từ năm 2016 đến năm 2019
Năm Tổng số lao động (ngƣời) Tốc độ tăng trƣởng lao động (%)
2016 55.466
2017 59.500 7,27%
2018 60.713 2,04%
2019 72.000 18,59%
Nguồn: Ban quản lý KKT và các KCN tỉnh Thái Bình
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lao động tăng dần qua các năm. Năm 2016, số lượng lao động tại các KCN tỉnh Thái Bình là 55.466 người; năm 2017, số lao động là 59.500 người, tăng thêm 7,27% so với năm 2016; năm 2018, số lao động là 60.713 người, tăng 2,04% so với năm 2017; năm 2019, số lao động là 72.000 người, tăng 18,59% so với năm 2018. Như vậy, việc xây dựng các KCN đã giải quyết được vấn đề việc làm trong tỉnh.
3.5. Đánh giá công tác thu hút vốn đầu tƣ vào các khu cơng nghiệp tỉnh Thái Bình 3.5.1. Những thành tự đạt đƣợc trong thu hút vốn đầu tƣ vào các khu cơng nghiệp tỉnh Thái Bình
a. Một số KCN có tỷ lê ̣ lấp đầy khá cao
Các KCN gần trung tâm thành phố như KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Gia lễ có tỷ lệ lấp đầy gần 100%. Tại các KCN này từ năm 2016 số dự án tuy có tăng giảm nhưng hầu như ln giữ ở trạng thái ổn định. Nguyên nhân có
thể nhận thấy đây là các KCN gần trung tâm thành phố, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho việc đi lại và là nơi tập trung đơng dân cư. Ngồi ra, các KCN này đã được thành lập từ lâu nên có mơi trường kinh doanh tốt hơn, các nhà đầu tư thứ cấp tập trung đông hơn so với các KCN khác trong tỉnh.
b. Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng
Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, thu hút vốn đầu tư là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Tỉnh Thái Bình hiện đang trên đà phát triển tuy nhiên trình độ sản xuất chưa cao, vì thế nhu cầu về vốn của tỉnh là rất lớn. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư sẽ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất của người dân trong tỉnh.
c. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào q trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới đòi hỏi từng nước phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế.
Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào các khu công nghiệp thời gian qua của tỉnh là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Mặc dù tốc độ chuyển dịch chưa mạnh nhưng đây là bước đầu đáng ghi nhận.
d. Chuyển giao cơng nghệ
Một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế tỉnh đó là phải có cơng nghệ tiên tiến phù hợp đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, con đường nhanh nhất để phát triển khoa học kỹ thuật, cơng nghệ và trình độ sản xuất là học hỏi, tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngồi thơng qua chuyển giao cơng nghệ. Tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép nước ta
tiếp cận được với những công nghệ hiện đại trên thế giới.
Các nhà đầu tư nước ngồi đến đầu tư vào tỉnh họ khơng chỉ chuyển vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn bằng hiện vật thơng qua máy móc, thiết bị (công nghệ phần cứng) và vốn vơ hình như chun gia kỹ thuật, cơng nghệ, kiến thức khoa học, bí quyết quản lý, bí quyết kỹ thuật (công nghệ phần mềm). Qua nhiều năm hợp tác đầu tư với nước ngoài vào KCN, tỉnh đã tiếp nhận được một số công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp ôtô, dệt may, điện tử...,ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng có những bước tiến dài với công nghệ sản xuất bê tông, gạch men chất lượng cao, ...
Trong những năm tới, tỉnh Thái Bình hy vọng sẽ tiếp nhận thêm được những công nghệ mới và phù hợp, đồng thời cố gắng sử dụng có hiệu quả những công nghệ này để đáp ứng mục tiêu cơng nghiệp hố - hiện đại hoá nền kinh tế mà tỉnh đề ra.
e. Giải quyết việc làm và kéo theo sự phát tri ển của các di ̣ch vu ̣ xung quanh KCN
Trong năm 2019 các KCN đã giải quyết việc làm cho hơn 70 nghìn người lao đơ ̣ng, trong đó hơn 34 nghìn người lao động trong các doanh nghiệp FDI góp phần nâng cao thu nhâ ̣p và giải quyết viê ̣c làm cho người lao động đi ̣a phương và các tỉnh thành lân cận . Người lao động trong các KCN c ủa tỉnh không chỉ là người dân ở ngay đi ̣a phương xây dựng KCN mà còn có những người lao động ở các huy ện lân cận, các tỉnh khác đến như : Hải Dương, Nam Đi ̣nh, Hải Phòng… và thâ ̣m chí ở cả các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghê ̣ An, Hà Tĩnh…
Đồng thời, cùng với sự phát tri ển của các KCN thì các di ̣ ch vu ̣ xung quanh KCN cũng phát tri ển theo nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động như các nhà trọ, quán ăn , quán giải khát , giải trí , du lịch… góp phần tăng thêm thu nhâ ̣p cho người dân đi ̣a phương, tiến tới hình thành các khu đô thị.
3.5.2. Hạn chế trong thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
a. Hiê ̣u quả sử du ̣ng đất thấp
Việc mời gọi đầu tư vào tỉnh hiện nay vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do nhà đầu tư có nhiều lựa chọn, việc được chú trọng đầu tiên là có dự án đầu tư và diện tích cho th sau đó mới có thể tính đến vốn đầu tư, số lao động, trình độ cơng nghệ, hiệu quả dự án... Hiện nay, tiền thuê đất bình quân tại các KCN là 65 USD/m2, tiền sử dụng hạ tầng từ 0,3 đến 0,7USD/m2/năm.
b. Quy mô dự án
Viê ̣c thu hút đ ầu tư vào khu cơng nghiệp cịn hạn chế cả về số lượng và chất lươ ̣ng; chưa thu hút được những dự án quy mô lớn, công nghê ̣ tiên tiến , giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . Chưa thu hút được nhiều dự án FDI, đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong tỉnh còn thấp. Phần lớn các doanh nghiê ̣p trong khu công nghiê ̣p là các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ , tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cịn nhiều khó khăn do hạn chế về năng lực tài chính, cơng nghệ, khó thích ứng với những biến động tiêu cực của thị trường.
c. Công tác xúc tiến đầu tư
Công tác xúc tiến đầu tư chưa đạt theo kế hoạch đã đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, còn hạn chế về năng lực tổ chức thực hiện dẫn đến công tác thu hút vốn đầu tư mới gặp nhiều khó khăn, số dự án và quy mô vốn đầu tư thu hút được giảm nhiều so với năm trước
d. Số lượng và quy mơ dự án cịn ít, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký còn thấp, nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài, một số dự án đăng ký với quy mô vốn rất lớn nhưng lại không thể thực hiện dẫn đến phải chấm dứt hoạt động
e. Phát triển thiếu tính liên kết
Các dự án FDI đ ầu tư vào nước ta nhằm mu ̣c đích khai thác nguồn lao động đi ̣a phương và nguồn nguyên liê ̣u trong nước . Tuy nhiên, đa số các doanh nghi ệp 100% nguyên liệu nhâ ̣p ngoa ̣i. Đặc biệt các ngành công nghiệp trong KCN Tiền Hải tại các cơng ty có nguồn vốn nước ngồi ngun liệu chủ yếu nhâ ̣p từ nư ớc ngồi.
Ngay cả các cơng ty trong nước như sản xuất gốm xứ cũng phải đi nhập nguyên liệu từ các tỉnh khác. Tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước rất thấp , giá trị không cao, và đa phần là các nguồn nguyên liệu dùng cho mặt hàng chế biến thực phẩm và tiêu dùng. Vấn đề này cho thấy viê ̣c tìm tòi khai thác các nguồn nguyên liê ̣u có sẵn tại địa phương , trong nước, hoă ̣c ta ̣o nguồn nguyên liê ̣u cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp tại các KCN còn ha ̣n chế.
Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành nghề khai thác lợi thế của Thái Bình đó là nhân cơng, lao động. Hầu như chưa có dự án nào của các đầu tư nước ngồi cho lĩnh vực chuyển giao công nghệ.
f. Cơ cấu phát triển KCN thiếu cân đối
Cơ cấu vốn của các thành phần kinh t ế thiếu bền vững. Thể hiê ̣n, các dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu là các doanh nghi ệp trong nước, còn doanh nghi ệp nước ngồi thì số lượng ít. Trong khi đó, các quốc gia Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là các nước có trình độ khoa học cơng nghệ cao , có năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý kinh t ế tớt, có thị phần thế giới lớn và ổn định thì các KC N khơng thu hút được. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài lại tập trung tại thành phố gây ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng trong tỉnh.
g. Các mặt hạn chế về ha ̣ tầng, dịch vụ
Hạ tầng KCN tại Thái Bình đã và đang được đầu tư tuy nhiên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Các KCN tại KKT của tỉnh được xây dựng ở phía đê biển nơi có cao độ nền thấp cần được cải tạo trước khi đưa vào xây dựng. Hệ thống thoát nước tại các KCN hiện nay đang dùng chung với hệ thống thốt nước mưa. Về nguồn điện, tỉnh hiện có trung tâm nhiệt điện tại Thái Thụy sử dụng nhiên liệu là than, tuy nhiên để đảm bảo lâu dài để cung cấp điện cho tồn tỉnh và KKT cần phải có các nguồn sản xuất điện khác. Hiện nay chất lươ ̣ng lưới điê ̣n cao áp tỉnh Thái Bì nh không cao, khả năng hỗ trợ lẫn nhau kém , độ dự phòng thấp, nhiều tuyến vẫn là đường dây độc đa ̣o . Dịch vụ bưu chính viễn thơng tại tỉnh đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên tại các huyện như Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Đông Hưng, Tiền Hải dịch vụ vẫn cịn rất hạn chế.
Vị trí của các KCN trong tỉnh hầu hết nằm ngay sát khu dân cư, khu đô thị nơi tập trung đông dân cư. Tuy nhiên, việc xử lý chất thải nước và chất thải rắn trong các KCN chưa được đánh giá cao, khả năng gây ô nhiễm ra môi trường là rất lớn và tác động là khó lường.
Nhìn chung chất lượng hạ tầng của các KCN và ngoài KCN vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của các doanh nghiệp và cần được tiếp tục cải thiện. Các dịch vụ xã hội cũng chưa theo kịp với đòi hỏi của người lao động và các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
h. Hạn chế về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Lực lượng lao động tại tỉnh Thái Bình khá lớn và khơng ngừng gia tăng về số lượng, tuy nhiên hiện tại, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao. Sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, các thiết bị, máy móc ngày càng hiện đại, vì thế địi hỏi đội ngũ lao động có đầy đủ trình độ chun mơn để có thể nắm vững được các quy trình làm việc cũng như vận hành máy móc.
i. Ơ nhiễm mơi trường
Tồn tỉnh hiện có 3 KCN: Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, Gia Lễ đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; các KCN còn lại đang triển khai xây dựng. Công tác quản lý chất thải nguy hại gặp nhiều khó khăn, việc thống kê, quản lý và báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở còn hạn chế. Trong quá trình hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp trong KCN thường xuyên phát sinh khí thải, mỗi ngành sản xuất phát sinh khí thải gây ơ nhiễm khơng khí đặc trưng theo từng loại hình cơng nghệ, khó xác định hết tất cả các loại khí thải gây ơ nhiễm nhưng chủ yếu vẫn là ô nhiễm bởi bụi trong sản xuất xi măng, thép, gốm sứ... và các loại khí thải SO2, CO, NOx. Mơi trường nước tại một số KCN có hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Zn, Mn, Fe tăng do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt và công nghiệp của các nhà máy sản xuất trong khu vực này.
3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Thứ nhất, cơ chế, chính sách đối với KCN vẫn cịn nhiều điểm vướng mắc cần tiếp tục được hoàn thiện về phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý KKT và các KCN.Chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển cơng nghiệp phụ trợ nên lĩnh vực này còn chậm phát triển. Đa số các doanh nghiệp nhập nguyên liệu từ tỉnh khác hoặc nước ngoài. Trong những năm gần đây tỉnh đã có nhiều chính sách đổi mới, ưu đãi đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh và các KCN. Tuy nhiên, các đầu mối liên lạc, chức năng thu hút đầu tư, hướng dẫn thủ tục cho nhà đầu tư của tỉnh còn chồng chéo chưa rõ ràng; chưa có cơ quan đơn vị nào có đủ quyền và chịu trách nhiệm về môi trường cũng như đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch của dự án đầu tư. Chưa có định hướng, ưu đãi rõ ràng cho các nhà đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, ít ơ nhiễm đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp. Chưa có chế độ khuyến khích đầu tư trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở thu gom, xử lý rác thải.Thiếu cơ chế đặc thù cho sự phát triển của các KCN trong tỉnh.
Thứ hai, lợi thế thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Bình cịn thấp, vốn đầu tư hạn chế, kết cấu hạ tầng KCN chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp,các KCN trên địa bàn tỉnh chưa hình thành hệ thống nhà xưởng có sẵn cho thuê để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp khi vào đầu tư. Suất đầu tư cao và chưa thuận lợi nên chưa hấp dẫn được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, đóng góp nhiều cho ngân sách. Việc đầu tư xây dựng các cơng trình kết nối bên ngoài hàng rào KCN, khu nhà ở cơng nhân, cơng trình dịch vụ, tiện ích xã hội chậm so với sự phát triển của KCN.
Thứ ba, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển KCN, tiêu chí lấp đầy KCN được đặt lên hàng đầu để giải quyết số lao động thất nghiệp nên việc tiếp cận cơng nghệ, nguồn vốn và trình độ quản lý từ nước ngồi chưa cao, chưa có sự chọn lọc dự án đầu tư. Việc các cơ quan chính quyền đi ̣a phương đánh giá cao khả năng giải quyết việc làm là “kẽ hở” cho các doanh nghi ệp sử du ̣ng trình độ công nghê ̣ thấp. Giải quyết đư ợc nhiều viê ̣c làm là một chỉ tiêu đơn thuần , không dùng để đánh
giá hiệu quả của các dự án đ ầu tư cũng như sự phát tri ển bền vững của các KCN . Bởi vì, một doanh nghiệp mà sử du ̣ng nhiều lao động nhưng vốn đ ầu tư ít, khả năng áp dụng trình độ khoa học công nghệ thấp tứ c là quá trình s ản xuất của doanh nghiệp đó có hàm lươ ̣ng công nghê ̣ thấp, sử du ̣ng nhiều lao đô ̣ng tay chân . Điều này không phù hợp với chính sách phát triển bền vững các KCN.