾT LUẬN (90)

Nội dung

Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG

Những vấn đề lý luận về xuất khẩu

1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Theo khoản 1 điều 28 (Luật Thương mại số 36/2005/QH11, ban hành ngày 14/06/2005) quy định: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá, sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc tiền của nước thứ ba (đồng tiền thanh toán quốc tế) (Trần Lan Hương,

Xuất khẩu của doanh nghiệp là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ từ trong nước phục vụ nhu cầu của các nước ở bên ngoài lãnh thổ nước ta hoặc vùng lãnh thổ đặc biệt nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Hay nói theo cách khác, xuất khẩu là việc bán hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, công ty trong nước cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động, nhưng thiếu hụt vốn, thị trường và khả năng quản lý Xuất khẩu sẽ là giải pháp mở cửa nền kinh tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp với tiềm năng về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế (Trần Lan Hương, 2019)

1.2 Các hình thức xuất khẩu

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ, hoạt động xuất khẩu cũng được thực hiện thông qua rất nhiều các hình thức khác nhau, trong đó mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng, người thực hiện sẽ cần xác định rõ loại hình xuất khẩu phù hợp khi làm thủ tục hải quan (Trần Lan Hương, 2019)

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình

Hình thức xuất khẩu trực tiếp thích hợp đối với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp họ chủ động được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bên bán sẽ ủy thác cho một đơn vị khác để tiến hành toàn bộ thủ tục xuất khẩu Theo đó, bên nhận ủy thác sẽ đứng ra thực hiện hợp đồng ngoại thương trên danh nghĩa của mình Nhân tố trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới

• Gia công hàng xuất khẩu

Gia công hàng xuất khẩu là đưa các tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hóa được các doanh nghiệp sản xuất trong nước bán cho công ty nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại chính nước đó theo chỉ định của công ty nước ngoài

Buôn bán đối lưu là hình thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi với nhau có giá trị tương đương Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng

1.3 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu không phải là việc thực hiện mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài Xuất khẩu diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế với nhiều hình thức đa dạng Hoạt động xuất khẩu giữa các cá nhân và tổ chức tại các quốc gia khác nhau sẽ đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng sống của các quốc gia (Trần Lan Hương, 2019)

• Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa sẽ gia tăng doanh thu và nâng cao giá trị của doanh nghiệp Xuất khẩu thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước Xuất khẩu không những mang về ngoại tệ cho doanh nghiệp mà còn thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm

Xuất khẩu giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường đầu ra để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường cố định Bên cạnh đó, thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu có thể quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, của quốc gia mình trên thị trường quốc tế Đồng thời, nhờ có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế với chi phí và rủi ro thấp nhất

• Đối với quốc gia xuất khẩu

Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu sẽ đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu hàng hóa, từ đó tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước

Thứ hai, hoạt động xuất khẩu sẽ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy sản xuất phát triển

Các chỉ số đánh giá xuất khẩu sản phẩm của một quốc gia

Kim ngạch xuất khẩu là tổng trị giá hàng hóa thu được từ việc xuất khẩu sản phẩm của một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định (Trần Lan Hương,

2019), được tính bằng công thức:

Kim ngạch xuất khẩu = Giá xuất khẩu sản phẩm x Số lượng sản phẩm xuất khẩu

Sản phẩm có sức cạnh tranh tốt là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao và mức tăng trưởng đều tại các thị trường Mặt khác, kim ngạch của sản phẩm không tăng hoặc giảm tại thị trường nhập khẩu sẽ cho thấy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đó thấp hơn các đối thủ Kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính là chất lượng sản phẩm, giá bán, chiến lược tiêu thụ sản phẩm …

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của sản phẩm đó tại thị trường nước nhập khẩu (Bùi Quý Thuấn, 2020)

Chỉ tiêu này được đo lường bằng công thức sau:

T là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm

N là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm năm sau

N0 là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm năm gốc

2.3 Chỉ số lợi thế so sánh RCA (Revealed Comparative Advantage)

Lý thuyết thương mại quốc tế đã khẳng định rằng lợi nhuận của thương mại đến từ sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực có lợi thế so sánh của quốc gia trong khu vực (tức là các lĩnh vực mà quốc gia đó sản xuất tương đối hiệu quả hơn)

Chỉ số lợi thế so sánh RCA được giới thiệu bởi Balassa (1965), có thể được sử dụng để khám phá các sản phẩm mà một quốc gia có lợi thế so sánh Chỉ số Balassa chỉ xác định được một quốc gia có lợi thế so sánh hiện hay không, chứ không xác định được nguồn gốc của những lợi thế so sánh này Theo Balassa, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của một nước thường là các sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh Nói cách khác, lợi thế so sánh của một nước sẽ được biểu hiện qua cơ cấu xuất khẩu sản phẩm của nước đó và được xác định bởi tỷ lệ giữa thị phần hàng hóa của một quốc gia trong tổng xuất khẩu của quốc gia đó đối với tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của thế giới trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Một quốc gia được cho là có lợi thế so sánh nếu giá trị của chỉ số vượt quá 1 và không có lợi thế so sánh đối với mặt hàng đó nếu chỉ số dưới 1 Quốc gia có chỉ số RCA lớn hơn sẽ thích hợp là đối tác FTA hơn (Michael G Plumer 2010, tr.38)

Công thức tính RCA như sau:

RCAcg: Lợi thế so sánh biểu hiện của nước c về hàng hóa g

Xcg: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa g của nước c

Xc: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước c

Xwg: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa g của thế giới

Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới

RCA ≤ 1: Nước c không có lợi thế so sánh biểu hiện về hàng hóa g

1 < RCA ≤ 2,5: Nước c có lợi thế so sánh biểu hiện về hàng hóa g RCA > 2,5: Nước c có lợi thế so sánh biểu hiện cao về hàng hóa g

Chỉ số RCA của một sản phẩm lớn hơn 1 cho thấy một nước xuất khẩu tương đối nhiều sản phẩm này so với mức bình quân của thế giới và thể hiện một lợi thế so sánh trong sản phẩm đang xem xét Ngược lại, khi chỉ số RCA của một sản phẩm nhỏ hơn 1, một nước xuất khẩu tương đối ít sản phẩm này so với mức bình quân của thế giới và không có lợi thế so sánh trong sản phẩm này Sự thay đổi của chỉ số RCA theo thời gian cũng thể hiện sự thay đổi trong lợi thế so sánh hay tính cạnh tranh của sản phẩm

2.4 Chỉ số định hướng khu vực RO (Regional Orientation)

Chỉ số định hướng khu vực RO cho biết, xuất khẩu một quốc gia được định hướng theo một khu vực cụ thể hơn là điểm đến khác Theo nghiên cứu của Yeats

(1998) và Yamazawa (1970), hàng hóa của một quốc gia thường tập trung tiêu thụ ở một hoặc một số khu vực thị trường nhất định Do đó, khi xác định lợi thế so sánh ở từng thị trường cụ thể, thì việc sử dụng chỉ số RO sẽ đo lường được tầm quan trọng của xuất khẩu nội vùng so với xuất khẩu ngoài vùng

Chỉ số RO được định nghĩa là tỷ lệ của hai tỷ trọng Trong đó, tử số là tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của quốc gia đó sang khu vực quan tâm đến tổng sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đó sang khu vực Mẫu số là tỷ trọng của sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đó sang quốc gia khác trong tổng số xuất khẩu của quốc gia đó sang quốc gia khác Nếu chỉ số có giá trị lớn hơn 1, thì xuất khẩu nội vùng cao hơn xuất khẩu ngoại vùng Ngược lại, nếu chỉ số nhỏ hơn 1, thì xuất khẩu nội vùng thấp hơn xuất khẩu ngoại vùng (Michael G Plumer 2010, tr.38)

Chỉ số này có thể được kết hợp với chỉ số RCA để khám phá những mặt hàng nào thị trường có thể bị chuyển hướng thương mại sau khi có FTA Nếu chỉ số RCA của một quốc gia nhỏ hơn 1 và chỉ số định hướng khu vực RO của nó lớn hơn 1, thì một hiệp định thương mại tự do giữa quốc gia và khu vực có thể gây ra sự chuyển hướng thương mại (Michael G Plumer 2010, tr.38)

Công thức tính chỉ số RO:

Xcgr: Sản lượng hàng hóa xuất khẩu g của quốc gia c đến khu vực r

Xcr: Tổng sản lượng hàng hóa xuất khẩu của quốc gia c đến khu vực r

Xcg-r: Sản lượng hàng hóa xuất khẩu g của quốc gia c đến các nước ngoài khu vực

Xc-r: Tổng sản lượng hàng hóa xuất khẩu g đến các nước ngoài khu vực r Bên cạnh các chỉ số trên, hàng hóa xuất khẩu còn được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu về năng lực sản xuất trong nước của sản phẩm và thị trường nhập khẩu

Hàng hóa chỉ được xuất khẩu khi đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng của bên nhập khẩu Sản phẩm có quy trình sản xuất hiệu quả, năng suất cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm thì khả năng xuất khẩu cao Các ngành có khả năng liên kết và thúc đẩy phát triển cho các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ có khả năng xuất khẩu cao Đánh giá thị trường nhập khẩu để kiểm tra về mức độ thuận lợi của môi trường quốc tế cho các sản phẩm xuất khẩu Việc đánh giá thị trường nhập khẩu của sản phẩm bao gồm: nhu cầu của thị trường nhập khẩu; các biện pháp bảo hộ thương mại và hàng rào thuế quan của nước nhập khẩu.

Tổng quan về ngành xi măng thế giới giai đoạn 2016 - 2021

3.1 Lịch sử ngành xi măng thế giới

Xi măng đã được con người sử dụng từ rất lâu trước đây Xi măng là vật liệu quan trọng trong hoạt động xây dựng Thông qua việc nung đá vôi, đất sét và một số phụ gia ở nhiệt độ cao để tạo ra xi măng Xi măng có tính chất đặc trưng là tính kết dính và độ chịu lực cao, do đó xi măng được sử dụng để tạo ra kết cấu vững chắc của các công trình xây dựng (Nguyễn Lý Thanh Lương, 2019)

Từ 12.000 năm trước các biến thể của vật liệu đã được sử dụng, các phát hiện khảo cổ của gạch đầu tiên từ đá vôi và đất sét được tìm thấy ở khu vực Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay (World Cement Association, 2010)

Những viên gạch đất sét được tìm thấy ở khu vực gọi là Fertile Crescent, nơi được tìm ra rằng vôi được sản xuất từ đá vôi nung loại bỏ khí CO2 Trong khoảng những năm 800 trước công nguyên, người Phoenician đã biết rằng hỗn hợp vôi và tro núi lửa, ngày nay được gọi là “pozzolana”, có thể được dùng để tạo ra vôi thủy lực, điều đó không chỉ chắc chắn hơn bất kỳ vật liệu gì đã dùng trước đây, mà còn cứng lại khi trộn với nước

Người La Mã đã phát triển kỹ thuật xây dựng mới, với việc họ có thể xây dựng được các tòa nhà lớn với nền móng kiên cố Vật liệu này được gọi là “opus caementitium” (tức là chất kết dính của người La Mã), là loại vật liệu được tạo nên từ vôi, cát và đá nghiền nát Các loại xi măng khác nhau sử dụng để kết dính gạch nghiền, gạch lát và gốm sứ Kiến trúc sư và kỹ sư người La Mã Marcus Vitruvius Polllio đã miêu tả toàn bộ kiến thức và kỹ thuật xây dựng của thời đó, điều này đã tiếp tục là cơ sở cho phương pháp xây dựng cho hàng trăm năm

Các công trình tòa nhà nổi tiếng được tạo ra từ bê tông vẫn còn tồn tại đứng vững đến ngày nay, đó là đấu trường Colosseum và đền Pantheon ở Rome (Italia), và nhà thờ hồi giáo hagia sophia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)

• Thời Trung cổ Đây là khoảng thời gian yên tĩnh trong lịch sử xi măng; không có bất kỳ một phát hiện nào được tạo ra trong thời kỳ này, mặc dù những người thợ nề của giai đoạn này đã biết dùng xi măng thủy lực để xây dựng nên các công trình như pháo đài, kênh rạch

Trong thời trung cổ, kiến thức là một bí mật và chỉ được truyền miệng cho học sinh, không được viết ra, trong khi đó các nhà giả kim nghiên cứu tính chất và khả năng phản ứng của các chất, thường dùng ngôn ngữ mã hóa

Cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu vào cuối thế kỳ 18 đã có sự phát triển mới của xi măng và bê tông, với những đóng góp quan trọng của John Smeaton, người đã phát hiện ra rằng hydraulicity của vôi có liên quan trực tiếp đến thành phần đất sét của đá vôi

• Sự ra đời của xi măng portland

Tiền đề của xi măng hiện đại ngày nay được tạo ra bởi Joseph Aspdin vào năm

1824, một nhà sản xuất và xây dựng người Anh Ông đã thí nghiệm nung đá vôi với đất sét thành hỗn hợp, nghiền và trộn hỗn hợp với nước Aspdin đặt tên là xi măng portland, theo tên một hòn đá nổi tiếng ở đảo Dorset, UK Con trai của ông là William Aspdin đã tạo ra xi măng đầu tiên chứa alite (một dạng hỗn hợp của tricalcium silicate)

Năm 1845, Isaac Johnson đã nung đá phấn và đất sét ở nhiệt độ cao hơn nhiều so với aspdins, ở khoảng 1400 -1500 0 C tạo ra hỗn hợp clinker và là nguyên liệu chính của xi măng hiện đại ngày nay

Từ năm 1850, việc sử dụng bê tông làm từ xi măng portland tăng lên đáng kể Các dự án như điêu khắc, những cây cầu nhỏ và ống bê tông là những ứng dụng điển hình vào thời điểm đó và giúp tăng sự phổ biến của xi măng Sau đó, các hệ thống nước thải lớn ở London và Paris, các công trình xe điện ngầm và hầm điện ngầm đã thúc đẩy nhu cầu Cuối thế kỷ 19, những khối bê tông đã được sử dụng chính trong việc xây nhà ở

Sự ra đời của bê tông bắt đầu từ những năm 1840 tại Pháp, bắt đầu một giai đoạn đổi mới, sử dụng các cột cốt thép, dầm để xây dựng các công trình cây cầu lớn hơn, cao hơn và các tòa nhà lớn hơn … điều này làm giảm sự thống trị của các công trình xây dựng bằng thép

Tiêu chuẩn xi măng portland đầu tiên đã được phê duyệt ở Đức năm 1878, xác định phương pháp thử nghiệm đầu tiên và các tiêu chuẩn tối thiểu, được sử dụng làm tiêu chuẩn ở nhiều nước trên thế giới

• Giai đoạn tăng trưởng, công nghiệp hóa ngành xi măng

Sản xuất và sử dụng xi măng tăng vọt trên toàn cầu vào cuối thế kỷ Từ những năm 1900s, với sự ra đời của công nghệ lò quay đã nâng công suất tối đa của ngành lên tới 5 triệu tấn xi măng/năm

Những năm cuối thế kỷ 19, lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ của toàn cầu chỉ khoảng 2,4 triệu tấn/năm Trải qua hơn 100 năm phát triển cùng sự cải tiến về công nghệ, ngành xi măng đã phát triển và mở rộng quy mô ở nhiều quốc gia, trong đó hai thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất thế giới là Mỹ và châu Á Đặc biệt giai đoạn 1990 - 2010 là giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của ngành xi măng Là quốc gia có diện tích rộng lớn, dân số đông cùng tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất và tiêu thụ xi măng lớn nhất thế giới Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách tăng trưởng kinh tế lớn thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp ở các thành phố lớn đã thúc đẩy lượng xi măng tiêu thụ của Trung Quốc trong giai đoạn này tăng trưởng tới 10,1%/năm

TỔNG QUAN NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM VÀ

Tổng quan ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021

1.1 Quá trình hình thành ngành

Năm 1899, nhà máy xi măng Hải Phòng chính thức được khởi công xây dựng, đây là nhà máy lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, với công nghệ lò đứng chuyển giao bởi Pháp gồm 2 dây chuyền công suất 20.000 tấn/năm Đến năm 1927, công nghệ sản xuất theo phương pháp lò quay được lắp đặt đầu tiên ở Việt Nam tại nhà máy xi măng Hải Phòng, nâng công suất toàn ngành lên 2,6 triệu tấn/năm Năm

1961, ngành xi măng Việt Nam tiếp nhận thêm nhà máy xi măng Hà Tiên, được xây dựng bởi Mỹ, công suất 300.000 tấn/năm (Nguyễn Lý Thanh Lương, 2019)

Sau giải phóng, Nhà nước tiến hành mở rộng phát triển các nhà máy xi măng trên cả nước Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, bên cạnh việc thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam nay là Tổng công ty xi măng Việt Nam ngành xi măng Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch

Từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội xi măng đã có gần 100 đơn vị thành viên trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất trong cả nước bao gồm các nhà máy sản xuất, doanh nghiệp cung ứng và phân phối, các nhà máy phụ trợ …

Dưới sự đầu tư cùng chính sách phát triển ngành xi măng của Chính phủ, công suất toàn ngành xi măng đã tăng từ 3 triệu tấn năm 1975 lên hơn 107 triệu tấn vào năm 2021 với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,04%/năm

Năm 1997, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn xi măng Việt Nam (TCVN 5439: 1991) là quy chuẩn định hướng và phát triển ngành xi măng Sau khi Chính phủ thông qua quy hoạch phát triển ngành xi măng giai đoạn

1997 – 2010 (văn bản 970/1997/QĐ-TTg), ngành xi măng bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng Trong giai đoạn này, các dự án lớn được cấp phép giai đoạn trước được vay vốn và mua máy móc từ nước ngoài, các nhà máy xi măng liên tục được xây dựng Công suất toàn ngành và nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành giai đoạn này tăng trưởng lần lượt là 15,3%/năm và 13,6%/năm Chính phủ đã bảo lãnh cho các nhà máy xi măng vay nợ nước ngoài để xây dựng nhà máy, nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xi măng trong nước

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nhiều nhà máy xi măng gặp khó khăn về tài chính hoặc vỡ nợ do tỷ giá EUR/VND tăng cao (đây là đồng tiền vay nợ chính của các dự án xi măng) Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng bị tác động bởi cuộc khủng hoảng nên nhu cầu xây dựng trong nước cũng sụt giảm, không tiêu thụ được hết lượng xi măng đã sản xuất trong giai đoạn này

Sau năm 2010, Chính phủ đã ban hành các chính sách để ổn định và phát triển thị trường xi măng, điều tiết lại cung – cầu của thị trường Kết quả của các chính sách của Chính phủ giai đoạn này đã thúc đẩy sản lượng xi măng xuất khẩu tăng trưởng nhanh chóng, lượng xi măng tiêu thụ trong nước dần hồi phục sau năm 2013, giúp ngành xi măng trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu ổn định hoạt động sản xuất Các nhà máy xi măng liên tục cải thiện và nâng cao dây chuyền sản xuất, đầu tư công nghệ mới, tăng quy mô và công suất sản xuất thông qua các vụ sáp nhập các nhà máy xi măng công suất nhỏ, giảm áp lực cạnh tranh trên thị trường xi măng

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 1.2.1 Tình hình sản xuất xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 Đến hết năm 2021, Việt Nam đang có 87 dây chuyền sản xuất xi măng, với tổng công suất khoảng 107 triệu tấn, công suất thực tế có thể đạt khoảng 130 triệu tấn xi măng, đứng thứ 3 thế giới về năng lực sản xuất xi măng (sau Trung Quốc, Ấn Độ) Trong đó, sản lượng xi măng xuất khẩu đã tăng gấp 30 lần so với sản lượng năm 2010, chiếm khoảng 32% tổng tiêu thụ toàn ngành và đưa Việt Nam vươn lên nằm trong số những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu xi măng (Hiệp hội Xi măng Việt Nam 2022, tr.2)

Biểu đồ 7: Sản lượng sản xuất xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: Tổng cục Thống kê các năm, Tác giả tổng hợp)

Tuy nhiên, sau một thập kỷ tăng trưởng và phát triển, ngành xi măng Việt Nam đã xảy ra tình trạng nguồn cung xi măng vượt quá nhu cầu xi măng trong nước, tổng công suất ngành xi măng Việt Nam gần 110 triệu tấn xi măng/năm, trong khi khả năng tiêu thụ của thị trường hạn chế (dưới 65 triệu tấn)

Năm 2020, Việt Nam đã có 03 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động Tại miền Bắc, đã đưa vào vận hành dự án xi măng Thành Thắng 3 Tại miền Trung, đã đưa vào vận hành xi măng Tân Thắng và xi măng Long Sơn 3 Nhưng năm 2021, toàn ngành chỉ có 01 dự án duy nhất đi vào hoạt động vào cuối năm, đó là dự án xi măng Thành Thắng 4, sản xuất xi măng chịu mặn bền sunfat, với công suất 2,3 triệu tấn/năm (Hiệp hội Xi măng Việt Nam 2022, tr.2)

Sản lượng Tốc độ tăng trưởng

Bảng 3: Số lượng lò quay clinker theo công suất của Việt Nam năm 2021

Công suất lò nung (tấn clinker/ngày)

(Nguồn: Báo cáo ngành xi măng 2021)

Từ năm 2010, để kìm hãm sự tăng trưởng nóng và dư cung của ngành xi măng trong nước, Chính phủ dừng cấp phép cho một số dự án đầu tư xi măng mới Đặc biệt, từ năm 2014, Chính phủ đã dừng cấp bảo lãnh vay vốn cho các khoản vay nước ngoài và bổ sung hai điều kiện đầu tư quan trọng đối với các dự án mới là: (i) công suất đầu tư nhà máy xi măng tối thiểu 2 triệu tấn xi măng/năm; (ii) bắt buộc đầu tư các công nghệ và máy móc quan trắc môi trường và kiểm soát khí thải trong sản xuất Do đó, các điều kiện đầu tư vào ngành xi măng đã trở nên khắt khe hơn và các dự án về sau bắt đầu có chọn lọc với quy mô lớn hơn

Từ sau năm 2010 đến năm 2021, để gia tăng quy mô sản xuất theo định hướng phát triển của Chính phủ trong khi chi phí đầu tư các dự án mới bị thu hẹp, đồng thời giảm thiểu áp lực cạnh tranh từ các thương hiệu nhỏ, các doanh nghiệp trong ngành xi măng đã thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) Trong hệ thống Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VICEM) – doanh nghiệp có vốn nhà nước, cũng đã sáp nhập xi măng Sông Thao vào xi măng Hải Phòng, xi măng Hải Vân vào xi măng Hoàng Thạch, xi măng Tam Điệp vào xi măng Bỉm Sơn Năm 2021, Vicem đang có 10 công ty con với tổng công suất trên 30 triệu tấn/năm, đứng thứ 13 thế giới về công suất sản xuất xi măng (Hiệp hội Xi măng Việt Nam 2022)

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân cũng mở rộng phạm vi kinh doanh nhờ tiến hành các vụ M&A quy mô lớn Tập đoàn Thái Lan Siam City Cement

(SCCC) đã mua lại xi măng Holcim Việt Nam từ Lafarge Holcim (Thụy Sỹ) và đổi tên thành xi măng Insee với công suất trên 6 triệu tấn/năm Tập đoàn lớn nhất Thái Lan là SCG cũng mua lại xi măng Bửu Long (Đồng Nai) có công suất khoảng 3,1 triệu tấn/năm tại miền Trung Cuối năm 2018, Tập đoàn YTL của Malaysia chính thức trở mua lại xi măng Fico (Tây Ninh) với công suất 2,4 triệu tấn/năm và 2 trạm nghiền với công suất lần lượt là 900.000 tấn/năm và 300.000 tấn/năm

Tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021

Từ khi Chính phủ thông qua quyết định số 970/1997/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển ngành xi măng giai đoạn 1997 – 2010, ngành xi măng bước vào giai đoạn tăng trưởng và phát triển Kim ngạch xuất khẩu xi măng đã tăng gấp 3 lần, từ mức

561 triệu USD năm 2016 lên 1,77 tỷ USD năm 2021 Từ năm 2018 - 2021, giá trị xuất khẩu xi măng đã tăng đáng kể, đạt hơn 1 tỷ USD, đưa ngành xi măng vào danh mục những nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Trong vòng 10 năm kể từ năm 2009, công suất sản xuất xi măng của Việt Nam tăng gần 3 lần từ 45 triệu tấn lên 120 triệu tấn, đưa Việt Nam từ một nước phải nhập xi măng, clinker trở thành nước xuất khẩu xi măng nhiều nhất trên thế giới với hơn

30 triệu tấn vào năm 2018 và 44,7 triệu tấn năm 2021

Biểu đồ 12: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu xi măng giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: Tổng cục Hải quan các năm, Tác giả tổng hợp)

Sản lượng (triệu tấn) Trị giá (triệu USD)

Sản lượng tiêu thụ xi măng tăng khoảng 80% so với năm 2016 là do Trung Quốc thực hiện kế hoạch cắt giảm carbon trong kế hoạch 5 năm thông qua việc cắt giảm sản lượng sản xuất của các nhà máy xi măng do sản xuất xi măng sử dụng nhiều than/phát thải carbon và thải ra rất nhiều bụi gây tác động xấu đến môi trường

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn giai đoạn 2016 – 2021 (ĐVT: triệu USD, %)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê các năm, Tác giả tổng hợp) Đến năm 2021, sản phẩm xi măng Việt Nam đã có mặt tại thị trường trên 40 nước Trước năm 2018, Trung Quốc là nước xuất khẩu xi măng đứng đầu thế giới nhưng từ năm 2018, sau khi cắt giảm và đóng cửa một số nhà máy xi măng, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu xi măng và clinker Điều này đã làm giảm áp lực cạnh tranh, tăng thị phần xuất khẩu cho Việt Nam và các nước còn lại Bên cạnh đó,

Trung Quốc xuất khẩu giá rẻ nên khi dừng xuất khẩu sẽ đẩy giá lên, kích thích các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất, giảm chi phí giá thành, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của xi măng và clinker tại thị trường xuất khẩu

Biểu đồ 13: Sản lượng xuất khẩu tại các thị trường chính của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: Tổng cục Thống kê các năm, Tác giả tổng hợp)

Thị trường xuất khẩu clinker và xi măng không rộng, chủ yếu là các thị trường gần, với khoảng 8 thị trường gồm: Trung Quốc, Philippines, Bangladesh, Lào, Malaysia, Australia, Đài Loan, Campuchia Trong đó lớn nhất là Trung Quốc năm

2021 chiếm 49,7% về lượng và chiếm 51,8% về kim ngạch; Philippines năm 2020 chiếm 14,2% về lượng và chiếm 19,2% về kim ngạch …

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, và cũng là thị trường nhập khẩu xi măng, clinker lớn nhất của Việt Nam Mặc dù xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc sẽ làm giảm áp lực dư cung nhưng đơn giá xuất khẩu tại thị trường này thấp hơn nhiều so với các thị trường khác từ 6 – 7 USD/tấn, chỉ ở mức 34 – 37 USD/tấn do Việt Nam chủ yếu xuất bán clinker, có giá bán và biên lợi nhuận gộp thấp

Trung Quốc Philippines Bangladesh Peru Đài Loan

Biểu đồ 14: Đơn giá xi măng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: Tổng cục Hải quan các năm, Tác giả tổng hợp)

• Thị phần xi măng Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu chính

Hiện nay, tại hai thị trường lớn là Trung Quốc và Philippines sản phẩm xi măng

Việt Nam luôn chiếm thị phần cao, trên 60% sản lượng xi măng nhập khẩu của các quốc gia này

Trung Quốc Philippines Bangladesh Peru Đài Loan Australia

Biểu đồ 15: Thị phần xi măng Việt Nam xuất khẩu tại Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: Tổng cục Thống kê các năm, Tác giả tổng hợp)

Bên cạnh thị trường Trung Quốc mới bắt đầu nhập khẩu xi măng, clinker trong những năm gần đây, thị trường Phippines và Bangladesh là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành xi măng Việt Nam Thị phần xi măng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Philippines luôn ở mức 55 – 68% thị phần xi măng tại nước này Bên cạnh đó, giá bán tại thị trường Philippines đều cao hơn so với các thị trường chủ lực khác là Bangladesh hay Trung Quốc do thị trường Philippines chủ yếu nhập khẩu xi măng nên đơn giá cao hơn các thị trường nhập clinker khác

Biểu đồ 16: Thị phần xi măng Việt Nam xuất khẩu tại Philippines giai đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, tác giả tổng hợp)

Năm 2021, xuất khẩu xi măng, clinker sang Trung Quốc chiếm sản lượng lớn nhất với hơn 24,5 triệu tấn nhưng chỉ thu về 918 triệu USD với đơn giá trung bình là 37,4 USD/tấn, thị trường lớn thứ 3 là Bangladesh đạt 3,5 triệu tấn trị giá 119 triệu USD với đơn giá trung bình là 34,2 USD/tấn, trong khi xuất khẩu sang Philippines xấp xỉ 7,4 triệu tấn, nhưng mang về 340 triệu USD

Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, xi măng xuất khẩu sang thị trường Philippines gặp phải một số rào cản như việc bị áp thuế tự vệ hay bị kiện chống bán phá giá với hàng xi măng xuất khẩu của Việt Nam, điều này đã làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xi măng Việt Nam tại thị trường này, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và khai thác các thị trường mạnh mới nổi tiềm năng khác

2.2 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Trong giai đoạn 2016 – 2021, kim ngạch xuất khẩu xi măng Việt Nam tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và giá bán xi măng của Việt Nam lần lượt là 21%/năm và (-1%)/năm

Biểu đồ 17: Tăng trưởng tiêu thụ và giá bán trung bình xi măng giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: Tổng cục Hải quan các năm, Tác giả tổng hợp)

Năm 2018, xuất khẩu xi măng tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng 76% so với năm 2017 do Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu xi măng, clinker từ Việt Nam Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu xi măng đã chậm lại với mức tăng trung bình khoảng 13%/năm vào những năm tiếp theo

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang Trung Quốc đạt mức cao, tuy nhiên lợi nhuận các doanh nghiệp thu về chưa tương xứng Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu xi măng của Việt Nam tại thị trường này thấp đồng thời lượng clinker xuất bán chiếm tỷ trọng quá lớn so với bán xi măng

Năm 2019, ngành xi măng xuất khẩu khoảng 34 triệu tấn, trong đó chỉ có khoảng 11,4 triệu tấn xi măng, còn lại 22,6 triệu tấn là clinker Giá clinker thường thấp hơn xi măng từ 10 – 17 USD/tấn Phổ giá xuất khẩu clinker năm 2019 thường chỉ đạt 38 USD/tấn Phổ giá xuất khẩu xi măng của Việt Nam cũng chỉ khoảng 45 USD/tấn, những doanh nghiệp xuất được với giá trên 50 USD/tấn chiếm tỷ trọng không nhiều và chủ yếu là những doanh nghiệp liên doanh như Nghi Sơn, Phúc Sơn,

Tăng trưởng đơn giá Tốc độ tăng trưởng

Thực trạng xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 thông qua một số chỉ số thương mại

3.1 Chỉ số lợi thế so sánh (RCA)

Trong giai đoạn 2016 – 2021, chỉ số RCA của ngành xi măng Việt Nam luôn lớn hơn 1, đã cho thấy Việt Nam xuất khẩu tương đối nhiều sản phẩm này so với mức bình quân của thế giới Điều này cũng cho thấy Việt Nam có lợi thế so sánh đối với sản phẩm xi măng do ngành xi măng là ngành hàng thâm dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên như đá vôi, đất sét trong khi Việt Nam là quốc gia có nhiều núi đá vôi, mỏ đất sét và các khoáng sản khác để phục vụ sản xuất xi măng

Bảng 7: Chỉ số RCA của ngành xi măng của một số quốc gia giai đoạn 2016 –

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Tuy nhiên, năm 2016, chỉ số RCA ngành xi măng Việt Nam chỉ ở mức 5,92, thấp hơn hẳn so với các năm sau đó là do trong năm này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 100/2016/NĐ-CP quy định về việc áp thuế xuất khẩu 5% đối với sản phẩm là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên Quy định này đã tác động mạnh mẽ đến sản lượng xuất khẩu xi măng, clinker Chi phí xuất khẩu của xi măng Việt Nam đã tăng thêm khoảng 4,5 – 7,5 USD/tấn và không thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia Điều này đã làm giảm đi lợi thế so sánh của xi măng Việt Nam Do đó, sản lượng xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt 14,7 triệu tấn xi măng và clinker, đạt giá trị 561 triệu USD

Mặt khác, năm 2017, Chính phủ đã đưa ra dự thảo sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP, trong đó quy định xi măng là 1 trong 2 trường hợp ngoại lệ được áp dụng thuế xuất khẩu 0% Bên cạnh đó, sản lượng xi măng nội địa sụt giảm trong khi cung vượt quá cầu đã thúc đẩy sản lượng xi măng xuất khẩu năm 2017 tăng khoảng 20% so với năm 2016 Điều này đã gia tăng lợi thế so sánh và tính cạnh tranh cho sản phẩm xi măng Việt Nam Do đó, chỉ số RCA tăng lên đạt 10,21 trong năm 2017 và duy trì ở mức cao trong các năm tiếp theo

Trung Quốc là quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới, nhưng chỉ số RCA của Trung Quốc luôn nhỏ hơn 1, chỉ ở mức 0,09 đến 0,61, do đó, hàng xi măng không phải là mặt hàng có lợi thế so sánh của quốc gia này Không những thế, chỉ số RCA của sản phẩm xi măngTrung Quốc còn có xu hướng giảm dần, tiến gần đến mức 0 trong những năm gần đây cho thấy mặt hàng này không có tính cạnh tranh đối với sản phẩm xi măng của Việt Nam

Biểu đồ 18: Xu hướng thay đổi RCA ngành xi măng Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2021

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Mặc dù, chỉ số RCA xi măng của Ấn Độ thấp hơn của Việt Nam rất nhiều nhưng chỉ số này có xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn gần đây Chỉ số RCA của

Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ Ấn Độ đã tăng từ mức 0,36 năm 2016 lên 1,91 năm 2021, đưa Ấn Độ từ quốc gia không có lợi thế so sánh đối với mặt hàng xi măng trở thành nước có lợi thế so sánh về hàng xi măng trên thế giới Từ xu hướng thay đổi RCA cho thấy tính cạnh tranh của hàng xi măng Ấn Độ ngày càng cao và đang cạnh tranh với sản phẩm xi măng Việt Nam trên thị trường quốc tế

3.2 Chỉ số định hướng khu vực (RO)

Chỉ số RO của xi măng Việt Nam tại thị trường ASEAN luôn ở mức cao và lớn 1, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm Năm 2016, RO của xi măng là 7,29 thì đến năm 2021, RO là 2,75 Điều này cho thấy định hướng khu vực xuất khẩu của xi măng Việt Nam đang chuyển hướng dần ra ngoài khu vực ASEAN Thị trường nhập khẩu xi măng chính của Việt Nam tại khu vực ASEAN là Phippines, chiếm hơn 90% lượng xi măng Việt Nam xuất khẩu vào khu vực ASEAN Tuy nhiên, từ năm 2019, hàng xi măng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Philippines đã bị áp thuế tự vệ ở mức 245P/tấn (5,06 USD/tấn) Bên cạnh đó, năm 2021 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam lại đối diện với nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá tại Philippines Các biện pháp phòng vệ thương mại mà Chính phủ Philippines áp dụng đã gây trở ngại cho các doanh nghiệp xi măng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, và đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm khai thác thị trường mới ngoài khu vực ASEAN

Bảng 8: Chỉ số RO của ngành xi măng tại một số thị trường chủ yếu giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Trong giai đoạn 2018 – 2019, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam Chỉ số RO tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh từ 0,01 năm 2016 lên 2,07 năm 2018 và năm 2021 là 5,38 Trung Quốc cắt giảm và đóng cửa một số nhà máy xi măng đã thúc đẩy hoạt động nhập khẩu xi măng, clinker để phục vụ sản xuất và xây dựng Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế với đường biên giới dài với Trung Quốc giúp giảm thiểu chi phí vận tải và logistics, từ đó lượng xi măng, clinker xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây và trở thành thị trường xuất khẩu chính của xi măng Việt Nam.

Thực trạng xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 - Phân tích SWOT

Xi măng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về sản lượng so với các quốc gia khác Đến năm 2021, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về năng lực sản xuất xi măng Trong vòng 10 năm kể từ năm 2009, năng lực sản xuất xi măng của Việt Nam tăng gần 3 lần từ 45 triệu tấn lên 120 triệu tấn, đưa Việt Nam từ một nước phải nhập xi măng, clinker trở thành nước xuất khẩu xi măng nhiều nhất trên thế giới với hơn 30 triệu tấn vào năm 2018, gấp đôi Thái Lan là nước đứng thứ 2

Bên cạnh đó, giá xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam cũng có lợi thế cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác, trong khi chất lượng thì tương đương Việt Nam có lợi thế về nguồn phụ gia xi măng, có thể tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp khác Có một lượng lớn tro xỉ được thải ra từ các nhà máy thép, nhiệt điện… Nếu tận dụng được thì sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề về xử lý, tồn trữ, giảm giá thành xi măng Sản lượng xi măng có thể tăng lên mà không cần đầu tư các nhà máy mới gây lãng phí tài nguyên, tốn kém nguồn lực

Trước sức ép cắt giảm chi phí để cạnh tranh, nhiều nhà máy đã chủ động cải tiến công nghệ đốt, công nghệ nghiền để giảm tiêu hoa nguyên nhiên vật liệu, tiết kiệm năng lượng Nhiều nhà máy đã có thể tăng tỷ lệ pha phụ gia nghiền lên đến 35 – 40% mà xi măng vẫn đảm bảo đạt mác và các thông số kỹ thuật khác Điều này giúp nhà máy giảm chi phí đáng kể qua việc giảm tiêu thụ nguyên vật liệu, như lượng than, điện; giảm khối lượng khai thác đá vôi, đất sét, góp phần bảo toàn lượng tài nguyên không tái tạo Đồng thời, việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng nguồn phế thải như tro xỉ, thạch cao từ các nhà máy nhiệt điện, phân bón để làm vật liệu xây dựng đã góp phần tiêu thụ lượng lớn chất thải từ 2 ngành này Ngành xi măng cũng chủ động hơn đối với nguồn phụ gia này và giảm chi phí đáng kể so với nhập khẩu

Ngoài ra, với lợi thế ắ diện tớch là đồi nỳi, phần lớn là nỳi đỏ vụi, Việt Nam có nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng dồi dào và chất lượng cao Đồng thời, Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài với nhiều cảng biển đó là một trong những điều kiện để phát triển xi măng xuất khẩu

Việc dư thừa công suất xi măng có thể gây ra tình trạng tồn kho cho các nhà máy sản xuất Trong khi các doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, việc tồn kho hàng hóa sẽ gây áp lực với các doanh nghiệp về thanh khoản tiền mặt cho sản xuất Đây là điểm yếu về tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam Về lâu dài, điểm yếu này sẽ dễ bị các đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu xi măng khai thác, làm thiệt hại hoặc giảm lợi thế cạnh tranh của xi măng Việt Nam Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam sẽ dễ bị ép giá xi măng xuất khẩu vì thiếu khả năng chịu đựng về tài chính nếu xi măng tồn đọng quá lâu

Dây chuyền sản xuất xi măng ở Việt Nam công suất nhỏ dưới 1 triệu tấn/năm chiếm số lượng khá lớn, chiếm khoảng 20% sản lượng toàn ngành, không đảm bảo tính cạnh tranh cho hàng xi măng trên thị trường Theo kinh nghiệm của thế giới cho thấy, quy mô tối thiếu để đảm bảo tính cạnh tranh của một nhà máy xi măng phải là

2 triệu tấn/năm và quy mô của một doanh nghiệp xi măng ít nhất phải khoảng 5 –

10 triệu tấn/năm mới đảm bảo hiệu quả dài hạn thông qua tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động, đầu tư vào công nghệ mới Tuy nhiên, hiện nay, ngành xi măng Việt Nam đang có dấu hiệu đầu tư dàn trải, manh mún nhỏ lẻ với nhiều nhà máy công suất nhỏ Mặc dù tổng công suất của ngành xi măng Việt Nam là 120 triệu tấn/năm nhưng có đến hơn 60 nhà máy sản xuất trong khi Thái Lan có công suất xi măng gần 60 triệu tấn với 5 nhà máy sản xuất Năng suất lao động của các nhà máy xi măng nhỏ rất thấp kéo theo làm giảm hiệu quả đầu tư và tiêu chuẩn hoạt động bao gồm cả vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất

Xi măng, clinker là sản phẩm thâm dụng nhiều tài nguyên khoáng sản và khai thác tài nguyên không tái tạo và có tác động rất lớn đến môi trường trong quá trình khai thác và sản xuất Chi phí cho khai thác, sản xuất, xuất khẩu clinker như chi phí than, điện chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất (40 – 45%) Mặt khác, giá FOB clinker xuất khẩu chỉ khoảng 30 - 33 USD/tấn, giá sản xuất xi măng chỉ 44 –

45 USD/tấn, nhưng lại cộng thêm chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho xi măng khác cao nên lãi thu được chỉ ở mức thấp

Sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất clinker, xi măng với các doanh nghiệp phụ trợ trong nước đang ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng

Sự gắn kết, hiệp đồng của các đơn vị sản xuất, kinh doanh chưa tốt, giảm sức cạnh tranh của thị trường Đồng thời, Việt Nam chưa có cảng chuyên dùng cho việc vận chuyển xi măng, clinker, hệ thống logistics còn thiếu và chưa đồng bộ gây khó khăn cho công tác xuất khẩu

Xi măng là ngành có khả năng tự động hóa khá cao, nhưng số lượng nhân công còn lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước Nhân sự có nhiều biến động và thiếu tính ổn định Điều này dẫn đến việc vận hành, quản trị, thực thi chiến lược … không dài hạn, bền vững Do đó, việc đầu tư đổi mới công nghệ diễn ra chậm, chi phí sản xuất cao, giá thành chưa có sức cạnh tranh cao, năng suất lao động trong ngành xi măng Việt Nam thấp gần nhất khu vực

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xi măng chậm cập nhật kiến thức quản trị mới, nâng cao trình độ nên dẫn đến có nhiều khâu chồng chéo, thiếu hiệu quả Một số đơn vị sở hữu dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại nhưng ban lãnh đạo chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa thiết kế được quy trình sản xuất – kinh doanh phù hợp hiệu quả

Một số nhà máy xi măng không kiểm soát được việc phát thải ra môi trường, bị người dân phản đối, thậm chí bị cơ quan chức năng định chỉ hoạt động để khắc phục Các cơ sở khai thác đá chủ yếu không có công nghệ tiên tiến, phương pháp thô sơ, thủ công gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên

Với lợi thế về tiềm năng phát triển, ngành xi măng Việt Nam đang chứng tỏ được khả năng thu hút vốn đầu tư FDI đối với các ngành công nghiệp trong nước Một số thương hiệu xi măng đã thực hiện tái cấu trúc như Chifon, Holcim, Thăng Long, Sông Gianh, Tây Ninh … với sự tham gia của các cổ đông nước ngoài từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia … đều hoạt động hiệu quả hơn, nhất là trong vấn đề xuất khẩu Đồng thời, việc ký kết các thỏa thuận hợp tác CPTPP, FTA là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam trở thành điểm đến của nhà đầu tư quốc tế nhờ những yếu tố thuận lợi trong việc cam kết hội nhập sâu rộng của Việt Nam, cũng như sự quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Đồng thời lực lượng lao động tay nghề trong nước được cải thiện hơn với chi phí cạnh tranh hơn

Bên cạnh đó, từ năm 2018, Chính phủ Trung Quốc đóng cửa một loạt nhà máy sản xuất xi măng gây ô nhiễm để bảo vệ môi trường đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác mở rộng thị trường tại quốc gia này Công suất lắp đặt của ngành xi măng Trung Quốc là 1.484 triệu tấn/năm và với việc cắt giảm 10% trong năm 2018 đã tạo ra một khoảng trống hơn 140 triệu tấn/năm cho các nước khác Bên cạnh đó, giá clinker xuất khẩu của Việt Nam chỉ ở mức 37 – 38 USD/tấn, thấp hơn rất nhiều so với giá clinker tại các vùng ven biển Trung Quốc là 440 NDT/tấn (tương đương 66 USD/tấn) Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu clinker từ Việt Nam để bán tại các khu vực duyên hải Trung Quốc

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU XI MĂNG VIỆT NAM

Bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị mới của thế giới và Việt Nam

1.1 Bối cảnh thế giới Đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, từ cuối năm 2021, nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục trở lại sau đại dịch Dịch Covid-19 đã làm hoạt động thương mại tại các quốc gia bị gián đoạn do Chính phủ các nước áp dụng các biện pháp phong tỏa, đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch bệnh, làm cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy, gây ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa trên toàn thế giới Dịch Covid-19 bùng phát ở các quốc gia được coi là công xưởng sản xuất của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay các quốc gia Đông Nam Á dẫn tới hệ quả nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất phải đóng cửa Khi nguồn cung của hầu hết các chuỗi cung ứng trên thế giới ngừng hoạt động, cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ châu Âu, thì nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá cả tăng cao Đến giữa năm 2022, tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, các quốc gia mở cửa trở lại khiến cho nhu cầu hàng hóa tăng mạnh đột ngột, gây ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa và thiếu hụt nguồn nhân lực Do tỷ lệ lao động nhiễm Covid-19 không thể đi làm tăng cao và các biện pháp cách ly xã hội được thực hiện để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất đối mặt với tình trạng khủng hoảng lao động Các yếu tố khác như hệ thống giáo dục bị ảnh hưởng, trường học đóng cửa, … cũng khiến số lượng lao động đi làm trực tiếp giảm

Mặt khác, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất trên thế giới Đồng thời, một lượng lớn container bị tắc nghẽn tại các cảng Bắc Mỹ và châu Âu không thể lưu chuyển về châu Á, khiến cho thời gian quay vòng container kéo dài dẫn đến tình trạng khan hiếm container đã làm cho giá cước vận tải biển tăng cao Hiện nay, khoảng 90% hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển (theo OECD), phần lớn trên các con tàu container lớn của các hãng tàu quốc tế với số lượng vào khoảng trên 5.500 chiến trong năm 2021 Nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao làm gia tăng nhu cầu container Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiệu suất xử lý hàng hóa tại các cảng đều giảm, dẫn đến một lượng khổng lồ container bị ứ đọng tại các cảng Bắc Mỹ và châu Âu không thể lưu chuyển về châu Á, khiến thời gian quay vòng container tăng vọt Ngoài ra, năm 2021 là năm chứng kiến nhiều sự cố, rủi ro trong vận tải đường biển, chẳng hạn: vụ tàu Ever Given – một trong những con tàu container lớn nhất thế giới bị mắc kẹt ở kênh đào Suez vào ngày 23/03/2021 khiến hoạt động giao thông trên tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới đình trệ trong 6 ngày, ước tính làm gián đoạn hoạt động thương mại hàng hóa trị giá 9,6 tỷ USD/ngày; hay đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 05/2021 khiến hoạt động vận chuyển tại các cảng bị đình chỉ, gây gián đoạn dịch vụ cảng tại các cảng “mắt xích” quan trọng, làm ngưng trệ hoạt động giao hàng, tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng Những yếu tố trên là nguyên nhân đẩy giá cước vận tải biển tăng cao Thiếu hụt nguồn cung cùng sự tắc nghẽn lưu chuyển hàng hóa đang phá vỡ hàng loạt chuỗi cung ứng trên toàn cầu

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng năng lượng và chiến tranh Nga – Ucraina đã làm tăng giá thực phẩm và năng lượng, đẩy giá than tăng gấp 3 lần so với năm 2020 do nhu cầu sử dụng và tiêu thụ tăng vọt Việc cạnh tranh tiêu thụ và sử dụng than thay thế khí đốt đã làm thiếu hụt nguồn cung than, dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng dành cho sản xuất, chi phí vận tải hàng hóa và sản xuất cũng tăng mạnh Giá than tăng kéo theo giá nguyên vật liệu cũng tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và xuất khẩu Năm 2021, nhu cầu về năng lượng của thế giới bắt đầu hồi phục và tăng trưởng hậu covid-19 Các quốc gia ở châu Âu và châu Á bắt đầu cạnh tranh để có được nguồn khí đốt hạn chế do Hoa Kỳ, Na Uy, Nga và khu vực Trung Đông cung cấp khiến giá khí tự nhiên tăng mạnh Việc giá khí đốt tăng phi mã đã tới việc một số quốc gia bắt đầu chuyển từ tiêu thụ khí sang than để có mức giá rẻ hơn Điều này lại gây áp lực lên một số quốc gia châu Á có tỷ trọng sử dụng than cao phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung và giá tăng Giá nhiên liệu quá cao đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng dành cho sản xuất, chi phí vận tải hàng hóa và sản xuất tăng mạnh, làm chậm lại quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Hoa Kỳ phối hợp cùng với các nước tiêu thụ năng lượng chủ chốt khác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn

Quốc và Anh mở kho dầu chiến lược nhằm mục đích hạ nhiệt giá dầu Trong khi đó, OPEC+ vẫn quyết định duy trì kế hoạch tăng nhẹ sản lượng dầu hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày với lý do “tránh khả năng lạm phát leo thang và tăng trưởng trì trệ khi tăng mạnh sản lượng dầu và khí đốt

Các gói kích thích hỗ trợ kinh tế của Chính phủ các nước tung ra để hồi phục nền kinh tế, cuộc khủng hoảng năng lượng, cung tiền nhiều ra nền kinh tế, … đã khiến giá cả leo thang, gây ra tình trạng lạm phát nghiêm trọng Trong 3 tháng đầu năm

2021, Mỹ đã triển khai hai gói cứu trợ gần 3.000 tỷ USD để kích thích tiêu dùng trong nước và hỗ trợ doanh nghiệp Cục dự trữ liên bang FED đã thực hiện một số động thái nhằm kích thích hoạt động kinh tế bằng cách hạ lãi suất về 0 – 0,25% và một số hành động khác nhằm cung cấp tính thanh khoản cho thị trường tài chính để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn Tháng 3/2021, Ngân hàng Trung ương Anh đã giảm lãi suất chính xuống 0,1%, tăng quy mô quý TFSME (Kế hoạch cấp vốn có kỳ hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa) và mở rộng chương trình nới lỏng định lượng lên tổng số 645 bảng Anh, tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ Vương quốc Anh và một số trái phiếu doanh nghiệp cấp đầu tư phi tài chính bổ sung Từ tháng 8/2021,

EU giải ngân gói phục hồi kinh tế trị giá hơn 890 tỷ USD cho các quốc gia thành viên Theo IMF, trong 60% nền kinh tế toán cầu, các ngân hàng Trung ương đã đẩy lãi suất chủ chốt xuống dưới 1% và ở 1/5 nền kinh tế toàn cầu, lãi suất đã giảm xuống dưới 0% Tuy vậy, cuối năm 2021 và đầu năm 2022, một số nền kinh tế như Anh và

Mỹ đã có động thái rút lại thanh khoản hoặc tiến hành tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Dịch Covid-10 diễn biến phức tạp với những biến chủng mới, chuỗi cung ứng đứt gãy, khủng hoảng năng lượng, cung tiền nhiều ra nền kinh tế, … đã khiến giá cả leo thanh, gây ra lạm phát nghiêm trọng Năm 2021, lạm phát được nhận định là mức đỉnh kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát Theo IMF, năm 2021, tại khu vực các nền kinh tế phát triển, mức lạm phát đã tăng mạnh lên hơn 4% sau nhiều năm Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi nền kinh tế, hình thành các hình thức kinh doanh mới, làm thay đổi hoạt động kinh doanh của rất nhiều ngành nghề truyền thống

• Tình hình kinh tế một số đối tác thương mại lớn của Việt Nam

Theo ước tính của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, tăng trưởng GDP nước này năm

2021 là 5,7%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1984 Điều này đánh dấu sự phục hồi ấn tượng vì chỉ một năm trước đó, kinh tế Mỹ suy giảm 3,4%, mức giảm sâu nhất trong 74 năm qua Đà tăng trưởng kinh tế giảm dần vào cuối năm 2021 do tác động của đợt bùng phát mạnh dịch Covid – 19 bởi sự xuất hiện của biến thể Omicron, khiến chi tiêu giảm và các hoạt động kinh tế cũng bị gián đoạn do tác động của dịch bệnh Dù vậy, quý IV/2021, kinh tế Mỹ vẫn đạt mức tăng trưởng đáng chú ý là 6,9%

Năm 2021, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn “âm ỉ” tiếp diễn kết hợp với những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục thiếu ổn định, nhiều mặt hàng khan hiếm, giá cả hàng hóa tăng cao

Năm 2021, Trung Quốc được nhận định là phục hồi ổn định, đi đầu cả về phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, năm 2021, GDP của Trung Quốc đạt 114,37 nghìn tỷ NDT (khoảng 18 nghìn tỷ USD), tăng 8,1% so với năm 2021, tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ qua

Tuy nhiên, trong quý IV/2021, GDP của nước này ghi nhận tăng chậm lại so với các quý trước, chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu là do khó khăn trên thị trường bất động sản, nợ công và các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt Nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là lực cản đối với nền kinh tế do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc đã dẫn đến nhiều hạn chế đi lại trong nước

Năm 2021, chứng kiến những rủi ro trong đứt gãy nguồn cung, nhiều quốc gia nhập khẩu lớn đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn hàng nhập khẩu để tránh phụ thuộc và một thị trường Những khu vực và quốc gia lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, … tiếp tục triển khai chiến lược dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, nhằm đảm bảo ổn định thương mại

Theo ước tính của Eurostat, năm 2021, GDP của EU tang 5,2% so với năm 2020 Mức tăng trưởng của năm nay được xem như là sự phục hồi quy mô kinh tế như trước đại dịch Covid-19

Quý IV/2021, mức tăng trưởng GDP của khu vực này so với quý III chỉ là 0,4%, thấp hơn nhiều so với mức tang 2,2% của quý III Trong số các quốc gia thành viên, Hungary được ghi nhận có mức tăng trưởng cao nhất với GDP quý IV/2021 tăng 2,1% so với quý trước, tiếp theo là Tây Ban Nha với mức tăng trưởng 2% và Ba Lan tăng 1,7% Ở chiều ngược lại, các nước có GDP giảm so với quý trước là Áo (giảm 2,2%), Đức (giảm 0,7%), Romania (giảm 0,5%) và Latvia (giảm 0,1%) Các tác động của đợt bùng phát của biến thể Omicron cũng như sự đứt gãy của chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế mạnh về xuất khẩu như Đức và Áo

Triển vọng và thách thức đối với xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới

2.1 Thách thức đối với xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới

• Vấn đề quản trị doanh nghiệp

Sau khi một số thương hiệu đã thực hiện tái cấu trúc như Chinfon, Holcim, Thăng Long, Sông Gianh, Tây Ninh … với sự tham gia của các cổ đông nước ngoài từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia … về cơ bản các đơn vị hoạt động hiệu quả hơn, nhất là trong vấn đề xuất khẩu

Trong Vicem, sau khi sáp nhập thương hiệu Vicem Sông Thao vào Vicem Hải Phòng, Vicem Hải Vân vào Vicem Hoàng Thạch và Vicem Tam Điệp vào Vicem

Bỉm Sơn, đã giúp các đơn vị yếu có điều kiện tốt hơn để tạo đà phát triển sản xuất kinh doanh, bảo toàn vốn đầu tư

• Về công tác thị trường Đối với thị trường nội địa, hệ thống logistic bị ngưng trệ một số tháng Giai đoạn qua, giá xăng dầu lên cao Đồng thời Chính phủ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh như cách ly xã hội, các biện pháp phòng dịch … đã đẩy chi phí vận chuyển lên cao Thời gian lưu khi, vận chuyển trên đường tăng mạnh Đối với thị trường quốc tế, trước mắt vẫn phải duy trì việc xuất khẩu cả xi măng và clinker; nhưng trong tương lai cần giảm xuất khẩu clinker và tăng sản lượng xi măng để thu được giá trị gia tang và hiệu quả tốt hơn

• Cải tiến đổi mới kỹ thuật – công nghệ, phát triển bền vững

INSEE vẫn đang là đơn vị duy trì tốt việc đốt rác thải làm nhiên liệu thay thế Năm 2021, hàng loạt các đơn vị đã xúc tiến triển khai công nghệ sử dụng rác thải công nghiệp thông thường làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng, và đạt các bước tiến đáng kể

Từ năm 2019, Vicem đã triển khai chương trình “Nghiên cứu sử dụng rác thải công nghiệp thông thường làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường” tại một số đơn vị thành viên như Vicem Hà Tiên 1, Vicem Bút Sơn, Vicem Hạ Long và Vicem Sông Thao

Bên cạnh đó, một số nhà máy đầu tư hệ thống cấp tro xỉ nhiệt điện làm phụ gia xi măng như Sông Gianh, Cẩm Phả, Long Sơn, Vissai… Tại đây, tỷ lệ tro xỉ làm phụ gia lên tới 20% và làm giảm giá thành do sản lượng xi măng tăng, trong khi lượng clinker không thay đổi Đến hết năm 2021 có tổng số 25 dây chuyền đã lắp hệ thống tận dụng nhiệt thải lò nung phát điện (WHR) trên tổng số 59 dây chuyền cần phải lắp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Mặt khác, xi măng được sản xuất từ nguyên liệu chính là đá vôi, đá sét và các phụ gia quặng giàu sắt; và sử dụng một lượng lớn nhiên liệu là than Đây đều là các tài nguyên không thể tái tạo Chính phủ chấp nhận việc khai thác một phần nguồn tài nguyên này để phát triển đất nước trong giai đoạn nhất định, nhưng nếu việc này diễn ra kéo dài sẽ gây thất thoát và cạn kiệt tài nguyên

Mặt khác, việc vận chuyển xi măng cần một lượng lớn phương tiện tải trọng lớn, gây ra tốn kém về khấu hao, tiêu thụ nhiên liệu, hư hại đường xá, cầu cảng … gây ô nhiễm môi trường Xã hội sẽ phải chịu những tổn thất khác để bù lại, không có lợi chung cho nền kinh tế về lâu dài

Ngoài ra, nếu phải xuất khẩu cần ưu tiên cho xuất khẩu xi măng, giảm dần lượng xuất khẩu clinker Xuất khẩu clinker sẽ làm giảm ít nhất khoảng 30% - 35% giá trị và các doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi phần giá trị gia tăng của xi măng thành phẩm; đồng thời lãng phí vốn đầu tư do không phát huy hết công suất của hệ thống nghiền xi măng và xuất xi măng, với tỷ trọng đầu tư thường chiếm 25%

Việt Nam có lợi thế về nguồn phụ gia xi măng, có thể tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp khác Có một lượng lớn tro xỉ được thải ra từ các nhà máy thép, nhiệt điện… Nếu tận dụng được thì sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề về xử lý, tồn trữ, giảm giá thành xi măng Sản lượng xi măng nói chung có thể tăng lên mà không cần đầu tư các nhà máy mới gây lãng phí tài nguyên, tốn kém nguồn lực

2.2 Triển vọng xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới

Do ảnh hưởng của sự bùng phát của đại dịch Covid – 19, sản lượng tiêu thụ xi măng suy giảm Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ, các Bộ, ngành đã nỗ lực xây dựng các giải pháp ứng phó với những tình huống chống dịch ở mức cao nhất, thực hiện “mục tiêu kép” – đảm bảo tăng trưởng trong khi giữ được hiệu quả của công tác phòng chống dịch theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến chỉ đạo công tác đẩy mạnh xuất khẩu Hoạt động sản xuất, xuất khẩu cũng đã nhanh chóng được phục hồi và góp phần tăng trưởng mạnh mẽ xuất khẩu, đưa cán cân thương mại từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu Đồng thời, sau khi nền kinh tế trở lại phục hồi sau đại dịch thì nhu cầu tiêu thụ sẽ quay trở lại do nhu cầu bị dồn nén, phân khúc xây dựng dân dụng phục hồi và đẩy mạnh đầu tư công Theo ghi nhận của tập đoàn logistic và hậu cần quốc tế Agility, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đến các quốc gia và khu vực có lệnh phong tỏa mất khoảng từ 1-2 tuần sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ để có thể trở lại mức hoạt động bình thường Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội xi măng thế giới, hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Philippines và Bangladesh có thể mất ít nhất 1 tháng hoặc lâu hơn để hồi phục do các nước này kiểm soát dịch bệnh kém hiệu quả sẽ khiến nền kinh tế tái khởi động chậm

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam đã thích ứng nhanh, linh hoạt trong đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tận dụng đà phục hồi của các thị trường trọng điểm Doanh nghiệp khai thác tương đối hiệu quả các ưu đã từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA mang lại để tăng trưởng xuất khẩu Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống và thế hệ mới như EVFTA và CPTPP đang mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường mới và tiềm năng nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức khi châu Âu là thị trường khó tính về kiểm soát chất lượng, ô nhiễm môi trường và yêu cầu phải có chứng chỉ tuân thủ theo tiêu chuẩn châu Âu (CE marking) mới được tiêu thụ, trong khi Malaysia vẫn chưa hoàn toàn cắt giảm và xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với xi măng Việt Nam cho đến năm 2024.

Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành xi măng Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035

Quan điểm phát triển của Chính phủ đối với ngành công nghiệp xi măng là cần phát triển theo hướng bền vững, kết hợp phát triển công nghiệp sản xuất xi măng và quản lý tài nguyên trong dài hạn Nhà nước thống nhất quản lý khoáng sản làm xi măng trong toàn quốc theo quy hoạch, kế hoạch.

Tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành xi măng Việt Nam thời kỳ 2021-

2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định mục tiêu phát triển như sau:

Thứ nhất, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước;

Thứ hai, loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;

Thứ ba, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo

Theo đó các mục tiêu cụ thể theo từng khía cạnh gồm:

Chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clanhke xi măng có công suất một dây chuyền không nhỏ hơn 5.000 tấn clanhke/ngày, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường Đến năm 2025, các nhà máy xi măng hiện có công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clanke/ngày, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng lớn, phải đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường Đầu tư trạm nghiền xi măng có công suất phù hợp ở những khu vực không thuận lợi về nguyên liệu để sản xuất clanhke xi măng

Tỷ lệ sử dụng clanhke trong sản xuất xi măng trung bình toàn ngành tối đa ở mức 65%; phụ gia cho xi măng sử dụng tối thiểu 35%

Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đến năm 2025 không vượt quá

125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm

Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất để đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:

Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất để đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật như sau: Tiêu hao nhiệt năng:

≤730 kcal/kg clanhke; Tiêu hao điện năng: ≤ 90 kWh/tấn xi măng; Tiêu hao điện năng: ≤ 65 kWh/tấn clanhke

Yêu cầu phát thải đối với các dây chuyền đã đầu tư đạt: CO2 ≤ 650 kg/tấn xi măng; SO2 ≤ 200 mg/Nm3; NO2 ≤ 800 mg/Nm3; Bụi ≤ 30 mg/Nm3

Yêu cầu phát thải đối với các dây chuyền đầu tư mới đạt: CO2 ≤ 650 kg/tấn xi măng; SO2 ≤ 100 mg/Nm3; NO2 ≤ 400 mg/Nm3; Bụi ≤ 20 mg/Nm3 Đến hết năm 2025, 100% các dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải; Đến năm 2025, sử dụng tối thiểu 20%; đến năm 2030, sử dụng tối thiểu 30% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clanhke và làm phụ gia trong sản xuất xi măng

Sử dụng nhiên liệu thay thế lên đến 15% tổng nhiên liệu dùng để sản xuất clanhke xi măng

• Về khai thác và sử dụng tài nguyên

Khai thác sử dụng tiết kiệm khoáng sản; khuyến khích khai thác âm, khai thác theo công nghệ khoan hầm Sử dụng tối đa các chất thải, phế thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia cho quá trình sản xuất xi măng

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, ngành xi măng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch và nỗ lực đóng giảm phát thải khí nhà kính góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050

4.Kiến nghị một số giải pháp đối với Nhà nước về xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới

4.1 Chính sách về kinh tế

• Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường tiềm năng Để giải quyết các khó khăn và thách thức trong việc xuất khẩu xi măng đồng thời tận dụng tối ưu các FTA, đặc biệt FTA thế hệ mới khi thực hiện xuất khẩu, Bộ Công thương cần hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp khai thác thị trường tiềm năng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ xuất khẩu xi măng của Việt Nam

Trong hoạt công tác phát triển thị trường xuất khẩu, Bộ Công thương sẽ đứng vai trò trung gian giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu xi măng với các thương vụ, tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng và đơn hàng nhập khẩu, đặc biệt là các quốc gia thuộc hiệp định tự do thế hệ mới

Bộ Công thương hỗ trợ thông tin về các thị trường mới nổi trong khu vực cũng như thông tin về các rào cản thương mại mới thông qua việc duy trì và nâng cao hiệu quả các kênh đối thoại nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng cường trao đổi thương mại đồng thời xử lý vướng mắc trong quan hệ thương mại các các nước đối tác, hạn chế các rào cản thương mại Đồng thời đẩy mạnh đàm phán hội nhập khu vực, các hợp tác song phương, đa phương trong khu vực nhằm tận dụng cơ hội đẩy mạnh hàng xuất khẩu sang các thị trường

• Hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin về các rào cản kỹ thuật

Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt thông tin về các rào cản kỹ thuật trong quá trình hội nhập Cần có giải pháp đẩy mạnh các kênh thông tin và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước, đặc biệt của những nước chiếm thị phần và có kim ngạch xuất khẩu lớn để các doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đối phó; tổ chức tốt công tác thu thập và xử lý thông tin về thị trường và chính sách thương mại của các nước nhập khẩu

Trong quá trình thực hiện EVFTA, Bộ Công thương hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng nhận “tuân thủ tiêu chuẩn châu Âu – CE marking” để xuất khẩu xi măng vào thị trường châu Âu Các hiệp định thương mại tự do trĐồng thời, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại

• Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý doanh nghiệp

Chính phủ cần tạo cơ chế chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý doanh nghiệp Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạnh công nghệ 4.0 Chính phủ cần có định hướng và chỉ đạo về việc phát triển thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp về việc tập huấn kiến thức, kỹ năng và cách áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hiệu quả

• Nghiên cứu và thúc đẩy các biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Đề xuất một số giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt

Mục tiêu của Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản xuất VLXD đạt trình độ tiên tiến hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiết kiệm năng lượng, vật liệu có sức cạnh tranh cao, loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiều tài nguyên…

Chiến lược được xây dựng trên sáu quan điểm, trong đó quan điểm phát triển VLXD hiệu quả bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tiếp cận, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thế giới, quản lý vật liệu và sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, nhiên liệu, hạn chế ảnh hưởng môi trường là điều quan trọng Để thực hiện được các mục tiêu và quan điểm của Chiến lược, các doanh nghiệp sản xuất VLXD cần triển khai các biện pháp tích cực kết hợp với các biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước

• Triển khai áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp cần triển khai áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp phải nâng cao cải tiến kỹ thuật công nghệ và quản trị doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh, thị trường trong và ngoài nước chứa đựng nhiều bất ổn Đồng thời, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt thừa phát điện, hệ thống đốt rác thay thế một phần nhiên liệu … để có thể giảm giá thành và phát triển bền vững Doanh nghiệp cần tái cấu trúc toàn diện, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm hàm lượng CO2 trong sản xuất, giảm tối đa nồng độ bụi và tận dụng nhiệt thừa để phát điện Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sử dụng các giải pháp công nghệ để tăng năng suất, nâng công suất thiết kế, gia tăng phụ gia, giảm sử dụng clinker trong bối cảnh tài nguyên không tái tạo ngày càng cạn kiệt, giá than, dầu và các chi phí đầu vào ngày càng tăng

• Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển gắn liền với hoạt động sản xuất và kinh doanh Doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (big data) chuyên ngành, từ đó tiếp cận với các ứng dụng khoa học công nghệ để tối ưu hóa quá trình khai thác nguyên liệu, vận hành các công đoạn sản xuất, giảm tiêu hao nhiệt năng, điện năng… Doanh nghiệp đầu tư cài đặt hệ thống giám sát và điều khiển sản xuất từ phòng điều khiển trung tâm thông qua các thiết bị đo lường và điều khiển

Trong nhà máy, đầu tư lắp đặt hệ thống camera được liên kết trực tiếp đến văn phòng của các bộ phận trong nhà máy để thuận tiện cho việc theo dõi và có sự điều chỉnh trong quá trình sản xuất lẫn điều hành các công việc liên quan Hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ sẽ điều hành nguyên liệu luôn đảm bảo về số lượng phù hợp với công nghệ sản xuất của nhà máy, chất lượng sản phẩm luôn ổn định cao Hệ thống công nghệ thông tin sẽ được phát huy hiệu quả kinh tế từ khâu điều hành sản xuất đến khâu bán hàng, giúp kiểm soát hiệu quả chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thời gian, giảm chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Bên cạnh đó, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường vào việc kinh doanh và nắm bắt tâm lý khách hàng, ứng dụng công nghệ vào để nghiên cứu và sản xuất ra các loại xi măng mới, thân thiện với môi trường Liên kết với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước, đề xuất các giải pháp tháo gỡ các nút thắt công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành …

• Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp cần thực hiện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xi măng Việt Nam Tiếp tục nghiên cứu cải tiến về công tác phát triển thị trường như sự tiện dụng trong đóng bao, tăng tỷ lệ xi măng rời, đa dạng chủng loại sản phẩm, tối ưu hóa logistics, tối ưu hóa trong quản trị các kênh phân phối, cơ sở dữ liệu khách hàng và người tiêu dùng …

Doanh nghiệp cần tổ chức bộ máy quản lý thương hiệu và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý thương hiệu, đầu tư tài chính cho phát triển thương hiệu và đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư cho phát triển thương hiệu, hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu và xây dựng các giá trị cốt lõi và bền vững của doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống phân phối và tận dụng năng lực của nhà phân phối trong việc phát triển thương hiệu xi măng Việt Nam

• Liên kết giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối, xuất khẩu

Liên kết giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối, xuất khẩu để gia tăng tính cạnh tranh và lợi thế về giá cho xi măng Việt Nam, đồng thời giữ uy tín thương hiệu của ngành xi măng Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, lợi ích, gắn kết thành một khối mới để ứng phó với những rủi ro và biến động khôn lường của thị trường xi măng trong nước và thế giới

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm, nắm bắt thông tin, các quy định, rào cản của thị trường nước ngoài

Trước khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, để đảm bảo hiệu quả, tránh rủi ro và những chi phí, tổn hại không đáng có, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm, nắm bắt thông tin, các quy định, rao cản của thị trường nước ngoài Đồng thời có thể cải thiện được năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để cung cấp các mặt hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường Tích cực tiếp cận kênh thông tin của các

Bộ, ngành, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để cập nhật chính sách, quy định, rào cản, tiếp cận các cơ hội xuất khẩu tại các thị trường khu vực.

Ngày đăng: 06/12/2022, 17:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Top 10 doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn nhất thế giới theo công suất lắp đặt (ĐVT: triệu tấn/năm)  - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
Bảng 1 Top 10 doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn nhất thế giới theo công suất lắp đặt (ĐVT: triệu tấn/năm) (Trang 37)
Bảng 2: Các vụ M&amp;A nổi bật trong ngành xi măng năm 2021 - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
Bảng 2 Các vụ M&amp;A nổi bật trong ngành xi măng năm 2021 (Trang 38)
3.2.2. Tình hình tiêu thụ xi măng trên thế giới giai đoạn 2016 -2021 - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
3.2.2. Tình hình tiêu thụ xi măng trên thế giới giai đoạn 2016 -2021 (Trang 39)
Bảng 3: Số lượng lị quay clinker theo cơng suất của Việt Nam năm 2021 - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
Bảng 3 Số lượng lị quay clinker theo cơng suất của Việt Nam năm 2021 (Trang 48)
1.2.2. Tình hình tiêu thụ của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
1.2.2. Tình hình tiêu thụ của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 (Trang 50)
Bảng 5: Khả năng sản xuất và tiêu thụ năm 2020 – 2021 - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
Bảng 5 Khả năng sản xuất và tiêu thụ năm 2020 – 2021 (Trang 51)
2.Tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 -2021 - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
2. Tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 -2021 (Trang 56)
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn giai đoạn 2016 – 2021 (ĐVT: triệu USD, %)  - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
Bảng 6 Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn giai đoạn 2016 – 2021 (ĐVT: triệu USD, %) (Trang 57)
Bảng 7: Chỉ số RCA của ngành xi măng của một số quốc gia giai đoạn 2016 – 2021  - Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021.
Bảng 7 Chỉ số RCA của ngành xi măng của một số quốc gia giai đoạn 2016 – 2021 (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w