Vai trò của chữ viết Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành công cụ duy nhất để con người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh.. Để khắ
Trang 1Vai trò của chữ viết và một vài nhận xét về các
kiểu chữ viết
1 Vai trò của chữ viết
Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành công cụ duy nhất để con người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ âm thanh không phải không có những hạn chế nhất định Khi hai người giao tiếp bằng lời, ảnh hưởng của ngôn ngữ âm thanh chỉ
có hiệu lực trong một phạm vi nhất định Ngoài phạm vi ấy, người này không thể
nghe được tiếng nói của người kia Như vậy là ngôn ngữ âm thanh có sự hạn chế
nhất định về mặt không gian Mặt khác, “lời nói gió bay”, mỗi lời nói chỉ được thu
nhận vào đúng lúc nó được phát ra Hết thời điểm ấy, nó không tồn tại nữa Chính
vì thế mà đến ngày nay chúng ta không còn nghe được tiếng nói của các bậc anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung Xét về mặt
này, ngôn ngữ âm thanh cũng không vượt qua được cái hố ngăn cách của thời
gian
Để khắc phục hai mặt hạn chế của ngôn ngữ âm thanh, con người đã tìm ra một
hình thức thông tin mới: thông tin bằng chữ Như vậy, chữ viết ra đời do nhu cầu
thông tin liên lạc xét về mặt khôg gian và như cầu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh xét về mặt thời gian
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ
âm thanh Chức năng của chữ viết, vì vậy, là đại diện cho lời nói So với lời nói thì
chữ viết xuất hiện sau Vì vậy chữ viết tất phải phụ thuộc vào lời nói Khi giữa lời nói và chữ viết không có sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ viết chứ không phải
Trang 2cố tìm cách phát âm theo chữ viết hiện hành, bởi vì làm như vậy là "ngược", chẳng khác nào sửa đầu cho vừa mũ, sửa chân cho vừa dép, sửa người cho vừa quần áo
2 Các kiểu chữ viết
2.1 Chữ viết ghi ý
Đây là loại chữ viết cổ nhất của loài người, chữ viết ghi ý không có quan hệ với mặt âm thanh mà chỉ có quan hệ với mặt ý nghĩa của ngôn ngữ Quan nhệ giữa ý
và chữ ở đây là trực tiếp
chữ _ ý
Ví dụ điển hình nhất về chữ viết ghi ý là các chữ số, các dấu: 1, 2, 3, =, %, +,
-, Khi ta viết, ví dụ, số 1, người Việt, người Nga, người Pháp, người Anh, người Khmer đều hiểu, mặc dù người mỗi nơi phát âm một khác: người Việt phát âm là
"một"; người Nga: [adin], người Anh: [wan] (one); người Khmer: [muoi]
Thông thường mỗi một chữ ghi ý đều biểu thị trực tiếp nội dung, ý nghĩa của
một từ Do đó, về nguyên tắc, có bao nhiêu từ phải đặt ra bấy nhiêu kí hiệu để ghi
Số lượng từ của một ngôn ngữ tuy không vô hạn nhưng rất lớn vì vậy số lượng để biểu thị ý nghĩa của nó sẽ nhiều vô kể, trong khi đó thì khả năng ghi nhớ của bộ óc con người lại có hạn Đây là điều bất tiện cơ bản, là hạn chế chính của chữ viết ghi
ý
2.2 Chữ viết ghi âm
Chữ viết ghi âm không quan tâm đến mặt nội dung, ý nghĩa của từ mà chỉ ghi lại chuỗi âm thanh của từ đó Chữ viết ghi âm là đại diện của ngữ âm chứ khong phải của ý nghĩa Quan hệ giữa chữ và ý ở đây là một quan hệ gián tiếp mà âm là trung gian
Trang 3chữ _ âm _ ý
Chữ viết ghi âm được chia ra làm hai loại Chữ ghi âm tiết và chữ ghi âm vị Ở
chữ viết ghi âm tiết, mỗi kí hiệu biểu thị một âm tiết Số lượng âm tiết so với số lượng từ thì ít hơn nhiều, vì vậy chữ ghi âm tiết đơn giản hơn hẳn chữ ghi ý Đối với chữ ghi âm vị, mỗi kí hiệu biểu thị một âm vị Quan hệ giữa âm vị và kí hiệu
là quan hệ 1–1 đối với một hệ thống chữ viết lí tưởng Khi quan hệ này bị thay đổi,
ví dụ một âm vị có nhiều cách ghi hoặc nhiều âm có một cách ghi, thì phải đặt vấn
đề cải tiến chữ viết cho phù hợp với hệ thống âm vị
So với chữ viết ghi ý, chữ viết ghi âm, nhất là chữ ghi âm vị, tiến bộ hơn nhiều
Ưu thế đặc biệt của kiểu chữ viết này là ở chỗ số lượng kí hiệu ghi âm được giảm xuống nhiều lần vì số lượng âm vị của một ngôn ngữ thường chỉ nằm trong khoảng “trên 10 và dưới 100” (theo P.X Kuznêxov), do đó con người có thể tiết kiệm được sức lực và thời gian trong việc học đọc, học viết