CƠ SỞ LÝ THUYẾT
KHÁI NIỆM TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP 3 1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 3 1.2.1 Khái niệm
Môi trường của doanh nghiệp là hỗn hợp các yếu tố có ảnh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt dộng của doanh nghiệp Môi trường của doanh nghiệp được chia thành hai nhóm chính: môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ.
Môi trường quản trị là tổng hợp các yếu tố, các lực lượng và thể chế từ bên ngoài và bên trong tổ chức, chúng thường xuyên biến đổi tạo ra xu hướng làm ảnh hưởng khách quan đến hoạt động quản trị của tổ chức [1]
Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển [2]
1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường vĩ mô là tổng hợp các lực lượng thể chế và các yếu tố nằm hoàn toàn bên ngoài tố chức Sự biến đổi của loại môi trường này không chỉ định hướng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường vi mô mà còn tác động mạnh mẽ tới chính nó và hoạt động quản trị [1]
Nhắc đến môi trường vĩ mô, chúng ta sẽ nhắc ngay đến 3 đặc điểm chính, đó là:
– Các yếu tố nằm bên ngoài thuộc môi trường vĩ mô thường có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và bổ trợ với nhau để cùng tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.
– Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ… thường có tác động gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của công ty.
– Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô nhìn chung đều có sức ảnh hưởng đến tất cả các ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau của tất cả mọi tổ chức hoạt động trong Doanh nghiệp [3]
Các nhóm yếu tố môi trường vĩ mô
Môi trường bên ngoài có thể được chia thành hai môi trường con (hình 1)
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp: bao gồm các lực lượng rộng lớn hơn so với môi trường ngành, các lực lượng này thường không liên quan đến các hoạt động ngắn hạn mà chủ yếu ảnh hưởng tới các quyết định trong dài hạn của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô là một tập hợp các nhóm lực lượng như kinh tế, chính trị, văn hoá, công nghệ,
Môi tr ườ ng ngành
HÌNH 1: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
Môi trường ngành, là môi trường của ngành kinh doanh trong đó doanh nghiệp đã và đang hoạt động Môi trường ngành là tập hợp các nhân tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng ngược lại từ doanh nghiệp Có thể liệt kê các nhân tố như: nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh [4]
Ý nghĩa của việc phân tích môi trường ngoại vi
Phân tích môi trường bên ngoài là một quá trình xem xét và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của tổ chức để xác định các xu hướng tích cực (cơ hội) hay tiêu cực (mối đe dọa hoặc nguy cơ) có thể tác động đến kết quả của tổ chức. Qua đó đề đề xuất kiến nghị, giải pháp ứng phó với tác động của môi trường ngoại vi đến doanh nghiệp [2]
Ảnh hưởng của môi trường ngoại vi
Yếu tố môi trường bên ngoài đầu tiên tác động đến doanh nghiệp là yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp phân tích là: tình trạng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, vấn đề lạm phát Vì các yếu tố này tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biến các tác động cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với doanh nghiệp
Tình trạng của nền kinh tế:
Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình Đặc biệt, nếu có khủng hoảng xảy ra thì sẽ càng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nếu khủng hoảng thừa, các công ty đua nhau giảm giá và sẽ vừa gây thiệt hại cho nền kinh tế, vừa thiệt hại cho các ngành và các công ty trong việc đình đốn, đình trệ sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu xuất hiện khủng hoảng thiếu, các công ty sẽ đua nhau tăng giá, cũng gây thiệt hại, khó khăn cho phát triển và phát triển sản xuất kinh doanh của nhiều ngành và nhiều công ty.
Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái hay phục hồi sẽ ảnh hưởng tới việc chi cho tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các công ty Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái vẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh Thông thường khi nền kinh tế sa sút sẽ gây nên tranh giá cả trong các ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành đã trưởng thành.
Lãi suất ngân hàng cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các công ty trong việc tạo ra vốn và sử dụng vốn Mức lãi suất hay tỷ lệ lãi suất được coi là hợp lý, sẽ tạo cơ hội cho việc huy động tiền gửi vào ngân hàng và cho các đối tác vay mượn Ngược lại, nếu nó bất hợp lý như quá cao hoặc quá thấp sẽ đều gây ra nguy cơ trong việc huy động và cho vay vốn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các công ty.
Chnh sch tiền tệ v tỷ gi hối đoi: Đây cũng là thành tố vừa tạo ra thời cơ, vừa gây ra nguy cơ không chỉ làm tăng hay giảm giá trị của đồng tiền mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các công ty
Tỷ lệ lạm phát tăng làm giá trị của đồng tiền bị suy giảm sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, đến việc tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm hoặc kiềm chế được lạm phát, sẽ đảm bảo được giá trị của đồng tiền, thúc đẩy việc phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh
Mỗi yếu tố kinh tế nói trên có thể là cơ hội hoặc nguy cơ Ví dụ, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, mọi người dân buộc phải cắt giảm mọi khoản chi tiêu thì những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh những mặt hàng xa xỉ, đắt tiền sẽ có nguy cơ không bán được hàng, ngược lại đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, rẻ tiền thì đây là một cơ hội để tăng doanh số bán hàng.
1.5.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chnh trị xoay quanh chính phủ của quốc gia mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh; luật pháp của thị trường nội địa cũng như nước ngoài. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ. Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau Chúng có thể tạo thành cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp Các nhân tố chính trị thường bao gồm:
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để tạo ra một môi trường pháp lý tốt cho doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó
Mối quan hệ đối ngoại của chính phủ: Sự tham gia các hiệp định song phương và đa phương cũng như việc tham gia các tổ cức kinh tế trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu
Nhân tố chính trị là yếu tố quan trọng Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân theo các yếu tố chính trị xã hội trên đơn vị hành chính đó [6]
Môi trường php luật thường được đề cập gắn liền với môi trường chính trị do những định hướng phát triển kinh tế của hệ thống chính trị sẽ được cụ thể hóa bằng hệ thống chính sách và văn bản pháp luật của Nhà nước Những chính sách và hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước tạo hành lang pháp lý và cơ sở để các doanh nghiệp cũng như công ty tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Chính sách của Nhà nước: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp như: nguồn huy động vốn, nguồn nhân lực… Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty; có thể tạo ra cơ hội lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất
Các đạo luật liên quan: luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá… quy định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh từ vấn đề thành lập công ty Luật Lao động, những quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà công ty phải phân tích đầy đủ Những quy định về quảng cáo đối với một số công ty, lĩnh vực kinh doanh có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế hoạt động của công ty Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và vệ sinh môi trường
Vì vậy hoạt động kinh doanh trước hết đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm nắm vững luật pháp Những tác động ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng sáng chế, phát minh, luật bảo vệ nhãn hiệu thương mại, bí quyết công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán.
Khái niệm, đặc điểm, các nhóm yếu tố môi trường vi mô
Là tổng hợp các lực lượng và các nhóm yếu tố nằm bên ngoài hoặc bên trong tổ chức Sự biến đổi của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị của tổ chức [1]
Một ngành sản xuất hẹp hay ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm nhiều doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ giống như hoặc tương tự nhau có thể thay thế được cho nhau Chúng là những sản phẩm hoặc dịch vụ cùng thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng cơ bản như nhau Đối với các ngành sản xuất, các doanh nghiệp trong cùng ngành có thể sản xuất các sản phẩm không hoàn toàn tương đồng về kiểu dáng, kích thước, chất liệu… nhưng có những công dụng tương tự nhau hoặc cùng thỏa mãn một nhu cầu chung của khách hàng Đối với ngành dịch vụ, các doanh nghiệp trong cùng ngành sẽ cùng thỏa mãn một loại nhu cầu nhất định của khách hàng có thể theo những cách gần tương tự như nhau Nhiệm vụ của các nhà kinh doanh là phải phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa đối với các công ty của họ.
Gắn liền với từng ngành, từng tổ chức
Tác động trực tiếp, rất năng động
Thể hiện những mặt mạnh, mặt yếu hiện tại của tổ chức
Có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, vị thế cạnh tranh của tổ chức
Tổ chức có thể kiểm soát và điều chỉnh nó
1.6.3 Các nhóm yếu tố môi trường vi mô
Có nhiều công cụ được sử dụng để phân tích môi trường ngành, trong số đó,
Mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh được M Porter xây dựng và phát triển là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi
Các yếu tố của môi trường vi mô gồm:
Sản phẩm/dịch vụ thay thế
GIBI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ SAO MAI
Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Truyền Thông Quốc Tế
Công ty CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai được thành lập ngày 05 tháng 02 năm 2016 theo giấy phép kinh doanh do công an TP.HCM cấp.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Truyền thông Quốc tế Sao Mai (Sao Mai International Media Corp)
Địa chỉ trụ sở chính: Số 72, đường T4B, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, đến nay công ty CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai đã trở thành một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển thương hiệu và truyền thông Lấy con người làm gốc, công ty CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai tự hào với đội ngũ chuyên gia tài giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước Cùng đội ngũ những nhân sự giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo, tràn đầy đam mê và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông Với bề dày kinh nghiệm và nguồn lực vững mạnh CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai đã thành công với rất nhiều dự án, đồng thời luôn được đánh giá là đối tác có năng lực và uy tín trong lĩnh vực truyền thông.
Ngoài ra, với mong muốn hỗ trợ ý tưởng phát triển thương hiệu Việt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm tiếng nói, khẳng định vị thế, sức mạnh cạnh tranh trong nước Từ kinh nghiệm và những con người chuyên nghiệp, cùng với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng song song với mình, công Ty CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai đã thiết lập được mối quan hệ cộng hưởng bền vững với hàng trăm đối tác trong tất cả các lĩnh vực.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Lĩnh vực chính của công ty Cổ phần truyền thông Quốc tế Sao Mai là cung cấp các dịch vụ quảng cáo về các ngành nghề như bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
2.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty
Do công ty được thành lập với quy mô nhỏ nên bộ máy thành lập của công ty tương đối nhỏ gọn Qua 6 năm hoạt động, số lượng nhân viên hoạt động trong công ty gồm 16 người làm việc trong các bộ phận chính 100% nhân viên có trình độ đại học Nhờ bộ máy nhỏ gọn cộng với khả năng sáng tạo, thích nghi cao của các nhân viên, công ty Cổ phần truyền thông Quốc tế Sao Mai có lợi thế lớn trong việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, sản phẩm kinh doanh chính của công ty là dịch vụ truyền thông và quảng cáo thương mại, bao gồm:
Cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho các doanh nghiệp và tổ chức (quảng cáo trên nền tảng internet).
- T ch c hành ổ ứ chính – văn phòng
- Kyỹ thu t ậ m ng, máy ạ móc trong công ty
HÌNH 3:BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
PR qua mạng, thiết kế website cung cấp thông tin và quảng bá thương hiệu.
Dịch vụ cập nhật thông tin cho website của các công ty, tổ chức Dịch vụ cắt bấm Ngoài ra, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán phần mềm máy tính, chuyển giao công nghệ và là đại lý cung cấp dịch vụ internet.
2.1.5 Kết luận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian
BẢNG 1:BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN (2018-2020)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 865,100,000 859,661,500 816,442,500
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - -
10 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 865,100,000 859,661,500 816,442,500
20 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 342,819,530 401,905,967 381,950,921
21 Doanh thu hoạt động tài chính 7,617,000 20,812,000 11,746,000
26 Chi phí quản lý doanh nghiệp 128,953,585 186,521,817 158,004,302
30 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 221,482,945 236,196,150 235,692,619
50 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 221,482,945 236,196,150 235,692,619
51 Chi phí TNDN hiện hành 44,296,589 47,239,230 47,138,524
52 Chi phí TNDN hoãn lại - - -
60 Lợi nhuận sau thuế TNDN 177,186,356 188,956,920 188,554,095
Qua số liệu trên ta có thể thấy, nhìn chung doanh thu của công ty tăng đều qua 3 năm Năm 2019 đạt 859,661,500 nghìn đồng tăng 5.29% so với năm 2018 là 816,442,500 nghìn đồng Năm 2020 là năm đạt doanh thu cao nhất trong 3 năm với mức doanh thu 865,100,000 nghìn đồng tăng 0.63% so với năm 2019 Chứng tỏ bên cạnh sự phát triển về kinh tế - xã hội của cả nước thì công ty đã đề ra các chính sách bán hàng, thu hút khách hàng rất tốt Kết hợp với đó là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp khi doanh số bán hàng hàng năm đều tăng trưởng đều, tích cực.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty lại có xu hướng giảm Cụ thể là năm 2020 là 177,186,000 đồng giảm 7,23% so với năm 2019 Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận qua các năm là do chi phí nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng Năm 2019 có chi phí của giá vốn hàng bán là 457,755,533 đồng tăng 5,35% so với năm 2018 và năm 2020 là 522,280,470 đồng tăng 14% so với năm 2019.
Do ảnh hưởng của nền kinh tế đang trên đà đi xuống và tác động của đại dịch Covid 19 nên làm giảm sản sản lượng tiêu thụ dịch vụ quảng cáo dẫn đến doanh thu hoạt động tài chính của công ty bị giảm từ 20,812,000 đồng (năm 2019) xuống 7,617,000 đồng (năm 2020) giảm 63,4% Từ đó lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng giảm từ 401,905,967 đồng (năm 2019) xuống 342,819,530 đồng (năm 2020) tức giảm 14,71% so với năm trước
Dưới tác động của môi trường vĩ mô, công ty đã cắt giảm nhân sự nhằm nâng cao lợi nhuận Cụ thể, năm 2019 với mức chi phí quản lý doanh nghiệp là 186,521,817 đồng giảm 30,8% so với năm 2020 là 128,953,585 đồng
Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP truyền thông Quốc tế Sao Mai, ta có thể thấy công ty đã có mức tăng trưởng về doanh thu khá cao Tuy nhiên vì ảnh hưởng của kinh tế, lạm phát và đại dịch bùng phát dẫn đến chi phí nguyên vật liệu tăng làm giá vốn hàng bán tăng khiến lợi nhuận của công ty giảm dần qua các năm Tuy nhiên công ty đã giảm tối đa mức chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như tìm các nhà cung ứng khác để tối đa hóa lợi nhuận công ty đạt được.
KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VBI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG NGOẠI VI
Nhận xét
3.1.1 Phản ứng của công ty trước tác động của môi trường vĩ mô
Công ty CP truyền thông Sao Mai đã có những thay đổi phù hợp để ứng phó với tác động của nền kinh tế Nền kinh tế bị ảnh hưởng và đang trên đà đi xuống do nên nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô, giảm sản xuất, giảm đầu tư và cắt bỏ một số chi phí không cần thiết
Công ty đã phân tích tình trạng kinh tế, chu kì kinh tế, tốc độ tăng trưởng và nghiên cứu mức lãi suất cho vay của các ngân hàng để lợi dụng được cơ hội cũng như tránh được thách thức từ nền kinh tế suy giảm và tỷ lệ lạm phát tăng cao Công ty CP truyền thông Sao Mai đã thay đổi kế hoạch kinh doanh, thu hẹp quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của nhân viên, cắt giảm nhân sự để giảm thiểu tối đa chi phí.
Công ty đã đánh giá tình trạng nền kinh tế, nghiên cứu thêm thị trường, lập báo cáo kinh doanh theo từng chương trình, báo cáo hàng tháng và hàng quý nhằm kiểm soát chi phí và điều chỉnh hoạt động công ty nhằm đạt được những mục tiêu công ty đã đề ra.
3.1.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật
Hiện nay, Công ty CP truyền thông Sao Mai đã và đang nghiên cứu sự bình ổn của chính trị tránh các tác động xấu từ chính trị đến hoạt đông kinh doanh Tìm hiểu chính sách thuế, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập để tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận công ty
Công ty đã có những thay đổi trong cách vận hành và quy trình sản xuất Công ty đã xây dựng thêm các bộ phận để kiểm tra, xác thực độ chính xác của thông tin để đảm bảo thông tin được đăng lên không phải thông tin bịa đặt.
Công ty đã nghiên cứu các luật liên quan: luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, luật lao động… để tuân thủ đúng theo quy định mà nhà nước đã ban hành Tham khảo thêm các chính sách: chính sách thương mại, phát triển ngành và phát triển kinh tế để tối đa hóa lợi nhuận Bên cạnh đó là chính sách thuế: thuế nhập khẩu, thuế thu nhập, hoàn thuế giá trị gia tăng để kiểm soát chí phí của công ty.
3.1.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
Tác động của văn hóa – xã hội xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ Do đó, công ty CP truyền thông Quốc tế Sao Mai đã đi sâu vào nghiên cứu những thay đổi mà nó ảnh hưởng đến công ty Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Công ty đã phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến công ty như sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực về đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ Yếu tố xã hội bao gồm: quan điểm về mức sống; phong cách sống; lao động nữ; ước vọng về sự nghiệp; tính tích cực tiêu dùng; tỷ lệ gia tăng dân số
Sự gia tăng dân số, nhóm tuổi, phong tục tập quán, tâm lý con người… những điều này ảnh hưởng đến chiến lược truyền thông của công ty Mỗi vùng quốc gia, lãnh thổ, khu vực đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng. Nghiên cứu những yếu tố nào ảnh hưởng đến đặc điểm của người tiêu dùng tại khu vực để thiết kế và triển khai phù hợp với môi trường dân cư.
3.1.1.4 Yếu tố khoa học – kỹ thuật và công nghệ
Công nghệ là yếu tố cơ sở thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh, công ty đã thưc sự nhanh nhạy với sự thay đổi của công nghệ, tận dụng tối đa những lợi ích công nghệ phục vụ cho công tác truyền thông của mình
Công ty CP truyền thông Quốc tế Sao Mai đã hiện đại hoá máy móc thiết bị và xây dựng một kế hoạch đổi mới công nghệ Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới,thúc đẩy quá trình sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu … Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.1.2 Phản ứng của công ty tác động đến môi trường ngành
Công ty CP truyền thông quốc tế Sao Mai đã có những biện pháp để ứng phó với tác động của khách hàng Vì khách hàng hiện nay đang có xu hướng tìm những sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nên công ty CP truyền thông Quốc tế Sao Mai đã có những phương pháp, cách thức quản trị hiệu quả để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng bằng cách thúc đẩy chất lượng dịch vụ và đưa ra mức chi phí phù hợp nhằm thu hút các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty Bên cạnh đó, công ty còn tìm các công ty truyền thông khác kết hợp để đạt được hiệu quả quảng cáo cao hơn như: OhYeah, Inspirato, AkaDigital, The Purpose Group, Circus Digital, …
Với các đối thủ cạnh tranh lớn, công ty CP truyền thông Quốc tế Sao Mai đã nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: về cách đối thủ tiếp thị, giá cả dịch vụ đối thủ đưa ra, hệ thống đại lý phân phối, trang thiết bị được cải tiến… để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ Từ đó, công ty đã thay đổi chiến lược kinh doanh dựa trên thông tin thu được Lập ra danh sách những gì có thể học hỏi từ đối thủ và tìm ra kẽ hở để thâm nhập vào thị trường Công ty đã tìm cách để vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh về tạo ra giá trị khách hàng và sự hài lòng cho khách hàng.
Ngoài ra, công ty cũng tìm hiểu kĩ các đối thủ tiềm ẩn, kiểm soát các nguồn lực quý, hiếm Công ty còn thiết lập các chi phí chuyển đổi, giảm chi phí cố định nhằm gây áp lực, hạn chế số lượng đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành.
Công ty CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai đã đi song song việc phát triển dịch vụ và cải tiến khoa học – công nghệ nhằm tạo ra lợi thế lớn so với các dịch vụ thay thế hiện nay Công ty đã cải thiện mối quan hệ chất lượng/giá thành Bên cạnh đó, công ty còn marketing quan hệ khách hàng nhằm giữ chân khách hàng hiện tại và tìm ra các khách hàng tương lai Biến dịch vụ của công ty thành một dịch vụ khó có khả năng thay thế giúp sản phẩm tồn tại lâu hơn và thành công hơn trên thương trường
KẾT LUẬN
Việc phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh là một yêu cầu không thể thiếu được trong công tác quản trị doanh nghiệp vì hệ thống các yếu tố môi trường là một thực thể phức tạp, biến động liên tục theo thời gian Các yếu tố môi trường có thể được chia thành môi trường bên ngoài và môi trường bên trong Việc phân tích môi trường bên ngoài bao gồm cả cấp độ môi trường vĩ mô và môi trường vi mô nhằm mục đích nhận thức được cơ hội và nguy cơ mà công ty đang hoặc sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động của nó Đặc biệt là tiền đề cho việc hoạch định chiến lược Phân tích các tác động vĩ mô bao gồm phân tích sự tác động của các yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hoá xã hội và công nghệ đối với hoạt động của công ty Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng công ty mà các tác động vĩ mô khác nhau về mức độ và tính chất tác động Thường thì công ty không thể thay đổi được các điều kiện vĩ mô, mà phụ thuộc vào nó Ngoài ra một số đặc điểm khác nữa cần lưu ý là các ảnh hưởng vĩ mô thường có tính lâu dài hơn so với cấp độ môi trường khác Phân tích môi trường vi mô (môi trường ngành nhằm nhận thức được năm áp lực cạnh tranh hiện tại và tương lai đang đe doạ công ty bao gồm: Áp lực cạnh tranh của các công ty/doanh nghiệp trong ngành, nguy cơ xâm nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, áp lực từ phía nhà cung cấp, áp lực từ phía khách hàng và áp lực của sản phẩm thay thế Khi áp lực từ các yếu tố nào đó trong năm yếu tố này tăng lên thì càng có nguy cơ làm giảm mức lợi nhuận của công ty và ngược lại khi áp lực từ các yếu tố này giảm thì đó là cơ hội quan trọng để công ty tăng lợi nhuận Việc phân tích môi trường cạnh tranh cho thấy bản chất của các áp lực và cơ chế tác động của nó để giúp công ty hình thành chiến lược nhằm đối phó có hiệu quả với các lực lượng cạnh tranh.
Công tác phân tích môi trường ngoại vi có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong sự tồn tại và phát triển của công ty Một công ty muốn có một thị phần cũng như một chiến lược kinh doanh phù hợp thì phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích môi trường ngoại vi. Để có thể phân tích, xem xét môi trường thì người ta cần phải nắm bắt được thực trạng môi trường hiện tại, để có thể đề ra những quyết dịnh phù hợp, những sách lược đúng đắn mới tạo ra được kết quả tốt, tận dùng nguồn tài nguyên hợp lý để thắt chặt nhất chi phí và có lợi nhuận cao nhất.
Khi nói đến quá trình kinh doanh sản xuất thì nhà quản trị phải nắm bắt được thị trường cũng như sự vận động của chúng để từ đó mới đề ra được những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát do những tính toán sai và không hợp lý.