1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf

89 652 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích và đánh giá rủi ro tronghoạt động tín dụng, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quận Bình Thủy –

Trang 1

CẦN THƠ 2009

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

o0o

-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

MSSV: 4054123 Lớp: KTNN1-K31

Trang 2

Những năm tháng trên giảng đường đại học đã qua, một quãng thời gian thậtdài và vất vả, trong thời gian đó em đã tiếp thu được rất nhiều những kiến thức vôcùng quý báu về chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống mà các thầy cô đã tận tìnhtruyền đạt và dạy bảo Giờ đây, khi những ngày kết thúc khóa học đã đến, em xinđược gửi lời cám ơn đến quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ nói chung và quýthầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã cung cấp cho em nhữnghành trang kiến thức, để em có thể vững bước vào tương lai, cống hiến và xây dựngđất nước Đặc biệt em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hồng Liễu đã nhiệttình hướng dẫn, định hướng kiến thức và góp ý kiến để em hoàn thành tốt đề tài luậnvăn này.

Em xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị của Ngân hàng;đặc biệt là anh Nguyên, chú Phong và các anh cán bộ Phòng tín dụng đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi, chỉ dẫn nhiệt tình, hỗ trợ và cung cấp những kiến thức quý báu

để em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này

Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận vănkhó tránh được những sai sót, khuyết điểm Em rất mong sự góp ý kiến của các thầy

cô, Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị của Ngân hàng

Xin chân thành cám ơn!

Ngày 29 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thuthập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 29 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 4

Ngày tháng năm 2009 Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU.

Học vị: Thạc sĩ

Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán

Cơ quan công tác: Bộ môn Kế toán kiểm toán, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Mã số sinh viên: 4054123

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tên đề tài: Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

2 Về hình thức

Trang 6

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và các kết quả đạt được

Trang 7

7 Kết luận

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009 Giáo viên hướng dẫn

Trang 8

Ngày tháng năm 2009 Giáo viên phản biện

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.1.2.1 Căn cứ khoa học 2

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Các khái niệm trong hoạt động tín dụng 5

2.1.2 Rủi ro tín dụng 5

2.1.3 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 6

2.1.4 Biểu hiện của rủi ro tín dụng 6

2.1.4.1 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 6

2.1.4.2 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 7

2.1.4.3 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 7

2.1.4.4 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 7

2.1.4.5 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 7

Trang 10

2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 8

2.1.6.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng 8

2.1.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 9

2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 10

2.1.7.1 Tỷ lệ nợ xấu 10

2.1.7.2 Tình hình rủi ro mất vốn 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 11

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT QUẬN BÌNH THỦY 12

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 12

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng 13

3.1.3 Cơ cấu tổ chức 13

3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 13

3.1.3.2 Nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận 14

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng thời gian qua 15

3.1.4.1 Thuận lợi 15

3.1.4.2 Khó khăn 15

3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (2006 – 2008) 16

3.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG (2006 – 2008) 19

3.2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng (2006 – 2008) 19

3.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng (2006 – 2008) 21

3.2.2.1 Doanh số cho vay (2006 – 2008) 21

3.2.2.2 Doanh số thu nợ (2006 – 2008) 23

3.2.2.3 Dư nợ (2006 – 2008) 25

3.2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng bằng các chỉ số tài chính 28

3.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng 28

Trang 11

3.3 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG (2006 – 2008) 30

3.3.1 Nợ xấu theo thời hạn (2006 – 2008) 31

3.3.2 Nợ xấu theo ngành (2006 – 2008) 34

3.3.3 Nợ xấu theo thành phần kinh tế (2006 – 2008) 38

3.3.4 Nợ xấu theo nhóm (2006 – 2008) 40

3.3.5 Đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng bằng các chỉ số tài chính 41

3.3.5.1 Tỷ lệ nợ xấu 41

3.3.5.2 Tình hình rủi ro mất vốn 42

3.3.6 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 44

3.3.6.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 44

3.3.6.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 45

3.3.6.3 Nguyên nhân từ tài sản đảm bảo 47

3.3.6.4 Các nguyên nhân khách quan khác 47

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT QUẬN BÌNH THỦY 48

4.1 THIẾT LẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU CỦA MÔ HÌNH HÀM XÁC SUẤT TUYẾN TÍNH LPM 48

4.1.1 Đánh giá tổng quan về người vay và món vay 48

4.1.1.1 Đặc điểm của người vay 48

4.1.1.2 Tính chất của món vay 49

4.1.2 Thiết lập các biến số của hàm xác suất tuyến tính LPM 51

4.1.3 Kết quả xử lý số liệu của mô hình hàm xác suất tuyến tính LPM 53

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CÓ KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI RO TÍN DỤNG 54

4.2.1 Nhân tố giới tính 54

4.2.2 Nhân tố tuổi 54

4.2.3 Nhân tố nghề nghiệp 54

4.2.4 Nhân tố trình độ học vấn 55

4.2.5 Nhân tố số tiền vay 55

Trang 12

4.2.7 Nhân tố hình thức vay 55

4.2.8 Nhân tố mục đích vay 56

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT QUẬN BÌNH THỦY 58

5.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG 59

5.1.1 Xác định đúng đắn hướng đi trong tình hình cạnh tranh hiện nay 59

5.1.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ, giảm bớt áp lực cho cán bộ tín dụng 60

5.1.3 Đẩy mạnh công tác thu thập thông tin tín dụng 60

5.1.4 Tổ chức quy trình tín dụng chặt chẽ và bài bản 61

5.1.4.1 Giai đoạn phân tích tín dụng 61

5.1.4.2 Giai đoạn quyết định cho vay 62

5.1.4.3 Giai đoạn giám sát kiểm tra sau cho vay 62

5.1.4.4 Giai đoạn thu hồi nợ 63

5.1.5 Chọn lọc khách hàng cho vay trong từng lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro 63

5.1.6 Chủ động dự báo nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng 64

5.2 BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 64

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

6.1 KẾT LUẬN 67

6.2 KIẾN NGHỊ 68

6.2.1 Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương 68

6.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 68

6.2.3 Đối với Ngân hàng NN & PTNT quận Bình Thủy 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 71

Trang 13

Phụ lục 1 Kết quả mô hình LPM xử lý trên phần mềm Stata 71

Phụ lục 2 Số liệu về đặc điểm, tính chất của người vay và món vay thu thập từ các hồ sơ tín dụng 73

DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh (2006 – 2008) 16

Bảng 2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng (2006 – 2008) 19

Bảng 3 Doanh số cho vay (2006 – 2008) 21

Bảng 4 Doanh số thu nợ (2006 – 2008) 23

Bảng 5 Tình hình dư nợ (2006 – 2008) 26

Bảng 6 Các chỉ số tài chính đánh giá hoạt động tín dụng 28

Bảng 7 Nợ xấu, dư nợ, tỷ lệ nợ xấu theo thời gian (2006 – 2008) 31

Bảng 8 Nợ xấu, dư nợ, tỷ lệ nợ xấu theo ngành (2006 – 2008) 34

Bảng 9 Nợ xấu, dư nợ, tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế (2006–2008) 38

Bảng 10 Nợ xấu theo nhóm (2006 – 2008) 40

Bảng 11 Các chỉ số tài chính đánh giá rủi ro tín dụng 41

Bảng 12 Cơ cấu đặc điểm của người vay 49

Bảng 13 Cơ cấu tính chất của món vay 50

Bảng 14 Kết quả mô hình LPM xử lý trên phần mềm Stata 53 Bảng 15 Tổng hợp các giải pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng tại

Trang 14

Trang

Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng NN &PTNT quận Bình Thủy 13

Hình 2 Kết quả hoạt động kinh doanh (2006 – 2008) 17

Hình 3 Doanh số thu nợ & Doanh số cho vay (2006 – 2008) 24

Hình 4 Dư nợ và nợ xấu (2006 – 2008) 27

Hình 5 Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ theo thời hạn (2006 – 2008) 33

Hình 6 Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ theo ngành (2006 – 2008) 35

Hình 7 Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ theo thành phần kinh tế (2006 – 2008) 39

Hình 8 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (2006 – 2008) 42

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

- NHNN: Ngân hàng Nhà nước

- NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- RRTD: Rủi ro tín dụng

- VHĐ: Vốn huy động

- VĐC: Vốn điều chuyển

- ∑ NV: Tổng nguồn vốn

Trang 15

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Cùng với hội nhập và phát triển, ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫnkhông ngừng khẳng định vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, thực hiện huyđộng, phân bổ các nguồn lực tài chính quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Những năm vừa qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiềuđổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu và từng bước hội nhập với nền kinh tế khuvực và kinh tế thế giới

Kinh doanh tiền tệ của ngân hàng là một hoạt động dựa trên sự tín nhiệmnên nó là một hoạt động rất nhạy cảm Mọi thay đổi trong nền kinh tế - xã hội đềunhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những xáo độngbất ngờ và ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng một cách mạnh mẽ Do vậy, hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn hết sức phứctạp Trong các loại rủi ro thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, gắn liền với hoạtđộng của ngân hàng, vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và luôn chiếm

tỷ lệ lớn trong tổng số đầu tư của ngân hàng Do vậy, hiểu rõ về thực trạng rủi rotín dụng là việc rất quan trọng để có thể đưa ra những biện pháp nhằm giúp ngânhàng hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất

Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônquận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ cũng đã phần nào chú trọng đến công tácphân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình để giữ vững và pháttriển uy tín cũng như thương hiệu của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát

triển nông thôn Việt Nam trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế Tuy nhiên,

công tác này vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp và bài bản

Trang 16

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích và đánh giá rủi ro tronghoạt động tín dụng, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ, em đã chọn đề tài: “Phân

tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ” để làm đề tài

luận văn tốt nghiệp của mình

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Đề tài thực hiện có sự vận dụng kiến thức từ các môn học: Tiền tệ ngânhàng, Nghiệp vụ ngân hàng, Quản trị ngân hàng, Phân tích hoạt động kinh doanh,Quản trị tài chính, Kinh tế lượng…

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp

và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khiđến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi Khi không thuđược nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệuquả Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năngthanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngânhàng… Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của ngân hàng xảy ra ở các mức độ khác nhau:nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặngnhất khi ngân hàng không thu được vốn và lãi với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ

và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phásản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàngnói riêng Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải hết sức thận trọng, đánh giá đúngthực trạng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt độngtín dụng

Trang 17

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng,các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng để từ đó đưa ra những giảipháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng một cách triệt để nhất

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2006-2008

- Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua về tình hình nguồnvốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ trong 3 năm 2006-2008 Đánh giáhoạt động tín dụng bằng các chỉ số tài chính

- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng thông qua tình hình nợ xấu theo thờihạn, ngành kinh tế, thành phần kinh tế, nhóm nợ… trong 3 năm 2006-2008 Đánhgiá rủi ro tín dụng thông qua các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng

- Ứng dụng hàm xác suất tuyến tính LPM để xác định mức độ ảnh hưởngcủa các biến nhân tố đến rủi ro tín dụng của khách hàng vay tại ngân hàng

- Từ những kết quả phân tích đề ra những giải pháp để phòng ngừa, hạn chế

và xử lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Hoạt động tín dụng của ngân hàng thời gian qua có đạt hiệu quả haykhông?

- Tình hình rủi ro tín dụng thời gian qua diễn ra như thế nào?

- Những nhân tố nào có khả năng dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng?

- Những giải pháp nào để xử lý rủi ro tín dụng đã tồn tại và phòng ngừa, hạnchế rủi ro tín dụng trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian

Luận văn thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quậnBình Thủy – Thành phố Cần Thơ

Trang 18

1.4.2 Thời gian

Số liệu sử dụng trong luận văn thu thập trong 3 năm (2006 – 2008) để đảmbảo tính thực tế của đề tài

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận BìnhThủy – Thành phố Cần Thơ

Trang 19

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Các khái niệm trong hoạt động tín dụng

- Tín dụng: là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bên

chuyển giao tiền và tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định,đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khácngười đi vay phải trả thêm phần lãi

- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân

hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trongmột thời gian nhất định

- Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân

hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó

- Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu

được vào một thời điểm nhất định Để xác định đuợc dư nợ, ngân hàng sẽ so sánhgiữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ

- Dư nợ bình quân: là số dư nợ trung bình trong một năm, nó được tính

Trang 20

2.1.3 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

- Dấu hiệu liên quan đến ngân hàng: giảm sút mạnh số dư tiền gửi, công nợgia tăng, mức độ vay thường xuyên, yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến,chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao, chậm thanh toán nợ gốc và lãi chongân hàng…

- Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với khách hàng: có sựthay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị, xuất hiện sự bất đồng trong hệthống điều hành, ít kinh nghiệm và xuất hiện nhiều hành động nhất thời, thuyênchuyển nhân viên thường xuyên, tranh chấp trong quá trình quản lý, chi phí quản lýbất hợp pháp, quản lý có tính gia đình…

- Dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại: khó khăn trong phát triển sảnphẩm mới hoặc không có sản phẩm thay thế, những thay đổi chính sách của nhànước, sản phẩm có tính thời vụ cao, có biểu hiện cắt giảm chi phí, thay đổi trên thịtrường về lãi suất, tỷ giá, mất khách hàng lớn…

- Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính: sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ,chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn nộp báo cáo, khả năng tiền mặt giảm,phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài, kết quả kinh doanh lỗ, cốtình làm đẹp bảng cân đối kế toán bằng tài sản vô hình…

- Các dấu hiệu khác: có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh, hàng tồn khotăng do không bán được, hư hỏng lạc hậu, có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt

2.1.4 Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Biểu hiện của rủi ro tín dụng chính là nợ xấu Nợ xấu là những khoản nợthuộc nhóm 3, 4 và 5 Nợ xấu là thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự lànhmạnh thể chế Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngânhàng

Theo quyết định 493/2005/QĐ–NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số18/2007/QĐ–NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:

2.1.4.1 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

Trang 21

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thờihạn còn lại.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6quyết định 18/2007/QĐ–NHNN)

2.1.4.2 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là

doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều 6quyết định 18/2007/QĐ–NHNN)

2.1.4.3 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừcác khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quyđịnh

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãiđầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều 6quyết định 18/2007/QĐ–NHNN)

2.1.4.4 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều 6quyết định 18/2007/QĐ–NHNN)

2.1.4.5 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Trang 22

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quáhạn hoặc đã quá hạn

a: hệ số tự do

b1, b2,….,bn: các tham số

x1, x2,…,xn: các biến độc lậpY: biến phụ thuộc hay biến định tínhĐây là một dạng phương trình hồi qui tuyến tính Mô hình này giải thíchbiến phụ thuộc Y bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập (xn) Đồng thời biến phụthuộc Y là biến định tính tức là biến có khả năng dự báo có hay không có khả năngxảy ra rủi ro tín dụng của khách hàng vay tại ngân hàng

Hàm xác suất tuyến tính LPM được sử dụng để dự báo các nhân tố về đặcđiểm người vay và món vay ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng như: giới tính, tuổi,nghề nghiệp, trình độ học vấn, mục đích vay, hình thức vay, số tiền vay, thời hạnvay… Từ đó, giúp cho ngân hàng có thể biết người vay có khả năng trả được nợđúng hạn cho ngân hàng hay không, giúp ngân hàng có những quyết định chính xác

có nên cho khách hàng vay hay không

2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

2.1.6.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng

a) Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

Xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động vào nghiệp vụ tíndụng Ở các chi nhánh nhỏ chỉ số này thường > 1 (không huy động được phải sử

Trang 23

dụng vốn điều chuyển) Ở hội sở, chi nhánh lớn chỉ số này luôn < 1 (do trích lập dựtrữ bắt buộc, dự trữ thanh toán) Vì vậy, chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều khôngtốt, càng gần 1 càng hiệu quả.

Tổng dư nợ

Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động = (lần)

Nguồn vốn huy động

b) Vòng quay vốn tín dụng

Phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tốc độ luân chuyển của

nó Tỷ số này càng lớn, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả vàđem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng = (vòng)

Dư nợ bình quân

c) Hệ số thu nợ

Biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ khách hàng vay Hệ số thu nợ càng gần 1thì công tác thu nợ tốt Hệ số thu nợ càng < 1 thì rủi ro tín dụng càng cao Cótrường hợp hệ số thu nợ > 1 do năm trước thu nợ không được thì năm sau thu

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = (lần)

Doanh số cho vay

2.1.6.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

a) Thu nhập lãi trên chi phí lãi

Tính toán thu nhập lãi cho vay mà ngân hàng thu được khi bỏ ra 1 đồng chiphí trả lãi đi vay Chỉ số này lớn hơn 1 thì hoạt động tín dụng mới đạt hiệu quả

Thu nhập lãi đi vay

Thu nhập lãi / chi phí lãi = (lần)

Chi phí trả lãi đi vay

b) Thu nhập lãi trên tổng thu nhập

Xác định cơ cấu của thu nhập lãi cho vay trên tổng thu nhập nhằm đánh giáhiệu quả mà hoạt động tín dụng mang lại, tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao thì cần

có những biện pháp điều chỉnh, đẩy mạnh quy mô các hoạt động khác nhằm tăng

Trang 24

lợi nhuận, phân tán và kiểm soát được rủi ro Hiện nay, thu từ tín dụng chỉ nênchiếm khoảng 50% tổng thu nhập.

Thu nhập lãi cho vayThu nhập lãi / tổng thu nhập = (%)

Vốn đã xóa

Tỷ lệ mất vốn = (%)

Dư nợ bình quân

Trang 25

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, bảng tổng kết số liệu vềtình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng của ngân hàngqua 3 năm 2006 – 2008

- Thu thập số liệu sơ cấp từ hồ sơ tín dụng trong quá khứ của một số kháchhàng bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling)

để thiết lập hàm xác suất tuyến tính LPM dự báo các nhân tố có khả năng dẫn đếnrủi ro tín dụng của khách hàng vay tại ngân hàng

- Thu thập số liệu, thông tin liên quan đến đề tài từ sách, báo, tạp chí,Internet

- Tham khảo những ý kiến cũng như sự góp ý từ các cô chú, anh chị trongngân hàng để nắm rõ hơn những điều chưa rõ

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn giữa các năm để nghiên cứu tìnhhình biến động nhằm:

+ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006-2008

+ Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua tình hình nguồnvốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ trong 3 năm 2006-2008

+ Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng thông qua tình hình nợ quá hạn theothời hạn, ngành kinh tế, thành phần kinh tế, nhóm nợ… trong 3 năm 2006-2008

- Sử dụng phương pháp tỷ số để phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đánhgiá hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng

- Ước lượng các tham số của hàm xác suất tuyến tính LPM bằng phươngpháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS – ordinary least squares) chạy trênphần mềm Stata nhằm dự báo mức độ ảnh hưởng của các biến nhân tố đến rủi ro tíndụng của khách hàng vay tại ngân hàng

Trang 26

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

& PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lậptheo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

- Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thaythế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam

- Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam với tên giao dịch là Agribank (VBARD), là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trongthị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vịtrí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, hoạt động theo cơchế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước

- Ngân hàng NN & PTNT Thành phố Cần Thơ là chi nhánh cấp I trực thuộcNgân hàng NN & PTNT Việt Nam, mạng lưới hoạt động bao gồm các chi nhánhQuận Ninh Kiều, Quận Bình Thủy, Quận Cái Răng, Quận Ô Môn, Huyện PhụngHiệp, Huyện Vĩnh Thạnh, Huyện Phong Điền và Huyện Thốt Nốt Hội sở chính tại

số 3 Phan Đình Phùng, Thành phố Cần Thơ

- Ngân hàng NN & PTNT Quận Bình Thủy là chi nhánh cấp II, được thànhlập và chính thức đi vào hoạt động ngày 24/08/2004, trên cơ sở tách ra từ chi nhánhNgân hàng NN & PTNT cấp III Bình Thủy trực thuộc Ngân hàng NN & PTNTThành phố Cần Thơ Trụ sở chính tại số 17/12 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy,quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ

Trang 27

3.1 2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng

- Chức năng chủ yếu của Ngân hàng NN & PTNT Quận Bình Thủy là thựchiện huy động vốn và cho vay vốn ngắn - trung - dài hạn với phương châm:

“Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” Phạm vi hoạt động của ngân

hàng là bám sát địa bàn các phường thuộc quận Bình Thủy, hoạt động theo định

hướng của ngành đã xác định: “Nông thôn là thị trường chính, nông dân là

khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư” Đồng thời cung cấp các dịch vụ

ngân hàng như: chuyển tiền điện tử, mua bán thu đổi ngoại tệ và chi trả kiều hối,mua bán các loại trái phiếu kho bạc, bảo lãnh ngân hàng,…

- Ngân hàng có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân hàng NhàNước, Luật các Tổ chức tín dụng Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạtđộng của mình, chịu trách nhiệm vật chất với khách hàng bằng toàn bộ vốn và tàisản hợp pháp khác của ngân hàng Giữ bí mật về hoạt động của khách hàng ngoạitrừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Ngân hàng NN & PTNT quận Bình Thủy được tổ chức theo cơ cấu trựctuyến chức năng.Với cơ cấu tổ chức này thì chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận

sẽ được rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm và công việc được giao Thông tin tiếpnhận sẽ rõ ràng, nhanh chóng, cụ thể, tránh chồng chéo công việc

Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NN& PTNT QUẬN BÌNH THỦY

Phó Giám đốc

Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ

Giám đốc

Trang 28

3.1.3.2 Nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận

a) Giám đốc

Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn, giám sátviệc thực hiện chức năng nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp trên giao Thựchiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng, có quyền quyết định các vấn đề có liên quanđến tổ chức như khen thưởng, kỷ luật Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho giahạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ, thực hiện các biện pháp xử lý

nợ đối với khách hàng

b) Phó giám đốc

Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giámsát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng Giám đốc trong các mặtnghiệp vụ, điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của Giámđốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công

Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục

vụ tín dụng Từ đó, trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể

d) Phòng kế toán - ngân quỹ: gồm 11 cán bộ

- Ngân quỹ

Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàngngày, trực tiếp trong việc thu chi và giải ngân khi có phát sinh trong ngày Cuối

Trang 29

mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phátsinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sửdụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám đốc.

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng thời gian qua

3.1.4.1 Thuận lợi

- Một thuận lợi lớn nhất cho hoạt động của Ngân hàng là trụ sở ngân hàngđặt ngay tên mặt tiền đường Lê Hồng Phong, giao thông thuận tiện cho khách hàngđến giao dịch

- Ban Giám đốc với bề dày kinh nghiệm lãnh đạo, đội ngũ cán bộ có trình

độ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thái độ phục vụ nhiệt tình và năngđộng, sáng tạo, đoàn kết, không khí làm việc thân thiện

- Hệ thống kế toán được lập trình trên máy vi tính nên việc tính toán chínhxác, lưu trữ thông tin được bảo mật, thỏa mãn nhanh nhu cầu của khách hàng

- Được sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của Ngân hàng NN & PTNT thành phốCần Thơ trong việc giải quyết những khó khăn vướng mắc tại chi nhánh

- Trong những năm qua nhờ thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước cho nênNgân hàng đã được các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ, được sự ủng hộ củaUBND quận Bình Thủy và các ban ngành đoàn thể địa phương

3.1.4.2 Khó khăn

- Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là phục vụ sản xuất nôngnghiệp, thị trường này đa số là những món vay nhỏ lẻ, tiềm ẩn nhiều rủi ro Bêncạnh đó, nhiều diễn biến phức tạp của thiên tai, bệnh dịch liên tiếp xảy ra Thịtrường tiêu thụ nông sản và thủy sản không ổn định ảnh hưởng đến công tác thu nợ

- Bình Thủy là một quận có kinh tế mới, lao động trong nông nghiệp cònchiếm tỷ trọng cao, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, tích lũy của người dâncòn thấp, do đó, công tác huy động vốn của Ngân hàng tại địa bàn đạt hiệu quảchưa cao, chỉ tập trung một số khách hàng quen biết nên ngân hàng phải sử dụngvốn điều chuyển để đầu tư cho vay, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng

- Điều kiện giao thông nông thôn của quận đã được các cấp chính quyềnquan tâm mở rộng nhưng các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây không ít khókhăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định hồ sơ và thu hồi nợ

Trang 30

- Chưa có điều kiện tạo sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút khách hàng nênthu nhập của ngân hàng chỉ chủ yếu từ hoạt động tín dụng.

- Hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn quận ngày càng mạnhtrên nhiều mặt như thị phần, khách hàng, đặc biệt là về lãi suất

- Sự phối hợp của các ban ngành như UBND, tòa án, công an chưa thật sựđồng bộ trong việc hỗ trợ ngân hàng xử lý, cưỡng chế thu hồi tài sản thế chấp khikhách hàng không thể trả được nợ vay

- Những năm vừa qua tình hình kinh tế khu vực và thế giới có những biếnđộng phức tạp ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nóichung và Ngân hàng NN & PTNT quận Bình Thủy nói riêng

3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2006 đến 2008

Bảng 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006-2008)

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHÊNH LỆCH 2007/2006 2008/2007

- Về thu nhập: Qua bảng số liệu, ta thấy tổng thu nhập qua 3 năm của ngân

hàng không ngừng tăng lên Năm 2007 thu nhập tăng 49,21% so với 2006, vềlượng là 9.151 triệu đồng Sở dĩ thu nhập của ngân hàng tăng cao là do Bình Thủy

là một quận có nền kinh tế mới đang trên đà phát triển, nhu cầu về vốn và sử dụng

Trang 31

các dịch vụ ngân hàng của người dân ngày càng tăng Do đó, ngân hàng đã tích cựcđẩy mạnh nhiều biện pháp về quy mô và chất lượng như thu hút nhiều khách hàngmới, tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ… Tuy nhiên trong tổng thu nhập, thu lãicho vay đang chiếm tỷ trọng lớn nhất chứng tỏ hoạt động của ngân hàng còn phụthuộc rất nhiều vào tín dụng Đến năm 2008, thu nhập tăng 13.603 triệu đồng với tỷ

lệ tăng 49,03%, ngoài nguồn chính là thu lãi cho vay, ngân hàng đã cố gắng mởrộng quy mô các hoạt động khác nhằm phân tán rủi ro vì hoạt động tín dụng rấtnhạy cảm với sự biến động của tình hình khủng hoảng kinh tế hiện đang diễn ratrên thế giới Tuy nguồn thu nhập vẫn tăng lên nhưng tỷ lệ thu lãi trong năm cònthấp, nhiều món nợ có lãi đã quá hạn với số tiền lớn chưa thu được

Hình 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006-2008)

- Về chi phí: Điều đáng chú ý đối với khoản mục này là tốc độ tăng chi phí

luôn cao hơn so với tốc độ tăng thu nhập, đây là điều chưa hợp lý Năm 2007, tổngchi phí tăng 62,67 % so với 2006, trong đó chi phí trả lãi chiếm 82,42% Do nhucầu vay vốn tăng lên, nguồn vốn huy động không thể đáp ứng đủ, ngân hàng phải

sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên với lãi suất vốn điều chuyển liêntục tăng đã làm cho chi phí trả lãi tăng cao Nguyên nhân chính cũng làm tăng chiphí là do chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra, có sự điều chỉnh về

Trang 32

lương và một phần trích lập dự phòng rủi ro… Sang năm 2008, chi phí tăng 82,06

%, rất cao so với 2007 do tình hình kinh tế biến động, các ngân hàng chạy đua đẩylãi suất huy động lên cao, chi trả lãi vốn huy động và lãi vay vốn điều chuyển đãchiếm tới 82,72% tổng chi phí Ngoài ra, trong năm ngân hàng đã thực hiện chươngtrình hiện đại hóa cơ sở vật chất, đầu tư vào tài sản cố định, xây trụ sở ngân hàngmới Lạm phát cao cũng làm gia tăng các khoản nợ xấu, ngân hàng phải trích lập

dự phòng rủi ro cũng đẩy chi phí kinh doanh lên

- Về lợi nhuận: Trước tình hình cạnh tranh ngày càng cao và gay gắt giữa

các ngân hàng, lợi nhuận năm 2006 đạt 4.627 triệu đồng, đây là một nỗ lực rất lớn

và đáng ghi nhận Năm 2007, lợi nhuận là 5.024 triệu đồng, tăng 8,58 % so vớinăm 2006 Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do ngân hàng đã không ngừng cố gắngphát triển và mở rộng qui mô hoạt động của mình nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầuvốn cho khách hàng Đồng thời, cán bộ tín dụng luôn chủ động tìm kiếm kháchhàng cũng như đôn đốc thu hồi lãi và nợ khi đến hạn Năm 2008 là một năm đầybiến động đối với hoạt động ngân hàng, lãi suất huy động tăng cao trong nhữngtháng đầu năm do tình hình lạm phát khiến lãi suất cho vay điều chỉnh không kịpthời Những tháng cuối năm, do chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát củaNHNN mà lãi suất lại giảm mạnh để ngăn chặn tình trạng suy giảm của nền kinh tế.Những biến động trên làm cho hoạt động của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, ngân hàng còn bị phạt do vượt hạn mức vốn điều chuyển, nợ lãi tồnđọng còn nhiều, nợ xấu cao Thu nhập không bù đắp đủ chi phí phát sinh làm cholợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh, không đạt được chỉ tiêu đề ra Lợi nhuậntrong năm của ngân hàng là -19 triệu đồng, giảm so với 2007 là 5.043 triệu đồng, tỷ

lệ giảm 100,38% Nếu lợi nhuận chưa tính khoản trích lập dự phòng rủi ro 3.982triệu đồng thì ngân hàng lãi được 3.963 triệu đồng

Kết quả kinh doanh thời gian qua cho thấy ngân hàng có điểm mạnh về hoạtđộng tín dụng nhưng còn hạn chế về các hoạt động dịch vụ, do đó gặp khá nhiều rủi

ro trong tình hình biến động có chiều hướng xấu của nền kinh tế hiện nay Vì vậy,trong thời gian tới, ngân hàng cần cơ cấu lại thu nhập để nguồn thu nhập được đadạng hơn, rủi ro được phân tán hơn, đồng thời phải quản lý chặt chẽ và cắt giảm chiphí đến mức thấp nhất

Trang 33

3.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

3.2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng (2006 – 2008)

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn giữ vai trò quantrọng và mang tính chất quyết định đối với sự ổn định và hiệu quả kinh doanh Một

cơ cấu vốn hợp lý, vững mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng Đó

là sự tự chủ về tài chính, góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, đa

dạng hóa khách hàng Ngoài ra, quản trị tốt nguồn vốn cũng có hiệu quả rất lớn đối

với các vấn đề khác như thanh khoản và uy tín của ngân hàng

Bảng 2 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG (2006 – 2008)

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHÊNH LỆCH

2007/2006 2008/2007 CHỈ

TIÊU Số tiền Tỷ

trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm Năm

2006, tổng nguồn vốn của ngân hàng là164.069 triệu đồng, sang năm 2007 thì tổng

nguồn vốn là226.936triệu đồng, tăng62.867 triệu đồng tương đương 38,32% so với

2006 Năm 2008, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng15.935 triệu đồng, tốc độ tăng7,02%

so với 2007 Sự gia tăng tổng nguồn vốn đã giúp cho hoạt động của ngân hàng

được liên tục vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của khách

hàng Nhưng khi xem xét về cơ cấu thì nguồn vốn của ngân hàng chưa thật sự hợp

- Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của ngân hàng trong những năm qua

Trang 34

có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm và sau đó lạităng Cụ thể, năm 2006, vốn huy động của ngân hàng chiếm 40% tổng nguồn vốn.Năm 2007, vốn huy động giảm 1.902 triệu đồng với tốc độ giảm 2,9% so với 2006,chiếm 28,06% tổng nguồn vốn Nguyên nhân là do trong năm 2007, giá cả hànghóa, đặc biệt là giá vàng tăng, ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn hình thức tiếtkiệm vì lãi suất không bù đắp được trượt giá, công tác tiếp thị, quảng bá thươnghiệu chưa hiệu quả, các chương trình khuyến mãi đối với người gửi tiền chưa thực

sự hấp dẫn, người dân vẫn chưa thay đổi được thói quen giữ tiền tại nhà và do áplực cạnh tranh từ các ngân hàng khác… Đến năm 2008, vốn huy động tăng đáng kể

là 36.278 triệu đồng tức là tăng 56,96% so với 2007, chiếm 41,16% tổng nguồnvốn Do tình hình lạm phát những tháng cuối 2007, đầu 2008 đẩy lãi suất huy độngtăng cao, người dân đã gửi tiền vào ngân hàng rất nhiều Mặt khác, quận Bình Thủy

có nhiều công trình lớn như: đường hạ cất cánh Cảng hàng không Cần Thơ, đườngquốc lộ Mậu Thân nối dài, sân bay Trà Nóc, … được triển khai bồi thường thu hồiđất triển khai dự án nên ngân hàng cũng huy động được lượng vốn đáng kể (gần 30

tỷ đồng)

- Mặc dù ban lãnh đạo và các cán bộ ngân hàng đã rất chú trọng đến côngtác huy động vốn nhưng nguồn vốn này vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu củakhách hàng Vì vậy, ngân hàng còn phải sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấptrên và nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn Nó chính

là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, vì ngân hàng phải trả lãi suấtvay cao hơn lãi suất huy động Năm 2006 vốn điều chuyển chiếm 60% tổng nguồnvốn Năm 2007, vốn điều chuyển tăng 65,77% so với năm 2006 và chiếm trên 60%tổng nguồn vốn Năm 2007 vốn điều chuyển tăng cao là do năm 2006 xảy ra dịchcúm gia cầm ở gà, vịt; bệnh tai xanh ở heo, còn lúa thì xảy ra tình trạng cháy rầy

Vì vậy người chăn nuôi và trồng trọt rất cần vốn để tái tạo sản xuất Đến năm 2008,

do nguồn vốn huy động được tăng lên đáng kể nên vốn điều chuyển giảm 12,46%,đây là điều khá tốt vì chi phí lãi phải trả cho vốn điều chuyển cao hơn so với vốnhuy động Tuy vốn điều chuyển có giảm nhưng ngân hàng vẫn bị phạt do sử dụngvượt hạn mức

Trang 35

Trong thời gian sắp tới, để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh, ngânhàng cần cân đối lại cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý, cần có kế hoạch huy động vốnhiệu quả hơn nữa, giảm việc sử dụng vốn điều chuyển, giúp ngân hàng chủ độnghơn về mặt tài chính, giảm được chi phí, tăng lợi nhuận thể hiện là một ngân hànghiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế.

3.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng

3.2.2.1 Doanh số cho vay (2006 – 2008)

Hoạt động tín dụng là hình thức đầu tư chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trongtổng thu nhập của ngân hàng Doanh số cho vay chính là chỉ tiêu phản ánh số lượng

và qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng, doanh số cho vay càng cao thì họatđộng tín dụng càng lớn

Bảng 3 DOANH SỐ CHO VAY (2006 – 2008)

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHÊNH LỆCH 2007/2006 2008/2007

Trang 36

Năm 2007, doanh số cho vay của ngân hàng tăng 66,4% tương đương106.686 triệu đồng so với 2006 Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng đáng kểvới tỷ lệ tăng 73,30% so với 2006, chiếm 82,45% trong tổng doanh số cho vay Docuối năm 2006 xảy ra dịch cúm gia cầm ở gà, vịt; bệnh tai xanh ở heo; tình trạngcháy rầy ở lúa nên người dân bị thiệt hại rất nhiều, nhu cầu vốn để tái tạo hoạt độngsản xuất cao, Hội sở đã chỉ đạo ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhóm kháchhàng này nhằm tạo sự tin tưởng cho người dân về uy tín của một ngân hàng chủ lựctrong thị trường tài chính nông thôn Doanh số cho vay trung - dài hạn tuy có tăng

cả về số lượng (13.448 triệu đồng) lẫn tỷ trọng (40,16%) so với 2006 do người sảnxuất cần đầu tư máy móc phục vụ cho nông nghiệp nhưng chỉ còn chiếm 17,55%trong tổng doanh số cho vay Do lạm phát tăng cao kỷ lục với mức 12,63% trongnăm 2007, nền kinh tế có những biến động bất thường nên khách hàng không dámmạo hiểm đầu tư vốn vào các hoạt động sản xuất có thời gian dài, đồng vốn thu hồichậm không thể bù đắp được trượt giá

Năm 2008, doanh số cho vay của ngân hàng chỉ tăng thêm 34.611 triệuđồng, tỷ lệ tăng 12,95% so với 2007 Đầu năm 2008, hoạt động cạnh tranh giữa cácngân hàng rất khốc liệt, lạm phát vẫn không có dấu hiệu giảm bất chấp mọi nỗ lựccủa Chính phủ khiến lãi suất biến động theo chiều hướng tăng cao buộc NHNNphải đề ra chính sách thắt chặt tiền tệ yêu cầu các ngân hàng phải thu hẹp hạn mứctín dụng trung và dài hạn nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc nên doanh số cho vaytrung – dài hạn giảm 40,58% Doanh số cho vay ngắn hạn vì thế mà tăng lên chiếmgần 90% tổng doanh số cho vay của ngân hàng nhưng tỷ lệ tăng so với 2007 khôngđáng kể chỉ là 24,34% Chính bởi tình hình kinh tế biến động quá phức tạp, khólường trước nên khách hàng không dám vay nhiều kể cả vay ngắn hạn vì chi phí trảlãi quá lớn, họ lo ngại không có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng

Nhìn chung, trong những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng có sựbiến động theo hướng mở rộng cho vay, lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tạingân hàng ngày càng tăng Sự tăng trưởng của doanh số cho vay là kết quả của sự

nỗ lực hết mình trong việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủtục vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng Tuy nhiên, doanh sốcho vay ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ lệ lớn, còn cho vay trung - dài hạn còn chiếm

Trang 37

tỷ lệ thấp chứng tỏ ngân hàng chưa thật quan tâm đến cho vay trung - dài hạn Vìthế, thời gian tới, ngân hàng cần đầu tư mở rộng việc cho vay trung - dài hạn, tuy

có rủi ro lớn nhưng thực sự đem lại lợi nhuận cao Đối tượng cần hướng tới là cáckhách hàng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có dự án khả thi, loại hìnhhoạt động ổn định…

3.2.2.2 Doanh số thu nợ (2006 – 2008)

Ngoài doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọngphản ánh tình hình hoạt động tín dụng Cho vay và thu nợ đúng hạn như dự kiến thìđồng vốn tín dụng mới được xoay vòng nhanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngânhàng Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ tín dụng là phải tích cực đôn đốc nhắcnhở khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng

Bảng 4 DOANH SỐ THU NỢ (2006 – 2008)

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHÊNH LỆCH 2007/2006 2008/2007

Doanh số thu nợ 120.988 204.501 286.044 83.513 69,03 81.543 39,87 Ngắn hạn 107.033 179.198 253.874 73.165 67,42 74.676 41,67

Trung dài hạn 13.955 25.303 32.170 11.348 81,32 6.867 27,14

( Nguồn: Phòng tín dụng)

Tình hình thu nợ tương ứng với tình hình cho vay, doanh số cho vay ngắnhạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạncũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ Đây là khoản mục chủ yếu tạonên sự gia tăng của doanh số thu nợ Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ của ngânhàng là 120.988 triệu đồng trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 107.033 triệuđồng chiếm 88,47% tổng doanh số thu nợ, do các món vay ngắn hạn như cho vaytiêu dùng phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên được trả góp hàng tháng nênviệc thực hiện thu nợ gốc và lãi đạt hiệu quả cao, không có nợ tồn đọng nhiều Dịchcúm gia cầm ở gà, vịt; bệnh tai xanh ở heo; tình trạng cháy rầy ở lúa diễn ra trên

Trang 38

diện rộng nên cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động các hộ sản xuất chưa thu hồiđược nợ đúng hạn dẫn đến doanh số thu nợ trong năm thấp hơn nhiều so với doanh

số cho vay

120988

301979 267368

160682

286044

204501

0 50000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY & DOANH SỐ THU NỢ (2006 – 2008)

Đến năm 2007 doanh số thu nợ tăng lên 83.513 triệu đồng tương đương69,03% so với 2006, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 73.165 triệu đồng tức

là tăng 67,42% so với 2006 và chiếm 87,63% tổng doanh số thu nợ Nguyên nhân

là do cán bộ ngân hàng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi và đôn đốckhách hàng trả nợ khi đến hạn Bên cạnh đó, các hộ sản xuất đã cố gắng khôi phụcsản xuất sau diễn biến phức tạp, đầy khó khăn của dịch bệnh và đã trả được cácmón vay ngắn hạn cho ngân hàng Còn doanh số thu nợ trung – dài hạn cũng tăng11.348 triệu đồng với tốc độ tăng là 81,32% so với 2006 và chiếm 12,37% tổngdoanh số thu nợ Các món vay trung – dài hạn nhờ có sự lựa chọn đối với một số ítkhách hàng truyền thống, khả năng trả nợ gốc và lãi cao; kết hợp đầu tư, giải ngânbằng hình thức nhận nợ nhiều lần theo tiến độ của dự án vay, nếu khách hàngkhông thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng thì ngân hàng sẽ khôngtiếp tục phát vay Cho nên, vừa đảm bảo món vay đúng mục đích vay, tránh tình

Trang 39

trạng khách hàng chiếm dụng vốn vay, đạt hiệu quả, mà còn thu hồi được nợ và lãiđúng hạn.

Năm 2008, doanh số thu nợ của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng cho thấy tìnhhình hoạt động tín dụng của ngân hàng khá hiệu quả, đạt 286.044 triệu đồng tăng81.543 triệu đồng nhưng chỉ tăng 39,87% so với năm 2007 Trong đó doanh số thu

nợ ngắn hạn đã chiếm tới 88,8% tổng doanh số thu nợ So với 2007, tuy doanh sốthu nợ ngắn hạn tăng về mặt số lượng (74.676 triệu đồng) nhưng xét về tỷ lệ lại có

xu hướng giảm xuống (41,67%) Do tình hình kinh tế diễn biến quá phức tạp, hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và bà con nông dân gặp nhiều khókhăn trong tiêu thụ hàng hóa, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại, giá cả các mặthàng vẫn biến động mạnh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhất là đối tượngcông nhân và bà con nông dân – những đối tượng có thu nhập thấp nên việc sửdụng vốn đi sai mục đích, không phát huy được hiệu quả Từ đó việc thu hồi nợ của

ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn Doanh số thu nợ trung hạn vẫn tiếp tục tăng

6.867 triệu đồng tương ứng 27,14% so với 2007 và nhưng chỉ còn chiếm 11,2%tổng doanh số thu nợ Sở dĩ doanh số thu nợ trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọngthấp và giảm trong tổng doanh số thu nợ là do thời hạn cho vay dài, thường từ 1năm đến 5 năm nên vốn thu hồi rất chậm

Nhìn chung doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng là điều rất tốt Doanh số thu

nợ ngắn hạn tăng và luôn chiếm tỷ trọng khá cao, điều này cũng dễ hiểu vì cho vayngắn hạn thời gian thu hồi vốn khá nhanh Khi đồng vốn được xoay vòng nhanh thìngân hàng có thể tiếp tục tăng doanh số cho vay nhờ đó mà doanh số thu nợ cũngkhông ngừng tăng theo Bên cạnh đó, nhờ sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của ban lãnhđạo ngân hàng, với đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ, không chỉ mở rộng tín dụng,tìm kiếm thị trường và khách hàng để tăng doanh số cho vay mà còn tích cực đônđốc khách hàng trả nợ đúng hạn nên công tác thu hồi nợ được thực hiện triệt để

3.2.2.3 Dư nợ (2006 – 2008)

Dư nợ cho vay chính là khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân mà chưa thuhồi được về đến một thời điểm nhất định nào đó Nó được so sánh giữa hai chỉ tiêudoanh số cho vay và doanh số thu nợ Đây là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về

Trang 40

quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ Khi ngân hàng cómức dư nợ cao thì quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.

Bảng 5 TÌNH HÌNH DƯ NỢ (2006 – 2008)

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHÊNH LỆCH 2007/2006 2008/2007

nợ, còn dư nợ trung hạn chiếm 32,27% tổng dư nợ Do nhu cầu khách hàng tậptrung đầu tư các hoạt động ngắn hạn, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh nhằm thu hồivốn nhanh, giảm thiểu được rủi ro đồng thời chi phí trả lãi cho ngân hàng cũng thấphơn Điều này làm cho ngân hàng mất đi khoản chênh lệch lãi suất cho vay ngắnhạn với cho vay trung – dài hạn nhưng mặt khác lại giúp ngân hàng quay vòngđồng vốn một cách nhanh chóng, hạn chế rủi ro

Năm 2007, dư nợ tiếp tục tăng 62.867 triệu đồng tức là tăng 38,32% Trong

đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 67,14% tổng dư nợ, tăng 41.238 triệu đồng tương đương37,11% so với 2006 Sở dĩ dư nợ của ngân hàng tăng là do Bình Thủy là một quận

có nền kinh tế mới đang trên đà phát triển, nhu cầu về vốn người dân khá cao, đặcbiệt là nhu cầu vốn ngắn hạn để tái tạo hoạt động sản xuất của các hộ nông dân bịmất mùa, bị dịch bệnh ở vật nuôi tăng lên Do đó, ngân hàng đã tích cực đẩy mạnhnhiều biện pháp về quy mô và chất lượng như thu hút nhiều khách hàng mới, tăng

Ngày đăng: 22/03/2014, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Bùi Văn Trịnh, ThS. Thái Văn Đại (2006). Tiền tệ ngân hàng, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng
Tác giả: TS. Bùi Văn Trịnh, ThS. Thái Văn Đại
Năm: 2006
2. ThS. Thái Văn Đại (2008). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: ThS. Thái Văn Đại
Năm: 2008
3. ThS Nguyễn Thanh Nguyệt, ThS. Thái Văn Đại (2008). Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàngthương mại
Tác giả: ThS Nguyễn Thanh Nguyệt, ThS. Thái Văn Đại
Năm: 2008
4. TS. Mai Văn Nam, ThS. Phạm Lê Thông, ThS. Lê Tấn Nghiêm, ThS. Nguyễn Văn Ngân (2006). Giáo trình kinh tế lượng (Econometrics), Nhà xuất bản Thống kê, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng (Econometrics)
Tác giả: TS. Mai Văn Nam, ThS. Phạm Lê Thông, ThS. Lê Tấn Nghiêm, ThS. Nguyễn Văn Ngân
Nhà XB: Nhà xuất bản Thốngkê
Năm: 2006
5. Nguyễn Trọng Hoài (2007-2008). Các phương pháp phân tích các biến phụ thuộc bị giới hạn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp phân tích các biến phụthuộc bị giới hạn
7. Website Ngân hàng NN &amp; PTNT Việt Nam – www.agribank.com.vn 8. Tạp chí Công nghệ ngân hàng (Số 33 - 12/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.agribank.com.vn"8. Tạp chí"Công nghệ ngân hàng
6. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 và sửa đổi một số điều ngày 25/4/2007của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NN&amp; PTNT QUẬN BÌNH THỦY - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Hình 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NN&amp; PTNT QUẬN BÌNH THỦY (Trang 27)
Hình 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006-2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Hình 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006-2008) (Trang 31)
Bảng 2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG (2006 – 2008) (Trang 33)
Bảng 3. DOANH SỐ CHO VAY (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 3. DOANH SỐ CHO VAY (2006 – 2008) (Trang 35)
Bảng 4. DOANH SỐ THU NỢ (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 4. DOANH SỐ THU NỢ (2006 – 2008) (Trang 37)
Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY &amp; DOANH SỐ THU NỢ (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Hình 3 DOANH SỐ CHO VAY &amp; DOANH SỐ THU NỢ (2006 – 2008) (Trang 38)
Bảng 5. TÌNH HÌNH DƯ NỢ (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 5. TÌNH HÌNH DƯ NỢ (2006 – 2008) (Trang 40)
Hình 4: DƯ NỢ VÀ NỢ XẤU (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Hình 4 DƯ NỢ VÀ NỢ XẤU (2006 – 2008) (Trang 41)
Bảng 6. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 6. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG (Trang 42)
Bảng 7. NỢ XẤU, DƯ NỢ, TỶ LỆ NỢ XẤU  THEO THỜI HẠN (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 7. NỢ XẤU, DƯ NỢ, TỶ LỆ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN (2006 – 2008) (Trang 45)
Hình 5: TỶ LỆ NỢ XẤU/ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Hình 5 TỶ LỆ NỢ XẤU/ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN (2006 – 2008) (Trang 47)
Bảng 8. NỢ XẤU, DƯ NỢ, TỶ LỆ NỢ XẤU - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 8. NỢ XẤU, DƯ NỢ, TỶ LỆ NỢ XẤU (Trang 48)
Hình 6: TỶ LỆ NỢ XẤU/ DƯ NỢ THEO NGÀNH (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Hình 6 TỶ LỆ NỢ XẤU/ DƯ NỢ THEO NGÀNH (2006 – 2008) (Trang 49)
Bảng 9. NỢ XẤU, DƯ NỢ, TỶ LỆ NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 9. NỢ XẤU, DƯ NỢ, TỶ LỆ NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (2006 – 2008) (Trang 52)
Hình 7: TỶ LỆ NỢ XẤU/ DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Hình 7 TỶ LỆ NỢ XẤU/ DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 53)
Bảng 10. NỢ XẤU THEO NHÓM (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 10. NỢ XẤU THEO NHÓM (2006 – 2008) (Trang 54)
Bảng 11. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 11. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG (Trang 55)
Hình 8. TỶ LỆ NỢ XẤU / TỔNG DƯ NỢ (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Hình 8. TỶ LỆ NỢ XẤU / TỔNG DƯ NỢ (2006 – 2008) (Trang 56)
Bảng 12. CƠ CẤU ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI VAY - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 12. CƠ CẤU ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI VAY (Trang 63)
Bảng 13. CƠ CẤU TÍNH CHẤT CỦA MÓN VAY - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 13. CƠ CẤU TÍNH CHẤT CỦA MÓN VAY (Trang 64)
Bảng 14. KẾT QUẢ MÔ HÌNH LPM XỬ LÝ TRÊN PHẦN MỀM STATA - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ pdf
Bảng 14. KẾT QUẢ MÔ HÌNH LPM XỬ LÝ TRÊN PHẦN MỀM STATA (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w