1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025

113 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2025
Tác giả Đỗ Thanh Nga
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Yến
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Đầu tư
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (27)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (27)
    • 1.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (12)
      • 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (28)
      • 1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (28)
    • 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài (12)
    • 1.6. Kết cấu của luận văn (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP (13)
    • 2.1. Những vấn đề chung về khu công nghiệp (13)
      • 2.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp (13)
      • 2.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp (13)
      • 2.1.3. Vai trò của khu công nghiệp (14)
    • 2.2. Những vấn đề chung về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp (14)
      • 2.2.1. Khái niệm về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư (14)
      • 2.2.2. Phân loại nguồn vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (15)
      • 2.2.3. Nội dung thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp (15)
      • 2.2.4. Vai trò của thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp (15)
    • 2.3. Yêu cầu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp (15)
      • 2.4.1. Điều kiện tự nhiên (15)
      • 2.4.2. Sự phát triển kinh tế- xã hội (16)
      • 2.4.3. Cơ chế chính sách (16)
      • 2.4.4. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (16)
    • 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ vào các (16)
      • 2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp 20 2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (0)
    • 2.6. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp của một số địa phương và bài học cho tỉnh Thái Bình (49)
      • 2.6.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương (0)
      • 2.6.2. Bài học kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình (0)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯVÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH THÁI BÌNH (17)
    • 3.1. Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (17)
    • 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình (18)
      • 3.2.1. Điều kiện tự nhiên (18)
      • 3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình (18)
      • 3.2.3. Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình (19)
      • 3.2.4. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình (19)
    • 3.3. Công tác quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp (19)
      • 3.3.1. Về quy hoạch phát triển khu công nghiệp (19)
      • 3.3.2. Công tác xúc tiến thu hút đầu tư (19)
      • 3.3.3. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư (19)
      • 3.3.4. Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và môi trường (20)
      • 3.3.5. Công tác quản lý doanh nghiệp, lao động (20)
      • 3.3.6. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp (20)
    • 3.4. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bìnhgiai đoạn 2016-2019 (20)
      • 3.4.1. Quy mô dự án thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (20)
      • 3.4.2. Quy mô vốn đầu tư thu hút vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (20)
      • 3.4.3. Thu hút vốn đầu tư theo lĩnh vực hoạt động (21)
      • 3.4.4. Thu hút vốn đầu tư theo nguồn vốn hình thành (21)
      • 3.4.5. Kết quả và hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (21)
    • 3.5. Đánh giá công tác thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình (22)
      • 3.5.1. Những thành tự đạt được trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình (0)
      • 3.5.2. Hạn chế trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (0)
      • 3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thu hút vốn đầu tư vào các (23)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025 (24)
    • 4.1. Phân tích, dự báo nhu cầu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2025 (94)
      • 4.1.1. Phân ti ́chvề nguồn lực và các yếu tố tác đô ̣ng thúc đẩy thu hút v ốn đầu tư vào các khu công nghiệp ta ̣i tỉnh Thái Bình (0)
      • 4.1.3. Tầm nhi ̀n và Đi ̣nh hướng ha ̣ tầng Kinh tế - Xã hội (97)
    • 4.2. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đến năm 2025 (102)
      • 4.2.1. Giải pháp về môi trường đầu tư (102)
      • 4.2.2. Giải pháp về hoạt động xúc tiến đầu tư (105)
      • 4.2.3. Giải pháp về công tác quản lý dự án sau đầu tư (105)
      • 4.2.4. Giải pháp nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp (106)
      • 4.2.5. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường (106)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Khu công nghiệp (KCN) là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp Quá trình xây dựng và thu hút đầu tư tại các KCN, KCX và các cụm công nghiệp (CCN) tại các địa phương trên cả nước trong những năm qua đã cho thấy những đóng góp quan trọng trong việc tăng tỷ trọng GDP, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động của các địa phương và trên cả nước

Kết quả thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Bình là năm 2019, tỉnh đã thu hút được 200 dự án với tỷ lệ lấp đầy KCN là 64,7% Tổng vốn đầu tư đăng ký là 81.214 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư đăng ký trong nước là 70.338 tỷ đồng, vốn đầu tư đăng ký nước ngoài là 10.876 tỷ đồng Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đăng ký là 68,4%

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các

KCN tỉnh Thái Bình còn nhiều hạn chế như: Hiệu quả sử du ̣ng đất thấp , tỷ lệ diện tích được lấp đầy các KCN tỉnh Thái Bình năm 2019 là 64,7%; chính sách mời gọi đầu tư chưa thu hút được nhiều dự án công nghê ̣ cao , các dự án quy mô còn vừa và nhỏ; hạn chế về tốc độ triển khai các dự án, tỷ lệ vốn thực hiện so với đăng ký năm

2019 là 68,4% còn chưa cao… Làm thế nào để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Bình trong thời gian tới là một vấn đề cần nghiên cứu

Vì vậy, việc học viên lựa chọn đề tài "Thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2025" là cần thiết.

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về KCN và hoạt động thu hút vốn đầu tư vào KCN

Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Bình từ năm

2016 đến năm 2019; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Bình đến năm 2025.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN tỉnh Thái Bình Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư KCN: từ năm

2016 đến năm 2019 và định hướng, giải pháp thu hút vốn đầu tư đến năm 2025.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ báo cáo thống kê của các cơ quan Nhà nước

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau

Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian: được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để phân tích sự biến động của vốn đầu tư, mức độ đầu tư theo lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng trong kỳ nghiên cứu về vốn đầu tư, dự án, lao động, …

Phương pháp tổng hợp và phân tích: sử dụng đồ thị, bảng biểu để mô tả số liệu; sử dụng phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu; tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Phương pháp so sánh: sử dụng các số liệu thu thập được so sánh thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp theo thời gian và không gian.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trần Thị Phương Mai (2017) đã đề cập đến thực trạng; kết quả thu hút FDI trong khu công nghiệp; chỉ ra một số hạn chế và đưa ra giải pháp tương ứng tăng cường thu hút FDI vào khu công nghiệp tại Hải Phòng

Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trần Văn Dũng, Trần Văn Quyết (2018) đã nêu lên thực trạng nguồn vốn đầu tư vào các KCN, từ đó đánh giá về hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các KCN, chỉ ra những điểm đạt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và đưa ra giải pháp

Bài viết của Nguyễn Quang Vinh, Vũ Văn Trường (2020) đã chỉ ra vai trò của của thu hút vốn đầu tư FDI vào KCN; nêu những tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI; thực trạng thu hút FDI tại các KCN tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu từ đó nêu lên những hạn chế còn tồn tại

Nghiên cứu của Trần Văn Hào (2004) đã đưa ra được một số vấn đề lý luận về: đầu tư và thu hút vốn đầu tư vào các KCN; đưa ra thực trạng thu hút vốn và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Bắc Ninh Đề tài của Đỗ Huy Hoàng (2015) đã phân tích và làm rõ các khái niệm liên quan đến thu hút vốn đầu tư và sự ảnh hưởng của vốn đến việc phát triển công nghiệp cũng như các KCN Bài viết còn đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Nguyên Đoàn Thị Minh Hải (2018) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về KCN và hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các KCN Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016; chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và tìm nguyên nhân; từ đó đề xuất giải pháp.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo… nội dung của luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp

Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Chương 4: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2025

CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP

Những vấn đề chung về khu công nghiệp

2.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp

Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”

2.1.2 Đặc điểm của khu công nghiệp

- KCN là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng

- Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãi riêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại, có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi

- Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là thu hút từ nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước

- Việc hình thành các KCN tạo nên sự liên kết với các cơ sở kinh tế trong nước, có tác dụng lan toả trước hết là khu vực xung quanh KCN

- Sản phẩm của các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN chủ yếu dành cho xuất khẩu, hướng ra thị trường thế giới

- Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế

- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại

- Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo các điều kiện bình đẳng

2.1.3 Vai trò của khu công nghiệp

- Việc ra đời các KCN đã thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước:

- Tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cũng như phương pháp quản lý hiện đại

- KCN là nơi tạo công ăn việc làm và phát triển kỹ năng lao động

- KCN là nơi cập nhật nhanh nhất chính sách mới

- KCN góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- KCN góp phần phát triển đô thị và nông thôn

- KCN là giải pháp hướng đến phát triển bền vững

- KCN là cầu nối hội nhập với thế giới

Những vấn đề chung về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp

2.2.1 Khái niệm về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư

- Khái niệm đầu tư: Theo khoản 5 điều 3 Luật Đầu tư năm 2014: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”

- Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2012, tr.88) đã cho rằng: “Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội”

- Khái niệm thu hút vốn đầu tư: Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế

2.2.2 Phân loại nguồn vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài

2.2.3 Nội dung thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Để thu hút vốn đầu tư vào các KCN thì ngoài các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có thì cần phải có các phương thức tác động giúp các nhà đầu tư thấy được những thuận lợi và yên tâm hơn vào nơi mình dự kiến đầu tư: công tác quy hoạch, ban hành các danh mục kêu gọi đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, ban hành cơ chế chính sách, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư

2.2.4 Vai trò của thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp

- Bổ sung nguồn vốn giúp cho các địa phương phát triển kinh tế và xã hội

- Giúp địa phương tiếp thu công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp

- Giúp cho địa phương có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất chung của toàn cầu

- Tạo được việc làm và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Yêu cầu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp

Để thu hút vốn đầu tư vào các KCN, các địa phương cần có chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế thích hợp hấp dẫn, linh hoạt; có hệ thống kết cầu hạ tầng vật chất ở mức độ đảm bảo thuận lợi cho việc xây dựng, hoạt động và phát triển của KCN Thủ tục hành chính đơn giản, phù hợp sẽ quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước mà còn của toàn bộ quy trình huy động, sử dụng vốn đầu tư

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một địa phương

- Quy mô dân số và nguồn nhân lực

2.4.2 Sự phát triển kinh tế- xã hội

Một địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng các các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; chất lượng các dịch vụ tốt, sẽ là một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư

2.4.3 Cơ chế chính sách Để thu hút vốn đầu tư, cần ban hành những cơ chế chính sách ưu đãi, phù hợp, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Cơ chế chính sách cần rõ ràng, minh bạch và tránh các thủ tục phiền hà, rắc rối gây trở ngại cho hoạt động đầu tư

2.4.4 Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ sẽ giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao.

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ vào các

2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp a.Số dự án đầu tư

DA(t − 1) × 100% b Tổng số vốn đầu tư

VĐT(t − 1) × 100% c Tổng số lao động

2.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp a Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ lấp đầy

 Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên (%)

 Tỷ lệ diện tích được lấp đầy

Tỷ lệ diện tích được lấp đầy (%) = CN

S đã cho thuê Tông S cúa KCN100% b Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với đăng kí

Tỷ lệ vốn thực hiện so với đăng kí (%) = Vốn th ực hiện

Vốn đăng ký x 100% c Tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng kí

Tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng kí (%) = Dự án th ực hiện

Dự án đăng ký x 100% d Vốn đầu tư bình quân của một dự án

Vốn đầu tư bình quân của dự án = Tổng số vốn đầu tư

2.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp của một số địa phương và bài học cho tỉnh Thái Bình

Từ những kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tư của một số địa phương lân cận, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình:

Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá hệ thống hạ tầng, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh dưới nhiều cách thức

Thứ hai, đẩy mạnh thu hút các dự án phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường

Thứ ba, tiếp tục cải cách hành chính, đơn giản hóa những thủ tục không đáng có cho doanh nghiệp, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”

Thứ tư, thường xuyên theo dõi, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trước và trong quá trình đầu tư

Thứ năm, chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong tổ chức, nhằm đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

3.1 Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện có 07 khu công nghiệp đã được thành lập (bao gồm cả KCN Tiền Hải thuộc KKT Thái Bình), với tổng diện tích quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyê ̣t là 1.431,13 ha gồm các KCN: KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Gia Lễ, KCN Cầu Nghìn, KCN Sông Trà, KCN Tiền Hải, KCN Thaco - Thái Bình

Nhìn chung các KCN đã được phân bố ở các địa điểm có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển (gần các trục đường giao thông chính), quy mô các KCN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ để không làm tăng đột biến về kế hoạch sử dụng đất đai

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư vào các KCN

3.2.1.2 Dân số và lực lượng lao động

Lực lượng lao động của tỉnh Thái Bình là lực lượng lao động trẻ, cần cù khéo léo, năng động, sáng tạo và khát khao kiến thức, mong muốn được tiếp cận với thiết bị tiên tiến và công nghệ hiện đại Nhờ vị trí thuận lợi, nơi có nhiều trường trung cấp và cơ sở dạy nghề nên tỉnh Thái Bình có điều kiện đào tạo và thu hút nguồn lao động

Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Bình phong phú; những khoáng sản có trữ lượng đáng kể đa phần tập trung ở một số huyện như Tiền Hải, Thái Thụy, Hưng Hà Với nguồn tài nguyên sẵn có tạo điều kiện cho tỉnh thu hút vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện…

3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình

Có thể nói, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, nếu trước đây công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp song đến nay, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP

Kết quả xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã thực hiện phù hợp với định hướng quy hoạch đề ra Tuy vậy, tỉnh cần có biện pháp tăng mạnh xuất khẩu hơn nữa Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có mặt hàng xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho tỉnh Giá trị xuất khẩu khiêm tốn hiện nay chưa tương xứng với quy mô nền kinh tế và tiềm năng của tỉnh

 Hệ thống công trình hạ tầng xã hội

Hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình đến nay đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

 Các lĩnh vực xã hội khác

Các lĩnh vực giáo dục, y tế và các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

3.2.3 Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư thu hút vào các KCN, UBND tỉnh Thái Bình cùng các Sở ban ngành khác của tỉnh đã không ngừng nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư để ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các dự án đầu tư vào các KCN

3.2.4 Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình

Các KCN có kết cấu hạ tầng kỹ thuật cơ bản hoàn chỉnh, được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông chính; nguồn điện, nguồn nước mặt cũng như nước ngầm đủ khả năng cung cấp cho các KCN

3.3 Công tác quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp

3.3.1 Về quy hoạch phát triển khu công nghiệp

Ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1486/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

3.3.2 Công tác xúc tiến thu hút đầu tư

Tỉnh đã có các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Nh ật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan,… Tiếp và làm việc với một số nhà đầu tư, tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư vào KKT và các KCN trên địa bàn tỉnh Phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng KCN cung cấp thông tin về các KCN trên địa bàn tỉnh gửi đến Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, đăng tải trên trang thông tin “Cổng thông tin điện tử Xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam” để phục vụ công tác xúc tiến đầu tư

3.3.3 Công tác giám sát, đánh giá đầu tư

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯVÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH THÁI BÌNH

Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện có 07 khu công nghiệp đã được thành lập (bao gồm cả KCN Tiền Hải thuộc KKT Thái Bình), với tổng diện tích quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyê ̣t là 1.431,13 ha gồm các KCN: KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Gia Lễ, KCN Cầu Nghìn, KCN Sông Trà, KCN Tiền Hải, KCN Thaco - Thái Bình

Nhìn chung các KCN đã được phân bố ở các địa điểm có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển (gần các trục đường giao thông chính), quy mô các KCN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ để không làm tăng đột biến về kế hoạch sử dụng đất đai.

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư vào các KCN

3.2.1.2 Dân số và lực lượng lao động

Lực lượng lao động của tỉnh Thái Bình là lực lượng lao động trẻ, cần cù khéo léo, năng động, sáng tạo và khát khao kiến thức, mong muốn được tiếp cận với thiết bị tiên tiến và công nghệ hiện đại Nhờ vị trí thuận lợi, nơi có nhiều trường trung cấp và cơ sở dạy nghề nên tỉnh Thái Bình có điều kiện đào tạo và thu hút nguồn lao động

Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Bình phong phú; những khoáng sản có trữ lượng đáng kể đa phần tập trung ở một số huyện như Tiền Hải, Thái Thụy, Hưng Hà Với nguồn tài nguyên sẵn có tạo điều kiện cho tỉnh thu hút vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện…

3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình

Có thể nói, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, nếu trước đây công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp song đến nay, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP

Kết quả xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã thực hiện phù hợp với định hướng quy hoạch đề ra Tuy vậy, tỉnh cần có biện pháp tăng mạnh xuất khẩu hơn nữa Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có mặt hàng xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho tỉnh Giá trị xuất khẩu khiêm tốn hiện nay chưa tương xứng với quy mô nền kinh tế và tiềm năng của tỉnh

 Hệ thống công trình hạ tầng xã hội

Hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình đến nay đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

 Các lĩnh vực xã hội khác

Các lĩnh vực giáo dục, y tế và các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

3.2.3 Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư thu hút vào các KCN, UBND tỉnh Thái Bình cùng các Sở ban ngành khác của tỉnh đã không ngừng nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư để ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các dự án đầu tư vào các KCN

3.2.4 Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình

Các KCN có kết cấu hạ tầng kỹ thuật cơ bản hoàn chỉnh, được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông chính; nguồn điện, nguồn nước mặt cũng như nước ngầm đủ khả năng cung cấp cho các KCN.

Công tác quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp

3.3.1 Về quy hoạch phát triển khu công nghiệp

Ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1486/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

3.3.2 Công tác xúc tiến thu hút đầu tư

Tỉnh đã có các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Nh ật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan,… Tiếp và làm việc với một số nhà đầu tư, tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư vào KKT và các KCN trên địa bàn tỉnh Phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng KCN cung cấp thông tin về các KCN trên địa bàn tỉnh gửi đến Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, đăng tải trên trang thông tin “Cổng thông tin điện tử Xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam” để phục vụ công tác xúc tiến đầu tư

3.3.3 Công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Nhìn chung, các dự án thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng mục tiêu đầu tư ghi trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

3.3.4.Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và môi trường

3.3.4.1 Công tác quản lý quy hoạch

Năm 2019, tỉnh đã cấp 16 giấy phép xây dựng và 01 giấy phép sửa chữa cải tạo công trình xây dựng cho doanh nghiệp, kiểm tra việc thực hiện Giấy phép xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng của 12 doanh nghiệp

3.3.4.2 Công tác quản lý môi trường

Tỉnh đã tiến hành hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ khu công nghiệp, các Công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

3.3.5 Công tác quản lý doanh nghiệp, lao động

Hàng năm, Ban đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ khu công nghiệp, các Công ty đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, các ngày nghỉ Lễ; chủ động phòng, chống thiên tai,

3.3.6 Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp Đến năm 2019, tỉnh đã tiến hành đầu tư xây dựng, chỉnh trang hạ tầng các KCN góp phần hoàn thiện thu hút các nhà đầu tư

Chỉ đạo các Công ty đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn khu kinh tế và các khu công nghiệp của tỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bìnhgiai đoạn 2016-2019

3.4.1 Quy mô dự án thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Qua 4 năm số lượng dự án đăng ký chủ yếu vào các KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Tiền Hải Số dự án qua các năm biến động không nhiều

Từ năm 2016 đến năm 2019, dự án trong nước chiếm tỷ trọng khá cao (trên 70%) trong khi dự án nước ngoài chiếm tỷ trong rất ít

3.4.2 Quy mô vốn đầu tư thu hút vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái

Năm 2016, số dự án đăng ký vào các KCN tỉnh Thái Bình là 159 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 22.071,59 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 16.896,22 tỷ đồng Năm 2017, có 168 dự án đăng ký với số vốn đầu tư là 26.126,50 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện tăng lên 17.818,5 tỷ đồng Năm 2018, số dự án đầu tư đăng ký là

180 dự án, số vốn đầu tư đăng ký tương ứng là 29.220,98 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện tại các KCN tỉnh là 19.834,5 tỷ đồng Năm 2019, số dự án đầu tư đăng ký tăng lên 283 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 81.214 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện tăng lên 55.555,4 tỷ đồng

3.4.3 Thu hút vốn đầu tư theo lĩnh vực hoạt động

Tính đến hết tháng 12/2019, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có 181 dự án với số vốn đầu tư là 78.664,1 tỷ đồng, chiếm 96,48% tổng vốn đầu tư Lĩnh vực dịch vụ có 8 dự án với số vốn đầu tư 636,4 tỷ đồng, chiếm 0,78% tổng vốn đầu tư Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản có 11 dự án đầu tư với số vốn đầu tư 2.232,5 tỷ đồng, chiếm 2,74% tổng vốn đầu tư

3.4.4 Thu hút vốn đầu tư theo nguồn vốn hình thành

Nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đều có xu hướng tăng dần qua các năm

3.4.5 Kết quả và hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

3.4.5.1 Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký

Mặc dù dòng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình có xu hướng gia tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng vốn thực hiện tăng chậm hơn tốc độ tăng trưởng vốn đăng ký dẫn đến tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký có xu hướng giảm

Nhìn vào tỷ lệ vốn thực hiện so với đăng ký từ năm 2016 đến năm 2019 đều trên 60%, tuy nhiên do một số yếu tố khách quan làm chậm quá trình đầu tư như các nhà đầu tư trong nước gặp khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, chưa giải phóng được mặt bằng, các nhà đầu tư nước ngoài còn chờ đợi chính sách của Nhà nước, …

3.4.5.2 Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí

Tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký chưa cao, cần có những chính sách khuyến khích đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính… để hỗ trợ cho các nhà đầu tư mạnh dạn triển khai

3.4.5.3 Vốn đầu tư bình quân của một dự án

Vốn đầu tư bình quân của dự án tăng dần từ năm 2016 đến năm 2019 (từ 123,330 tỷ đồng đến 277,777 tỷ đồng) điều này chứng tỏ chất lượng dự án thu hút vào các KCN tỉnh Thái Bình tăng lên

Trong những năm qua, tỉnh đã có những điều chỉnh công tác quy hoạch KCN để phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và yêu cầu thực tiễn phát triển công nghiệp của tỉnh, qua đó đã có nhiều kết quả tích cực Đến cuối tháng 12/2019, có 200 dự án trong các KKT, KCN đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp ổn định và có mức tăng trưởng khá.Tuy nhiên, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế so với vốn đầu tư trong nước và chưa có doanh nghiệp FDI lớn đầu tư tại Thái Bình

3.4.5.5 Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp

Đánh giá công tác thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình

3.4.5.6 Quy mô lao động làm việc tại các khu công nghiệp

Việc xây dựng các KCN đã giải quyết được vấn đề việc làm trong tỉnh

3.5 Đánh giá công tác thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình

3.5.1 Những thành tự đạt đƣợc trong thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình a Một số KCN có tỷ lê ̣ lấp đầy khá cao b Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng c Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá d Chuyển giao công nghệ e Giải quyết việc làm và kéo theo sự phát tri ển của các di ̣c h vu ̣ xung quanh KCN

3.5.2 Hạn chế trong thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình a Hiê ̣u quả sử du ̣ng đất thấp b Quy mô dự án c Công tác xúc tiến đầu tư d Số lượng và quy mô dự án còn ít e Phát triển thiếu tính liên kết f Cơ cấu phát triển KCN thiếu cân đối g Các mặt hạn chế về hạ tầng, dịch vụ h Hạn chế về nguồn nhân lực i Ô nhiễm môi trường

3.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Thứ nhất, cơ chế, chính sách đối với KCN vẫn còn nhiều điểm vướng mắc cần tiếp tục được hoàn thiện

Thứ hai, lợi thế thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Bình còn thấp, vốn đầu tư hạn chế

Thứ ba, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển KCN, tiêu chí lấp đầy KCN được đặt lên hàng đầu để giải quyết số lao động thất nghiệp

Thứ tư, xúc tiến thương mại , đầu tư là lĩnh vực mới chưa có nhiều kinh nghiê ̣m

Thứ năm, thu hút đầu tư chưa có tính chọn lọc

Thứ sáu, tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc đền bù và giải phóng mặt bằng Thứ bảy, chế độ về tiền lương và chính sách đãi ngộ của các doanh nghiệp còn thấp chưa tạo sức hấp dẫn để thu hút được người lao động

Thứ tám, thực trạng một số doanh nghiệp trong các KCN mới chỉ xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025

Phân tích, dự báo nhu cầu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2025

4.1.1 Phân tíchvề nguồn lƣ̣c và các yếu tố tác đô ̣ng thúc đẩy thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp ta ̣i tỉnh Thái Bình

4.1.1.1 Về thu hút đầu tư

Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p CPTPP (Hiê ̣p đi ̣nh Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) sẽ tạo ra những thuận lợi cơ bản về thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung trong đó có t ỉnh Thái Bình Các quan hệ đối ngoại song phương giữa Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản , Viê ̣t Nam- Mỹ, Viê ̣t Nam - Trung Quốc đang mở ra những triển vọng to lớn trong thu hút đầu tư , cùng với môi trường đầu tư đang ngày càng được cải thiện sẽ là thời cơ chung để thu hút đầu tư nước ngoài

Các dự án đã đầu tư vào các KCN Thái Bình bước đầu đã có tác du ̣ng lan tỏa tích cực trong việc thu hút đầu tư ngày càng có tính chất thực tiễn hơn Kinh nghiê ̣m thu hút đầu tư trong những năm qua sẽ là tiền đề quan trọng trong viê ̣c thu hút đầu tư trong thời gian tới , nhất là viê ̣c xác đi ̣nh các nhà đầu tư chiến lược , xác đi ̣nh các chủ đầu tư kinh doanh kết cấu ha ̣ tầng các khu chức năng , đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư…

Nguồn vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho KCN T hái Bình cũng được tâ ̣p trung hơn Nguồn vốn khai thác trên đi ̣a bàn ngày càng gia tăng nhất là nguồn thu từ đất, nguồn khai thác tài nguyên khoáng sản , nguồn thu thuế phát sinh trên đi ̣a bàn và các nguồn vốn huy động hợp phá p khác như nguồn vốn ODA , nguồn vốn ứng trước của các nhà đầu tư, nguồn thu cấp quyền sử du ̣ng đất

4.1.1.2 Về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực

Cơ chế chính sách là bộ phâ ̣n quan trọng không thể thiếu của môi trường đầu tư Cơ chế chính sách tiến bộ , hấp dẫn, có lợi ích cao , phù hợp với thông lệ quốc tế là một tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư lựa chọn , quyết đi ̣nh đầu tư Cùng với hệ thống cơ chế chính sách về đầu tư đi liền với nó là một môi trường pháp lý hoàn thiê ̣n như: Hiến pháp, tòa án kinh tế, hê ̣ thống kiểm toán quốc gia

Cùng với cơ chế chính sách ưu đãi, thông thoáng cần phải có thủ tu ̣c hành chính đơn giản, dễ thực hiê ̣n , ít khâu trung gian và thời gian thực hiê ̣n ngắn Để có được mô ̣t thủ tu ̣c như vâ ̣y , ngoài việc có một hệ thống văn bản , luâ ̣t pháp khoa học , quy đi ̣nh rõ ràng, rành mạch trách nhiệm của các chủ thể, cần xây dựng một quy trình làm viê ̣c khoa ho ̣c với đội ngũ chuyên viên có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luâ ̣t nghiêm minh Thủ tục hành chính gọn nhẹ cho phép giải quyết công viê ̣c nhanh chóng vừa tiết kiê ̣m thời gian vừa tránh được lãnh phí và ta ̣o được niềm tin cho nhà đầu tư , điều kiê ̣n đó cũng nới lên trình độ tổ chức và quản lý quốc gia hoă ̣c đi ̣a bàn của các cấp chính quyền từ trung ương đến đi ̣a phương

Sự tâ ̣p trung trong chỉ đa ̣o , hướng dẫn, giúp đỡ của các bộ ngành trung ương ngày càng nhiều hơn , cụ thể và hiệu quả hơn Bởi lẽ, xây dựng và phát triển các KCN hiê ̣n nay đã trở thành nhiê ̣m vu ̣ chung của cả nước Bên ca ̣nh đó, đội ngũ cán bô ̣ công chức ngày càng trưởng thành và có thêm kinh nghiệm trong công tác

4.1.1.3 Vị trí và mối liên hệ vùng

Thái Bình có vị trí thuận lợi , nằm trên tru ̣c giao thông đường bộ , đường sắt, đường hàng không và đường biển quốc tế , là trung tâm của khu vực duyên hải giữa Hải Phòng và Ninh Bình Nằm trong chuỗi đô thi ̣ Quảng Ninh - Hải Phòng tới Ninh Bình, với các tổ hợp công nghiê ̣p thương ma ̣i , dịch vụ, du li ̣ch , cảng biển ,… Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam định hướng đến năm 2030, với năng lực thông qua từ 1.040 đến 1.160 triê ̣u tấn/ năm vào năm 2030; tâ ̣p trung xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng , Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có khả năng tiếp nhâ ̣n được tàu trọng tải đến 100.000DWT, tàu container đến 8000TEU hoặc lớn hơn Khối lượng hàng hóa do đội tàu Viê ̣t Nam đảm nhâ ̣n từ 237 đến 270 triê ̣u tấn vào năm 2030, phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đa ̣i, hiê ̣u quả; chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng như tàu container , hàng rời, hàng lỏng và tàu có trọng tải lớn Đây là những tiêu đề quan trọng để cảng Thái Bình, hỗ trơ ̣ luồng hàng đi về phía Nam

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế : chi phí thấp, vị trí chiến lược và kinh tế tăng trưởng ổn đi ̣nh giúp Viê ̣t Nam thu hút khách thuê bất động sản công nghiê ̣p

Do đó, cơ hội phát triển trong lĩnh vực bất động sản công nghiê ̣p là rất lớn đối với cả nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai Toàn quốc hiện có 325 KCN với 94.900ha Khu vực phía Bắc có tổng diê ̣n tích đất là 18.900ha, tỷ lê ̣ đất lấp đầy khoảng 82%; dự báo 25 năm tới đây Viê ̣t Nam sẽ cần khoảng 500.000ha đất công nghiệp Quyết đi ̣nh số 865/QĐ-TTg ngày 10/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về viê ̣c phê duyê ̣t Quy hoa ̣ch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 khoảng 53.000ha Trong khi các tỉnh , thành phố lân cận như Hà Nội , Hải Ph òng, Bắc Ninh , Vĩnh Phúc đang ngày càng khan hiếm nguồn cung thì tâm điểm đầu tư thuô ̣c về Thái Bình , một đi ̣a bàn chi ̣u tác động lớn của khu vực hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, bao gồm hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Linh - Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng, và các vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ Điều này đã đươ ̣c chứng minh bởi su ̣ quy tu ̣ của nhiều nhà đầu tư đăng ký đầu tư , kinh doanh trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Bình

Thái Bình có 54km bờ biển , trong đó có các đi ̣a danh du li ̣ch như Cồn Đen , Cồn Vành, Đồng Châu, có lợi thế phát triển du lịch và các khu nghỉ dưỡng , đồng thời nằm khá gần và quan hệ thuận lợi với các khu du lịch khác như : vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà , Xuân Thủy,… là một trong những động lực quan trọng để phát triển du lịch của khu vực

Thái Bình có quỹ đất xây dựng phù hợp lại được C hính phủ cho phép áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi Đây là điều kiê ̣n tiên quyết để ta ̣o ra các động lực phát triển cho khu vực Đặc biệt với doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn , có vị trí thuận lợi gần sân bay, cảng biển, nguồn nguyên liê ̣u và có chính sách ưu đãi hấp dẫn

Tiến trình hội nhâ ̣p kinh tế quốc tế đã , đang và tiếp tu ̣c đem la ̣i cho Thái Bình nhiều cơ hô ̣i phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, toàn diện và hiệu quả cao

4.1.2 Dự báo nhu cầu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2025 Để tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được và khắc phục những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư vào các KCN, trong thời gian tới tỉnh Thái Bình đã đề ra các mục tiêu phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, với tổng diện tích là 8.020 ha

Tỉnh tiếp tục vận động thu hút đầu tư đểlấp đầy 07 khu công nghiệp đã thành lập Điều chỉnh, mở rộng diện tích 19 khu công nghiệp với tổng diện tích là 5.529 ha Đến năm 2025, dân số là 227.000 người, trong đó đô thị là 94.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 41%; đất xây dựng các khu chức năng Khu kinh tế khoảng 18.500 ha.Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra, tỉnh cần cân đối các nguồn vốn và tập trung chỉ đạo điều hành các ngành chức năng của tỉnh đã xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2025 dự kiến là 208.078 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư đến năm 2025 là 73,4% vốn thu hút đầu tư nước ngoài và 26,6% là vốn đầu tư trong nước Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư trong nước khoảng 55.340tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 11.068tỷ đồng Thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 152.937 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 30.587tỷ đồng

Dự báo giai đoạn 2021- 2025, vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến, chếtạo khoảng 130.932 tỷ đồng và vốn đầu tư cho phát triển ngành năng lượng (gồm sản xuất điện, ga, khí đốt) là 950 tỷ đồng

4.1.3 Tầm nhìn và Đi ̣nh hướng ha ̣ tầng Kinh tế - Xã hội

Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đến năm 2025

4.2.1 Giải pháp về môi trường đầu tư

4.2.1.1 Cải cách thủ tục hành chính

Về cải cách thủ tục hành chính, cần tập trung trong công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng cho các dự án, nhanh gọn và thuận lợi; điều chỉnh công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp sau cấp phép Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dầu tư vào các KCN, tỉnh cần có một bộ máy hành chính tốt Việc quản lý nguồn vốn bao gồm: Lập kế hoạch, định hướng thu hút vốn đầu tư, quản lý các doanh nghiệp, lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng đã quy hoạch, tổ chức vận động xúc tiến đầu tư

Tập trung chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, phải làm cho họ ý thức được trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu Tỉnh thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ trong tỉnh Cử những cán bộ nòng cốt, có chuyên môn sâu đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh ngoài để áp dụng vào công tác tỉnh nhà

Giám sát, kiểm tra các cán bộ thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trương của Nhà nước, kịp thời xử lý các cán bộ có hành vi tiêu cực

4.2.1.2 Đẩy mạnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số KCN và dự án còn nhiều vướng mắc và tồn tại, do đó cần phải có các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trong công tác này

Công khai và phổ biến sớm quy hoạch đã được phê duyệt bằng nhiều hình thức đến người dân ở khu vực bị thu hồi đất để người dân chuẩn bị tâm lý và giảm bớt những hành động trục lợi (mua bán, sang nhượng, xây dựng trên vùng đất được quy hoạch…)gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN

Chuẩn bị kế hoạch thu hồi đất và tái định cư cho người dân mất đất, thông qua chính quyền địa phương các cấp để phổ biến cho dân; phải có phương án ổn định cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất Nếu có ý kiến phản hồi từ người dân, cần phải được nghiên cứu kỹ và chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp

Nhanh chóng tiến hành san lấp mặt bằng quy hoạch Tập trung huy động các phương tiện hiện đại giải quyết việc san lấp mặt bằng Huy động lực lượng lao động đáng kể tham gia thực hiện Bên cạnh đó khuyến khích các chủ đầu tư dùng các phương tiện máy móc hiện đại của mình tham gia cùng

Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán, dứt điểm không để làm ảnh hưởng thời cơ và hiệu quả đầu tư

Cần có những biện pháp kịp thời và nghiêm khắc đối với những trường hợp làm trái pháp luật về đất đai, làm cản trở đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng

4.2.1.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực

Với dân số hơn 1,9 triệu người, lực lượng lao động của tỉnh Thái Bìnhkhá đông tuy nhiên đa phần là lao động phổ thông nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp Do đó tỉnh cần:

Xác định rõ nhu cầu v ề số lươ ̣ng, cơ cấu và trình độ lao động cần tuyển du ̣ng từng năm và dự báo nhu cầu dài ha ̣n cho các KCN theo ngành nghề Căn cứ vào nhu cầu đó, các ngành chức năng và các địa phương sẽ tuyển chọn lao động để đào tạo theo số lượng, trình độ tay nghề tương ứng tại các trư ờng lớp đào tạo

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và công nhân có tay nghề theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa đào tạo chuyên sâu Ngoài ra, tỉnh cần có kế hoạch, biện pháp quản lý, giúp đỡ bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, hội nghị để giúp đội ngũ này nâng cao trình độ

Mở các trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc, phổ biến kinh nghiệm thường xuyên để nâng cao trình độ và chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ công nhân kỹ thuật

Khuyến khích và thu hút đội ngũ lao động tri thức đang làm việc tại các địa phương khác về làm việc tại tỉnh nhà

Có chính sách khuyến khích và thu hút lao động lành nghề, có trình độ của các tỉnh bạn vào làm việc tại tỉnh Thái Bình

4.2.1.4 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho KCN

Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở sản xuất linh kiện, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng… và các hoạt động phụ trợ chung như cơ sở nghiên cứu, triển khai công tác thị trường, phát triển công nghệ, công tác tư vấn… Ngoài ra, cần tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp ở trong KCN và các doanh nghiệp vệ tinh thực hiện gia công ở bên ngoài KCN

4.2.1.5 Về cơ sở hạ tầng

Cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng bên trong KCN bao gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, nước sạch, thông tin liên lạc, và duy trì các dịch vụ hạ tầng Các dịch vu ̣ bên ngoài KCN cần xây dựng các khu di ̣ch vu ̣ hỗ trợ cho KCN, các khu vui chơi giải trí cho người nước ngoài, bưu điê ̣n, nhà ăn, nhà y tế, ngân hàng… Huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động và các công trình tiện nghi, tiện ích cho KCN; điều chỉnh, bổ sung cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và phát huy tính chủ động của địa phương trong việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội phục vụ cho phát triển kết cấu hạ tầng KCN Đối với những KCN chưa xây dựng cũng như c hưa hoàn thành thì cần hoàn thiê ̣n các chính sách đầu tư xây dựng ha ̣ tầng bên trong cũng như bên ngoài Viê ̣c đầu tư ha ̣ tầng ngoài KCN phải đồng nhất với viê ̣c xây dựng ha ̣ tầng trong KCN Nếu KCN không triển khai được do quy hoa ̣ch k hông hơ ̣p lý thì phải ki ̣p thời điều chỉnh hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng , nếu chủ đầu tư xây dựng cơ sở ha ̣ tầng thiếu năng lực thì xem xét thay đổi chủ đầu tư Xây dựng KCN phải gắn liền với quy hoa ̣ch khu đô thi ̣ lân câ ̣n Đối với các KCN đã xây dựng thì cần hoàn thiện về chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ trong và ngoài KCN Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài Tạo điều kiện giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN, trong đó bao gồm việc giảm chi phí thu hồi đất, đền bù giải toả

4.2.2 Giải pháp về hoạt động xúc tiến đầu tƣ

Lập và công bố danh mục các dự án gọi vốn đầu tư gắn liền với việc khai thác ưu thế của tỉnh (vị trí địa lý, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên đất đai, các điều kiện hấp dẫn khác ) Đổi mới, đa dạng hoá các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư:

Ngày đăng: 02/12/2022, 14:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.1 Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 54)
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình (Trang 59)
Năm 2019, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại,  căng  thẳng  thương  mại  giữa Mỹ  -  Trung  và  vấn  đề  địa  chính  trị  càng  làm  gia  tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại tồn cầu, gây ảnh hưởng khơng  n - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
m 2019, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại tồn cầu, gây ảnh hưởng khơng n (Trang 62)
Bảng 3.5. Quy mô vốn đầu tƣ thực hiện tại các KCN tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2019  - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.5. Quy mô vốn đầu tƣ thực hiện tại các KCN tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2019 (Trang 74)
Bảng 3.4. Quy mô vốn đầu tƣ đăng ký thu hút vào các KCN tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2019  - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.4. Quy mô vốn đầu tƣ đăng ký thu hút vào các KCN tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2019 (Trang 74)
Bảng 3.6: Cơ cấu vốn đầu tƣ theo lĩnh vực tại các KCN tỉnh Thái Bình năm 2019  - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.6 Cơ cấu vốn đầu tƣ theo lĩnh vực tại các KCN tỉnh Thái Bình năm 2019 (Trang 75)
Bảng 3.7: Vốn đầu tƣ theo nguồn vốn hình thànhtừ năm 2016 đến năm 2019 - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.7 Vốn đầu tƣ theo nguồn vốn hình thànhtừ năm 2016 đến năm 2019 (Trang 77)
Bảng 3.8: Tỷ trọngvốn đầu tƣ theo nguồn vốn hình thành giai đoạn 2016-2019 - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.8 Tỷ trọngvốn đầu tƣ theo nguồn vốn hình thành giai đoạn 2016-2019 (Trang 78)
Bảng 3.10: Vốn đầu tƣ bình quân của dự ántừ năm 2016 đến năm 2019 - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.10 Vốn đầu tƣ bình quân của dự ántừ năm 2016 đến năm 2019 (Trang 81)
Bảng 3.11: Giá trị sản xuất của các KCN Thái Bìnhtừ năm 2016 đến năm 2019 - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.11 Giá trị sản xuất của các KCN Thái Bìnhtừ năm 2016 đến năm 2019 (Trang 83)
Bảng 3.12: Tỷlệ diện tích đƣợc lấp đầy các KCN tỉnh Thái Bình năm 2019 - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình đến năm 2025
Bảng 3.12 Tỷlệ diện tích đƣợc lấp đầy các KCN tỉnh Thái Bình năm 2019 (Trang 84)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w