Microsoft Word Vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam TS Nguyễn Duy Đạt Ths Nguyễn Thị Thanh docx TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠ.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Từ chủ trương mở cửa nền kinh tế cùng với quá trình đổi mới của Việt Nam, trải qua chặng đường hơn 30 năm đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Dòng vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy dịch chuyển, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế
Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất khu vực và thế giới, trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài Theo báo cáo 2017 của Tổ chức Thương mại và phát triển Liên Hợp quốc đánh giá, Việt Nam nằm trong top 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI
Theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/12/2020 cả nước có 33.070 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 384 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực Đầu tư nước ngoài đã góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 58% tổng vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng và tăng mạnh hơn so với 11 tháng năm 2020, xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 202,4 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ, chiếm 72,3% kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu (không kể dầu thô) đạt 200,8 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2020 Số thu nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài tăng đều qua các năm và đạt 1.912,6 tỷ đồng năm 2018; 2.035 tỷ đồng vào năm 2019
Những yếu tố trên đã cho thấy rõ ràng tầm quan trọng và những đóng góp đáng kể của FDI tại Việt Nam Vì thế, để thu hút FDI thúc đẩy sự phát triển kinh tế thì xúc tiến đầu tư là một hoạt động quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước Đây được xem là một bước đi quan trọng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn như hiện nay Đòi hỏi Việt Nam cần phải có một chiến lược xúc tiến đầu tư cụ thể và hiệu quả
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam chưa có chiều sâu, thiếu sự đồng bộ và thiếu tính chiến lược Các hình thức xúc tiến đầu tư thực hiện với quy mô chưa sâu rộng, thiếu chuyên nghiệp và chưa thực sự chủ động
Nó thể hiện rất rõ qua việc chỉ triển khai theo các lĩnh vực đơn lẻ như đầu tư hoặc thương mại, du lịch, nông nghiệp nhưng thiếu sự lồng ghép, gắn kết các lĩnh vực với nhau Công tác xây dựng dữ liệu phục vụ xúc tiến còn chưa đầy đủ, việc nắm bắt quá trình để triển khai các dự án còn chưa sát sao để có thể dễ dàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Hay chính trong năng lực, trình độ của người làm công tác xúc tiến còn hạn chế, dẫn đến bỏ lỡ và chưa thu hút được rất nhiều các nguồn đầu tư lớn của nước ngoài vào Việt Nam, giúp nâng cao phát triển nền kinh tế Do đó, cơ quan xúc tiến đầu tư cần định vị rõ, khai thác sâu hơn về các nguồn đầu tư để thực hiện các hoạt động xúc tiến thu hút các nguồn đầu tư thích hợp nhất cho nền kinh tế
Vì vậy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút
FDI của các Quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam Tìm kiếm các nghiên cứu và bài học kinh nghiệm hoạt động xúc tiến đầu tư của các quốc gia đồng thời nêu ra các mặt hạn chế còn tồn tại, những nguyên nhân chính gây ra hạn chế này của Việt Nam Từ đó, đưa ra các phương hướng, áp dụng những bài học kinh nghiệm cho cơ quan xúc tiến đầu tư thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư để đưa Việt Nam phát triển bền vững.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố quốc tế
Nghiên cứu của nhóm tác giả Algirdas Miškinis; Mariya Byr (2014), “The Role of investment promotion agencies in attracting foreign direct investment” đề cập đến vai trò của IPA đối với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh toàn các hoạt động IPA Nghiên cứu xác định các xu hướng của FDI về dòng chảy và nguồn dự trữ, thành phần kinh tế, nguồn gốc quốc gia, quốc gia chủ nhà, các hình thức phổ biến Đồng thời thảo luận về kinh nghiệm sử dụng các kỹ thuật quảng cáo có thể mang lại sự nâng cao về hoạt động FDI của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng và các nhà đầu tư đã hoạt động trên thị trường trong nước Bên cạnh đó, nghiên cứu điển hình của các cơ quan xúc tiến đầu tư Invest Lithuania và Invest in Lviv Region (Ukraine), chỉ ra rằng các hoạt động của IPA tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ thông tin, dịch vụ hỗ trợ trước đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khi bắt đầu Tuy nhiên, vì thu hút đầu tư không phải là một quá trình không lặp lại nên các IPA cần đặc biệt chú ý đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sau Bài nghiên cứu với sự trợ giúp của các phương pháp nghiên cứu định tính, xác định các kỹ thuật và công cụ xúc tiến dẫn đến hoạt động FDI tốt hơn và xác minh chứng trong các trường hợp của các cơ quan xúc tiến đầu tư
Nghiên cứu củaAbubakar Zakari và cộng sự (2012), “ The role of Nigerian
Investment Promotion Commission (NIPC) in attracting Foreign Direct Investment (FDI) in Nigeria”, xem xét vai trò của Ủy ban Xúc tiến Đầu tư Nigeria (NIPC) trong việc thu hút Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) ở Nigeria Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thứ cấp để đo lường dòng vốn FDI trước khi thành lập NIPC, tức là 1981-1995 và sau khi thành lập NIPC, tức là 1996-2010 Kiểm tra t độc lập đã được áp dụng trong phân tích dữ liệu Các phát hiện từ kết quả cho thấy có mối tương quan đáng kể giữa việc thành lập NIPC và sự gia tăng dòng vốn FDI Thứ hai, nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình của dòng vốn FDI trước khi thành lập NIPC khác với giá trị sau khi thành lập NIPC Và cuối cùng, kết quả cho thấy NIPC đã thành công trong việc tác động đến sự tăng trưởng của FDI ở Nigeria Do đó, nghiên cứu khuyến nghị rằng chính phủ nên theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô đáng tin cậy và đúng đắn hơn, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho FDI phát triển
Nghiên cứu của Ines Kersan-Škabić (2015) “The Role of Investment Promotion
Agencies in Attracting Foreign Direct Investments in the Southeast European Countries”, đánh giá vai trò của các cơ quan quốc gia và khu vực trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước Đông Nam Âu (SEE) và kết nối kết quả thu được từ các nhân viên của IPA với các yếu tố quyết định dòng vốn FDI Nghiên quả cho thấy tiềm năng còn nhỏ, chưa đầy đủ và chưa được khai thác của các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA) Hầu hết các cơ quan khu vực (ngoại trừ ở Croatia và Kosovo) thậm chí không tính đến việc hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài Nghiên cứu dữ liệu của nhóm đã chỉ ra rằng GDP bình quân đầu người, tiền lương, lạm phát (như các biến số kinh tế), cũng như tái cơ cấu doanh nghiệp, thuế suất, thương mại và hệ thống ngoại hối (các biến thể chế) có ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI vào Hạn chế của nghiên cứu là vai trò của các cơ quan cấp quốc gia và khu vực trong việc thu hút FDI còn chưa được tận dụng, đặc biệt đối với các cơ quan khu vực mà ở hầu hết các quốc gia, họ đóng vai trò rất hạn chế hoặc họ không có vai trò hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài Họ tham gia vào một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dòng vốn FDI vào quốc gia của họ, và thường họ không có ngân sách cụ thể xác định cho các hoạt động thúc đẩy FDI Có thể các nhà đầu tư nước ngoài đã tìm ra cách riêng của họ để thâm nhập thị trường ở các quốc gia của See - có thể thông qua các công ty tư vấn hoặc phòng thương mại / chi nhánh của họ tại các quốc gia của SEE
Theo nghiên cứu của World Bank (2004), “The Effectiveness of Promotion Agencies at Attracting Foreign Direct Investment” các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA) tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng không có nỗ lực toàn cầu nào để xác định liệu họ có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đặt trụ sở của nhà đầu tư ở một quốc gia này hay không “Hiệu quả của các cơ quan xúc tiến trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về hiệu quả của các cơ quan này trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tuy nhiên, hiệu quả của xúc tiến phụ thuộc vào: chất lượng môi trường đầu tư, quy mô thị trường, mức độ phát triển của quốc gia, ngân sách và loại hoạt động của IPA mà IPA thực hiện để trao đổi với các nhà hoạch định chính sách cấp cao nhất và hỗ trợ từ khu vực tư nhân Một nguồn tài liệu quan trọng, “Hiệu quả của các cơ quan xúc tiến trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” cung cấp nhiều bài học về cách thực hiện xúc tiến đầu tư hiệu quả
1.2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước
Luận án “Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam” của tác giả Phan Thị Thùy Trâm, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2010 Với việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích cứu liên ngành, nghiên cứu trường hợp điển hình, điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp Luận án đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản liên quan đến XTĐT, phân tích hoạt động, mô hình cơ quan XTĐT của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia và rút ra được bài học thành công và chưa thành công và áp dụng vào Việt Nam Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác XTĐT tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2020 Luận án đã phân tích rõ những lý luận liên quan đến công tác XTĐT tuy nhiên, hạn chế ở đây đó là chưa khái quát, làm rõ được vai trò của cơ quan XTĐT - cơ quan quan trọng nhất trong việc thu hút nguồn vốn FDI và đưa ra một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ quan này phù hợp với thực tiễn Việt Nam Đề án đánh giá mô hình cơ quan XTĐT của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch Đầu tư năm 2020 Đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả, tổng quan tài liệu, rà soát pháp luật, phương pháp chuyên gia, thảo luận, tham vấn doanh nghiệp, địa phương Đề án đúc kết được kinh nghiệm quốc tế về tổ chức cơ quan XTĐT của một số quốc gia, đánh giá thực trạng cơ quan XTĐT tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục và hoàn thiện cơ quan này Mặc dù, đề án đã chỉ ra được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan XTĐT các quốc gia và cơ quan XTĐT của Việt Nam nhưng chưa thực sự rõ ràng, mới chỉ dừng ở việc đưa ra các gạch đầu dòng chưa phân tích sâu
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn, Xuân Thiên, PGS.TS (hướng dẫn), Đinh,
Vũ Mai Linh “Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc ” năm
2013 Bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, nghiên cứu đã làm sáng tỏ những khái niệm mới về XTĐT và vai trò của XTĐT trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phân tích những hạn chế, khó khăn trong công tác XTĐT ở một số tỉnh phía Bắc và đề xuất một số kiến nghị góp phần thúc đẩy và nâng cao hơn nữa hiệu quả XTĐT nguồn vốn FDI ở một số tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung
Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị về “Xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Hữu Khánh Bài thảo luận sử dụng phương pháp phân tích, tổng quan tài liệu, đánh giá v.v và đã đưa ra quan điểm và định hướng phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư như đào tạo nguồn nhân lực, Tuy nhiên chưa có những bộ phận khai thác, nghiên cứu, đánh giá tình hình kinh tế trong khu vực để đón đầu các nguồn vốn FDI
Chuyên đề “Hoàn thiện công tác XTĐT tại Trung tâm XTĐT phía Bắc” đã phân tích được các lý luận cơ bản về XTĐT và các công tác cơ bản trong nội dung của hoạt động XTĐT của Trung tâm XTĐT phía Bắc và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này Nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, mô tả, tổng quan tài liệu, phân tích, khảo sát, đánh giá để góp phần tạo nên thành công của bài nghiên cứu
Nhìn chung, mặc dù đã nhận ra tầm quan trọng của công tác xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam song các nghiên cứu về lĩnh vực nảy rất ít, chủ yếu lồng ghép vào các báo cáo tổng hợp về FDI Để công tác XTĐT có hiệu quả thì vai trò của cơ quan XTĐT rất quan trọng nhưng những nghiên cứu sâu về vai trò của cơ quan này, đánh giá cơ quan XTĐT Việt Nam và đưa ra kiến nghị để hoàn thiện cơ quan XTĐT trong thu hút FDI có thể coi là hiếm hoi Thực tế qua tìm hiểu, chúng tôi đã thấy một số nghiên cứu nhắc tới vai trò của cơ quan XTĐT trong thu hút FDI nhưng chưa thực sự rõ ràng, chỉ dừng ở việc phát hiện chưa phân tích sâu, làm rõ tầm quan trọng của cơ quan này Mặc dù, các công trình nghiên cứu về công tác xúc tiến đầu tư của một số tỉnh trong nước, đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm nhưng chưa thực sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam, còn nhiều bất cập, chưa có tính hệ thống hoặc quan điểm phân tích thiên về hoạt động FDI, về lợi ích nhà đầu tư nước ngoài nên những vấn đề riêng về XTDT ở Việt Nam chưa được làm rõ
Với đề tài nghiên cứu “Vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” Ngoài việc đưa ra các lý luận cơ bản nhất về XTĐT và cơ quan XTĐT, chúng tôi tập trung vào làm rõ vai trò của cơ quan XTĐT trong việc thu hút FDI qua việc tìm hiểu kinh nghiệm về vai trò cơ quan XTĐT của một số quốc gia Từ đó, đánh giá mô hình phù hợp, đưa ra bài học kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về về vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư
- Phân tích thực trạng vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư tại Việt Nam
- Đề xuất phướng và giải pháp nâng cao vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian tới
Vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020
Về không gian nghiên cứu: Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu chúng tôi giới hạn ở một số các quốc gia trên thế giới và Việt Nam trong hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút FDI
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài thực hiện phân tích, đánh giá dựa trên dữ liệu thứ cấp Đó là các số liệu về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung tâm XTĐT, báo cáo, sách, tạp chí, Internet, Tổng quan khảo cứu các tài liệu trong và ngoài nước về công tác xúc tiến đầu tư, mô hình tổ chức hệ thống cơ quan xúc tiến đầu tư của Việt Nam và thế giới; xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam
1.6.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: Khai thác các tư liệu, số liệu, tham khảo Internet Từ đó tổng hợp phân tích dựa trên các kết quả đã công bố Trong bài nghiên cứu, nhóm đã sử dụng những thông tin thu thập được về tình hình thu hút FDI Việt Nam, Cơ quan XTĐT của các quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, tài liệu về trung tâm xúc tiến đầu tư các tỉnh: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng v.v Qua đó phân tích, so sánh, đánh giá được tầm quan trọng của cơ quan XTĐT trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài nghiên cứu gồm 4 chương, như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 3: Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư của IPA trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRONG
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo Tổ chức Thương mại thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
Theo luật đầu tư của Việt Nam (2014): FDI được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài, là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư, và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức FDI khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (IMF - 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp” Các quan điểm và định nghĩa về FDI được đưa ra tùy góc độ nhìn nhất định của các nhà kinh tế nên rất phong phú và đa dạng Qua đó ta có thể rút ra một định nghĩa chung nhất như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đúng chủ sở hữu, tự quản lý, khai thác hoặc thuê người quản lý, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý, cùng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro
FDI bao gồm nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu và quản lý, người ta có thể phân chia FDI theo những tiêu thức phân loại nhất định:
Thứ nhất, phân FDI theo bản chất đầu tư: Đầu tư phương tiện hoạt động Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào Ngoài ra, đầu tư phương tiện hoạt động còn biểu hiện qua hình thức mua lại doanh nghiệp
Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là hình thức đầu tư theo đó nhà đầu tư nhận chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp Khi mua lại doanh nghiệp nhà đầu tư phải thanh toán tiền cho chủ doanh nghiệp cũ và do đó nó cũng làm tăng khối lượng vốn đầu tư
Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào
Thứ hai, phân FDI theo tính chất dòng vốn: Đầu tư 100% hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài góp tiền vốn, tài sản, bí quyết công nghệ, với chủ đầu tư trong nước, hoặc bỏ 100% vốn đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới Đầu tư chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty
Tái đầu tư, đầu tư phát triển: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm Nhà đầu tư cũng có thể thực hiện đầu tư phát triển kinh doanh bằng cách bỏ vốn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh Đầu tư phát triển kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hiện có, đồng thời bổ sung vốn đầu tư mới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của cơ sở kinh
Thứ ba, phân FDI theo động cơ của nhà đầu tư: Đầu tư tìm kiếm tài nguyên: Đây là các hoạt động đầu tư nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp, hoặc khai thác nguồn lao động có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao Hình thức đầu tư này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu, các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh Đầu tư tìm kiếm hiệu quả: Đây là hoạt động đầu tư nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, thuế suất ưu đãi, Đầu tư tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường, hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất Ngoài ra hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa các nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu
2.1.3 Vai trò của FDI đối với chủ đầu tư và nước nhận đầu tư Đối với chủ đầu tư:
FDI tạo điều kiện thu hút nhu cầu mới Khi nhu cầu về một loại sản phẩm nào đó ở trong nước suy giảm hoặc trở nên bão hòa, việc cân nhắc để lựa chọn thị trường nước ngoài - nơi có nhu cầu tiềm ẩn về sản phẩm đó thông qua FDI là giải pháp có tính khả thi
Tận dụng được lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư: chi phí sử dụng đất, lao động rẻ, sử dụng nguyên liệu thô để sản xuất tại chỗ nhằm giảm chi phí vận chuyển do phải nhập nguyên vật liệu, sử dụng công nghệ hiện hữu của nước ngoài (thông qua mua lại doanh nghiệp), nhờ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận Ứng phó với các hạn chế thương mại, các hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước Trong một số trường hợp các nhà đầu tư có thể sử dụng FDI như một chiến lược phòng ngự hơn là tấn công Mặt khác, FDI giúp chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh
Ngoài ra, thực hiện FDI nhà đầu tư có cơ hội để tận dụng những lợi thế do sự thay đổi về tỷ giá, bành trướng sức mạnh kinh tế, tài chính, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ Đối với nước nhận đầu tư:
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng “chính sách thắt lưng buộc bụng” Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sachs đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn
Tổng quan về vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.1 Khái niệm về xúc tiến đầu tư
Theo Tổ chức SRI International, xúc tiến đầu tư là “Tập hợp những hoạt động nhằm khuyến khích các tập đoàn, đơn vị kinh doanh tư nhân hay doanh nghiệp đầu tư mới hay mở rộng kinh doanh sản xuất tại nước sở tại, qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là sự gia tăng trong số lượng việc làm, doanh thu, lượng giá trị xuất khẩu hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan khác”
Một cách tiếp cận khác của Wells and Wint (2000) thì “Xúc tiến đầu tư bao gồm những hoạt động marketing nhất định được thực hiện bởi các Chính phủ, tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài” Các hoạt động này bao gồm: quảng cáo, gửi thư marketing trực tiếp, hội thảo đầu tư, tổ chức các phái đoàn XTĐT, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, phát hành các ấn phẩm, tài liệu; các nỗ lực marketing trực tiếp; tạo điều kiện cho nhà đầu tư đến thăm viếng, giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp địa phương, giúp đỡ nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép kinh doanh, chuẩn bị dự án, hướng dẫn nghiên cứu khả thi và các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư đi vào hoạt động
Trong nghiên cứu về: “Chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Công ty PWC (Price Waterhouse Coopers) thực hiện dưới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thì XTĐT được hiểu là: “Theo nghĩa hẹp, XTĐT có thể định nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các biện pháp tiếp thị tổng hợp, các chiến lược sản phẩm, xúc tiến và giá cả” Trong đó, sản phẩm được hiểu là quốc gia nhận đầu tư, giá cả là giá mà nhà đầu tư phải chi để định vị hoạt động tại quốc gia đó và xúc tiến là hoạt động phổ biến thông tin về các nỗ lực tạo lập hình ảnh về một quốc gia và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng
Như vậy, XTĐT có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng tới các nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu tư tại một quốc gia hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào một đất nước do Chính phủ một nước áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất định Mục tiêu của XTĐT là thu hút FDI phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó
2.2.2 Khái niệm về cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA)
Cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA) thường là một cơ quan của chính phủ có nhiệm vụ thu hút đầu tư vào một quốc gia, khu vực hay một thành phố
IPA là tổ chức chuyên môn, nơi tập trung các nỗ lực của một địa phương trong xúc tiến hay thu hút đầu tư nước ngoài
Thông thường, IPA là đầu mối đại diện của một quốc gia, có thể thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, làm nhiệm vụ hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư trong việc triển khai các dự án FDI trong nước và nước ngoài Một quốc gia có thể có một hoặc nhiều đầu mối cơ quan XTĐT đại diện cho các vùng miền
IPA thường thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược, chương trình và tiến hành hầu hết các hoạt động xúc tiến đầu tư cho quốc gia Ngoài ra, IPA còn là một loạt các hoạt động khác nhau, nhiều hoạt động tương tự như hoạt động tiếp thị, được chính phủ sử dụng để thu hút FDI
Công tác XTĐT là hoạt động vô cùng quan trọng Nó tác động rất lớn tới việc thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế hiện nay, đặc biệt khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển Thực tế cho thấy, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài các quốc gia/địa phương đã sử dụng một trong những hướng tiếp cận và phổ biến nhất đó là sử dụng cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA)
IPA có bốn chức năng cốt lõi: xây dựng hình ảnh của quốc gia tiếp nhận FDI, tạo nguồn đầu tư, quản lý dự án và dịch vụ chăm sóc sau Trong khi các IPA đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các nước phát triển thì một số IPA có thêm chức năng vận động chính sách
IPA thực hiện điều này bằng cách giới thiệu các nhà đầu tư với các nhà cung cấp địa phương (nguyên liệu thô hoặc các đầu vào khác); cung cấp dữ liệu thống kê hữu ích và thông tin kinh doanh như các chỉ số kinh tế vĩ mô (GNP, GDP, HDI, lạm phát, v.v.), năng suất lao động, tiền lương bình quân, các ngành hấp dẫn của nền kinh tế trong nước; hỗ trợ thiết thực như đảm bảo giấy phép hoặc hoàn thành các nghĩa vụ hành chính khác; và bằng cách quản lý bất kỳ ưu đãi đầu tư nào mà thành phố, tiểu bang hoặc quốc gia có thể cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài (công ty hoặc cá nhân)
2.2.3 Vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Một trong những chức năng cốt lõi của cơ quan XTĐT là xây dựng hình ảnh Đây là giai đoạn thành lập của chu trình xúc tiến đầu tư, là tạo ra nhận thức quốc gia như một địa điểm hấp dẫn đối với đầu tư quốc tế Chức năng này liên quan đến việc phát triển thương hiệu quốc gia; thể hiện điều đó thông qua các gói thông tin và bán hàng, kế hoạch đầu tư vào các lĩnh vực hoặc khu vực, các chính sách và ưu đãi dành cho nhà đầu tư và doanh nghiệp; cũng như tạo một trang web tốt và các tài liệu truyền thông khác giới thiệu thương hiệu này và môi trường thân thiện với nhà đầu tư của đất nước Các nhà đầu tư sẽ đưa ra kết luận về điểm đến đầu tư dựa trên thông tin họ nhận được, có thể là từ các nguồn chính thức hoặc thông qua mạng lưới của họ và danh tiếng của quốc gia Việc xây dựng hình ảnh của cơ quan XTĐT cho phép một quốc gia khai thác ấn tượng đầu tiên mà nhà đầu tư tiềm năng có về điểm đến đầu tư bằng cách đóng khung và làm nổi bật thông tin mà quốc gia đó muốn nhà đầu tư tiếp cận Từ đó, tạo ra sự quan tâm đến quốc gia hoặc khu vực được quảng bá
Các hoạt động xây dựng hình ảnh bao gồm: Sử dụng các công cụ truyền tin như website, video, sách giới thiệu, tờ rơi, tổ chức các buổi giới thiệu ngắn, tiến hành các hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo, Đặc biệt, việc phát triển trang web có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó thường góp phần xây dựng ấn tượng đầu tiên của các nhà đầu tư tiềm năng về nền kinh tế chủ nhà Nó cũng tạo thành một phương tiện dễ dàng để IPA tập trung tất cả thông tin liên quan với chi phí hợp lý Một trang web rõ ràng, toàn diện và cập nhật sẽ góp phần đưa một quốc gia vào màn hình radar của các nhà đầu tư quốc tế mới
Vai trò của cơ quan XTĐT trong thu hút nguồn vốn FDI
Xây dựng hình ảnh Thúc đẩy đầu tư Dịch vụ chăm sóc
Cải thiện môi trường đầu tư
Nhiều người cho rằng xúc tiến đầu tư có tác động lớn đến mức độ thu hút FDI Theo Louis T Wells và Alvin G Wint (2000), tăng 10% ngân sách xúc tiến đầu tư sẽ dẫn đến tăng 2,5% vốn FDI Harding và Javorcik (2007) cũng đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa xúc tiến đầu tư và thành công trong thu hút FDI Một nghiên cứu gần đây do Đại học Oxford thực hiện cũng đã chỉ ra rằng một đôla chi cho xúc tiến đầu tư làm tăng dòng vốn FDI thêm 189 đô la (Harding, Javorcik, 2011) Lý do của mối quan hệ và tác động có thể có của hoạt động IPA đối với dòng vốn FDI có thể được tìm thấy trong sự bất cân xứng thông tin mà các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt khi tham gia vào một thị trường mới Thông tin và sự hỗ trợ do IPA cung cấp có thể quyết định việc đưa ra các quyết định đầu tư về địa điểm của các dự án FDI có giá trị cao (Hornberger, Battat, Kusek, 2011)
Chu trình xúc tiến đầu tư của IPA bao gồm tạo ra các dự án FDI mới bằng cách chủ động nhắm mục tiêu các nhà đầu tư cụ thể trong các lĩnh vực phù hợp các ưu tiên kinh tế, kế hoạch phát triển quốc gia và các tiêu chí khác Tạo khách hàng tiềm năng đòi hỏi phải nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực và công ty cụ thể nhằm tạo ra khách hàng tiềm năng đầu tư IPA tự phù hợp với quốc gia ưu tiên xác định các lĩnh vực và nhà đầu tư tiềm năng, đồng thời sử dụng các kỹ thuật tiếp thị trực tiếp để tiếp cận họ Việc tạo ra đầu tư thường bao gồm việc tiến hành các hội thảo và hội nghị về lĩnh vực hoặc ngành cụ thể, cung cấp thông tin đầu tư, sứ mệnh đầu tư và nghiên cứu thị trường đầu tư cho các nhà đầu tư mục tiêu với mục đích là nhằm tạo sự hài lòng cho những nhà đầu tư có nhu cầu, khuyến khích họ đầu tư vào nước mình
Các hoạt động tạo vốn đầu tư có thể được thực hiện ở cả trong và ngoài nước Hầu hết các quyết định đầu tư lớn được đưa ra ở cấp độ toàn cầu hoặc khu vực bởi ban lãnh đạo cấp cao do kết quả của quá trình chuẩn bị và cân nhắc lâu dài Với sự cạnh tranh gia tăng đối với các dự án đầu tư lớn giữa các địa điểm và quốc gia, các IPA ngày càng được kỳ vọng sẽ chủ động trong việc tiếp cận các nhà đầu tư Phạm vi tiếp cận và tính chuyên nghiệp của IPA có thể quyết định trong quá trình ra quyết định đầu tư
Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia
2.3.1.1 Cơ quan xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc (cơ quan Xúc tiến Thương mại
- Đầu tư của Hàn Quốc - KOTRA)
KOTRA là cơ quan tiến hành cả xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm nâng cao sự thịnh vượng quốc gia và khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc Cơ quan này được thành
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ủy quyền Kể từ khi thành lập, nó đã thành lập 123 Trung tâm Thương mại Hàn Quốc ở nước ngoài tại 83 quốc gia.) Mặc dù KOTRA chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nó cũng hỗ trợ các công ty Hàn Quốc, đặc biệt là các DNVVN muốn đầu tư ra nước ngoài (UNCTAD 1999, 11) Để hỗ trợ FDI ra nước ngoài của các DNVVN Hàn Quốc, KOTRA cung cấp thông tin chung về điều kiện đầu tư của nước ngoài, tổ chức các đoàn đầu tư và các chương trình chủ động, xác định các cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực cụ thể và phù hợp với các nhà đầu tư với cơ hội đầu tư Cho đến nay KOTRA là tổ chức chính phủ được ủy quyền nhất hiện nay để hỗ trợ FDI ra nước ngoài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc
S ơ đồ t ổ ch ứ c c ủ a c ơ quan Xúc ti ế n Th ươ ng m ạ i - Đầ u t ư c ủ a Hàn Qu ố c (KOTRA)
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của KOTRA KOTRA ĐẦU TƯ HÀN QUỐC
- Cục Kế hoạch đầu tư
- Cục xúc tiến đầu tư
- Cục đầu tư nước ngoài
HỖ TRỢ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
VĂN PHÒNG THANH TRA ĐẦU
Cục Kế hoạch đầu tư
- Bộ phận quản trị đầu tư
- Bộ phận quan hệ công chúng đầu tư
- Bộ phận thông tin đầu tư
Trung tâm xúc tiến đầu tư
Bộ phận chăm sóc sau đầu tư
Cục xúc tiến đầu tư
- Nhóm xúc tiến đầu tư công nghiệp
- Nhóm xúc tiến đầu tư tài chính và dịch vụ
- Nhóm xúc tiến đầu tư chiến lược
Vai trò của cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư (KOTRA) trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài :
KOTRA tạo lập, truyền bá và tư vấn thông tin để thu hút FDI vào Hàn Quốc đối với thị trường nước ngoài thông qua quảng bá hình ảnh đất nước, môi trường kinh doanh của Hàn Quốc cho các nhà đầu tư qua các kênh như: Tạp chí KOTRA express, trang web Invest KOREA, Invest Korea Plaza (IKP - trung tâm ươm tạo doanh nghiệp quốc tế tại Hàn Quốc, cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh, hỗ trợ quản trị, đầu tư và một cửa hiệu quả cho các nhà đầu tư nước ngoài), các buổi hội thảo, tờ rơi, v.v Các trang web không chỉ cung cấp thông tin toàn diện và phong phú, cập nhật về đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc mà còn cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến cho các nhà đầu tư nước ngoài Hơn nữa, cơ quan xúc tiến đầu tư Hàn Quốc đang thúc đẩy sự hấp dẫn của đầu tư Hàn Quốc đối với các nhà đầu tư tiềm năng thông qua nhiều phương thức khác nhau như gặp gỡ giới truyền thông nước ngoài, vận hành các đại sứ xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, đào tạo về các chuyến thăm tập đoàn và hoạt động của IK SNS
World Cup 2002 là một sự xuất sắc trong cải thiện hình ảnh quốc gia Hàn Quốc KOTRA đã quyết định tối đa hóa hình ảnh của mình với tư cách là quốc gia đăng cai World Cup bằng cách thực hiện nhiều dự án khác nhau như vận hành phòng triển lãm sản phẩm Hàn Quốc và tổ chức một buổi họp báo đầu tư Xuất bản Sách Hướng dẫn Đầu tư Thương mại Hàn Quốc hàng năm bằng bốn thứ tiếng, bao gồm tiếng Anh, Trung, Nhật và Tây Ban Nha, dành cho người mua nước ngoài và các nhà đầu tư tiềm năng cũng như các sự kiện trong nước và quốc tế Ngoài ra, sản xuất video xúc tiến môi trường đầu tư Hàn Quốc, xuất bản Báo cáo Khảo sát Môi trường Đầu tư của EIU Hàn Quốc, thành lập trang web về World Cup để quảng bá ở nước ngoài và xuất bản các tờ rơi quảng cáo, họp Giải Báo chí Hải ngoại liên kết với Tuần lễ đầu tư nước ngoài, quảng bá môi trường đầu tư của Hàn Quốc với các phương tiện truyền thông nước ngoài,…
KOTRA cung cấp hướng dẫn và khuyến nghị cho các nhà triển lãm và hỗ trợ chi phí cho các triển lãm thương mại quốc tế để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng triển lãm thương mại như một chiến thuật hiệu quả nhất để tạo khách hàng tiềm năng và xây dựng hình ảnh thương hiệu KOTRA cũng tổ chức các công ước của riêng mình và đại diện cho Hàn Quốc tại các hội chợ toàn cầu để chứng minh Hàn Quốc công nghệ và kinh tế
KOTRA có chức năng là cầu nối giữa Hàn Quốc với các nhà đầu tư toàn cầu KOTRA có những hoạt động thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc như:
(1) Hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư tiềm năng
Sau khi KOTRA đã xác định được nhà đầu tư tiềm năng, tổ chức này sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư lập kế hoạch đầu tư, quy trình thực hiện đầu tư tại Hàn Quốc Bên cạnh đó, KOTRA cũng liên tục thu thập các thông tin phản hồi của nhà đầu tư để cải thiện các hoạt động xúc tiến, góp phần cải thiện môi trường đầu tư
(2) Nghiên cứu và tư vấn đầu tư Đội ngũ chuyên gia của xúc tiến đầu tư của KOTRA luôn cung cấp thông tin, tổ chức hội nghị, phái đoàn đầu tư và các chương trình thông tin chủ động khác được thiết kế để cho phép các nhà đầu tư tìm kiếm thông tin đầu tư trực tiếp và tạo điều kiện cho các mối liên hệ kinh doanh trực tiếp; tư vấn về đầu tư cơ hội, thủ tục đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài Những đề xuất của chuyên gia KOTRA hoàn toàn dựa trên thông tin cốt lõi các nhà đầu tư, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư và có những danh mục dự án đầu tư hiệu quả
(3) Triển khai hệ thống quản lý các dự án đầu tư
Một quản lý dự án đầu tư được thiết lập cho từng dự án đầu tư để cung cấp các dịch vụ khách hàng cho nhà đầu tư như: Thông tin ở mọi bước của quá trình đầu tư; Thực hiện các dịch vụ quản trị như một người ủy quyền; Hình thành và vận hành bộ phận chuyên trách để giải quyết các khiếu nại của nhà đầu tư và sắp xếp các cuộc họp với các cơ quan liên quan cho nhà đầu tư Các chuyên gia của cơ quan xúc tiến đầu tư cung cấp, hỗ trợ trong lĩnh vực tài chính, thuế, luật, chứng khoán, kế toán và xây dựng để giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh quá trình đầu tư nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư
(4) Hỗ trợ các thủ tục hành chính
Văn phòng hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài sẽ tư vấn cho các nhà đầu tư các mẫu tờ khai Các nhân viên chuyên trách của Chính phủ được ủy quyền xử lý 11 loại dịch vụ cho nhà đầu tư bao gồm nhập cư, hải quan và thuế, v.v
Trung tâm hỗ trợ đầu tư là trung tâm đầu tiên hỗ trợ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Trung tâm này hỗ trợ các nhà đầu tư với mức lãi suất thấp, hỗ trợ các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương nơi đầu tư, các công ty kiểm toán và ngân hàng
(5) Các chính sách ưu đãi nhằm thu hút và bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài như giảm miễn thuế, hỗ trợ tiền mặt, tài trợ phát triển công nghệ và các lĩnh vực được xác định đặc biệt như khu đầu tư nước ngoài và khu phức hợp công nghiệp cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo chuyển tiền bên ngoài, loại trừ việc ngừng giao dịch ngoại hối, v.v
(6) Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các cụm đổi mới sáng tạo quốc gia, giải quyết thắc mắc, tháo gỡ kịp thời khó khăn của các nhà đầu tư KOTRA và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOTIE) tổ chức Tuần đầu tư nước ngoài hàng năm Tuần lễ Invest Korea (IKW) nhằm quảng bá môi trường đầu tư của Hàn Quốc và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài KOTRA cũng thu hút vốn FDI bằng cách tham gia các sự kiện ở nước ngoài như
“Lễ hội South by Southwest” vào tháng 3 năm 2019 ở Austin, Texas, để thu hút các công ty khởi nghiệp và nhà đầu tư Hoa Kỳ Quan chức chính của Hàn Quốc chịu trách nhiệm thúc đẩy và duy trì FDI là Thanh tra Đầu tư Nước ngoài
Nhằm giữ chân nhà đầu tư hiện tại thực hiện dự án và tái đầu tư trong tương lai thì việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc là vô cùng quan trọng
Thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020
Thu hút FDI là một trong những vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia bởi vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trở nên cấp bách hơn bao giờ hết Nhận thức được tầm quan trọng của FDI, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã có những chính sách để thu hút được lượng lớn FDI vào nước mình Từ khi cơ quan XTĐT được thành lập: Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc (thành lập năm 2003); Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung (thành lập theo quyết định số 744/2001/QĐ-BKH ngày ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư); Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam (thành lập theo Quyết định số 1223/QĐ-BKH ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam, tiền thân là Cơ quan đại diện phía Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lượng FDI vào Việt Nam tăng lên rất nhiều, điều này được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây
Bảng 1: Số liệu FDI tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)
Tổng số vốn thực hiện (Triệu USD)
Tỷ lệ vốn TH/vốn ĐK
Từ bảng số liệu trên - nhóm chúng tôi tập hợp từ Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ta có thể thấy: Giai đoạn từ năm 2016 - 2020 tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng qua các năm, tăng từ 8.608 dự (2016) lên 15.106 dự án (2019); tăng mạnh nhất là năm 2019 với 15.106 dự án, tăng 4.395 dự án so với năm 2018; tuy nhiên đến năm 2020 số dự án lại có xu hướng giảm từ 15.106 dự án (2019) xuống 9.804 dự án (2020), giảm 5.302 dự án Tổng vốn đăng ký cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ 24.857,86 Triệu USD (2016) lên 38.019,11 Triệu USD
(2019), nhưng đến năm 2020 thì tổng vốn đăng ký lại giảm mạnh xuống còn 28.530,11 Triệu USD giảm 9.489 Triệu USD Mặc dù năm 2020 có tổng số dự án FDI và tổng vốn đăng ký vào Việt Nam giảm nhưng lại là năm có tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký cao nhất 70,03% (2020) - (Bảng 1)
Do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, vốn đầu tư thực hiện của các dự án ĐTNN trong năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 song mức độ giảm đã được cải thiện (giảm 2% so với năm 2019) Nhiều doanh nghiệp ĐTNN đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án Điểm nhấn trong năm 2020 là vốn đầu tư điều chỉnh tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019
Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án ĐTNN tiếp tục bị ảnh hưởng Mặc dù số dự án mới, điều chỉnh vốn và cả số lượt GVMCP của nhà ĐTNN trong năm 2020 đều giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên mức độ giảm cũng đang được cải thiện Cùng với việc kiểm soát tốt đại dịch Covid ở Việt Nam, số dự án cấp mới và điều chỉnh vốn đều tăng lên trong các tháng cuối năm (Số dự án cấp mới trong
Quý IV năm 2020 tăng 9% so với Quý III năm 2020 Số dự án điều chỉnh vốn cũng tăng lần lượt 26%, 18% và 45% so với các Quý III, Quý II và Quý I năm 2020) Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế
Dù tác động của dịch bệnh là vô cùng nặng nề đối với nền kinh tế của nhiều quốc
19 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn ĐTNN (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,6 tỷ USD, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,6 tỷ USD
Hình 4: FDI vào Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020
Nguồn số liệu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 5: Tỷ lệ vốn TH/vốn ĐK giai đoạn 2016 - 2020
Tỷ lệ vốn TH/vốn ĐK trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt tỷ lệ cao trung bình trên 50% nhưng lại có xu hướng giảm từ 63,56% (2016) xuống 53,60% (2019) - nguyên nhân là do FDI chỉ chú trọng đầu tư vào các ngành trọng điểm, vốn lớn như công nghiệp chế biến, chế tạo hay bất động sản nên việc giải ngân gặp nhiều khó khăn Năm
2020 do tình hình dịch bệnh thu hút FDI giảm so với các năm (tuy nhiên Việt Nam đang rất nỗ lực kiểm soát dịch bệnh để cho việc này bị ảnh hưởng ít nhất, với việc kiểm soát tốt đại dịch Covid ở Việt Nam, số dự án cấp mới và điều chỉnh vốn đều tăng lên trong các tháng cuối năm (Số dự án cấp mới trong Quý IV năm 2020 tăng 9% so với Quý III năm 2020 Số dự án điều chỉnh vốn cũng tăng lần lượt 26%, 18% và 45% so với các Quý III, Quý II và Quý I năm 2020)), tỷ lệ thực hiện trên đăng ký lại đặt tỷ lệ cao nhất 70,03% - FDI đã đầu tư phân chia đều qua các lĩnh vực, ngành, nên việc giải ngân đạt hiệu quả cao cùng với những chính sách, biện pháp quản lý cũng như sử dụng tốt nguồn vốn FDI cũng giúp cho việc giải ngân thuận tiện hơn Qua đây cũng cho thấy được sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020)
STT Chuyên ngành Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 15.132 226.490,20
2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 941 60.057,32
3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa 152 28.921,82
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 891 12.506,70
6 Các ngành khác (14 ngành còn lại) 14.199 45.383,99
Nguồn số liệu: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 6: Biểu đồ thể hiện tổng tốn đăng ký tại Việt Nam theo ngành
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo
2 Hoạt động kinh doanh bất động sản
3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống
6 Các ngành khác (14 ngành còn lại)
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020)
STT Đối tác Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD)
6 Các quốc gia khác (134 quốc gia) 12.090 137.221,02
Nguồn số liệu: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 7: Biểu đồ thể hiện tổng tốn đăng ký tại Việt Nam theo quốc gia đầu tư
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020)
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020)
STT Địa phương Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD)
7 Các địa phương khác (58 địa phương khác) 9.718 197.536,04
Nguồn số liệu: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 8: Biểu đồ thể hiện tổng tốn đăng ký tại Việt Nam theo địa phương
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020)
FDI chủ yếu đầu tư vào các ngành lớn, có tiềm năng ((Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020): CN chế biến, chế tạo có số dự án đầu tư cũng như tổng vốn
(Triệu USD) chiếm 58,98% tổng vốn đăng ký FDI tại Việt Nam Tiếp sau đó là hoạt động kinh doanh bất động sản với 941 dự án - tổng vốn đăng ký 60.057,32 Triệu USD chiếm 15,64% tổng vốn đăng ký FDI
Về đối tác đầu tư, các quốc gia (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020): Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông là những nước có vốn đầu tư FDI vào nước ta nhiều nhất, tăng qua các năm từ 2016 - 2020 Hàn Quốc đứng đầu với 8.983 dự án - tổng vốn đăng ký 70.645,07 Triệu USD chiếm 18,4% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam; tiếp đến là Nhật Bản với 4.632 dự án - tổng vốn đăng ký 60.257,61 Triệu USD chiếm 15,7% tổng vốn đăng ký - (Bảng 3)
Về địa bàn đầu tư (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2020), TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều dự án cũng như tổng vốn đăng ký nhất với 9.952 dự án - tổng vốn đăng ký 48.190,48 Triệu USD chiếm 12,55% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam; sau đó là Hà Nội với 6.384 dự án - tổng vốn đăng ký 35.904,27 Triệu USD chiếm 9,35% tổng vốn đăng ký - (Bảng 4)
Nhìn chung vốn FDI vào Việt Nam tương đối lớn, thu hút chủ yếu tập trung ở các ngành, các lĩnh vực, các địa phương lớn có tiềm năng trên cả nước, có các hoạt động thúc đẩy, thu hút FDI một cách mạnh mẽ Tuy nhiên để có thể thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực, địa phương trên cả nước một cách đồng đều thì nhà nước cần phải có các biện pháp quản lý, cải tiến môi trường của các địa phương, cần đẩy mạnh, thiết lập cơ quan xúc tiến đầu tư ở các địa phương, đồng bộ hóa các cơ quan xúc tiến hoạt động có hiệu quả hơn, chú trọng vào tất cả các lĩnh vực trên cả nước, đưa ra các chính sách hỗ trợ cơ quan xúc tiến trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
3.2 Thực trạng vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI tại Việt Nam
3.2.1 Hệ thống cơ quan XTĐT tại Việt Nam
Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết
Đánh giá vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI tại Việt Nam
3.3.1 Những kết quả đạt được
Trong bối cảnh cạnh tranh FDI ngày càng gia tăng, việc thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến của cơ quan xúc tiến đầu tư là vô cùng quan trọng Hiện nay, Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan đảm nhận thực thi chương trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia Chúng ta đã có Trung tâm xúc tiến đầu tư ba miền Bắc - Trung -Nam với chức năng thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam Tại các địa phương, Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, thành phố và ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp có sự tham gia nhất định vào các hoạt động xúc tiến ở các mức độ khác nhau Các cơ quan không ngừng nỗ lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư Những kết quả nổi bật của cơ quan xúc tiến đầu tư trong việc thu hút FDI tại Việt Nam là:
Thứ nhất, hệ thống các cơ quan XTĐT cơ bản đã thực hiện tốt chức năng XTĐT ở các địa phương, hình thành cơ quan đầu mối trong việc thực hiện hoạt động XTĐT, thông qua đó hoạt động XTĐT ở các địa phương được tăng cường và đi vào nề nếp, góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn ĐTNN vào các địa phương
Thứ hai, chương trình XTĐT được xây dựng hàng năm ở từng địa phương, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với hoạt động XTĐT Hầu hết các hoạt động phù hợp với: quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành và địa phương; định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, có tác động thiết thực đến việc thu hút các nguồn đầu tư vào các lĩnh vực hoặc địa bàn và mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương
Thứ ba, cơ quan XTĐT Việt Nam liên tục xây dựng, cải cách, đổi mới các chính sách, luật pháp góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo hàng loạt các điều kiện nhằm nhằm thu hút FDI đã được triển khai rộng khắp tại các địa phương của cả nước Hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia, địa phương ngày càng rộng rãi trên trường quốc tế qua các báo, tạp chí, website Mặt khác, các hoạt động XTĐT được xây dựng tương đối toàn diện từ khâu nghiên cứu thị trường, xây dựng các kênh xúc tiến hiệu quả với các các tổ chức ngành nghề, cơ quan XTĐT của các nước đối tác đầu tư nước ngoài chủ chốt của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Singapore, v.v Thứ tư, các hoạt động như: hỗ trợ thủ tục, tư vấn đầu tư, hội nghị đối thoại công tư, phổ biến chính sách thuế hải quan, hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hội nghị XTĐT và kết nối giao thương, v.v, được tổ chức thường xuyên và kịp thời Thông qua các hoạt động này, đã giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư giải quyết được các khó khăn, vướng mắc, tiếp cận thị trường tiêu thụ, tiếp cận vốn, đẩy nhanh tiến độ dự án, liên kết liên doanh, nâng cao năng lực quản lý, cạnh tranh và gia nhập thị trường Thứ năm, hầu hết các địa phương quán triệt phương thức lồng ghép xúc tiến đầu tư với thương mại và du lịch Tích cực tham gia các chương trình XTĐT liên ngành, liên vùng do các Bộ ngành TW tổ chức trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao…
Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan XTĐT còn hạn chế, chủ yếu mới tập trung vào các hoạt động nhằm thu hút đầu tư mà chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động để giữ chân các nhà đầu tư lâu dài Các cơ quan xúc tiến đầu tư như Cục ĐTNN có vai trò quan trọng trong nỗ lực nội địa hóa và kết nối nhà đầu tư nước ngoài với nhà cung cấp trong nước Các cơ quan khác trên khắp thế giới đã tham gia kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước ở nhiều mức độ khác nhau Tới nay, Cục ĐTNN chưa đảm nhiệm vai trò này một cách có trọng tâm và hệ thống, có thể là do chức năng, nhiệm vụ của Cục chưa quy định rõ về vấn đề này
Mô hình cơ quan XTĐT trong không đồng nhất, địa vị pháp lý cũng khác nhau dẫn tới chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan xúc tiến đầu tư bị hạn chế Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan XTĐT có lúc có việc chưa kịp thời và thiếu chặt chẽ, làm ảnh hưởng đến việc thu hút và triển khai thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn
Nguồn nhân lực của cơ quan XTĐT còn yếu, phân bố chưa đồng đều, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, đặc biệt là khả năng về ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, một bộ phận lực lượng nhân sự nhận thức về công tác xúc tiến đầu tư chưa đầy đủ
Nguồn ngân sách của cơ quan XTĐT cho hoạt động xúc tiến còn hạn hẹp, chủ yếu từ nguồn ngân sách địa phương nên việc tuyên truyền quảng bá được các địa phương chú trọng song vẫn chưa phong phú; chưa tổ chức được các đợt tuyên truyền theo chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm nhân các sự kiện lớn của địa phương
Một số hạn chế trong hoạt động XTĐT của cơ quan XTĐT nhằm thu hút FDI như sau:
- Chất lượng hoạt động XTĐT thường chưa cao Các ấn phẩm và tài liệu giới thiệu thường chưa được thiết kế hợp lý và các nhà đầu tư thường gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin về các cơ hội đầu tư Các trang Web chưa được cập nhật thường xuyên và chưa thuận tiện cho người sử dụng
- Công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm còn chậm; các hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương chủ yếu là hoạt động độc lập, thiếu tính kết nối với các địa phương khác trong khu vực cũng như với chương trình xúc tiến đầu tư do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức
- Công tác nắm bắt vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp và nhà đầu tư đôi khi còn thụ động, các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp đã được cơ quan phối hợp, hỗ trợ giải quyết nhưng kết quả tư vấn, hỗ trợ và giải quyết chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải kiến nghị nhiều lần Ngoài ra, công tác dự báo, nghiên cứu thị trường gặp nhiều khó khăn
- Hình thức và nội dung XTĐT còn chưa thực sự đổi mới, chưa tạo được sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nên số lượng các dự án lớn còn hạn chế Chất lượng, hiệu quả của các dự án đầu tư thu hút còn chưa cao Hầu hết các dự án có vốn đầu tư thấp, quy mô còn nhỏ, thiếu những dự án mang tính động lực, chưa có các dự án chế biến sâu, công nghệ hiện đại Đặc biệt, khả năng thu hút và chất lượng vốn FDI, đầu tư trong nước vẫn còn thấp, chưa thu hút được nhiều dự án công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghệ nguồn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của vùng
- Thủ tục cấp giấy phép được đơn giản hóa và thời gian cấp giấy phép đã được rút ngắn rất nhiều Tuy vậy, các dịch vụ sau khi cấp giấy phép vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu và vấn đề này vẫn là điểm trở ngại cho ĐTNN Hiệu quả của chính sách
“một cửa” vẫn chưa cao
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến chức năng nhiệm vụ, hoạt động của các cơ quan XTĐT còn bất cập và chưa đồng bộ Thể hiện:
Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các cơ quan Xúc tiến đầu tư chưa thống nhất, chẳng hạn: có những trung tâm chỉ thực hiện chức năng XTĐT (như Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư Đà Nẵng (IPA Đà Nẵng)); có trung tâm thực hiện kết hợp chức năng XTĐT và xúc tiến thương mại (như Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương); có trung tâm thực hiện 03 chức năng Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch (như Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA - Hanoi Promotion Agency)…)
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRONG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM
Phương hướng về vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI tại Việt Nam
4.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến thu hút FDI
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa tiếp tục được đẩy mạnh: Việc tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với các nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả Sự phụ thuộc và tùy thuộc vào nhau trong quá trình phát triển, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước, các khu vực sẽ càng trở nên phổ biến Các quốc gia đang phát triển sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt trong việc xuất khẩu và giành thị phần tiêu thụ hàng hóa trên các thị trường trong và ngoài nước, cũng như trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự di chuyển vốn, công nghệ, lao động giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ sẽ thúc đẩy việc khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước, khu vực cũng như toàn thế giới Việc tham gia sớm và sâu vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sẽ có nhiều cơ hội, tranh thủ được nhiều nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính và khoa học - công nghệ để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, toàn cầu hoá có thể khiến những quốc gia tiếp nhận nhiều nguồn lực từ bên ngoài như Việt Nam trở nên phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế, và từ đó kéo theo sự lệ thuộc về chính trị, văn hoá và xã hội
Thứ hai, cách mạng công nghệ 4.0: Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, đặc biệt là những công nghệ có tác động lớn như công nghệ in 3D trong chế tạo sản phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới Việc nắm bắt kịp thời các thành quả của cuộc CMCN 4.0 có thể coi là chìa khóa, cơ hội để tạo bước phát triển mang tính đột phá cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới nhằm thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa
Hiện nay, Việt Nam đang duy trì mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, tiến hành CNH - HĐH dựa vào thu hút vốn FDI và xuất khẩu Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này sẽ đứng trước thách thức lớn trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 khi rô bốt, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế sức lao động của con người, hoạt động sản xuất - chế tạo trong tương lai sẽ quay trở lại các nước công nghiệp phát triển FDI với việc chuyển giao công nghệ và các loại hiệu ứng lan toả tích cực khác tạo điều kiện cho DN trong nước hội nhập đầy đủ vào các chuỗi giá trị toàn cầu là cách làm dẫn tới kết quả có lợi cho cả các DN liên quan và cho Việt Nam Tuy nhiên, cần hạn chế rủi ro khi phát triển cụm sản xuất theo định hướng giá trị bằng cách tránh đi theo hướng nhà nước khởi xướng hay quản lý quá mức
Thứ ba, dịch chuyển làn sóng đầu tư trên thế giới: Hiện nay, chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng và tác động của chiến tranh thương mại tới dòng vốn FDI là rất đáng kể do các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị phá vỡ Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ ở Nam Trung Quốc, cho rằng 41% các công ty Mỹ đang xem xét hoặc đã chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại, các địa điểm tiềm năng để di chuyển nhà máy là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Philippin hoặc Mexico Một điều tra gần đây của Nikkei Asian Review đối với các doanh nghiệp lớn cho thấy khoảng 50 tập đoàn đa quốc gia đã công bố kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đáng chú ý là 7/50 công ty này lựa chọn Việt Nam là địa điểm đến, một số doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu thế giới như Apple đã có kế hoạch thử nghiệm sản xuất tai nghe AirPods tại Việt Nam Trong tháng 7/2019, hai hãng công nghệ lớn của Nhật là Sharp và Kyocera đã hủy kế hoạch sản xuất LCD, laptop, máy photocopy, màn hình đa năng tại Trung Quốc và dự kiến chuyển nhà máy sang Việt Nam
Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh hơn xu hướng này Không chỉ chính quyền Mỹ, mà còn nhiều nước châu Âu, cả Nhật Bản cũng đã kêu gọi và tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ các công ty của mình chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế này Với vị trí địa chính trị và địa kinh tế thuận lợi, cộng với việc phản ứng nhanh chóng và xử lý hiệu quả công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-
19 vừa qua của Chính phủ Việt Nam, hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao Đây chính là cơ hội vàng để Việt Nam thu hút
Thứ nhất, sự ổn định về mặt chính trị - xã hội tại Việt Nam: Ổn định chính trị - xã hội là một trong những yếu tố góp phần quan trọng để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế Đây được coi là điều kiện quan trọng để quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam Nền chính trị ổn định sẽ giúp cho Việt Nam có một nền hòa bình và thịnh vượng Gần đây, những bất ổn chính trị xảy ra trên thế giới và các nước trong khu vực đã ảnh hưởng ít nhiều đến tăng trưởng kinh tế ở các nước này và gây nhiều hệ lụy như bất ổn xã hội Đối với việc thu hút vốn đầu tư, sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam đã tạo được niềm tin mạnh mẽ với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước Các nhà đầu tư sẵn sàng huy động vốn để gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất Hơn nữa, Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi giao thương với thế giới vừa là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây Bán đảo Đông Dương
Thứ hai, Việt Nam vẫn đang tiếp tục hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu, đặc biệt gần đây nhất với việc thỏa thuận thành công Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA), là cơ hội lớn để Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, giảm lệ thuộc vào các thị trường bên cạnh, do đó sẽ có tác động lớn đến thu hút FDI Tuy nhiên, xét về năng lực quốc nội, Việt Nam còn nhiều hạn chế và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn cần phải được giải quyết thời gian tới để có thể thu hút các nguồn FDI có chất lượng
Thứ ba, nền kinh tế trong nước đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: Sau 30 năm đổi mới, từ một nước có nền kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng, GDP bình quân đầu người mới chỉ trên 100 USD, mọi loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống đều phải nhập từ bên ngoài, thì ngày nay, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp
(2220 USD/người năm 2016; tương ứng năm 2017 là 2.250 USD và năm 2018 là 2.540 USD - theo số liệu của TCTK) Kinh tế liên tục phát triển trong các năm vừa qua, cụ thể là sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ của nền kinh tế Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam đón đầu các nguồn vốn FDI Đặc biệt khi các nhà đầu tư nhìn thấy sự quyết liệt, đúng đắn trong sự chỉ đạo của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch và khởi động lại nền kinh tế trong thời gian vừa qua Điều đó để lại không ít ấn tượng đối với hình tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ vào đầu tư, nhờ vào gia công với năng suất và hiệu quả thấp, khu vực tư nhân còn yếu kém và chưa thực sự trở thành động lực tăng trưởng, các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển v.v sẽ là các yếu tố gây khó khăn cho Việt Nam trong thời gian tới
Thứ tư, lợi thế về cơ cấu dân số vàng không còn: Theo số liệu dự báo mới nhất của Tổng cục Thống kê (TCTK), đến 2020, dân số Việt Nam là 96,2 triệu người và nằm trong thời kỳ dân số vàng, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, thứ 8 ở châu Á, và thứ 3 trong khu vực ASEAN Tuy vậy, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã nhận định rằng, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng từ sau năm 2020
Cụ thể, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng từ 68,6 tuổi năm 1999 lên tới 73,2 tuổi năm 2014, và dự báo sẽ lên 78 tuổi vào năm 2030 Một sự báo gần đây: đến năm
2024, người cao tuổi sẽ chiếm 13% tổng số dân (gần 13 triệu người) Với 13% người cao tuổi, Việt Nam vượt tiêu chuẩn xã hội già hóa Theo quan điểm của Quỹ dân số Liên hợp Quốc, già hóa dân số cũng cần được nhìn nhận trên khía cạnh tích cực
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Môi trường, hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuy mới hình thành nên chưa thật đầy đủ, đồng bộ nhưng phần nào đã có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Luật đầu tư nước ngoài và nhiều văn bản pháp lý về đầu tư nước ngoài đã được ban hành Các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực khuyến khích đầu tư, các hình thức đầu tư nước ngoài và các biện pháp bảo đảm đầu tư được xem là thông thoáng, hấp dẫn so với các nước khác Một số luật và quy định khác về kinh doanh liên quan nhiều đến đầu tư nước ngoài chưa được ban hành như luật lao động, thương mại, kinh doanh bất động sản, khai mỏ v.v một số chính sách chưa được xác định rõ nên chưa thể chế hoá hoặc đã có chính sách làm cơ sở nhưng văn bản pháp quy ban hành chậm; có tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa một số văn bản Các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư, xúc tiến đầu tư tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu Hệ thống các công ty tư vấn dịch vụ đầu tư chưa được kiện toàn tăng cường về tổ chức, cán bộ Phần lớn các công ty này mới tập trung làm các dịch vụ đầu tư thông thường như tổ chức, hướng dẫn đoàn khảo sát, làm thị thực cho khách chứ chưa đi sâu tư vấn dịch vụ các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng dự án và thực hiện dự án sau giấy phép
4.1.1.3 Cơ hội và thách thức trong xúc tiến đầu tư ở Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư trong
4.2.1 Đối với cơ quan xúc tiến đầu tư a Về cơ cấu tổ chức của cơ quan XTĐT
Xuất phát từ mô hình cơ quan XTĐT hiện nay không đồng nhất, địa vị pháp lý cũng khác nhau dẫn tới chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan xúc tiến đầu tư bị hạn chế Các địa phương còn có các trung tâm xúc tiến thương mại, du lịch cũng thực hiện các chức năng xúc tiến đầu tư Điều này gây ra sự dàn trải trong phân bổ nguồn lực cho các hoạt động xúc tiến, gây ra sự lãng phí nguồn lực, chồng chéo trong hoạt động xúc tiến đầu tư Vì vậy, việc kiến nghị một mô hình mới có tính khả thi để đảm bảo hoạt động XTĐT có hiệu quả là thực sự cần thiết
Trước hết: Hiện nay xúc tiến đầu tư ở cấp địa phương của Việt Nam, sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh; UBND cấp tỉnh; văn phòng UBND tỉnh; ban quản lý KCN,KKT tham gia vào nhiều hoạt động xúc tiến cho dù có các thành công khác nhau nhưng vẫn có những mâu thuẫn trong các hoạt động và các thông điệp được cung cấp cho các nhà đầu tư không rõ ràng còn nhiều bất cập Vậy nên, để thực hiện được vai trò là một công cụ hiệu quả của quá trình phát triển kinh tế, hoạt động xúc tiến đầu tư cần thiết phải có được một cơ quan chuyên trách ở cấp quốc gia Cơ quan này đóng vai trò phối hợp, giúp đỡ, quản lý hoạt động XTĐT của các cơ quan XTĐT ở cấp địa phương nhằm nâng cao tính ổn định và hiệu quả của hoạt động này Cơ quan này cũng giữ vai trò quyết định chính và đưa ra định hướng rõ ràng trong công tác quản lý cũng như hoạt động của mình thông qua những kế hoạch trọng tâm quốc gia Vì vậy, đề xuất ở đây là Việt Nam nên thành lập một cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên biệt ở cấp quốc gia để thực hiện và phối hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI tại Việt Nam (Cơ quan xúc tiến đầu tư Việt Nam hay IPA Việt Nam)
Theo đó: Trên cơ sở đặc thù của Việt Nam, nơi mà nhà đầu tư cần một cơ quan các thắc mắc và phiền toái liên quan đến luật lệ và quy chế, cơ quan XTĐT Việt Nam nên là một tổ chức chính phủ tương đương cấp bộ Kinh nghiệm thu được từ các quốc gia khác cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn một tổ chức quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tương đương cấp bộ vì họ tin tưởng rằng nếu cơ quan XTĐT cấp quốc gia có vị thế tương đương cấp bộ, nó sẽ có thẩm quyền như các bộ phận khác do vậy có thể bảo vệ lợi ích của họ tốt hơn Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi Trong bối cảnh của Việt Nam, người ta không mong đợi một bộ riêng biệt phụ trách hoạt động XTĐT được thành lập trong thời gian trước mắt Có ý kiến đề xuất thành lập một Tổng cục đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục này được khuyến nghị thực hiện vai trò như của cơ quan XTĐT cấp quốc gia (cơ quan XTĐT Việt Nam) Về lâu dài, cơ quan XTĐT Việt Nam có thể được nâng lên cấp “bộ” Cơ quan XTĐT Việt Nam sẽ hoạt động như một cơ quan XTĐT nước ngoài chính cho cả nước Bên cạnh đó cũng nên xem xét việc cơ quan XTĐT Việt Nam mở các văn phòng hoặc đại diện ở nước ngoài trong các khu vực quan trọng như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ Đây thường là cách tốt nhất để thực hiện việc quảng bá và tiếp thị ra nước ngoài Tuy nhiên, đó có thể được coi là sự lựa chọn tốn kém và phải cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra Cơ quan XTĐT Việt Nam nên cộng tác chặt chẽ với Thương vụ với các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức kinh doanh nước ngoài khác Vậy nên, cơ cấu tổ chức cấp cao của cơ quan XTĐT Việt Nam được đề xuất dưới đây:
- Vai trò hỗ trợ và phối hợp
_ Quản lý trực tiếp b Về chức năng, nhiệm vụ
Hiện tại các cơ quan XTĐT tại Việt Nam về chức năng nhiệm vụ chưa tương xứng với vai trò của mình nên cần phải có một cuộc cải cách nâng tầm chức năng, nhiệm vụ của hoạt động XTĐT và phải coi đây là một quy luật tự nhiên của hoạt động này Chức năng XTĐT không chỉ nhằm thu hút các nhà đầu tư mà còn cần quan tâm đến việc giữ chân các nhà đầu tư lâu dài, bền vững Theo đó, cần:
Cơ quan xúc tiến đầu tư của Việt Nam
Các bộ khác trực thuộc chính phủ
Phòng chính sách Phòng đầu tư nước ngoài Phòng đầu tư ra nước ngoài Phòng xúc tiến đầu tư Phòng tổng hợp thông tin
Cơ quan XTĐT - Đà Nẵng
Tiếp tục so sánh, đánh giá mô hình hoạt động của hệ thống các cơ quan XTĐT, học hỏi những mô hình tương tự trên thế giới để khắc phục những nhược điểm, tăng tính hiệu quả hoạt động xúc tiến, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay Hệ thống cơ quan XTĐT phải có một cơ chế, bộ máy đủ thẩm quyền, hiệu lực đối với hoạt động xúc tiến đầu tư thì mới có thể đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thu hút những nhà đầu tư lớn
Ban hành văn bản quy định thống nhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trên toàn quốc
Ban hành quy chế phối hợp mẫu quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Trung tâm và các sở, ngành có liên quan trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại địa phương đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
Rà soát lại quy chế hoạt động, phối hợp, của hệ thống các cơ quan XTĐT trên cả nước chú trọng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, trao đổi thông tin để tăng tính kết nối, đồng bộ, cần theo sát đến cùng từng nhà đầu tư, từng dự án sau khi được ký kết, để có thể phát huy vai trò tư vấn, hỗ trợ
Trên thực tế hiện nay có nhiều địa phương trong cùng một khu vực, vùng miền có những tiềm năng, đặc điểm, lợi thế khá tương đồng, do đó trong quá trình xúc tiến đầu tư có những hoạt động cạnh tranh lẫn nhau, manh mún và thiếu hợp tác dẫn đến ảnh hướng đến kết quả thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn, liên vùng Trên thế giới có nhiều quốc gia, khu vực có tính liên kết rất cao, phân công vai trò, hợp tác rõ ràng nhờ đó đã tạo ra được sự cộng hưởng lớn giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển Do đó, đề xuất cần tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, chức năng điều phối của cơ quan XTĐT cấp vùng là cánh tay nối dài của cơ quan trung ương nhằm hạn chế nhược điểm trên và góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn cho khu vực đó Ở một số quốc gia có khung thể chế chung yếu nhưng cơ quan xúc tiến đầu tư mạnh, cơ quan này đôi khi đảm nhiệm vai trò đứng đầu về thiết kế và quản lý chương trình phát triển nhà cung cấp, nhằm hỗ trợ nâng cấp có mục tiêu cho các doanh nghiệp trong nước có triển vọng để giúp các doanh nghiệp này đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của nhà đầu tư nước ngoài Trong trường hợp Việt Nam, cơ quan này hiện đặt tại Bộ CT và Cục Công nghiệp mới thành lập và Cục ĐTNN nên phối hợp chặt chẽ với cơ quan này trong việc thúc đẩy liên kết tại Việt Nam
Bên cạnh đó cơ quan XTĐT Việt Nam cần gửi đi thông điệp mà chính phủ đã cam kết làm FDI trở nên hấp dẫn Tất cả các cơ quan chính phủ và cụ thể là các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước cần hỗ trợ cơ quan XTĐT Việt Nam và đảm bảo các chính sách và quy chế mang cùng một thông điệp đến các nhà đầu tư Điều này đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi sự thiếu phối hợp và đồng thuận giữa các cơ quan nhà nước khác nhau cũng như các chính sách và các quy chế không thống nhất gây trở ngại cho việc thu hút FDI, hoạt động đầu tư nước ngoài c Cơ chế tài chính
Tăng cường nguồn lực tài chính dành cho hoạt động xúc tiến FDI cũng là điều chúng ta cần quan tâm Hiệu quả hoạt động của bất kì cơ quan XTĐT nào đều chịu ảnh hưởng của các nguồn lực dành cho công tác XTĐT Do XTĐT là hoạt động vì mục tiêu lợi ích của cộng đồng nên nguồn tài chính của các cơ quan XTĐT nên lấy từ ngân sách quốc gia Ngoài ra, cơ quan XTĐT Việt Nam có thể lấy từ nguồn viện trợ nước ngoài, đóng góp từ những khu vực tư nhân hay các khoản phí dịch vụ thu trước của các nhà đầu tư Hiện nay, chính phủ không có nguồn ngân sách riêng cho hoạt động này Kinh phí XTĐT của Việt Nam hiện nay được tài trợ hàng năm từ ngân sách của
Bộ Kế hoạch và đầu tư, sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố Tuy nhiên, nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động XTĐT hiện nay hầu như vẫn hạn hẹp nên không thể đáp ứng được nhiệm vụ mới Vì vậy để làm tốt được công tác XTĐT các Bộ ngành phải: Nghiên cứu phân bổ kinh phí để các hoạt động XTĐT tại các địa phương được phong phú thuận lợi hơn (cần phải tổ chức XTĐT theo đặc thù riêng của từng vùng, XTĐT theo lĩnh vực, theo chuyên đề, theo đối tác cần chú trọng hoạt động XTĐT để quảng bá, kết nối thông tin thông qua website, chu trọng các hoạt động XTĐT trực tuyến… Qua đó chọn lọc, giới thiệu và kêu gọi các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại…đến đầu tư tại các vùng và cả nước…)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành kế hoạch và đầu tư theo hướng tính đủ chi phí theo quy định tại Điều 10 Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ
Các địa phương cần tăng cường hơn nữa trong việc vận động nguồn xã hội hoá, hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện hoạt động XTĐT, đặc biệt là các Hội nghị, hội thảo XTĐT, đoàn đi XTĐT nước ngoài, góp phần tăng kinh phí cho hoạt động XTĐT và tiết kiệm ngân sách nhà nước
Cần nghiên cứu ban hành cơ chế khuyến khích đối với các cơ quan xúc tiến đầu tư Việc có cơ chế khuyến khích cho cơ quan xúc tiến sẽ không chỉ liên quan tới vấn đề tài chính, để tạo động lực làm việc cho các cơ quan, tổ chức xúc tiến đầu tư mà còn hàm ý nếu các cơ quan xúc tiến đầu tư muốn thu hút và giữ chân các nhà đầu tư lớn (tái đầu tư), thì họ sẽ phải chăm sóc nhà đầu tư tốt hơn Từ đó làm cho môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ tăng tính cạnh tranh, phát triển bền vững hơn d Về nguồn nhân lực