Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Tổng công ty cảng Hàng không Miền Bắc đến năm 2020 (Trang 73 - 77)

C. Kết luận về phân tích môi trường bên ngoài, xác định các cơ hội và mố

2) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

“Nếu xây dựng lợi thế cạnh tranh, phải là cái mà khách hàng của ta, đối thủ của ta không thể sao chép được. Đó chính là nhân lực” – GS Dave Ulrichi, 01/10/2011, “Cạnh tranh bằng nhân lực nhân tài”, Thanh niên. [28]

Điều này cho thấy, nhân lực, nhân tài là vũ khí quan trọng nhất cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ cạnh tranh kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay. Xu hướng mở rộng và hội nhập thị trường hàng không quốc tế đòi hỏi Tổng công ty phải từng bước thay đổi để thích ứng với sự cạnh tranh của ngành hàng không thế giới. Một số giải pháp cơ bản cần thực hiện để xây dựng được đội ngũ

cán bộ quản lý và các chuyên gia kỹ thuật, kinh doanh giỏi như:

Ø Xây dựng kế hoạch thu hút và tuyển dụng lao động. Thực hiện nguyên tắc dân chủ trong xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên. Việc tuyển dụng lao động phải theo hướng chuyên môn hóa, phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương xứng với yêu cầu công tác. Tăng cường tuyển dụng lao động có trình độ về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý dự án do giai đoạn 2010-2020 là giai đoạn thực hiện xây dựng và mở rộng các cảng hàng không.

Chính sách tuyển dụng công khai, hợp lý và công bằng thông qua thực hiện thi tuyển và thử việc với hệ thống tiêu chuẩn được xây dựng một cách chặt chẽ và khoa học. Đồng thời ưu tiên tuyển dụng các đối tượng lao động tại chỗ và các lao động là con em trong ngành hoặc tại các vùng khó khăn. Để tuyển chọn được người lao

động giỏi về chuyên môn, NAC cần phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện có thông qua việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên kết hợp với kế

hoạch kinh doanh đã được hoạch định để xây dựng chính sách cho nguồn nhân lực của TCT. Trên cơ sởđó, người quản lý xác định nhu cầu lao động tùy theo thời kỳ

về số lượng, tiêu chuẩn chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho từng loại công việc cụ thể.

Trong tuyển dụng và bố trí lao động, TCT nên chú trọng đến chuyển dịch cơ

cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng của các khu vực trực tiếp sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ, bảo đảm tốc độ tăng của khối cán bộ quản lý thấp hơn tốc độ tăng đội ngũ lao động; tăng tỷ trọng cán bộ chuyên môn có trình độ đại học trở lên và đội ngũ lao động kỹ thuật, giảm tỷ trọng đội ngũ lao động giản đơn từ hơn 50% hiện nay xuống còn 35% vào năm 2020.

Ø Công tác đào tạo, huấn luyện:Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn, đào tạo tại chỗ và tự đào tạo, đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài. Trong đó hình thức đào tạo dài hạn, ngoài nước chủ yếu dành cho những cán bộ kỹ thuật, quản lý đầu ngành đòi hỏi phải có trình độ

cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ quản lý như giám đốc, phó giám đốc cần phải được đào tạo qua các lớp quản trị kinh doanh dài hạn, đặc biệt là quản trị chiến lược vì thực tế cho thấy, giám đốc có kiến thức tốt về quản trị chiến lược thì mới xây dựng được chiến lược phát triển đúng

đắn, doanh nghiệp mới có kết quả kinh doanh và phát triển bền vững.

Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo để bồi dưỡng, phát triển các kiến thức chuyên ngành và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công nhân viên. Có chếđộ khuyến khích người lao động thực hiện tự đào tạo. Các nội dung và tài liệu đào tạo cần

được đổi mới cho phù hợp với tình hình, nhu cầu của công việc, cập nhật những thay đổi đặc biệt là các nội dung liên quan đến hoạt động bay hay các quy định về

cảng hàng không của các tổ chức chuyên ngành trên thế giới.

Xây dựng cơ sở đào tạo riêng tại doanh nghiệp để đào tạo tại chỗ cho những nhân viên chưa qua đào tạo, hoặc đào tạo những kỹ năng đặc thù của ngành, thực hiện tiết kiệm chi phí và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh.

Ø Chính sách đãi ngộ người lao động

Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cần tiến hành phân tích công việc, xây dựng bản mô tả công việc, tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí công tác. Căn cứ vào đó,

người lãnh đạo có thểđánh giá khả năng chuyên môn của từng nhân viên một cách chính xác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách cụ thể về chếđộ

lương, thưởng hợp lý, đúng người, đúng việc, công bằng.

Cụ thể:

- Chú trọng bổ sung hoàn thiện hệ thống trả lương, trả thưởng và các chế độ

chính sách khác nhằm kích thích, động viên cán bộ nhân viên nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.

- Trả lương cho bộ phận gián tiếp phải dựa trên hiệu quả công việc. Tức là, mỗi cán bộ nhân viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc, mục tiêu đạt

được. Căn cứ vào thực tế hoàn thành công việc của nhân viên, cán bộ phòng, ban sẽ

chấm điểm theo A,B,C cho cán bộ nhân viên của mình phụ trách. Giám đốc sẽ chấm

điểm cho cấp trưởng, phó phòng dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ (chi tiết công việc theo quyết định phân công nhiệm vụ) và ý kiến phản ánh của nhân viên dưới quyền họ. Tiền lương hiệu quả sẽđược tính toán theo hệ số và mức lương tối thiểu do doanh nghiệp qui định.

- Trả lương cho bộ phận trực tiếp chủ yếu trả lương theo ngày công và giờ

làm. Đặc thù của ngành hàng không nói chung là phải làm việc theo ca, không nghỉ

ngày chủ nhật và ngày lễ mà được nghỉ bù. Hiệu quả công việc của người lao động

được đánh giá theo A,B,C đo bằng sự hài lòng của khách hàng, sự hoàn thiện của công việc (không để xảy ra sự cố). Vì vậy, mỗi bộ phận cần phải có qui trình làm việc cụ thể chặt chẽ, rõ ràng. Đó là cơ sở để tính toán khoản lương hiệu quả cho người lao động.

- Hoàn thiện qui chế trả thưởng. Tiền thưởng chính là một trong những động lực giúp người lao động phấn đấu. Việc xây dựng một qui chế trả thưởng là rất cần thiết nhằm tạo được sự khích lệ tinh thần người lao động cũng nhưđảm bảo sự công bằng. Cơ sở để xét thưởng có thể dựa trên kết quả phân loại A,B,C hàng tháng. Nguồn tiền thưởng được trích từ quĩ lương hoặc quĩ khen thưởng hàng năm.

- Cần đảm bảo phần lương cố định ở mức đủ khả năng tái sản xuất sức lao

động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động. Gắn quyền lợi của người lao động với doanh nghiệp bằng cách khuyến khích cán bộ, nhân viên tạo thêm các nguồn thu nhập hợp pháp để nâng cao mức sống gia đình và góp phần vào sựđi lên của doanh nghiệp, trong đó có thu nhập từ cổ phiếu, trái phiếu của ngành, của đơn vị mình công tác.

- Bên cạnh đó, TCT cần phải làm tốt các chính sách phúc lợi, chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, chếđộ là việc ca đêm, ngày lễ, chủ nhật…

3) Mở rộng, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế

Chú trọng tới việc hợp tác khu vực theo các chương trình như chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mekong (CLMV), chương trình phát triển hàng không giữa các nước ASEAN, trong đó tích cực hợp tác với những nước có trình độ hàng không phát triển như Singapore, Thái Lan, Indonesia thực hiện hỗ trợ về công nghệ, năng lực và kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch phát triển

để rút ngắn khoảng cách và theo kịp trình độ phát triển hàng không của các nước này. Có chương trình hợp tác trao đổi với các cảng hàng không quốc tế của các nước có cùng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hay cơ chế quản lý hàng không tương đối gần với Việt Nam như Trung Quốc.

3.4.4. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động 1) Tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật 1) Tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật

Ø Mở rộng mặt bằng thương mại tại nhà ga hành khách để tăng khả năng cung ứng các dịch vụ thương mại như: Các dịch vụ cho thuê mặt bằng, văn phòng, thiết bị, dịch vụ quảng cáo tại nhà ga và ngoài trời… Hiện nay, rất nhiều các hãng hàng không thuê mặt bằng, đặt văn phòng đại diện tại CHK quốc tế Nội Bài. Ngoài ra, các công ty ngoài ngành hàng không cũng rất quan tâm đến việc kinh doanh tại CHK như một trung tâm thương mại lớn. Bởi vì, cùng với lượng khách đi tàu bay, CHK còn có một lượng khách rất lớn sinh sống và làm việc xung quanh các đô thị

Ø Tăng năng lực khai thác thông qua các CHK, đặc biệt là CHK quốc tế Nội Bài với việc xây dựng mới nhà ga T2, đáp ứng lượng hành khách lên đến gần 20 triệu khách/năm định hướng tới năm 2020. Đồng thời nâng cấp, cải tạo các CHK sẵn có theo định hướng thương mại hóa nhằm khai thác thường xuyên thế mạnh về

kinh tế, du lịch của các địa phương: CHK Điện Biên, Đồng Hới, Nà Sản, Cát Bi...

Ø Tăng cường số lượng đối tác khai thác tại nhà ga để tối đa hoá doanh thu và cung cấp nhiều tiện ích phục vụ hành khách, thực hiện chiến lược thương mại hoá cảng hàng không. Xây dựng các công trình chuyên ngành thực hiện chuyên môn hoá dịch vụ như nhà ga hàng hoá, trung tâm dịch vụ hàng không,… Cụ thể: NAC chủ trương thành lập các công ty kinh doanh với 100% vốn nhà nước, công ty cổ phần để huy động mọi nguồn lực tham gia vào lĩnh vực cung ứng các dịch vụ

hàng không cũng như phi hàng không. Bên cạnh đó, TCT mời gọi các đối tác trong và ngoài nước đầu tư, góp vốn cùng khai thác các lĩnh vực như kho hàng, taxi, khách sạn, bán hàng miễn thuế…Đây là các nguồn thu ngày càng cao của NAC,

đóng góp một phần rất quan trọng trong việc gánh lỗ cùng các CHK địa phương.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Tổng công ty cảng Hàng không Miền Bắc đến năm 2020 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)