2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
2.2.5.1 Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn gửi tiền giai đoạn 2011-2013
Tiền gửi huy động được từ NH phân theo thời hạn gửi tiền được chia làm hai loại là tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn. Đối với tiền gửi có kỳ hạn, KH sẽ được hưởng lãi suất cao hơn tiền gửi khơng kỳ hạn nhưng có một hạn chế là KH phải rút tiền đúng hạn mà khơng được rút sớm hơn. Chính vì lãi suất của loại tiền gửi này cao nên lượng vốn huy động của NH đều tập trung chủ yếu ở loại tiền gửi có kỳ hạn này. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, KH sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn so với tiền gửi có kỳ hạn, nhưng bù lại KH có thể rút tiền bất kỳ lúc nào mà mình mong muốn. KH sử dụng loại tiền gửi này với mục đích chính là thanh tốn và nhận tiền từ nước ngồi chuyển về. Chính vì lãi suất thấp nên loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của NH. Sau đây là tình hình huy động vốn qua tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn tại NH Sacombank CN Củ Chi giai đoạn 2011-2013.
Bảng 2.9: Lượng vốn huy động phân theo thời hạn gửi tiền tại NHTMCP Sacombank CN Củ Chi giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị tính: triệu đồng, %) Năm 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Không kỳ hạn 236.605 121.000 185.000 -115.605 -48,8 64.000 52,89 Có kỳ hạn 899.535 999.000 1.139.000 99.465 11,06 140.000 14,01 Tổng 1.136.140 1.120.000 1.324.000 -16.140 -1,42 204.000 18,21
20.83% 79.17% Năm 2011 Khơng kỳ hạn Có kỳ hạn 11% 89% Năm 2012 Khơng kỳ hạn Có kỳ hạn 13.97% 86.03% Năm 2013 Khơng kỳ hạn Có kỳ hạn Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng huy động vốn của Sacombank CN Củ Chi giữa tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2013
Năm 2011, lượng vốn huy động từ các loại tiền gửi tại NH Sacombank CN Củ Chi khá cao lên đến 1.136.000 triệu VND. Cụ thể nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn đạt 236.605 triệu đồng, chiếm 20,83% trong tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đã đạt 899.535 triệu VND, chiếm 79,17% tổng nguồn vốn huy động toàn CN.
Đến năm 2012, tổng vốn huy động được nhìn chung có giảm nhẹ so với năm 2011, chỉ đạt 1.120.000 triệu VND; giảm 16.140 triệu VND so với năm 2011, tương đương với giảm 1,42%. Sự sụt giảm của tổng vốn huy động qua tiền gửi này chủ yếu là do sự sụt giảm của lượng vốn huy động bằng tiền gửi không kỳ hạn. Lượng vốn huy động bằng tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn 121.000 triệu đồng, giảm 115.605 triệu đồng, tương đương với 48,86% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 10,8% trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được trong năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do NHNN đã điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất điều hành. Nếu lãi suất bắt đầu leo thang từ tháng 05/2011, có thời điểm lãi suất
huy động VND lên đến 20%/năm thì đến tháng 03/2012, NHNN đã điều chỉnh giảm 5 lần đối với lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống còn 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng từ 5%/năm xuống cịn 2%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, từ 13%/năm xuống 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên; riêng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cho phép TCTD tự ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường áp dụng từ ngày 11/06/2012. Chính sách giảm lãi suất của NHNN đã tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường nhưng cũng làm cho các NH gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nhất là tiền gửi khơng kỳ hạn. KH khơng cịn mặn mà với việc gửi tiền không kỳ hạn tại ngân hàng mà chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn hoặc những kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Chính vì thế mà lượng tiền gửi có kỳ hạn năm 2012 vẫn tăng nhẹ so với năm 2011, cụ thể là năm 2012 lượng vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn là 999.000 triệu VND, tăng 99.465 triệu đồng, tương đương với 11,06% so với năm 2011 và chiếm 89,2% trong tổng vốn huy động toàn chi nhánh.
Đến năm 2013, tổng lượng vốn huy động được từ tiền gửi đã tăng mạnh trở lại, lên đến 1.324.000 triệu VND, tăng 204.000 triệu VND, tương đương với tăng 18,21% so với năm 2012. Lý do quan trọng là nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng khá èo uột, bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những kênh đầu tư mang lại thu nhập ổn định và “đỡ đau đầu” nhất. Lượng tiền gửi không kỳ hạn mà NH huy động tăng mạnh lên đến 185.000 triệu VND, tăng 64.000 triệu VND, tương đương 52,89% so với năm 2012 và chiếm 13,97% trong tổng vốn huy động tồn chi nhánh. Cịn tiền gửi có kỳ hạn lên đến 1.139.000 triệu VND, tăng 204.000 triệu VND, tương đương 18,21% so với năm 2012 và chiếm 86,03% trong tổng vốn huy động toàn chi nhánh.
2.2.5.2 Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền tệ giai đoạn 2011-2013
Trong ba năm qua, lượng vốn huy động qua tiền gửi của NH Sacombank Chi nhánh Củ Chi tuy biến động nhiều nhưng nội tệ vẫn chiếm phần lớn trong nguồn vốn huy động. Lượng vốn huy động bằng đồng VND chiếm hầu như trên 80% tổng lượng vốn huy động toàn chi nhánh. Điều này cho thấy tiền gửi bằng đồng ngoại tệ vẫn được người dân ưa chuộng nhất, không chỉ bởi lãi suất của nó thường cao hơn rất nhiều so với các loại ngoại tệ khác, mà cịn vì nó là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Chính vì thế, lượng tiền huy động bằng nội tệ biến động là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động của toàn bộ tiền huy động của chi nhánh. Sau đây là bảng số liệu tiền gửi của các loại tiền tệ khác nhau mà NH Sacombank CN Củ Chi đã huy động trong thời gian qua.
Bảng 2.10: Cơ cấu tiền gửi huy động phân theo loại tiền tại Sacombank CN Củ Chi giai đoạn 2011-2013
(ĐVT: triệu đồng, %) Loại tiền Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ VND 980.343 1.058.000 1.264.293 77.657 7,92 206.293 19,5 USD 77.797 50.337 56.888 -27.460 -35,3 6.551 0,13 EUR 2.274 21 19 -2.253 -99,08 -2 -9,52 AUD 68.164 10.120 - -58.044 -85,15 - - Khác 7.562 1.522 2.800 -6.040 -79,87 1.278 83,97 Tổng 1.136.140 1.120.000 1.324.000
86% 7% 0% 6% 1% Năm 2011 VND USD EUR AUD Khác 94% 5% 0% 1% 0% Năm 2012 VND USD EUR AUD Khác 95.49% 4.30% 0.0014% 0.00% 0.0021% Năm 2013 VND USD EUR AUD Khác
Năm 2011, tổng lượng vốn huy động đạt được 1.136.140 triệu VND. Trong đó, tổng lượng vốn huy động được bằng VND đạt 980.343 triệu VND chiếm khoảng 86,29% trong tổng lượng vốn huy động. Điều này cho thấy lượng vốn huy động bằng tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tổng lượng vốn NH huy động được. Tổng lượng vốn huy động bằng USD quy đổi ra VND đạt khoảng 77.797 triệu VND, chiếm 6,85% trên tổng lượng vốn NH huy động được năm 2011. Tổng lượng vốn huy động bằng EUR quy đổi ra VND đạt khoảng 2.274 triệu VND, chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 0,2% trên tổng lượng vốn NH huy động được năm 2011. Tổng lượng vốn huy động qua vàng cũng khá lớn, đạt 68.164 triệu VND, chiếm khoảng 6% tổng lượng vốn NH huy động được. Ngoài những loại tiền tệ mà NH huy động đã kể trên, NH còn huy động thêm các loại ngoại tệ khác như AUD, CAD, CHF, GBP, JPY, SGD,… Tổng vốn huy động được từ các loại ngoại tệ này quy đổi ra VND đạt 7.562 triệu VND, chiếm 0,66% trong tổng số tiền NH huy động được năm 2011.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tiền gửi huy động phân theo loại tiền tại Sacombank CN Củ Chi giai đoạn 2011 – 2013.
Năm 2012, tổng lượng vốn NH Sacombank CN Củ Chi huy động được đạt 1.120.000 triệu VND, giảm 16.140 triệu VND so với năm 2011. Trong đó, tổng lượng vốn huy động bằng VND vẫn chiếm đa số với tổng số tiền là 1.058.000 triệu VND, chiếm 94,46% tổng vốn huy động được trong toàn chi nhánh. Lượng vốn huy động bằng USD năm 2012 quy đổi ra VND chỉ đạt 50.337 triệu VND, chiếm 4,49% tổng vốn huy động của CN, giảm 27.460 triệu VND so với năm 2011. Lượng vốn huy động bằng EUR năm 2012 quy đổi ra VND chỉ đạt 21 triệu VND, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động của CN, giảm 2.253 triệu VND so với năm 2011. Lượng vốn huy động qua vàng năm 2012 chỉ đạt 10.120 triệu VND, chiếm 0,9% tổng vốn huy động của CN, giảm 58.044 triệu VND so với năm 2011. Lượng vốn huy đông được qua các loại ngoại tệ khác cũng giảm rất nhiều, chỉ đạt 1.522 triệu VND, giảm 6.040 triệu VND so với năm 2011 và chiếm 0,15% trong tổng vốn huy động của CN.
Năm 2013, tổng lượng vốn huy động đạt được 1.324.000 triệu VND. Trong đó, tổng lượng vốn huy động được bằng VND đạt 1.264.293 triệu VND chiếm khoảng 95,49% trong tổng lượng vốn huy động, tăng 206.293 triệu VND, tương đương tăng 19,5% so với năm 2012. Tổng lượng vốn huy động bằng USD quy đổi ra VND đạt khoảng 56.888 triệu VND, chiếm 4,3% trên tổng lượng vốn NH huy động được năm 2013, tăng 6.551 triệu VND, tương đương tăng 0,13% so với năm 2012. Tổng lượng vốn huy động bằng EUR quy đổi ra VND đạt khoảng 19 triệu VND, chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 0,0014% trên tổng lượng vốn NH huy động được năm 2013, giảm 2 triệu VND, tương đương giảm 9,52% so với năm 2012. Tổng vốn huy động được từ các loại ngoại tệ khác quy đổi ra VND đạt 2.800 triệu VND, chiếm 0,0021% trong tổng số tiền NH huy động được năm 2013, tăng 1.278 triệu VND, tương đương tăng 83,97% so với năm 2012.
Theo quy định của NHNN, ngày 25/11/2012 sẽ dừng huy động vàng trong dân chúng. Cộng thêm việc ngày 21/3/2013, NHNN có cơng văn yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo nội dung công văn này, NHNN yêu cầu các TCTD không được chuyển đổi vốn
huy động bằng vàng thành VND hoặc các hình thức bằng tiền khác cũng như không được sử dụng vàng để cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại TCTD khác. Chính vì những điều trên mà các NHTM khơng cịn huy động vàng, cũng như người dân không mặn mà gửi tiết kiệm vàng. NH Sacombank CN Củ Chi cũng không ngoại lệ, năm 2013 NH đã khơng cịn huy động vàng trong dân chúng nữa. Tuy vậy, tổng vốn huy động trong năm này vẫn tăng, chứng tỏ NH đã có nguồn huy động khác lớn hơn bù đắp lại khoản thiếu hụt đó, và nguồn bù đắp lớn nhất có lẽ là lượng vốn huy động được từ đồng VNĐ.
2.2.6 Cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay
Bảng 2.11: Tình hình sử dụng vốn của NH Sacombank CN Củ Chi giai đoạn 2011- 2013 (Đơn vị tính: triệu đồng, %) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dƣ nợ 465.651 462.000 540.000 -3.651 -0,78 78.000 16,88
Cho vay doanh
nghiệp 164.426 155.000 143.000 -9.426 -5,73 -12.000 -7,74 Cho vay cá nhân 301.225 307.000 397.000 5.775 1,92 90.000 29,3
Nợ quá hạn 3.797 6.890 19.520 3.093 81,46 12.630 183,31 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ 0,82 1,49 3,61 Tổng nguồn huy động vốn 1.136.140 1.120.000 1.324.000 -16.140 -1,42 204.000 18,2 Tổng dƣ nợ/ Nguồn vốn huy động(Lần) 0,409 0,413 0,408
(Nguồn: Phịng Kế Tốn và Quỹ– Sacombank Chi nhánh Củ Chi)
*Tổng dƣ nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp phân tích tỷ lệ cho vay của NH từ nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay q nhỏ đều khơng tốt vì nếu lớn thì khả năng huy động vốn của NH thấp và nếu nhỏ thì NH sử dụng vốn khơng hiệu quả.
Qua 3 năm ta thấy, tình hình sử dụng vốn của NH tương đối thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ.
Năm 2011, bình quân 0,409 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2012, bình qn 0,413 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2012, bình qn 0,408 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Các tỷ lệ này có phần tăng giảm qua các năm nhưng chênh lệch là rất nhỏ. Cho thấy NH chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu hơn để tăng hiệu quả sử dụng vốn huy động. NH huy động được nhiều nhưng cho vay lại chưa được một nửa số vốn huy động được. Ngoài các dịch vụ mà NH cung cấp để thu được phí thì lợi nhuận chính mà NH thu đượclà dựa trên chênh lệch lãi suất giữa hai hoạt động này. Vì thế, điều tất yếu đưa ra là NH nên chú trọng vào cơng tác cho vay của mình hơn nữa để đem lại lợi nhuận cao.