Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

46 561 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn : Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Dự án VIE 61/94Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu tại Việt NamChiến lược Xuất khẩu - Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu.BÁO CÁONgành rau quảNgười thực hiện:Nguyễn Thị Tuyết MaiMai Thế CườngBáo cáo thực hiện theo yêu cầu củaDự án Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển xuất khẩuthuộc Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại)28-12-20061 NỘI DUNG1. GIỚI THIỆU . 2 1.1. Cơ sở 2 1.2. Tiếp cận 3 2. TẦM NHÌN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH . 5 2.1. Tầm nhìn 5 2.2. Chuỗi giá trị tương lai của ngành. . 5 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH 8 3.1. Hoạt động xuất khẩu và năng lực canh tranh. . 8 3.2. Chuỗi giá trị hiện tại của ngành . 14 3.3. Hoạt động của ngành dựa vào những nhân tố quyết định thành công. 23 3.4. Chính sách của nhà nước và chiến lược hỗ trợ ngành. . 25 3.5. Mạng lưới hỗ trợ của ngành 28 4. PHÂN TÍCH SWOT (ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC) 30 5. PHƯƠNG HƯỚNG 31 6. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG 38 7. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC 38 PHỤ LỤC 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam(Dự thảo lần 3)1. GIỚI THIỆU1.1. Cơ sởRau quả có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành 2 rau quả còn đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển nông thôn và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nhu cầu ngày càng tăng về rau quả ở thị trường trong nước và nước ngoài đã mang đến những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này ở Việt Nam. Những cơ hội về thị trường này cũng đồng nghĩa với việc ngành rau quả cần phải có những bước phát triển phù hợp để đáp ứng được nhu cầu.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), rau quả của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu phục vụ thị trường trong nước và thường chỉ là mặt hàng rau quả tươi. Chỉ có một lượng nhỏ (10-15%) cung ứng cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu, trong đó tỉ lệ xuất khẩu từ 3-5% tổng lượng sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam cũng ở mức rất khiêm tốn, chiếm 2,5% kim ngạch xuất khẩu của ngành.Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Trong thời gian gần đây, mặc dù rau quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu tới gần 60 nước trên thế giới, nhưng châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính với một số thị trường quan trọng như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Một số thị trường có nhu cầu lớn về rau quả nhưng Việt Nam vẫn chưa tìm ra phương thức thích hợp để tiếp cận, đặc biệt là Nhật Bản và Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về rau quả tươi. Bên cạnh đó, một số loại rau quả chọn lọc cũng có tiềm năng lớn và có thể xuất khẩu sang Châu Âu và Trung Đông. Để xuất khẩu thành công mặt hàng rau quả của Việt Nam sang các thị trường tiềm năng này, ngành cần phải vượt qua được những trở ngại về nguyên liệu thô, các tiêu chuẩn vệ sinh, công nghệ sau thu hoạch…Theo Kế hoạch được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2010 ngành Rau và Hoa quả sẽ phấn đấu đạt được diện tích canh tác là 1,3 triệu hecta, khối lượng sản xuất là 20 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu là 1 tỉ đôla Mỹ, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ chiếm khoảng 900 triệu đôla Mỹ. Mặc dù ngành rau quả đã đạt được một số thành tựu trong những năm qua, nhưng ngành thực sự vẫn chưa tạo dựng được bước tiến vượt bậc trong tiến trình phát triển. Ngành còn gặp nhiều khó khăn và thách thức liên quan đến những vấn đề trước và sau thu hoạch, đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng rau quả. Việc xây dựng một chiến lược xuất khẩu ngành có tính khả thi cao có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp cho ngành có thể đạt được những mục tiêu xuất khẩu đề ra, đóng góp vào quá trình phát triển nông thôn, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân.1.2. Tiếp cậnTổ chức thương mại thế giới (ITC)1 đã giới thiệu phương pháp xây dựng chiến lược tiếp thị xuất khẩu gồm 13 bước2. Các bước này đã được áp dụng trong quá trình viết Chiến lược xuất khẩu cho ngành Rau quả3.Khuôn khổ phân tíchQuy trình cơ bản chính là đảm bảo vai trò dẫn dắt của của khu vực tư nhân và sự hỗ trợ từ khu vực nhà nước theo những hình thức sau:1 Dự án Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển xuất khẩu do ITC và Vietrade đồng thực hiện theo phương thức quốc tế điều hành trong giai đoạn đầu và đã được chuyển giao sang phương thức quốc gia điều hành (Vietrade thực hiện) vào cuối tháng 9/2006. ITC vẫn giữ vai trò là đối tác kỹ thuật của dự án2 Xem về Xây dựng Chiến lược xuất khẩu, Chiến lược cấp ngành: Hướng dẫn các nhà xây dựng chiến lược.3 Có một hoạt động tương tự do Thứ trưởng Thương mại đứng đầu đang được triển khai thực hiện. Vào cùng thời điểm này, Bộ NN & PTNT đang xây dựng Chiến lược xuất khẩu cho mặt hàng Trái cây và Hoa cắt cuống. Nhóm xây dựng chiến lược đã đề xuất nên cùng hợp tác với hai nhóm này. Việc phối hợp hoạt động cần được thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình thực hiện chiến lược này và/hoặc với các chiến lược xuất khẩu cấp ngành khác3 • Các vấn đề về năng lực nội tại của ngành (Border-in gear): Phía cung ứng sản phẩm cần đáp ứng tối đa cơ hội từ thị trường quốc tế bằng cách (i) nâng cao hơn nữa năng lực hiện có; (ii) thúc đẩy những khả năng mới; (iii) củng cố kỹ năng, năng lực kỹ thuật và khuyến khích các hoạt động kinh doanh.• Các vấn đề về môi trường hoạt động của ngành (Border gear): Cần phân tích môi trường hoạt động của ngành đối với (i) những vấn đề về hạ tầng cản trở hoạt động kinh doanh như công nghệ sau thu hoạch, giao thông vận tải, đóng gói, làm sạch…; (ii) những yếu tố về thuận lợi hoá thương mại như các quy định và các thủ tục hành chính và (iii) những chi phí cho hoạt động kinh doanh như truy cập internet, đăng ký công ty, phí cầu cảng, phí kiểm định…• Các vấn đề về môi trường bên ngoài (Border-Out gear): Những yếu tố liên quan đến xâm nhập của ngành vào thị trường quốc tế được phân tích theo ba khía cạnh (i) những vấn đề về tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu như các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; (ii) các dịch vụ hỗ trợ trên thị trường như thông tin về thị trường quốc tế, các mối liên hệ trên thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài; và (iii) xây dựng hình ảnh của ngành và tổ chức các chương trình quảng cáo bán hàng thông qua tham gia các hội trợ thương mại quốc tế và tổ chức các phái đoàn thương mại.• Các vấn đề về đóng góp của ngành cho xã hội (Development gear): Những đóng góp đáng ghi nhận của ngành cho xã hội như giảm nghèo, phát triển nông thông, bảo vệ môi trường…Phạm vi của chiến lượcChiến lược này đề cập đến cả sản phẩm rau quả tươi và sản phẩm chế biến, tuy nhiên, trọng tâm vẫn tập trung vào rau quả tươi4. Rauquả sau khi chế biến được xác định thuộc các các hạng mục 6, 7, 8 của hệ thống HS. Chiến lược sẽ chủ yếu phân tích tình hình của ngành trong vòng mười năm trở lại đây, đặc biệt trong giai đoạn từ 2000-2005 và đề xuất những biện pháp cho 3-5 năm tới.Nguồn thông tinNhằm mục đích xây dựng Chiến lược xuất khẩu cho ngành Rau quả, cả nguồn thông tin thứ cấp và thông tin cấp hai đều được sử dụng, cụ thể:- Nguồn cấp hai là nguồn từ những báo cáo của Bộ NN & PTNT, Bộ Thương mại, UNCTAD/ITC, và CBI.- Nguồn thứ cấp là từ các bên tham gia như doanh nghiệp, Bộ NN & PTNT, Bộ Thương mại và các đơn vị hỗ trợ thông qua các cuộc hội thảo, phỏng vấn, thảo luận nhóm và nghiên cứu thực địa.4 “Ngành rau quả tươi và rau quả chế biến có một số nền tảng về sản xuất tương đồng nhưng về cơ bản vẫn là khác biệt và lĩnh vực chế biến cần phải được đặt ở vị trí là một ngành nông nghiệp chế biến riêng biệt”. Một điều thú vị là chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một số chương trình (do BộThương mại và Bộ NN & PTNT thực hiện) nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả tươi. Những chương trình này đã được những chuyên gia xây dựng chiến lược xem xét khá kỹ lưỡng nhằm khai thác được tối ưu các kết quả nghiên cứu của chiến lược.4 2. TẦM NHÌN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH2.1. Tầm nhìnVề lâu dài, ngành rau quả của Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu tăng 40% tỉ lệ xuất khẩu trong 10 nmục tiêu. Ngành sẽ huy động năng lực từ các thành viên và tổ chức thực hiện bài bản và thống nhất, tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu, góp phần giải quyết công ăn việc làm, phát triển khu vực và nông thôn và đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.2.2. Chuỗi giá trị tương lai của ngành.Danh sách các nhà xuất khẩu sản phẩm rau quả tiềm năng đã được xây dựng dựa trên những tiêu chí khác nhau về triển vọng. Tiêu chí đầu tiên chủ yếu dựa trên (i) năng lực nội địa, và (ii) hoạt động xuất khẩu hiện tại và trước đó sang các nước láng giềng trong khi những hoạt động gần đây lại chủ yếu dựa vào những ưu tiên/thị hiếu của thị trường quốc tế. Bảng 2.1 đề cập đến cách tiếp cận gần đây. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận đối với sản phẩm trái cây được đề cập dưới đây đều có sự trùng lặp. Phụ lục 1 cung cấp chi tiết hơn về những loại trái cây và rau xuất khẩu.Bảng 2.1. Loại trái cây và rau tiềm năng cho xuất khẩu.Trái cây: Xoài, dứa, thanh long, hồng vàng, lê tàu; quả chà là, chanh leo (chanh dây); quả me; măng cụtRau: Măng tây, đậu, đậu tây (Fine bean); Runer bean; đậu Hà Lan; ngô bao tử; mướp; cà rốt bao tử, ớt, gừng, nấm, quế, tỏi, khoai sọNguồn: Nhóm tư vấn (2006)Chuỗi giá trị tương lai của ngành rau quả chế biến và rau quả tươi được thể hiện trong hình minh hoạ 2.1.Hình 2.1. Đặc điểm chính của Chuỗi giá trị tương lai của ngành được tổ chức như sau:• Người trồng rau quả được tổ chức chặt chẽ hơn: Người nông dân được khuyến khích thành lập các hợp tác xã hoặc thành lập các nhóm, và hình thành vùng nguyên liệu.• Tham gia nhiều hơn vào các hợp tác xã chuyên về xuất khẩu và các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.• Liên kết chặt chẽ giữa các nhà xuất khẩu/chế biến, người trồng rau quả và các tổ chức hỗ trợ thương mại từ khâu sản xuất đến tiếp thị sản phẩm.• Phát triển hơn nữa mạng lưới cung cấp đầu vào như hạt giống, thuốc trừ sâu, đào tạo và công nghệ xử lý sau thu hoạch. Điều này đòi hỏi có sự tham gia sâu hơn nữa của các cơ quan nghiên cứu và phát triển (R & D Institutions).• Các hoạt động quản lý và cơ sở hạ tầng trong nước và quốc tế cần được cải thiện để mang lại hiệu quả hơn.5 • Mở rộng thị trường cho sản phẩm rau quả tươi sang EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản trong đó thị trường Hà Lan và Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất sẽ là trạm trung chuyển sang các nướcTrung Đông và EU.6 Hình 2.1 Chuỗi giá trị tương lai của ngànhLưu ý: Các ô màu trắng là những yếu tố hiện đã có trong chuỗi giá trị hiện tại. Còn ô đậm là những yếu tố đề xuất nên có trong chuỗi giá trị tương laiCung cấp giống/phân bón/thuốc trừ sâuCung cấp ng.liệu đóng góiCung cấp điện, nướcNgười trồngNgười thu mua, đóng gói, vận chuyểnĐóng lại hàngNhà xuất khẩu/chế biếnCung cấp máy mócCung cấp công nghệ, bí quyết kỹ thuậtNgân hàng và cung cấp vốnNgười trồngHợp tác xã của người trồngNhà xuất khẩu/chế biếnNgười thu mua, đóng gói/vận chuyểnHãng vận tải quốc tếHãng vận tải quốc tếHãng vận tải quốc tếĐại lý phân phốiCác nhà nhập khẩu/bán buônThị trường bán buôn trung tâmThị trường bán buôn khu vựcCác nhà bán lẻ nhỏCửa hàng lớn và siêu thịKhách sạn và nơi cung cấp thực phẩmCác tổ chứcĐóng gói trướcBán lẻ/siêu thịĐại lý phân phốiCác nhà nhập Đấu giáNhà XK/phân phốiĐại lý phân phốiCác nhà nhập khẩuCác nhà phân phốiBán lẻ/siêu thịĐại lý phân phốiCác nhà nhập khẩuBán buônBán lẻĐại lý phân phốiCác nhà nhập khẩuNgười bán buôn/phân phốiBán lẻ/siêu thịUAEHà LanEu và các nước khácT.Quốc và các nước Châu Á khácHoa Kỳ và Nhật bản (rau quả tươi)7 Nguồn: Nhóm tư vấn (2006)3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH3.1. Hoạt động xuất khẩu và năng lực canh tranh.Thị trường nội địa là nơi tiêu thụ chính của rau quả. Xuất khẩu của ngành chiếm phần nhỏ trong tổng luợng sản xuất cũng như khả năng sản xuất. Xuất khẩu của ngành cần rà soát một số yếu tố (i) kim ngạch xuất khẩu; (ii) so sánh với tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam; (iii) các hạng mục xuất khẩu chủ yếu; (iv) thị trường xuất khẩu chính; và (v) những công ty chủ chốt. So sánh các đối thủ cạnh tranh chính được thể hiện ở Phần 3.3.Xuất khẩu của ngành rau quả.Dữ liệu thống kê cho thấy xuất khẩu của ngành rau quả có nhiều biến đổi trong mười năm gần đây5. Trừ số liệu thống kê thể hiện trong năm 2001 (có sự gia tăng đột biến), tình hình xuất khẩu của ngành rau quả thể hiện một sư gia tăng khá đều (Hình 3.1).Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả 1996-20055 Các chuyên gia cho rằng số liệu của năm 2001 cần phải xem xét thận trọng do các số liệu thống kê không phản ánh đầy đủ tình hình xuất khẩu trên thực tế. Cần đưa VAT vào để giải thích rõ ràng hơn.Đơn vị: triệu USD8 235.5179151.5219.7330213.61055368.2610501001502002503003501996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005Nguồn: Tổng cục Thống kê (2006)So sánh xuất khẩu của Việt NamSản phẩm nông và lâm nghiệp chiếm dưới 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Tỉ lệ xuất khẩu của sản phẩm rau quả trong sản phẩm nông và lâm nghiệp đã giảm đi trong những năm gần đây. Xuất khẩu rau quả chiếm dưới 1% trong tổng xuất khẩu từ Việt Nam. Đây là một tỉ lệ rất nhỏ.Hình 3.2. Tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm rau quả trong tổng xuất khẩu của Việt Nam.9 2,569 2,800 3,2464,5205,000330219.7151.5170235.512,46113,910 16,65421,15127,2300%10%20%30%40%50%60%70%80%90%100%2001 2002 2003 2004 2005Xuất khẩu khácKim ngạch xuất khẩu rau quảTổng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nông và lâm nghiệpNguồn: Tính toán của Nhóm chuyên gia dựa trên dữ liệu từ Tổng cục Thống kê (2006)Những sản phẩm xuất khẩu chính của ngành rau quảXuất khẩu rau quả tươi đang có xu hướng giảm -đi trong khi sản phẩm chế bến lại gia tăng. Rau quả tươi chiếm 2,5% xuất khẩu của ngành. Thanh long là loại xuất khẩu chính trong sản phẩm rau quả tươi. Các loại xuất khẩu chủ yếu của rau quả tươi gồm có:• Sản phẩm trái cây tươi: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, xoài, măng cụt, chôm chôm và chuối.• Sản phẩm rau tươi: hành, tỏi, cà chua, bắp cải, dưa leo, khoai sọ, đậu dàiCác loại xuất khẩu dạng thành phẩm và bán thành phẩm chủ yếu gồm có:• Sấy khô: dừa, nấm, măng tre, vải, nhãn, mít, chuối, khoai sọ10 [...]... Việt Nam Phát triển – • Tăng số lượng công ăn việc làm và thu nhập của người trồng rau quả thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Tăng số lượng các khu vực mới trồng rau quả xuất khẩu • Đến năm 2010 có từ 7-10 khu vực mới trồng rau quả xuất khẩu • Những nghiên cứu về đất còn tốt để trồng rau quả xuất khẩu (Các đơn vị có liên quan: Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam, Viện nghiên cứu trái cây miền Nam, ... tế Ví dụ, rất khó có thể tìm thấy Việt Nam trong số những nước xuất khẩu hàng đầu sang thị trường EU (Phụ phục 2) Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả của Việt Nam sang các nước thành viên EU được thể hiện trong Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam quá nhỏ bé so với tổng lượng nhập khẩu của các nước EU Bảng 3.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước thành viên chọn lọc... trồng rau quả xuất khẩu (Các đơn vị có liên quan: Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam, Viện nghiên cứu trái cây miền Nam, Quỹ tạo việc làm quốc gia, các trường đại học và các viện Phát triển – • Tăng số lượng các vùng xa và vùng núi trồng rau quả xuất khẩu • • Các tổ chức có trách nhiệm rõ ràng • • Các tổ chức hỗ trợ có sự liên kết hiệu quả Một tổ chức chịu hoàn toàn trách nhiệm kiểm soát chiến lược xuất khẩu. .. Nước quả: dứa, xoài, ổi, vải, bí đỏ, cà chua • Sản phẩm đông lạnh: Rau chân vịt, dứa, chôm chôm, vải và dưa hấu 11 Thị trường xuất khẩu chính Trước năm 1991, 98% xuất khẩu của ngành là sang Liên Bang Xô Viết Trong thời kỳ từ 2001-2005, thị trường chính của ngành là các nước Châu Á Thị trường Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất trong xuất khẩu của Việt Nam Thị trường xuất khẩu sản phẩm rau quả của Việt Nam. .. hành chương trình này như: tỉnh Tiền Giang đầu tư vào chợ đầu mối hoa quả và thành phố Đà Lạt dự định xây dựng một trung tâm đấu giá hoa tươi Chính sách khuyến khích xuất khẩu rau và hoa quả Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn thuế VAT và thưởng xuất khẩu nếu đạt kim ngạch xuất khẩu gia tăng lớn Rau quả tươi và đã chế biến xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Tây... trái mùa xuất khẩu • Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm trái mùa chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Khả năng cạnh tranh - Tiếp cận thị trường • Tăng giá trị xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản Mở rộng thị trường rau quả tươi sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó UAE và Hà Lan sẽ là các trung tâm trung • Tăng giá trị xuất khẩu sang Hà Lan và UAE • Tăng số lượng các sản phẩm xuất • Cung... 25853 21,54 Trung Quốc và Thái Lan là những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong những năm gần đây Tuy nhiên, cả hai nước này cũng vẫn nhập khẩu từ Việt Nam Các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu thanh long tươi bằng đường không và đường thuỷ Nguồn: Tính toán của Nhóm chuyên gia (2006) Hình 3.5 Chuỗi giá trị hiện tại của rau quả tươi và rau quả chế biến Nhà cung cấp hạt giống/phân bón/thuốc trừ sâu Cung... Thái Lan đã được tự do thâm nhập thị trường Trung Quốc với mức thuế nhập khẩu là 0% trong khi đó Việt Nam vẫn ở mức 12-14% cho đến tận ngày 01 tháng 01 năm 2006 Việc này đã làm cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm đi Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố trong cạnh tranh Hiện tại, các nhà xuất khẩu Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc một cách đơn lẻ, “mọi người đều vì bản thân mình”... kết hiệu quả với nhau nhằm hỗ trợ xuất khẩu • Có chính sách khuyến khích đầu tư rõ ràng cho các nhà xuất khẩu và nhà chế biến và có sự liên kết với các vùng xa và/ hoặc vùng núi (Các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội trái cây Việt Nam, các nhà tài trợ) • Đề xuất về cơ chế làm việc của tổ chức kiểm soát chiến lược xuất khẩu rau quả (Các tổ chức có liên quan:Bộ... hạn giữa người trồng rau quả và nhà xuất khẩu/ chế biến • Giảm việc đổ lỗi giữa các bên • Đến năm 2010, mỗi nhà xuất khẩu hoặc chế biến có từ 3 đến 5 chương trình liên kết với người trồng rau quả ở các vùng nguyên liệu Đến năm 2010, các thoả thuận cung cấp dài hạn chiếm 80% các giao dịch cung cấp rau quả Đến 2010, không còn tình trạng đổ lỗi phá vỡ hợp đồng xuất khẩu trong ngành rau quả biến, Ủy ban . Xuất khẩu rau quả chiếm dưới 1% trong tổng xuất khẩu từ Việt Nam. Đây là một tỉ lệ rất nhỏ.Hình 3.2. Tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm rau quả trong tổng xuất khẩu. 46 Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam( Dự thảo lần 3)1. GIỚI THIỆU1.1. Cơ s Rau quả có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam.

Ngày đăng: 10/12/2012, 11:33

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1 Chuỗi giá trị tương lai của ngành - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Hình 2.1.

Chuỗi giá trị tương lai của ngành Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 3.2. Tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm rau quả trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Hình 3.2..

Tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm rau quả trong tổng xuất khẩu của Việt Nam Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 3.3: Thị trường xuất khẩu rau quả thời kỳ 2000-2005 - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Hình 3.3.

Thị trường xuất khẩu rau quả thời kỳ 2000-2005 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 3.4. Thị trường xuất khẩu của sản phẩm rau quả giai đoạn 2000-2005 - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Hình 3.4..

Thị trường xuất khẩu của sản phẩm rau quả giai đoạn 2000-2005 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 3.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước thành viên chọn lọc của EU  - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Bảng 3.1.

Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước thành viên chọn lọc của EU Xem tại trang 14 của tài liệu.
Có nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất sản phẩm rau quả dưới dạng sơ chế và thành phẩm bằng các hình thức sấy khô, chiên, đông lạnh - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

nhi.

ều doanh nghiệp nhỏ sản xuất sản phẩm rau quả dưới dạng sơ chế và thành phẩm bằng các hình thức sấy khô, chiên, đông lạnh Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 3.2. Chuỗi giá trị của quả Thanh Long tươi (thời vụ từ tháng 4 đến tháng 9). - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Bảng 3.2..

Chuỗi giá trị của quả Thanh Long tươi (thời vụ từ tháng 4 đến tháng 9) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 3.5 Chuỗi giá trị hiện tại của rau quả tươi và rau quả chế biến. - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Hình 3.5.

Chuỗi giá trị hiện tại của rau quả tươi và rau quả chế biến Xem tại trang 22 của tài liệu.
Dưới đây là bảng tóm tắt phân tích SWOT(Điểm mạnh-Điểm yếu/Cơ hội-Thách thức) của ngành rau quả Việt Nam: - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

i.

đây là bảng tóm tắt phân tích SWOT(Điểm mạnh-Điểm yếu/Cơ hội-Thách thức) của ngành rau quả Việt Nam: Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình thành các hợp tác xã của chính người nông dân và/ hoặc  các nhóm người trồng rau quả,  và/ hoặc các vùng nguyên liệu  có thể phát triển thành các cơ  sở   chuyên   xuất   khẩu   (export  house); và - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Hình th.

ành các hợp tác xã của chính người nông dân và/ hoặc các nhóm người trồng rau quả, và/ hoặc các vùng nguyên liệu có thể phát triển thành các cơ sở chuyên xuất khẩu (export house); và Xem tại trang 32 của tài liệu.
• Hình thức đấu thầu nghiên cứu mới (các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Tài  nguyên môi trường, các nhà tài trợ). - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

Hình th.

ức đấu thầu nghiên cứu mới (các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên môi trường, các nhà tài trợ) Xem tại trang 33 của tài liệu.
4. Chương trình hình thành các hợp tác xã của người trồng rau quả hoặc nhóm những người trồng rau quả - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

4..

Chương trình hình thành các hợp tác xã của người trồng rau quả hoặc nhóm những người trồng rau quả Xem tại trang 40 của tài liệu.
Các hoạt động liên quan • Hình thức đấu thầu nghiên cứu mới - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam

c.

hoạt động liên quan • Hình thức đấu thầu nghiên cứu mới Xem tại trang 40 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan