TỔNG QUAN
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam
Nghề sản xuất và chế biến đồ gỗ đã hình thành tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta Đây là ngành có truyền thống đã hàng trăm năm gắn với nhiều tên làng nghề, phổ biến được biểu hiện qua nhiều sản phẩm tinh xảo và hoàn mỹ Quá trình phát triển của các sản phẩm đồ gỗ gắn với những thăm trầm lịch sử của xã hội Việt Nam Những kỹ năng kinh nghiệm được đúc rút , lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho nghành nghề ngày càng phong phú và đa dạng hơn Do vậy, nó đã phát triển và đúc kết những tinh hoa truyền thống của dân tộc
Từ thế kỷ XI dưới thời nhà Lý việc xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ cùng với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đã được thực hiện Qua các thế kỷ các phường thợ, làng nghề đã trải qua nhiều bước thăng trầm, một số làng nghề bị suy vong nhưng bên cạnh đó cũng có một số làng nghề mới được xuất hiện và phát triển Hiện nay, chúng ta có khoảng hàng trăm làng nghề làm đồ gỗ trên mọi miền Tổ Quốc Những làng nghề như: Hữu Bằng , Canh Nậu, Chàng Sơn, Trực Ninh, Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội), đã từ lâu trở nên quen thuộc với những người dân các tỉnh phía Bắc Còn ở phía Nam các làng nghề mộc nổi tiếng thuộc về các tỉnh Thừa Thiên- Huế, Quảng Ngãi( Kim Bồng ), Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Đồng Nai,…
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam giai đoạn từ năm
1990 là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thỏa thuận song phương Sau
1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động về chính trị Từ năm 2001 thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN
Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn, nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu đang tăng rất mạnh Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ ở nước ta có khoảng 2.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp đang sản xuất hàng xuất khẩu Cả nước ta có 3 cụm công nghiệp chế biến gỗ là: Thành phố Hồ Chí Minh –
Bình Dương, Bình Định – Tây Nguyên, Hà Nội – Bắc Ninh Riêng ở Bình Dương có
371 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó có 176 doanh nghiệp trong nước và 195 doanh nghiệp có vốn FDI
( Nguồn: Đề án tổng quan về ngành gỗ Việt Nam)
1.1.2 Sơ lược về dây chuyền công nghệ sản xuất
Dây chuyền sản xuất là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của sản phẩm Nó không những là quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm mà còn là hệ thống cho những công đoạn khác mà nhà sản xuất đưa ra để tối ưu hóa lợi ích phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất và lợi nhuận tối ưu nhất Dây chuyền sản xuất bao gồm tất cả các máy móc, thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất, bên cạnh đó là lưu đồ gia công cùng với phương pháp gia công từ khâu nguyên liệu cho tới khâu cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm
Nếu xét về phương diện tính ổn định sản xuất trên dây chuyền, có thể chia ra làm hai loại như sau:
- Dây chuyền cố định: Đây là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn Trên dây chuyền cố định, các nơi làm việc hoàn toàn chỉ thực hiện một bước công việc nhất định của quá trình công nghệ Loại dây chuyền này thích hợp với số lượng sản xuất sản phẩm lớn
- Dây chuyền thay đổi: Là loại dây chuyền không chỉ tạo ra một loại sản phẩm mà nó còn có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản xuất ra một số loại sản phẩm gần tương tự nhau Các sản phẩm sẽ được thay nhau chế biến theo từng loạt, giữa các loạt như vậy dây chuyền có thể tạm dừng sản xuất để thực hiện các điều chỉnh thích hợp Loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa có thể áp dụng được dây chuyền này
Các dây chuyền còn khác nhau ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt động của nó: Dây chuyền sản xuất liên tục: Là loại dây chuền mà trong đó các đối tượng được vận chuyển từng cái một, một cách liên tục từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác, không có thời gian ngừng lại chờ đợi Trong loại dây chuyền này đối tượng chỉ tồn tại ở một trong hai trạng thái, hoặc là đang vận động hoặc là đang chế biến Sự liên tục có thể được duy trì bởi nhịp điệu bắt buộc hoặc nhịp điệu tự do Với nhịp điệu bắt buộc, thời gian chế biến trên các nơi làm việc phải bằng nhau hoặc lập thành quan hệ
4 bội số Băng truyền sẽ duy trì nhịp điệu chung của dây chuyền với một tốc độ ổn định Dây chuyền nhịp điệu tự do áp dụng trong điều kiện mà thời gian các công việc vì một lí do nào đó gặp khó khăn khi làm cho chúng bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số một cách tuyệt đối, chỉ có thể gần xấp xỉ Nhịp sản xuất sẽ phần nào do công nhân duy trì và để cho dây chuyền hoạt động liên tục người ta chấp nhận có một số sản phẩm sở dang dự trữ có tính chất bảo hiểm trên các nơi làm việc
Dây chuyền gián đoạn: là loại dây chuyền mà đối tượng có thể được vận chuyển theo từng loạt, và có thời gian tạm dừng bên mỗi nơi làm việc để chờ chế biến Dây chuyền gián đoạn chỉ có thể hoạt động với nhịp tự do Các phương tiện vận chuyển thường là những phương tiện không có tính cưỡng bức ( như băng lăn, mặt trượt, mặt phẳng, )
Dây chuyền còn phân chia với theo phạm vi áp dụng của nó Như thế, sẽ bao gồm dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng, dây chuyền toàn xưởng Hình thức hoàn chỉnh nhất thì sẽ là dây chuyền tự động toàn xưởng Trong đó, hệ thống máy móc thiết bị sản xuất, các phương tiện vận chuyển kết hợp với nhau rất chặt chẽ, hoạt động tự động nhờ một trung tâm điều khiển
Trong nghành công nghệ chế biến gỗ, dây chuyền công nghệ sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình sản xuất cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất làm việc Chính vì thế, mà từ khi tạo lập dây chuyền công nghệ cho tới áp dụng vận hành cần phải có một sự tính toán chắc chắn, hạn chế những sai xót cũng như sai lầm trong dây chuyền các bước công nghệ, tránh để đưa và sản xuất gặp những lúng túng trong vận hành và sửa chữa những sai lầm đó Mặt khác, từng người chịu trách nhiệm trong hệ thống phải nắm rõ công việc, trách nhiệm của mình để khi bước vào hoạt động gặp những hiệu quả tối ưu nhất, tiết kiệm thời gian đồng thời tăng năng suất cho công ty Ngoài ra các yếu tố quan trọng khác đóng vai trự tiếp trong dây chuyền công nghệ đó là những công nhân trực tiếp sản xuất, cần đào tạo bài bản cũng như đôn đốc quản lý để họ luôn hoành thành tốt trách nhiệm của mình
( Nguồn: “Dây chuyền sản xuất – Wikpedia”)
1.1.3.Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhiều năm trở lại đây, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về đồ mộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu góp phần phát triển của nghành Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
Từ năm 1982 – 1985 đã nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tạo ván sơi ép từ gỗ, tre luồng bằng phương pháp kiềm lạnh Để phục vụ công nghiệp sản xuất ván nhân tạo, đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tổng hợp keo Phenol – fomaldehuyd từ phenol thu hồi trong quá trình nhiệt phân gỗ Từ năm 1986 – 1992 đã nghiên cứu công nghệ và tuyển chọn thiết bị để sản xuất ván ốp tường, ván sàn bằng tre nứa Đề tài đã chọn được các thông số nhiệt độ làm mềm để cán phẳng tre trên trục, sử dụng các loại hóa chất để chống mốc, chống mọt nhưng vẫn giữ được màu xanh của tre Từ năm 1992 đến nay, nghiên cứu cải tiến kiểu lò sấy gỗ, đã tạo được lò sấy gỗ cấu trúc đơn giản, hiệu quả cao Loại lò sấy này có bộ ngưng tụ để loại bớt hơi ẩm trước khi trở lại quạt li tâm để sử dụng lại Lò sấy cải tiến có dung tích 2m3, có thể điều chỉnh nhiệt độ sấy trong khoảng 40 – 75 0 C, độ ẩm môi trường 27 – 85%, tốc độ gió thổi qua đống gỗ 1,5; 2,5; 4 m/g Lò sấy có thể sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm xây dựng chế độ gỗ sấy chất lượng cao Và còn nhiều nghiên cứu khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Về các đề tài về quá trình gia công sản phẩm mộc có thể lấy ví dụ một số đề tài nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm mộc như: “khỏa sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Dining Table Extending tại công ty cổ phần phát triển Sài Gòn” của Đặng Doãn Tuyên năm 2011; “ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất WOODY DINING TABLE tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất NANO – chi nhánh Đồng Nai” của Trần Văn Cường năm 2012,…
Các tài liệu này đều đã đưa ra được các quá trình gia công khác nhau tại mỗi công ty nhưng cũng đã đều nhiều năm, có thể chưa phù hợp với quá trình sản xuất hiện đại Nên chưa bao quát được quá trình gia công sản phẩm mộc hiện nay Cần có tài liệu mới để phù hợp hơn với tình hình sản xuất hiện đại
Mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu
Tính toán, lựa chọn được phương án gia công các chi tiết trong sản phẩm gỗ nội thất tại loại phòng khách cao cấp trong phòng ngủ tại khách sạn NEW ERA – LONG BIÊN
1.2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loại nguyên liệu và phương pháp gia công sản phẩm gỗ phòng loại cao cấp trong khách sạn NEW ERA – LONG BIÊN
- Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi tập trung nghiên cứu tính toán và đưa ra phương án gia công các sản phẩm gỗ tại Công ty loại cao cấp tại khách sạn NEW ERA – LONG BIÊN Đây là loại phòng có số lượng lớn trong cơ cấu phòng của khách sạn
1.2.3 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
- Tìm hiểu máy móc, thiết bị và đặc thù sản phẩm của Công ty
- Nghiên cứu và phân tích bản vẽ
- Tính toán và bóc tách nguyên liệu, vật tư - phụ kiện
- Phân tích và lựa chọn phương án thi công
- Phương pháp lý thuyết và chuyên gia: Nghiên cứu và phân tích bản vẽ
- Phương pháp khảo sát thực tế: Tìm hiểu mặt bằng, máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào Khảo sát và thu thập thông tin: Quan sát trực quan về quá trình gia công các chi tiết đồ gỗ trong sản xuất sản phẩm mộc tại Công ty
- Phương pháp kế thừa: Bằng việc tìm hiểu các tài liệu, các bản vẽ để đưa ra các giải pháp bố trí mặt bằng, và trang trí các mặt tường, sàn, trần trong không gian phòng khách sạn, kế thừa các kết quả nghiên cứu về quá trình sản xuất tại Công ty
- Phỏng vấn chuyên gia: Thu thập thông tin từ các cán bộ quản lý, công nhân trong Công ty về các vấn đề cần tham khảo, khảo sát
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Sản phẩm mộc và nguyên liệu sản xuất đồ mộc
Khái niệm sản phẩm mộc và nguyên liệu sản xuất đồ mộc
Từ xa xưa, theo quan niệm truyền thống Việt Nam khái niệm sản phẩm mộc dùng để chỉ những loại sản phẩm mộc được làm từ “ mộc ”, chữ “ “mộc” nằm trong thuyết ngũ hành “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”, có nghĩa là những sản phẩm từ gỗ, có thể là từ tre nứa, song, mây,…
Tuy nhiên theo quan điểm thiết kế hiện đại thì sản phẩm mộc hay đồ mộc, là những vật dụng có thể được cố định, hay sử dụng di động trong nội thất Cũng với quan điểm này thì đồ mộc không nhất thiết phải là các sản phẩm làm từ gỗ, hay các loại sản phẩm làm ngoài gỗ
Theo nghĩa mở rộng như trên thì sản phẩm mộc hay đồ mộc là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người trong các hoạt động sinh hoạt như nằm, ngồi, viết, tựa hay để trang trí cho không gian nội thất, ngoài ra còn có thể là sự kết hợp hài hòa giữa những vật liệu từ gỗ với các nguyên vật liệu khác như sắt, inox, gương cũng có thể cấu thành một sản phẩm mộc.
Cơ sở lý thuyết về đồ mộc
Đồ mộc hay còn được gọi sản phẩm mộc là để phục vụ cho con người, vận dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại, những phương pháp tạo hình đẹp để sáng tạo ra các sản phẩm đặc thù nhằm phục vụ cho nhu cầu của đời sống, công việc của con người cũng như những hoạt động của xã hội, đó cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho các nhà thiết thế đồ mộc Sản phẩm mộc sẽ kết hợp với không gian nội thất và những vật dụng khác tạo tạo thành một môi trường nội thất phục vụ cho cuộc sống của con người Từ khái niệm rộng mà nói, mục đích của thiết kế đồ mộc là nhằm điều hòa những tương hỗ mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường và giữa con người với xã hội, nhưng trọng tâm thì sản phẩm mộc là để phục vụ con người Xét về các yếu tố con người, nó cũng có hai thuộc tính quan trọng, nếu xét con người thuộc về sinh vật thì yêu cầu về đồ mộc là làm thỏa mãn được những nhu cầu về sinh lý và những nhu cầu về phương thức làm việc và phương thức
8 sống không ngừng phát triển, còn nếu xét con người thuộc về xã hội thì đối với phẩm mộc và những yêu cầu về môi trường do đồ mộc tạo thành chính là tính năng về thẩm mỹ, tính năng về tượng trưng,… Ngoài ra, đồ mộc cũng chính là sản phẩm công nghiệp, một thương phẩm nên nó bắt buộc phải thích ứng với những yêu cầu của thị trường, phải tuân theo quy luật của thị trường
Từ gốc độ phát triển của nền công nghiệp sản xuất đồ mộc, đồ mộc hiện đại có được tính đa dạng về nguyên vật liệu, tính mới mẻ trong tạo hình, tính đơn giản trong kết cấu, tính phong phú về sản phẩm, tính tiện lợi trong gia công, tính tiết kiệm đối với nguyên liệu, tính dễ dàng trong tháo lắp, nó cũng có được xu hướng phát triển về tính thực dụng, tính đa dạng về chức năng, tính bảo vệ cho sức khỏe của con người,… Do vậy, thiết kế đồ mộc một cách hợp lý, trên nguyên tắc phải đảm bảo được hai yêu cầu đó là tính sử dụng và tính sản xuất Trong sử dụng, sản phẩm mộc phải có được tính thực dụng, dễ chịu, thuận tiện, an toàn, ngoại hình đẹp, kết cấu ổn định, giá thành hợp lý Còn với sản xuất thì sản phẩm mộc phải có được tính công nghệ tốt, hiệu quả sản xuất cao, chỉ tiêu kinh thế hợp lý, để cho các mặt về chất lượng, tính năng, chủng loại, quy cách,… của sản phẩm mộc có được độ tin cậy trong sử dụng, tính tiên tiến về kỹ thuật, tính khả thi trong sản xuất, tính hợp lý về kinh tế
Sản phẩm mộc cũng như tương tự các sản phẩm công nghiệp thông thường khác đó là đáp ứng được yêu cầu về công năng, vật liệu, cấu tạo, nghệ thuật, màu sắc, xử lý bề mặt, hình thức bao bì, công nghệ giá thành,… của sản phẩm để từ gốc độ xã hội, kinh tế, kỹ thuật, cũng như nghệ thuật tiến hành xử lý tổng hợp và thiết kế toàn diện, nhằm thỏa mãn những yêu cầu về vật chất và tinh thần của con người
Khả năng sáng tạo của con người thường được dựa trên cơ sở của năng lực tiếp thu, năng lực hồi tưởng và năng lực lý giải, thông qua sự liên tưởng và quá trình tích lũy kinh nghiệm, để có được sự tổng hợp và phán đoán Một người thiết kế có tính sáng tạo thì cần phải nắm được những lý thuyết cơ bản của khoa học thiết kế hiện đại và những phương pháp thiết kế hiện đại, cần sử dụng nguyên tắc thiết kế có tính sáng tạo để tiến hành tạo ra những mẫu mã, chủng loại sản phẩm mới và đa dạng hơn
Nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc
Gỗ xẻ là loại sản phẩm có được thông qua gia công đối với gỗ tròn Căn cứ theo độ dày, gỗ xẻ được phân thành: ván mỏng (chỉ loại ván có độ dày nhỏ hơn 21mm), ván trung bình (chỉ những loại ván xẻ có độ dày trong khoảng 25-35mm) và ván dày (chỉ những loại ván có độ dày từ 40-60mm), chi tiết có thể tham khảo theo tiêu chuẩn GB/T153-1995.1 và GB/T4817-1995 Gỗ xẻ phổ thông, được căn cứ vào chất lượng của nó (tỷ lệ của các khuyết tật như mục mọt, phần cạnh vát, mắt,…) mà phân ra thành cấp I, cấp II và cấp III
Nếu căn cứ vào góc tạo thành giữa đường vòng năm với bề mặt ván, thì ván xẻ lại được phân thành ván xuyên tâm và ván tiếp tuyến, ví dụ ván dùng để làm hộp cộng hưởng của đàn thì bắt buộc phải là ván xuyên tâm; để ngăn chặn sự cong vênh của ván sàn, đối với ván sàn bằng gỗ thực đầu tiên nên lựa chọn là ván xuyên tâm; nếu xét theo góc độ chống ẩm, đối với những loại ván dùng để sản xuất tàu thuyền, thùng hộp gỗ,… thì nên lựa chọn ván tiếp tuyến
Ván xẻ xuyên tâm có được những đặc điểm như: cường độ chịu uốn cao, độ biến hình nhỏ, thích hợp làm nguyên liệu trong sản xuất các loại kết cấu; ván xẻ tiếp tuyến là loại ván có vân thớ đẹp, khả năng chống ẩm tốt, nhưng cường độ chịu uốn lại thấp, rất dễ bị cong vênh, loại này thích hợp sử dụng để sản xuất những sản phẩm có yêu cầu thẩm mỹ cao, cũng như đòi hỏi có khả năng chống ẩm, như thùng gỗ, hộp gỗ,… Tóm lại, các loại sản phẩm đồ mộc có những công dụng khác nhau thì yêu cầu đối với nguyên liệu sản xuất ra nó cũng không giống nhau
Gỗ tự nhiên có những đặc điểm sau:
- Gỗ là loại vật liệu có cường độ tương đối tốt, được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc
- Mặc dù gỗ khô tuyệt đối là vật thể không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhưng nó lại là vật thể có khả năng truyền âm khá tốt Tuỳ theo sự tăng lên của độ ẩm, sẽ làm cho tính năng dẫn điện của nó cũng tăng lên
- Gỗ là vật liệu rất dễ gia công bằng cơ giới, có thể gia công bằng các biện pháp như: mài, bào, tiện, cắt gọt,…; gỗ rất dễ cho việc liên kết, có thể sử dụng các hình thức như: keo dán, đinh, bulông, chốt tròn, chi tiết kim loại khác,…để liên kết
- Do gỗ có được màu sắc tự nhiên, vân thớ tương đối đẹp, đồng thời lại dễ dàng cho trang sức, có thể làm cho con người cảm giác được mùa đông thì ấm áp, mùa hè thì mát mẻ, và an toàn
- Tuỳ theo sự biến đổi của nhiệt độ cũng như độ ẩm môi trường xung quanh, gỗ sẽ phát sinh hiện tượng co rút hoặc dãn nở, khi nghiêm trọng sẽ làm cho gỗ bị biến dạng, cong vênh hoặc nứt
- Loài gỗ khác nhau, hoặc trên cùng một cây gỗ mà ở các vị trí khác nhau thì những tính chất về lực học của gỗ cũng không giống nhau, khả năng biến dạng của gỗ cũng khác nhau
- Chiều rộng của ván xẻ bị hạn chế bởi đường kính của gỗ tròn, đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi những khuyết tật tự nhiên của gỗ, như mấu mắt, nghiêng thớ,…
2.3.2 Ván nhân tạo Để khắc phục về tính năng không đồng tính đẳng hướng của gỗ tự nhiên, đặc biệt là sự khác nhau về tính năng lực học và khả năng biến hình của gỗ, cũng như để quá trình lợi dụng nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý nhất, ván nhân tạo đã có được tốc độ phát triển rất nhanh Chủng loại ván nhân tạo thường sử dụng có: ván dán, ván dăm, ván sợi… Đặc điểm của chúng là: có bề mặt rộng (phần nhiều là loại kích thước 1.22m 2.44m), chất lượng giữa chiều dài và chiều rộng của ván tương đối đồng đều, khuyết tật ít,… Nhưng tính năng của các loại ván cũng khác nhau rất lớn, do đó cần căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể đối với sản phẩm mà tiến hành lựa chọn ván một cách hợp lý a Ván dán (Plywood; Veneer board)
Ván dán là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật Ván này làm từ nhiều lớp gỗ lạng sắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp Các lớp này dán với nhau bằng keo như phenol formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và lực ép Sử dụng 3 lớp hoặc nhiều lớp ván mỏng rồi dùng keo dán lại với nhau tạo thành Ván mỏng thường thấy có hai loại là ván bóc và ván lạng, trong đó ván lạng là loại ván mỏng có vân thớ tương đối đẹp, phần lớn nó được sử dụng để làm lớp bề mặt của ván dán, ván dán được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ gia dụng, thùng xe, tàu thuyền và trang trí nội thất… Để khắc phục được sự ảnh hưởng không tốt của đặc điểm không
11 đồng tính đẳng hướng của gỗ, đồng thời lại đảm bảo được những ưu điểm vốn có của gỗ, thông thường ván dán được tạo thành từ các lớp ván mỏng đan xen vuông góc với nhau, tức là hai lớp ván mỏng cạnh nhau có chiều thớ vuông góc với nhau, số lớp ván mỏng thường là 3, 5, 7, 9,…độ dày ván mỏng là 3mm, 3.5mm, 4mm, 5mm, 6mm…
Lớp mặt của ván dán cũng có thể được sử dụng là các tấm kim loại mỏng như thép, đồng, nhôm,… từ đó sẽ làm tăng được cường độ cũng như độ cứng của ván, cường độ bề mặt cũng được nâng cao, những loại ván này thích hợp sử dụng để sản xuất ra các loại sản phẩm như thùng, hộp, day dùng trong công nghiệp hàng không b Ván dăm (Chipboard)
Ván dăm thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao Căn cứ vào phương pháp sản xuất, nó được phân ra thành phương pháp ép phẳng và phương pháp ép đùn Sản xuất ván dăm bằng phương pháp ép đùn hiện nay được ứng dụng rất ít, mà phổ biến là sử dụng phương pháp ép phẳng Phương pháp ép phẳng thông thường lại được phân ra thành 3 loại hình thức kết cấu ép đó là: ván dăm một lớp, ván dăm 3 lớp và ván dăm tiệm biến (biến đổi dần dần giữa các lớp) Độ dày của ván dăm thường là: 6mm, 8mm, 10mm, 13mm, 16mm, 19mm, 22mm, 25mm, 30mm,…
Trong kiến trúc hiện nay được ứng dụng nhiều là loại ván dăm định hướng (OSB), chủ yếu được sử dụng ở các mặt như trang sức tường, hành lang, bao bì,… kích thước của loại ván dăm này cũng lớn hơn nhiều so với ván dăm thông thường, cường độ của nó cũng cao hơn, cường độ theo chiều dọc của ván thì lớn hơn càng rõ rệt, nhưng loại ván này có độ nhẵn bề mặt tương đối kém, do vậy không thích hợp với những vật liệu mỏng để dán mặt
Liên kết trong sản phẩm mộc
Thiết kế và lựa chọn kết cấu phù hợp với từng sản phẩm mộc là bộ phận quan trọng, nó bao gồm kết cấu chi tiết, cụm chi tiết và kết cấu lắp ráp tổng thể Kết cấu đồ mộc giống như hệ thống xương của cơ thể người dùng để đỡ ngoại lực và khối lượng của bản thân nó, và đem tải trọng từ trên xuống dưới truyền đến điểm đỡ và đến mặt đất Cho nên, kết cấu của sản phẩm mộc trực tiếp phục vụ yêu cầu của công năng của chính bản thân nó, nhưng bản thân nó ở điều kiện vật liệu và kỹ thuật nhất định, cùng với yêu cầu chắc chắn và bền cũng có phương thức kết cấu khác nhau của bản thân chúng
Việc sử dụng và lựa chọn kết cấu hợp lý có thể làm tăng cường độ của sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao tính công nghệ Đồng thời kết cấu khác nhau do đặc trưng kỹ thuật của bản thân nó có, thường thường có thể có được hoặc tăng cường tính nghệ thuật của tạo hình đồ mộc Vì thế, kết cấu của sản phẩm ngoài làm thỏa mãn yêu cầu công năng cơ bản của đồ gia dụng ra còn phải tìm kiếm được kết cấu đơn giản, chắc chắn mà kinh tế và tạo sức biểu hện nghệ thuật khác nhau cho đồ gia dụng Vì thế, đồ mộc thành công phải là hoàn mĩ, thống nhất công năng, cảm tính và kết cấu
Một số liên kết cơ bản của sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc là do rất nhiều các chi tiết được liên kết với nhau theo một phương thức nhất định tạo thành Chất lượng của toàn bộ sản phẩm mộc chịu ảnh hưởng của chất lượng các vị trí liên kết cũng như phương thức liên kết Các sản phẩm mộc có kết cấu hoặc công dụng khác nhau thì yêu cầu phương thức liên kiết cũng khác
19 nhau Một số liên kết cơ bản trong sản xuất đồ mộc như: Liên kết bằng mộng; liên kết bằng keo; liên kết bằng đinh; liên kết bằng vít; liên kết bản lề
- Gia công và lắp ráp a Gia công sơ bộ
-Tiến hành phân bổ vật tư và tính toán kích thước cụ thể
- Xẻ theo kích thước, hong phơi – sấy đối với gỗ tự nhiên b Gia công sản phẩm
- Dựa trên cơ sở bản vẽ chi tiết tiến hành cắt và pha phôi
- Chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để lữa chọn vào các vịt trí thích hợp c Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm
-Dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết
-Người giám sát xưởng thực hiện kiểm tra 1 lần đối với sản phẩm (độ phẳng, thẳng, kết cấu,…) trước khi chuyển qua bộ phận sơn phủ
-Kĩ sư kiểm tra đối chiếu với bản vẽ chi tiết về độ chính xác và chỉnh sửa nếu cần thiết
-Thống kê các vật tư, phụ kiện cần thiết cho sản phẩm đang sản xuất