1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật việt nam

73 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
Tác giả Đặng Ngọc Quỳnh Anh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Cử Nhân Luật
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG (13)
    • 1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (13)
      • 1.1.1. Khái niệm quyền đối với giống cây trồng (13)
      • 1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (15)
      • 1.1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại (15)
    • 1.2. Bản chất trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (17)
    • 1.3. Ý nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (18)
  • CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG (22)
    • 2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (22)
      • 2.1.1. Thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (22)
      • 2.1.2. Hành vi trái pháp luật (24)
      • 2.1.3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại (31)
      • 2.1.4. Lỗi của bên gây thiệt hại (31)
    • 2.2. Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (32)
      • 2.2.1. Nguyên tắc xác định thiệt hại (33)
      • 2.2.2. Các loại thiệt hại được bồi thường (33)
        • 2.2.2.1. Thiệt hại về vật chất (34)
        • 2.2.2.2. Thiệt hại về tinh thần (39)
        • 2.2.2.3. Chi phí luật sƣ hợp lý (41)
      • 2.3.1. Mức bồi thường thiệt hại về vật chất (41)
        • 2.3.1.1. Dựa trên tổng thiệt hại vật chất (42)
        • 2.3.1.2. Dựa trên giá chuyển giao quyền sử dụng (44)
        • 2.3.1.3. Thiệt hại vật chất theo cách tính của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đƣa (44)
        • 2.3.1.4. Mức bồi thường do Tòa án ấn định (45)
      • 2.3.2. Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần (47)
      • 2.3.3. Mức bồi thường chi phí luật sư hợp lý (47)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (50)
    • 3.1. Thực tiễn bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (50)
    • 3.2. Bất cập về việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam (51)
      • 3.2.1. Tâm lý lo ngại của nguyên đơn - tác giả/chủ bằng bảo hộ giống cây trồng (55)
      • 3.2.2. Sự rườm rà, phức tạp của cơ chế dân sự (56)
      • 3.2.3. Công tác thu thập chứng cứ, tang vật (56)
    • 3.3. Kiến nghị (57)
      • 3.3.1. Khuyến khích các chủ thể quyền đối với giống cây trồng bảo vệ quyền lợi bằng biện pháp dân sự (57)
      • 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án (58)
      • 3.3.3. Cải thiện công tác thu thập chứng cứ, tang vật (59)

Nội dung

LÝ THUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Khái niệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

1.1.1 Khái niệm quyền đối với giống cây trồng

Giống cây trồng (“GCT”) là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết đƣợc bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt đƣợc với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền đƣợc Nhƣ vậy, khái niệm về GCT của pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với khái niệm về GCT theo Công ƣớc quốc tế về bảo hộ GCT mới (“ Công ƣớc UPOV”) 1 Do đó, việc xác định quyền đối với GCT và các biện pháp bảo vệ GCT sẽ đƣợc giải quyết dễ dàng hơn khi có phát sinh tranh chấp trong và ngoài nước

Quyền đối với GCT là các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ bằng bảo hộ GCT do việc chọn tạo, phát hiện và phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, để thừa kế, thừa kế và quyền được bảo vệ khi quyền của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT bị xâm phạm

Có thể hiểu, quyền đối với GCT là quyền của cá nhân, tổ chức đối với GCT do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu 2 Trong đó, chọn tạo GCT là quá trình lai hữu tính, gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc để tìm ra các biến dị phù hợp để sản xuất Phát hiện GCT là hoạt động chọn lọc để tìm ra các biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một GCT hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên Phát triển GCT là quá trình nhân giống và đánh giá để chọn ra biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất Phát hiện và phát triển GCT phải đƣợc tồn tại

GCT là nhóm cây trong một đơn vị phân loại thực vật ở cấp thấp nhất đƣợc biết tới cho đến nay và nhóm này, bất luận các điều kiện cấp quyền tác giả có đƣợc đáp ứng đầy đủ hay không, có thể:

- Đƣợc xác định dựa trên biểu hiện của các tính trạng do một kiểu gen cụ thể hay một tổ hợp các kiểu gen quy định;

- Đƣợc phân biệt với bất cứ nhóm cây nào khác dựa trên biểu hiện của ít nhất một trong số các tính trạng nêu trên; và

- Đƣợc coi là một đơn vị thực vật phù hợp cho việc nhân giống mà các tính trạng của nó không bị thay đổi

2 khoản 5 Điều 4 Luật SHTT và Điều 3 Thông tƣ 16/2013/TT-BNNPTNT cùng nhau, nếu chỉ có một trong hai giai đoạn này thì tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT sẽ không có quyền đối với GCT đó

Bảo vệ GCT có vai trò vô cùng quan trọng, vì nó chính là đang bảo vệ quyền của các tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT Họ là những người đã dành thời gian, công sức, trí tuệ và tiền bạc vào việc tạo ra GCT mới Từ đó, quyền đối với GCT là quyền sở hữu tài sản đƣợc hình thành từ kết quả của quá trình chọn và tạo GCT Chính vì vậy, chủ sở hữu có các quyền đối với tài sản của mình 3 Dựa trên cơ sở thực hiện quyền của chủ sở hữu phát sinh các quan hệ đối với các chủ thể khác qua việc khai thác GCT, pháp luật điều chỉnh quan hệ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho chủ thể quyền

Quyền đối với GCT của chủ thể quyền đƣợc xác lập thông qua quyết định cấp

“Bằng bảo hộ GCT” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Có thể thấy, đây là một quyền năng của các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao cho vì đã có công trong việc chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hay được hưởng quyền sở hữu GCT đó từ tổ chức, cá nhân khác thông qua hợp đồng chuyển giao/chuyển nhƣợng quyền đối với GCT Các cá nhân, tổ chức này là cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ GCT; cá nhân, tổ chức nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh GCT tại Việt Nam

Khái niệm về quyền đối với GCT tại Việt Nam nhìn chung có nhiều điểm tương đồng với các quốc gia khác trên thế giới Tại New Zealand, quyền đối với GCT đƣợc định nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ (“SHTT”) đƣợc thiết kế để khuyến khích mọi người phát triển và phổ biến các GCT mới Nó cấp cho các nhà tạo giống và nhà phát triển cây trồng độc quyền thương mại hóa vật liệu nhân giống (ví dụ: bào tử, hạt giống hoặc cành giâm) của các giống mới mà họ phát triển trong một khoảng thời gian nhất định 4 Tại một số quốc gia, thuật ngữ quyền đối với GCT đƣợc sử dụng bằng thuật ngữ quyền của nhà tạo GCT - Plant breeders' rights (“PBR”) Ví dụ, ở Canada, quyền của nhà tạo GCT đƣợc định nghĩa là một hình thức bảo hộ SHTT cho phép các nhà tạo giống bảo vệ các GCT mới, tương tự như

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, tr.225

4 Ministry of Business, Innovation and Employment of New Zealand, “Review of the Plant Variety Rights Act: What are Plant Variety Rights?”, https://www.mbie.govt.nz/dmsdocument/3701-information-sheet- what-are-plant-variety-rights, truy cập ngày 15/05/2022 cách một sáng chế có thể đƣợc bảo hộ bằng bằng sáng chế Khi chứng chỉ PBR được cấp cho một giống, chủ sở hữu có quyền bảo vệ hợp pháp trên thị trường và có thể yêu cầu bồi thường nếu giống được sử dụng mà không được phép 5

1.1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Xâm phạm quyền SHTT là bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền đã đƣợc pháp luật bảo hộ của tác giả/chủ sở hữu của các đối tƣợng quyền SHTT Việc sử dụng những quyền độc quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền SHTT mà không đƣợc phép của họ chính là hành vi trái pháp luật

Nhƣ vậy, hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đƣợc hiểu là việc sử dụng GCT đã đƣợc bảo vệ bởi Luật SHTT một cách trái pháp luật, xâm phạm vào quyền độc quyền của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT Chủ bằng bảo hộ có quyền tự mình sử dụng, khai thác các quyền về tài sản đối với GCT đã đƣợc bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền đó Đây là quyền hợp pháp đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ 6 Chính vì vậy, nếu có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng những quyền năng này mà không đƣợc sự cho phép của chủ bằng bảo hộ GCT là hành vi xâm phạm quyền đối với GCT (trừ các trường hợp hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ GCT theo quy định pháp luật) và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật

1.1.3 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Chế định bồi thường thiệt hại (“BTTH”) đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành chế định không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới Trách nhiệm BTTH là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những người bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể khác 7 Trách nhiệm BTTH theo định nghĩa của Từ điển Luật học 8 đƣợc hiểu: là hình thức trách

5 Innovation, Science and Economic Development Canada, “Plant breeders' rights”, https://www.ic.gc.ca/eic/site/cipointernet- internetopic.nsf/vwapj/CIPOCS_1838_factsheet_EN_VF.pdf/$FILE/CIPOCS_1838_factsheet_EN_VF.pdf, truy cập ngày 15/05/2022

6 Trường Đại học Luật TP.HCM (2020), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Chủ biên: Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Xuân Quang Nxb Hồng Đức, tr.453

7 Đinh Thị Mai Phương, Về Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp, Nxb Chính trị quốc gia, tr.23

8 Bộ Tƣ pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tƣ pháp, tr.30 nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại Như vậy, trách nhiệm BTTH hướng tới hai mục tiêu chính, chính là buộc người gây thiệt hại chịu trách nhiệm trước những hậu quả đã gây ra và bù đắp một phần tổn thất cho người bị thiệt hại

Bản chất trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có bản chất là một loại trách nhiệm dân sự Chính vì vậy, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mang đặc tính của trách nhiệm dân sự BTTH là biện pháp dân sự nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của chủ thể bị thiệt hại Vì vậy, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mang tính chất và đặc điểm nhƣ một loại trách nhiệm dân sự

BTTH gồm hai loại: BTTH trong hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng Đặc điểm đặc trƣng để phân biệt hai loại này chính là BTTH trong hợp đồng dựa trên mối quan hệ của bên chịu trách nhiệm BTTH và bên bị thiệt hại có sự tồn tại của quan hệ hợp đồng khi có một bên thực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng đã giao kết Trong khi đó, BTTH ngoài hợp đồng phát sinh dựa trên hành vi trái pháp luật của một bên mà không cần có sự tồn tại của quan hệ hợp đồng Theo đó, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có thể phát sinh theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng

Hầu hết các trường hợp phát sinh xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền đối với GCT nói riêng gây thiệt hại giữa các bên đều không tồn tại hợp đồng Chính vì vậy, có thể thấy BTTH khi có hành vi xâm phạm quyền đối với GCT mang bản chất là BTTH ngoài hợp đồng, xuất phát từ hành vi trái pháp luật của bên gây thiệt hại đối với bên bị thiệt hại - tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT Mục đích của việc vi phạm quyền đối với GCT có thể là lợi dụng danh tiếng của GCT hoặc khai thác, sử dụng quyền của chủ bằng bảo hộ GCT để kinh doanh bất hợp pháp

Trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mang đặc tính của trách nhiệm dân sự - đó là trách nhiệm tài sản, nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại - tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng Trách nhiệm BTTH không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất mà bên gây thiệt hại đã gây ra cho chủ thể quyền mà còn để giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Tóm lại, bản chất trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT là

BTTH ngoài hợp đồng, là một biện pháp chế tài với những mục tiêu quan trọng nhƣ thể hiện chức năng điều chỉnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo vệ của pháp luật đối với lợi ích của nhà nước và xã hội, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả của các hành vi trái pháp luật đã gây ra.

Ý nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền đối với GCT nói riêng và đảm bảo thực hiện quyền này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại quốc tế cũng nhƣ kinh tế của mỗi quốc gia Đối với nền kinh tế quốc gia, việc bảo hộ tốt quyền đối với GCT tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài Hệ thống SHTT mạnh mẽ giúp bảo vệ tốt các quyền và lợi ích cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT, từ đó thúc đẩy đƣợc sự phát triển nông nghiệp Trách nhiệm BTTH do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT mang đặc tính của trách nhiệm dân sự Việc BTTH nhằm mục đích khôi phục tình trạng cho tài sản của người bị thiệt hại hoặc bù đắp những tổn thất do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT

GCT mới là kết quả của một quá trình sáng tạo, tập trung phát triển, nghiên cứu, lai tạo không đơn giản vì đòi hỏi đầu tƣ rất lớn về thời gian, công sức, trí tuệ, các phương tiện kỹ thuật, của các cá nhân, tổ chức Tuy vậy, vấn nạn xâm phạm quyền đối với GCT vẫn còn tồn tại rất nhiều Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức cho các nhà lai tạo giống, các nhà đầu tư trong và ngoài nước Chính vì vậy, chế định BTTH là biện pháp dân sự quan trọng để bù đắp phần nào tổn thất do các hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đã gây ra cho nhà lai tạo giống/chủ bằng bảo hộ GCT

Nhƣ vậy, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT là trách nhiệm pháp lý, mang ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc, đƣợc thể hiện nhƣ sau:

(i) Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT Mục đích của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT là nhằm thỏa mãn những lợi ích về vật chất và tinh thần của mình đã bị tổn thất khi có hành vi xâm phạm xảy ra Vì vậy, chế định BTTH có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, giúp bù đắp tổn thất, khôi phục tình trạng ban đầu nhƣ khi chƣa hành vi xâm phạm xảy ra;

(ii) Trách nhiệm BTTH là chế định góp phần đảm bảo công bằng xã hội Dựa trên nguyên tắc, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT, chính vì vậy, chế định này đã góp phần đảm bảo công bằng Có thể thấy, đây chính là chế định phù hợp với mục tiêu pháp luật đặt ra, ai gây thiệt hại thì phải bồi thường;

(iii) Góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi xâm phạm, trái pháp luật Góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua các biện pháp chế tài nghiêm khắc để mọi người tuân theo pháp luật, bảo vệ tài sản của chung, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, GCT mới đem lại cho tác giả/chủ bằng bảo hộ và cả một quốc gia có những cơ hội để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và thu hút đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đã và đang trở nên phổ biến Những hành vi xâm phạm này đem lại những tổn thất nặng nề cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT Vì vậy, các nhà lập pháp của Việt Nam đã đặt ra nhiều văn bản cũng nhƣ các biện pháp để ngăn ngừa, xử lý, và răn đe các hành vi xâm phạm Trong đó, buộc BTTH đƣợc xem là biện pháp dân sự xử lý các hành vi xâm phạm, giúp bồi thường, bù đắp các tổn thất do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT gây ra cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT Tại Chương 1, đã giải quyết những vấn đề lý luận, nội dung cơ bản liên quan đến trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT

Thứ nhất, khái niệm về GCT, quyền đối với GCT Bên cạnh đó cũng đã làm rõ đối tƣợng của quyền đối với GCT và chủ thể quyền đối với GCT theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ hai, nêu khái niệm về hành vi xâm phạm quyền đối với GCT, trách nhiệm

BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT Theo đó, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có bản chất là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, phát sinh khi có hành vi trái pháp luật Về cơ bản, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có những đặc trƣng riêng, khác với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với những xâm phạm thông thường khác Sự khác biệt đó là do có sự khác biệt về loại thiệt hại được bồi thường và căn cứ xác định mức BTTH

Thứ ba, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có bản chất là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Vì vậy, khi giải quyết các vấn đề liên quan trách nhiệm BTTH đối với quyền đối với GCT, trước tiên sẽ phải ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành - Luật SHTT Những vấn đề mà pháp luật chuyên ngành chƣa quy định hoặc quy định chƣa rõ sẽ dựa trên nguyên tắc của Bộ luật dân sự (“BLDS”) để giải quyết

Thứ tư, ý nghĩa của trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mang ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc được thể hiện dưới ba ý nghĩa: (i) góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ bằng bảo hộ GCT; (ii) góp phần đảm bảo công bằng xã hội; (iii) góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi xâm phạm, trái pháp luật trong tương lai.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Như đã phân tích ở Chương 1, BTTH do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT chính là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Thêm vào đó, Luật SHTT không quy định trực tiếp căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH khi có hành vi xâm phạm quyền đối với GCT Vì vậy, khi xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT thì sẽ dẫn chiếu đến BLDS 2015 Nhƣ vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT, bao gồm:

- Hành vi xâm phạm quyền đối với GCT; và

- Quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm quyền đối với GCT và thiệt hại gây ra

BLDS 2015 đã không còn quy định yếu tố “lỗi” là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH nhƣ BLDS 2005 Điều này cho thấy, quy định pháp luật đã giảm bớt gánh nặng cho người bị thiệt hại khi không cần chứng minh yếu tố lỗi của bên gây thiệt hại Tuy nhiên, tác giả vẫn phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn của yếu tố lỗi để đƣa ra kiến nghị, bởi lẽ hiện nay Luật SHTT của Việt Nam vẫn chƣa quy định rõ ràng về yếu tố này

2.1.1 Thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Căn cứ phát sinh trách nhiệm đầu tiên là thiệt hại do xâm phạm quyền đối với GCT Thiệt hại là những tổn thất thực tế đƣợc tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức 12 Có thể hiểu, một trong những căn cứ quan trọng để phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT chính là có thiệt hại thực tế xảy ra Theo góc độ xã hội, thiệt hại của hành vi trái pháp luật chính là những tác động tiêu cực mà hành vi này

12 Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, https://bitly.com.vn/baxrwf, truy cập ngày 03/04/2022 gây ra cho quan hệ xã hội 13 Dưới góc độ khoa học pháp lý, thiệt hại là sự thay đổi biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá trị nhân thân do pháp luật bảo vệ 14

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thiệt hại là yếu tố tiên quyết phải có khi muốn đƣợc BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT Theo quy định của BLDS

2015 về việc tổ chức, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền SHTT của các chủ thể quyền mà gây thiệt hại sẽ phải bồi thường 15 Bên cạnh đó, Luật SHTT cũng có quy định về việc BTTH, trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền SHTT đã gây ra thiệt hại vật chất và tinh thần cho mình thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định mức BTTH dựa vào các căn cứ mà pháp luật quy định 16

Có thể thấy, mục đích của BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT là bù đắp những tổn thất đã xảy ra cho chủ thể quyền - tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT Nhƣ vậy, trong trường hợp, có hành vi trái pháp luật xảy ra tác động đến chủ thể quyền, nhưng lại không có thiệt hại đối với họ thì sẽ không đƣợc BTTH Do đó, một trong những điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT là có sự tồn tại của “tổn thất thực tế”

Nguyên tắc xác định thiệt hại tại Điều 204 Luật SHTT đã đƣợc Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 16 về ba căn cứ để đƣợc coi là có “tổn thất thực tế” gồm: (i) lợi ích vật chất và tinh thần bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật là có thực và thuộc về người bị thiệt hại; (ii) người bị thiệt hại có khả năng đạt đƣợc lợi ích; (iii) có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó

Chính vì vậy, không phải bất cứ thiệt hại nào cũng đƣợc xem là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT, mà chỉ có những thiệt hại đƣợc xác định theo quy định của pháp luật mới đƣợc xem là cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường Tuy vậy, những quy định này chỉ mang tính định hướng

13 Nguyễn Thị Bích Ngọc (2019), Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Đại học Luật TPHCM, tr.42

14 Nguyễn Phương Thảo (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thương mại theo pháp luật Việt Nam, tr.27

16 khoản 1 và khoản 2 Điều 205 Luật SHTT nhưng chưa có tính định lượng trong việc BTTH Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai 17 Điều này gây ra nhiều bất cập khi Việt Nam có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc điểm của hệ thống dân luật, việc xác định thiệt hại dựa vào ý chí của Tòa án vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn

2.1.2 Hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT thứ hai sau thiệt hại được bồi thường Hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung, xâm phạm quyền đối với GCT nói riêng trước tiên là những hành vi trái pháp luật, thường được thể hiện dưới dạng hành động của các tổ chức, cá nhân, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT được pháp luật bảo vệ Tuy nhiên, tương tự như thiệt hại được bồi thường, không phải hành vi nào trái pháp luật cũng là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT Chỉ những hành vi đƣợc Luật SHTT liệt kê tại Điều 188 mới là hành vi làm phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT Theo quy định của BLDS 2015, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật 18 là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự Bên cạnh đó, tại Điều 202 Luật SHTT cũng quy định về hành vi trái pháp luật rằng Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi trái pháp luật là căn cứ quan trọng để phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT Nếu không có hành vi trái pháp luật thì không thể áp dụng chế tài 19

Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng theo quy định pháp luật, được thể hiện dưới một trong ba dạng hành vi gồm: (i) thực hiện hành vi mà pháp luật cấm; (ii) không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện; (iii) thực hiện hành vi vƣợt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện Theo đó, hành vi xâm phạm quyền đối với GCT là việc gây tác động xấu đến khả năng khai thác, sử dụng GCT mới của chủ bằng bảo hộ Vì vậy, hành vi xâm phạm quyền đối với GCT được thể hiện dưới dạng thực hiện hành vi mà pháp luật cấm, gây tác động xấu đến quyền lợi của chủ sở hữu GCT

17 Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, https://bitly.com.vn/baxrwf, truy cập ngày 03/04/2022

19 Nguyễn Phương Thảo, tlđd (14), tr.29

Quyền sở hữu đem lại cho chủ sở hữu ba quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Trong đó, quyền sử dụng cho phép hiểu toàn diện và đầy đủ nhất về bản chất sở hữu của quyền SHTT 20 Chính vì vậy, chủ sở hữu đƣợc độc quyền khai thác, sử dụng quyền năng này để kinh doanh và đƣợc pháp luật bảo vệ Chủ bằng bảo hộ GCT được độc quyền khai thác, sử dụng GCT hoặc cho phép người khác sử dụng Ngƣợc lại, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khai thác, sử dụng GCT mà không đƣợc chủ bằng bảo hộ cho phép thì có thể làm phát sinh hành vi xâm phạm (trừ một số trường hợp ngoại lệ sẽ được phân tích dưới đây)

Các hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền đối với GCT khi có đủ bốn căn cứ sau 21 :

Thứ nhất, đối tƣợng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tƣợng đang đƣợc bảo hộ quyền đối với GCT Quyền đối với GCT đƣợc xác lập khi có đủ điều kiện và thông qua việc thực hiện các thủ tục đăng ký theo quy định pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cụ thể rằng theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật SHTT, quyền đối với GCT đƣợc xác lập trên cơ sở quyết định cấp “Bằng bảo hộ GCT” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký theo quy định pháp luật Cũng như các loại tài sản SHTT khác, quyền đối với GCT mang tính lãnh thổ và đƣợc bảo hộ trong thời hạn nhất định, hai mươi lăm năm (25 năm) đối với cây thân gỗ và cây nho, hai mươi năm (20 năm) đối GCT khác Ví dụ, đối tượng xem xét là GCT mới thì nó phải trong thời gian đƣợc bảo hộ quyền đối với GCT Vì vậy, trong thời hạn này, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thực hiện hành vi khai thác, sử dụng GCT mà không đƣợc phép của chủ bằng bảo hộ thì sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với GCT

Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Xác định thiệt hại là việc vô cùng quan trọng trong các tranh chấp liên quan đến quyền đối với GCT khi trách nhiệm BTTH đã phát sinh Trách nhiệm BTTH đối với GCT là việc bù đắp những tổn thất mà bên gây thiệt hại đã gây cho chủ bằng bảo hộ do có hành vi xâm phạm quyền đối với GCT Vì vậy, muốn xác định đƣợc mức BTTH thì phải xác định đƣợc các thiệt hại thực tế đã xảy ra

30 Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức, tr.454

31 Lê Thị Thúy Hương và Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2016), “Một số điểm mới cơ bản của quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo BLDS 2015”, Kỷ yếu Hội thảo Những điểm mới của BLDS 2015, Khoa Luật Dân sự trường ĐH Luật TP.HCM, tr.146

32 Nguyễn Phương Thảo, tlđd (14), tr.40

2.2.1 Nguyên tắc xác định thiệt hại

- Các loại thiệt hại được bồi thường

Việc xác định thiệt hại khi có hành vi xâm phạm quyền đối với GCT không giống với hành vi xâm phạm tài sản thông thường khác Đối với tài sản thông thường khác, việc xác định thiệt hại dựa theo Điều 589 BLDS 2015, các loại thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hƣ hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; thiệt hại khác do pháp luật quy định Trong khi, theo quy định của Luật SHTT, tại khoản 1 Điều 204 có quy định việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần Nhƣ vậy, pháp luật đặt ra cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần đối với chủ thể quyền đối với GCT

- Xác định khoảng thời gian tính thiệt hại

Việc xác định thời điểm những thiệt hại thực tế xảy ra là vô cùng quan trọng trong việc xác định hành vi xâm phạm và các thiệt hại thực tế Thời điểm bắt đầu hành vi xâm phạm là thời điểm bắt đầu tính thiệt hại bởi lẽ hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra những hậu quả bất lợi mà bên vi phạm phải bù đắp cho chủ thể quyền 33 Sự khác nhau giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình làm cho việc xác định căn cứ xác lập và thời hạn bảo hộ của chúng cũng khác nhau Quyền đối với GCT đƣợc xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ GCT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký của luật định Thêm vào đó, quyền đối với GCT đƣợc bảo hộ có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Luật SHTT Cụ thể, Bằng bảo hộ GCT có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các GCT khác Vì vậy, nếu đã hết thời hạn bảo hộ quyền đối với GCT hoặc trường hợp Bằng bảo hộ GCT bị đình chỉ hay bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170, Điều 171 Luật SHTT thì không thể xem vi phạm xảy ra là thiệt hại được bồi thường

2.2.2 Các loại thiệt hại được bồi thường

Thiệt hại do xâm phạm quyền đối với GCT, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần

33 Nguyễn Phương Thảo, tlđd (14), tr.45

2.2.2.1 Thiệt hại về vật chất

- Tổn thất về tài sản

Tổn thất về tài sản đƣợc xác định theo sự giảm sút giá trị hay bị mất giá trị quyền đối với GCT và có thể tính đƣợc bằng tiền của đối tƣợng quyền đối với GCT đƣợc bảo hộ Thiệt hại về tài sản là một trong những loại thiệt hại đầu tiên đƣợc liệt kê tại khoản 1 Điều 204 Luật SHTT Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 105/2006, tổn thất về tài sản là sự giảm sút hay mất đi phần giá trị tính đƣợc thành tiền của GCT đƣợc bảo hộ Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 105/2006 có quy định về giá trị quyền SHTT, trong đó giá trị đƣợc tính bằng tiền của đối tƣợng quyền đối với GCT đƣợc xác định theo một trong bốn căn cứ sau: (i) Giá chuyển nhƣợng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng; (ii) Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền đối với GCT; (iii) Giá trị quyền đối với GCT trong tổng số tài sản của doanh nghiệp; (iv) Giá trị đầu tƣ cho việc tạo ra và phát triển đối tƣợng quyền bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác

Pháp luật quy định về bốn căn cứ tính giá trị của đối tƣợng quyền SHTT, tuy nhiên, ba căn cứ đầu là những căn cứ mang tính chung chung Do đó, vấn đề xác định giá trị thành tiền của đối tƣợng quyền đối với GCT chƣa đƣợc giải quyết một cách cụ thể Trong khi việc định giá tài sản là một cơ sở quan trọng cho các hoạt động nhƣ giải quyết tranh chấp về SHTT và các hoạt động kinh tế quan trọng khác Căn cứ (iv), giá trị đƣợc tính bằng tiền của GCT mới đƣợc xác định dựa vào giá đầu tƣ cho việc tạo ra và phát triển đối tƣợng quyền, bao gồm: các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác Theo quan điểm của tác giả, đây là một phương pháp mang tính cộng dồn những khoản tiền đã chi cho việc phát triển, tạo ra GCT mới từ quá khứ đến hiện tại Vì vậy, phương pháp này rất khó phản ánh đƣợc hết toàn bộ giá trị của đối tƣợng quyền SHTT Bởi vì, những giá trị đó có thể tăng giảm theo thời gian, đặc biệt đối với các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhƣ Việt Nam thì các khoản chi phí mà tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT đã bỏ ra cho việc này sẽ bị mất giá trị cho đến thời điểm tính giá trị này

Giá trị của GCT phụ thuộc vào chính thuộc tính, bản chất của GCT đó Bản thân giá trị này không hề thay đổi và có thể đƣợc tính ra tiền 34 Tuy nhiên, việc xác định giá trị cũng như số tiền tương ứng với giá trị quyền đối với GCT là một điều phức tạp - đây cũng chính là vấn đề liên quan đến định giá tài sản SHTT Định giá có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định 35 Đối với tài sản hữu hình, các thiệt hại tài sản theo quy định tại Điều 589 BLDS 2015 là các trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hƣ hỏng, thì đối với GCT, thiệt hại chỉ có thể đƣợc xác định thông qua tổn thất về giá trị tính bằng tiền của quyền đối với GCT đó Việc xác định giá trị đƣợc tính bằng tiền theo nhiều phương thức khác nhau 36 Hiện nay, có ba phương pháp định giá tài sản đƣợc Việt Nam sử dụng, có thể kể đến nhƣ dựa vào thu nhập, dựa vào chi phí, và dựa vào thị trường

Phương pháp dựa vào thu nhập: đây là phương pháp định giá GCT dựa vào việc chuyển đổi dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác GCT cần định giá thành giá trị hiện tại của GCT đó để ƣớc tính giá trị thị trường của GCT cần định giá Do năng lực và kinh nghiệm của các tổ chức định giá tại Việt Nam còn hạn chế, nên phương pháp này ở Việt Nam chưa phát huy hiệu quả

Phương pháp dựa vào chi phí: phương pháp này dựa trên cơ sở chi phí tạo ra

GCT Có hai cách để tính chi phí này Một, xác định và tổng hợp các loại chi phí từ quá khứ để tạo dựng và phát triển GCT mới Vì vậy, tổng chi phí đƣợc coi nhƣ là giá trị của GCT đó Hai, xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra GCT có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai (giống với tài sản đang được định giá) Có thể thấy, căn cứ (iv), giá trị đƣợc tính bằng tiền của GCT mới đƣợc xác định dựa vào giá đầu tƣ cho việc tạo ra và phát triển đối tƣợng quyền, bao gồm: các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác đƣợc quy định tại Điều 17 Nghị định 105/2006 có cách xác định giá trị bằng tiền của tài sản trí tuệ theo phương pháp chi phí này Cũng như đã phân tích ở phần xác định giá trị

34 Trịnh Thị Thu Hải (2017), Pháp luật về BTTH do xâm phạm quyền SHTT và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, tr.41

35 Bộ Tài chính, “Pháp luật áp dụng trong hoạt động định giá, thẩm định giá tài sản”, https://mof.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg?dID820&dDocName=BTC340833&filename5 2273.DOC, truy cập ngày 11/04/2022

36 Bùi Minh Phương, “Định giá tài sản sở hữu trí tuệ”, https://baohothuonghieu.com/dinh-gia-tai-san-so-huu- tri-tue/, truy cập ngày 08/04/2022 bằng tiền của GCT ở trên, đây là phương pháp không phản ánh được hết giá trị thực tế của tài sản trí tuệ

Phương pháp so sánh: đây là phương pháp định giá GCT dựa vào cơ sở phân tích mức giá của các loại GCT tương tự đã giao dịch thành công, đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần thời điểm định giá Đây là một phương pháp định giá khá tốt nếu như thị trường tài sản trí tuệ phát triển, dễ dàng tìm được hai loại GCT tương đương Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây là một phương pháp khó khả thi vì việc tìm kiếm hai loại tài sản trí tuệ tương đương là vô cùng khó nơi mà thị trường mua bán tài sản trí tuệ chưa phát triển đủ mạnh mẽ Đây là các phương pháp trên thế giới, được Việt Nam áp dụng khá phổ biến Các phương pháp này trên thế giới được sử dụng rất hiệu quả, chính vì vậy mà Việt Nam học hỏi theo là một điều rất khuyến khích Tuy nhiên, lĩnh vực SHTT ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, điều kiện của Việt Nam chƣa thật sự phù hợp với các phương pháp trên Vì vậy, cơ quan lập pháp cần hướng dẫn cụ thể hơn về việc định giá tài sản trí tuệ phù hợp hơn với các điều kiện của Việt Nam, bởi vì đây chính là cơ sở cho rất nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: chuyển giao quyền sử dụng, các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp và BTTH

Như vậy, để yêu cầu bồi thường tổn thất về tài sản, nguyên đơn - chủ thể quyền của GCT phải nêu rõ giá trị tính đƣợc thành tiền của đối tƣợng quyền đối với GCT tại thời điểm bị xâm phạm và nêu rõ căn cứ xác định giá trị tính đƣợc thành tiền của GCT đó Ví dụ, nếu yêu cầu bồi thường tổn thất về tài sản do GCT bị xâm phạm thì phải nêu rõ giá trị của GCT đó tại thời điểm bị xâm phạm và căn cứ để xác định giá trị của GCT đó

- Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận

Mục đích chính của việc phát triển, nghiên cứu, lai tạo các GCT mới có năng suất cao chính là thu đƣợc lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh GCT mới đó Các hành vi xâm phạm quyền đối với GCT sẽ là một loại thiệt hại ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, sử dụng quyền của chủ bằng bảo hộ GCT nếu nó làm giảm sút thu nhập, lợi nhuận cho họ 37 Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 Luật SHTT và được hướng dẫn tại Điều 18 Nghị định 105/2006

37 khoản 1 Điều 204 Luật SHTT Để xác định mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận của chủ bằng bảo hộ GCT thì Tòa án phải xác định được họ có thu nhập, lợi nhuận trước khi xảy ra hành vi xâm phạm hay không Loại hình thu nhập, lợi nhuận thuộc phạm vi mà chủ thể quyền đối với GCT có quyền yêu cầu bồi thường sự giảm sút hoặc mất, bao gồm:

THỰC TIỄN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Thực tiễn bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Khi có tranh chấp trong quá trình sử dụng GCT, tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT được quyền sử dụng các thiết chế của nhà nước để thực thi quyền SHTT được bảo hộ theo hai phương thức: (i) khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình (“biện pháp dân sự”); và (ii) yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm (“biện pháp hành chính”) Trong đó, xét về biện pháp dân sự, hầu hết các chủ thể quyền đối với GCT mong muốn đƣợc BTTH để bù đắp những thiệt hại, tổn thất xảy ra do hành vi xâm phạm của bên gây thiệt hại

Quyền SHTT là một quyền dân sự nên biện pháp dân sự chiếm một vị trí quan trọng trong các biện pháp để thực thi quyền SHTT Tuy vậy, theo số liệu thống kê của ngành Tòa án, việc xử lý các vụ tranh chấp xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự tại Tòa án rất thấp so với biện pháp hành chính Bên cạnh đó, xử lý bằng biện pháp dân sự chỉ tập trung đa số vào lĩnh vực quyền tác giả và các quyền sở hữu công nghiệp Thực tiễn cho thấy, chƣa từng xét xử vụ tranh chấp nào liên quan đến xâm phạm quyền đối với GCT Đa số các vụ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đƣợc xử lý bằng các biện pháp hành chính Có thể thấy, đây là giải pháp phổ biến tại Việt Nam hiện nay để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các bên 51 Ƣu điểm của biện pháp hành chính trong xét xử hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đƣợc cho là nhanh chóng, đơn giản, và tiết kiệm thời gian, công sức hơn so với tình trạng xét xử kéo dài, thủ tục phức tạp và tốn kém nhƣ biện pháp dân sự Tuy nhiên, bản chất của cơ chế hành chính là số tiền phạt sẽ đƣợc đưa vào ngân sách nhà nước Vì vậy, các chủ thể quyền sẽ không được bồi thường cho những thiệt hại đã xảy ra

Thêm vào đó, thực trạng giải quyết tranh chấp các vụ xâm phạm quyền đối với GCT tại Việt Nam dẫn đến hệ quả rằng các quan hệ dân sự, các tranh chấp dân sự đang bị hành chính hóa quá mức, khiến cho việc bảo vệ quyền đối với GCT không triệt để, từ đó có nhiều hành vi xâm phạm với quy mô lớn, phức tạp, và thủ đoạn

51 Trịnh Thị Thu Hải, tlđd (34), tr.50 tinh vi hơn Do đó, thiệt hại của các chủ thể quyền ngày càng lớn hơn nhƣng vẫn không đƣợc bù đắp nhƣ cơ chế dân sự

Dưới đây, tác giả sẽ dẫn chứng biện pháp phổ biến khi có hành vi xâm phạm quyền đối với GCT tại Việt Nam hiện nay:

Theo báo Người lao động đưa tin, ngày 25/08/2020, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GCT đối với đại diện Ban Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thắng (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) Theo đó, hợp tác xã này đã bị xử phạt do có hành vi xâm phạm quyền đối với GCT Cụ thể là vi phạm trong việc sử dụng quyền của chủ bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân giống đã đƣợc bảo hộ mà không đƣợc phép của chủ bằng bảo hộ Qua kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện tại cơ sở này đã phát hiện tại đầy có lưu trữ

51 bao lúa giống ST24 (nghi nhái thương hiệu lúa ST24 của chủ sở hữu là doanh nghiệp tƣ nhân Hồ Quang Trí) Bên cạnh đó, đƣợc biết hành vi trên của hợp tác xã nhằm mục đích lưu trữ để bán Với hành vi xâm phạm quyền đối với GCT này, hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thắng đã bị phạt 90 triệu đồng cùng với việc bị tịch thu toàn bộ 51 bao lúa giống nhái vì sản xuất kinh doanh giống lúa ST24 khi chƣa đƣợc chủ sở hữu nhƣợng quyền phân phối

Theo đó, số tiền xử phạt 90 triệu đồng này sẽ đƣợc đƣa vào ngân quỹ nhà nước vì đó là bản chất của biện pháp hành chính Theo đó, biện pháp hành chính không giải quyết vấn đề về BTTH Doanh nghiệp tƣ nhân Hồ Quang Trí không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào từ hành vi xâm phạm trên, cả bồi thường về vật chất lẫn bồi thường về tinh thần bởi lẽ họ đã không chọn biện pháp dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình Vì các bất cập, khó khăn trong thực tế đã khiến các chủ thể quyền không chọn biện pháp dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình Các bất cập này sẽ được đề cập chi tiết trong mục sau của chương này thông qua phỏng vấn trực tiếp các chủ thể bị xâm hại và phân tích các khía cạnh của luật pháp có liên quan.

Bất cập về việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

So với việc xử lý bằng biện pháp hành chính thì việc xử lý các xâm phạm quyền SHTT nói chung bằng biện pháp dân sự tại Tòa có tỷ lệ khiêm tốn, thậm chí chƣa từng có vụ xâm phạm quyền đối với GCT nào đƣợc Tòa án giải quyết, việc

BTTH từ đó cũng không được giải quyết Để có thể được giải quyết BTTH, trước tiên chủ thể quyền cần khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình Tức là, một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ đƣợc giải quyết bằng biện pháp dân sự thấp một phần xuất phát từ người bị thiệt hại, liệu họ đã đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình và lý do tại sao họ không chọn cơ chế dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Bên cạnh đó, là nguyên nhân đến từ phía cơ quan nhà nước và các nguyên nhân khách quan khác gây ra sự bất lợi, khó khăn trong việc yêu cầu BTTH của các chủ thể quyền đối với GCT

Bởi lẽ, thực tiễn chƣa từng có vụ tranh chấp nào liên quan đến hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đƣợc Toà án giải quyết nên hiện nay chƣa thể phân tích các bất cập trong giai đoạn tố tụng Theo quan điểm của tác giả, bất cập hiện nay ở giai đoạn “tiền tố tụng” - tức là những khó khăn, bất lợi dẫn đến việc các chủ thể quyền không lựa chọn biện pháp dân sự để kiện đòi BTTH, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình Do đó, tác giả sẽ phân tích các bất cập dựa trên tình huống thực tế của hai doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, hai doanh nghiệp này có nhiều sản phẩm bị xâm phạm quyền đối với GCT Từ đó, đƣa ra các bất cập hiện có của vấn đề BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT, từ đó lý giải nguyên nhân vì sao hiện nay vẫn chưa có vụ xâm phạm quyền đối với GCT nào được giải quyết bằng con đường Tòa án

Tác giả đã có cơ hội trao đổi với đại diện của hai doanh nghiệp đã và đang bị thiệt hại lớn do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí và Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam - SSC về các vấn đề liên quan đến BTTH do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT Dựa vào đó, tác giả sẽ phân tích những bất cập về việc kiện đòi BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mà các chủ thể quyền đang gặp phải

Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí

Doanh nghiệp tƣ nhân Hồ Quang Trí là doanh nghiệp của gia đình ông Hồ Quang Cua - tác giả chính của giống lúa, gạo ST24 và ST25 Các sản phẩm này có đặc trƣng nổi bật (hạt dài, mặt gạo trắng, đẹp, cơm thơm, mềm, ngọt; hạt giống thích ứng tốt với điều kiện thời tiết biến đổi) và có năng suất cao, ổn định, đạt đƣợc nhiều giải thưởng trong và ngoài nước Với những đặc trưng nổi bật và có năng suất cao, thời gian vừa qua đã có không ít những trường hợp xâm phạm giống lúa, gạo này Tuy nhiên, các vụ việc này chỉ mới bị xử phạt vi phạm hành chính, việc BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT vẫn chƣa đƣợc xảy ra để phục hồi tổn thất cho doanh nghiệp

Trao đổi với bà Hồ Uyên - Phó Giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân Hồ Quang Trí vào ngày 23 tháng 04 năm 2022, bà cho biết: “Hiện tại nhà nước Việt nam chỉ bảo hộ cho GCT, ST24 và ST25 được cấp bằng bảo hộ cho doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí Ở các tỉnh miền Tây, các nơi bán giống giả nếu bị bắt với số lượng không lớn thì bị phạt vi phạm hành chính là nhiều, còn nếu BTTH cho chính chủ thì phải chính chủ đi kiện Tuy nhiên, bán giống giả số lượng người bán lẻ là nhiều, không phải số lượng lớn nên doanh nghiệp không theo kiện được Bên cạnh đó, doanh nghiệp ở một huyện nhỏ của tỉnh Sóc Trăng, các tỉnh khác bán lậu, giả sẽ bị tỉnh đó phạt vi phạm hành chính Bên phía doanh nghiệp không đủ nguồn lực để đi đến các tỉnh đó để kiện người đó được”

Nhƣ vậy, có thể thấy trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp chính là số lƣợng người vi phạm quá nhiều và nhỏ lẻ Vì vậy, doanh nghiệp không đủ nguồn lực để đến từng địa phương kiện họ Doanh nghiệp cho rằng việc khởi kiện tại từng tỉnh, địa phương là việc không những mất nhiều thời gian mà số tiền BTTH là không nhiều, không đủ để bù đắp tổn thất Thậm chí những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để theo đuổi vụ kiện có thể lớn hơn khoản bồi thường mà họ nhận được Đây có lẽ là mối e ngại hàng đầu cho các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền đối với GCT Việc này dẫn đến hậu quả là các thiệt hại cho doanh nghiệp xảy ra ngày càng thường xuyên hơn và tổn thất ngày càng gia tăng, trong khi các khoản BTTH cả về vật chất lẫn tinh thần đều bằng không

Hiện nay, pháp luật đã tạo điều kiện cho chủ thể quyền khi cho phép họ có thể khởi kiện nhiều bị đơn ở nhiều nơi khác nhau tại Tòa án của một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết 52 Quy định này dường như đã giải quyết phần nào về khó khăn địa lý cho các chủ thể quyền

Tuy nhiên trên thực tế, việc khởi kiện tại một địa phương khác vẫn gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp Trong trường hợp này, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh Sóc Trăng nhƣng có vi phạm xảy ra tại tỉnh Bạc Liêu, vì vậy chủ thể quyền

52 điểm h khoản 1 Điều 40 Bộ luật TTDS năm 2015 phải khởi kiện tại nơi nguyên đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở giải quyết - tức tại tỉnh Bạc Liêu Điều này là vô cùng khó khăn cho chủ thể quyền đối với GCT, bởi lẽ để giải quyết một vụ tranh chấp dân sự cần rất nhiều thời gian và thủ tục Nhƣ vậy, việc các chủ thể quyền đối với GCT không khởi kiện tại Tòa án cũng có một phần xuất phát từ bản thân họ lo ngại sự rườm rà của cơ chế dân sự Nếu như họ không khởi kiện thì Tòa án không thể giải quyết Doanh nghiệp chƣa đứng lên để đòi quyền lợi cho mình, thì Tòa án cũng không thể giúp họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp

Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam - SSC

Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam - SSC là một trong những doanh nghiệp bị xâm phạm quyền đối với GCT nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay SSC đã và đang là chủ sở hữu của nhiều GCT nổi tiếng với những đặc điểm và năng suất ấn tƣợng Cũng vì vậy, doanh nghiệp này đã đối mặt với nhiều thách thức khi sản phẩm của họ đã bị xâm phạm mà cho đến hiện nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để Các sản phẩm nổi tiếng của SSC đƣợc biết đến rộng rãi nhƣ: Giống lúa Đài Thơm 8, Giống lúa thơm RPV,

Vào sáng ngày 11 tháng 05 năm 2022, qua trao đổi với ông Dương Thành Nhân - đại diện của công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam, ông cho biết: “Tại

SSC các sản phẩm bị xâm phạm bản quyền đa phần là lúa thuần (đặc biệt là Đài Thơm 8), giống này đã được Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ 20 năm từ năm 2017 Các bên xâm phạm bản quyền bán hàng trá hình bằng nhiều hình thức bao bì khác nhau, như: bao trắng, bao bì có in ấn nhưng không ghi đúng tên “Đài Thơm 8” mà ghi “D9T8”; “Đ.Thơm 8”; “Lúa nguyên liệu”; ông cho biết thêm, những người xâm phạm bằng hình thức chào bán và giao hàng khi có đơn đặt hàng chứ không để ở khi đại lý sẵn vì sợ bị tố giác Khi phát hiện sự việc, SSC đã thu thập thông tin nơi bán, người bán, hình ảnh bao bì đang bán và có thể mua luôn mẫu Sau đó gửi văn bản đến Sở Nông Nghiệp, Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân huyện tại địa phương (là các cơ quan hành chính) đang xảy ra sự việc để các cơ quan trên lập đoàn thanh kiểm tra nếu phát hiện sản phẩm hàng nhái sẽ niêm phong xử phạt hành chính Đa phần các trường hợp này ít khi thành công vì các đơn vị, đại lý phân phối đã chuyển tang vật đến nơi khác rất nhanh Trường hợp cũng đã xử phạt hành chính tại tỉnh Hậu Giang một số đơn vị có cơ sở sản xuất lớn Tuy nhiên, cũng chỉ là hành chính ngoài ra không có bồi thường thiệt hại cho SSC Các sự vị này đơn vị cũng không làm việc với Tòa án để xử lý mà chỉ làm việc với cơ quan liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp” Đối với các trường hợp của SSC, công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc đòi lại quyền lợi cho mình Tác giả sẽ phân tích ba khó khăn chính mà SCC đã và đang gặp phải trong việc đòi BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT, bao gồm: (i) bên xâm phạm bản quyền GCT bán hàng trá hình bằng nhiều hình thức bao bì khác nhau; (ii) người xâm phạm có hình thức bán hàng và giao hàng tinh vi; (iii) các vấn đề về tang vật đã dẫn đến sự khó khăn cho việc kiện đòi BTTH của doanh nghiệp

Xét về vấn đề liên quan mật thiết đến việc đòi BTTH tại Toà án chính là tang vật, chứng cứ vi phạm Doanh nghiệp cho rằng, tang vật bị chuyển đi rất nhanh, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc xử lý vi phạm Do đó doanh nghiệp đành nhờ đến các cơ quan hành chính như Quản lý thị trường (nơi sẽ vào cuộc một cách nhanh chóng) tuy biết chắc rằng họ sẽ không đƣợc BTTH cả về vật chất lẫn tinh thần nhƣng họ muốn hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất chứ không còn trông mong gì ở việc nhận được bồi thường Trong khi đó, nếu doanh nghiệp khởi kiện đến Tòa án bằng con đường dân sự thì việc thu thập chứng cứ, tang vật sẽ trở nên khó khăn hơn do trở ngại về thời gian có thể làm cho tang vật không đƣợc đảm bảo Trong biện pháp dân sự có quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại BLDS 2015, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Do đó, việc đòi BTTH đối với các doanh nghiệp GCT là một việc gần nhƣ bất khả thi

Từ thực trạng trên của hai doanh nghiệp, không thể phủ nhận các biện pháp hành chính trong thực thi quyền SHTT là điều cần thiết Tuy nhiên, biện pháp dân sự vẫn cần đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ hơn để thực hiện đúng vai trò trong hệ thống tƣ pháp, phù hợp với cam kết quốc tế Bởi lẽ, chỉ có biện pháp dân sự mới giúp đảm bảo lợi ích cho các chủ thể thông qua việc BTTH khi có xâm phạm xảy ra Dưới đây, tác giả rút ra và đánh giá một số bất cập về vấn đề BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT tại Việt Nam hiện nay:

3.2.1 Tâm lý lo ngại của nguyên đơn - tác giả/chủ bằng bảo hộ giống cây trồng

Dù bị thiệt hại đáng kể từ hành vi xâm phạm, nhƣng các chủ thể quyền đối với GCT vẫn còn e dè trong việc lựa chọn biện pháp dân sự để ngăn chặn hành vi xâm phạm cũng như kiện đòi BTTH cho chính mình Từ trường hợp của hai doanh nghiệp trên, có thể thấy các doanh nghiệp có tâm lý e dè do lo ngại sự rườm rà của pháp luật và khoản bồi thường không thỏa đáng khi chọn cơ chế dân sự Theo đánh giá của tác giả, đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc BTTH hiện nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết

3.2.2 Sự rườm rà, phức tạp của cơ chế dân sự

Kiến nghị

Từ thực tiễn áp dụng về BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT, có thể thấy, vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến khó áp dụng pháp luật vào thực tiễn, chƣa thật sự bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan Dưới đây, tác giả đề cập đến một số kiến nghị sau:

3.3.1 Khuyến khích các chủ thể quyền đối với giống cây trồng bảo vệ quyền lợi bằng biện pháp dân sự

Không thể phủ nhận rằng tại Việt Nam hiện nay, biện pháp hành chính đóng vai trò chủ đạo Tuy nhiên, biện pháp hành chính bộc lộ sự không cân bằng giữa bên vi phạm và bên bị thiệt hại Bởi lẽ, bên bị yêu cầu xử lý mặc nhiên bị coi là bên vi phạm, bên bị thiệt hại cũng không đƣợc BTTH Ngƣợc lại, xét về hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng biện pháp dân sự, phán quyết của Tòa án sẽ đƣợc đảm bảo thực thi và mang tính toàn diện hơn Chủ thể quyền đối với GCT được bồi thường những tổn thất do hành vi của bên vi phạm gây ra theo quy định pháp luật Trong khi, quyết định hành chính không có đƣợc đặc tính này Vì vậy, cần khuyến khích cũng nhƣ nâng cao nhận thức cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT lựa chọn biện pháp dân sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình Để khuyến khích các chủ thể quyền đối với GCT chủ động bảo vệ quyền lợi của mình bằng biện pháp dân sự, theo quan điểm của tác giả, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện đƣợc hai hoạt động sau:

(i) Xây dựng thêm nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các chủ thể quyền đối với GCT, đặc biệt nhấn mạnh về lợi ích khi lựa chọn biện pháp dân sự, điển hình nhƣ có thể bù đắp thiệt hại xảy ra cho các chủ thể quyền, ngăn ngừa, và hạn chế hành vi xâm phạm trong tương lai Cần tổ chức, xây dựng các chương trình phổ biến pháp luật thông qua các hội thảo, buổi đào tạo tại từng địa phương và thông qua các chương trình trên sóng truyền hình Hiện nay trên các kênh truyền hình có khá nhiều chương trình về lĩnh vực nông nghiệp Ví dụ như

“Bạn của nhà Nông” đƣợc phát sóng trên kênh truyền hình Vĩnh Long, tuy nhiên chương trình chỉ đề cập đến các vấn đề về giống cây trồng mà không có các chủ đề liên quan pháp luật Vì vậy, thông qua các chương trình này, có thể lồng ghép thêm các chủ đề liên quan đến pháp luật cho người dân

(ii) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Hiệp hội liên quan (ví dụ: Hiệp hội

Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, Hội Giống cây trồng Việt Nam) trong việc hỗ trợ pháp luật, thủ tục cần thiết trước, trong và sau khi khởi kiện cho chủ thể quyền đối với GCT, bao gồm: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, ƣu và nhƣợc điểm của việc lựa chọn cơ chế dân sự, thậm chí hỗ trợ khởi kiện cho các doanh nghiệp ở xa Bởi lẽ, vì sự bất cập về vị trí địa lý đã làm cho Doanh nghiệp tƣ nhân Hồ Quang Trí và nhiều doanh nghiệp khác e dè trong việc khởi kiện các bên vi phạm Khi có sự hỗ trợ của các Hiệp hội liên quan, các chủ thể quyền đối với GCT sẽ tự tin, mạnh dạn hơn trong việc khởi kiện

3.3.2 Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án Để nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp và thực thi quyền đối với GCT tại Việt Nam, tác giả cho rằng cần phải hoàn thiện cơ chế dân sự Tòa án cần có vai trò trung tâm trong việc đảm bảo thực thi và giải quyết tranh chấp liên quan đến xâm phạm quyền đối với GCT Mặc dù pháp luật đã quy định về trình tự, thủ tục khi có tranh chấp liên quan đến SHTT tại Bộ luật TTDS, trên thực tế, việc áp dụng trình tự nhƣ quy định của Bộ luật này vẫn còn rất hạn chế Theo ngành Tòa án, có ít các vụ việc tranh chấp SHTT, đặc biệt chƣa từng có vụ tranh chấp quyền đối với GCT nào đƣợc nộp cho Tòa án giải quyết Bởi lẽ, biện pháp dân sự hiện nay có trình tự, thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết dài, tốn kém và ít hiệu quả Gây ra không ít khó khăn cho các chủ thể quyền đối với GCT khi lựa chọn cơ chế này Do đó, việc hoàn thiện cơ chế giải quyết các vụ tranh chấp về SHTT nói chung, quyền đối với GCT nói riêng dần bị “ngó lơ” Theo quan điểm của tác giả, cần thực hiện một số cách sau để hoàn thiện cơ chế này:

(i) Cần tiếp tục tổng kết, đánh giá thực tiễn hàng năm để có thể sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật Việc tổng kết tình hình nên dựa vào việc lấy ý kiến của các chủ thể có liên quan trực tiếp nhƣ các chủ thể bị xâm phạm quyền đối với GCT Lấy ý kiến về những khó khăn trong quá trình khởi kiện Bởi lẽ, để có thể giải quyết đƣợc nguyên nhân vì sao các chủ thể quyền đối với GCT không lựa chọn cơ chế dân sự thì phải xem xét nguồn gốc nguyên nhân từ chính các chủ thể này Từ đó, tạo điều kiện cho các chủ thể quyền đối với GCT tham gia vào quá trình bảo hộ và thực thi quyền sở hữu của mình một cách hiệu quả

(ii) Để không xảy ra tình trạng hành chính hóa, cần hạn chế xử lý các xâm phạm quyền đối với GCT bằng biện pháp hành chính Chuyển dịch dần việc xử lý sang biện pháp dân sự, giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc giới hạn trường hợp bị xử lý hành chính Theo đó, các trường hợp nên được xử phạt hành chính như: buôn bán, sản xuất hàng giả Còn các trường hợp phức tạp, có bản chất là tranh chấp thì chuyển sang biện pháp dân sự Từ đó, Tòa án sẽ đóng vai trò trong đảm bảo thực thi và giải quyết tranh chấp liên quan đến xâm phạm quyền đối với GCT Các vấn đề liên quan đến BTTH cũng đƣợc giải quyết thỏa đáng hơn

3.3.3 Cải thiện công tác thu thập chứng cứ, tang vật

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết một số vụ án SHTT liên quan đến sở hữu công nghiệp khác cho thấy, sự nỗ lực điều tra chuyên sâu, cách tiếp cận mà chủ thể quyền lựa chọn để thu thập bằng chứng vi phạm để yêu cầu BTTH là nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính trước khi nộp đơn khởi kiện ra tòa Các cơ quan hành chính liên quan đến lĩnh vực GCT nhƣ: Sở Nông Nghiệp, Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân huyện tại địa phương đang xảy ra sự việc có thể bắt giữ hàng hóa vi phạm và tạm giữ các sổ sách vi phạm ngay lập tức Cách này sẽ hiệu quả trong việc thiết lập chứng cứ vi phạm để làm cơ sở yêu cầu Tòa án buộc bị đơn chấp nhận mức BTTH

Từ đó, việc kiện đòi BTTH cũng dễ dàng hơn

Sau một khoảng thời gian dài tham gia Công ƣớc UPOV, Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập Điển hình trong việc xét xử các vụ tranh chấp về quyền đối với GCT bằng biện pháp dân sự là quá ít, thậm chí thực tiễn xét xử chƣa từng có vụ tranh chấp nào liên quan các hành vi xâm phạm quyền đối với GCT tại Việt Nam, có thể lý giải đó là do sự bất cập về pháp luật và thực tiễn

Theo thực tiễn, các xâm phạm quyền đối với GCT đƣợc giải quyết phần lớn dựa vào các biện pháp hành chính Đây là một biện pháp do cơ quan nhà nước thực hiện Biện pháp hành chính nhìn chung đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề và có những ƣu điểm nhất định nhƣ: nhanh chóng, kịp thời, và là giải pháp thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các bên Phương pháp này sẽ giúp trừng phạt và ngăn chặn các hành vi xâm phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể quyền Tuy nhiên, phương pháp này có bản chất là số tiền phạt sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước Nên các thiệt hại do hành vi xâm phạm mà chủ thể quyền phải gánh chịu sẽ không được bồi thường Trong trường hợp các chủ thể quyền đối với GCT muốn được bù đắp những tổn thất thì cần đến các biện pháp dân sự

Vì thực tiễn chƣa từng có vụ tranh chấp nào liên quan đến hành vi xâm phạm quyền đối với GCT, nhƣng không đồng nghĩa là không tồn tại bất cập Tác giả đã phân tích các bất cập dựa trên tình huống thực tế của hai doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, hai doanh nghiệp này có nhiều sản phẩm bị xâm phạm quyền đối với GCT

Từ đó, sẽ đƣa ra các bất cập hiện có trong việc BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT Các bất cập đƣợc tác giả rút ra, bao gồm: (i) sự e dè của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT; (ii) sự phức tạp của biện pháp dân sự; (iii) sự khó khăn trong việc thu thập chứng cứ/tang vật

Từ các bất cập nêu trên, tác giả đã đƣa ra các kiến nghị để hoạt động BTTH diễn ra thuận lợi hơn, bảo vệ quyền và lợi ích cho tác giả, chủ bằng bảo hộ GCT Đối tượng của các kiến nghị này bao gồm cả các cơ quan nhà nước, người bị thiệt hại và người tiêu dùng: (i) khuyến khích các chủ thể quyền đối với GCT bảo vệ quyền lợi bằng biện pháp dân sự; (ii) hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án; (iii) cải thiện công tác thu thập chứng cứ, tang vật

Vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã tồn tại lâu đời, tuy nhiên bồi thường thiệt hại đối với giống cây trồng là một vấn đề khá mới Khóa luận tốt nghiệp về “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam” dựa trên các phương diện, bao gồm: các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế, các trường hợp thực tiễn tại Việt Nam từ đó đƣa ra những bất cập và kiến nghị giải quyết vào thực tiễn

Những nội dung đã thực hiện trong Khóa luận:

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w