C. Kết luận về phân tích môi trường bên ngoài, xác định các cơ hội và mố
2) Đẩy mạnh hoạt động thương mại phi hàng không
Hoạt động thương mại phi hàng không đang ngày càng trở nên phổ biến tại các CHK trên thế giới mà NAC không là ngoại lệ. Đây là giải pháp chính nhằm thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động với mục tiêu tăng tỷ trọng doanh thu các hoạt
động thương mại phi hàng không đạt 50% trong tổng doanh thu của NAC đến năm 2020. Để thực hiện thành công chiến lược này, NAC cần phải:
Ø Thực hiện lộ trình thương mại hoá cảng hàng không, NAC tiếp tục đầu tư, mở rộng hoạt động cung ứng các dịch vụ hàng không và các dịch vụ phi hàng không tại cảng. Đồng thời, chuẩn bị phương án cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng điện tử, điện lạnh, cơ khí, dịch vụ an ninh cho thị trường khu vực đô thị và khu công nghiệp.
Ø Phân định rõ ràng các hoạt động công ích và phi công ích, hoạt động hàng không và phi hàng không để xây dựng chiến lược phát triển cảng hàng không theo
hướng tiếp tục duy trì tốt chất lượng và số lượng các hoạt động công ích theo yêu cầu của Nhà nước, song song với việc phát triển các hoạt động thương mại thuộc quyền chủđộng của doanh nghiệp. Cụ thể là tiến hành đa dạng hoá dịch vụ thương mại tại CHK quốc tế Nội Bài, trọng tâm là các dịch vụ thương mại mặt đất do dịch vụ này có doanh thu lớn nhưng đòi hỏi có vốn đầu tư lớn, sử dụng lao động có kỹ
năng chuyên ngành. Đối với các cảng hàng không địa phương sẽ thực hiện các dịch vụ thông dụng như cho thuê mặt bằng, nhượng quyền khai thác, bán hàng siêu thị, bách hoá, lưu niệm giải khát,… với quy mô nhỏ phù hợp với tần suất khai thác và hoạt động của CHK nội địa.
Ø Trực tiếp thực hiện hoặc nhượng quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện để thu phí nhượng quyền kinh doanh, khai thác: các dịch vụ tại sân đỗ máy bay, làm thủ tục hành khách, hàng hóa, cung ứng suất ăn trên máy bay…
Ø Trực tiếp hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác thực hiện việc kinh doanh các dịch vụ như kinh doanh hàng hóa trong các cửa hàng, kinh doanh ăn uống, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh taxi, khách sạn…
Ø Đẩy mạnh việc thu hút vốn từ khu vực kinh tế trong và ngoài ngành bằng các hình thức cổ phần hoá, góp vốn cùng kinh doanh đối với các dịch vụ thương mại tại cảng hàng không, đặc biệt coi trọng việc hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các hợp đồng góp vốn kinh doanh vừa tận dụng được nguồn vốn đầu tư vừa học hỏi được kinh nghiệm khai thác và quản lý.
3.5. Những kiến nghị
3.5.1. Đối với nhà nước
1) Nhà nước cần qui hoạch các cảng hàng không mang định hướng dài hạn và có tính tới xu hướng phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, phải đặt tính hiệu quả lên hàng đầu tránh xây dựng CHK sân bay một cách tràn lan. Đặc biệt, Nhà nước chỉ nên đầu tư chính vào CHK quốc tế Nội Bài bởi vì đây là CHK trọng điểm của cả khu vực Miền Bắc. Còn các CHK địa phương đã có thì nên duy trì để phục vụ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng và xã hội.Việc xây dựng mới hoặc đầu tư quá
lớn cho các CHK địa phương hiện nay chưa thực sự cần thiết bởi CHK chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủđể phát triển kinh tếđịa phương. Rõ ràng, hành khách đến một địa phương không vì nơi đó có sân bay to mà vì nhu cầu của bản thân họ về công việc, du lịch…
2) Xu thếđầu tư nước ngoài vào CHKSB hiện nay là cần thiết. Nhà nước nên có cơ chế thu hút đầu tư ngoài ngân sách đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào CHKSB mà vẫn đảm bảo được quyền quản lý của Nhà nước vì đây là lĩnh vực cần một nguồn vốn rất lớn, lâu hòa vốn, nhất là các CHK địa phương.
3) Các bộ, ngành cần có những qui định, hướng dẫn cụ thể trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng hàng không cũng nhưđịnh giá cảng hàng không để có cơ sở thực hiện dự
án và quản lý khai thác sau này.
4) Đề nghị Bộ GTVT phối hợp các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách giá các loại hình dịch vụ hàng không do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo chính sách giá phù hợp chi phí và thị trường, nhất là chính sách giá tại các cảng hàng không địa phương.
5) Nhà nước nên có qui hoạch đồng bộ hạ tầng giao thông phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế vùng, miền, có sự kết nối một cách khoa học giữa CHK với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
vận tải đa phương thức.
6) Các qui định, thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu cần đơn giản hóa, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an ninh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thông qua CHK. Đây chính là một trong những điểm yếu của các CHK Việt Nam so với các CHK trong khu vực cần phải khắc phục nếu muốn trở thành HUB.
3.5.2. Đối với ngành
1) Ngành hàng không cần phải có những chính sách, giải pháp hợp lý, tận dụng các cơ hội mới để hợp tác với ngành du lịch vì Hàng không và Du lịch là hai ngành kinh tế gắn bó mật thiết với nhau, khoảng 70 - 80% hành khách đi trên máy bay có mục đích du lịch và cũng khoảng 70 - 80% khách du lịch đến Việt Nam bằng
đường hàng không. Mối quan hệ hữu cơđó chính là một trong những tác nhân giúp CHK tăng trưởng, trong đó có NAC.
2) Cục Hàng không từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật (với tư cách là cơ
quan soạn thảo luật hàng không dân dụng), tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý các hoạt động của ngành như: đăng ký tàu bay Việt Nam, cấp chứng chỉ đủ điều kiện bay, cấp chứng chỉ cho nhà khai thác tàu bay, xử lý trách nhiệm dân sự cho các trường hợp vi phạm…, kiểm tra, giám sát các hoạt động hàng không dân dụng về
an ninh, an toàn hàng không, môi trường…
3) Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa CHK và các doanh nghiệp trong ngành hàng không, đặc biệt là với các hãng hàng không. Cục Hàng không phải là cầu nối quan trọng giữa nhà nước với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp hàng không với nhau.
Kết luận chương 3
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chiến lược kinh doanh kết hợp với phân tích thực tiễn sản xuất kinh doanh của NAC trong thời gian qua, tác giả đã xây dựng được các chiến lược và các nhóm giải pháp thực hiện các chiến lược đó. Không có giải pháp nào chỉ có hiệu quả đối với một chiến lược duy nhất mà nó có những ảnh hưởng nhất định đến cả những chiến lược khác nữa, vì vậy, việc thực hiện phải được tiến hành đồng bộ và phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Tổng công ty.
KẾT LUẬN
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, hàng không là một trong những cầu nối quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội… giữa các quốc gia. Sự tăng trưởng của ngành hàng không gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế cũng như giao lưu văn hóa thế giới. Tuy nhiên, để có thể thích ứng và tăng trưởng bền vững, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải có chiến lược sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quảđồng thời xác định hướng đi đúng
đắn cho mình. Là một doanh nghiệp trong ngành hàng không, NAC cũng đang phải
đối mặt với không ít rủi ro cũng như cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh mang ý nghĩa sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Do vậy, tác giảđã nghiên cứu, vận dụng những lý thuyết về quản trị chiến lược
để bước đầu đề xuất một số chiến lược và giải pháp thực hiện thành công các chiến lược đó đến năm 2020 nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển NAC, từng bước theo kịp
được các cảng hàng không tiên tiến trong khu vực, cạnh tranh trở thành trung tâm trung chuyển lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Nội dung chủ yếu mà đề tài Chiến lược phát triển Tổng công ty cảng hàng không Miền Bắc đến năm 2020 đã giải quyết được như sau:
- Khái quát, hệ thống lại khái niệm, ý nghĩa, quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết quản trị chiến lược đối với sự phát triển của một doanh nghiệp.
- Vận dụng cơ sở lý luận nghiên cứu vào phân tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ chủ
yếu, phân tích các khả năng khai thác các cơ hội, điểm mạnh và hạn chế, khắc phục các điểm yếu và nguy cơđó.
- Từđó, tác giả xây dựng chiến lược phát triển và các giải pháp cụ thể mang tính đồng bộ, có tính khả thi nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 NAC trở thành
đầu mối trung chuyển hàng không lớn không chỉở Việt Nam mà còn cả ở khu vực
Đông Nam Á.
- Đề xuất những kiến nghị về môi trường kinh doanh, hướng quản lý điều hành của nhà nước cũng như ngành hàng không để các doanh nghiệp hàng không nói chung cũng như Tổng công ty cảng hàng không Miền Bắc nói riêng hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững trong tương lai.
Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp là một vấn đề rộng và phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và có sự am hiểu nhiều về lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, với thời gian và khả năng còn hạn chế, các kết quả nghiên cứu còn nhiều điều phải bổ sung, hoàn thiện, tác giả rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn./.