Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ hiện trạng sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam, cần có những chiến lược cụ thể, hợp lý để quản lý nợ nước ngoài hiệu quả, nếu không chính các khoản
Trang 1TIỂU LUẬN Vấn đề nợ nước ngoài
ở Việt Nam
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Tổng quan 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Phương pháp nghiên cứu 5
4 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN NỢ NƯỚC NGOÀI 6
1 Khái niệm 6
2 Phân loại 6
2.1 Theo cơ cấu dòng vốn vào 6
2.2 Theo điều kiện vay vốn 8
2.3 Theo thời hạn vay 8
2.4 Theo chủ thể đi vay 8
2.5 Theo chủ thể cho vay 9
3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài 9
3.1 Khả năng hoàn trả nợ vay 9
3.2 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia 10
3.3 Tỷ lệ trả nợ (Tỷ lệ dịch vụ nợ) 10
3.4 Tỷ lệ trả lãi (Tỷ lệ dịch vụ lãi) 10
3.5 Tỷ lệ dự trữ ngoại hối 11
3.6 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với ngân sách 11
3.7 Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP 11
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 13
1 Tình hình phát triển chung (2006 – 2010) 13
2 Cơ cấu nợ 15
2.1 Phân theo loại tiền 15
2.2 Phân theo chủ nợ 16
2.3 Phân theo lãi suất 19
3 Đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam 20
Trang 4CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN VIỆT NAM 22
1 Về mặt tích cực 22
1.1 Góp phần tăng trưởng kinh tế 22
1.2 Cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư của Nhà nước 23
1.3 Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 24
1.4 Vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 24
2 Về mặt tiêu cực 24
2.1 Lấn áp một số phương diện kinh tế 24
2.2 Gây ra áp lực trả nợ, kéo theo nhiều hệ quả 25
2.3 Ảnh hưởng tới chính trị, xã hội, mất lòng tin trong dân chúng 25
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ NỢ HIỆU QUẢ 26
1 Phát triển nội lực nền kinh tế 26
1.1 Gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu 26
1.2 Xây dựng môi trường tài chính công khai, minh bạch 26
1.3 Cải cách hành chính 27
1.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán 27
1.5 Nâng cao hoạt động ngân hàng 28
2 Thay đổi cơ cấu nợ 28
3 Kiểm soát nợ ở mức an toàn 28
4 Sử dụng nợ hiệu quả 29
5 Xây dựng kế hoạch vay nợ công cụ thể 29
6 Hạn chế rủi ro, chi phí 29
7 Kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh 30
8 Công khai, minh bạch trong quản lý 30
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tổng quan
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng và ngày càng lan rộng trên toàn thế giới Nói cách khác, hội nhập và phát triển đang trở thành xu thế chung và tất yếu đối với tất cả các quốc gia Và Việt Nam cũng không ngoại lệ Có thể hội nhập quốc tế là càng có nhiều cơ hội đón đầu và tiếp cận với công nghệ mới, nguồn vốn mới Nhưng Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, muốn hội nhập, muốn phát triển cần phải có lượng vốn đầu tư rất lớn Nhưng chúng
ta không thể chỉ trông chờ vào tiềm lực trong nước vốn đã không mạnh mà phải biết tận dụng và thu hút nguồn vốn dồi dào từ nước ngoài, trong đó, vay nợ là một phương cách quan trọng Sử dụng vốn vay nước ngoài hợp lý sẽ đem lại những hiệu quả hết sức to lớn, tạo tiền đề để thế hệ sau bứt phá, đưa đất nước đi lên nhanh chóng Trong thời gian qua, việc huy động vốn vay nước ngoài đã có nhiều chuyển biến và góp phần tích cực vào việc thúc đầy tăng trưởng kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý và cẩn trọng
vì sử dụng vốn vay cũng chính là tạo cho đất nước một gánh nặng nợ đáng kể Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ hiện trạng sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam, cần có những chiến lược cụ thể, hợp lý để quản lý nợ nước ngoài hiệu quả, nếu không chính các khoản nợ đó lại là những rào cản đối với sự phát triển kinh tế, cản trở quá trình đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Với tính cấp thiết của vấn đề đã nêu, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài “Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam” với mong muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam Mặc dù đã có rất nhiều báo cáo về lĩnh vực này nhưng qua quá trình tìm tòi và chọn lọc thông tin, nhóm chúng em vẫn muốn cố gắng nghiên cứu và hình thành một cách nhìn riêng về nợ nước ngoài ở Việt Nam
Vì đây là một vấn đề rộng và phức tạp nên khi thực hiện đề tài nên sẽ khó tránh khỏi một số khiếm khuyết và sai sót nhất định Nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá từ thầy và các bạn để có được một đề tài hoàn thiện hơn
Trang 6Mục tiêu của đề tài là phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu về nợ nước ngoài và thực trạng vay nợ nước ngoài ở Việt Nam, qua đó đánh giá tác động của nợ đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, từ đó rút ra nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp cho vấn đề quản lý nợ
3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành
- Thống kê, tổng hợp, phân tích những thông tin thu được Qua đó rút ra những nội dung và kết luận cho vấn đề
4 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, đề tài của nhóm gồm có 4 phần chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ nước ngoài
- Chương 2: Thực trạng nợ nước ngoài ở Việt Nam
- Chương 3: Đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến Việt Nam
- Chương 4: Một số giải pháp quản lý nợ hiệu quả
Trang 7CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN NỢ NƯỚC NGOÀI
1 Khái niệm
Nợ nước ngoài là một khái niệm cần làm rõ để quản lý một cách hiệu quả, với cách hiểu khác nhau sẽ cho số liệu khác nhau dẫn đến đánh giá và giải quyết vấn đề nợ khác nhau
Theo “Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài” (ban hành kèm nghị định số 134/2005/ND–CP ngày 01/11/2005 của Chính Phủ) thì không gọi là nợ mà gọi là vay nước ngoài: “Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến một năm), trung và dài hạn (có thời hạn vay trên một năm), có hoặc không phải trả lãi, do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam vay của tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân là người không cư trú” Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của các cá nhân
và hộ gia đình)
Theo 8 tổ chức quốc tế nghiên cứu thống kê nợ nước ngoài, gồm Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Ban Thư ký Khối Thịnh Vượng chung, Tổ chức Thông Kê Châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Ban Thư ký Câu lạc bộ Paris, Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc, nợ nước ngoài được thống nhất định nghĩa: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào, là tồng dư nợ của các nghĩa vụ
nợ tại thời điểm đó, không bao gồm các nghĩa vụ dự phòng, đòi hỏi người đi vay phải thanh toán nợ gốc có hay không có lãi trong tương lai và khoản nợ này là nợ của người
cư trú với người không cư trú trong quốc gia”
2 Phân loại
Phân loại các khoản nợ vay nước ngoài được căn cứ vào các tiêu chí khác nhau giúp
cho công tác theo dõi, đánh giá và quản lý nợ có hiệu quả
2.1 Theo cơ cấu dòng vốn vào
Trang 8Phân loại nợ nước ngoài trước hết phải dựa trên luồng vốn vào để nắm được tính chất của từng loại vốn, từ đó lựa chọn cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ổn định, giúp quản lý nợ nước ngoài hiệu quả hơn
Tài trợ phát triển chính thức (ODF) thường là luồng vốn ưu đãi (lãi suất thấp, thời hạn vay dài, thời gian ân hạn dài) dùng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư ở nước tiếp nhận Trong luồng tài trợ phát triển chính thức, viện trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm tỷ trọng cao
Luồng vốn tư nhân thường dưới dạng: đầu tư trực tiếp; đầu tư tài chính chứng khoán; khoản cho vay tư nhân
Vay thương mại
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư tài chính
Vay tư nhân
Dòng Vốn Vào
Trang 9 Đầu tư trực tiếp (FDI), thường gồm 3 phần: vốn chủ sở hữu, tái đầu tư từ lợi nhuận để lại và và các khoản vay ngắn hạn và dài hạn Trong đó, vốn ở dạng vốn vay là khoản nợ của pháp nhân nước nhận đầu tư đối với cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài
Đầu tư tài chính hay còn gọi là danh mục đầu tư là dạng mua chứng khoán nợ (trái phiếu), chứng khoán vốn (cổ phiếu) hoặc các công cụ phát sinh Thông thường, nguồn vốn từ đầu tư tài chính thường tập trung vào trái phiếu Chính phủ hay chứng khoán của những doanh nghiệp lớn, có đảm bảo của Nhà nước
Khoản cho vay tư nhân gồm:
Khoản vay thương mại: vay theo điều kiện của thị trường tiền tệ quốc tế (không được ưu đãi)
Khoản tín dụng thương mại: khoản vay giữa các doanh nghiệp với nhau thường liên quan đến mua bán hàng hóa trả chậm
Khoản chuyển vốn của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài dưới dạng viện trợ tài chính hoặc hiện vật thong qua việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ
2.2 Theo điều kiện vay vốn
Vay ưu đãi: có yếu tố viện trợ từ 25% trở lên
Vay không ưu đãi
Trong đó, yếu tố viện trợ của một khoản vay là giá trị cam kết của nó trừ đi giá trị dịch vụ nợ phải thanh toán theo hợp đồng (tính bằng giá trị hiện tại với suất chiết khấu theo thống lệ là 10%)
2.3 Theo thời hạn vay
Nợ ngắn hạn: từ 1 năm trở xuống Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế
Nợ dài hạn: trên 1 năm
2.4 Theo chủ thể đi vay
Nợ chính thức (khu vực công): hay còn xem là nợ Chính phủ, bao gồm:
Trang 10 Nợ của các tổ chức Nhà nước (đối với một liên bang thì gồm cả nợ của các bang trong liên bang)
Nợ của cơ quan hành chính, tỉnh, thành phố
Các khoản nợ của khu vực tư nhân do Nhà nước hoặc tổ chức chính thức bảo lãnh
Nợ tư nhân (khu vực tư): là các khoản nợ do doanh nghiệp trực tiếp vay mượn hoặc do chính quyền địa phương mượn không được bảo lãnh của Chính phủ trung ương Nợ tư nhân thường là nợ trên thị trường trái phiếu, nợ ngân hàng thương mại
và các tư nhân khác
Trong đó, nợ nước ngoài của chính phủ là chủ yếu, còn nợ của khu vực tư nhân hầu như không đáng kể
2.5 Theo chủ thể cho vay
Nợ đa phương: chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương v à liên Chính phủ (OPEC,…)
Nợ song phương: từ Chính phủ một nước hoặc từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới các dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật
3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài
Khác với nợ trong nước, nợ nước ngoài rất được các nhà quản lý quan tâm vì nó không chỉ liên quan đến thực trạng nền kinh tế, khả năng trả nợ mà còn liên quan đến khả năng thu hút các nguồn lực tài chính từ bên ngoài phục vụ cho các mục tiêu vĩ mô của nhà nước Các chỉ số đánh giá nợ nước ngoài được xây dựng thành hệ thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với an ninh tài chính quốc gia Cũng cần phải xác định lại là các chỉ tiêu nhằm đánh giá chung về nợ nước ngoài, cụ thể là đánh giá về mức độ nợ, qua đó ngầm cho biết khả năng trả nợ của mỗi quốc gia trong trung và dài hạn
3.1 Khả năng hoàn trả nợ vay
Cách tính: % = ổ ợ ướ à ( )
Trang 11Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia
có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài Những vấn đề ở đây là: nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này sang năm khác, ngoài ra cũng có những phương án khác để nước con nợ
có thể trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu
3.2 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia
Cách tính: % = ổ ợ ướ à ( )
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài.Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức
Trang 12chỉ đề cập đến gắng nặng nợ mà còn chỉ ra chi phí vay nợ, điều này ngầm hiểu như hiệu quả sử dụng vốn vay có cao hơn chi phí lãi vay hay không
Theo mức ngưỡng của HIPCs (Heavily Indebted Poor Countries), chỉ tiêu này chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện:
Trang 13Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức độ nợ nần
và khả năng tài trợ cho các nước thành viên Các chỉ số này là căn cứ để các quốc gia vay
nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định chiến lược vay nợ cho quốc gia Ngân hàng Thế giới đã sử dụng các chỉ số trên để xếp loại và đánh giá mức độ nợ nần của các quốc gia vay nợ như sau:
trầm trọng
Mức độ khó khăn
Mức độ bình thường
Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so với kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ≥ 200 165 – 200 ≤ 165
Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với kim ngạch
Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với kim ngạch
Tỷ lệ % nghĩa vụ trả lãi so với kim ngạch
Nguồn: worldbank.org
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
1 Tình hình phát triển chung (2006 – 2010)
Nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu thực hiện dưới 3 hình thức:
Nợ ODA: phần cho vay ưu đãi trong khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Vay thương mại qua các hợp đồng vay song phương hay đa phương
Phát hành trái phiếu quốc tế
Trong giai đoạn 2006 - 2010, số nợ Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh đã liên tục tăng, từ 15.64 tỷ USD (2006) lên 19.25 tỷ (2007) và 21.81 tỷ (2008) Đến cuối năm 2010
dư nợ là 32.5 tỷ USD
Trang 15Nguồn: Báo cáo tài chính số 7
Trong đó nợ của Chính phủ từ 14.6 tỷ USD (2006) đã tăng lên là 17.2 tỷ (2007), 18.9
tỷ (2008), và đến năm 2010 đã tăng đột biến lên là 27.86 tỷ USD, chiếm 85.7% tổng dư
nợ
Số nợ này khiến ngân sách nhà nước phải chi trả nợ trong năm 2010 lên tới 1.67 tỷ USD, trong đó chỉ trả hơn 1 tỷ USD nợ gốc, số còn lại là lãi và phí Trong khi ở năm
2006, ngân sách Nhà nước chỉ phải chi 0.7 tỷ USD trả nợ với 0.4 tỷ nợ gốc
Theo Báo cáo của Bộ tài chính, mức dư nợ này được dự kiến trả từ năm nay đến hết năm 2026, với mức trả hàng năm cao nhất lên tới gần 2.4 tỷ USD (cả gốc lẫn lãi, phí) và năm thấp nhất gần 1 tỷ USD Dự kiến đến năm 2015, ngân sách Nhà nước phải trả nợ khoảng 1.5 tỷ USD, trong đó hơn 1 tỷ là nợ gốc Và đến năm 2020, ngân sách phải chi gần 2.4 tỷ USD để trả nợ, trong đó nợ gốc khoảng 2.1 tỷ
Trang 16Nguồn: Báo cáo tài chính số 7
2 Cơ cấu nợ
2.1 Phân theo loại tiền
Việt Nam hiện có vay nợ từ 25 quốc gia, 8 tổ chức quốc tế và các chủ nợ tư nhân Trong đo, vay bằng đồng Yên chiếm tỉ trọng nhiều nhất là 38.83%, quyền vay đặc biệt SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên thuộc quỹ tiền tệ quốc tế IMF) chiếm 27.06%, vay theo đồng USD chiếm 22.16%, vay bằng đồng Euro chiếm 9.18% và vay bằng các đồng tiền khác chiếm 2.76%
Trang 17Nguồn: Báo cáo tài chính số 7
Biểu đồ cho thấy cơ cấu đồng tiền trong tổng dư nợ nước ngoài của chính phủ rất đa dạng Điều này cho phép giảm rủi ro tỷ giá, giảm áp lực trả nợ nước ngoài của chính phủ
2.2 Phân theo chủ nợ