2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
2.2.7.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
- Mạng lưới phòng giao dịch của Sacombank tại Củ Chi vẫn chưa rộng khắp, đa phần tập trung tại những nơi đông dân cư. Điều này làm NH không khai thác hết mức có thể nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
- Trình độ nhân viên chưa chun mơn hố tồn diện, một số nhân viên mới tuy có nhiệt tình, đam mê với cơng việc nhưng cịn thiếu kinh nghiệm thực tế và còn hạn chế trong kỹ năng, nên đôi khi làm cho KH mất nhiều thời gian. Đôi lúc những công việc của cuối ngày hôm nay nhân viên chưa giải quyết hết dẫn đến đầu ngày hơm sau phải hồn tất, điều này làm mất thời gian và năng suất giao dịch của nhân viên.
- Cơng nghệ thơng tin cịn thiếu nhân sự để khắc phục những sự cố bất thường nên những sự cố khơng được giải quyết nhanh chóng, làm thời gian giao dịch bị kéo dài, ứ đọng dẫn đến KH than phiền. Điều này dẫn tới việc một số KH khó tính đã rời bỏ NH, làm mất đi nguồn vốn huy động của NH.
Nguyên nhân khách quan
Song song với những mặt tồn tại ngay bên trong nội bộ NH, những hạn chế của Sacombank CN Củ Chi cũng do một phần các yếu tố bên ngoài tác động:
- Hàng loạt NH khác mọc lên trên địa bàn gây nên sự cạnh tranh, thị phần vốn có của NH có thể bị đối thủ lấy đi và việc tìm nguồn vốn có chi phí thấp sẽ khơng hề dễ dàng trong hồn cảnh cạnh tranh gay gắt như vậy. Người dân vẫn còn thói quen chọn những NH có vốn cổ phần của Nhà nước, vì họ nghĩ rằng sự lựa chọn này mang lại rủi ro thấp hơn. Chính điều này đã dẫn đến sự khó khăn trong việc tìm kiếm KH mới.
- Chính sách giảm trần lãi suất trong giai đoạn này của Ngân hàng Nhà nước đã khiến việc gửi tiết kiệm không cịn hấp dẫn, nhiều KH sẽ có hướng sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào việc khác mà họ nghĩ mang lại lợi nhuận cao hơn. Điều này gây ra khơng ít khó khăn cho NH trong việc thuyết phục KH mới gửi tiền vào NH và giữ chân lượng KH cũ.
- Ngoài ra, Củ Chi là một huyện vùng ven, điều kiện kinh tế vẫn chưa phát triển cao, thu nhập của người dân nhìn chung cịn thấp nên chưa có tích luỹ nhiều, gây trở ngại cho NH trong việc huy động vốn tiền gửi KH cá nhân.
- Đồng thời, thói quen sử dụng tiền mặt trong việc thanh tốn cịn chưa phổ biến, trình độ hiểu biết về hoạt động giao dịch tại ngân hàng cịn ít. Điều này cũng gây nên khơng ít trở ngại cho việc huy động vốn tiền gửi của NH. Thêm vào đó, tâm lý “ngại” đến NH của một số người dân cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc huy động vốn tiền gửi.
- Người nước ngoài sinh sống ở khu vực này cịn khá ít nên lượng vốn huy động bằng ngoại tệ không nhiều, các hoạt động giao dịch liên quan đến ngoại tệ cũng vì thế mà chưa phổ biến.
TĨM TẮT CHƢƠNG 2
Chương này đã giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank CN Củ Chi, sơ đồ tổ chức cũng như một số hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2011 – 2013. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong phần 1 này cho thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, CN Củ Chi hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận ln tăng trưởng qua các năm và chưa có năm nào bị thua lỗ.
Phần 2 của chương nêu lên thực trạng huy động vốn tiền gửi KH cá nhân tại CN Củ Chi trong giai đoạn 2011 – 2013. Mục 1 giới thiệu quy trình huy động vốn gồm 7 bước là: tư vấn sản phẩm và mở tài khoản sổ, nhận tiền gửi tiết kiệm, hạch toán giao dịch, KH kiểm tra thông tin và ký tên, phát hành sổ, kiểm soát phê duyệt và giao thẻ cho KH. Mục 2 giới thiệu các bảng lãi suất huy động vốn cho từng sản phẩm cụ thể tại Sacombank CN Củ Chi.
Mục 3 trong phần 2 này nêu lên quy mô vốn huy động tại Sacombank CN Củ Chi. Trong 3 năm qua, tổng lượng vốn huy động của CN đóng góp vào kết quả huy động vốn chung có sự biến động mạnh, nhưng nhìn chung, tỷ trọng đóng góp này vẫn cịn khá nhỏ so với toàn hệ thống. Ở mục tiếp theo cho biết tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi giai đoạn 2011 – 2013. Trong 3 năm qua, mặc dù tình hình kinh tế vẫn chưa được thuận lợi nhưng Sacombank CN Củ Chi đã có nhiều bước tiến tốt đẹp, đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Trong 2 quý II và IV năm 2011, Củ Chi vinh dự là đơn vị dẫn đầu Sacombank khu vực thành phố Hồ Chí Minh, điều này là kết quả cho sự nỗ lực khơng ngừng của tồn thể cán bộ nhân viên của CN. Mục 5 trong phần 2 này giới thiệu cơ cấu tiền gửi tại CN Củ Chi giai đoạn 2011 – 2013. Nếu phân theo thời hạn gửi tiền, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (hơn 79% qua các năm). Nếu phân theo loại tiền tệ, trong 3 năm qua, lượng vốn huy động tuy có biến động nhưng nội tệ vẫn chiếm phần lớn. Lượng vốn huy động bằng VND chiếm hầu như trên 80% tổng lượng vốn huy động toàn chi nhánh. Phần tiếp theo của chương 2 thể hiện sự cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm cho thấy tình hình sử dụng vốn của NH tương đối thấp, tuy có tăng giảm
nhưng chênh lệch là rất nhỏ. NH cần chú trọng vào cơng tác cho vay của mình hơn nữa để đem lại lợi nhuận cao.
Phần cuối của chương đã đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi KH cá nhân tại Sacombank CN Củ Chi trong 3 năm qua. Các ưu điểm nổi trội là: tổng nguồn huy động tiền gửi có xu hướng gia tăng qua các năm; trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng tiền gửi KH cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, đa phần bằng VNĐ, điều này minh chứng Sacombank CN Củ Chi đã tạo được sự tin tưởng trong lòng dân chúng. Ngồi các ưu điểm, trong phần cuối này cịn nêu lên các hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan của chúng. Các hạn chế cần khắc phục là: nguồn huy động tiền gửi KH cá nhân tuy có tăng nhưng tăng cịn khá chậm; trình độ và năng lực của nhân viên còn chưa đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển; cơng nghệ được hiện đại hóa nhưng đơi khi vẫn cịn các sự cố kỹ thuật và chưa có sự cân đối hợp lý giữa nguồn vốn huy động và cho vay.
Những nội dung về thực trạng trong chương 2 là cơ sở để đưa ra những giải pháp, kiến nghị trong chương cuối cùng.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH CỦ CHI