CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Lý luận chung về vốn
Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại, nó có thể tồn tại dưới dạng vật chất hữu hình hoặc vốn tài chính Vốn là toàn bộ những yếu tố cần thiết để hình thành quy trình sản xuất kinh doanh
Theo nghĩa hẹp: Vốn là tiềm lực về tài chính mà mỗi cá nhân, tổ chức kinh tế tạo lập được nhằm đầu tư và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo nghĩa rộng: Vốn là toàn bộ các nguồn lực về tài chính, chất xám, nguồn nhân lực và bao gồm cả mối quan hệ mà một cá nhân hoặc tổ chức kinh tế tạo lập được Những biểu hiện dễ thấy của vốn là ở dạng vật chất (như công cụ, phương tiện sản xuất, nhà xưởng, ) Việc thừa nhận những tài sản vật chất này để quy đổi thành vốn rất quan trọng “Ở các nước đang phát triển người dân nghèo sở hữu khoảng 9 nghìn tỷ USD tài sản một cách không chính thức, chủ yếu dưới dạng nhà cửa Con số này vượt xa tất cả các khoản viện trợ quốc tế cho các nước đang phát triển Nhưng điều quan trọng là các tài sản này của họ không được công nhận ở đâu cả, và họ không thể sử dụng chúng để vay mượn” De Soto lập luận rằng:”Cải cách hệ thống luật pháp sẽ giải phóng “nguồn vốn chết” đó, biến chúng thành động cơ tăng trưởng, như vốn ở các nước giàu có” (Theo “sự bí ẩn của vốn” 2001 – tác giả: Hernando de Soto – biên dịch: Phạm Quang Diệu)
Và từ thập niên 1960, các nhà kinh tế học bắt đầu chú ý đến những dạng phi vật chất của vốn (như vốn hiểu biết, tài sản trí tuệ, vốn xã hội, vốn cá nhân )
Các quốc gia phát triển trên thế giới đã khẳng định một bài học rằng: tập trung và tích tụ nguồn vốn, đặc biệt là vốn trong nước có một vai trò đặc biệt lớn lao trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước
Công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích lũy qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý Việc tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế Tăng năng suất lao động xã hội là con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước
1.1.2 Vai trò của vốn đối với nền kinh tế
Vốn có vai trò quyết định trong việc tạo ra mọi của cải vật chất và phát triển xã hội, làm cho đời sống của nhân dân được nâng cao Chính vì vậy, vốn là vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao nguồn lực về con người
Từ đó, vốn tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của đất nước, thay đổi nền kinh tế đi theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, làm cho nền kinh tế phát triển và tăng trưởng Muốn nâng cao chất lượng dân trí, đào tạo giáo dục tốt cũng cần phải có vốn để đầu tư, cũng như thúc đẩy khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng cơ sở hạ tầng Chính vì vậy, chúng ta có thể rút ra được kết luận: việc tích tụ và tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế và trong Ngân hàng là điều kiện cần nhất cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc này diễn ra nhanh hay chậm là do nguồn lực về vốn quyết định.
Vốn của các NHTM
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM và quyết định sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng
1.2.2 Cơ cấu vốn của NHTM
1.2.2.1 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng
Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngân hàng
- Vốn điều lệ: Là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định
Quỹ dự trữ: Nhằm để bổ sung vốn điều lệ
Quỹ dự phòng rủi ro: Để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm bảo vệ vốn điều lệ…
Quỹ phúc lợi, khen thưởng
Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các Ngân hàng, trong tổng nguồn vốn của NH, ngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn vốn huy động Như vậy nguồn vốn huy động của các NHTM chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng nguồn vốn Vì vậy các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này
Ký thác (hay còn gọi là tiền gửi) là tiền mà NH nhận được của KH, bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào thời điểm mà người gửi yêu cầu Ngày nay người gửi có nhiều hình thức ký thác và có thể làm cho tài sản bằng tiền sản sinh ra lãi theo các dự đoán của mình
Phát hành chứng từ Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao và tính ổn định cũng khá cao, không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào, muốn rút vốn chỉ có thể bán lại nó trên thị trường thông qua nghiệp vụ chiết khấu Do vậy, nguồn vốn này chủ yếu là dùng vào đầu tư trung và dài hạn
Khi các NHTM có nhu cầu cấp bách về vốn thì người cứu giúp sẽ là Ngân hàng Trung Ương Hình thức vay chủ yếu là tái chiết khấu - tái cấp vốn Các NHTM sẽ mang các trái phiếu mà mình đã chiết khấu lên NHTW để tái chiết khấu.Thông thường NHTW chỉ cho tái chiết khấu những trái phiếu có chất lượng, thời hạn ngắn và phù hợp với mục tiêu của Nhà nước trong từng thời kì
- Vay từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác Đây là khoản vay mượn lẫn nhau giữa ngân hàng với ngân hàng hay giữa ngân hàng với các Tổ chức tín dụng với nhau Hình thức vay này rất đơn giản , ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý Các khoản vay có thể không cần thế chấp hoặc thế chấp bằng các chứng khoán của kho bạc Các khoản vay này thông thường có thời hạn ngắn chủ yếu chỉ để giải quyết nhu cầu tức thời
- Vay trên thị trường vốn
Các ngân hàng có thể phát hành nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn để huy động vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn và các nhu cầu đầu tư khác Những NH lớn có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ có khả năng vay được nhiều hơn các ngân hàng nhỏ Các ngân hàng nhỏ thường vay gián tiếp thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được sự bảo lãnh của ngân hàng đầu tư Khả năng vay mượn này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triểncủa thị trường tài chính, các hình thức phát hành, chuyển đổi, thời hạn của công cụ nợ…
NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác, qua đó làm tăng nguồn vốn của ngân hàng như: ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân,thu hộ…
Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt như : L/C, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu hay NH có đầu mối trong đồng tài trợ cũng giúp NH tăng nguồn vốn của mình
Gồm các khoản phải nộp, phải trả như : thuế chưa nộp, lương chưa trả…
Hoạt động huy động vốn của các NHTMCP
Vốn của các NHTM được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn tự có (vốn chủ sở hữu), vốn huy động và các loại vốn khác Cũng tương tự mọi hoạt động kinh tế khác, NH muốn hoạt động được trước tiên phải có vốn Nhưng NH là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, chuyên kinh doanh tiền tệ Do đó nhu cầu về vốn của NHTM là rất lớn và việc huy động vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh
1.3.2 Các hình thức huy động vốn
Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm dưới 2 hình thức: có kỳ hạn và không kỳ hạn
Trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: có nhiều hình thức
- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ
- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng tháng
- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng quý
- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi trả trước
Phát hành giấy tờ có giá
- Chứng chỉ tiền gửi (CDs)
Huy động vốn qua các khoản đi vay
- Vay NHTW - Vay các tổ chức tín dụng khác
1.3.3 Vai trò của huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Việc huy động vốn của NHTM có một ý nghĩa rất lớn đối với các cá nhân, dân cư, tổ chức kinh tế, đối với nền kinh tế và đối với bản thân NH
1.3.3.1 Đối với các cá nhân dân cư và tổ chức kinh tế Đáp ứng được nhu cầu bảo quản an toàn tài sản, tích luỹ những món tiền nhỏ lẻ thành một món tiền lớn thoả mãn một số nhu cầu sản xuất kinh doanh Ngoài ra, việc gửi tiền vào NH sẽ được hưởng một khoản lợi tức
1.3.3.2 Đối với nền kinh tế
Việc huy động vốn sẽ tích tụ, tập trung vốn từ nhiều nguồn nhỏ lẻ, nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn nhanh chóng Ngoài ra việc huy động vốn sẽ kiểm soát được khối lượng tiền gửi vào NH góp phần ổn định tiền tệ
1.3.3.3 Đối với bản thân NHTM và hệ thống Ngân hàng
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn huy động này chủ yếu được sử dụng để cho vay mà hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận lớn nhất cho NH Điều đó chứng tỏ, nguồn vốn huy động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng NHTM, đồng thời, nếu quy mô của nguồn vốn huy động của NHTM lớn, sẽ tạo điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của NH, tăng khả năng cạnh tranh cho NH
Vì vậy, tăng cường huy động vốn có một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của các NH hiện nay
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn
Lãi suất Đối với những khách hàng gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi suất thì đây luôn là mối quan tâm lớn nhất của họ Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suất
NH công bố, họ sẽ lựa chon việc gửi tiền vào Ngân hàng như một kênh đầu tư hợp lý Ngược lại, nếu lãi suất thấp, họ sẽ dùng khoản tiền đó vào mục đích khác, gửi tiền vào NH khác có mức lãi suất huy động cao hơn hoặc đầu tư vào một lĩnh vực nào đó mà họ nghĩ có lời hơn Do đó, Ngân hàng phải xây dựng chính sách lãi suất hợp lý mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo huy động được nguồn vốn cần thiết, vừa đảm bảo kinh doanh có lời
Chất lƣợng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Chất lượng sản phẩm mang tính vô hình, được đánh giá thông qua rất nhiều tiêu chí như: tính hợp lí, hiệu quả, mức đáp ứng nhu cầu KH cùng với những lợi thế về phía NH Tiện ích là những lợi ích và sự thuận tiện khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH Chất lượng sản phẩm dịch vụ càng cao, càng gia tăng mức độ hài lòng của
KH Từ đó, NH sẽ thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi cũng như thu hút được nhiều lợi nhuận từ sản phẩm dịch vụ khác Bên cạnh đó, các tiện ích đi kèm cũng làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ đối với KH, nâng cao tính cạnh tranh của NH so với các NH khác
Thời gian giao dịch của NH càng nhiều, số lượng KH đến giao dịch càng đông và nhờ đó, khối lượng nguồn vốn tiền gửi NH huy động được càng lớn
Chính sách khách hàng bao gồm các chương trình và giải pháp được ngân hàng xây dựng và áp dụng nhằm khuyến khích, thu hút KH sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH Các chương trình này có thể là những chương trình khuyến mãi, tặng quà, quay số trúng thưởng hoặc cung cấp cho KH những tiện ích hấp dẫn,…
Nếu NH áp dụng chính sách tốt và hiệu quả đối với KH, NH sẽ thu hút được một lượng KH lớn đến giao dịch, sử dụng các sản phẩm dịch vụ và gửi tiền tại NH
Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của NH trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Một NH có năng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo được sự tin tưởng từ KH và nhà đầu tư Ngược lại, tình hình tài chính của một NH có vấn đề sẽ gây khó khăn cho phát triển hoạt động kinh doanh cũng như gây mất lòng tin đối với nhà đầu tư và khách hàng
Uy tín của một NH là một khái niệm mang tính định tính và không cố định, được đánh giá thông qua quá trình hoạt động lâu dài của NH cùng với những thành quả mà NH đạt được Uy tín của NH không phải là yếu tố vững bền, rất cần sự nỗ lực không ngừng để giữ gìn và phát huy Một NH có uy tín tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đặt mối quan hệ bền vững và thu hút vốn từ KH
Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động
Việc phân bổ mạng lưới hoạt động là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NH Nếu NH chưa có mạng lưới hoạt động rộng khắp, chưa mở CN hoặc phòng giao dịch ở những địa bàn vốn đã tồn tại hoạt động của các NH khác, NH sẽ bị giảm tính cạnh tranh đối với công tác huy động vốn ở các địa bàn này Cơ sở vật chất cũng góp phần tạo dựng hình ảnh của NH trong mắt
KH Một NH có cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp KH yên tâm hơn khi đi gửi tiền
Đội ngũ nhân sự của Ngân hàng
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTMCP SÀI GÕN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) – CHI NHÁNH CỦ CHI
Giới thiệu khái quát về NHTMCP Sacombank – Chi nhánh Củ Chi
Sacombank Chi nhánh Củ Chi trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank, một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1991 Trong suốt chặng đường từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Sacombank đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều thành công đáng trân trọng Mục tiêu phát triển của Sacombank trong thời gian tới là phấn đấu trở thành Ngân hàngbán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Củ Chi được thành lập vào ngày 11/03/2006, tọa lạc tại số 345 Quốc lộ 22, ấp Thượng, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Trước đây Chi nhánh Củ Chi là Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động từ năm 1996 Qua nhiều năm hoạt động tích cực, Phòng giao dịch Củ Chi đã đạt được nhiều thành quả và tạo được chỗ đứng vững chắc trong mạng lưới hoạt động của Sacombank Đến năm 2006, Phòng giao dịch Củ Chi đã trở thành Chi nhánh cấp 4 thuộc tập đoàn Sacombank, điều này chứng tỏ Chi nhánh Củ Chi đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đang trên đà phát triển ngày càng vững chắc hơn Cụ thể là Chi nhánh Củ Chi đã thành lập được 3 Phòng giao dịch: An Nhơn Tây, Tân Quy và Tây Bắc Củ Chi Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển cũng như chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn trên địa bàn toàn huyện
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NH Sacombank Chi nhánh Củ Chi
Phòng Kiểm soát rủi ro : gồm 2 bộ phận là: quản lý tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động
- Bộ phận quản lý tín dụng: Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân; hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng; quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ,… của khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp
- Bộ phận quản lý rủi ro hoạt động: Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch Hướng dẫn hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc
Phòng kinh doanh : gồm 4 bộ phận là doanh nghiệp, cá nhân, thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ
- Bộ phận cá nhân và bộ phận doanh nghiệp: Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp; triển khai tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập tờ trình cho vay, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo đúng quy trình, quy định
SOÁT RỦI RO của ngân hàng; thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần và tạo uy tín, thương hiệu cho ngân hàng
- Bộ phận thanh toán quốc tế: Xử lý các hồ sơ và giao dịch liên quan đến thanh toán, chuyển khoản,…
- Bộ phận kinh doanh tiền tệ: Lập hồ sơ, chốt giá, mua bán các loại ngoại tệ…
Phòng kế toán và quỹ: gồm 4 bộ phận: xử lý giao dịch, ngân quỹ, kế toán, hành chính nhân sự và công nghệ thông tin
- Bộ phận xử lý giao dịch:
Thực hiện và kiểm soát các giao dịch tại quầy với khách hàng
Hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát các hoạt động thanh toán trong nội bộ toàn Chi nhánh, giữa Chi nhánh đối với các đơn vị khác trong hệ thống và ngoài hệ thống
- Bộ phận ngân quỹ: Hỗ trợ bộ phận xử lý giao dịch thực hiện thu chi tiền mặt nằm ngoài hạn mức thu chi của họ
Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hằng ngày, tháng, quý, năm của các đơn vị trực thuộc
Chịu trách nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán tại Chi nhánh do đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện, đề xuất biện pháp xử lý trong các trường hợp sai sót
Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định
Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, hàng năm của toàn Chi nhánh do phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc xây dựng
Lập kế hoạch tài chính, theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo định kỳ của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Thực hiện các báo cáo số liệu hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu,…
- Bộ phận hành chánh, nhân sự và công nghệ thông tin:
Soạn thảo, phân phối và theo dõi việc xử lý văn thư của đơn vị nhằm đảm bảo văn thư luân chuyển và lưu trữ đúng quy định/
Tổng hợp nhu cầu mua sắm, phân phối, quản lý vật dụng văn phòng phẩm, ấn chỉ toàn Chi nhánh, theo dõi thực hiện chi phí hành chính nhằm để đảm bảo cung cấp các phục vụ hành chính và công tác quản lý toàn đơn vị,… Chấm công, hỗ trợ công tác chi trả lương và các chế độ cho nhân viên Chi nhánh nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhân sự của Chi nhánh
2.1.3 Một số hoạt động huy động vốn của NHTMCP Sacombank – CN Củ Chi
Hoạt động huy động vốn của Sacombank CN Củ Chi phần lớn tập trung ở các hình thức sau đây: Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm với 2 hình thức là có kỳ hạn và không kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu) và huy động vốn qua các khoản đi vay Trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có nhiều hình thức là: Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ, tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng tháng, tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng quý, tiền gửi tiết kiệm nhận lãi trả trước, đây chính là những hình thức chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động huy động vốn của CN Củ Chi
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sacombank – Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2011 - 2013
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Củ Chi trong 3 năm vừa qua khá hiệu quả, lợi nhuận luôn tăng trưởng qua các năm và chưa có năm nào bị thua lỗ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Sacombank – CN Củ Chi
(Đơn vị tính: tỷ đồng, triệu đồng)
Tổng huy động (tỷ đồng) 1,135 1,120 1,324
Tổng cho vay (tỷ đồng) 466 462 540
Nợ quá hạn (triệu đồng) 3,797 6,890 19,520
Nợ xấu (triệu đồng) 3,534 5,460 19,000 Tổng thu hoạt động (triệu đồng) 47,400 60,000 62,000
Tổng chi hoạt động 17,650 22,750 23,600 Lợi nhuận trước thuế TNDN 29,520 37,240 37,870
(Nguồn: Phòng Kế toán – Sacombank Củ Chi)
Tổng thu nhập của Sacombank CN Củ Chi năm 2011 là 47.000 triệu VND Trong khi tổng chi phí phát sinh trong hoạt động chỉ đạt 17.650 Điều này làm cho LNTT TNDN của Ngân hàng đạt 29.520 triệu VND
Năm 2012, tổng thu nhập của Sacombank CN Củ Chi gia tăng đáng kể, đạt 60.000 triệu VND, tăng 12.600 triệu VND, tương đương 26,58% so với năm 2011 Chi phí hoạt động của ngân hàng đạt 22.750 triệu VND, tăng 5.100 triệu VND so với năm 2011 Từ đó, LNTT TNDN của ngân hàng cũng tăng theo, lên đến 37.240 triệu VND, tăng 7.720 triệu VND, tương đương 26,15% so với năm 2011 Điều này cho thấy, dù tình hình kinh tế năm 2012 có khó khăn nhưng tình hình hoạt động của NH vẫn khá tốt vì những chính sách hiệu quả từ Ban lãnh đạo của NH Năm 2013, tổng thu nhập của Sacombank CN Củ Chi tăng đến 62.000 triệu VND, tăng 2.000 triệu VND so với năm 2012 Chi phí hoạt động của NH cũng tăng nhẹ đạt 23.600 triệu VND, tăng 850 triệu VND, tương đương 3,74% so với năm 2012
Dẫn đến LNTT TNDN năm 2013 cũng tăng lên đến 37.870 triệu VND, tăng 630 triệu VND, tương đương 1,69% so với năm 2012 Năm 2013 nền kinh tế vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng các doanh nghiệp khác đều lâm vào khó khăn nhưng Sacombank CN Củ Chi vẫn hoạt động có lợi nhuận tuy lợi nhuận gia tăng không nhiều nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh vẫn rất khả quan.
Thực trạng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
2.2.1 Quy trình huy động vốn
Sơ đồ 2.2: Quy trình huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2011-2013
Bước 1: Tư vấn sản phẩm và mở tài khoản
Chuyên viên tư vấn sẽ tư vấn cho KH về các sản phẩm tiền gửi, nếu KH đồng ý thì điền đầy đủ thông tin để mở tài khoản
Tƣ vấn sản phẩm và mở tài khoản sổ
KH kiểm tra thông tin và ký tên
Giao thẻ cho KH Nhận tiền gửi tiết kiệm
Bước 2: Nhận tiền gửi tiết kiệm
Nhận bằng tiền mặt: KH điền đẩy đủ thông tin vào bảng kê nộp tiền và ký tên Sau đó giao cho GDV để kiểm tra thông tin có sẵn trong hệ thống, GDV nhận tiền và kiểm đếm bằng tay và bằng máy
Nhận tiền bằng chuyển khoản: GDV hướng dẫn KH lập ủy nhiệm chi và thực hiện nhận tiền bằng chuyển khoản theo quy định
Bước 3: Hạch toán giao dịch
Thực hiện hạch toán giao dịch vào chương trình T24 để tạo sổ cho KH
Bước 4: Khách hàng kiểm tra thông tin và ký tên
In thông tin bảng kê tiền cho KH kiểm tra và ký tên, sau đó trả lại cho GDV
Bước 5, 6: Phát hành sổ và kiểm soát phê duyệt
Người kiểm soát có trách nhiệm kiểm soát và phê duyệt khi phát hành sổ Kiểm soát viên phải ký tên trên sổ và đóng mộc của NH Sacombank, sau đó chuyển toàn bộ giấy tờ lại cho GDV
Bước 7: Giao thẻ cho khách hàng
GDV giao sổ tiết kiệm và trả giấy tờ tùy thân cho KH KH kiểm tra thông tin in trên sổ và nhận lại giấy tờ
2.2.2 Lãi suất huy động vốn: Áp dụng từ 7h30 ngày 27/03/2014
Tiền gửi/ Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiền gửi đa năng:
Bảng 2.2: Lãi suất tiền gửi/ Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiền gửi đa năng
Lãi cuối kỳ Lãi hàng quý
Lãi trả trước Lãi cuối kỳ Lãi cuối kỳ
(Nguồn: Phòng Kế toán – Sacombank Chi nhánh Củ Chi)
Lãi suất dành cho kỳ hạn gửi 1 tháng:
(Đơn vị tính: triệu đồng, %/năm)
Lãi hàng tháng Lãi trả trước
(Nguồn: Phòng Kế toán – Sacombank Chi nhánh Củ Chi)
Lãi suất bậc thang áp dụng cho kỳ hạn gửi 1 tháng:
Số dư bình quân (A) Biên độ cộng thêm
500 triệu