CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG BÁN LẺ Mở đầu chương 1
Tổng quan về Ngân hàng thương mại
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam thì “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
Tại Điều 20 của Luật các TCTD Việt Nam số 02/1997/QH10 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật TCTD số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004 đã đưa ra khái niệm “Ngân hàng là một loại hỡnh TCTD được thực hiện toàn bộù hoạt động ngõn hàng và cỏc hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, Ngân hàng phát triển,Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”
Ngoài ra, tại Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 có nêu “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước” Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác
Như vậy, có thể nói NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ được thành lập theo quy định của Pháp luật Hoạt động của NHTM trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng được xem là một Định chế tài chính trung gian đặc biệt vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Thông qua định chế trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rãi rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại và sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho cá nhân, các TCKT để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh góp phần phát triển kinh tế xã hội
1.1.2 Những hoạt động chính của NHTM
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Đây được xem là một trong những hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn của bất kỳ một NHTM nào vì ngoài nguồn vốn tự có gồm vốn điều lệ và các quỹ thì nguồn vốn hoạt động kinh doanh của NHTM còn được tạo lập từ nguồn vốn huy động trong xã hội
Trong hoạt động này, NHTM được phép sử dụng các công cụ và biện pháp mà Pháp luật cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để làm nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế
Những hình thức huy động vốn mà NHTM được phép thực hiện gồm:
- Nhận tiền gửi của TCKT, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước
- Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và của các TCTD nước ngoài
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
1.1.2.2 Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế-xã hội vì thông qua hoạt động này mà các NHTM đã bơm vốn vào nền kinh tế để nền kinh tế có thể phát triển nhanh hơn, bền vững hơn
Các NHTM được phép cấp tín dụng cho TCKT, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hình thức cấp hạn mức tín dụng và cấp hạn mức tín dụng dự phòng, v.v… Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Là hoạt động quan trọng và mang tính đặc thù của NHTM, nhờ vào hoạt động này mà quá trình luân chuyển vốn trong xã hội được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện và thông suốt Ngoài ra hoạt động này còn làm giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần giảm thiểu chi phí và công sức cho toàn xã hội
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau :
- Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân hoặc thể nhân trong và ngoài nước
- Cung ứng các phương tiện thanh toán cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện dịch vụ kiểm đếm, phân loại, bảo quản, thu chi tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngõn hàng trong nước và hệù thống thanh toỏn quốc tế khi được phộp
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN
1.1.2.4 Một số hoạt động khác
Ngoài các hoạt động truyền thống nêu trên, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như:
- Góp vốn và mua cổ phần của các doanh nghiệp, các TCTD khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ
- Hoạt động ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý
- Kinh doanh ngoại hối và vàng
- Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán
- Cung ứng các dịch vụ bảo quản, cầm đồ , cho thuê két sắt
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập các công ty tư vấn trực thuộc
1.1.3 Khái niệm dịch vụ ngân hàng
Hiện nay vẫn chưa có một tài liệu nào công bố hay đưa ra một định nghĩa chính thức hoặc một khái niệm chung nhất về dịch vụ ngân hàng Song dịch vụ ngân hàng thường được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán, v.v… mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng, cất trữ tài sản, v.v… từ đó ngân hàng thực hiện thu lại phần chênh lệch lãi suất, tỷ giá và các khoản phí từ các dịch vụ này
Có hai quan điểm khác nhau về khái niệm dịch vụ ngân hàng:
- Một : dịch vụ ngân hàng là những hoạt động không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính.Theo quan điểm này thì các dịch vụ ngân hàng bao gồm dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ, tư vấn, ủy thác, v.v…
- Hai : dịch vụ ngân hàng là tổng thể các hoạt động của ngân hàng với tư cách một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, bao hàm tất cả các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối, v.v…
Hoạt động ngân hàng bán lẻ
Theo cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại, bán buôn là hình thức mua bán thông qua nhiều cấp trung gian, đại lý và với số lượng lớn mà không bán nhỏ lẻ trực tiếp cho người sử dụng Ngược lại bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho cá nhân nhỏ lẻ, cho người tiêu dùng Đối với hoạt động ngân hàng, nếu căn cứ vào các sản phẩm – dịch vụ do NHTM cung cấp cho khách hàng và dựa vào chiến lược kinh doanh của từng NHTM thì người ta phân chia ngân hàng thành hai loại chính là ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng bán buôn (Whole-sale banking) là những ngân hàng có qui mô lớn, hoặc rất lớn về vốn, tổng tài sản, hệ thống chi nhánh, số lượng nhân viên, v.v…
Ngoài ra, hoạt động của ngân hàng bán buôn thường hướng đến các đối tượng khách hàng lớn như các NHTM có qui mô vừa và nhỏ, các công ty tài chính, cho thuê tài chính, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có qui mô lớn, v.v… Đồng thời, hoạt động tín dụng cũng mang đậm tính chất bán buôn với đặc điểm là giá trị của các khoản tín dụng lớn, thường được thực hiện thông qua thị trường liên ngân hàng, hoặc được thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng bán buôn và các TCTD, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, v.v… với mức lãi suất cho vay thường được hưởng theo cơ chế ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường
Ngân hàng bán lẻ (Retail banking) là những ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ, thực hiện cung cấp các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng trực tiếp đến khách hàng Số lượng sản phẩm – dịch vụ mà ngân hàng cung cấp tuy rất nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm thường không lớn và phần lớn chỉ đáp ứng chủ yếu cho đối tượng khách hàng là cá nhân trong lĩnh vực tiêu dùng hoặc sản xuất với quy mô nhỏ, hộ gia đình, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Theo đó, các đối tượng khách hàng kể trên của ngân hàng bán lẻ chiếm số lượng rất lớn, đồng thời họ có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ rất đa dạng nên đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh teá
Như vậy, khi nói đến ngân hàng bán lẻ, người ta thường liên tưởng đến tính đa dạng, phong phú của các loại hình sản phẩm - dịch vụ mà nó cung cấp Một ngân hàng bán lẻ có thể có hàng trăm đến hàng ngàn loại sản phẩm - dịch vụ và phục vụ rất nhiều đối tượng trong xã hội Có thể nói hoạt động ngân hàng bán lẻ là hoạt động đưa trực tiếp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội với vô vàn sản phẩm dịch vụ cung cấp cho xã hội từ khâu sản xuất đến lưu thông trao đổi tiêu dùng
1.2.2 Các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1.2.2.1 Sản phẩm – dịch vụ bán lẻ truyền thống
Là các sản phẩm dịch vụ đã được các NHTM cung ứng cho khách hàng từ lâu đời dựa trên nền công nghệ cũ, bao gồm :
• Sản phẩm – dịch vụ huy động vốn
Huy động vốn là một trong những sản phẩm - dịch vụ chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM Đây là một nghiệp vụ tài sản nợ góp phần hình thành nên nguồn vốn của NHTM Từ nguồn huy động này đã giúp NHTM có thể tiếp tục thực hiện dịch vụ cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ khác cho các đối tượng khách hàng của mình
Thông qua các chính sách và các công cụ được phép sử dụng, NHTM thực hiện huy động vốn từ các khách hàng thông qua các hình thức sau: tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn khi được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN
Huy động vốn từ các DNVVN chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán tạm thời chưa sử dụng và tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp tại ngân hàng Nguồn vốn này thường xuyên biến động nhưng giá vốn rẻ do áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn
Huy động vốn từ đối tượng khách hàng cá nhân thường có chi phí cao do địa bàn huy động dàn trãi, khách hàng cá nhân thường lựa chọn loại hình sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn với mục đích tích lũy do đó giá vốn huy động cao và không đồng nhất giữa các địa bàn
Trên thực tế, đối tượng khách hàng là cá nhân và các DNVVN có nguồn vốn nhàn rỗi không lớn nhưng với số lượng khách hàng đông sẽ tạo nên một nền tảng khách hàng vững chắc và một nguồn vốn huy động to lớn và ổn định cho NHTM
• Sản phẩm – dịch vụ tín dụng
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ về chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang cho khách hàng trong một thời hạn nhất định và có kèm theo chi phí
Sản phẩm - dịch vụ tín dụng bán lẻ bao gồm các loại hình như cho vay tiêu dùng; cho vay cá nhân theo các mục đích cụ thể như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, v.v…; cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá; cho vay hộ gia đình và cho vay các DNVVN
Các khoản vay tín dụng của đối tượng khách hàng là cá nhân và DNVVN thường là những món vay tương đối nhỏ nhưng tổng số lượng món vay lại nhiều Do đó, chi phí quản lý ngân hàng bỏ ra cho các món vay này thường sẽ cao hơn các loại hình cho vay khác, tuy nhiên đó là một thị trường lớn và đầy tiềm năng Chính vì vậy mà các NHTM hiện nay đang rất tập trung vào phát triển các sản phẩm - dịch vụ tín dụng bán lẻ nhằm tăng thị phần cũng như gia tăng lợi nhuận ngân hàng
• Sản phẩm – dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán là dịch vụ sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để thực hiện các giao dịch thanh toán của khách hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng thông qua nghiệp vụ kế toán thanh toán của ngân hàng
Thông qua việc quản lý tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng và thông qua việc kiểm soát, luân chuyển chứng từ thanh toán cũng như việc tham gia hệ thống thanh toán bù trừ, hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước và hệ thống thanh toán quốc tế mà ngân hàng hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện các dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
Thực trạng và xu hướng phát triển dịch vụ NHBL của hệ thống NHTM VN
1.3.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng thì hầu hết các NHTM Việt Nam đều có được những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức, cũng như về mạng lưới kênh phân phối Với những lợi thế sẵn có cùng sự nỗ lực của mình, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm và tập trung vào khai thác thị trường bán lẻ như việc đẩy mạnh hiện đại hóa ngân hàng, ứng dụng công nghệ mới và hiện đại vào hoạt động ngân hàng, cung cấp ngày càng đa dạng cỏc sản phẩm dịch vụù ngõn hàng mới và đa tiện ớch nhử:
- Tăng tiện ích của tài khoản thanh toán: hiện nay, tài khoản thanh toán của khách hàng không chỉ có những chức năng đơn thuần là tài khoản tiền gửi thông thường và hữu dụng trong giao dịch thanh toán của các cá nhân, doanh nghiệp mà các NHTM còn cung cấp thêm những dịch vụ, tiện ích đi kèm như phát hành thẻ ATM và thực hiện thấu chi trên tài khoản với hạn mức dựa trên mức thu nhập ổn định hàng tháng và tài sản đảm bảo khác, v.v…
- Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ATM, Internet - banking, Home - banking, Mobile – banking, v.v… đã và đang được các NHTM tập trung phát triển Tuy hiện nay một số trong những dịch vụ này còn chưa đảm bảo chất lượng do yếu tố công nghệ, nhưng bước đầu cũng đã được xã hội chấp nhận và các NHTM đang trong quá trình hoàn thiện chất lượng dịch vụ thông qua việc cải tiến, nâng cấp công nghệ các ứng dụng
Hầu hết các NHTM đều đang cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là loại thẻ ATM nội địa, một số ngân hàng còn phát triển thẻ tín dụng quốc tế như Visa Card, Master Card, v.v…
- Thẻ ATM từ chỗ chỉ phục vụ rút tiền tự động và vấn tin tài khoản, hiện nay các ngân hàng đều gia tăng tiện ích cho khách hàng khi giao dịch bằng thẻ như dịch vụ thanh toán hóa đơn,chuyển khoản, yêu cầu gưiû tiết kiệm, sao kê tài khoản, phát hành sổ séc, thấu chi tài khoản thẻ, nạp tiền điện thoại, v.v… Đặc biệt máy ATM của hệ thống NHTMCP Đông Á giống như một trung tâm ngân hàng tự động tích hợp nhiều thiết bị hiện đại ngoài các chức năng phổ biến của các máy ATM còn có thêm dịch vụ gửi tiền và đổi ngoại tệ
Xác định thẻ là một công cụ hữu hiệu để phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, các NHTM luôn nắm bắt cơ hội, không ngừng đầu tư phát triển mạng lưới, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nguồn tài chính và nhân lực để phát triển loại hình dịch vụ này Kể từ năm 2007, các NHTM bắt đầu tăng tốc phát triển mạng lưới với số lượng máy ATM, điểm chấp nhận thanh toán (POS) ngày càng nhiều Đến cuối tháng 6/2009, toàn thị trường đã có 8.800 máy ATM và 8.300 POS, hơn 17 triệu thẻ đang lưu hành với 176 thương hiệu thẻ do 41 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành (Nguồn: theo thống kê của NHNN)
Thị trường thẻ Việt nam hiện có 4 liên minh thẻ gồm: liên minh VNBC, Smartlink, Banknet VN và liên minh giữa Sacombank và ANZ Bank Các liên minh thẻ đã và đang hướng tới mục tiêu chung là kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ liên ngân hàng để phát triển một hệ thống thanh toán thẻ thốâng nhất trong toàn quốc Trong năm 2008 thị trường thẻ đã chứng kiến một sự kiện đột phá đó là sự liên kết giữa hai liên minh thẻ Banknetvn và Smartlink, ngày 23/05/2008 hai liên minh đã kết nối thành công hệ thống tạo ra một hạ tầng kỹ thuật chấp nhận thẻ với
4500 máy ATM và hơn 2 vạn POS (Nguồn: Thông cáo báo chí ngày 23/05/2008 của
NHNN) Hiện nay, Banknetvn có 14 thành viên với số lượng thẻ chiếm 60% thị phần, Smartlink có 27 thành viên tham gia trong đó 22 NH đã triển khai kết nối thành công Sau khi hai liên minh trên kết nối với nhau thì đã có hơn 80% thẻ ATM có thể giao dịch qua hai hệ thống này Việc kết nối thành công giữa hai hệ thống không những tạo thuận lợi cho khách hàng mà còn làm giảm chi phí lắp đặt cho NHTM, tránh gây lãng phí cho ngân hàng và xã hội
Bên cạnh đó, Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2007 về việc triển khai trả lương qua tài khoản là một bước tích cực về mặt chính sách có tác dụng thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển Theo đó dịch vụ chi trả lương qua tài khoản thẻ trên cơ sở sử dụng dịch vụ ngân hàng tự động ATM được nhiều doanh nghiệp có đông người lao động chấp nhận
- Các hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn, hầu hết các NHTM hiện nay đều đưa ra các loại hình tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ, tiền gửi kết hợp bảo hiểm, chứng khoán, v.v…
- Đa dạng các sản phẩm tín dụng bán lẻ như : tín dụng cho vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay du học, vay mua xe ô tô, vay mùa cưới, v.v…
- Ngoài ra, nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng đã được triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, dịch vụ chuyển tiền, v.v… cũùng được phát triển nhanh
Vấn đề quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đó là quy mô và chất lượng của hệ thống kênh phân phối Vì vậy các NHTM Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ
Nhiều ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, tập trung phát triển các dịch vụ sản phẩm hiện đại đa tiện ích và mạng lưới kênh phân phối, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, mang lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích và văn minh trong thanh toán Với hệ thống công nghệ hiện đại có nhiều giao diện rất tiện ích, tài khoản khách hàng được kết nối trên toàn hệ thống, thực hiện giao dịch một cửa, đưa dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán và chuyển tiền điện tử vào giao dịch với khách hàng tạo nền tảng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng
Có thể nói sau thời gian gần ba năm gia nhập WTO, hệ thống dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển theo chiều hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá Các NHTM Việt Nam đã và đang tập trung khai thác thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ hết sức tiềm năng và tung ra thị trường nhiều dịch vụ ngân hàng ngày càng tiện ích, đa dạng và hấp dẫn hơn
Với đặc điểm dân số đông, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển với tốc độ cao nên Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, không chỉ trong phạm vi các ngân hàng trong nước mà còn cả đối với các ngân hàng, công ty tài chính nước ngoài Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam hiện vẫn chưa khai thác hết thị trường này do trong quá trình phát triển còn xuất hiện nhiều hạn chế Đặc thù của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là chủ yếu nhắm đến đối tượng khách hàng là cá nhân, song đa phần người dân nước ta vẫn chưa biết nhiều về các loại hình dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn Bên cạnh đó, do mức thu nhập của phần lớn tầng lớp dân cư còn thấp và thói quen từ lâu đời là thích sử dụng tiền mặt, cất giữ tiền tại nhà đã ăn sâu trong tiềm thức và suy nghĩ của người Việt Nam, điều này làm hạn chế sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến nói riêng và sự phát triển của dịch vụ NHBL nói chung Nhìn chung dịch vụ NHBL chưa được phát triển rộâng khắp trong dân cư, chủ yếu mới chỉ tập trung phát triển tại các tỉnh, thành phố lớn trong nước
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Mở đầu chương 2
Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ Tướng Chính Phủ nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội Trãi qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng chuyên cấp phát BIDV đã trở thành một trong những NHTM quốc doanh lớn của Việt Nam, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ ngân hàng khác cho mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam với mạng lưới kênh phân phối rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam và đang hướng mạnh ra các thị trường Quốc tế
Sự trưởng thành và quá trình phát triển của BIDV được thể hiện qua các mốc thời gian sau:
- Ngày 24/06/1981 – đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc NHNN Việt Nam) với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước
- Ngày 14/11/1990 – đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chức năng của BIDV trong giai đoạn này được thay đổi cơ bản: ngoài việc tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, BIDV còn huy động vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển
- Năm 1996 – được thành lập lại dưới hình thức Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó BIDV chính thức chuyển sang kinh doanh với loại hình Ngân hàng đa năng, tổng hợp trên nhiều lĩnh vực như các NHTM khác
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của BIDV
Hiện nay BIDV đã hoàn thành đề án chuyển đổi mô hình tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2010 nhằm tạo lập mô hình tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật; phù hợp đặc điểm môi trường kinh doanh của
Việt Nam đồng thời đáp ứng mô hình NHTM theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh với mục tiêu đưa BIDV trở thành NHTM chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo thông lệ quốc tế và ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á
Mô hình tổ chức mới gồm 34 Ban,Trung tâm và tách theo 7 khối chức năng tại Hội sở chính : Khối ngân hàng bán buôn (4 Ban), Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới(3 Ban), Khối vốn và kinh doanh vốn (1 Ban) ,Khối quản lý rủi ro (3 ban), Khối tác nghiệp (3 Ban), Khối tài chính-kế toán (3 Ban) và Khối hỗ trợ (16 Ban và Trung taâm)
Tại các đơn vị thành viên gồm 108 chi nhánh được sắp xếp , điều chỉnh chức năng các Phòng/Tổ theo 5 khối bao gồm : Khối quan hệ khách hàng, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc
Việc chuyển đổi theo mô hình tổ chức mới thực hiện được mục tiêu chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng hiện đại, đa năng định hướng mở rộng bán lẻ, tạo nền tảng cho việc tập trung hoá hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại Hội sở chính; đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro theo nguyên tắc tách bạch giữa ba chức năng : kinh doanh ( front office), quản lý rủi ro (middle office) và tác nghiệp ( back office)
Mô hình tổ chức mới theo TA2 được trình bày tại phụ luc II
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Trong thời gian gần đây, tình hình thị trường Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp Đặc biệt là trong năm 2008 có thể được xem là một năm lịch sử với nhiều biến động ngược chiều liên tiếp: đầu tiên là sự leo thang kịch tính của chỉ số giá cả trong 8 tháng đầu năm, tiếp theo là giảm phát và đình trệ từ ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng vào những tháng cuối năm
Trước những biến động đó, hoạt động của BIDV trong suốt thời gian qua cũng đã không tránh khỏi những khó khăn Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động của BIDV cũng đã đạt được những kết quả rất khả quan, đó là đạt qui mô tăng trưởng cao, hợp lý, đảm bảo giữ được vị thế, thị phần trên thị trường tài chính – tiền tệ, đồng thời góp phần đắc lực trong việc thực hiện chính sách tài chớnh – tieàn teọ cuỷa Chớnh phuỷ
HÌNH 2.1: BIỂU ĐỒ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA BIDV
Về cơ bản, vốn được xem là chiếc xương sườn của mọi hoạt động của một NHTM Với một mức vốn lớn sẽ thể hiện năng lực tài chính mạnh của ngân hàng, đồng thời cũng là nền tảng tạo điều kiện để ngân hàng đó không những hoạt động một cách ổn định mà còn có thể phát triển bền vững
Về vốn chủ sở hữu của BIDV trong thời gian qua liên tục tăng mạnh, nhất là trong năm 2007 và 2008 Cụ thể vốn chủ sở hữu cuối năm 2008 đạt 9.969 tỷ đồng, tăng 1.564 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2007, trong khi vốn chủ sở hữu của năm
2007 là 8.405 tỷ đồng, tăng đột biến đến 89,86% so với năm 2006, chủ yếu là do trong năm 2007 BIDV được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ đồng
Qua đó, ta cũng thấy vốn điều lệ của BIDV tăng vọt trong năm 2007 so với những năm còn lại và đã đạt mức 8.755 tỷ đồng vào cuối năm 2008, đưa mức vốn tự có của BIDV lên 19.079 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/07/2009
HÌNH 2.2: BIỂU ĐỒ VỐN ĐIỀU LỆ CỦA BIDV
Tình hình tổng tài sản của BIDV cũng tương tự như những chỉ tiêu khác, cũng tăng đều qua các năm từ mức 117.976 tỷ đồng vào cuối năm 2005 đã tăng hơn 100%, đạt mức 242.316 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008 Theo đó, hệ số an toàn vốn CAR của BIDV ngày càng trở nên lý tưởng hơn với tỷ lệ 8,6% vào năm 2008, chứng tỏ BIDV đã dần dần duy trì được một mức độ hợp lý giữa vốn tự có và sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh
BẢNG 2.1: SỐ LIỆU VỀ TỔNG TÀI SẢN VÀ HỆ SỐ CAR CỦA BIDV
CHặ TIEÂU NAấM 2005 NAấM 2006 NAấM 2007 NAấM 2008
Hệ số an toàn vốn CAR
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007 và 2008 của BIDV)
Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vieọt Nam
Trong thời gian trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã phải chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ Các NHTM Việt Nam cũng đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm – dịch vụ, đặc biệt là tập trung phát triển toàn diện các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo mô hình xây dựng ngân hàng đa năng.Vì vậy có thể nhìn nhận năm 2008 là năm hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức
Theo xu hướng chung của thị trường cũng như định hướng chiến lược của Ban lãnh đạo, BIDV đang dần chuyển mình thâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và từng bước khẳng định vị thế một ngân hàng hiện đại đa năng trong lĩnh vực này với kết quả đạt được như sau :
2.3.1 Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ
Trước tình hình nền kinh tế phải đương đầu với những khó khăn thách thức, hoạt động kinh doanh của BIDV nói chung và hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng cũng đã gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên với sự cố gắng và nổ lực của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh bán lẻ của BIDV cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ
2.3.1.1 Huy động vốn dân cư
Tình hình thực hiện đến 31/12/2008, số dư huy động vốn từ dân cư của toàn hệ thống đạt 58.872 tỷ đồng (bao gồm cả số ngoại tệ qui đổi), tăng 7.826 tỷ đồng (tương đương 15,33%) so với thời điểm cuối năm 2007 và chiếm tỷ lệ là 36,04% trong tổng số dư huy động vốn
BẢNG 2.8: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN
2006 2007 So với năm 2007 CHỈ TIÊU Số dư Tăng/Giảm Tỷ lệ % Tổng huy động vốn 121,665 149,469 163,371 13,902 9.30%
Phân theo kỳ hạn dân cư
(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV năm 2008)
Về cơ cấu nguồn vốn huy động dân cư, tỷ trọng tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng chiếm 78,68% nguồn vốn dân cư trong năm 2008 Tỷ trọng tiền gửi trên 12 tháng và không kỳ hạn đạt 25,48%, giảm mạnh so với năm 2007, tỷ lệ sụt giảm là 52,62%, nguyên nhân năm 2008 lãi suất tiết kiệm thường xuyên biến động, có lúc lên đến 21% vì vậy ngưởi gửi tiền thường gửi kỳ hạn ngắn để chờ đợi các đợt tăng lãi suất của các NHTM
Riêng giấy tờ có giá năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 do BIDV đã thực hiện 5 đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn với lãi suất hấp dẫn và chính sách thanh toán trước hạn linh hoạt đã thu hút nhiều khách hàng tham gia
BẢNG 2.9: THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA BIDV VÀ CÁC NHTM
CHặ TIEÂU NAấM 2006 NAấM 2007 NAấM 2008
(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV năm 2008)
Về thị phần, nhìn chung trong ba năm qua thị phần huy động vốn từ dân cư của BIDV đã liên tục sụt giảm (bình quân 2,11%/ năm) Trong hai năm 2007 và
2008, thị phần này giảm khá mạnh ở mức 3%/năm Nguyên nhân của sự giảm sút này chủ yếu là do việc tuân thủ các qui định về trần lãi suất của NHNN nên BIDV đã luôn chủ động đi tiên phong trong công tác hạ lãi suất huy động, vì vậy ở nhiều thời điểm, lãi suất huy động dân cư của BIDV thấp hơn các ngân hàng khác, dẫn đến sự chuyển dịch tiền gửi của khách hàng dân cư từ BIDV sang các NHTM khác
Bắt đầu gia nhập thị trường thẻ từ năm 2002, BIDV là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ thẻ và hệ thống ATM phục vụ khách hàng
Cho đến nay, BIDV là một trong 2 ngân hàng có hệ thống ATM phủ rộng trên toàn quốc Năm 2003 dịch vụ thẻ và số lượng máy ATM còn rất khiêm tốn thì đến nay tổng số máy ATM đã lên 1.000 máy trên 64 tỉnh thành trong toàn quốc, đứng thứ 3 trên thị trường về số lượng máy phục vụ, tạo dựng tiền đề vững chắc để BIDV tiếp tục phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác
Hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV trong thời gian qua cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ Số lượng thẻ phát hành trong năm 2008 là 500.000 thẻ, nâng tổng số lượng thẻ của BIDV phát hành lên 1.549.769 thẻ Như vậy, tính đến cuối năm 2008, lượng thẻ của BIDV chiếm 13% trong thị phần phát hành thẻ tại Việt Nam và đứng thứ 5 trên thị trường Số lượng POS triển khai trong năm 2008 cũng tăng mạnh với 400 POS, đưa tổng số POS lên đến 962 điểm
Chất lượng thẻ của BIDV cũng đã được cải thiện nhiều so với thời gian trước đây, cụ thể số lỗi giao dịch thẻ giảm mạnh, hệ thống ATM luôn hoạt động ổn định với tần suất giao dịch trung bình là 3.650 giao dịch/máy, tăng trưởng khoảng 105% so với năm 2007 Hoạt động kết nối với các liên minh thẻ trong nước cũng đã được tích cực triển khai Hiện tại hệ thống ATM của BIDV đã chính thức kết nối với 14 ngân hàng trong nước thuộc hệ thống Banknet, Smartlink và kết nối thanh toán thẻ Visa Bên cạnh đó, BIDV đã đẩy mạnh phát triển những dịch vụ tiện ích của thẻ như dịch vụ thanh toán tiền điện và nạp tiền điện thoại qua thẻ (VN-Topup), v.v…
Hoạt động cho vay bán lẻ của BIDV còn rất khiêm tốn và chỉ được quan tâm phát triển từ năm 2007 Trước đó hoạt động cho vay bán lẻ chủ yếu phát triển tự phát tại các chi nhánh, đến năm 2008 với nhận thức rằng hoạt động ngân hàng bán lẻ là cơ sở để tạo lập nền khách hàng vững chắc và mang lại lợi nhuận cao, ít rủi ro cho ngân hàng đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của các ngân hàng hiện đại trên Thế giới, BIDV đã định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ
Tính đến thời điểm 31/12/2008, dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 16.220 tỷ đồng, giảm 2,09% so với 31/12/2007, tăng 62,16% so với năm 2006 Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt tỷ trọng 10,9% trên tổng dư nợ tín dụng, giảm 3% so với năm 2007 chủ yếu do chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2008 của NHNN áp dụng nhằm kiềm chế lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm
So sánh quy mô tín dụng bán lẻ của BIDV tính về số tuyệt đối thì BIDV cũùng tương đương với VCB,ACB,STB với số liệu thể hiện cụ thể lần lượt từng ngân hàng là 16.220 tỷ đồng, 8.809 tỷ đồng,16.258 tỷ đồng và 18.356 tỷ đồng
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIEÄT NAM Mở đầu chương 3
Chiến lược phát triển chung của BIDV
Dự báo những năm tới sẽ là những năm khó khăn đối với hoạt động kinh tế nĩi chung và hoạt động ngân hàng nói riêng Theo nhận định tình hình nền kinh tế toàn cầu sẽ khả quan hơn và sớm phục hồi sau khi chạm đáy khủng hoảng Hiện nay không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở các quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc….đang tiến hành các giải pháp cấp bách để cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái Chính phủ nước ta đã có những chính sách khôi phục nền kinh tế như: gói kích thích kinh tế cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, gói cấp bù lãi suất cho hoạt động nông nghiệp, thực hiện hoãn thuế thu nhập cá nhân… Tất cả các gói kích thích kinh tế này nhằm kích cầu đầu tư tiêu dùng ngăn chặn suy thoái
Về lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì hiện nay các NHTMCP đã có những bước đột phá tăng mạnh về quy mô, mạng lưới hoạt động Trong khi đó các NHTM quốc doanh tăng cường tập trung vào nâng cao năng lực xúc tiến quá trình cổ phần hóa Còn các ngân hàng nước ngoài đang hoàn tất thủ tục để chuẩn bị mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Trước bối cảnh chung đầy khó khăn như vậy, BIDV đã thận trọng đề ra cho mình chiến lược phát triển chung trong tương lai như sau:
Tiếp tục thực hiện lộ trình nâng cao năng lực tài chính ,hiệu quả kinh doanh để thực hiện cổ phần hoá và chuyển sang mô hình Tập đoàn, hướng tới trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hoạt động đa lĩnh vực, có chiến lược tạo bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh bảo hiểm
Hoàn thành đồng bộ và toàn diện các chỉ tiêu ở tất cả các mặt hoạt động kinh doanh Cung ứng vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước
BIDV xác định chiến lược hoạt động dựa trên 4 trụ cột chính: Kinh doanh NH-Đầu tư tài chính-Chứng khoán-Bảo hiểm Cụ thể: bên cạnh việc thành lập hàng loạt các công ty thành viên trong những lĩnh vực này, BIDV chú trọng phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng có sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính phi ngân hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh Bên cạnh đó BIDV có chiến lược phát triển hàng đầu về hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh bảo hiểm , đưa các hoạt động này trở thành động lực phát triển cơ bản của Tập đoàn hướng đến tiêu chí phục vụ tốt nhất cho khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói, kết hợp các dịch vụ ngân hàng- bảo hiểm- thuê mua tài chính, nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần dịch vụ tài chính- ngân hàng-bảo hiểm
Tiếp tục duy trì hoạt động ngân hàng bán buôn, đây được coi là hoạt động chuyên biệt trong quá trình tồn tại và phát triển đối với những ngân hàng có quy mô lớn như BIDV BIDV vẫn là đầu mối trung gian về nguồn vốn tài trợ cho các dự án lớn của các Tổ chức quốc tế, các Tổ chức tài chính như: World bank, IMF….Những nguồn tài trợ này vừa lớn vừa có hiệu quả cả về phương diện kinh tế tài chính lẫn phương diện kinh tế xã hội Bên cạnh đó, BIDV được Chính phủ giao chủ trì thực hiện các dự án lớn trọng điểm quốc gia như: thành lập công ty cổ phần cho thuê máy bay, công ty đường cao tốc Việt Nam…
Chủ động tiếp cận và ký hợp đồng hợp tác toàn diện với các Tổng công ty, các Tập đoàn tài chính lớn tại VN như: Tổng công ty lương thực Miền Nam, Mai linh group, Vietnam airlines, Tập đoàn điện lực VN….để vừa cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn vừa cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Triển khai mạnh mẽ hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm.Với phương châm hoạt động đa năng đa lĩnh vực, song song với hoạt động ngân hàng bán buôn, BIDV đã đặt trọng tâm phát triển mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ với hiệu quả cao hướng tới thị trường đại chúng là khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các kênh phân phối của BIDV bao gồm các chi nhánh, các phòng giao dịch, các điểm giao dịch, các kênh phân phối sản phẩm bán lẻ như Internet Banking, Mobile Banking, Call Center và hệ thống tựù phục vụ như ATM,POS…
Định hướng phát triển theo mô hình NH hiện đại
Việt Nam khi gia nhập WTO đã mang đến nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, môi trường kinh doanh nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trở nên minh bạch hơn Theo cam kết gia nhập WTO ngành ngân hàng phải mở cửa gần như hoàn toàn , vì vậy nhằm giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập nước ta cần xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an toàn.Với sự xuất hiện của các tập đoàn ngân hàng lớn trên Thế giới là một thách thức to lớn và luôn tiềm ẩn một sự cạnh tranh gay gắt đối với ngành Tài chính Ngân hàng Việt nam
Vi vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển đồng thời nhằm tạo được những bức phá trong xu thế hội nhập mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách nhằm tập trung nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hoạt động và phát triển BIDV theo mô hình ngân hàng hiện đại
3.1.2.1 Qui mô tăng trưởng cao Đến 31/12/2008, BIDV đã xây dựng được qui mô hoạt động vào loại tốt trong cả nước với tổng tài sản đạt 242.316 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2007 và tăng gấp 12 lần so với thời điểm năm 1995.Với qui mô tổng tài sản như trên BIDV giữ vị trí thứ hai trên thị trường nội địa, sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát trieồn Noõng thoõn Vieọt nam
3.1.2.2 Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn
Trong thời gian qua, BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước và hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đồng thời giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn chuyển sang tập trung nhiều vào những khoản tín dụng ngắn hạn Cho vay theo ngành nghề cũng hướng đến các ngành nghề có mức sinh lời cao, hạn chế cho vay các lĩnh vực có nhiều rủi ro.Ngoài ra, BIDV cũng chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm gia tăng tỷ lệ thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu tổng nguồn thu nhập của ngân hàng
3.1.2.3 Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai toàn bộ hoạt động kinh doanh,là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế Từ năm 1996, BIDV đã liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo công khai
Năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên tiến hành thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới - Moody’s để thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia Và với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV đã triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo Quyết định 493, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận
3.1.2.4 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ và sức cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV đã triển khai thực hiện dự án hiện đại hóa, tạo nền móng công nghệ cho một ngân hàng hiện đại, đa năng thỏa mãn phần nào nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Bên cạnh đó, hiện đại hóa công nghệ mở ra những cơ hội mới cho công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời
3.1.2.5 Đầu tư tạo dựng cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm
Xác định được tầm quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với tầm vóc, qui mô và vị thế của hoạt động ngân hàng, BIDV đã thực hiện triển khai qui hoạch và tiến hành đầu tư hệ thống tháp văn phòng BIDV với tổng diện tích sàn trên 600.000m 2 , vận hành dự án BIDV Tower Bên cạnh đó xác định việc phát triển mạng lưới, kênh phân phối nhằm tăng trưởng hoạt động, mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm – dịch vụ, tính đến nay mạng lưới hoạt động của BIDV đã lên đến hơn 108 chi nhánh và 275 phòng giao dịch nâng tổng số điểm giao dịch lên hơn 400 điểm giao dịch trên toàn quốc đã góp phần tạo nên vị thế, hình ảnh,thương hiệu của BIDV rộng khắp 64 tỉnh/ thành phố
Với hơn 1000 máy ATM và hơn 400 điểm chấp nhận thẻ đặt tại các trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng kết hợp với việc BIDV tham gia vào hệ thống Banknet, Smartlink đảm bảo mở rộng kênh phân phối đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các sản phẩm dịch vụ đến đối tượng khách hàng cá nhân trên toàn quốc
3.1.2.6 Đẩy mạnh đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bờn cạnh việc thườứng xuyờn bồi dưỡng đội ngũ cỏn bộ nũng cốt, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, cập nhật kiến thức và thực tiễn kinh doanh mới, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ-tin học… để mỗi nhân viên đều trở thành một lợi thế cạnh tranh của BIDV, BIDV đã và đang chú trọng đến công tác tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng, đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập Toàn hệ thống đã thực thi chính sách sử dụng lao động một cách đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc, đồng thời tạo một môi trường làm việc cạnh tranh có văn hóa, khuyến khích sức sáng tạo của cán bộ nhân viên
3.1.2.7 Tiếp tục mở rộng và nâng cao khả năng đối ngoại
Song song với việc duy trì các mối quan hệ truyền thống với các định chế tài chính, các tổ chức, ngân hàng quốc tế, trong những năm gần đây BIDV đã bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang những thị trường mới
Từ năm 2002, BIDV cũng đã trực tiếp quản lý và triển khai bán buôn các dự án tài chính nông thôn do Ngân hàng thế giới (WB) ủy nhiệm Trong quá trính quản lý các dự án này, BIDV đã được WB và các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao
Trong giai đoạn năm 2004 – 2005, BIDV đã nhận được các giải thưởng như “Tài trợ phát triển giảm nghèo”, “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Phát triển kinh tế địa phương”, v.v… góp phần nâng cao một cách đáng kể hình ảnh của BIDV với các đối tác trên trường quốc tế.
Định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ của BIDV
Trong kế hoạch dài hạn, BIDV đã vạch ra chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ vừa tăng tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường tài chính trong nước, vừa phân tán được rủi ro kinh doanh
Với định hướng phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, BIDV tập trung đẩy mạnh phỏt triển hệọ thống dịch vụ ngõn hàng đa dạng, đa tiện ớch trờn cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó coi trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính - ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị cho các NHTM, khách hàng và xã hội
Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh Nhanh chóng chiếm lĩnh mở rộng thị phần khách hàng bán lẻ thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế để cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo các cam kết hợp tác song phương đa phương
Kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động, củng cố và phát triển hợp lý mạng lưới kênh phân phối sản phẩm (kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại) theo hướng ngân hàng bán lẻ hiện đại để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích của nó cho mọi đối tượng khách hàng (các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Mục tiêu của BIDV phấn đấu đến năm 2012 “Trở thành NHTM hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực NHBL, đáp ứng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động” và tầm nhìn đến năm 2015 trở thành NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, ngang tầm với các nước trong khu vực về chủng loại, chất lượng và năng lực cạnh tranh, từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của BIDV trên thị trường quoác teá.
Phân tích SWOT tại BIDV
ắ BIDV cú thương hiệu mạnh, cú bề dày lịch sử và mạng lưới chi nhỏnh rộng khắp trên cả nước, tập trung nhiều tại các khu đô thị và đều có vị trí thương mại rất thuận lợi cho phát triển bán lẻ ắ BIDV cú nguồn vốn hoạt động lớn, tăng đều và luụn giữ được tốc độ tăng trưởng cao qua các năm ắ BIDV đó xõy dựng được một hệ thống chương trỡnh ngõn hàng cốt lừi SIBS gồm các đặc điểm thiết kế mở, tập trung dữ liệu và giao dịch trực tuyến 24/24 trên phạm vi toàn quốc là nền tảng quan trọng cho phép BIDV phát triển tích hợp nhiều kênh phân phối hiện đại ắ Đội ngũ cỏn bộ nhõn viờn của BIDV là những người cú thõm niờn, giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và tràn đầy nhiệt huyết Đây là lực lượng nòng cốt tạo nên sự phát triển của BIDV từ trước đến nay ắ Thõm niờn hoạt động hơn 50 năm đó tạo cho BIDV một nền tảng khách hàng truyền thống ổn định ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế ắ BIDV luụn được khỏch hàng đỏnh giỏ là một trong những ngõn hàng rất có uy tín trên thị trường Việt Nam, đây chính lợi thế cạnh tranh của các NHTMQD nói chung và BIDV nói riêng
3.1.4.2 ẹieồm yeỏu (Weakness) ắ Đối với thị trường bỏn lẻ, hỡnh ảnh của BIDV cũn rất mờ nhạt và chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường ắ Sản phẩm bỏn lẻ hiện cú của BIDV khụng thiếu so với NH khỏc nhưng về đặc điểm cho thấy sản phẩm BIDV kém cạnh tranh hơn, còn đơn điệu chưa phong phỳ, chất lượng chưa cao, chưa thựùc sự giành được sự thiện cảm của khỏch hàng ắ Cỏc chỉ đạo chưa đồng bộ, mang tớnh lẻ tẻ Tổ chức về con người, mụ hình, cơ chế, chính sách sản phẩm chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của một ngân hàng bán lẻ hiện đại ắ Cụng tỏc nghiờn cứu, triển khai sản phẩm mới vẫn cũn chậm, cũn nhiều lúng túng, thời gian nghiên cứu dài dẫn đến tốc độ triển khai chậm, dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, một số sản phẩm đi sau so với thị trường ắ Hoạt động marketing chưa chuyờn nghiệp và đạt hiệu quả chưa cao, chưa có kế hoạch tổng thể và thống nhất trong việc lựa chọn đối tác trong việc khuyếch trương quảng bá sản phẩm dịch vụ dẫn đến làm mất nhiều thời gian và chi phí ắ Cụng tỏc phỏt triển thương hiệu của BIDV chưa được thực hiện bài bản, hệ thống nhận diện thương hiệu chưa thống nhất ắ Vốn tự cú tuy ở mức cao đối với cỏc NHTM trong nước nhưng lại ở mức thấp, chỉ bằng khoảng 1/3 nếu so sánh với vốn tự có của các ngân hàng trong khu vực, đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho tiềm lực tài chính trong cạnh tranh và khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh thấp
3.1.4.3 Cơ hội (Opportunity) ắ Khi nền kinh tế quốc tế mở rộng, nhu cầu về dịch vụ tài chớnh ngõn càng ngày càng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ ắ Việc tham gia của cỏc định chế nước ngoài, một mặt làm tăng mức độ cạnh tranh , mặt khác tạo điều kiện và động lực để các ngân hàng nội địa phải học hỏi và tự đổi mới ắ Khi bước vào hội nhập, BIDV cũng như cỏc NHTM trong nước sẽ cú nhiều cơ hội được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm về tổ chức quản lý và điều hành của các ngân hàng bán lẻ nước ngoài, đồng thời có điều kiện cải tiến kỹ thuật, công nghệ và rút ngắn khoảng cách so với các ngân hàng bán lẻ ở các nước phát triển trên Thế giới ắ Khi trở thành thành viờn của WTO sự cạnh tranh trong hoạt động ngõn hàng sẽ càng mạnh mẽ và ngày càng gay gắt hơn , đó chính là động lực để các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đòi hỏi BIDV phải xây dựng những chương trình cải cách nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn và hướng đến sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng
3.1.4.4 Thách thức (Threat) ắ Định hướng cỏc ngõn hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam là nhằm khai thác triệt để thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, trong khi đó các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống SPDV hiện đại, công nghệ cao và trình độ quản trị điều hành tốt chính là thách thức to lớn đối với NHTM trong nước nói chung và BIDV nói riêng ắ Sự sụp đổ của cỏc Tập đoàn, tổ chức tài chớnh, tổ chức tớn dụng lớn ở Mỹ, kéo theo khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát trong nước diễn biến theo chiều tăng cao Tất cả sự biến động này đều ảnh hưởng đến công tác phát triển dịch vụ của hệ thống ngân hàng nói chung ắ Cỏc NH cú vốn nhà nước tập trung phỏt triển theo hướng hỡnh thành các Tập đoàn tài chính hoạt động đa năng, trong khi các NHTM cổ phần có quy mô trung bình và nhỏ tập trung định hướng phát triển hoạt động bán lẻ phục vụ đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân Các NHNNg khai thác các hoạt động tiềm năng như: bán lẻ, tài trợ thương mại, cung cấp các dịch vụ tài chính cao cấp… , đây chính là những thách thức lớn cho việc cạnh tranh quyết liệt về sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Tóm lại, thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động ở chương 2 và phân tích SWOT ở chương 3 để chúng ta có thể nhận thấy được những yếu kém những tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh, tận dụng triệt để những cơ hội có được và đề ra chiến lược phát triển.
Một số giải -pháp kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là sự phát triển tất yếu của BIDV nói riêng và của các NHTM Việt nam nói chung Tuy BIDV là một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã nhận được nhiều giải thưởng lớn của Chính phủ và của NHNN, tuy nhiên hình ảnh BIDV trên thị trường bán lẻ còn mờ nhạt vì vậy nếu BIDV không kịp thời chuyển mình thì khả năng cạnh tranh của BIDV trên lĩnh vực này sẽ kém hơn các NHTM khác Để BIDV phát triển mạnh trên thị trường bán lẻ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
3.2.1.1 Nhóm giải pháp phát triển huy động vốn:
Khai thác tối đa các sản phẩm huy động hiện có như: tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá…Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư bằng cách hoàn thiện và nõng cao chất lượng cỏc sản phẩm tiền gửi hiện cú,ứ nghiờn cứu và sớm đưa vào triển khai các sản phẩm huy động mới kèm theo các hình thức khuyến mãi phong phú và hấp dẫn như : tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm an sinh nhà ở, tiết kiệm an sinh giáo dục, nhận huy động vốn bằng vàng, tiết kiệm cho trẻ sơ sinh, v.v… Đồng thời triển khai huy động vốn và chi trả tại nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là rất hữu ích đối với đối tượng khách hàng hưu trí có nguồn tiền nhàn rỗi Đẩy mạnh và gia tăng tiện ích, nâng cao chất lượng phục vụ các sản phẩm tiền gửi kết hợp nhiều tiện ích như : tiền khoản giao dịch kết hợp với các dịch vụ tiện ích đi kèm như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, chuyển tiền, rút tiền tự động, v.v… , dịch vụ thanh toán lương cho doanh nghiệp đồng nghĩa với việc mở rộng mạng lưới khách hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch Đẩy mạnh việc liên kết với các định chế tài chính để đẩy mạnh huy động vốn thông qua việc phối hợp với Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan, Kho bạc nhà nước, v.v… thực hiện thu hộ các khoản thu NSNN (thuế, phí, lệ phí, v.v )
Tiếp tục thu hút khách hàng là Tổ chức kinh tế bằng các sản phẩm huy động vốn đặc thù riêng biệt như: phát hành giấy tờ có giá dài hạn như: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, v.v… với các điều kiện hấp dẫn về lãi suất, điều kiện rút trước hạn và các tiện ích khacù, v.v… Kết hợp với việc nâng cao chất lượng và gia tăng tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử
Mở rộng tìm kiếm thêm khách hàng tiền gửi mới, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng dân cư, hộ gia đình kinh doanh, v.v…
3.2.1.2 Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ thẻ Để giữ vững và nâng cao thương hiệu thẻ trên thị trường đồâng thời phát triển sản phẩm thẻ nhằm đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, BIDV cần phải xây dựng một loạt các chiến lược về mọi mặt của hoạt động kinh doanh thẻ như chiến lược marketing,chiến lược mạng lưới,chiến lược sản phẩm dịch vụ, chiến lược công nghệ, v.v… Cần xây dựng lộ trình cho chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thẻ và thực hiện việc giám sát thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hơn hệ thống công nghệ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh thẻ núi chung trong đú cú việc ổn định hoạt động hệù thống ATM, tăng cường phát triển dịch vụ mới trên hệ thống Phối hợp dịch vụ thẻ với các dịch vụ ngân hàng điện tử khác nhằm mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng
Nghiên cứu xây dựng và phát triển được các sản phẩm thẻ theo đúng thị hiếu của từng đối tượng khách hàng, có điểm nhấn khác biệt nhằm thu hút khách hàng
Tận dụng lợi thế là có mối quan hệ với nhiều tập đoàn, tổng công ty, v.v ở nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như được Chính phủ tin tưởng giao trọng trách thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia BIDV cần khai thác mạnh mẽ hơn các thoả thuận hợp tác toàn diện với các khách hàng lớn này nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của thẻ BIDV, đưa ra các sản phẩm thẻ như thẻ thông minh, thẻ thanh toán phí cầu đường, v.v… Đặc biệt cần tập trung vào các đối tượng khách hàng là các siêu thị,chuỗi nhà hàng, hãng taxi và đối tượng sinh vieân
Nhanh chóng hoàn thiện mở rộng các loại thẻ thanh toán trên hệ thống BIDV ATM bằng việc đẩy nhanh tiến độ gia nhập các tổ chức thẻ quốc tế cũng như tiếp tục liên kết , hợp tác với các ngân hàng liên minh trên thị trường Đẩy mạnh công tác chăm sóc máy ATM nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu thẻ BIDV và tạo được tâm trạng thoải mái cho khách hàng khi sử dụng thẻ Đẩy mạnh việc triển khai phát triển các điểm thanh toán thẻ POS đến nhiều nhà hàng, siêu thị đi kèm với việc đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng quốc tếâ đến các điểm giao dịch nhằm đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng
Cải tiến chất lượng dịch vụ the,û tăng cường thêm nhiều yếu tố thông tin trong thẻ để đảm bảo an toàn, chống thẻ giả hoặc thẻ bị lấy cắp mà kẻ gian có thể dễ dàng sử dụng được Triển khai lắp đặt camera quan sát tại tất cả các điểm đặt máy ATM phòng ngừa các thủ đoạn trộm cắp gây thiệt hại tài sản cho khách hàng và ngân hàng
Tiếp tục tìm kiếm, đàm phán thoả thuận và liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ để hợp tác dịch vụ thanh toán tiền hàng qua ATM như : các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, vệ sinh môi trường, v.v… để gia taờng tieọn ớch cuỷa theỷ
Ngoài hệ thống điểm giao dịch thì mạng lưới ATM thật sự là một hiện diện góp phần khẳng định thương hiệu và uy tín của một NHTM Chính vì vậy BIDV cần phải nhanh chóng thành lập bộ phận chuyên quản và thực hiện các công tác liên quan đảm bảo hoạt động của máy ATM với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nhằm nâng cao công tác chăm sóc và thực hiện công tác tiếp quỹ, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn và tốt hơn.Đồng thời mở rộng hơn nữa mô hình này theo hướng một công ty dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống máy ATM cũng như POS trên toàn quốc
3.2.1.3 Nhóm giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ
Quán triệt trong toàn bộ hệ thống nhận thức đầy đủ mục tiêu mang tính chiến lược phát triển của BIDV từ đây đến năm 2012 là : “Trở thành NH cung cấp các sản phẩm,dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu đã được xác định”
Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động tín dụng bán lẻ rõ ràng với các chỉ tiêu cụ thể, có lộ trình và giải pháp thực hiện từng giai đoạn làm cơ sở để toàn hệ thống phấn đấu thực hiện
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu trong phát triển tín dụng bán lẻ bao gồm : nhóm khách hàng dân cư có thu nhập ổn định, nhóm khách hàng trẻ có độ tuổi từ 18 – 45, nhóm khách hàng là cán bộ nhân viên, sinh viên, hộ gia đình … từ đó xây dựng nhóm sản phẩm tín dụng bán lẻ và có chính sách khách hàng phù hợp nhu cầu, sở thích và khả năng tiếp cận của từng nhóm khách hàng.Đồng thời thường xuyên có kế hoạch đánh giá định kỳ nhằm chỉnh sửa, bổ sung danh mục sản phẩm phù hợp với yêu cầu thực tế của khách hàng và của thị trường
Từng bước chuẩn hóa bộ sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện hành như: cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng theo hạn mức tín chấp, cho vay mua mới, xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh, thấu chi….Bổ sung hoàn thiện một số sản phẩm tín dụng đặc thù như: cho vay nuôi trồng thủy hải sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cho vay trồng cây công nghiệp miền núi Tây Nguyên… Xây dựng sản phẩm mới phù hợp nhu cầu khách hàng và sự phát triển thị trường từng thời kỳ Kết hợp các hình thức bán chéo sản phẩm tín dụng với các sản phẩm bán lẻ khác, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho khách hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động và thu hút khách hàng
Một số đề xuất kiến nghị
ắ NHNN cần đỏnh giỏ tỡnh hỡnh triển khai Đề ỏn thanh toỏn khụng dựng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và trình thủ tướng Chính phủ những bổ sung, chỉnh sửa các quy định tại Quyết định 291/2006.QĐ-TTG đảm bảo tính khả thi và phù hợp với tình hình phát triển của công nghệ thông tin, lĩnh vực thanh toán và nền kinh tế trong giai đoạn tới Để thực hiện đề án khả thi cần có những nội dung quy định các tổ chức và cá nhân phải mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng nhằm giúp nhà nước có thể dễ dàng kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông, hoạt động chuyển tiền và từ đó làm cơ sở để thu thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp, tránh thất thoát thuế… ắ Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị 20 , mở rộng việc thực hiện trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương NSNN ở những nơi các TCTD có khả năng đáp ứng, mở rộng đối tượng trả lương đến người lao động ở các doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác Đồng thời chú ý tăng cường tuyên truyền dưới nhiều hình thức để khách hàng tiềm năng có thể thấy được những tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt ắ Bói bỏ quy định về việc hạn chế cỏc KBNN mở tài khoản tại cỏc NHTM để hỗ trợ cho việc thu NSNN và thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ ắ Trỡnh Chớnh phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cỏc công cụ chuyển nhượng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 nhưng đến nay sau hơn 03 năm chưa có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện ắ Hoàn chỉnh Trung tõm chuyển mạch thẻ quốc gia để kết nối tất cả cỏc giao dịch tại máy ATM và máy POS của các ngân hàng phát hành của tất cả liên minh thẻ hiện có đồng thời mở rộng liên minh thẻ ắ Ban hành những quy định chung về chuẩn cụng nghệ ngõn hàng nhằm định hướng cho các ngân hàng phát triển công nghệ , từ đó tạo thuận tiện và dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết giữa các ngân hàng
3.3.2 Kiến nghị với Chính quyền – Các cấp Bộ, Ngành
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế để các TCTD có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình
- Các cấp Bộ, Ngành cần quán triệt các cơ quan chủ quản tăng cường tính kỷ luật trong quá trình triển khai thực hiện và tuân thủ các quy định về thanh toán tiền mặt tại Nghị định 161 của Chính phủ và Quyết định 291 của Thủ tướng Chính phủ Hiện nay việc thu NSNN bao gồm thu thuế, phí và lệ phí của Doanh nghiệp và cá nhân vẫn còn thực hiện thông qua hình thức thanh toán tiền mặt Vì vậy để triển khai toàn diện đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công đề xuất Bộ tài chính phối hợp với NHNN thống nhất các cơ chế, chính sách và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy nhanh và mở rộng việc triển khai thu, chi NSNN qua NHTM Đồng thời có chính sách khuyến khích hình thức nộp NSNN bằng chuyển khoản
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền có liên quan đến hoạt động ngân hàng (nhất là các thủ tục công chứng và giao dịch đảm bảo)
- Tiếp tục có các biện pháp khuyến khích các đơn vị tổ chức kinh tế thanh toán lương qua hệ thống ngân hàng
- Hỗ trợ ngân hàng trong vấn đề tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu hội nhập thông qua các chương trình đào tạo ngoại ngữ, Thạc sỹ, Tiến sĩ ở nước ngoài Hỗ trợ ngân hàng tiếp nhận các nguồn vốn từ nước ngoài vào phát triển công nghệ ngân hàng
3.3.3 Kiến nghị với Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam
Tăng cường liên kết các TCTD hội viên để hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển, ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thúc đẩy liên kết, hợp tác để phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại, quan tâm hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn khi xảy ra sự cố đột xuất, nhằm đảm bảo khả năng chi trả, ổn định tình hình tiếp tục hoạt động bình thường, tránh ảnh hưởng lan truyền cho cả hệ thống
Chú trọng việc hỗ trợ pháp lý cho Hội viên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các TCTD đối với các tranh chấp phát sinh với đối tác nước ngoài, cũng như việc hòa giải giữa các TCTD
Tớch cưcù hỗ trợ cỏc TCTD phỏt triển sản phẩm dịch vụ mới bằng cỏch tổ chức việc chia sẽ kinh nghiệm về quản lý và hoạt động nghiệp vụ giữa các TCTD trong nước với các NHNNg cũng như giữa các ngân hàng trong nước với nhau
Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về đào tạo và phát triển nghiệp vụ công nghệ mới của các ngân hàng trong khu vực và quốc tế Tạo điều kiện cho Việt Nam tìm chọn đối tác và hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài
Từ thực trạng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV đã trình bày ở chương 2 và định hướng phát triển của BIDV trong thời gian tới Tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội thách thức của BIDV trong quá trình hoạt động với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay
Trên cơ sở đó tác giả đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp cơ bản gồm các nhóm giải pháp về huy động vốn, phát triển thẻ, phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, tín dụng bán lẻ và các giải pháp hỗ trợ nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay
Ngoài ra trong chương 3 còn đưa ra một số ý kiến đề xuất với Chính quyền, các cấp Bộ , ngành liên quan và NHNN Tất cả những giải pháp và các đề xuất trên đều hướng đến mục tiờu chung la ứđẩy mạnh việc phỏt triển BIDV theo định hướng ngân hàng bán lẻ
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã và đang là xu hướng phát triển chung không chỉ của các ngân hàng mà của cả các tổ chức phi ngân hàng trên thế giới, bởi vì chính lợi ích kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của thị trường về các sản phẩm
- dịch vụ bán lẻ cũng như khả năng tham gia thị trường trong điều kiện hội nhập hieọn nay
Với mong muốn góp phần vào việc chuyển đổi mô hình kinh doanh của BIDV từ một ngân hàng chuyên về đầu tư phát triển chủ yếu là kinh doanh bán buôn sang hoạt động với một tầm cở là Tập đoàn Tài chính hoạt động đa năng của Việt Nam theo định hướng phát triển hoạt động thành một ngân hàng bán lẻ Trên cơ sở những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, từ thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV và định hướng phát triển của BIDV, luận văn này đã xây dựng một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV một cách hiệu quả
Tuy đõy khụng phải là một đề tài hoàn toàn mới trong lĩnh vựùc hoạt động ngân hàng, tuy nhiên với xu hướng phát triển hiện nay của ngành ngân hàng và định hướng phát triển của BIDV, bản thân nhận thấy đây là một vấn đề cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài này và với sự nghiên cứu, nhận thức và quan điểm của bản thân, tác giả đã đưa ra những đánh giá khái quát về hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV, những tồn tại hạn chế từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp thích hợp và khả thi