Chấp nhận lỗ để giải phóng hàng tồn kho doc

3 244 0
Chấp nhận lỗ để giải phóng hàng tồn kho doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chấp nhận lỗ để giải phóng hàng tồn kho Theo đó, ngành sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong các tháng cuối năm do mức tiêu thụ chưa thật sự khơi thông. Đến năm 2013, ngành này sẽ tiếp nhận nguồn vốn tín dụng mạnh và phục hồi nhanh chóng. Ngành xây dựng chỉ phục hồi nhẹ, còn lĩnh vực bất động sản sẽ gặp khó khăn kéo dài đến năm sau do nguồn vốn hạn chế, lực cầu rất thấp. Hai ngành xuất khẩu hàng hóa và thương mại dịch vụ có nhiều dấu hiệu lạc quan nhất. Ngành xuất khẩu hàng hóa cơ bản có khả năng phục hồi nhanh nhất do nhu cầu thế giới tăng, nguồn tín dụng dồi dào và lãi suất thấp. Với nguồn tín dụng tăng cho khu vực tiêu dùng và lãi suất giảm, ngành thương mại dịch vụ sẽ từng bước phục hồi trong các tháng cuối năm 2012 và tăng trưởng tốt trong năm 2013. TS Trần Du Lịch còn đề xuất giải pháp tạo vốn để giải phóng hàng tồn kho bằng cách “khoanh nợ” - một số doanh nghiệp có hướng giải quyết hàng tồn kho tốt có thể được khoanh vùng nợ cũ để có một khoản vay mới, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Còn TS Đinh Thế Hiển cho rằng doanh nghiệp nên chủ động giải quyết hàng tồn kho bằng nhiều cách, phù hợp với từng ngành, không nên thụ động trông chờ vào nhà nước. Ông Hiển khẳng định:“Các doanh nghiệp phải biết chấp nhận lỗ mới mong giải quyết triệt để lượng hàng tồn kho khổng lồ như hiện nay”. Theo đó, tất cả các sản phẩm tồn đọng đều đưa ra bán với giá rẻ, giảm giá cực mạnh đối với khách hàng có khả năng chi trả bằng tiền mặt, bán hàng dưới dạng quà tặng kèm với các mặt hàng đang có sức mua, phối hợp với nhóm hàng khác tạo gói sản phẩm hấp dẫn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với đối tác và ngân hàng để chuyển khoản nợ của mình cho đối tác mua sản phẩm tồn kho. Mặt khác, hàng tồn kho chính là tài sản của doanh nghiệp nên có thể thế chấp để vay tín dụng. Tuy nhiên, phương án này ngân hàng rất dễ gặp rủi ro như nhiều vụ án hàng thế chấp “bốc hơi” hoặc hồ sơ “hàng ảo” trong thời gian qua. Vì vậy, ngân hàng cần kiểm tra xác định cả số lượng lẫn chất lượng hàng tồn kho đảm bảo giá trị lâu dài, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng, dệt may, vật liệu xây dựng , tỷ lệ chiết khấu khi hoán chuyển hàng qua thị trường, kiểm soát được dòng tiền từ hàng tồn kho chảy về ngân hàng hợp lý. Tại hội thảo “Ngân hàng và doanh nghiệp - Khơi thông nguồn vốn”, Th.S Đoàn Thị Quyên, Thành viên Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI) cho rằng nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho kỳ này thấp hơn nhiều so với kỳ trước thì vấn đề hàng tồn kho mới thật sự đáng lo ngại đối với doanh nghiệp. Bà Quyên cũng đưa ra nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho như: tổ chức lại và mở thêm các kênh phân phối (đưa hàng tiêu dùng về nông thôn, giao hàng đến tận tay tiểu thương không qua trung gian bán hàng), làm mới phương thức bán hàng, xuất khẩu trực tuyến qua các trang thương mại điện tử, tăng cường các chương trình khuyến mãi, đặc biệt là đối với các trung tâm thương mại, trung tâm điện máy…, doanh nghiệp công cần có các biện pháp giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán sản phẩm, chú trọng hơn các thị trường xuất khẩu mới như các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc thay vì tập trung vào Mỹ và các nước châu Âu như trước đây. . xuất giải pháp tạo vốn để giải phóng hàng tồn kho bằng cách “khoanh nợ” - một số doanh nghiệp có hướng giải quyết hàng tồn kho tốt có thể được khoanh. ngân hàng để chuyển kho n nợ của mình cho đối tác mua sản phẩm tồn kho. Mặt khác, hàng tồn kho chính là tài sản của doanh nghiệp nên có thể thế chấp để

Ngày đăng: 22/03/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan