1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN pot

130 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Một cơ cấu kinh tế dù là hoàn chỉnh đến đâu cũng không phải ổn định lâudài mà trái lại luôn luôn vận động, biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuấ

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TÂN

HƯNG, TỈNH LONG AN

Mã số SV: 4054091 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1- K 31

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào

Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Thời gian trôi qua đã 4 năm tôi theo học tại Trường Đại học Cần Thơ, thờigian ấy đã giúp tôi học được rất nhiều ở trên giảng đường và cả ngoài thực tế Cóđược như vậy là nhờ vào công lao nuôi nấng của cha mẹ và công lao dạy bảo củatất cả các thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và thầy cô Khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh nói riêng

Nhân dịp này cho tôi được phép nói lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ vàtất cả các thầy cô – những người đã dạy bảo tôi nên được ngày hôm nay Đặc biệt

là Thầy Lưu Thanh Đức Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đềtài nghiên cứu luận văn của mình Ngoài ra cũng cho tôi được gửi lời cảm ơnchân thành đến các bác, chú, anh, chị là cán bộ phòng Nông Nghiệp và phát triểnnông thôn huyện Tân Hưng đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thựctập Hơn nữa, tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các bác, chú, anh, chị là cán bộcủa phòng nông nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và có sự đóng góp khôngnhỏ của các bạn cùng lớp để tôi có thể thu thập đủ số liệu cho bài luận văn này

Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh được những thiếu sót.Rất mong được quý thầy cô đóng góp ý kiến cho bài luận văn của tôi được hoànchỉnh hơn Sự thành công của đề tài đã giúp tôi học được thêm nhiều kinhnghiệm mới và tạo tiền đề để tôi có thể tiếp tục thực hiện những nghiên cứu mới

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



Ngày … tháng … năm … Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Họ và tên người hướng dẫn:

Học vị: Tiến sĩ

Chuyên ngành:

Cơ quan công tác:

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN HĂNG Mã số sinh viên: 4054091 Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

2 Về hình thức

3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và các kết quả đạt được

6 Nhận xét khác

7 Kết luận

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009 Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



Ngày … tháng … năm … Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 01

1.1 Lí do chọn đề tài 01

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 01

1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn 02

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 03

1.2.1 Mục tiêu chung 03

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 03

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 04

1.4 Phạm vi nghiên cứu 04

1.5 Lược khảo tài liệu 04

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 07

2.1 Phương pháp luận 07

2.1.1 Khái niệm, đặc trưng, các hình thức biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 07

2.1.2 Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 12

2.1.3 Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 14

2.1.4 Những chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 19

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 20

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 20

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 22

3.1 Giới thiệu về huyện Tân Hưng 22

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 22

3.1.2 Kinh tế xã hội 26

3.2 Đánh giá chung về tình hinh kinh tế - xã hội 35

3.2.1 Sản xuất nông nghiệp 35

Trang 8

3.3 Phương hướng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện 37

3.3.1 Sản xuất nông nghiệp 37

3.3.2 Tiểu thủ công nghiệp – thương mại - dịch vụ 39

3.3.3 Về giao thông nông thôn 40

3.3.4 Về điện - nước 40

3.3.5 Về y tế 41

3.3.6 Về giáo dục 41

3.4.Đánh giá, kết luận chung về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện 42

Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN 44

4.1 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 44

4.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện 44

4.1.2 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất 47

4.2 Phân tích hiệu quả chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đối với nông hộ theo mô hình 52

4.2.1 Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng của mô hình lúa 2 vụ 52

4.2.2 Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng của mô hình 1 lúa – 1 màu 63

4.2.3 So sánh hiệu quả hai mô hình 74

4.3 Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 76

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỪ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 79

5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 79

5.2 Một số giải pháp 80

5.2.1 Thị trường đầu ra 80

5.2.2 Công tác khuyến nông 81

5.2.3 Tiếp cận nguồn vốn 82

5.2.4 Khoa học công nghệ 83

5.3 Tổ chức thực hiện 84

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

6.1 Kết luận 86

Trang 9

6.2 Kiến nghị 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 90

Trang 10

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Trang 11

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp qua các năm 24

Bảng 2: Tổng sản phẩm (GDP) của huyện Tân Hưng 33

Bảng 3: Tình hình sản xuất nông nghiệp (2006 – 20008) 44

Bảng 4: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện (2006 – 2008) 45

Bảng 5: Diện tích và sản lượng của ngành trồng trọt 47

Bảng 6: Quy mô ngành chăn nuôi của huyện 2006- 2008 49

Bảng 7: Quy mô và sản lượng ngành thủy sản 2006 - 2008 51

Bảng 8: Một số nguồn lực đầu vào trong sản xuất nông nghiệp 52

Bảng 9: Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình 2 vụ lúa 54

Bảng 10: Một số khó khăn gây trở ngại đến việc trồng 2 vụ lúa 55

Bảng 11: Kết quả tương quan giữa X và Y vụ Đông Xuân (2 lúa) 58

Bảng 12: Kết quả tương quan giữa X và Y vụ Hè Thu (2 lúa) 61

Bảng 13: Một số nguồn lực đầu vào trong sản xuất nông nghiệp 63

Bảng 14: Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình lúa - màu 65

Bảng 15: Một số khó khăn gây trở ngại đến việc trồng lúa - màu 66

Bảng 16: Kết quả tương quan giữa X và Y vụ Đông Xuân (lúa - màu) 69

Bảng 17: Kết quả tương quan giữa X và Y vụ Hè Thu (lúa - màu) 72

Bảng 18: So sánh các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình 74

Bảng 19: Kết quả kiểm định Mann Whitney về thu nhập giữa hai mô hình 75 Bảng 20: Kết quả kiểm định Mann Whitney về thu nhập ròng giữa hai mô hình 76

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An 27

Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tân Hưng 34

Hình 3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2008 của huyện Tân Hưng 34

Hình 4: Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp 46

Hình 5: Cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện 50

Hình 6: Cơ cấu ngành thủy sản qua 3 năm 52

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài.

Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, mà nôngnghiệp giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt làcác nước đang phát triển Để tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển thìphải có nền nông nghiệp phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) luôn giữ vững là một vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản hànghóa trọng điểm của cả nước Hàng năm, vùng Đồng bằng này sản xuất trên 50%lượng lúa, cung cấp 70% lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản, đóng góp 90%lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch thủy sản cả nước

ĐBSCL được biết đến là vùng Nông nghiệp quan trọng nhất nước và ngàycàng chứng tỏ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,

là vùng xuất khẩu thủy sản, là vựa lúa lớn nhất nước Nền kinh tế vùng ĐBSCLtrong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc, kinh tế nông thôn đangchuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với tiềm năng của vùng Tuy nhiên,tình hình kinh tế của các tỉnh, thành trong khu vực phát triển chưa tương xứngvới tiềm năng và lợi thế của vùng Tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng vàhiệu quả kém, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị tường thế giới,sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Do đó còn nhiềuthách thức và khó khăn cho vùng và trong những yêu cầu lớn nhất đặt ra trongtiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vùng ĐBSCL là phải nhanh chóngchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang nông nghiệp kỹ thuật cao và dịchvụ

Trong đó tỉnh Long An đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển vùngĐBSCL, đặc biệt là chính sách đầu tư của nhà nước và có sự quan tâm lãnh đạosáng suốt, đường lối đúng đắn của Đảng bộ, có sự hỗ trợ của các ngành chuyênmôn của tỉnh Long An Đối với nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnhLong An nói chung và huyện Tân Hưng nói riêng, nhằm nâng cao thu nhập củangười dân và nâng cao hiệu quả sử dụng đất Là huyện biên giới đầu nguồn của

Trang 14

năm đều chịu ảnh hưởng của lũ lụt về gây thiệt hại nhiều cho tài sản của ngườidân và Nhà nước, các hộ nghèo của huyện vẫn còn cao Chính vì vậy, việcchuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi được Đảng, chính Quyền và Nhân Dân củaHuyện rất quan tâm, là vấn đề quan trọng đặc biệt đặt ra hàng đầu trong kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của huyện, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăngthu nhập, ổn định và cải thiện cuộc sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hộinông thôn, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện.

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn.

Lý thuyết cơ cấu kinh tế có nguồn gốc từ thập kỷ 50 nhưng mãi tới nhữngnăm 70 nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng, hấp dẫn đối với cácnhà kinh tế học và sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo Lý thuyết cơ cấukinh tế đã được thể chế hoá thành một bộ phận trong chiến lược công nghiệp hóa

- Hiện đại hóa của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng như hiện nay

Ở nước ta vấn đề xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đã được các đại hội VI,VII, IX của Đảng xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những mụctiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2001 - 2010 Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học với nhiều cấp độkhác nhau về cơ cấu kinh tế

Luận cứ khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân Đề tài nghiên cứu khoa học củaPGS.TS Ngô Đình giao (1994)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳcông nghiệp hoá ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Chủ biên PTS.Bùi Tất Thắng phối hợp cùng nhiều tác giả (1997)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn vùng đồng bằng sôngCửu Long Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Chủ nhiệm đề tài PGS.TS ĐặngVăn Phan (03/200)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thếgiới Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả thuộc Viện nghiên cứu kinh tế vàphát triển - trường đại học kinh tế quốc dân và một số cộng tác viên, do PGS.TS

Lê Du Phong và PGS.TS Nguyễn Thành Độ đồng chủ biên (06/1999)

Trang 15

Nhiều tổng luận phân tích, khảo luận, bài viết và phát biểu tại các hội thảokhoa học đề cập đến nhiều mặt khác nhau của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế

và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Các công trình trên đều khẳng định:+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóavừa là giải pháp thực hiện vừa là bộ phận chủ yếu cấu thành chiến lược côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

+ Chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu khách quan nhằm chuyểnnền nông nghiệp độc canh, sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp thành nền nông nghiệpsản xuất hàng hóa, đa dạng và phát triển bền vững

+ Xác định hai nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp – nông thôn là nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm kinh tế - xã hội Tác độngcủa mỗi nhóm nhân tố thay đổi tuỳ thuộc theo thời kỳ, cơ chế kinh tế và và chế

độ chính trị xã hội

Các công trình nghiên cứu, bài viết của thời kỳ mới đã chuyển cơ cấu kinh

tế với bối cảnh nền kinh tế thị trường, đặc biệt gắn chặt với việc xây dựng vàthực hiện cơ cấu kinh tế đó trong thực tiễn

Nên tôi chọn đề tài “ Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” để làm luận văn tốt nghiệp.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 16

1.3 CÂU HỎI NHIÊN CỨU

- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưngtrong những năm gần đây như thế nào?

- Mô hình nào đạt hiệu quả?

- Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất ?

- Hiệu qủa của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp được đánh giá

ra sao?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Địa điểm: đề tài tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuấtnông nghiệp của Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An trong những năm qua

Thời gian nghiên cứu: 2006-2008

Đối tượng nghiên cứu: Những nông hộ tham gia chuyển dịch cơ cấu sảnxuất trong nông nghiệp trong thời gian qua, có các mô hình sản xuất lúa 2 vụ, 2

vụ lúa - 1 màu, mô hình nuôi cá trong ao kết hợp với nuôi heo, hô hình nuôi bò,

dê thịt,… Qua đó đánh giá, so sánh hiệu quả sản xuất các mô hình để có những

đề xuất tác động phù hợp để quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất đạt hiệu quả

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Ở nước ta, vấn đề xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đã được các Đại hội Đảngxác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọngtrong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010 Đã

có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp bậc khác nhau :

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở Vĩnh Long, luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Sáu(năm 2000) đã khẳng định:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa

là giải pháp thực hiện vừa là bộ phận cấu thành chiến lược công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vừa là yếu tố kháchquan nhằm chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp độc canh sản xuất nhỏ lẻ, tự túc,

tự cấp thành nền kinh tế sản xuất hàng hóa đa dạng và phát triển bền vững

Trang 17

+ Xác định hai nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn: nhóm yếu tố tự nhiên và nhóm yếu tố xã hội Tác động mỗinhân tố vào từng thời kỳ, cơ chế và chính trị xã hội.

- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải phápphát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, luận văn của tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt:

Đã đưa ra một số nhận định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuấtnông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng Tỉnh Sóc Trăng đã có những chuyển biến tíchcực trong những năm qua, đã có nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh

tế khả quan, nâng cao thu nhập cho người dân Tuy nhiên, việc chuyển dịch cònchậm chưa tương xứng với điều kiện thực tế của tỉnh Sóc Trăng Vì vậy, việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sóc Trăng theo hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa có tầm quan trọng, cần thiết và là chiến lược trong thời gian lâu dài

mà tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đầu tư phát triển

- Nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ,luận án thạc sĩ của tác giả Trương Chí Hải (năm 1997) Đã đưa ra một số nhậnđịnh: Sự phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn thời gian vừa qua đã tạo công

ăn việc làm và thu nhập cao cho nông dân, các mô hình sản xuất kết hợp có hiệuquả cao ngày càng nhiều, góp phần phá thế độc canh của cây lúa, nâng cao thunhập cho nông dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xãhội của Thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung Tuy nhiên, bên cạnh

đó còn tồn tại nhiều khó khăn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đất canh tác ít,ngành nghề trong nông thôn kém phát triển, lao động dư thừa chưa khai thác sửdụng Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ phân tán, trình độ công nghệ trong lĩnh vựcnông nghiệp còn lạc hậu, công nghệ chế biến phát triển chậm, cơ sở hạ tầng cònthấp Vì vậy, Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ trương của Đảng vàNhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân Thànhphố Cần Thơ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới để nông nghiệp TP Cần Thơphát triển bền vững và phù hợp với yêu cầu của thị trường mang lại hiệu quả kinh

tế cao

Qua tham khảo các luận văn tôi nhận thấy: Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn là điều kiện cần thiết và quan trọng để góp phần phát

Trang 18

đổi của Đảng, Nhà nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nên tôichọn đề tài chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp (cụ thể là trong trồng trọt)qua việc phân tích hai mô hình lúa 2 vụ sang mô hình lúa - màu làm đại diện chonhiều mô hình chuyển đổi trên địa bàn huyện Tân Hưng.

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm, đặc trưng, các hình thức biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

tố kinh tế - xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên

+ Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp vàthủy sản…

+ Nông nghiệp theo nghĩa hẹp: bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, ngànhtrồng trọt và chăn nuôi được phân ra thành những ngành nhỏ hơn, các ngành đó

có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất nôngnghiệp

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các bộ phận hợp thành kinh tếnông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau về chất luợng và họp thành hệthống nhất kinh tế nông nghiệp

+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nằm trong cơ cấu kinh tế của cả nước nóichung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng

+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đa dạng bao gồm nhiều cây trồng, vậtnuôi bổ sung cho nhau phát huy lợi thế của nhau

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải góp phần xây dựng nềnnông nghiệp bền vững và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa, xuất khẩu

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo hướng chung, giảm tỷ

lệ trong nông nghiệp và tăng tỷ lệ trong công nghiệp và dịch vụ trong phạm vi cảnước cũng như trong phạm vi nông thôn

Trang 20

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp cũng diễn ra theo hai hướng: tự phát và tự giác.

* Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch khôngtheo xu hướng mục tiêu định trước mà là sự chuyển dịch phụ thuộc vào tác độngcủa các qui luật và điều kiện khách quan

* Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hướng mục tiêu sẵn

có cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có can thiệp tác động của con ngườinhằm thúc đẩy định hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng có lợi và hiệuquả hơn

b Kinh tế nông thôn

- Kinh tế nông thôn:

Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của nền kinh

tế quốc dân đó là: khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị Kinh

tế nông thôn là một khái niệm vùng để thể hiện một tổng thể các hoạt động kinh

tế - xã hội diễn ra trên địa bàn nông thôn nó bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệpngư nghiệp và cả công nghiệp, dịch vụ… trên địa bàn đó

- Cơ cấu kinh tế nông thôn

+ Cơ cấu kinh tế nông thôn là cấu trúc bên trong của kinh tế nông thôn Nóbao gồm các bộ phận cấu thành nên cơ cấu kinh tế nông thôn, các bộ phận đó cómối quan hệ hữu cơ với nhau theo tỷ lệ nhất định về mặt số lượng, liên quan chặtchẽ nhau về chất lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong điều kiện thời gian

và không gian nhất định tạo thành hệ thống kinh tế nông thôn

+ Cơ cấu kinh tế nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ tương tác giữacác yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa tự nhiên và con ngườitrong khu vực nông thôn, theo từng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là việc thay đổi tỷ lệ của các ngànhsản xuất vật chất và dịch vụ trong kinh tế nông thôn và các mối quan hệ của hệthống kinh tế nông thôn theo chủ đích và định hướng đã định nhằm đạt trạng tháitối ưu và hiệu quả mong muốn

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng theo hướng tích cực,nghĩa là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sự giao

Trang 21

lưu kinh tế giữa các vùng, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nôngdân, góp phần xứng đáng vào sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2.1.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

a Tính khách quan

+ Một cơ cấu kinh tế như thế nào và xu thế chuyển dịch của nó ra sao là do

sự phụ thuộc vào điều kiện khách quan về tự nhiên, kinh tế - xã hội nhất định,chứ không do ý muốn chủ quan của con người qui định

+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tồn tại và phát triển phụ thuộc vàotrình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội quyếtđịnh sự hình thành cơ cấu kinh tế Tương ứng với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định

+ Sự gắn bó tùy thuộc lẫn nhau giữa cơ cấu kinh tế với phân công lao động

là cơ sở để đề ra những giải pháp như thế nào, vấn đề là giải pháp đó phải tạo rađược sự thay đổi về sự phân công lao động xã hội thì mới có hy vọng làm thayđổi cơ cấu kinh tế

b Tính biến động

- Tính biến động của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn được quy định

bởi tính biến động và phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố cấu thànhnền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng Trong cơ cấu kinh tế hiện hữuluôn luôn chứa đựng những tiền đề do sự xuất hiện kinh tế mới

- Nguyên nhân của tính biến động đó là do:

+ Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội luôn luôn ở trong trạng thái vận

động và biến đổi

+ Trình độ phát triển của phân công lao động xã hội là yếu tố không cố

định

+ Do con người tác động làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

thôn theo những xu hướng có lợi

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tính ổn định tương đối.

Tính chất hai mặt của cơ cấu kinh tế ( tính cân đối ổn định và tính vận động,biến đổi) nói lên tính phức tạp trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế và nếu quá nhấnmạnh tính cân đối ổn định thì rất dễ dẫn đến sự chấp nhận, sự trì trệ, bảo thủ và

Trang 22

Nhưng ngược lại, nếu quá nhấn mạnh tính vận động, biến đổi, thì dễ rơi vàochủ quan duy ý chí, áp đặt ý muốn chủ quan trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế với những tỷ lệ và tốc độ bất khả thi

- So sánh cơ cấu kinh tế khác (công nghiệp, dịch vụ…) thì cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn thường có tính trì trệ hơn, chậm biến đổi hơn, do:

+ Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống

+ Hoạt động nông nghiệp gắn với đất đai là yếu tố có tính chất ổn địnhcao

+ Mặt khác, do năng suất lao động trong nông nghiệp thấp hơn so với cácngành công nghiệp, dịch vụ Vì vậy, quá trình thay đổi phân công lao động cũngdiễn ra chậm hơn, theo cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng diễn ra vớitốc độ chậm hơn

c Tính lịch sử, xã hội

Sự giống nhau của các quan hệ xã hội, tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế của nhữngnước, những vùng có trình độ phát triển lực lượng sản xuất ngang nhau khôngphải bao giờ cũng dẫn đến những quan hệ như nhau về chất của các vấn đề kinh

tế Bởi vì ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, tính chất hợp lý của cơ cấu kinh tếcủa mỗi nước, mỗi vùng phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hộikhác nhau Với ý nghĩa này cho thấy không thể áp dụng một cách máy mócnhững bước thay đổi tỷ lệ số lượng cơ cấu của một nước này, vùng này cho cơcấu của một nước khác, vùng khác không cùng một điều kiện chính trị, xã hội,mặc dù các nước đó, vùng đó nằm ở một trình độ phát triển lực lượng sản xuấtnhư nhau Mặt khác cơ cấu kinh tế ngoài việc phản ánh tính quy luật chung vềđiều kiện chính trị của các nước, còn phụ thuộc vào đặc thù về tự nhiên lịch sử,

xã hội của mỗi nước, mỗi vùng Với ý nghĩa đó, việc học hỏi và vận dụng sángtạo kinh nghiệm của mỗi nước trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn hợp lý là rất quan trọng

2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn

Nhân tố địa lý tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, tài nguyênthiên nhiên, nguồn nước… Điều kiện tự nhiên bao giờ cũng là nhân tố trực tiếptác động tới kinh tế nông thôn Đối tượng lao động của nông nghiệp chủ yếu là

Trang 23

đất đai, cây trồng, vật nuôi, những sinh vật sống vận động theo quy luật vốn cócủa nó Chính vì vậy cần nghiên cứu quy luật của thời tiết để bố trí cây trồng, vậtnuôi sao cho phù hợp với từng mùa, tạo khả năng thích ứng của các loại cây con,con giống với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

Mức độ của điều kiện tự nhiên, địa lý đến chuyển dịch cơ cấu đến sản xuấtnông nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của lực lượngsản xuất Lực lượng sản xuất càng thấp kém thì sự tác động của điều kiện tựnhiên càng lớn Nhóm các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấukinh tế trên những mặt chủ yếu sau:

+ Sự lựa chọn cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng sinhthái tạo lợi thế trong cơ chế thị trường

+ Việc xây dựng nền nông nghiệp lâu bền vừa tăng trưởng kinh tế vừa bảo

vệ môi trường sinh thái

+ Ảnh hưởng đến quá trình phân công lao động ở nông thôn theo hướng sảnxuất hàng hóa

Nhân tố con người có vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sảnxuất, với tư cách lao động con người được biểu hiện tập trung ở sức lao động.Con người được đào tạo chuyên môn, có học vấn sẽ trở thành người lao độnggiỏi, và năng suất lao động cao Con người với tư cách là chủ thể quản lý sẽ tạo

ra sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế

Tư liệu sản xuất được với tư cách là công cụ lao động sẽ góp phần tăngnăng suất lao động, tư liệu sản xuất trong khu vực nông thôn hiện nay còn lạchậu làm cho chuyển dịch cơ cấu nông thôn chậm hơn thành thị Tư liệu sản xuất

là cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi, thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn

Nhân tố thị trường: thị trường phản ánh nhu cầu xã hội, vì vậy nó quy địnhnhu cầu sản xuất, làm cho sản xuất thay đổi, dẫn đến làm biến đổi kinh tế Thịtrường kích thích nông dân thay đổi cách làm ăn, suy nghĩ, tạo ra động lựcchuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất laođộng và hiệu quả kinh tế

Trang 24

Các chính sách của Nhà nước là nhân tố chủ yếu tác động đến quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấusản xuất nông nghiêp.

2.1.2 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Một cơ cấu kinh tế dù là hoàn chỉnh đến đâu cũng không phải ổn định lâudài mà trái lại luôn luôn vận động, biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất, việc xác định xu hướng chuyển dịch cơ cấusản xuất nông nghiệp là sự thật cần thiết và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn nước ta là sự cần thiết khách quan xuất phát từ những lý do:

2.1.2.1 Vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong đời sống kinh tế xã hội

Nông nghiệp nông thôn là vấn đề có vị trí chiến lược và có vai trò tác dụng

to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước nói riêng Nước ta là một nước nông nghiệp với phần lớndân số sống bằng nghề nông nên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thônnâng cao thu nhập và đời sống cho người dân là giải pháp cơ bản để chuyển nềnkinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu công – nông nghiệp -dịch vụ tiên tiến hiện đại

Phát triển nông nghiệp, nông thôn là giải pháp quan trọng để giải quyết cácvấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn đặc biệt là vấn đề việc làm (hiện nay ngườidân bỏ đồng ruộng ra thành phố tìm việc làm đang ngày càng tăng lên một cáchđáng kể), khai thác các nguồn lực, thực hiện đô thị hóa hợp lý, giải quyết việclàm…

2.1.2.2 Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta

Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gianqua bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt kinh tế - xã hộinông thôn có những thay đổi căn bản, sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóahơn, tỷ trọng công nghiệp, dịch dụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn có xu hướngtăng dần trong những năm gần đây… Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp nông thônnước ta đang đối đầu với nhiều khó khăn của sự phát triển kinh tế như: qui môsản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chấtlượng sản phẩm còn chưa cao, khả năng hợp tác liên kết của nông dân còn thấp

Trang 25

Dịch vụ cơ sở hạ tầng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn không theo kịpvới đà phát triển kinh tế xã hội Việc cải cách chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp,nông thôn còn chậm, môi trường pháp lý đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, thịtrường đất, lao động, vốn, công nghệ chưa vận hành một cách thuận lợi.

2.1.2.3 Yêu cầu của sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa

Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế, sự phát triểncủa khu vực này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụhàng đầu và là một đòi hỏi bức thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diệncác hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh doanh, xã hội từ sửdụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao độngcùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hoạt động dựa trên sựphát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất laođộng xã hội cao

2.1.2.4 Yêu cầu của cơ chế thị trường

Với một nền nông nghiệp lạc hậu như nước ta, nông nghiệp, nông thôn tậptrung phần lớn lao động và dân cư Do đó, đây là thị trường quan trọng của côngnghiệp và dịch vụ Nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển thì nhu cầu về tưliệu sản xuất càng tăng và các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp cũngtheo đó tăng lên

Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mứcthu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu về các sản phẩm công nghệnhư ti vi, tủ lạnh, xe máy… và các nhu cầu về dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế…cũng tăng theo

Những nhu cầu đó góp phần mở rộng và sự phát triển thị trường của côngnghiệp và dịch vụ Do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải chuyểndịch mạnh theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ trong nông nghiệp,nông thôn

Trang 26

2.1.2.5 Yêu cầu khai thác sử dụng

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn được chuyển dịch hợp lý sẽ phát huyhơn nữa vai trò của nông nghiệp, nông thôn đối với việc cung cấp lương thực,thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp, hàng hóa choxuất khẩu, thị trường cho công nghiệp

Cơ cấu thành phần kinh tế nông nghiêp, nông thôn chuyển dịch theo hướngnhiều thành phần sẽ tạo điều kiện để huy động tối đa các nguồn lực nhằm khaithác, sử dụng hợp lý tài nguyên, tăng tích lũy trong nhân dân, góp phần phục vụnhu cầu đầu tư phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần phân công laođộng hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, phát triển ngành nghề, giảiquyết việc làm, nâng cao thu nhập nông dân, hạn chế việc khai thác sử dụng kémhiệu quả các nguồn lực, nguồn lợi tự nhiên, rút ngắn khoản cách giữa thành thị vànông thôn

2.1.2.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là

do sự phát triển kinh tế

Gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải cạnh tranh với các sản phẩm nông sản,thủy sản… của các nước trong khu vực cũng như thế giới Vì vậy chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ cho phép ta tham gia tốt vào nền kinh tếthế giới, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn sẽ tạo điều kiện để pháttriển sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, cân đối xuấtkhẩu và nhập khẩu có ngoại tệ để đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư pháttriển Ví dụ như xuất khẩu nông sản, thủy sản, lâm sản và ngành nghề có chấtlượng cao hơn nhiều

2.1.3 Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta theo hướng Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa

2.1.3.1 Phương hướng và nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, số15-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 Về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010” đã xác định phương hướng

Trang 27

và nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn nói riêng như:

a Phương hướng:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa được xem như là một quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng, gắn liền với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo điều kiện cho sự tăngtrưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân Đây là vấn

đề lớn, cấp thiết ở nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế trên cả góc độ cơ cấukinh tế theo ngành cũng như cơ cấu kinh tế theo vùng và được thực hiện trên cơ

sở phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh của từng vùng và từng đất nước, nhằm tăngsức cạnh tranh, gắn với thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu đời sống củanhân dân và quốc phòng an ninh, tạo thêm sức mua của thị trường trong nước,

mở rộng thị trường nước ngoài

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ

sở phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm tới vẫn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành côngcủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên mộttrình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệsinh học; quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cây trồng vật nuôi, tăng giá trịthu nhập trên đơn vị diện tích; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa;giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa

Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nôngthôn Phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề đa dạng, chú trọng côngnghệ chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phậnquan trọng nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ tạo nhiều việc làmmới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư

ở nông thôn

c Về cơ cấu kinh tế các vùng

Khu vực nông thôn đồng bằng: phát triển nông nhiệp sinh thái đa dạng trên

Trang 28

khoa học – công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm Hoànthiện điện khí hóa và thực hiện cơ giới hóa ở những khâu cần thiết, nâng caonhanh thu nhập trên đơn vị diện tích nông nghiệp, chuyển lao động sang khu vựccông nghiệp, dịch vụ, phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, côngnghiệp chế biến…

Khu vực nông thôn trung du, miền núi: phát triển mạnh công nghiệp dàingày, chăn nuôi đại gia súc và công nghệ chế biến Bảo vệ và phát triển vốnrừng Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư Bố trí lại dân cư laođộng theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để khaithác có hiệu quả nguồn tài nguyên Phát triển kinh tế trang trại, giảm khoảngcách phát triển nông thôn đồng bằng Có chính sách đặc biệt để phát triển ở vùngsâu, vùng xa, biên giới, cửa khẩu, khu vực biên giới và hải đảo; phát huy thếmạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 lục địa Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chếbiến hải sản, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu và vậntải biển, mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ biển,phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, cửa biển, hải cảng Xây dựng căn cứhậu cần ở một số đảo để tiến ra biển, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo

vệ an ninh trên biển

2.1.3.2 Những giải pháp chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu

Văn kiện Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam trong phần “Những chủtrương và giải pháp lớn phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001- 2010” có nhữnggiải pháp sau đây:

a Công tác quy hoạch

Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thị trường; đồng thờicăn cứ vào lợi thế kinh tế, khả năng cạnh tranh của từng vùng Quản lý, cập nhậtthông tin và kịp thời điều chỉnh quy hoạch Chú trọng làm tốt quy hoạch nhữngvùng sản xuất hàng hóa tập trung (cây, con, sản phẩm, ngành nghề…); quy hoạchxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xâydựng làng, xã, thị trấn; gắn kết chặt chẽ với an ninh – quốc phòng, phòng chống,

Trang 29

hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc.

Đầu tư hiện đại hóa hệ thống điện, trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộkhoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa Đổi mới cơ chế quản lý khoa học, nhất là cơ chế quản lý tài chính,nhân sự, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ chonông dân

c Các chính sách:

- Về đất đai

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng phápluật các quyền về sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân thực hiện “dồn điền,đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất

để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liênkết… tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quyhoạch và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

- Về tài chính, tín dụng

Nhà nước cân đối các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triểnnông, lâm, ngư, diêm nghiệp và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ chochuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Các tổ chức tín dụng (ngânhàng thương mại quốc dân, ngân hàng cổ phần…) hoạt động với nhiều hình thức

đa dạng ở nông thôn với lãi suất thỏa thuận; tăng mức cho vay và tạo sự đơn giản

về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn.Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán

Trang 30

sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề nôngthôn Khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh

tế tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm ngành hàng để trợ giúp nhau khi gặp rủi ro.Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho nông dân đến năm

2010 Điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế nông thôn

- Về lao động và việc làm

Dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước,đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát triển các hình thứcdạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề khoảng 1 triệu lao động, đưa

tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010 Có chính sách thu hútnhững người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi, vùng sâu,vùng xa

- Về thương mại và hội nhập kinh tế

Thực hiện chính sách hỗ trợ và bảo hộ hợp lý một số ngành hàng có triểnvọng nhưng còn khó khăn, như: chăn nuôi, rau quả… bằng nhiều hình thức(thông tin thị trường, giống, thú y, bảo vệ thực vật, chế biến…) để nông dân pháttriển sản xuất và hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện các cam kếthội nhập kinh tế quốc tế

Nhà nước hỗ trợ một phần và có chính sách thích hợp huy động các nguồnvốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại (bến cảng, kho hàng,chợ bán buôn, bán lẻ…); tăng cường thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tổchức quản lý chất lượng, xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hóa của ViệtNam; khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng, các quỹ hỗ trợ xuấtkhẩu nông, lâm, thủy sản Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ vốn đầu

tư, công nghệ, thiết bị và thị trường nhằm thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp nông thôn

2.1.4 Những chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm tiến tới mục tiêunâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn Vìvậy, vấn đề đo lường hiệu quả của chuyển dịch đó bằng hệ thống chỉ tiêu định

Trang 31

lượng là rất cần thiết Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản vì cả hai khái niệm:hiệu quả kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh nông thôn đều mang những tínhphức tạp Đặc biệt, nội dung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa đượccác nhà kinh tế nước ta nghiên cứu nhiều, nên vấn đề hiệu quả của quá trìnhchuyển dịch đó lại khó đo lường và thể hiện bằng số Áp dụng nguyên tắc đolường hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp dựa vào các chỉ tiêusau:

- Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất như: giá trị sản xuất, sản lượng

- Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất: chi phí lao động, vốn đầu tư

- Ngoài ra còn có các chỉ tiêu sau: năng suất lao động, năng suất cây trồng,thu nhập bình quân

- Một số chỉ tiêu được áp dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất như:

+ Thu nhập/chi phí: 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ tạo được bao nhiêuthu nhập nhằm xác định hiệu quả khai thác, sử dụng vốn trên đơn vị canh tác.+ Lợi nhuận/chi phí: 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của các mô hình

+ Lợi nhuận/thu nhập: nhằm xác định khả năng sinh lợi từ hoạt động sảnxuất, đồng thời làm căn cứ so sánh tỷ suất lợi nhuận giữa các mô hình

Cách tính chi phí sản xuất được tính trên toàn bộ chi phí đầu tư khi chuẩn bịđất (gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí chămsóc, cải tạo ao, thức ăn, lưới đăng, không tính chí lao động nhà), cho đến khi thunhập

Thu nhập được xác định dựa trên khối lượng sản phẩm bán ra nhân với giábán So sánh thu nhập với chi phí sản xuất sẽ thu được lợi nhuận

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

- Địa điểm: quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Tân Hưng, tỉnh

Long An là một trong những huyện đầu nguồn của tỉnh Long An, còn gặp nhiềukhó khăn Do đó chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp góp phần tăng thu nhậptrên diện tích, góp phần ổn định đời sống của người dân ở địa phương

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 02- 02- 2009 đến ngày 25- 04- 2009

Trang 32

- Đối tượng nghiên cứu: những hộ có các mô hình sản xuất hai vụ lúa/năm,

và những hộ có các mô hình chuyển dịch và đang thực hiện như hai vụ lúachuyển sang 1 vụ lúa - 1 màu Các vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi vàthủy sản chỉ được đề cập có mức độ nhằm đảm bảo tính hệ thống

- Hạn chế của đề tài: do nguồn kinh phí hạn chế và không có nhiều thời gian

nên chỉ sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá kết quả chuyển dịch và chỉ điều traphỏng vấn những hộ chuyển đổi từ hai vụ lúa/năm sang mô hình 1 vụ lúa- 1 màu

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1 Nguồn số liệu sơ cấp

Được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ nông dân: 30 mẫu cho mô hình 2 vụlúa/năm và 30 mẫu từ những hộ có mô hình 1 lúa - 1 màu

2.2.2.2 Nguồn số liệu thứ cấp

- Các báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành của Huyện Tân Hưng

- Từ niên giám thống kê của huyện, về cơ cấu tốc độ tăng trưởng các ngànhnông – lâm- ngư nghiệp, Công nghiệp- thương mại- dịch vụ

- Báo cáo kinh tế sản xuất của huyện về diện tích, sản lượng và giá trị sảnxuất

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Đối với mục tiêu nghiên cứu (1) :

Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại HuyệnTân Hưng, tỉnh Long An Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu (1) cần sử dụng một

số phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấunông nghiệp

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối

2.2.3.2 Đối với mục tiêu nghiên cứu (2)

Phân tích hiệu quả sản xuất 2 vụ lúa/năm sang 1vụ lúa- 1mùa Để thực hiệnmục tiêu này sử dụng các phương pháp sau :

- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp phân tích tương quan hồi quy

Trang 33

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnhhưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/ngày công),chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt

và khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu

Phương trình hồi quy có dạng :

LnY = ln0 + 1lnX1 + 2lnX2 +3 lnX3+ … +klnXk

Trong đó:

Y : Biến phụ thuộc

X : Biến độc lập ( i = 1,2,3,…k )

Các tham số0,1, …k được ước lượng bằng phần mềm SPSS

2.2.2.3 Đối với mục tiêu nghiên cứu (3)

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và cơ cấu kinh tế củahuyện, chuyển dịch nhanh và từng bước điều chỉnh cho phù với điều kiện thực tếtại địa phương Thực hiện mục tiêu (3) sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyêngia qua báo nông nghiệp và tạp chí chuyên ngành

- Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nôngnghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, từ đó đề xuất những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất từ quá trình chuyển dịch

Trang 34

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TÂN HƯNG

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Tân Hưng nằm ở phía bắc của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên là49.738 ha, chia thành 12 đơn vị hành chính (11 xã và 1 thị trấn)

Ranh giới hành chính huyện Tân Hưng tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Long

An và Campuchia, cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới 15,22 km, hành chánh 3 xãHưng Điền, Hưng Điền B, và Hưng Hà

- Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa

- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Hưng

- Phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp

Tân Hưng nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười nói chung đã và đang đượcnhà nước tập trung đầu tư nền cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, đời sốngvật chất và tinh thần của người dân được nâng cao một bước Đặc biệt chươngtrình 12 cụm và 16 tuyến dân cư tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho nhân dântrong mùa lũ, các tuyến giao thông quan trọng như:

- Tuyến tỉnh lộ 831 là trục giao thông chính trong giao lưu hàng hóa, tạođộng lực cho kinh tế huyện đầu tư nâng cấp

- Tuyến đường cặp kênh 79, tuyến tỉnh lộ 831 nối dài giáp Tân Phước(Đồng Tháp) đang được đầu tư sẽ là hai trục giao thông đối ngoại đặc biệt quantrọng góp phần phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới

Huyện Tân Hưng có tuyến biên giới Campuchia dài 15,22 km chiếm 11%tổng chiều dài biên giới của tỉnh, là địa bàn rất quan trọng trong việc xây dựngkinh tế kết hợp với quốc phòng

a Địa hình

Tân Hưng nằm ở vùng ngập sâu của vùng Đồng Tháp Mười, hàng nămđược hưởng các nguồn lợi do lũ mang lại và cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng của lũlụt Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hưng gắn liền vớiquá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng

Trang 35

Tháp Mười Địa hình huyện Tân Hưng nằm ở vùng chuyển tiếp giữa bậc thềmphù sa cổ với vùng thượng Châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long, với hai kiểucảnh quan chính là bồn trũng phèn giàu nước mưa và lòng các sông cổ.

b Đất đai:

Theo kết quả điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của phân viện Quyhoạch- TKNN cho thấy: toàn diện có 2 nhóm đất với 6 đơn vị chú giải bản đồđất, trong đó: nhóm đất phèn là 28.173,5 ha (chiếm 56,65% diện tích tự nhiên).Như vậy, gần 100% diện tích đất thuộc loại không thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp, đây là một hạn chế của huyện Tân Hưng

Diện tích đất được các ngành kinh tế quốc dân huy động đưa vào sử dụngkhá cao, đạt 49.275 ha (chiếm 99,1% diện tích tự nhiên) Trong đó, đất cho sảnxuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất: 31.624 ha (chiếm 63,3% diện tích tựnhiên), đất lâm nghiệp: 12.778 ha (chiếm 25,7%), đất chuyên dùng: 4.487 ha(chiếm 9,0%), đất thổ cư là 463 ha (chiếm 0,8% diện tích tự nhiên)

Trang 36

Bảng 1: DIỄN BIẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

QUA CÁC NĂM (2000- 2008)

Tăng BQ 2001- 2005

Thực hiện 2006

Thực hiện 2008

Tăng BQ 2006- 2008

Trang 37

Đất khai thác sử dụng đúng mục đích, bước đầu đem lại hiệu quả; songtrong nông nghiệp đầu tư cải tạo còn thấp, độc canh sản xuất lúa, phần lớn lợidụng độ phì tự nhiên của đất là chính.

Diện tích đất nông nghiệp tăng lên qua các năm, đến năm 2008 diện tích lúacũng tăng lên, diện tích đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày tăng lên

c Khí hậu- thời tiết

Khí hậu huyện Tân Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa vớinền nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân

Lượng mưa trung bình năm là 1.447,7mm và phân bố theo mùa rõ rệt, mùamưa thực sự bắt đầu ngày 20 tháng 5 và kết thúc đầu tháng 11 (164 ngày) Mùamưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp vàphát triển kinh tế xã hội của huyện

3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

a Tài nguyên rừng

- Năm 1995 huyện Tân Hưng có 16.315 ha rừng, đến năm 2008 diện tíchrừng giảm còn 10.027 ha, phần lớn rừng trồng có trữ lượng khá Tỷ lệ che phủ26% (kể cả cây phân tán)

- Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây làthành quả đáng ghi nhận của các chương trình 173 và 661, đã góp phần sử dụnghợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như phục hồi hệ sinh thái vốn có của vùng đấtphèn

b Tài nguyên thủy sản

Qua điều tra của viện nghiên cứu thủy sản II, có nhận xét:

- Các thủy vực ở huyện Tân Hưng có những nhóm loài đặc trưng như: tảolục, côn trùng thủy sinh, nhóm tôm cá nước ngọt

Trang 38

- Thủy sinh vật có đến hơn 330 loài gồm: 180 loài tảo, 90 loài động vật nổi,

c Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu điều tra trên địa bàn chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyệnTân Hưng, khoáng sản đặc trưng là than bùn, sét gạch ngói hỗn hợp sông- đầmlầy

Trang 39

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An 3.1.2.2 Dân số và lao động

a Dân số

Dân số trung bình năm 2008 của Huyện Tân Hưng là 46.071người, mật độdân số 84,07người/km2, chỉ bằng 25,8% mật độ dân số của tỉnh (325 người/km2)nên Tân Hưng thuộc dạng đất rộng người thưa Khu vực thành thị có3.089người (chiếm 7,4% dân số), khu vực nông thôn 38.725người (chiếm92,6%)

Tỷ lệ tăng dân số năm 1995 là 2,7%, năm 2000 là 1,97% và năm 2003 là1,69%, năm 2008 là 1,60% Tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm trong đó cóđóng góp không nhỏ của công tác Kế hoạch hóa gia đình

Điểm đáng lưu ý là phần lớn cư dân đến định cư sau năm 1975 (dân kinh tếmới), cần cù chịu khó lao động, song thiếu kinh nghiệm trình độ văn hóa vàchuyên môn thấp

Tình hình dân tộc và tôn giáo trên địa bàn khá ổn định, đại bộ phận là dântộc kinh; có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Thiên chúa giáo đang hoạt động

Trang 40

Dân số đông nhất là thị trấn Tân Hưng là 536 người/km2, gấp 13,8 lần sovới nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Thạnh Hưng 39 người/km2.

b Lao động

Dân số toàn huyện năm 2008 là 46.071người, trong đó 27.618người trong

độ tuổi lao động và có 21.466người có việc làm ổn định, hơn 6000 thiếu việclàm, lao động qua đào tạo đạt 3.1% trong đó tỷ lệ lao động nông thôn qua đàotạo đạt 7.1% Như vậy, nguồn nhân lực tập chung chủ yếu ở khu vực Nông- Lâmnghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm

Chất lượng lao động: nguồn nhân lực ở huyện Tân Hưng có chất lượngthấp, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vìnhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là

900 người (chiếm 3,1% lao động xã hội); trong đó, trình độ đại học là 138 người,cao đẳng 300 người, trung cấp 150 người, dưới trung cấp là 98 người Nếu kểtrình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật khoảng 1,54% lao động thì tổng số laođộng được đào tạo là 4,5% Song lại chủ yếu tập trung ở khu vực quản lý nhànước, giáo dục, y tế, đây là một tồn tại của huyện Tân Hưng (Lao động qua đàotạo của toàn tỉnh năm 2006 đạt 18%)

Với chất lượng lao động như trên, trong thời gian tới để phát triển kinh

tế-xã hội trên địa bàn huyện, thì việc đào tạo nâng cao mặt bằng dân trí, trình độchuyên môn cho người lao động để tiếp thu và ứng dụng khoa học- kỹ thuật vàosản xuất là vấn đề rất cần được quan tâm

3.1.2.3 Văn hóa - xã hội:

a Y tế

Cơ sở vật chất ngành y tế của huyện bao gồm: một bệnh viện đa khoa quy

mô 50giường bệnh đặt tại thị trấn Tân Hưng, 10trạm y tế xã được xây kiên cố,trong đó có 3trạm xây lầu với 50giường bệnh Ngoài ra, còn có 14phòng khámbệnh tư nhân, phòng khám ngoài giờ và các hiệu thuốc quốc doanh cũng như tưnhân, số giường bệnh trên một vạn dân là 1,9 (tỉnh là 15,4 năm 2006) Năm 2008

tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế là 66%, tỷ lệ xã có bác sĩ là 66%, tỷ lệ xã có y

sĩ hoặc nữ hộ sinh là 66%

Ngày đăng: 22/03/2014, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w